Chi nhánh Hà nội được thành lập theo Quyết định số2306/QĐ-QP ngày 19
tháng 12 năm 1996 của Bộtrưởng BộQuốc phòng, là đơn vịtrực thuộc Công ty
Đông bắc, hạch toán phụthuộc.
Trụsổ đóng tại: 34A Trần Phú – Ba Đình – Hà Nội.
Từkhi thành lập, Chi nhánh Hà nội trực thuộc Công ty Đông bắc, Tổng cục
Công nghiệp Quốc phòng & Kinh tế– BộQuốc phòng. Đến tháng 7 năm 2002
Công ty Đông Bắc chuyển sang Tổng cục Hậu cần – BộQuốc Phòng quản lý vềtổ
chức, nhân sự, vềhoạt động, cơchếtổchức SXKD.
Hoạt động của Chi nhánh Hà nội được xác định trong đăng ký kinh doanh số
06471 ngày 03 tháng 02 năm 1997 do SởKếhoạch đầu tưHà nội cấp. Trong đó
ngành nghềkinh doanh bao gồm:
- Khai thác và Kinh doanh Than
- Chếbiến và kinh doanh chất đốt từThan
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1912 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Chi nhánh Hà Nội - Công ty Đông Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à người bán.
Theo thông tư số 100( 1998/ TT-BTC) quy định:
11
Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp kháu trừ thì
doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền hàng cung ứng dịch vụ( chưa có thuế GTGT)
bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán( nếu có) mà cơ sở kinh doanh
thu được.
Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì
doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ tính theo giá
thanh toán( giá có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán(
nếu có ) mà cơ sở kinh doanh thu được.
Chứng từ: Các chứng từ kế toán để phản ánh doanh thu gồm: hoá đơn thuế
GTGT, hoá đơn bán hàng, hợp đồng kinh tế, hoá đơn đặc thù, phiếu thu, giấy báo
có, các chứng từ khác có liên quan.
Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh doanh thu kế toán sử dụng TK 511- doanh thu bán hàng và TK
512 - doanh thu bán hàng nội bộ. Kết cấu:
Bên nợ: - Các khoản điều chỉnh giảm doanh thu( thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế
xuát khẩu; hàng bán bị trả lại; giảm giá hàng bán)
- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911- xác định kết quả kinh
doanh
Bên có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ của cơ sở kinh
doanh thực hiện trong kỳ.
Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh
thu bán hàng là toàn bộ tiền hàng, cung ứng dịch vụ( chưa có thuế GTGT) bao gồm
phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà đơn vị được hưởng.
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh
thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán hàng, cung ứng dịch vụ (cả phụ thu và phí thu
thêm nếu có) mà doanh nghiệp được hưởng (tổng giá thanh toán gồm cả thuế
GTGT)
TK 511,TK 512 không có số dư cuối kỳ.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 111, TK 112,
TK 131, TK531, TK 532. ( Xem sơ đồ 5 )
12
Cách hạch toán:
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Bán buôn qua kho: căn cứ vào hoá đơn GTGT của hàng xuất bán kế toán
phản ánh doanh thu và thuế GTGT phải nộp.
Nợ TK 111, 112, 131: nếu khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
Có TK 511: doanh thu bán hàng
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: cách hạch toán doanh
thu tương tự như bán buôn qua kho.
Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán( bán hộ hay xuất
khẩu uỷ thác). Sau khi giao hàng, doanh thu là số hoa hồng hoặc phí uỷ thác được
hưởng:
Nợ TK 111, 112, 131: nếu khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
Có TK 511: hoa hồng hoặc phí uỷ thác được hưởng
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Bán lẻ: Căn cứ vào phiếu bán hàng, giấy nộp tiền hàng lập vào cuối ngày
hoặc cuối ca bán hàng kế toán ghi doanh thu bán hàng và thuế GTGT phải nộp:
Nợ TK 111, 112: tiền bán hàng
Có TK 511: doanh thu bán hàng
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Bán hàng giao đại lý: khi bên đại lý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
tiền hàng kế toán phản ánh doanh thu như sau:
Nợ TK: 111,112,131: nếu khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
Có TK 511: doanh thu bán hàng
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Hàng nhận bán hộ( nhận làm đại lý): hàng hoá bán hộ không thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp nên kế toán phản ánh vào TK 003- hàng nhận bán hộ, nhận
ký gửi. Doanh thu ở đây chỉ là phần hoa hồng hoặc chi phí uỷ thác được hưởng.
Khi nhận hàng gửi bán kế toán ghi: Nợ TK 003, khi bán được hàng kế toán ghi: có
TK 003. Đồng thời phản ánh doanh thu:
13
Nợ TK 111, 112, 131: nếu khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
Có TK 331: số tiền phải trả cho bên giao bán hộ
Có TK 511: hoa hồng được hưởng
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Bán hàng trả góp: doanh thu là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT
Khi xuất bán hàng hoá kế toán phản ánh doanh thu như sau:
Nợ TK 111: số tiền thu một lần
Nợ TK 131: số tiền còn phải thu
Có TK 511: doanh thu bán hàng
Có TK 711: thu thập hoạt động tài chính
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp( tính trên giá bán thu tiền ngay)
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Được phản ánh tương tự như doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ nhưng TK 511 phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán
bao gồm cả thuế GTGT phải nộp.
