Luận văn Huy động vốn và cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 5

1.1. Khái quát và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh 5

1.2. Huy động vốn và cho vay tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh 17

1.3. Kinh nghiệm và bài học về huy động và cho vay vốn tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 29

Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ 39

2.1. Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 39

2.2. Tình hình huy động vốn và cho vay tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 49

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ 80

3.1. Phương hướng huy động vốn và cho vay tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 80

3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn và cho vay tín dụng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

 

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5607 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Huy động vốn và cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vực nông nghiệp nông thôn, đồng thời hỗ trợ tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống QTDND; nguồn vốn này cũng rất quan trọng đối với hoạt động của hệ thống QTDND cơ sở của Tỉnh Thanh Hoá, vì đây là nguồn vốn vay thời gian dài hơn, lãi suất thấp hơn. Ngoài ra, QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá còn được nhận nguồn vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài với cơ cấu, số lượng, thời điểm khác nhau. 2.2.1.2. Số lượng, cơ cấu vốn huy động tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Tỉnh Thanh Hoá * Một là,vốn điều lệ: Qua số liệu ở Biểu 2.2 cho thấy vốn điều lệ tại các QTDND cơ sở trên địa bàn tăng trưởng khá, điều đó thể hiện quy mô hoạt động của các QTDND cơ sở ngày càng được mở rộng, uy tín đối với cộng đồng, với thành viên, từ đó thành viên mới tự nguyện tham gia góp vốn vào QTDND cơ sở ngày càng nhiều, mặt khác căn cứ quy định của NHNN là cho vay một khách hàng(thành viên) đối với QTDND cơ sở không được vượt quá15% vốn tự có (trong đó vốn điều lệ là chủ yếu) vì vậy đối với nguồn vốn điều lệ chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng nguồn vốn huy động nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô hoạt động của từng QTDND cơ sở. Kết quả huy động vốn điều lệ qua hàng năm như sau: Biểu 2.2: Số lượng và cơ cấu vốn điều lệ tại các QTDND cơ sở trên địa bàn ĐVT: Triệu đồng Năm Tổng số QTDND cơ sở Vốn điều lệ Vốn xác lập Vốn thường xuyên Tổng cộng Bình quân VĐL/QCS Tổng N.vốn hoạt động Tỉ lệ (VĐL/Tổng N/ vốn) (%) 1995 11 130 120 250 22.,7 1 404 17,8 1996 21 280 925 1.205 57,3 7 306 16,5 1997 22 480 1.415 1.895 86,1 14 231 13,3 1998 31 980 2.005 2.985 96,3 25 825 11,5 1999 31 1.060 2.068 3.128 100,9 35 676 8,7 2000 29 1.187 2.436 3.623 124,9 47 977 7,5 2001 29 1.380 3.274 4.654 160,4 61 381 7,6 2002 30 1.780 3.752 5.532 184,4 82 817 6,7 2003 30 2.054 4.472 6.526 217,5 119 364 5,5 2004 31 2.603 7.079 9.682 312,3 160 798 6,0 2005 32 3.151 9.833 12.984 405,7 227 892 5,7 2006 38 3.711 12.537 16.248 427,5 308 919 5,3 2007 40 4.080 16.737 20.817 520,4 419 831 5,0 T6/ 2008 42 6.527 15.312 21.839 520,0 451 374 4,8 Nguồn số liệu: Tổng hợp các báo cáo NHNN Thanh hoá về hoạt động QTDND cơ sở qua hàng năm. Năm 1996 chính thức