MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng, đồ thị
Lời mở đầu
Chương 1– LÝ LUẬN CHUNG VỀ KTTN VÀ HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC
NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KHU VỰC KTTN
1.1 Tổng quan về khu vực KTTN
1.1.1 Khái niệm về KTTN
1.1.2 Các hình thức của KTTN
1.1.3 Tính tất yếu phát triển khu vực KTTN trong nền kinh tế thị trường
1.2 Huy động vốn nước ngoài đối với phát triển khu vực KTTN
1.2.1 Các hình thức huy động vốn nước ngoài cho phát triển khu vực KTTN
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn nước ngoài cho KV KTTN
1.3 Tác động của vốn nước ngoài đối với phát triển KTTN
1.4 Sự cần thiết phải nâng cao khả năng thu hút vốn nước ngoài đối với sự
phát triển khu vực KTTN
Chương 2– THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC NGOÀI CHO PHÁT
TRIỂN KTTN TẠI VIỆT NAM
2.1 Khái quát thực trạng hoạt động của khu vực KTTN tại Việt Nam
2.1.1 Tình hình hoạt động củakhu vực KTTN tại Việt Nam thời gian qua
2.1.2 Những thành tựu đạt được của khu vực KTTN tại Việt Nam thời gian qua
2.1.2.1 Đóng góp vào tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.2.2 Huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển
2.1.2.3 Đóng góp to lớn cho ngân sách
2.1.2.4 Tạo việc làm cho người lao động
2.1.2.5 Phát triển kinh tế đối ngoại
2.1.2.6 Quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất
2.1.3 Những hạn chế chủ yếu của khu vực KTTN tại Việt Nam thời gian qua
2.2 Thực trạng huy động vốn nước ngoài cho phát triển khu vực KTTN tại
Việt Nam thời gian qua
2.2.1 Thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.2.2 Thực trạng huy động vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
2.2.2.1 Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
2.2.2.2 Huy động vốn đầu tư gián tiếp qua thị trường tài chính (FPI)
2.2.2.3 Thu hút kiều hối
2.3 Đánh giá thực trạng huy động vốn nước ngoài cho phát triển khu vực
KTTN tại Việt Nam thời gian qua
2.3.1 Ưu điểm
2.3.2 Hạn chế
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Chương 3– CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC
NGOÀI CHO PHÁT TRIỂNKTTN TẠI VIỆT NAM
3.1 Định hướng phát triển khu vực KTTN tại Việt Nam đến năm 2010
3.2 Các biện pháp hoàn thiện huy động vốn nước ngoài cho phát triển
KTTN tại Việt Nam
3.2.1 Các giải pháp vĩ mô
3.2.2 Các giải pháp vi mô
3.2.2.1 Các giải pháp thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
3.2.2.2 Các giải pháp thu hút và sử dụng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
3.2.3 Các giải pháp hỗ trợ
Kết luận
Tài liệu tham khảo
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2001 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Huy động vốn nước ngoài cho phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á thị trường của nước ta vì mục
tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Tóm lại, KTTN đã góp phần khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ
phận dân cư tham gia vào công cuộc phát triển đất nước, góp phần xây dựng đội
ngũ các nhà DN. Tầng lớp doanh nhân ngày càng đông đảo đã có cơ hội thể hiện
tính năng động, sáng tạo dám làm dám chịu. Góp phần duy trì và phát triển các
làng nghề truyền thống qua kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm quản
lý đã tích lũy qua nhiều thế hệ. Những nỗ lực của khu vực KTTN đã và đang
góp phần xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp, thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển, thực hiện công bằng xã hội. Cơ cấu kinh tế nhờ đó cũng được chuyển
dịch theo hướng tăng giá trị gia tăng và sản phẩm có giá trị lớn. Cơ chế quản lý
cũng được đổi mới theo hướng thị trường, thúc đẩy cạnh tranh tôn trọng luật
pháp.
2.2.5 Những hạn chế chủ yếu của khu vực KTTN tại Việt Nam thời gian
qua
- Thứ nhất, phần lớn các DN khu vực KTTN đều có quy mô nhỏ, năng lực và sức
cạnh tranh yếu, chủ yếu phát triển theo chiều rộng.
