MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 4
1.1. Đặc điểm nghèo đói của đồng bào dân tộc thiểu số và yêu cầu về vốn xoá đói giảm nghèo 4
1.2. Vốn - vấn đề huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số 17
Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH KON TUM HIỆN NAY 43
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Kon Tum tác động đến huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo 43
2.2. Thực trạng huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum hiện nay 51
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH KON TUM 89
3.1. Phương hướng cơ bản huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo bền vững ở tỉnh Kon Tum giai đoạn (2010-2015) và có tính đến 2020 89
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo 94
KẾT LUẬN 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
124 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2526 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh kon tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho 6.474 hộ, với tổng số tiền là 2.143,79 triệu đồng; về con giống như dê bách thảo, bò đực lai sin, trâu, ngan, cá…cho 1.562 hộ, với số tiền là 3.527,75 triệu đồng
(4). Dự án hỗ trợ vật tư sản xuất: đã cung cấp 151 tấn phân các loại như phân vi sinh, NPK, phân urê cho 1.427 hộ, với số tiền là 1.230,15 triệu đồng.
(5). Dự án hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc, công cụ chế biến bảo quản sản phẩm sau thu hoạch như: đã mua máy cày tay, máy cắt cỏ, máy tuốt lúa, máy tẻ bắp…hỗ trợ cho 9.350 hộ, với tổng số tiền là 11.783,14 triệu đồng.
* Kết quả huy động và sử dụng vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NH CSXH) trong 5 năm (3003-2008), cụ thể là:
- Chỉ tiêu về nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ NH CSXH trong 5 năm với tổng số vốn đến ngày 31/12/2007 là 374.437 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên là 364.058 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 97,22%; nguồn vốn uỷ thác đầu tư (UTĐT) là 3.409 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,92%; nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng và dân đóng góp là 6.790 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,86%. Huy động các nguồn vốn thể hiện qua các năm (xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: Cơ cấu các nguồn vốn và sử dụng vốn giai đoạn 2003 - 2007
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng nguồn vốn
94.685
144.049
179.082
256.414
374.437
- Nguồn vốn TW
89.361
135.576
171.076
245.576
364.058
- Nguồn vốn tiết kiệm từ dân
1.949
5.098
4.631
7.429
6.970
- Nguồn vốn nhận UTĐT
3.375
3.375
3.375
3.409
3.409
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NH CSXH giai đoạn 2003-2007.
Đánh giá tình hình huy động vốn từ NH CSXH để hỗ trợ cho vay ưu đãi cho hộ nghèo DTTS: qua số liệu thống kê (bảng 2.3) cho thấy, tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn hàng năm cao. Cụ thể: tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2004 so với năm trước nó (2003) là 52,13%; tương tự tốc độ tăng trưởng vốn năm 2005 là 24,52%, năm 2006 tăng 45,18%, năm 2007 tăng 46,03%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chủ yếu là vốn trung ương điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên, tăng bình quân hàng năm là 42,41% và chiếm 97,22% tổng vốn. Còn nguồn vốn tiết kiệm huy động từ Ngân sách tỉnh (UTĐT) và huy động được chủ yếu từ tiết kiệm của người dân nghèo thông qua Tổ tiết kiệm và Vay vốn là gần như không tăng, tăng không ổn định. Năm 2006, nguồn vốn UTĐT tốc độ tăng 1%, nguồn vốn địa phương phụ thuộc vào nguồn thu của tỉnh và sự huy động vốn từ Tổ tiết kiệm và Vay vốn. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của tỉnh đã phản ánh đúng thực trạng kinh tế xã hội, vì Kon Tum là một tỉnh nghèo, tỷ trọng nông nghiệp (GDP) chiếm cao trong cơ cấu kinh tế. Đời sống kinh tế của dân cư khó khăn, thu nhập và tỷ lệ tiết kiệm thấp. Điều này, làm cho việc huy động nguồn vốn còn hạn chế.