các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá bắt đầu hoạt động năm tài chính, vì tháng 12 năm 1995 thì 11 QTDND cơ sở mới đồng loạt khai trương hoạt động. Đây là mô hình mới nhưng được sự chỉ đạo quản lý chặt chẽ của NHNN, hệ thống QTDND cơ sở hoạt động có bước phát triển ổn định và vững chắc, thể hiện số lượng QTDND cơ sở tăng, số thành viên tham gia ngày càng nhiều.Vốn điều lệ ngày càng tăng, một phần do số lượng thành viên đóng góp cổ phần xác lập, một phần thành viên tin tưởng góp vốn cổ phần thường xuyên để tham gia vào lĩnh vực kinh doanh tiền tệ ngân hàng với mục đích vừa là trách nhiệm vừa là thành viên tham gia xây dựng QTDND cơ sở, vừa là mục tiêu kinh tế, được hưởng lợi tức vốn góp từ kết quả kinh doanh hàng năm của QTDND cơ sở đem lại. Tính đến tháng 6 năm 2008 tổng số vốn điều lệ của 42 QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh là: 21.839 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 4,8% so với tổng nguồn vốn hoạt động. Tỷ lệ nguồn vốn này tuy thấp hơn so với các nguồn vốn khác nhưng có vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn, là một trong tiêu chí để đánh giá quy mô và bước phát triển của từng QTDND cơ sở trong từng giai đoạn. Qua số liệu tại Biểu 2.2 cho thấy vốn điều lệ của các QTDND cơ sở liên tục tăng theo hàng năm. Năm 1996, vốn điều lệ bình quân của một QTDND cơ sở trên địa bàn là:57.38 triệu chiếm 17,8% trên tổng nguồn vốn. Năm 2000, sau 5 năm bình quân là 124.93triệu/ QTDND cơ sở chiếm7,5 %/ tổng nguồn vốn huy động Năm 2007, bình quân vốn điều lệ: 520.42triệu/QTDND cơ sở chiếm 5%/tổng nguồn vốn hoạt động [26]. QTDND cơ sở có mức vốn điều lệ cao nhất là Quỹ Định Tường huyện Yên Định có số vốn điều lệ đến 30/6/2008 là 1.399 triệu đồng; QTDND cơ sở có vốn điều lệ thấp nhất là Quỹ Bình Minh huyện Như Xuân 148 triệu đồng [27]. Qua số liệu trên ta thấy bình quân vốn điều lệ QTDND cơ sở trên địa bàn hàng năm đều tăng, nhưng tỷ lệ so với tổng nguồn vốn hoạt động lại giảm vì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hoạt động QTDND tăng nhanh. Tuy nhiên tăng trưởng vốn điều lệ của một số QTDND cơ sở còn khiêm tốn vì những lý do khác nhau: - Thứ nhất, một số Quỹ có khả năng huy động và tăng trưởng vốn điều lệ nhưng các điều kiện khác để mở rộng hoạt động lại hạn chế vì tăng trưởng vốn điều lệ gắn với quy mô hoạt động được Đại hội thành viên quyết định, mà quy mô hoạt động không mở rộng thì chưa cần thiết để tăng vốn điều lệ. - Thứ hai, một số QTDND cơ sở mới thành lập uy tín và lòng tin đối với thành viên chưa thực sự được khẳng định, nên việc động viên thành viên góp vốn cũng còn gặp khó khăn. * Hai là,vốn huy động tiết kiệm tại chỗ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của QTDND cơ sở là huy động vốn tại chỗ để hỗ trợ thành viên vay và có trách nhiệm hoàn trả vốn, lãi cho người gửi đúng hạn. Bằng nhiều hình thức, trong các năm qua các QTDND cơ sở trên địa bàn đã tích cực động viên tuyên truyền và có nhiều biện pháp linh hoạt để tập trung khai thác nguồn vốn tại chỗ của dân cư. Tuỳ theo từng thời điểm nhưng nguồn vốn này thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nguồn vốn khác tại các QTDND cơ sở. Kết quả như sau: Biểu 2.3: Số lượng và cơ cấu huy động vốn tiết liệm tại các QTDND cơ sở trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá ĐVT: Triệu đồng Năm Tổng