Biểu hiện cao nhất của sựhứng thú học tập đó là chủthểtích cực hoạt
động đểtiếp cận, khai thác và chiếm lĩnh tri thức. Lúc này, đối tượng học tập
sẽthúc đẩy sinh viên tiến hành thực hiện hệthống hành vi học tập tích cực
nhằm chiếm lĩnh kiến thức, kỹnăng, kỹxảo. Vì vậy, đểtrởthành những
chuyên gia trong một lĩnh vực cụthểnào đó, bản thân sinh viên không chỉthể
hiện hứng thú học tập trên lớp hoặc ngoài lớp bắt buộc mà còn thểhiện sự
tích cực học tập ngoài lớp không bắt buộc.
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15225 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất trường đại học văn hiến thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu 3: biểu hiện hứng thú học tập qua nhận thức, thái độ
và hành vi học tập.
Câu 4, câu 5: các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập.
Câu 6, câu 7: biện pháp nâng cao hứng thú học tập.
Phần 2: thông tin về khách thể
Các khách thể nghiên cứu được điều tra theo nguyên tắc khuyết danh
để đảm bảo sự trung thực và chính xác một cách cao nhất. Khi phát phiếu cho
khách thể, hướng dẫn thêm cho khách thể về cách thực hiện phiếu.
2.1.3.2. Phương pháp phỏng vấn
Tập trung phỏng vấn các nội dung gắn với bảng hỏi (xem thêm phụ lục
3), đồng thời chọn một vấn đề nào đó nổi trội trong phần trả lời để phỏng vấn
sâu ở một số đối tượng. Nội dung của phỏng vấn sâu được sử dụng để làm
sáng tỏ hơn kết quả thu được qua phương pháp điều tra.
2.1.3.3. Phương pháp thống kê toán học
Dùng phần mềm SPSS for Window 11.5 để xử lý số liệu thu thập được
qua điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến, cụ thể:
- Tính điểm cho câu hỏi 1:
Hoàn toàn đồng ý: 5 điểm; đồng ý: 4 điểm; phân vân: 3 điểm; không
đồng ý: 2 điểm; hoàn toàn không đồng ý: 1 điểm.
Sau đó tính độ lệch chuẩn, trung bình của từng item và trung bình
chung.
- Tính điểm cho câu hỏi 2:
41
Thích thú, say mê tất cả các môn học: 3 điểm; chỉ thích thú, say mê một
số môn học: 2 điểm; không thích môn học nào cả: 1 điểm.
Sau đó tính tần số, tỉ lệ % và trung bình. Kiểm nghiệm T- test, Anova
để so sánh giữa các nhóm.
- Tính điểm cho câu 3:
Rất thường xuyên: 5 điểm, thường xuyên: 4 điểm; thỉnh thoảng: 3
điểm; hiếm khi: 2 điểm; không bao giờ: 1 điểm.
Sau đó tính độ lệch chuẩn, trung bình của từng item và trung bình
chung. Kiểm nghiệm T- test, Anova để so sánh giữa các nhóm.
- Tính điểm cho câu 4, câu 5:
Có: 1 điểm; không: 0 điểm. Sau đó tính tần số, tỉ lệ %.
- Tính điểm cho câu 6, câu 7:
Có: 1 điểm; không: 0 điểm. Sau đó tính tần số, tỉ lệ %, kiểm nghiệm
Chi – square để so sánh giữa các nhóm.
2.2. THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM
THỨ NHẤT
2.2.1. Nhận thức về mục đích học tập
Để làm rõ nhận thức của sinh viên năm thứ nhất (ở dưới đây, chúng tôi
viết gọn là “của sinh viên”) về mục đích học tập, chúng tôi dựa vào câu hỏi 1
(phụ lục 3) theo các mức trả lời là hoàn toàn đồng ý, đồng ý, phân vân, không
đồng ý và hoàn toàn không đồng ý. Kết quả được trình bày ở bảng 2.3.
Qua bảng 2.3 có thể nhận định có năm mục đích được xếp ở mức đồng
ý (>3.5), có năm mục đích xếp ở mức phân vân (>2.5). Như vậy, kết quả rơi
vào khoảng giữa đồng ý và phân vân. Trung bình chung của nhận thức về
mục đích học tập là 3.65 (>3.5), đạt mức khá. Điều này cho thấy sinh viên
năm thứ nhất đã nhận thức được tầm quan trọng, mục đích của việc học tập.
