Luận văn Huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đông Hà Nội

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.

DANH MỤC BẢNG.

DANH MỤC HÌNH .

PHẦN MỞ ĐẦU.8

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI DÂN Cư CỦA

NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI.11

1.1. Tổng quan nghiên cứu về phát triển huy động vốn.11

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động huy động vốn trong hoạt động Kinh

doanh của Ngân hàng thương mại.13

1.2.1. Các khái niệm cơ bản.13

1.2.2 Tầm quan trọng của phát triển hoạt động huy động vốn tại NHTM .14

1.2.3 Nguyên tắc phát triển huy động vốn tiền gửi dân cư .16

1.2.4 Các hình thức huy động tiền gửi dân cư của ngân hàng thương mại.

1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động huy động vốn

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển huy động tiền gửi dân cư của NHTM

.

1.3 Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng trên thế giới .

1.3.1 Tình huống thực tế tại một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. .

1.3.2 Bài học kinh nghiệm với các NHTM Việt Nam.

Chương 2: PHưƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.

pdf19 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đông Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................................. 11 1.1. Tổng quan nghiên cứu về phát triển huy động vốn ............................................ 11 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động huy động vốn trong hoạt động Kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại ............................................................................. 13 1.2.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................. 13 1.2.2 Tầm quan trọng của phát triển hoạt động huy động vốn tại NHTM ........... 14 1.2.3 Nguyên tắc phát triển huy động vốn tiền gửi dân cư ................................... 16 1.2.4 Các hình thức huy động tiền gửi dân cư của ngân hàng thương mại ... Error! Bookmark not defined. 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động huy động vốnError! Bookmark not defined. 1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển huy động tiền gửi dân cư của NHTM ................................................................................. Error! Bookmark not defined. 1.3 Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng trên thế giới ............... Error! Bookmark not defined. 1.3.1 Tình huống thực tế tại một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. .... Error! Bookmark not defined. 1.3.2 Bài học kinh nghiệm với các NHTM Việt Nam.Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............. Error! Bookmark not defined. 2.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................. Error! Bookmark not defined. 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Thu thập thông tin, dữ liệu ............................. Error! Bookmark not defined. 2.2.2 Phương pháp phân tích xử lý thông tin .......... Error! Bookmark not defined. 2.3 Phƣơng pháp điều tra khảo sát ............................ Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ TIỀN GỬI DÂN CƢ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI ........ Error! Bookmark not defined. 3.1. Khái quát về Agribank Chi nhánh Đông Hà NộiError! Bookmark not defined. 3.1.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển Agribank Chi nhánh Đông Hà Nội ..................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh Đông Hà NộiError! Bookmark not defined. 3.1.3 Kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh Đông Hà Nội giai đoạn 2013- 2015 ......................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2 Thực trạng phát triển huy động tiền gửi dân cƣ tại Agribank Chi nhánh Đông Hà Nội. ........................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Các hình thức huy động vốn tiền gửi dân cư Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Kết quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank chi nhánh Đông Hà Nội ................................................................................. Error! Bookmark not defined. 