- Kết quả NH CSXH đã đầu tư cho hộ nghèo DTTS qua các dự án, đó là:
Dự án tín dụng ưu đãi hộ nghèo ĐBKK: doanh số cho vay và số dư nợ là 3.770 triệu đồng, và số hộ dư nợ là 759 hộ. Thông qua nguồn vốn này, giúp cho 759 hộ đồng bào DTTS mua được 700 con (trâu, bò) và 4.000 con lợn, tạo điều kiện cho các hộ ĐBKK có việc làm, có thu nhập, vươn lên thóat nghèo.
Dự án tín dụng cho hộ nghèo xây nhà ở trả chậm: doanh số cho vay 11.460 triệu đồng; tính đến hết năm 2007, số dư nợ 9.836 triệu đồng. Nguồn vốn này đã giúp cho 1.642 hộ DTTS sống trong tình trạng nhà ở tranh tre, nứa lá. Nay, các hộ đã xây dựng nhà mới tương đối ấm êm và ổn định an cư, an tâm tập trung nguồn lực phát triển sản xuất.
Dự án tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo: doanh số cho vay 302.683 triệu đồng; doanh số thu nợ 113.632 triệu đồng; dư nợ 250.449 triệu đồng, hiện còn có 37.542 hộ dư nợ; trong đó, số dư nợ đồng bào DTTS là 21.479 hộ, chiếm 57,21% số hộ vay. Nợ quá hạn đến cuối năm 2007 còn 6.035 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,40%/tổng số dư nợ cho vay hộ nghèo [32, tr.6]. Thông qua nguồn vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo đã giúp cho 13.378 hộ thóat nghèo; số hộ tăng thu nhập hàng năm và cải thiện mức sống là: 13.320 hộ; số hộ đã tác động đến chuyển biến nhận thức, cách làm ăn là: 16.130 hộ; tạo việc làm 23.114 lao động, giúp hộ nghèo mua được 52.500 con (trâu, bò); 53.000 con lợn, 8.250 ha cây công nghiệp, cây ăn quả các loại [32, tr.6].
Dự án tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên (HSSV): doanh số cho vay và dư nợ 10.180 triệu đồng, với 2.579 HSSV được vay vốn (có 2.299 hộ dư nợ); trong đó, số dư nợ đồng bào DTTS là 614 hộ, chiếm 26,7% số hộ HSSV vay. Nguồn vốn cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn đã tác động tích cực đến toàn thể xã hội, tạo điều kiện cho HSSV có khả năng trang trải chi phí học tập, giảm tối thiểu tỷ lệ HSSV nghèo bỏ học. Đồng thời, mở ra cơ hội mới cho việc học và đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn đồng bào DTTS vùng ĐBKK.
Dự án tín dụng ưu đãi cho hộ kinh doanh tại vùng khó khăn: là chương trình cho vay mới, được triển khai thực hiện từ quý IV năm 2007, nhưng cuối năm doanh số cho vay là 47.123 triệu đồng, với 3.110 hộ vay (có 439 hộ DTTS, chiếm 14,11%). Dư nợ đến 31/12/2007 là: 45.742 triệu đồng; trong đó, dư nợ cho vay hộ DTTS là 13.541 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 29,6%/tổng dư nợ. Với nguồn vốn cho vay này giúp cho các hộ mua được 8.400 con (trâu, bò), 6.000 con lợn, trồng 1.350 ha cây công nghiệp, cây hoa màu và trực tiếp tạo việc làm cho 3.026 lao động nông thôn [32, tr.7].
Đánh giá kết quả huy động và sử dụng vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo đồng bào DTTS từ Chi nhánh NH CSXH tỉnh Kon Tum.