số QTDND cơ sở Vốn huy động tiết kiệm Tổng nguồn vốn hoạt động Tỷ lệ vốn huy động TK/Tổng nguồn vốn (%) Bình quân Vốn huy động/1 QCS 1996 21 4 379 7 306 60 208.5 1997 23 8 041 14 231 56.5 349.6 1998 31 13 266 25 825 51.3 427.9 1999 31 22 526 35 676 63.1 726.6 2000 29 31 416 47 977 65.5 1083.3 2001 29 37 438 61 381 61,0 1290.9 2002 30 45 794 82 817 55.3 1526.4 2003 30 64 993 119 364 54.5 2166.4 2004 31 86 686 160 798 53.9 2796.3 2005 32 111 025 227 892 48.7 3469.5 2006 38 165 378 308 919 53.5 4352.0 2007 40 242 050 419 831 57.6 6051.2 T6/2008 42 270 479 451 374 59,9 6440.0 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo hàng năm QTDND cơ sở với NHNN Thanh Hoá. Trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động của QTDND cơ sở đến tháng 6/2008 thì vốn huy động tiết kiệm tại chỗ đạt: 270.479 triệu đồng chiếm tỷ lệ 59,9 %/ tổng nguồn vốn hoạt động. Trong các năm qua mặc dù có nhiều khó khăn diễn biến phức tạp về thị trường tài chính ngân hàng nhưng QTDND cơ sở trên địa bàn đã có nhiều cố gắng, bằng nhiều biện pháp tích cực như: tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, đa dạng hoá các hình thức huy động, thực hiện chính sách khách hàng, chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt … nên công tác huy đông nguồn vốn tại chổ QTDND cơ sở trên địa bàn đã thu được những kết quả khả quan. Số liệu (Biểu 2.3) ta thấy bình quân số dư vốn huy động tại chỗ hàng năm của các QTDND cơ sở đều tăng. Điều này chứng tỏ rằng uy tín hoạt động QTDND cơ sở ngày càng được nâng lên. Có những thời điểm một số Quỹ nguồn vốn hoạt động bằng 100% từ nguồn vốn huy động tại chỗ và vốn góp của thành viên. Số liệu đến tháng 6/2008 , QTDND cơ sở có số dư huy động tiết kiệm cao nhất là Quỹ Định Tường huyện Yên Định 22.469 triệu đồng. Tổng nguồn vốn hoạt động là 36.115 triệu đồng, tỷ lệ vốn huy động tại chổ/ Tổng nguồn vốn hoạt động là 62,2% và một số Quỹ có số dư lớn như: Quỹ thị trấn Nga Sơn 17,5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 78,1%/ Tổng nguồn vốn; Quỹ Tân Ninh 12,3 tỷ chiếm tỷ lệ 79,85%/ Tổng nguồn vốn hoạt động… Bên cạnh đó vẫn còn một số QTDND cơ sở công tác huy động vốn tại chỗ còn gặp nhiều khó khăn, số dư tăng rất chậm như Quỹ Bình Minh huyện Như Xuân, có số dư 398 triệu đồng/3266 triệu đồng. Tỷ lệ vốn huy động tại chỗ/ Tổng nguồn vốn hoạt động là 12,1%. Đây là Quỹ có tỷ lệ vốn huy động thấp nhất so với tất cả các QTDND cơ sở trên địa bàn. Nguyên nhân do Quỹ hoạt động ở khu vực miền núi thuộc vùng khó khăn, kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí thấp. trình độ cán bộ hạn chế…. Ngoài ra còn một số Quỹ khác có số dư huy động tiết kiệm thấp như: Quỹ Tiến Nông, Quỹ Yên Phong, Quỹ Quảng Cát…, đây là các Quỹ mới được thành lập. Nhìn chung qua số liệu ở Biểu 2.3 cho thấy, cơ cấu nguồn vốn này hầu hết hàng năm đều chiếm tỉ lệ trên 50%/ tổng nguồn vốn hoạt động. Đây là nguồn vốn có tỉ lệ cao nhất so với các nguồn vốn khác. Như vậy QTDND cơ sở trên địa bàn đã thực hiện đúng mục tiêu của Đảng và Nhà nước là thành lập QTDND cơ sở nhằm tận dụng khai thác nguồn vốn tại chỗ của dân cư, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của thành viên trên địa bàn. * Ba là, nguốn vốn vay điều hoà và vốn vay từ QTDND trung ương QTDTW với tư cách là đầu mối của hệ thống QTDND thực hiện chức năng điều hoà nguồn