42
Bảng 2.3: Nhận thức về mục đích học tập của sinh viên năm thứ nhất
Mục đích học tập Số lượng Trung
bình
Độ lệch
Chuẩn
1 Trang bị kiến thức cho nghề
nghiệp chuyên môn
315
4.12 0.82
2 Hiểu biết hơn về nghề nghiệp
tương lai
315 4.06
2.91
3 Rèn luyện những kỹ năng cơ bản
cho nghề nghiệp tương lai
315
3.92 1.13
4 Giúp ta vận dụng có hiệu quả,
hợp lý trong công việc sau này
315 3.77
1.10
5 Tìm tòi, phát hiện những vấn đề
mới trong lĩnh vực ngành nghề
đang theo học
315 3.56
1.30
6 Phát triển năng lực tư duy của
bản thân
315
3.46
1.31
7 Khẳng định bản thân 315 3.44 1.15
8 Giúp có được thu nhập cao 315 3.40 1.13
9 Có cơ hội thăng tiến trong cuộc
sống
315 3.39 1.16
10 Đảm bảo cuộc sống tương lai 315 3.36 1.18
Trung bình chung 315 3.65 0.29
Sự biểu hiện của việc nhận thức từng mục đích học tập cụ thể như sau:
“Trang bị kiến thức cho nghề nghiệp tương lai” có giá trị trung bình là
4.12, xếp thứ hạng cao nhất, sinh viên năm thứ nhất đã ý thức được vai trò
43
của tri thức trong thời đại mới, do đó các tri thức tương lai của đất nước phải
có hành trang tri thức đầy đủ, tự tin.
Các mục đích học tập tiếp theo như “hiểu biết hơn về nghề nghiệp
tương lai” có giá trị trung bình cao thứ hai (4.06), “rèn luyện những kỹ năng
cơ bản cho nghề nghiệp tương lai” có giá trị trung bình cao thứ ba (3.92),
“giúp ta vận dụng có hiệu quả, hợp lý trong công việc sau này” có giá trị
trung bình cao thứ tư (3.77) và “tìm tòi, phát hiện những vấn đề mới trong
lĩnh vực ngành nghề đang theo học” có giá trị trung bình cao thứ năm (3.56).
Qua đó cho thấy sinh viên năm thứ nhất đã nhận thức được việc chiếm lĩnh,
mở rộng tri thức là cần thiết trong việc học tập ngành nghề tương lai của bản
thân.
Các mục đích học tập ít được sinh viên coi trọng hơn là “giúp có được
thu nhập cao” (3.40), “có cơ hội thăng tiến trong cuộc sống” (3.39), “đảm bảo
cuộc sống tương lai” (3.36). Như vậy, mục đích học tập để đảm bảo cuộc
sống cho bản thân mình, giúp có cơ hội thăng tiến ít được sinh viên coi trọng
hơn.
† So sánh nhận thức về mục đích học tập giữa các nhóm sinh viên
Khi so sánh nhận thức về mục đích học tập của sinh viên theo tiêu chí:
giới tính, vùng miền, ngành học, kết quả học tập; ta có được kết quả thể hiện
ở bảng 2.4.
Bằng kiểm định T-test và Anova về trung bình giữa các nhóm, kết quả
ở bảng 2.4 cho thấy nhận thức về mục đích học tập của sinh viên năm thứ
nhất được thể hiện như sau:
Không có sự khác biệt về việc nhận thức mục đích học tập giữa sinh
viên nam và nữ; sinh viên tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh thể hiện ở mức ý
nghĩa 0.279, 0.779 đều lớn hơn 0.05. Như vậy, giới tính, vùng miền không
ảnh hưởng đến nhận thức về mục đích học tập.