45
Tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng hiện nay qui mô của các DN khu
vực KTTN nói chung rất nhỏ. Xét về phương diện vốn thì khu vực ĐTNN có qui
mô lớn nhất, hơn 86% DN khu vực ĐTNN có vốn lớn hơn 10 tỷ đồng, tương ứng
khu vực KTNN là khoảng 65% và khu vực KTTN chỉ khoảng 10%. Hơn 80% các
DN khu vực KTTN có vốn nhỏ hơn 5 tỷ đồng, con số này tương ứng đối với DN
khu vựcKTNN là khoảng 20% và DN khu vực ĐTNN với vốn nhỏ hơn 10 tỷ
đồng là khoảng 14%. Theo số liệu của Cục thống kê, qui mô vốn bình quân của
một DN khu vực KTTN năm 2000 là 6,1 tỷ đồng, năm 2004 là 6,9 tỷ đồng, tương
ứng cho một DN khu vực KTNN là 114 tỷ đồng và 180 tỷ đồng, DN khu vực
ĐTNN là 137 tỷ đồng và 138 tỷ đồng.
Thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh là hiện tượng phổ biến đối với
toàn bộ các DN khu vực KTTN và được coi là một trong những cản trở lớn nhất
đến sự phát triển của các DN khu vực KTTN. Hầu hết các DN khởi sự hoàn
toàn bằng vốn tự có ít ỏi của mình. Khả năng tạo vốn của các DN khu vực
KTTN bằng năng lực nội sinh còn rất hạn hẹp. Việc vay vốn ngân hàng của các
DN khu vực KTTN còn gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, bản thân các DN cũng có những hạn chế nhất định trong việc
tiếp cận các nguồn vốn, tiếp cận thông tin, thành lập DN chủ yếu dựa trên kinh
nghiệm chứ chưa tính toán đầy đủ nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ nên
hầu hết các chủ DN khu vực KTTN hoạt động thiếu phương án cũng như kế
hoạch kinh doanh, vì vậy dễ bị bất lợi trước biến động của thị trường.
- Thứ hai, trình độ kỹ thuật công nghệ và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế.
Một mặt, do thời gian hình thành và phát triển chưa lâu, tiềm lực vốn còn
yếu nên khu vực này ít có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ. Mặt khác, do
hoạt động đầu tư của KTTN thời gian qua chủ yếu là theo bề rộng ; cơ chế chính
sách cũng ràng buộc KTTN khó có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, vốn
46
nước ngoài, khó tiếp cận thị trường thế giới để đổi mới nâng cấp kỹ thuật, công
nghệ. Phần lớn máy móc, thiết bị của các DN khu vực KTTN rất cũ, lạc hậu,
nhiều loại có tuổi thọ trên 20 năm, nhiều cơ sở mua máy móc thiết bị cũ do
DNNN thanh lý, thải ra. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Quản Lý Kinh Tế
Trung ương thì chỉ có 25% số DN tư nhân và 20,5% số công ty tư nhân sử dụng
công nghệ hiện đại; 38,5% DN tư nhân và 18,7% công ty sử dụng công nghệ cổ
truyền; 38,5% DN tư nhân và 60,5% công ty kết hợp cả công nghệ hiện đại và
cổ truyền; các hộ cá thể sử dụng công nghệ thủ công và truyền thống là phổ
biến. Do đó đã hạn chế năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và làm cho sức
cạnh tranh của các mặt hàng không cao.
Lao động trong các DN khu vực KTTN chủ yếu là lao động phổ thông, ít
được đào tạo. Khu vực này đang thiếu trầm trọng công nhân được đào tạo, nhất
là công nhân có tay nghề cao. Đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý DN đang là khâu
yếu nhất: khoảng 60-70% mới có trình độ phổ thông trung học; 80% chưa qua
đào tạo chuyên môn; chỉ có khoảng 5,13% có trình độ đại học trở lên. Với cơ
cấu cán bộ quản lý như vậy, tuyệt đại bộ phận các DN khu vực KTTN không có
tầm nhìn dài hạn trong kinh doanh. Cùng với sự lạc hậu về công nghệ, sự yếu
kém của đội ngũ lao động cũng là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả SXKD
của khu vực kinh tế này.
- Thứ ba, thiếu mặt bằng sản xuất và mặt bằng sản xuất không ổn định đang là
trở ngại lớn đối với các DN khu vực KTTN.