vốn trong toàn hệ thống. Hiện nay có hơn 1000 QTDND cơ sở hoạt động trên cả nước, QTDTW làm nhiệm vụ điều hoà nguồn vốn từ QTDND cơ sở thừa vốn đến QTDND cơ sở thiếu vốn và cùng với các nguồn vốn huy động khác QTDTW đã tập trung để cho vay QTDND cơ sở với lãi suất thoả thuận, nhưng ở mức hợp lý. Nguồn vốn này còn gọi là nguồn vốn thoả thuận. Mục đích cho vay nguồn vốn thoả thuận là tạo điều kiện cho các QTDND cơ sở tăng khả năng hoạt động kinh doanh, khắc phục có hiệu quả khi các QTDND cơ sở tạm thời thiếu vốn, đáp ứng nhanh và hỗ trợ QTDND cơ sở những thời điểm thiếu vốn cho vay, vốn đảm bảo thanh toán, đáp ứng mùa vụ. Mức cho vay của QTDND cơ sở căn cứ vào nhu cầu, khả năng của QTDND cơ sở và những quy định của NHNN theo từng thời điểm, như hiện nay QTDND cơ sở có thời gian hoạt động dưới hai năm, mức cho vay cao nhất không vượt quá 70%, từ hai năm trở lên là 50% dư nợ hữu hiệu tại thời điểm đó. Số liệu cụ thể như sau: Biểu 2.4: Cơ cấu Nguồn vốn nhận điều hoà, vốn vay từ QTDTW của các QTDND cơ sở trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá ĐVT: Triệu đồng Năm Tổng số QTDND cơ sở Nhận vốn điều hoà (Vốn vay QTW ) (31/12) Tổng dư nợ cho vay thành viên (Số dư 31/12) Tỷ lệ vốn QTDTW/ Tổng dư nợ (% ) Ghi Chú 1996 21 1.467 6.975 21,0 1997 23 3.663 13.227 27,7 1998 31 8.147 24.202 33,6 1999 31 7.352 33.325 21,9 2000 29 8.879 44.780 19,8 2001 29 14.434 57.359 25,1 2002 30 24.938 77.666 32,1 2003 30 38.756 110.023 35,2 2004 31 51.266 150.053 34,1 2005 32 83.369 213.614 39,0 2006 38 99.035 287.290 34,4 2007 40 118.293 390.708 30,2 30/06/2008 42 125.100 413.785 30,2 Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động QTDND cơ sở qua hàng năm (1996 - 2008) NHNN Thanh Hoá. Tỉ lệ vốn điều hoà, vốn vay QTDTW tại các QTDND cơ sở trên địa bàn có xu hướng giảm dần khi nguồn vốn huy động tại chỗ tăng lên. Tỷ lệ bình quân cơ cấu nguồn vốn này chiếm trung bình là 30%/ Tổng nguồn vốn hoạt động. Đây là nguồn vốn thường rất linh hoạt đáp ứng, hỗ trợ QTDND cơ sở hoạt động. Đặc biệt là hỗ trợ kịp thời trong giai đoạn mùa vụ, đảm bảo chi trả đối với khách hàng và thành viên. - Trong nguồn vốn vay từ QTDTW (Biểu 2.4) có nguồn vốn vay từ các dự án. QTDND cơ sở thông qua QTDTW để tham gia vào các dự án vay lại của Chính phủ, của Ngân hàng phát triển Châu á. Hầu hết mục tiêu của dự án là hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, sản xuất ở khu vực nông nghiệp nông thôn, nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời hỗ trợ tăng cường nặng lực hoạt động của hệ thống QTDND. Kết quả QTDND cơ sở tham gia dự án như sau: Biểu 2.5: Nguồn vốn vay từ các dự án tại QTDND cơ sở trên địa bàn (Số liệu đến 31/12/2007) ĐVT: Triệu đồng STT Tên dự án Số QTDTW cơ sở tham gia Số tiền vay dự án Bình quân vay DA/Quỹ cơ sở Tỉ lệ vốn dự án/Tổng só tiền đi vay QTW (%) 1 Dự án, 1802 tài chính DN nông thôn 24 22.100 920,8 5.65 2 Trồng cây ăn quả 1781 8 2.500 312,5 0.64 3 Vốn ICO 19 7.000 368,4 1.80 4 ADB 1457 40 3.700 92,5 0.95 Tổng số 35.300 882,5 9.0 Nguồn: Báo cáo số liệu cho vay vốn dự án đối với QTDND cơ sở, QTDTW- chi nhánh Thanh Hoá đến 31/12/2007. Qua thực tế số liệu đến 31/12/2007, tổng số tiền QTDND cơ sở trên địa bàn vay từ các nguồn vốn dự án là 35,3 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 9% so với tổng số vốn đi vay từ QTDTW. Hầu