44
Bảng 2.4: So sánh nhận thức về mục đích học tập giữa các nhóm
Biểu hiện của
hứng thú học tập
Tiêu chí so sánh Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Mức ý
nghĩa
Nam 0.72 0.09 Giới
tính Nữ 0.74 0.11
0.279
Tỉnh 0.73 0.11 Vùng
miền TP. HCM 0.74 0.10
0.779
Xã hội 0.71 0.09
Du lịch 0.73 0.09
Ngành
học Kinh tế 0.75 0.13
0.005
Xuất sắc 0.84 0.00
Giỏi 0.78 0.09
Khá 0.75 0.08
TB. Khá 0.74 0.14
T.Bình 0.71 0.11
Nhận thức về mục
đích học tập
Kết quả
học tập
Yếu, kém 0.70 0.08
0.038
Có sự khác biệt trong việc nhận thức về mục đích học tập giữa sinh
viên các ngành học khác nhau thể hiện ở mức ý nghĩa 0.005 nhỏ hơn 0.05.
Qua đó cho thấy sinh viên ngành kinh tế có nhận thức về mục đích học tập rõ
ràng hơn so với sinh viên ngành du lịch và xã hội. Khi được phỏng vấn sâu,
một số sinh viên cho rằng: trong thời đại hội nhập hiện nay, cơ hội nghề
nghiệp, có một việc làm tốt với thu nhập cao không phải là khó đối với ngành
kinh tế. Đây là động lực thúc đẩy sinh viên học tập tốt để nắm vững tri thức
và rèn luyện kỹ năng cho nghề nghiệp. Ngược lại, cha mẹ, người thân và
nhiều người cho rằng, ngành xã hội khó xin việc làm. Điều này lí giải việc
sinh viên năm thứ nhất ngành xã hội đánh giá thấp hơn sinh viên ngành kinh
tế về tầm quan trọng của việc học tập đối với nghề nghiệp sau này. Và thực tế
45
trong kì tuyển sinh đại học – cao đẳng năm 2010 cũng cho thấy “... cơ quan
đại diện Bộ GD&ĐT tại TP.HCM đã nhận được hơn 20.000 bộ hồ sơ, trong
đó thí sinh đăng ký dự thi vào nhóm ngành kinh tế chiếm đến 60% tổng số hồ
sơ tại đây. Trong khi, số thí sinh nộp đơn vào khối ngành xã hội nhân văn chỉ
khoảng 5%” [26].
Có sự khác biệt trong nhận thức về mục đích học tập giữa các nhóm
sinh viên có kết quả học tập khác nhau. Qua đó cho thấy sinh viên xuất sắc,
giỏi nhận thức được tầm quan trọng, mục đích của việc học tập tốt hơn so với
sinh viên khá, trung bình khá, trung bình và yếu, kém thể hiện qua các giá trị
trung bình giảm dần từ 0.84 -> 0.78 ->0.75 -> 0.74 -> 0.71 -> 0.70. Sinh viên
có kết quả học tập thấp chưa xác định được mục đích học tập ngành nghề một
cách rõ ràng, điều này cũng được thể hiện qua lời của một sinh viên khoa ngữ
văn có kết quả học tập yếu “Em thi trượt nguyện vọng 1 vào trường luật, em
nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào ngành này như một chỗ dừng chân tạm để mùa
tuyển sinh tới thi lại vào trường luật, đỗ thì học ngành luật, không thì học tiếp
ngành này”.
Tóm lại, sinh viên năm thứ nhất đã nhận thức đúng đắn về mục đích
học tập ở đại học (trung bình chung 3.65>3.5) là “trang bị kiến thức cho nghề
nghiệp tương lai”, “hiểu biết hơn về nghề nghiệp tương lai”, “rèn luyện những
kỹ năng cơ bản cho nghề nghiệp tương lai”, “giúp ta vận dụng có hiệu quả,
hợp lý trong công việc sau này”, “tìm tòi, phát hiện những vấn đề mới trong
lĩnh vực ngành nghề đang theo học”. Đây là một cơ sở tốt cho việc phát triển
hứng thú học tập.
2.2.2. Thái độ của sinh viên đối với học tập
Học tập ở đại học có chương trình học tập được quy định chặt chẽ với
nhiều môn khác nhau. Sinh viên năm thứ nhất cũng sẽ học nhiều môn khác
nhau theo ngành nghề của mình. Do đó, để tìm hiểu thái độ của sinh viên đối
46
với học tập, chúng tôi dựa vào câu hỏi 2 (phụ lục 2) và thu được kết quả như
bảng 2.5.