- Việc thành lập NH CSXH là một chủ trương đúng đắn, kết quả huy động vốn và cho vay ưu đãi của chi nhánh NH CSXH tỉnh Kon Tum đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Qua số liệu trên (bảng 2.4) thể hiện các chỉ tiêu, cho chúng ta thấy: một là, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, bình quân mỗi năm tăng 41,96%; hai là, tổng dư nợ năm 2003 là 89.072 triệu đồng tăng lên 172.669 triệu đồng năm 2005 và tăng lên 374.071 triệu đồng năm 2007. Nợ quá hạn cuối năm 2007 là 9.012 triệu đồng, đã “tăng” xuống còn 2,4%/tổng nguồn vốn thuộc các dự án vay ưu đãi, so với năm 2003 dư nợ quá hạn là 14,6%; ba là, với nguồn vốn vay ưu đãi của NH CSXH đã giải quyết cho 23.933 hộ nghèo DTTS/63.000 lượt hộ vay, chiếm 37,98% thuộc các dự án, tạo điều kiện giải quyết được 33.663 lao động có việc làm [32, tr.11]; bốn là, nguồn vốn cho vay ưu đãi không những đáp ứng nhu cầu của các hộ nghèo là DTTS mà còn mở rộng chính sách tín dụng đối với nông thôn và nông dân vùng sâu, vùng ĐBKK, góp phần giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh. Những kết quả đạt được trong 5 năm qua là rất to lớn, rất đáng ghi nhận, đồng thời đặt nền móng cho việc huy động vốn hỗ trợ nguồn vay ưu đãi cho đồng bào DTTS.
Bảng 2.4: Kết quả vốn vay của các hộ từ NH CSXH giai đoạn 2003-2007
TT
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
1
Doanh số cho vay (tr.đồng)
16.621
63.229
54.646
122.259
183.668
Trong đó hộ nghèo DTTS
8.671
42.150
46.688
106.308
98.866
2
Doanh số thu nợ (tr.đồng)
8.882
18.439
16.592
40.688
63.840
Trong đó hộ nghèo DTTS
5.000
13.327
12.102
31.908
51.295
3
Dư nợ (tr.đồng)
89.072
134.492
172.669
254.243
374.071
Trong đó hộ nghèo DTTS
65.068
93.891
128.477
202.878
250.449
4
Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
14.6
12,3
10,6
4,2
2,4
5
Số hộ dư nợ (tr.đồng)
25.335
30.309
36.586
42.771
52.113
Trong đó hộ nghèo DTTS
20.724
25.083
29.413
35.606
37.542
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NH CSXH giai đoạn 2003-2007.
Tóm lại, việc huy động và sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ người nghèo DTTS phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao mức sống đã tác động lớn đến vùng nghèo, hộ nghèo DTTS. Vốn vay ưu đãi từ NH CSXH thông qua Tổ tiết kiệm và Vay vốn đứng ra tín chấp cho hộ nghèo DTTS vay vốn mua giống cây trồng, vật nuôi. Sự phối kết hợp giữa cộng đồng dân cư và các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội đã tham gia hướng dẫn giúp đỡ các hộ nghèo DTTS bước đầu biết cách sử dụng vốn vay trong sản xuất và chăn nuôi. Thông qua các chương trình, vốn tín dụng đã lồng ghép với công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, tăng thu nhập cho hộ nghèo, làm cho vốn vay không những được bảo toàn mà còn tăng trưởng nguồn vốn. Nhờ vậy mà các hộ nghèo DTTS vươn lên thóat nghèo.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số mặt hạn chế, yếu kém trong quản lý, sử dụng nguồn vốn; đó là:
- Một là, đi sâu vào từng công đoạn cụ thể, ở nơi này, nơi kia về chất lượng hoạt động vốn vay ưu đãi còn nhiều hạn chế, việc cho vay còn tình trạng phân tán chia đều, xẻ mỏng.
- Hai là, tình trạng tín dụng ưu đãi có biểu hiện về người vay sử dụng vốn sai mục đích.
- Ba là, hoạt động của Ban quản lý tổ Tiết kiệm và vay vốn (chủ dự án) còn kém hiệu quả, chất lượng chưa cao, chưa làm hết trách nhiệm trong việc quản lý vốn, đôn đốc thu hồi nợ, năm 2007 nợ quá hạn là 9.012 triệu đồng, chiếm 2,4%.