hết các nguồn vốn trên, thời hạn vay vốn đều là 60 tháng, đây là nguồn vốn tuy ít nhưng có thời gian sử dụng vốn dài, ổn định tại các QTDND cơ sở. Mặt khác lãi suất thường là thấp hơn các loại vốn vay khác. Nhìn chung nguồn vốn vay từ các dự án đối với QTDND cơ sở có nhiều ưu việt và rất thuận lợi trong hoạt động. Tuy nhiên việc khai thác nguồn vốn này, các QTDND cơ sở chưa chủ động được mà còn phải phụ thuộc vào QTDND Trung ương. 2.2.1.3. Chất lượng hoạt động huy động vốn tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn Nhìn chung chất lượng hoạt động huy động vốn tại QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong các năm qua tương đối tốt. Thành công là huy động vốn tiết kiệm dân cư. ở những nơi có QTDND cơ sở hoạt động đã tận dụng được cơ bản nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, từ những món rất nhỏ đến những khoản tiền nhàn rỗi khác, vì QTDND cơ sở gần dân, sát dân, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của dân, động viên, tuyên truyền kịp thời, nên thu hút nguồn vốn tại địa bàn thuận lợi hơn. Mặt khác, QTDND cơ sở có lợi thế trong việc nắm bắt nhanh nhất chu kỳ đầu tư vốn và thời gian thu hồi vốn của thành viên, của khách hàng và hơn ai hết là hiểu rõ tâm tư của họ nên việc động viên thu hút vốn nhàn rỗi thuận lợi hơn. Chính vì vậy trong các năm qua QTDND cơ sở trên địa bàn đã phát huy thế mạnh của mình, đồng thời giữ được lòng tin đối với thành viên và khách hàng nên đã thu được kết quả khả quan (số liệu Biểu 2.3). Chất lượng huy động vốn góp điều lệ, tuy có một số QTDND cơ sở vẫn có những khó khăn nhất định, nhưng đánh giá chung về chất lượng huy động vốn góp điều lệ tốt, vì do tính chất ưu việt của hoạt động QTDND là tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, dân chủ... nên thành viên của QTDND cơ sở rất có ý thức trách nhiệm đối với kế hoạch, phương hướng hoạt động của QTDND cơ sở và sẵn sàng góp vốn để QTDND cơ sở hoạt động đem lại lợi ích chung của thành viên. Các nguồn vốn huy động khác ở mức độ bình thường, tuy nhiên còn nhiều khó khăn nhất định (được đề cập ở phần sau). 2.2.2. Thực trạng cho vay tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn 2.2.2.1. Thực trạng về các hình thức và quy trình cho vay tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá * Hình thức cho vay: Cho vay ở QTDND cơ sở tỉnh Thanh Hoá được thực hiện theo tiêu thức khác nhau với 4 loại hình chủ yếu sau: Một, căn cứ vào thời hạn cho vay, gồm có: - Thứ nhất, cho vay ngắn hạn: bao gồm các khoản cho vay có thời gian từ 12 tháng trở xuống, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn hạn của thành viên trên địa bàn. - Thứ hai, cho vay trung hạn: bao gồm các khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm đối với nhu cầu của khách hàng đầu tư TSCĐ, cải tiến thiết bị, những dự án đầu tư sản xuất có quy mô vừa và nhỏ thu hồi vốn nhanh. - Thứ ba, cho vay dài hạn: Với quy định các khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm nhằm đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của thành viên, hầu như QTDND cơ sở trên địa bàn chưa triển khai và chưa thực hiện loại hình này. Hai, căn cứ vào tài sản đảm bảo: Theo tiêu thức này hoạt động cho vay trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá bao gồm: - Một là, cho vay không có tài sản đảm bảo: Hệ thống