Bảng 2.5:. Thái độ đối của sinh viên với học tập
Thái độ Tần số Tỉ lệ %
Thích thú, say mê với tất cả các môn học 65 20.6
Chỉ thích thú, say mê một số môn học 198 62.9
Không thích môn học nào cả 52 16.5
Tổng 315 100
Qua số liệu ở bảng 2.5 thấy chỉ có 20.6 % “thích thú, say mê với các
môn học”, mà chính thái độ học tập tích cực là điều kiện cần thiết cho việc
hình thành hứng thú học tập và thúc đẩy sinh viên năm thứ nhất học tập hiệu
quả. Điều này cho thấy chỉ có 65/315 sinh viên cảm thấy yêu thích tất cả các
môn học.
Sinh viên “chỉ thích thú, say mê một số môn học” chiếm tỉ lệ cao nhất
(62.9%) cho thấy họ chỉ có thái độ tích cực đối với một số môn còn một số
môn thì “em thấy môn triết học không cần thiết, anh chị ở các khóa trước
cũng nói chỉ học cho có, học cũng chán lắm, chỉ mong thi qua là được” (lời
của một sinh viên kinh tế). Trong khi các môn học trong chương trình đào tạo
đều có những vị trí, vai trò và tầm quan trọng như nhau bởi sự đóng góp của
nó trong quá trình đào tạo nên một người chuyên gia trong tương lai giỏi về
chuyên môn và nghiệp vụ cũng như hình hành nhân cách của bản thân. Chính
thái độ chưa tích cực với một số môn học là rào cản làm cho sinh viên học tập
không hiệu quả những môn học này và thực sự không tìm thấy hứng thú, lĩnh
hội sâu các tri thức khoa học của nó.
Có đến 16.5% sinh viên “không thích môn học nào cả”, nghĩa là không
có thái độ tích cực với môn học nào cả.
47
Giá trị trung bình chung của thái độ đối với học tập là 2.04, ở mức “chỉ
thích thú, say mê một số môn học” và được biểu diễn qua biểu đồ 2.1 dưới
đây.
Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát thái độ học tập của sinh viên
Thai do
3.002.502.001.501.00
300
200
100
0
Std. Dev = .61
Mean = 2.04
N = 315.00
† So sánh thái độ đối với học tập giữa các nhóm sinh viên
Bằng kiểm định T – test và Anova về trung bình giữa các nhóm theo
giới tính, vùng miền, ngành học, kết quả học tập có được kết quả như bảng
2.6.
Qua bảng 2.6 thấy rằng:
Không có sự khác biệt về thái độ đối với việc học tập giữa sinh viên
nam và nữ; sinh viên tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh thể hiện ở mức ý nghĩa
0.080 và 0.982 lớn hơn 0.05. Như vậy, giới tính, vùng miền không ảnh hưởng
đến thái độ của sinh viên đối với học tập.
Có sự khác biệt giữa sinh viên các ngành học khác nhau thể hiện ở mức
ý nghĩa 0.025 nhỏ hơn 0.05. Qua đó cho thấy có sự ảnh hưởng của ngành học
đối với thái độ học tập: sinh viên ngành xã hội có thái độ học tập tích cực hơn
du lịch và kinh tế, thể hiện qua các giá trị trung bình từ 2.13 -> 2.08 -> 1.93.
48
Trong khi sinh viên ngành kinh tế lại nhận thức về mục đích học tập rõ ràng,
tích cực hơn so với sinh viên du lịch và xã hội. Khi đề cập đến vấn đề này,
sinh viên khoa kinh tế cho rằng “sinh viên kinh tế hầu hết là dân học khối A,
B chỉ quen với những con số, trong khi vào năm thứ nhất chúng em học rất
nhiều môn đại cương mang tính lý luận như: những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – lênin, pháp luật đại cương, … Do đó, chúng em thấy nó quá trừu
tượng, mơ hồ và khó có được sự yêu thích, tích cực đối với các môn học
này”.