Hạn chế, yếu kém nói trên là do những nguyên nhân; đó là:
- Nguồn vốn vay ưu đãi hầu hết là tín chấp thông qua Tổ tiết kiệm và Vay vốn; vay vốn thông qua chương trình dự án kinh tế nhưng sự phối kết hợp trong việc kiểm tra giám sát chưa chặt chẽ các nguồn vốn vay,
- Các hộ nghèo DTTS vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK, họ có thói quen, có tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự “cứu trợ” của Nhà nước bằng các hàng hóa nhu yếu phẩm, điều này rất dễ bị thụ động trong sử dụng vốn vay. Mặt khác, do trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực thấp kém lại gắn với cách thức sản xuất theo tập quán quảng canh, phó thác cho tự nhiên. Quanh năm các hộ nghèo DTTS không biết mình có “cầm tiền trong tay” quá 50 nghìn đồng, nhưng hễ có tiền họ lại chi tiêu “vô tổ chức”, tiêu không có kế hoạch. Trong khi đó bỗng dưng NH CSXH “dâng hiến” cho họ một khoản tiền lớn hàng triệu đồng, đồng bào DTTS vừa vui mừng, vừa nghĩ mà lo, không biết làm việc gì, chi tiêu vào đâu. Như thế, họ chưa có một tâm thế, một kế hoạch hoàn hảo để sử dụng vốn vay có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc phát triển sản xuất ở vùng sâu, vùng xa còn chịu sự tác động và phụ thuộc bởi thiên nhiên nên hiệu quả chất lượng sản phẩm thấp, sản phẩm hàng hóa làm ra bán không chạy hoặc bị con buôn ép giá... Chính những yếu tố nói trên, sẽ dẫn đến việc bảo toàn nguồn vốn vay ưu đãi rất khó khăn, tình trạng trên dẫn đến nợ quá hạn.
2.2.1.2. Huy động và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ người nghèo DTTS tiếp cận các dịch vụ xã hội
* Kết quả huy động và sử dụng vốn hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo
Nguồn vốn huy động từ quỹ khám chữa bệnh (KCB) cho người nghèo là 68.288,9 triệu đồng (được luỹ kế qua các năm); trong đó, vốn Nhà nước cấp là 34.343,5 triệu đồng; vốn năm trước chuyển sang 21.975,7 triệu đồng; vốn huy động Bộ y tế hỗ trợ là 22.979,6 triệu đồng; vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Thụy Điển năm 2006 là 950 triệu đồng (xem bảng 2.5).
Bảng 2.5: Các nguồn vốn của Quỹ KCB cho người nghèo DTTS
TT
Năm
Nội dung
2003
2004
2005
2006
1
Tổng Quỹ KCB người nghèo (triệu đồng)
12.722,7
16.356,4
18.165,9
21.043,9
Ngân sách nhà nước cấp
12.469,2
8.500
12.070
13.520
Vốn năm trước chuyển sang
1.498,2
7.844,8
6.084,7
6.548
Vốn huy động (Bộ Y tế hỗ trợ)
227,3
11,5
11,2
00
Vốn viện trợ không hoàn lại của CP Thuỵ Điển
00
00
00
950
Lãi tiền gửi Kho bạc
26,1
11,5
11,2
25,9
2
Tổng chi phí KCB người nghèo (triệu đồng)
4.877,8
9.996,7
11.856,6
18.000,8
- Chi khám chữa bệnh
4.571,3
9.512,9
11.856,6
13,1
- Mua BHYT cho người nghèo
3.461,2
- In ấn, hợp đồng cán bộ 139
306,4
483,8
60,6
221,8
- Các nội dung hỗ trợ của vốn viện trợ
1.144,3
3
Tỷ lệ tổng chi/tổng Quỹ (%)
38,34%
61,12%
65,27%
85,54%
Nguồn: Sở y tế. Báo cáo tình hình khám chữa bệnh cho người nghèo (2007).