QTDND cơ sở trên địa bàn cũng cho vay không có đảm bảo chiếm tỷ lệ tương đối cao, vì đối tượng vay vốn là thành viên của quỹ và ở ngay trên địa bàn. - Hai là, cho vay có tài sản đảm bảo: QTDND cơ sở trên địa bàn cho vay thành viên đòi hỏi phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Ba là, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Theo tiêu thức này hoạt động cho vay của QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá bao gồm: - Một là, cho vay sản xuất lưu thông hàng hoá với thành viên sử dụng nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá. - Hai là, cho vay tiêu dùng: QTDND cơ sở cho thành viên vay với mục đích mua sắm nhà cửa, phương tiện đi lại, đồ dùng gia đình… Bốn là, căn cứ cho vay theo ngành nghề kinh tế: QTDND cơ sở cho thành viên vay để sử dụng vốn vào mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp, hoặc phát triển ngành nghề, kinh doanh thương mại, dịch vụ, tiêu dùng… * Quy trình cho vay của QTDND cơ sở trên địa bàn Thanh Hoá: Trên địa bàn Thanh Hoá, các QTDND cơ sở thực hiện quy trình cho vay vốn đúng quy định với các trình tự sau: Quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập trong thẩm định của từng cá nhân; phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay, việc quyết định cho vay được dựa trên cơ sở tính khả thi, tính hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh là chủ yếu. Quy trình nghiệp vụ cho vay được áp dụng cho tất cả các loại hình cho vay, bao gồm cho vay ngắn hạn, cho vay đối với các tổ chức kinh tế, cho vay có đảm bảo bằng tài sản và cho vay không có đảm bảo bằng tài sản. Trình tự thực hiện các bước tiến hành trong quá trình cấp tín dụng: Từ khi nhận hồ sơ, kiểm tra thẩm định, quyết định cho vay đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng thường được chia thành từng giai đoạn bao gồm: . Quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay . Quy trình phát triển tiền vay . Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay . Quy trình thu hồi nợ vay Trong mỗi quy trình được phân định rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo tham gia xét duyệt cho vay. Cụ thể là: a. Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt cho vay Giai đoạn này được thực hiện theo quy định gồm có 3 bước sau: + Thứ nhất: Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng. Cán bộ tín dụng của QTDND cơ sở phổ biến cho thành viên về chính sách cho vay của QTDND cơ sở và xem xét các điều kiện của thành viên vay vốn có thể đáp ứng được như: hình thức đảm bảo, thời hạn, lãi suất, điều kiện ràng buộc…., hướng dẫn thành viên lập hồ sơ vay vốn đầy đủ và đúng quy định hiện hành của pháp luật và của QTDND cơ sở. Hồ sơ vay vốn gồm: . Đơn xin vay và các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của thành viên.( Nếu là pháp nhân) . Tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của thành viên. . Dự án/ phương án vay vốn . Tài sản đảm bảo tiền vay. + Thứ hai: Thẩm định cho vay Đây là khâu quan trọng nhất trong quy trình cho vay, nếu bước thẩm định này làm tốt thì hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cho QTDND cơ sở và thành viên. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện bước này: Tức là cán bộ tín dụng thẩm tra lại các thông tin về thành viên dựa trên hồ sơ mà thành viên đã cung cấp và các nguồn thông tin khác. Kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ, tài liệu của thành viên cung cấp; khảo sát thực tế. Cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định và kiến nghị cho vay hay không cho vay, nếu cho vay thì phải rõ số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất….. Nếu không cho vay thì nêu rõ lỹ do. +Thứ ba: Quyết định cho vay. Giám đốc QTDND cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện bước này. Sau khi xem xét tờ trình thẩm định và hồ sơ vay vốn, giám đốc có thể đồng ý hay từ chối cho vay hoặc yêu cầu tái thẩm định, bổ sung kiểm tra lại thông tin. Nếu từ chối cho vay phải nêu rõ lý do. Nếu khoản vay vượt mức phán quyết (đối với giám đốc) thì phải đưa ra hội đồng tín dụng theo quy định hiện hành. Thực hiện quyết định cho vay: Căn cứ quyết định của giám đốc, cán bộ tín dụng triển khai cho vay hay không cho vay hoặc tái thẩm định, bổ sung, kiểm tra lại thông tin. Giai đoạn 2: Quy trình phát triển tiền vay Cán bộ tín dụng hướng dẫn thành viên thực hiện các thủ tục nhận tiền vay như: Lập giấy nhận nợ, cung cấp các giấy tờ chứng minh về việc sử dụng vốn vay, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ trước khi trình giám đốc ký giải ngân. Giai đoạn 3: Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay Cán bộ tín dụng của QTDND cơ sở trên địa bàn phải chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với từng khoản vay và với hợp đồng tín dụng, lập biên bản kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay. Giai đoạn 4: Quy trình thu hồi nợ vay Tối thiểu trước 10 ngày đến hạn trả nợ, cán bộ tín dụng của QTDND cơ sở thông báo cho thành viên về thời hạn trả nợ, số nợ thành viên phải trả và trao đổi thêm thông tin với thành viên để nắm bắt cụ thể về khả năng trả nợ đến hạn của khách hàng. Trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan, thành viên phải có giấy đề nghị QTDND cơ sở trước ngày đến hạn, đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ. Cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra thực tế và có ý kiến đề nghị giám đốc cho gia hạn theo quy định hiện hành. Nếu thành viên có nguồn trả nợ, cán bộ tín dụng bám sát các nguồn thu và đôn đốc thành viên trả nợ đúng hạn. Chuyển nợ quá hạn: Quá ngày đến hạn trả nợ theo hợp đồng tín dụng, nếu thành viên không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ và không được QTDND cơ sở chấp thuận cho gia hạn nợ gốc hoặc nợ lãi thì phải chuyển toàn bộ số dư nợ gốc thực tế còn lại của hợp đồng tín dụng sang nợ quá hạn [12]. 2.2.2.2. Thực trạng về số lượng, cơ cấu cho vay tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn Nguồn vốn của QTDND cơ sở chủ yếu là cho vay thành viên, đây là nghiệp vụ cơ bản của QTDND cơ sở. Hình thức cho vay chủ yếu là tập trung cho vay ngắn hạn, trừ những nguồn vốn dự án. Do tính chất và đặc điểm hoạt động của QTDND, khách hàng vay vốn là thành viên của QTDND cơ sở nên hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm tỉ lệ cao so với tổng dư nợ, số lượng hàng năm tăng nhanh. Biểu 2.6 thể hiện điều này. Biểu 2.6: Kết quả cho vay hàng năm tại các QTDND cơ sở trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá ĐVT: Triệu đồng Năm Tổng số QTDND cơ sở Doanh số cho vay Số lượng thành viên vay (lượt ) Dư nợ thành viên Bình quân Dư nợ/1 quý 1996 21 12.906 