Bảng 2.6: So sánh thái độ đối với các học tập của sinh viên giữa các nhóm
Biểu hiện của
hứng thú học tập
Tiêu chí so sánh Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Mức ý
nghĩa
Nam 2.05 0.55 Giới
tính Nữ 2.03 0.64
0.080
Tỉnh 2.06 0.60 Vùng
miền TP. HCM 1.99 0.63
0.982
Xã hội 2.13 0.68
Du lịch 2.08 0.55
Ngành
học Kinh tế 1.93 0.57
0.025
Xuất sắc 3.00 0.00
Giỏi 3.00 0.00
Khá 2.65 0.52
TB. Khá 2.07 0.31
T.Bình 1.75 0.50
Thái độ đối với
học tập
Kết quả
học tập
Yếu, kém 1.45 0.51
0.000
Có sự khác biệt về thái độ học tập giữa các nhóm sinh viên có kết quả
học tập khác nhau. Thái độ tích cực ở nhóm sinh viên xuất sắc, giỏi; sau đó
49
giảm dần từ khá, trung bình khá, trung bình và yếu, kém thể hiện qua các giá
trị trung bình từ 3.00 -> 3.00 -> 2.65 -> 2.07 -> 1.75 -> 1.45.
Tóm lại, thái độ tích cực đối với học tập của sinh viên năm thứ nhất
chưa cao, chỉ ở mức “thích thú, say mê một số môn học” và có sự khác biệt
giữa sinh viên các ngành học khác nhau cũng như giữa nhóm sinh viên có kết
quả học tập khác nhau. Số sinh viên có thái độ “thích thú, say mê các môn
học” chỉ chiếm 20.6% và vẫn có 16.5% sinh viên có thái độ tiêu cực là
“không thích môn học nào cả”.
2.2.3. Biểu hiện hứng thú học tập qua hành vi của sinh viên
Biểu hiện cao nhất của sự hứng thú học tập đó là chủ thể tích cực hoạt
động để tiếp cận, khai thác và chiếm lĩnh tri thức. Lúc này, đối tượng học tập
sẽ thúc đẩy sinh viên tiến hành thực hiện hệ thống hành vi học tập tích cực
nhằm chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Vì vậy, để trở thành những
chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, bản thân sinh viên không chỉ thể
hiện hứng thú học tập trên lớp hoặc ngoài lớp bắt buộc mà còn thể hiện sự
tích cực học tập ngoài lớp không bắt buộc.
2.2.3.1. Hành vi học tập trên lớp của sinh viên
Để làm rõ hứng thú học tập thông qua mức độ thực hiện hành vi học
tập trên lớp của sinh viên chúng tôi dựa vào câu hỏi 3 (phụ lục 2) theo các
mức trả lời là rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi, không
bao giờ; có được kết quả như bảng 2.7.
Qua bảng 2.7 có thể nhận thấy không có hành vi nào ở mức rất thường
xuyên (>4.5). Có 4 hành vi học tập trên lớp được sinh viên năm thứ nhất thực
hiện thường xuyên (>3.5). Hai hành vi ở mức thỉnh thoảng, không có hành vi
học tập trên lớp nào ở mức hiếm khi và không bao giờ. Như vậy, kết quả rơi
vào khoảng giữa thường xuyên và thỉnh thoảng, trung bình chung của hành vi
học tập trên lớp là 3.59 (>3.5) đạt mức khá.
50
Bảng 2.7: Hành vi học tập trên lớp của sinh viên
Hành vi học tập trên lớp Số lượng Trung
bình
Độ lệch
Chuẩn
1 Đi học đúng giờ 315 4.42 0.64
2 Tập trung chú ý trong giờ học 315 4.03 0.63
3 Nghe giảng và ghi chép bài theo
cách hiểu của mình
315 3.75 0.85
4 Nêu những thắc mắc của mình
với thầy cô trong giờ học
315 2.58 0.90
5 Phát biểu ý kiến trong giờ học 315 2.90 1.03
6 Suy nghĩ và tự tìm lời giải đối
với những vấn đề thầy cô đưa ra
315 3.83 0.86
Trung bình chung 315 3.59 0.70
Hành vi “phát biểu ý kiến trong giờ học trên lớp” chỉ nằm ở mức gần
với thỉnh thoảng, đây cũng là điều đáng lo, vì học tập ở đại học thì quá trình
trao đổi trong lớp và tính tích cực, chủ động của sinh viên sẽ góp phần rất lớn
trong việc lĩnh hội, đi sâu vào nghiên cứu tri thức chuyên ngành họ đang học
tập. Điều này chứng tỏ sinh viên năm thứ nhất còn thụ động trong quá trình
học tập trên lớp.