Hiện nay, toàn tỉnh có 239.466 người được hưởng chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo, chiếm tỷ lệ 61,90% dân số; trong đó có 115.375 người được cấp Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), chiếm tỷ lệ 48,18%, số còn lại tiếp tục sử dụng Thẻ khám, chữa bệnh 139 [54, tr.2]. Người bệnh khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế xã đến tuyến Trung ương của Nhà nước không phải trả bất cứ một khoản chi phí nào. Công tác KCB cho hộ nghèo DTTS, với tổng số khoảng 1.207.456 lượt người nghèo (trong đó có 50.544 bệnh nhân nội trú và 1.156.912 bệnh nhân ngoại trú) được KCB miễn phí, với tổng số tiền khoảng 44.732 triệu đồng (tính cả chi phí mua BHYT cho người nghèo). Điều này, đã góp phần thiết thực vào việc chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, đảm bảo công bằng xã hội và ổn định tình hình chính trị, xã hội.
* Kết quả huy động, hỗ trợ vốn từ các chương trình giáo dục con em học sinh DTTS
Nguồn vốn đầu tư các chương trình mục tiêu Quốc gia giáo dục-đào tạo, có nhiều dự án phát triển giáo dục thuộc chương trình, luận văn chỉ nghiên cứu tổng kết, đánh giá một số dự án đầu tư từ năm (2006-2008) mà trong đó con em người nghèo DTTS được hưởng lợi [59]. Cụ thể là:
- Dự án đầu tư giáo dục miền núi, vùng DTTS và vùng có nhiều khó khăn, với tổng số tiền là 27.700 triệu đồng.
- Dự án thực hiện phổ cập giáo dục trung học, duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở với tổng số tiền là 15.970 triệu đồng.
- Dự án đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS đã xây dựng nhà ăn cho 19 điểm trường thuộc các xã ĐBKK và trang thiết bị bán trú cho 90 điểm trường, với tổng số tiền là 17.250 triệu đồng.
- Vốn hỗ trợ sách học sinh con em DTTS, trong 3 năm là 2.042.833 bản sách các loại cho 35.917 lượt em học sinh, với số tiền là 10.439 triệu đồng [7].
Tuy nhiên, việc huy động và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, bên cạnh những kết quả đạt được còn có những mặt hạn chế; đó là:
- Một số xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, tình trạng đồng bào DTTS ốm đau không được đưa đến trạm xá y tế mà tự chữa bệnh ở nhà, có nơi vẫn duy trì hủ tục giết mổ trâu bò để cúng tà ma trừ bệnh tật, hệ quả “tiền mất, tật mang” làm cho tốn kém và gia tăng nghèo đói.
- Chính sách dân số, chăm sóc bà mẹ trẻ em và công tác kế hoạch hóa gia đình đầu tư chưa đúng mức, tình trạng sinh con thứ 4 còn nhiều; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao.
- Nguồn vốn đầu tư cho cơ sở nội trú, bán trú còn eo hẹp. Hiện nay, hầu hết các trường đều chưa có sở sở vật chất, trang thiết bị cho con em ăn ở bán trú. Chính sách quy định không rõ ràng, nên việc xác định giữa nội trú và bán trú khó khăn. Cho nên, các em nhà xa trường từ 6 đến 8 km, đi học buổi trưa phải nghỉ lại ở lớp và tự túc ăn uống, không được hỗ trợ tiền ăn. Nguyên nhân: thông tư 06 của Uỷ ban dân tộc quy định đi học về trong ngày thì không được hưởng thụ hỗ trợ ăn trưa (chưa quy định rõ về xác định cự ly (km), mức độ khó khăn về đường đi).
2.2.1.3. Huy động và sử dụng nguồn vốn chương trình 135/CP
* Kết quả huy động và sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư các dự án thuộc chương trình 135/CP từ năm 1999 đến hết 2008.
Qua hơn 10 năm, với lượng vốn huy động được khoảng 326.443,3 triệu đồng; trong đó, vốn ngân sách nhà nước là 317.733,3 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 97,33%), vốn huy động từ các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể là 8.710 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 2,67%). Tính bình quân mỗi năm huy động được 32.644,2 triệu đồng/năm và mức vốn đầu tư bình quân mỗi xã là 604,5 triệu đồng/xã/năm. Với tổng số tiền đầu tư thông qua các công trình, hạng mục. Cụ thể là [57], [53]:
- Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, với tổng số tiền là 251.493,9 triệu đồng, bao gồm các hạng mục, đó là:
Công trình giao thông: xây dựng mới, nâng cấp giao thông nông thôn và xây dựng cầu cống tổng cộng 225 công trình, với tổng tiền là 78.055,4 triệu đồng.