3.3 Đánh giá thực trạng phát triển huy động vốn tiền gửi dân cƣ tại Agribank Chi nhánh Đông Hà Nội .................................................. Error! Bookmark not defined. 3.3.1 Kết quả đạt được ............................................ Error! Bookmark not defined. 3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ................................ Error! Bookmark not defined. Chƣơng 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI DÂN CƢ TẠI AGRIBANKCHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘIError! Bookmark not defined. 4.1. Định hƣớng hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam- Chi nhánh Đông Hà Nội ....................................................................... Error! Bookmark not defined. 4.1.1. Định hướng phát triển của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ........... Error! Bookmark not defined. 4.1.2. Định hướng phát triển huy động vốn của Agribank Chi nhánh Đông Hà Nội ..................................................................... Error! Bookmark not defined. 4.2 Giải pháp phát triển huy động vốn tiền gửi dân cƣ trong thời gian tới tại Agribank Chi nhánh Đông Hà Nội ........................... Error! Bookmark not defined. 4.2.1 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt trong biên độ được Agribank Hội sở cho phép .................................................................. Error! Bookmark not defined. 4.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ, tác phong phục vụ và đổi mới công nghệ hiện đại .................................................................... Error! Bookmark not defined. 4.2.3 Tập trung chiến lược Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Error! Bookmark not defined. 4.2.4. Quản trị hiệu quả đầu tư và cho vay ............ Error! Bookmark not defined. 4.3. Một số kiến nghị ................................................. Error! Bookmark not defined. 4.3.1 Kiến nghị đối với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. ........................................................................ Error! Bookmark not defined. 4.3.2 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước ....... Error! Bookmark not defined. 4.3.3 Một số kiến nghị với Chính phủ .................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 19 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nƣớc ta đang trong thời kỳ đổi mới, nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay là phát triển kinh tế, ổn định chính trị. Từ một nền kinh tế kém phát triển với thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, Đảng và nhà Nƣớc đã xác định chủ trƣơng “Vốn trong nƣớc là quyết định, vốn nƣớc ngoài là quan trọng” trong mọi hoạt động đầu tƣ, phát triển kinh tế. Hiện nay ở nƣớc ta, vấn đề vốn đang là đòi hỏi cấp bách trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế khi mà thị trƣờng chứng khoán chƣa đủ mạnh,huy động vốn qua con đƣờng cổ phiếu, trái phiếu còn hạn chế so với nhu cầu vốn. Do vậy trong quá trình nhận và truyền vốn trên thị trƣờng chủ yếu thông qua ngân hàng thƣơng mại và thị trƣờng tín dụng. Có thể nói tại Việt Nam, hơn 80% lƣợng vốn trên thị trƣờng là do hệ thống ngân hàng cung cấp. Do đó vai trò của ngân hàng trong hoạt động huy động vốn là vô cùng quan trọng. Thực hiện đƣờng lối của Đảng và Nhà Nƣớc trong những năm qua, Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện phù hợp với tình hình, tăng cƣờng huy động vốn cho đầu tƣ phát triển, đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế, hiện đại hóa công nghiệp ngành Ngân hàng, góp phần quan trọng vào thúc đẩy nền kinh tế nƣớc ta. Trong vòng hơn 26 năm kể từ ngày thành lập, hệ thống mạng lƣới Agribank đã phát triển rộng khắp gồm 147 chi nhánh loại I,II ; 1.315 phòng giao dịch, 01 chi nhánh nƣớc ngoàì, 03 văn phòng đại diện, 03 đơn vị sự nghiệp với tổng nguồn vốn huy động của Agribank đến năm 2014 đạt 691 ngàn tỷ đồng. Tuy vậy, trong công tác huy động vốn tại Agribank nói chung vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ các loại hình sản phẩm chƣa thực sự đa dạng và sự hấp dẫn khách hàng, cơ cấu tiền gửi dân cƣ chƣa phù hợp,... Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác huy động vốn với các Ngân hàng Thƣơng Mại nói chung và Ngân hàng Agribank nói riêng, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Đông Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Đông Hà Nội, đề xuất các giải pháp phát triển huy động vốn tại Chi Nhánh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm các mục tiêu cụ thể sau: Một là, nghiên cứu về những vấn đề lý luận cơ bản của phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại. Hai là, phân tích thực trạng phát triển hoạt động huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Đông Hà Nội Ba là, đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Đông Hà Nội 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại. * Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Phát triển hoạt động huy động vốn từ dân cƣ và các tổ chức. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả tập trung vào phát triển hoạt động huy động tiền gửi dân cƣ tại Ngân hàng thƣơng mại. Việc huy động vốn từ các tổ chức không nằm trong phạm vi nghiên cứu. - Về không gian: Nghiên cứu phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi dân cƣ tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Đông Hà Nội, có so sánh với Agribank Chi nhánh Hà Nội. - Về thời gian: Nghiên cứu các hoạt động, thu thập dữ liệu thông tin tài chính liên quan đến phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi dân cƣ của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Đông Hà Nội trong thời gian từ 2013 – 2015. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung luận văn dự kiến đƣợc chia thành 4 chƣơng nhƣ sau : Chƣơng 1 : Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển huy động vốn tiền gửi dân cƣ của NHTM Chƣơng 2 : Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3 : Thực trạng phát triển huy động vốn tiền gửi dân cƣ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Đông Hà Nội Chƣơng 4 : Giải pháp phát triển huy động vốn tiền gửi dân cƣ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Đông Hà Nội Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI DÂN CƢ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan nghiên cứu về phát triển huy động vốn Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và ngành Ngân hàng trong cả nƣớc, có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả, chất lƣợng cũng nhƣ các hoạt động chiến lƣợc huy động vốn tại các NHTM. Cụ thể nhƣ sau: Các nghiên cứu về hiệu quả huy động vốn tại NHTM nhƣ: Đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi Nhánh Hoàn Kiếm”, luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Thị Thanh Thủy, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (2011). Đề tài “Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội- Chi Nhánh Lâm Đồng”, luận văn thạc sỹ của Tác giả Nguyễn Hoài Nhã Trúc, Đại Học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội (2012). Đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Bắc Ninh”, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thùy Linh, Đại học Thƣơng Mại (2014). Các đề tài trên đã tổng hợp đƣợc những tiêu chí huy động, cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu khách hàng, quy mô nguồn vốn đạt đƣợcv..v. Từ những tiêu chí đó, giúp tác giả xác định đƣợc đâu là yếu tố then chốt quyết định hoạt động huy động vốn. Các nghiên cứu về chất lƣợng và chiến lƣợc huy động vốn nhƣ : Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi Nhánh Sông Công”, luận văn thạc sỹ của tác giả Vũ Minh Xuân, Đại học Thái Nguyên (2014). Thông qua đề tài tác giả đã có định hƣớng về những giải pháp nhằm áp dụng vào thực tiễn tại ngân hàng Agribank chi nhánh Đông Hà Nội nhƣ: tăng cƣờng đào tạo chuyên môn cho cán bộ, đẩy mạnh công nghệ ứng dụng ngân hàng điện tử, ..vv Đề tài “Chiến lƣợc huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi Nhánh Cà Mau”, luận văn thạc sỹ của tác giả Huỳnh Thị Thúy Phƣợng, Đại học Cần Thơ (2007). Trên cơ sở áp dụng ma trận SWOT, tác giả đã xây dựng các chiến lƣợc huy động vốn cụ thể và biện pháp thực hiện các chiến lƣợc đó nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn. Tuy nhiên luận văn chƣa phân tích kỹ về các nghiệp vụ huy động vốn và đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn thông qua các chỉ tiêu cụ thể để từ đó đề ra các giải pháp sát với thực trạng của Ngân hàng nông nghiệp chi Nhánh