Luật Đất đai chỉ quy định quyền sử dụng đất, không cho phép tư nhân có
quyền sở hữu và hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán đất. Điều đó dẫn đến quyền
sử dụng đất không được chuyển nhượng công khai, giá đất không ổn định, đất
đai bị đầu cơ, sử dụng kém hiệu quả. Trong điều kiện như vậy bất lợi hơn cả là
các DN khu vực KTTN mới thành lập rất khó có được mặt bằng đất đai ổn định.
47
Thêm vào đó, sự phân biệt đối xử trong việc giao đất của Nhà nước đối với
DNNN và cho thuê đất đối với DN khu vực KTTN cũng gây bất lợi và thiệt thòi
cho khu vực KTTN. Hiện nay phần lớn các DN khu vực KTTN phải sử dụng nhà
ở, đất ở của gia đình trong khu dân cư làm nơi sản xuất kinh doanh nên chật hẹp,
gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến những khiếu kiện …. và khó mở rộng sản xuất
kinh doanh.
2.3 Thực trạng huy động vốn nước ngoài cho phát triển khu vực KTTN tại
Việt Nam thời gian qua
2.3.1 Thực trạng huy động vốn FDI
Thu hút vốn FDI nước ngoài là một trong những giải pháp quan trọng
nhằm giải quyết khó khăn về vốn đầu tư cho nền kinh tế nói chung và khu vực
KTTN nước ta nói riêng.
Với những nỗ lực nhằm thu hút vốn FDI nước ngoài trong những năm qua
đã đạt được kết quả tương đối khả quan và thể hiện trên các mặt:
- Các dự án còn hiệu lực:
Tính từ năm 1988 đến hết năm 2005, cả nước có 6.030 dự án đầu tư nước
ngoài với tổng vốn đầu tư 51 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 28 tỷ USD tính
cho các dự án còn hiệu lực.
Vốn FDI là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm
2006. Ước tính cả năm, tổng vốn FDI đăng ký mới và bổ sung đạt trên 10 tỷ
USD, mức cao nhất kể từ năm 1988 và vượt qua mức 8,6 tỷ USD của năm 1995.
Vốn bình quân 1 dự án 8,4 triệu USD, tăng 1,2 triệu USD năm 2005. Địa phương
thu hút nhiều dự án và vốn đầu tư là Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh,
Bình Dương. Một số tập đoàn kinh tế lớn đã chuyển dự án từ Trung Quốc sang
Việt Nam. Tập đoàn Nike lo ngại rủi ro kinh doanh ở Trung Quốc đã tuyển dụng
50.000 lao động tại Việt Nam để mở rộng sản xuất.
48
Theo bảng 9 thì vốn FDI giai đoạn 1998-2005 chủ yếu đổ vào ngành công
nghiệp với tỷ trọng 69,49%, nông lâm nghiệp chỉ 4,9% và dịch vụ là 24,02%.
Đến năm 2006 thì vốn FDI lại tiếp tục chảy vào ngành công nghiệp, cụ thể là
chảy vào các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước. Tính chung cả vốn
FDI cấp mới và tăng thêm, tổng vốn FDI vào các khu công nghiệp, khu chế xuất
năm 2006 đã đạt 5,68 tỷ USD, chiếm hơn 57,2% tổng đầu tư cấp mới và tăng
thêm của cả nước và tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Cụ thể, về vốn cấp mới,
năm 2006 các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút được 356 dự án FDI với
tổng số vốn đầu tư 4,336 tỷ USD, chiếm khoảng 58% tổng số vốn đầu tư nước
ngoài đăng ký của cả nước và gấp 2,4 lần so với năm 2005. Đến tháng 12 năm
2006 các khu công nghiệp đã thu hút được 2.433 dự án có vốn đầu tư nước ngoài
với tổng vốn đăng ký đạt 21,79 tỷ USD. Trong đó, trên 1.700 dự án đã đi vào sản
xuất kinh doanh và 380 dự án đang xây dựng nhà xuởng. Trong đó, tổng vốn đầu
tư thực hiện lũy kế đến cuối năm 2006 đạt 11,37 tỷ USD, chiếm khoảng 52%
tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo bảng 10 thì vốn FDI giai đoạn 1988-2005 tập trung đổ bộ vào hình
thức đầu tư liên doanh chiếm 39,83%, kế đến là hình thức 100% vốn nước ngoài
chiếm 35,32% và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 21,63%, trong