Hành vi cuối bảng là hành vi “nêu những thắc mắc của mình với thầy
cô trong giờ học” cũng cho thấy sinh viên chưa tích cực suy nghĩ, chỉ bằng
lòng với những kiến thức trong bài giảng, thiếu sự chủ động, mạnh dạn trong
việc nêu những thắc mắc để đào sâu, lật ngược vấn đề và chiếm lĩnh tri thức ở
mức cao hơn. Do đó, hành vi học tập trên lớp còn rất đơn giản, chưa thực sự
trở thành một lớp học mang tính trao đổi, đào sâu vấn đề giữa giảng viên và
sinh viên. Chính điều này làm cho sinh viên xem nhẹ việc học tập trên lớp, có
sinh viên thú thật: “đi học chỉ vì sợ thầy cô điểm danh, vào lớp cho có chứ
51
không lại bị cấm thi”. Ở đây cần xác định một thực tế là với điều kiện ghép
hai, ba lớp học chung có sĩ số hơn 100 sinh viên trong một số môn học đại
cương đã gây hạn chế cho việc sử dụng thực thi các phương pháp giảng dạy
khác (để trao đổi, nêu vấn đề) ngoài phương pháp thuyết trình.
† So sánh hành vi học tập trên lớp của sinh viên giữa các nhóm
Bằng kiểm định T-test và Anova về trung bình giữa các nhóm cho thấy
hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất được thể hiện thông qua hành vi
học tập trên lớp như bảng 2.8.
Bảng 2.8: So sánh hành vi học tập trên lớp của sinh viên giữa các nhóm
Hứng thú
Học tập
Tiêu chí so sánh Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Mức ý
nghĩa
Nam 0.71 0.10 Giới
tính Nữ 0.72 0.11
0.466
Tỉnh 0.72 0.10 Vùng
miền TP. HCM 0.70 0.11
0.884
Xã hội 3.76 0.57
Du lịch 3.53 0.77
Ngành
học
Kinh tế 3.47 0.80
0.000
Xuất sắc 4.43 0.52
Giỏi 4.33 0.33
Khá 4.10 0.55
TB. Khá 3.71 0.78
T.Bình 3.29 0.78
Hành vi học tập
trên lớp
Kết quả
học tập
Yếu, kém 3.04 0.83
0.000
Qua bảng 2.8 thấy rằng:
Không có sự khác biệt giữa sinh viên nam, nữ và sinh viên ở tỉnh, thành
phố Hồ Chí Minh thể hiện ở mức ý nghĩa lớn hơn 0,05. Như vậy, giới tính và
52
nơi sống không ảnh hưởng đến hứng thú học tập được thể hiện qua hành vi
học tập trên lớp của sinh viên năm thứ nhất.
Có sự khác biệt giữa sinh viên các ngành xã hội, du lịch, kinh tế và sinh
viên có kết quả học tập khác nhau, thể hiện ở mức ý nghĩa 0.00 nhỏ hơn 0.05.
Biểu đồ 2.2: So sánh hành vi học tập trên lớp của sinh viên giữa các
ngành học
3.3
3.35
3.4
3.45
3.5
3.55
3.6
3.65
3.7
3.75
3.8
Xã hội Du lịch Kinh tế
Xã hội
Du lịch
Kinh tế
Nhìn vào điểm trung bình (mean) của hứng thú học tập thông qua hành
vi học tập trên lớp thì sinh viên năm nhất ngành xã hội có trung bình cao nhất
(3.75). Điều này giúp khẳng định sinh viên năm thứ nhất thuộc nhóm ngành
xã hội có hứng thú học tập thể hiện qua hành vi học tập trên lớp cao nhất so
với các ngành học còn lại. Bên cạnh đó, sinh viên thuộc ngành học kinh tế lại
có hứng thú học tập thấp nhất (3.48<3.5), chưa đạt đến mức trung bình. Trong
khi sinh viên thuộc ngành kinh tế nhận thức về mục đích học tập rất đúng đắn,
rõ ràng nhưng thái độ và hành vi học tập trên lớp lại ở mức thấp so với các
ngành còn lại. Khi trao đổi, nhiều sinh viên kinh tế cho biết “năm thứ nhất
vừa bước vào trường đại học lại có quá nhiều môn học đại cương mang tính
lý luận làm cho tụi em cảm thấy sợ”. Điều này cũng phần nào tác động đến
53
hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất ngành kinh tế. Từ thực trạng này,
chúng ta thấy sự cần thiết phải giúp sinh viên năm thứ nhất ngành kinh tế hiểu
được tầm quan trọng cũng như vị trí của những môn học, nhất là những môn
đại cương đối với việc đào tạo chuyên gia tương lai nói chung và chuyên gia
kinh tế nói riêng.