Cà Mau. Nhƣng từ những kết quả đạt đƣợc của luận văn trên cũng giúp tác giả có thêm kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu của mình, chỉ ra đƣợc điểm mạnh cần phát huy cũng nhƣ hạn chế cần khắc phục từ bên trong Agribank Chi nhánh Đông Hà Nội. Những công trình trên, đã tiếp cận hiệu quả, chất lƣợng, chiến lƣợc của hoạt động huy động vốn từ nhiều góc độ khác nhau, đề xuất đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại các ngân hàng nghiên cứu. Các nghiên cứu này mới chỉ đƣa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại hiện có trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng mà chƣa quan tâm nhiều đến điều kiện áp dụng những giải pháp đó vào thực tế của ngân hàng. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng vận động liên tục, luôn luôn đổi mới và phát triển nên mỗi công trình nghiên cứu lại có giá trị tại một thời điểm nhất định. Hơn thế, do đặc điểm của từng ngân hàng rất khác nhau, hiện nay tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi Nhánh Đông Hà Nội chƣa có công trình nào nghiên cứu riêng về phát triển hoạt động huy động vốn. Vì vậy, rất cần một công trình nghiên cứu riêng dành cho Agribank Đông Hà Nội để đi sâu phân tích thực trạng phát triển huy động vốn và đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm phát triển huy động vốn của Chi Nhánh. Việc chọn đề tài “Huy động vốn tiền gửi dân cƣ tại Ngân nàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi Nhánh Đông Hà Nội” là rất cần thiết đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt giữa các Ngân hàng thƣơng mại trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động huy động vốn trong hoạt động Kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Các khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Khái niệm về vốn và huy động vốn Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đƣợc đều cần phải có nguồn tài chính đủ mạnh, đây là một trong ba yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động của mình. Ngân hàng thƣơng mại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nhƣ vậy có thể thấy khái niệm vốn của NHTM đƣợc hiểu nhƣ sau “Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động đƣợc để cho vay, đầu tƣ và thực thi các dịch vụ ngân hàng” (Giáo trình Ngân hàng thƣơng mại, PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Học viện ngân hàng) Vì vậy, ngoài vốn ban đầu khi thành lập theo quy định của pháp luật, các ngân hàng phải thƣờng xuyên tìm mọi biện pháp để tăng trƣởng vốn trong quá trình kinh doanh của mình bằng cách huy động vốn. Huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân các ngân hàng. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thƣơng mại đƣợc phép sử dụng những công cụ, biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội. Huy động vốn đƣợc hiểu là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. (Giáo trình Ngân hàng thƣơng mại, PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Học viện ngân hàng, 2009) 1.2.1.2 Khái niệm về phát triển và phát triển huy động vốn tiền gửi dân cư Trong bối cảnh thay đổi không ngừng của thế giới ở tất cả các lĩnh vực, phát triển là sự sống còn của các sự vật, hiện tƣợng nói chung. Có thể hiểu Phát triển là khái niệm chung để khái quát những vận động theo chiều hƣớng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.(Triết học Mác - Lênin, Nguyễn Ngọc Long, Nhà xuất bản chính trị, 2006) Trong lĩnh vực ngân hàng cũng luôn đòi hỏi các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thƣơng mại phải vận động , phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của xã hội. Trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng thƣơng mại thì vốn tiền gửi dân cƣ thƣờng chiếm tỷ trọng lớn và ngân hàng Agribank cũng không phải ngoại lệ. Vì vậy, hoạt động phát triển hoạt động vốn tiền gửi dân cƣ là việc làm vô cùng quan trọng và cấp bách. Đó là việc các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thƣơng mại luôn phải vận động, tìm tòi hƣớng đi nhằm phát triển hoạt động huy động vốn từ thấp đến cao cả về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng vốn trong xã hội. 1.2.2 Tầm quan trọng của phát triển hoạt động huy động vốn tại NHTM Cũng nhƣ các ngành nghề kinh doanh