khi đó công ty cổ phần và công ty quản lý vốn chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn lần
lượt 0,61% và 0,02%. Điều này nói lên thị trường chứng khoán ở nước ta chưa
thực sự thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Và cơ cấu này lại tiếp tục duy trì đến
năm 2006. Năm 2006 vừa qua được xem là năm bội thu của Việt Nam về vốn
FDI và với 10 dự án FDI lớn nhất năm 2006 thì hai hình thức 100% vốn đầu tư
nước ngoài và liên doanh với nhà nước cũng chiếm đa số: 1. Công ty Thép
Posco (1,126 tỷ USD, 100% vốn nước ngoài), 2. Công ty TNHH Intel Products (1
tỷ USD, 100% vốn nước ngoài), 3. Công ty TNHH Tycoons Worldwide Steel
49
Việt Nam (556 triệu USD, 100% vốn nước ngoài), 4.Công ty TNHH Phát triển
T.H.T (314 triệu USD, liên doanh). 5.Công ty TNHH Winvest Investment Việt
Nam (300 triệu USD, 100% vốn nước ngoài), 6. Công ty TNHH điện tử Meiko
(300 triệu, 100% vốn nước ngoài), 7. Công ty cảng container Trung tân Sài Gòn
(249 triệu USD, liên doanh), 8. Liên doanh khu đô thị An Khánh (211,9 triệu
USD, liên doanh), 9. Công ty TNHH Booyung (171 triệu USD, 100% vốn nước
ngoài), 10. Công ty ITG Phong Phú (65,5 triệu USD, liên doanh).
Mặc dù thu hút vốn FDI vào Việt Nam những năm qua đã đạt được những
kết quả khả quan, phần nào đã giúp Việt Nam giải quyết được khó khăn thiếu
vốn đầu tư song có thể thấy rằng: việc thu hút vốn FDI của khu vực KTTN Việt
Nam trong thời gian qua mặc dù có nhiều cố gắng song kết quả đạt được còn quá
hạn chế. Cụ thể là nếu tính cho đến năm 2006 thì mới chỉ có:
- 422 dự án FDI có khu vực KTTN tham gia
- Tổng số vốn đăng ký chỉ đạt 1.224 triệu USD
Nếu so với số dự án đầu tư FDI của cả nước thì số dự án FDI có KTTN
tham gia chỉ chiếm có khoảng 7% thôi. Nếu so với tổng số vốn đầu tư của cả
nước thì vốn đầu tư FDI có KTTN tham gia chỉ chiếm khoảng 2,4%. Đây có thể
khẳng định là một kết quả khá khiêm tốn so với tiềm năng của khu vực KTTN
Việt Nam khi mà nó đóng góp cho GDP tương đương với khu vực KTNN.
- Công tác xây dựng luật pháp, chính sách:
+ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành tháng 12 năm 1987 đã tạo
ra khuôn khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp tại
Việt Nam. Trước đòi hỏi của thực tế và sự góp ý của các nhà đầu tư nước ngoài,
Luật đã có một số lần được sửa đổi, bổ sung, nổi bật là các lần sửa đổi vào
những năm 1996 và năm 2002 nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng,
hấp dẫn hơn để khuyến khích các nhà đầu tư vào những mục tiêu trọng điểm và
50
những lĩnh vực ưu tiên, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng
vào xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.
+ Bằng việc cho ra đời Luật đầu tư 2005 và Luật DN 2005 (cùng có hiệu lực
1/7/2006) Chính phủ Việt Nam đã tạo ra bước tiến trong việc điều chỉnh, cải tiến
để tạo thêm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài như quyền được đầu tư
kinh doanh tất cả những gì pháp luật không cấm, thay vì chỉ được làm những
việc cơ quan Nhà nước cho phép.
+Ngoài ra việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu
tư nước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức thuế,
đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông xuống
ngang bằng mức giá tại các nước trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng
lĩnh vực đầu tư, cho phép các DN nước ngoài được đầu tư vào một số lĩnh vực
trước đây chưa cho phép như viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh siêu thị…..do vậy
đã tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn.