Giữa hành vi học tập trên lớp và kết quả học tập có sự liên hệ với nhau
(mức ý nghĩa 0.000 nhỏ hơn 0.05), thể hiện qua trung bình hành vi học tập
trên lớp cao ở nhóm xuất sắc, sau đó giảm dần từ giỏi, khá, trung bình khá,
trung bình và yếu, kém: 4.43 -> 4.33 -> 4.10 -> 3.71 -> 3.29 -> 3.04. Điều
này cho thấy hành vi học tập trên lớp có ảnh hưởng đến kết quả học tập.
2.2.3.2. Hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc của sinh viên
Để làm rõ hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất thể hiện qua
hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc, chúng tôi dựa vào câu hỏi 3 (phụ lục 2) và
có kết quả như bảng 2.9.
Bảng 2.9: Hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc của sinh viên
Hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc Số
lượng
Trung
bình
Độ lệch
Chuẩn
1 Trao đổi để làm sáng tỏ một số vấn đề
trong bài học với bạn bè trong lớp
315 3.74 0.92
2 Chuẩn bị bài trước khi đến lớp 315 3.20 0.93
3 Đọc những tài liệu có liên quan đến các
môn học do giảng viên đưa ra
315
3.23 0.73
4 Hệ thống hóa lại kiến thức đã học 315 3.23 0.77
5 Làm các bài tập thầy cô giao đúng thời
hạn.
315
4.09 0.58
Học tập ngoài lớp bắt buộc 315 3.50 3.40
54
Theo kết quả ở bảng 2.9 thì có hai hành vi ở mức “thường xuyên”
(>3.5), ba hành vi ở mức “thỉnh thoảng”, không có hành vi nào ở mức “rất
thường xuyên”, “hiếm khi” hoặc “không bao giờ”. Tính kết quả trung bình
chung được 3.5, là mức trung bình. Đây là hành vi thể hiện mức độ hứng thú
học tập tiếp theo của hành vi học tập trên lớp.
Hành vi “làm các bài tập, tiểu luận thầy cô giao đúng thời hạn” được
sinh viên thực hiện ở mức “thường xuyên” (4.09). Đây là dấu hiệu lạc quan.
Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, một số sinh viên “làm các bài tập,
tiểu luận thầy cô giao đúng thời hạn” là do sợ bị điểm kém chứ chưa xuất phát
từ hứng thú học tập. Chẳng hạn, sinh viên Trần A.L khoa kinh tế cho biết
“thầy cô thường cho bài tập, tiểu luận để lấy điểm giữa học phần nên những
bạn hay nghỉ học cũng cố gắng làm hoặc tìm kiếm trên mạng để nộp đúng
thời hạn – vì không có điểm giữa kỳ thì khó lòng thi qua được môn học đó”.
Xếp thứ hai trong mức độ thường xuyên là “trao đổi để làm sáng tỏ một
số vấn đề với bạn bè trong lớp” cho thấy việc học tập từ bạn bè được sinh
viên ứng dụng rất hiệu quả, do đó phát huy việc học nhóm để giúp đỡ nhau
trong học tập sẽ góp phần rất lớn cho học tập của sinh viên. Thông qua mô
hình học tập này, những sinh viên yếu, kém dễ dàng trao đổi với sinh viên
khá, giỏi để hiểu rõ những vấn đề mình còn mơ hồ mà ở giờ học trên lớp các
sinh viên này rất ngại hỏi giảng viên như lời Nguyễn T.N.A sinh viên khoa du
lịch cho biết “có những chỗ trong môn toán cao cấp em chưa rõ lắm nhưng
em rất ngại hỏi thầy cô trên lớp vì sợ những điều đó mọi người đã hiểu rồi sẽ
làm mất thời gian và các bạn lại cười em. Vì vậy, em thường hỏi bạn Ng, một
bạn học rất khá của lớp, bạn ấy nói cho em rất tận tình và dễ hiểu”.