khác, để hoạt động kinh doanh đƣợc diễn ra thƣờng xuyên và liên tục thì cần phải có tƣ liệu sản xuất. Ngân hàng thƣơng mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, trong đó tiền là nguyên liệu chính trong việc tạo ra sản phẩm ngân hàng, là một thứ nguyên liệu độc tôn không thể thay thế. Hoạt động tìm kiếm tƣ liệu sản xuất của ngân hàng là hoạt động huy động vốn. Do đặc trƣng của nguồn vốn huy động là luôn có một lƣợng tồn khoản rất lớn, tập trung vào nguồn vốn huy động tiền gửi từ dân cƣ nênngân hàng có thể sử dụng lƣợng tồn khoản này để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Tình hình hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào tình hình huy động vốn của chính ngân hàng đó. Thứ nhất, nguồn vốn huy động có ảnh hƣởng trực tiếp đến qui mô hoạt động của các ngân hàng Nguồn vốn khả dụng của ngân hàng có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, hoạt động bảo lãnh hay trong hoạt động thanh toán của ngân hàng. Thông thƣờng so với các ngân hàng nhỏ thì các ngân hàng lớn có các khoản mục về đầu tƣ, cho vay đa dạng hơn, phạm vi và khối lƣợng tín dụng cũng lớn hơn. Trong khi các Ngân hàng nhỏ lại giới hạn phạm vi hoạt động chủ yếu trong một khu vực nhỏ hay trong một quốc gia. Nếu khả năng vốn của ngân hàng lớn thì ngân hàng có thể mở rộng qui mô khối lƣợng tín dụng, có thể tài trợ cho các dự án lớn (về qui mô tín dụng, về thời hạn tín dụng) và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ ngân hàng. Thứ hai, nguồn vốn huy động giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh. Trong cơ cấu vốn của ngân hàng thì ngoài phần vốn tự có thì còn có vốn huy động, vốn vay và các nguồn vốn khác. Một ngân hàng không thể chỉ hoạt động với nguồn vốn tự có và vốn đi vay vì vốn tự có của ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu vốn của ngân hàng, còn vốn đi vay thì phụ thuộc vào đối tƣợng cho vay về thời hạn, số lƣợng và các chi phí khác. Do đó có thể ngân hàng sẽ bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh. Ngƣợc lại, nếu ngân hàng có lƣợng vốn lớn sẽ hoàn toàn chủ động trong hoạt động của mình. Nguồn vốn lớn làm tăng khả năng hoạt động của ngân hàng nhƣ chủ động đa dạng hoá các hình thức và phƣơng thức hoạt động nhằm phân tán rủi ro và tăng lợi nhuận, phục vụ cho mục tiêu cuối cùng của ngân hàng là an toàn và sinh lời. Thứ ba, vốn huy động giúp ngân hàng nâng cao vị thế của mình trong lòng thị trƣờng Để đảm bảo cho việc thu hút khách hàng đến giao dịch thì ngân hàng phải tạo đƣợc niềm tin với khách hàng. Điều này đƣợc thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho khách hàng. Khả năng thanh toán của ngân hàng cao chỉ khi ngân hàng có nguồn vốn khả dụng lớn. Mặt khác, uy tín của ngân hàng còn thể hiện ở khả năng cho vay và đầu tƣ. Ngân hàng chỉ có thể cho vay những dự án lớn, thời hạn dài nếu nhƣ có nguồn vốn lớn và ổn định. Điều này phụ thuộc vào khả năng huy động vốn trong đó có vốn huy động từ tiền gửi dân cƣ của ngân hàng. Thứ tƣ, vốn huy động quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Để có thể chiến thắng trong cạnh tranh thì ngoài việc phải có chiến lƣợc cạnh tranh hợp lý thì yếu tố vế khả năng tài chính luôn giữ vai trò quyết định cuối cùng. Nếu ngân hàng có nguồn vốn khả dụng lớn thì có thể chủ động mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về qui mô, khối lƣợng tín dụng, chủ động về thời gian và thời hạn cho vay thậm chí trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay để thu hút khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn có thể phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ mới, tham gia vào nhiều các hoạt động khác nhƣ liên doanh liên kết. đầu tƣ trên thị trƣờng vốn, trên thị trƣờng tiền tệ Chính những hoạt động này sẽ góp phần phân tán rủi ro, thu hút đƣợc nhiều khách hàng, mở rộng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhận thức đƣợc vai trò của nguồn vốn trong hoạt động của NHTM, nên mỗi ngân hàng cần hoạch định đƣợc chiến lƣợc huy động vốn cho đơn vị mình nhằm chủ động tạo lập đƣợc nguồn vốn ổn định và không ngừng tăng trƣởng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đó là yếu tố đầu tiên quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 1.2.3 Nguyên tắc phát triển huy động