6.417 6.975 332 1997 23 23.201 10.947 13.227 575 1998 31 43.615 15.626 24.202 780 1999 31 57.420 17.199 33.325 1.075 2000 29 69.365 17.383 44.780 1.544 2001 29 80.193 17.241 57.359 1.977 2002 30 104.393 18.706 77.666 2.588 2003 30 146.277 20.816 110.023 3.667 2004 31 203.737 22.587 150.053 4.840 2005 32 287.108 26.681 213.614 6.675 2006 38 393.831 30.637 287.290 7.560 2007 40 551.099 30.053 390.708 9.767 30/06/2008 42 273.127 14.190 413.785 9.852 Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động QTDND cơ sở - NHNN tỉnh Thanh Hoá. Kết quả trên cho thấy từ năm 1996 (Tức là từ khi các QTDND cơ sở trên địa bàn ra đời hoạt động đến nay) doanh số cho vay tăng trưởng liên tục, năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt từ khi thực hiện chỉ thị 57 CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị và Quyết định số 135/2000/QĐ-TTg ngày 28/11/2000 của Thủ tướng Chính Phủ về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND đến nay thì tốc độ phát triển của QTDND cơ sở nhanh, chất lượng hoạt động tốt hơn, tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm đạt tỷ lệ cao so với mức bình quân chung của các Ngân hàng Thương mại. * Trong cơ cấu nguồn vốn cho vay chủ yếu là tập trung cho vay ngắn hạn, thể hiện ở số liệu Biểu 2.7 như sau: Biểu 2.7: Cơ cấu cho vay theo thời gian tại các QTDND cơ sở trên địa bàn Đơn vị: tỷ đồng Cơ cấu cho vay Năm 1996 Năm 2000 Năm 2005 T6/2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng dư nợ Trong đó: - Cho vay ngắn hạn - Cho vay trung hạn 6,975 6,975 100 0 44,780 42,093 2,687 94,0 6,0 213,614 181,214 32,400 84,8 15,2 413,7 365,9 47,8 88,4 11,6 Nguồn: báo cáo tổng hợp hoạt động QTDND cơ sở - NHNN tỉnh Thanh Hoá. * Cơ cấu cho vay theo ngành nghề: Do đặc thù QTDND cơ sở hoạt động chủ yếu ở vùng nông nghiệp, nông thôn nên tỷ trọng cho vay chủ yếu là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Biểu 2.8: Cơ cấu cho vay theo ngành nghề tại các QTDND cơ sở trên địa bàn Đơn vị:Tỷ đồng STT Cơ cấu cho vay 1996 2000 2005 2008 Số tiền Tỉ lệ/tổng dư nợ (%) Số tiền Tỉ lệ/tổng dư nợ (%) Số tiền Tỉ lệ/tổng dư nợ (%) Số tiền Tỉ lệ/tổng dư nợ (%) 1 Sản xuất NN 5,2 75,2 31,5 70,5 127,5 59,7 229,2 55,4 2 Thuỷ sản 0,24 3,5 0,98 2,2 5,3 2,5 11,5 2,8 3 Thương nghiệp 0,42 6,1 3,5 7,9 17,5 8,2 39,8 9,62 4 DV các nhân và cộng đồng 1,11 15,2 8,8 19,4 63,3 29,6 133,2 32,18 Nguồn: Báo cáo hoạt động QTDND cơ sở năm 1996, 2000, 2005, tháng 6/2008 chi nhánh NHNN Thanh Hoá. Qua số liệu trên ta thấy cơ cấu cho vay theo ngành nghề tại các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá chủ yếu là cho vay sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng dư nợ, nhưng đồng thời tỉ lệ cũng giảm dần theo từng giai đoạn vì: xuất phát từ nhu cầu cuộc sống của thành viên và nhu cầu phát triển ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, các dịch vụ ngày càng phát triển, đời sống của thành viên được nâng lên nên nhu cầu mua sắm, xây dựng... ngày càng tăng, vì vậy cơ cấu đầu tư nguồn vốn thương nghiệp dịch vụ tăng lên, tuy nhiên vẫn chiếm tỉ trọng thấp hơn so với đầu tư sản xuất nông nghiệp. 2.2.3 Đánh giá chung về huy động vốn và cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2.2.3.1. Đáng giá kết quả về huy độn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docBia.doc
Tài liệu liên quan