Các hành vi “đọc các tài liệu do giảng viên đưa ra”, “chuẩn bị bài trước
khi đến lớp”, “hệ thống hóa lại kiến thức đã học” đều được sinh viên năm thứ
nhất thực hiện chỉ ở mức thỉnh thoảng, trong khi hoạt động học tập ở đại học
55
đòi hỏi sự tích cực, chủ động của sinh viên rất nhiều. Do đó, ngoài giờ học
trên lớp, sinh viên phải đọc sách chuyên môn, hệ thống hóa kiến thức của
môn học cũng như phải biết tìm mối liên hệ giữa môn học này với môn học
khác thì việc học tập mới hiệu quả và hứng thú. Việc chuyển từ môi trường
học tập ở phổ thông có giáo viên kiểm tra bài, làm bài tập liên tục sang môi
trường đại học đòi hỏi sự tự giác học tập và khả năng tự học của sinh viên làm
cho một số sinh viên nghĩ rằng học tập ở đại học rất nhẹ nhàng chỉ đến lúc
gần thi mới học là một quan niệm sai lầm. Một sinh viên học ngành ngữ văn
cho rằng “học đại học sướng thật, thích thì học, không thích thì thôi, thầy cô
chẳng kiểm tra bài gì cả, gần thi học là được rồi”.
Nhìn chung, hứng thú học tập thể hiện qua hành vi học tập ngoài lớp
bắt buộc của sinh viên năm thứ nhất chỉ ở mức trung bình. Việc “làm các bài
tập, tiểu luận thầy cô giao đúng thời hạn”, “trao đổi để làm sáng tỏ một số vấn
đề với bạn bè trên lớp” của các sinh viên đã đạt ở mức độ “thực hiện thường
xuyên”. Nhưng việc “đọc các tài liệu do giảng viên đưa ra”, “chuẩn bị bài
trước khi đến lớp”, “hệ thống hóa lại kiến thức đã học” chỉ ở mức “thỉnh
thoảng”.
† So sánh hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc của sinh viên giữa các nhóm
Bằng kiểm định T-test và Anova về trung bình giữa các nhóm, cho thấy
hứng thú học tập thông qua hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc như bảng 2.10.
Qua số liệu ở bảng 2.10 thấy:
Có sự khác biệt giữa sinh viên có kết quả học tập khác nhau, thể hiện ở
mức ý nghĩa 0.000 nhỏ hơn 0.05. Qua đó cho thấy, hứng thú học tập có ảnh
hưởng đến kết quả học tập. Để học tập được hiệu quả, mang lại kết quả như
mong muốn, sinh viên năm thứ nhất không chỉ có hành vi học tập tích cực
trên lớp mà đòi hỏi phải tích cực học tập cả ngoài lớp bắt buộc.
56
Bảng 2.10: So sánh hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc của sinh viên
giữa các nhóm
Hứng thú học tập Tiêu chí so sánh Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Mức ý
nghĩa
Nam 0.69 0.11 Giới
tính Nữ 0.71 0.10
0.971
Tỉnh 0.71 0.10 Vùng
miền TP. HCM 0.68 0.12
0.970
Xã hội 3.54 0.32
Du lịch 3.46 0.44
Ngành
học
Kinh tế 3.50 0.50
0.559
Xuất sắc 4.80 0.45
Giỏi 4.30 0.30
Khá 3.99 0.29
TB. Khá 3.60 0.31
T.Bình 3.24 0.49
Hành vi học tập
ngoài lớp bắt buộc
Kết quả
học tập
Yếu, kém 2.88 0.61
0.000
Không có sự khác biệt giữa sinh viên nam, nữ; vùng miền và sinh viên
thuộc các ngành học xã hội, du lịch, kinh tế thể hiện ở mức ý nghĩa 0.971;
0.97 và 0.559 lớn hơn 0.05. Như vậy, hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc của
sinh viên không bị ảnh hưởng bởi giới tính, vùng miền và ngành học. Nghĩa
là, giữa sinh viên nam và nữ; sinh viên tỉnh và thành phố Hồ Chí Min
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTLH018.pdf