- Công tác xúc tiến đầu tư:
Thực hiện Nghị quyết 09 của Chính phủ và Chỉ thỉ 19 của Thủ tướng
Chính phủ, từ năm 2001 trở lại đây công tác vận động, xúc tiến đầu tư tiếp tục
được cải tiến, đa dạng về hình thức (kết hợp trong khuôn khổ các chuyến thăm
của Lãnh đạo cấp cao Đảng, Chính phủ tại Nhật, Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc,
Hàn Quốc qua hội thảo, tiếp xúc, trao đổi)….. Việc gắn chặt hơn các hoạt động
ngoại giao với hoạt động xúc tiến đầu tư khác ở trong và ngoài nước, thể hiện sự
chuyển biến tích cực về nhận thức của chính quyền các địa phương trong việc
huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.
- Công tác thẩm định dự án:
Việc tiếp nhận, thẩm định và cấp phép cho các dự án được tiếp tục thực
hiện theo quyết định phân cấp của Thủ tướng Chính phủ và quyết định ủy quyền
51
của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho các Ban Quản lý khu công nghiệp –
khu chế xuất. Công tác thẩm định cấp phép đầu tư được tiến hành chặt chẽ. Tuy
nhiên thủ tục thẩm định vẫn còn phức tạp, thời gian thẩm định một số dự án kéo
dài do các văn bản pháp quy và quy hoạch phát triển ngành chưa rõ ràng, phần
khác đối với không ít dự án thiếu ý kiến thống nhất giữa các Bộ, ngành.
2.3.2 Thực trạng huy động vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Bên cạnh việc thu hút vốn FDI để giải quyết khó khăn về vốn đối với toàn
bộ nền kinh tế cũng như đối với khu vực KTTN thì một nguồn đầu tư nước ngoài
cũng không kém phần quan trọng để giải quyết khó khăn về vốn đầu tư đối với
Việt Nam đó là vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Vì vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có nhiều hình thức nên việc thu hút vốn
đầu tư gián tiếp nước ngoài cho khu vực KTTN được thực hiện qua nhiều kênh
khác nhau:
2.3.2.1 Nguồn vốn ODA
Nguồn vốn ODA là nguồn vốn vay có ưu đãi về thời gian cho vay dài, lãi
suất thấp và thường có ân hạn trả nợ.
Kể từ năm 1993 sau khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với các tổ chức
tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB thì nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
cho Việt Nam bắt đầu được nối lại. Hiện nay Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ
quan hệ hợp tác phát triển với 29 nhà tài trợ song phương, 19 đối tác đa phương
và hơn 350 NGO nước ngoài. Từ năm 1993 tới năm 2005, Việt Nam đã hợp tác
với cộng đồng các nhà tài trợ tổ chức thành công 13 Hội nghị CG và được cộng
đồng tài trợ cam kết hỗ trợ nguồn vốn ODA với giá trị là 32.510 triệu USD:
52
Bảng 13: Cam kết và thực hiện ODA thời kỳ 1993-2005
Đơn vị tính: triệu USD
Năm Cam kết ODA Thực hiện ODA
Tổng số 32.510 15.917
1993 1.810 413
1994 1.940 725
1995 2.260 737
1996 2.430 900
1997 2.400 1.000
1998 2.200 1.242
1999 2.210 1.350
2000 2.400 1.650
2001 2.400 1.500
2002 2.500 1.528
2003 2.830 1.421
2004 3.440 1.650
2005 3.730 1.801
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong 5 năm 2001-2005, cộng đồng tài trợ quốc tế đã cam kết dành cho
Việt Nam tổng nguồn vốn ODA đạt 14,9 tỷ USD, trong đó vốn ODA đã ký kết
thành các hiệp định đạt 11,2 tỷ USD với khoảng 80% là vốn vay ưu đãi. Tổng
vốn ODA giải ngân trong thời kỳ này đạt 7,9 tỷ USD, chiếm 53% vốn ODA đã
được cam kết và 71% vốn ODA ký kết. Tuy nhiên, so với mục tiêu thực hiện 9 tỷ
USD do Đại hội Đảng IX đặt ra cho thời kỳ này thì mức giải ngân trên vẫn còn
thấp.