Công trình thuỷ lợi: các công trình thuỷ lợi được nâng cấp sửa chữa kịp thời, phục vụ thiết thực nhu cầu cho đồng bào các dân tộc sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây dựng tổng số 185 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, với tổng số tiền là 48.594,1 triệu đồng.
Công trình trường học: đầu tư 361 công trình (xây mới 92 trường), 100% trường xây (không có trường vách đất) với tổng số tiền là 47.520,4 triệu đồng, đáp ứng cơ bản điều kiện dạy, học cho con em đồng bào DTTS.
Công trình nước sinh hoạt: xây dựng hệ thống nước tự chảy, bể chứa hợp vệ sinh, tổng cộng 449 công trình với tổng số tiền là 36.509 triệu đồng. Các công trình đã đáp ứng nước sinh hoạt, phục vụ cho 9.360 hộ được sử dụng nước sạch.
Công trình điện sinh hoạt: xây dựng 71 công trình thuỷ điện nhỏ và kéo đường hạ thế 03 trạm, với tổng số tiền đầu tư là 15.744,9 triệu đồng; góp phần đem ánh sáng văn minh nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào DTTS.
Công trình trạm y tế, trạm truyền hình, chợ, khai hoang: xây dựng 01 trạm y tế, nhà bao che trạm truyền hình, 4 chợ và khai hoang, với tổng số tiền là 2.160,4 triệu đồng.
Đầu tư nâng cấp, sửa chữa 59 công trình thuộc chương trình 135, với tổng số tiền là 14.199 triệu đồng; lồng ghép các chương trình khác với số tiền là 8.710,7 triệu đồng.
- Dự án đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn, bản, làng, phum, sóc và cộng đồng cho các xã ĐBKK, với số tiền là 7.062 triệu đồng; kết quả mở được 28 lớp đào tạo ngắn hạn cho cán bộ xã, tổ chức đi học tập ở tỉnh bạn với tổng số học viên là 2.896 lượt người và tổ chức các lớp tập huấn cho nhóm cộng đồng của 54 xã ĐBKK với tổng số học viên tham gia 5.540 lượt người.
- Dự án hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý, với tổng số tiền là 31.922 triệu đồng. Trong đó, hỗ trợ cho 21.200 học sinh với tổng số tiền là 31.660 triệu đồng; hỗ trợ cải thiện vệ sinh môi trường với số tiền là 210 triệu đồng; hỗ trợ hoạt động văn hóa thông tin và cung cấp tài liệu pháp lý cho hộ nghèo với tổng số tiền là 52 triệu đồng.
- Dự án ổn định và phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm: có 12.023 lượt hộ được hưởng thụ, với tổng số tiền là 35.965,4 triệu đồng; trong đó, mở 60 lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, tuyên truyền ứng dụng công nghệ, kỹ thuật và xây dựng 64 mô hình sản xuất với số tiền là 3.727,4 triệu đồng; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất với số tiền là 9.103 triệu đồng; đầu tư mua trang thiết bị máy móc sản xuất gồm có máy cày tay, máy tuốt lúa, máy bơm nước; hỗ trợ mua máy xay xát gạo để chế biến sau thu hoạch với số tiền là 23.135 triệu đồng.