vốn tiền gửi dân cư Huy động vốn nhàn rỗi từ dân cƣ là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu của ngân hàng thƣơng mại. Ngân hàng huy động vốn từ các cá nhân để đáp ứng nhu cầu vay vốn cho nền kinh tế. Trên cơ sở đó, ngân hàng quy định mức lãi suất đầu ra phải cao hơn lãi suất đầu vào để thu lợi nhuận. Để đảm bảo chất lƣợng huy động tiền gửi dân cƣ có hiệu quả, trong quá trình thực hiện, các ngân hàng phải tuân thủ các nguyên tắc sau : Nguyên tắc 1: Ngân hàng phải luôn đảm bảo tính thanh khoản trong hoạt động. Để huy động vốn nói chung và vốn tiền gửi dân cƣ nói riêng có hiệu quả, ngân hàng phải đáp ứng đƣợc lợi ích mà khách hàng đòi hỏi khi hợp tác với ngân hàng. Ngoài ra, NHNN phải có những quy định thiết thực, hữu hiệu giúp các NHTM thực hiện tốt công tác này nhƣ việc quy định lãi suất cơ bản, phát hành trái phiếu, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc Đây cũng là cơ sở đảm bảo cho NHTM không những giữ uy tín với khách hàng, duy trì khả năng thanh khoản, mà còn đạt đƣợc khả năng sinh lời tối đa. Việc đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý là một vấn đề không bao giờ kết thúc đối với hoạt động quản lý vì nó là yếu tố đánh đổi giữa khả năng thanh toán và sinh lời. Hơn nữa, giải quyết các vấn đề thanh khoản luôn gắn với chi phí, bao gồm chi phí trả lãi vốn vay, chi phí giao dịch cho việc tìm kiếm vốn thanh khoản và cả chi phí cơ hội tồn tại dƣới hình thức những khoản thu nhập trong tƣơng lai sẽ bị bỏ qua khi bán đi những tài sản sinh lời để đáp ứng những yêu cầu thanh khoản. Đối với những yêu cầu thanh khoản ngắn hạn nhƣ một chứng chỉ tiền gửi có giá trị lớn đến hạn và khách hàng sẽ rút vốn khỏi ngân hàng. Trong trƣờng hợp này, ngân hàng sẽ sử dụng những nguồn vốn tức thời nhƣ vay dự trữ từ ngân hàng khác để đối phó. Ngƣợc lại, nhu cầu thanh khoản dài hạn xuất phát từ những yếu tố mang tính thời vụ, chu kỳ, ngân hàng có thể sử dụng nhiều nguồn vốn để đáp ứng thanh khoản hơn so với những nhu cầu ngắn hạn nhƣ tăng cƣờng quảng cáo cho dịch vụ nhận tiền gửi hay bán những tài sản có tính thanh khoản đã tích lũy. Thực tế, rất hiếm khi tại một thời điểm tổng cầu thanh toán lại bằng tổng cung thanh khoản. Do đó, ngân hàng thƣờng xuyên phải đối mặt với thâm hụt hay thặng dƣ thanh khoản. Nếu ngân hàng càng tập trung nhiều vốn để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lời của nó càng thấp (các yếu tố khác không đổi). Vì vậy, làm thế nào để ngân hàng luôn đảm bảo đƣợc tính thanh khoản và không bị đọng vốn là vấn đề quan trọng trong quản lý thanh khoản. Vấn đề đặt ra cho ngƣời quản lý là cần phải lập kế hoạch cẩn thận cho vấn đề ở đâu, khi nào và bao nhiêu vốn thanh khoản có thể huy động? Nguyên tắc 2: Các ngân hàng thƣơng mại không đƣợc huy động vốn vƣợt quá khả năng cho phép so với vốn tự có của một ngân hàng. Để tránh xảy ra rủi ro trong quá trình thanh toán đối với tiền gốc và lãi của khách hàng, ngân hàng Nhà nƣớc thƣờng đƣa ra những quy định. Theo đó, ngân hàng thƣơng mại có thể đƣợc tự do hoạt động trong phạm vi cho phép. Hiện nay, theo luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các NHTM đƣợc phép huy động vốn không quá 20 lần vốn tự có và quỹ dự trữ của một ngân hàng. Tuân thủ theo nguyên tắc này cũng giúp các ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả, từ đó tạo thu nhập cho ngân hàng mà không dồn rủi ro về phía ngƣời gửi tiền. Để đứng vững trƣớc nền kinh tế thị trƣờng, các hoạt động của ngân hàng thƣơng mại nói chung và đặc biệt là hoạt động huy động vốn phải có thủ tục đơn giản, ngắn gọn, nhanh chóng. Có nhƣ vậy mới thu hút đƣợc lƣợng vốn tối đa và nhanh nhất đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Quy trình huy động vốn tại các ngân hàng thƣơng mại diễn ra theo xu thế ngày càng đơn giản càng tốt, bao gồm : - Trƣớc khi đƣa ra quyết định huy động vốn thì ngân hàng phải tính toán đƣợc số lƣợng vốn cần thiết phải huy động để tránh tình trạng ứ đọng vốn. Sau đó, ngân hàng quyết định xem xét lựa chọn hình thức vốn huy động phù hợp với điều kiện của ngân hàng, của địa phƣơng. - Trên cơ sở lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay tại chi nhá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050007843_0778_2003169.pdf
Tài liệu liên quan