53
Tình hình thực hiện ODA đã có bước tiến triển khá, năm sau cao hơn năm
trước và thực hiện tốt kế hoạch giải ngân hàng năm. Từ năm 1993 đến hết năm
2005 vốn ODA giải ngân khoảng 15,917 tỷ USD, tương đương với khoảng 49%
tổng nguồn vốn ODA đã cam kết.
Nguồn ODA của Việt Nam được sử dụng chủ yếu vào các lĩnh vực sau:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: đây là lĩnh vực sử dụng nhiều nhất nguồn vốn ODA và
thường chiếm khoảng 50% nguồn vốn. Trong xây dựng cơ sở hạ tầng thì các
ngành được đầu tư chủ yếu là: năng lượng, giao thông vận tải, bưu chính viễn
thông.
- Hỗ trợ chính sách và thể chế: lĩnh vực này hiện chiếm tỷ trọng khá cao, chỉ sau
lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Kể từ khi được bổ sung thêm nguồn hỗ trợ của
chương trình Miyazawa, đây là nguồn ODA quan trọng nhằm giúp nền kinh tế
Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế nhanh hơn. Sự
hỗ trợ chính sách và thể chế chủ yếu nhằm vào các biện pháp cải cách hành
chính và quản lý kinh tế.
- Phát triển con người: hầu hết nguồn vốn ODA đầu tư cho lĩnh vực này là cho
giáo dục, đào tạo và y tế, còn một phần dành cho quản lý hành chánh, phòng
chống tội phạm….
- Phát triển nông thôn: nguồn vốn này bao gồm các khoản chủ yếu là tài trợ của
ADB về xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, của WB về giao thông và tín dụng
nông thôn, của IEDA về tăng cường quản lý nguồn lực ở vùng núi phía Bắc.
Ngoài ra còn có một số dự án xóa đói giảm nghèo.
- Quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển công nghiệp: nguồn vốn này chủ
yếu là tài trợ của Đan Mạch cho chương trình giải quyết việc làm, cung cấp nước
sạch và vệ sinh môi trường, của ADB cho chương trình quản lý tổng hợp tài
54
nguyên nước và chương trình hỗ trợ chiến lược trung hạn phát triển thương mại,
công nghiệp.
Nguồn vốn ODA trong thời gian qua đã có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế khu vực KTTN ở nước ta. Thật vậy, nguồn vốn ODA huy động
sẽ được Chính phủ chuyển một phần vào Ngân hàng Phát triển để trợ giúp vốn
cho khu vực KTTN. Ngoài ra, vào ngày 5 tháng 7 năm 2006, ADB đã tiếp tục
viện trợ không hoàn lại trị giá 600.000 USD để hỗ trợ phát triển khu vực KTTN:
cải cách môi trường hoạt động và phát triển các kênh trung gian tài chính cho
các ngân hàng, đồng thời điều phối thể chế, quản lý cải cách đăng ký kinh
doanh và thủ tục cấp phép và tăng cường khả năng tiếp cận tài chính và quyền
sử dụng đất.
Ngoài sự tác động trực tiếp nói trên đối với sự phát triển của khu vực
KTTN Việt Nam, sự tác động có tính gián tiếp của nguồn vốn ODA đối với sự
phát triển khu vực KTTN quan trọng hơn nhiều bởi đó chính là sự hưởng lợi từ
các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế như: hệ thống đường
giao thông tốt hơn, thuận tiện hơn, hệ thống cung cấp điện tốt hơn……sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho khu vực KTTN phát triển ngày càng mạnh hơn mà theo tính
toán của các nhà kinh tế Dollaz và Easterly thì khi nguồn ODA tăng với qui mô
tương đương 1% của GDP thì có thể sẽ làm tăng đầu tư của khu vực KTTN với
số vốn tương đương 1,9% GDP tức là xấp xỉ tỉ lệ 1-2. (nguồn: đánh giá viện trợ
khi nào có tác dụng, khi nào không và tại sao – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Hà Nội 1999 trang 45). Tất nhiên kết quả trên chỉ đúng với các quốc gia phải có
một cơ chế quản lý tốt. Đối với khu vực KTTN Việt Nam thời gian qua phát triển
với tốc độ khá nhanh như đã đánh giá ở các phần trên thì vai trò của nguồn vốn
ODA trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng, tất
nhiên hiện nay ở nước ta cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá
một cách đầy đủ, toàn diện vấn đề này.