* Đánh giá kết quả huy động và sử dụng nguồn vốn 135 cho các xã đồng bào DTTS
- Hiệu quả sử dụng vốn từ Chương trình 135/CP cho các xã ĐBKK ở tỉnh Kon Tum: trước khi chưa có nguồn vốn 135, tình hình kinh tế-xã hội và điều kiện sống của các hộ DTTS ở vùng sâu, vùng xa, biên giới rất khó khăn. Các công trình xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội chắp vá, thiếu đồng bộ (giao thông, trường học, trạm y tế,...), đặc biệt là mạng lưới giao thông từ huyện đến các xã vùng sâu, vùng xa hầu hết là đường đất, đường cấp phối chỉ đi lại được mùa khô. Giao thông liên xã chủ yếu là đường mòn dân sinh, thị trường gần như bị cách biệt, khép kín, chưa thông thương. Hệ thống thuỷ lợi hầu hết chỉ đầu tư cụm đầu mối, kênh chính hoặc xây dựng dở dang, kém chất lượng. Chỉ có các công trình thuỷ lợi nhỏ do người dân tự làm, mang tính thủ công không đảm bảo nhu cầu tưới tiêu. Công tác khai hoang đồng ruộng đầu tư chưa đúng mức, diện tích lúa nước ít được phát triển. Cộng đồng các DTTS sinh sống tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK khi chưa xây dựng các công trình nước sạch sinh hoạt thì họ chỉ sử dụng từ sông, suối, lạch, các mạch nước tự nhiên để sinh hoạt nên thường xảy ra các dịch bệnh. Hệ thống trường lớp chỉ mới xây dựng cấp bốn ở một số trung tâm huyện, đa số xã ĐBKK học trong các phòng học bằng tranh tre, nứa lá rất tạm bợ, tình trạng học ba ca. Trạm y tế xã chủ yếu mượn nhờ cơ sở để phục vụ cho dân cư.
Từ khi có nguồn vốn chương trình 135/CP của Chính phủ đến nay tình hình kinh tế-xã hội của các xã ĐBKK đã chuyển biến và phát triển rõ rệt. Các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội đã được cải tạo, xây dựng nâng cấp. Với gần 1400 công trình, trong đó: đầu tư xây dựng 1.017 công trình (giai đoạn I) và 376 công trình (giai đoạn II) đã đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người nghèo DTTS. Nổi bật nhất là hệ thống giao thông liên thôn tại các xã được củng cố và nâng cấp. Các công trình thuỷ lợi đã đáp ứng nhu cầu tưới tiêu lúa nước, đồng thời cung cấp nhu cầu nước cho cây công nghiệp và các loại cây ăn quả. Xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung, hệ thống nước tự chảy, giếng nước..., đáp ứng nhu cầu về nước sinh hoạt hàng ngày cho đồng bào DTTS. Các trường học được xây dựng khang trang, tạo môi trường học tập thuận lợi cho con em đồng bào DTTS vùng ĐBKK. Các công trình hạ thế điện, thuỷ điện nhỏ đã phục vụ thiết thực cho đời sống đồng bào các dân tộc, góp phần làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào DTTS.
- Bên cạnh những kết quả đạt được, việc huy động và sử dụng vốn còn những mặt hạn chế, yếu kém; đó là:
Một là, ở một số xã vùng sâu, vùng ĐBKK, khi phân bổ nguồn vốn hỗ trợ và vốn đầu tư các công trình cho người nghèo thì cán bộ xã lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện.
Hai là, cán bộ lãnh đạo chuyên trách ở các huyện chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện từ đầu năm. Khi tỉnh phân phối nguồn vốn về cho huyện thì cán bộ huyện mới tiến hành rà soát hạng mục đầu tư, xây dựng kế hoạch chi tiết các nội dung cho từng công trình. Đến thời điểm triển khai xây dựng công trình thì tỉnh Kon Tum đã bước vào mùa mưa (tháng 4 hàng năm) làm ách tách giao thông gây khó khăn trong việc vận chuyển vật liệu xây dựng và hạn chế tiến độ thực hiện công trình [57, tr.10]. Tuy nhiên, theo chúng tôi những mặt hạn chế nói trên cần xem xét, đánh giá một cách khách quan và khoa học để tìm ra những mặt yếu kém, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp thực hiện các công trình đạt hiệu quả, chống lãng phí nguồn vốn. Vì, theo tư duy logic học biện chứng: nếu để tạo được “bánh” cho người nghèo thì trước tiên cần phải có số lượng bột nhất định (dự toán lượng vốn được giao) sau đó mới tiến hành tạo khuôn (xây dựng kế hoạch chi tiết) sản xuất ra các loại bánh để đáp ứng nhu cầu cho người nghèo DTTS hưởng thụ (nghĩa là thực hiện phân bố vốn xây dựng các công trình). Vấn đề trên, thiết nghĩ Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo, các cơ quan chuyên trách cấp tỉnh chủ động, có kế hoạch phối kết hợp chặt chẽ với cấp huyện hoặc có thể phân bổ nguồn vốn sớm hơn (quý IV, năm trước) cho các huyện. Trên cơ sở nguồn vốn đã hoạch định, các huyện tiến hành triển khai thực hiện các chương trình, dự án XĐGN đạt hiệu quả tốt hơn.
Ba là, có một số công trình do chủ đầu tư khóan trắng cho nhà thầu từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc xây dựng công trình. Điều này, dẫn đến một hệ quả là nhà thầu thi công không đạt chất lượng (nhất là hệ thống nước tự chảy), cho nên khi đưa vào sử dụng một thời gian sẽ hư hỏng và xuống cấp. Một số công trình thuỷ lợi hiệu quả khai thác sử dụng không đạt như thiết kế ban đầu. Thí dụ: Thanh tra Nhà nước tỉnh đã thanh tra 273 công trình từ nguồn vốn 135/CP thì phát hiện có 119 công trình có sai phạm từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu kết khúc đưa công trình vào sử dụng (chiếm 43,59% số công trình đã kiểm tra), với tổng số tiền 351,610 triệu đồng [53, tr.6].
Bốn là, ở một số địa phương vấn đề đầu tư mua máy cày, máy công nông,... để phục vụ sản xuất cho đồng bào DTTS không phù hợp với điều kiện thực tế địa hình chia cắt, đất dốc nên hiệu suất, hiệu quả sử dụng không cao. Mặt khác, sau khi bàn giao máy nông cụ cho các xã sử dụng phục vụ cho người nghèo, nhưng lại không tổ chức tập huấn, đào tạo chỉ dẫn những kỹ thuật cơ bản về quản lý, sử dụng, bảo dưỡng nên khi vận hành máy móc tuổi thọ không bền lâu, chóng hư hỏng. Đồng thời, các xã chưa áp dụng quy chế quản lý, sử dụng cho nên hiệu quả công dụng máy móc không cao. Trong vận hành máy móc, nông cụ thường xuyên bị hư hỏng.
Năm là, các công trình, dự án đầu tư còn dàn trải, làm hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác, sử dụng như công trình nước sinh hoạt. Nguyên nhân, mức vốn đầu tư phụ thuộc từ ngân sách trung ương và hàng năm cho một xã còn quá thấp so với nhu cầu thực tế.
2.2.1.4. Huy động và sử dụng nguồn vốn chương trình 134/CP
Từ kết quả đạt được từ chương trình hỗ trợ vốn phát triển sản xuất và hỗ trợ vốn người nghèo DTTS tiếp cận các dịch vụ... Cho ta thấy một số vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc ở các xã vùng sâu, vùng ĐBKK đã được Nhà nước chăm lo và giải quyết những yêu cầu trước mắt cho các hộ nghèo DTTS. Mặc dù vậy, nhưng hầu hết những điều kiện an cư lập nghiệp, điều kiện sản xuất của đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn. Thực tiễn đặt ra, mục tiêu giảm nghèo là phải giải quyết yêu cầu mới phát sinh, đòi hỏi Nhà nước phải tiếp tục ban hành các chính sách hỗ trợ vốn XĐGN để vừa đảm bảo tăng trưởng ổn định, vừa phải tạo điều kiện cho các hộ nghèo DTTS tăng thu nhập, nâng cao mức sống vươn lên xoá bỏ nghèo đói một cách bền vững. Vì vậy, Chương trình 134/CP ra đời được coi là sự nối tiếp, bổ trợ cần thiết cho Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo. Trọng tâm của chương trình là hỗ trợ vốn trực tiếp thông qua các dự án nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và đối tượng được hưởng duy nhất là các hộ nghèo đồng bào DTTS theo quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.
* Kết quả huy động và sử dụng các nguồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luanvan.doc moi.doc
- bia ngoai.doc