55
2.3.2.2 Huy động vốn đầu tư gián tiếp qua thị trường tài chính (FPI)
Năm 2006 được ghi nhận là năm thị trường chứng khoán Việt Nam phát
triển mạnh mẽ nhất cả về quy mô và chất lượng sau 6 năm hoạt động. Số lượng
DN đưa cổ phiếu lên giao dịch cũng tăng nhanh với 100 DN tại Trung tâm giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và 87 DN tại Trung tâm giao dịch
chứng khoán Hà Nội. Tuy nhiên, sự bùng nổ thị trường chứng khoán Việt Nam
đang tiềm ẩn không ít rủi ro cho các nhà đầu tư và việc thu hút FPI cho nền kinh
tế nói chung và khu vực KTTN nói riêng tại thị trường này vẫn còn thấp so với
nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế và so với tỷ lệ vốn FPI ở các nước
trong khu vực:
- Khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990
thì cũng là lúc làn sóng FPI nước ngoài bắt đầu đổ vào Việt Nam. Do sự vận
động chậm chạp của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị
trường, làn sóng FPI vào Việt Nam cũng thăng trầm tẻ nhạt và dường như chưa
tìm được chỗ đứng hay lối đi thích hợp trên thị trường Việt Nam. Ngay trong thời
gian đầu mở cửa, đã có 7 Quĩ đầu tư được thành lập với số vốn khoảng 400 triệu
USD. Giá giao dịch các cổ phiếu của những Quĩ này đã từng tăng mạnh (cao hơn
giá trị tài sản ròng) đặc biệt khi quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam được bình thường
hóa. Sau sự kiện này, các nhà đầu tư kỳ vọng vào sự cởi mở nhiều hơn đối với
các nước phương Tây và sự cải cách mạnh mẽ cơ cấu, thể chế của nền kinh tế
nội địa. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra hoặc ít nhất không xảy ra theo đúng
dự kiến kỳ vọng của các nhà đầu tư. Trong giai đoạn 1996 - 1997, 3 trong số 7
Quĩ đã lần lượt chấm dứt hoạt động, giá cổ phiếu của 4 Quĩ đầu tư còn lại sụt
giảm và chỉ được giao dịch trên giá 43-48% giá trị tài sản ròng. Nguyên nhân
chủ yếu của tình trạng này là do thiếu thị trường đầu tư, bởi suốt từ năm 1992
đến năm 1998 cả nước chỉ có 38 DN tư nhân được thành lập và 128 DN được cổ
phần hóa. Sau khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, tình hình FPI vẫn không
56
có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, thậm chí còn sụt giảm hơn do
các Quĩ được thành lập trước đó đua nhau rút vốn hoặc giảm quy mô hoạt động
xuống còn 5-10% so với quy mô ban đầu. Trong suốt giai đoạn 1998-2002 không
có Quĩ đầu tư mới nào được thành lập. Hoạt động FPI ở Việt Nam trở nên hết
sức tẻ nhạt và có vẻ như các nhà đầu tư nước ngoài đã hết sức thất vọng trước
viễn cảnh không mấy sáng sủa của thị trường Việt Nam.
- Tuy nhiên, gió đã đổi chiều kể từ giữa năm 2002 đến nay. Nền kinh tế Việt
Nam luôn đạt tỷ lệ tăng trưởng ngoạn mục ở mức bình quân 7,5%. Khủng hoảng
tài chính Châu Á năm 1997 dường như không ảnh hưởng và lây lan gì đến nền
kinh tế Việt Nam. Thêm vào đó, những nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ trong
cải cách kinh tế nói chung và trong việc cổ phần hóa các DNNN cộng với sự
phát triển mạnh mẽ về số lượng DN khu vực KTTN nói riêng đã thổi một làn gió
mới vào các hoạt động đầu tư kể cả đầu tư trong nước. Việc ký kết Hiệp định
Thương mại Việt-Mỹ và những nỗ lực của Chính phú trong việc đàm phán đa
phương và song phương để gia nhập WTO…. là những dấu hiệu quan trọng tạo ra
sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế . Hệ số tín nhiệm quốc gia trong
giai đoạn này đã được tổ chức Moody đán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 463041.pdf