Nợ TK 111, 112, 131: nếu khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
Có TK 511: doanh thu bán hàng (gồm cả thuế GTGT phải nộp)
Trường hợp cung cấp hàng hoá trong nội bộ doanh nghiệp thì cách hạch toán
doanh thu tương tự như trên nhưng phải sử dụng TK 512 để phản ánh doanh thu
bán hàng nội bộ.
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hạch
toán:
Nợ TK 111, 112, 136: nếu khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
Có TK 512: doanh thu bán hàng nội bộ( gồm cả thuế GTGT phải nộp)
Chú ý: nếu hàng bán thu bằng ngoại tệ thì khi lên doanh thu phải quy ra
đồng Việt Nam theo tỷ giá mà ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời
điểm ghi nhận doanh thu. Trường hợp doanh nghiệp ghi theo giá hạch toán thì
chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và được hạch toán vào TK 413- chênh lệch tỷ giá.
( Xem sơ đồ 6 và 7)
2.5 Các khoản giảm trừ doanh thu
14
Hàng bán bị trả lại: là giá trị của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ đã
tiêu thụ bị khách hàng trả lại do những nguyên nhân vi phạm cam kết, vi phạm hợp
đồng kinh tế: hàng hoá bị kếm phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
Kết cấu Tk 531: hàng bán bị trả lại
Bên nợ: trị giá vốn hàng bán bị trả lại, đã trả tiền cho người mua hoặc tính
trừ vào nợ phải thu của khách hàng vè số hàng hoá đã bán ra.
Bên có: kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả lại vào TK 511- doanh thu bán
hàng hoặc TK 512- doanh thu bán hàng nội bộ để xác định doanh thu thuần trong
kỳ.
Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ được người bán chấp nhận một cách
đặc biệt do hàng bán ra kém phẩm chất, không đúng quy cách quy định trên hợp
đồng
TK 532- giảm giá hàng bán.
Bên nợ: các khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho khách hàng
Bên có: kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang TK 511
Thuế tiêu thụ đặc biệt: TK 3332
Bên nợ: thuế TTĐB được giảm trừ, được hoàn vào kỳ sau hoặc được miễn
đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt không còn khả năng nộp (do gặp tai nạn bất ngờ,
mất khả năng kinh doanh)
Số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ngân sách nhà nước
Bên có: số thuế tiêu thụ dặc biệt phải nộp
Số dư bên có: số thuế tiêu thụ đặc biệt còn phải nộp
Thuế xuất khẩu: TK 3333
Bên nợ: Số thuế xuất khẩu được hoàn vào số thuế xuất khẩu phải nộp kỳ sau
Số thuế xuất khẩu đã nộp
Bên có: Số thuế xuất khẩu phải nộp
Số dư bên có: Số thuế xuất khẩu còn phải nộp
Riêng khoản chiết khấu bán hàng( áp dụng cho khách hàng thanh toán trước
hoặc trong thời hạn) không được coi là khoản giảm trừ doanh thu mà tính vào chi
15
phí hoạt động tài chính( TK 811- số tiền chiết khấu cho khách hàng), kế toán hạch
toán như sau:
Nợ TK 811: Số tiền chiết khấu cho khách hàng
Có TK 131: Nợ phải thu hoặc thanh toán bằng tiền cho khách hàng.
(Xem sơ đồ 8 )
2.6 Cách xác định kết quả bán hàng
Khái niệm kết quả bán hàng:
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải tính được kết quả kinh doanh
trên cơ sở so sánh giữa doanh thu và các khoản chi phí của hoạt động
Kết quả bán hàng là kết quả bán hàng cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh
doanh và các hoạt động khác của doanh nghiêp sau một thời kỳ nhất định, biểu
hiện bằng số tiền lãi hoặc lỗ.
Kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá( lãi thuần) được tính bằng cách so sánh
giữa một bên là doanh thu thuần với một bên là giá vốn hàng bán, cho phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp biểu hiện qua chỉ tiêu lỗ (lãi) về tiêu thụ.
Nội dung: kết quả bán hàng (hay còn gọi là lãi thuần của hoạt động tiêu thụ)
là việc so sánh giữa một bên là doanh thu thuần của hoạt động tiêu thụ với một bên
là giá bán hàng tiêu thụ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ
cho hàng bán ra.
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ doanh thu.
Việc xác định kết quả tiêu thụ được tiến hành vào cuối tháng, cuối quý, cuối
năm tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị.
Chứng từ: các chứng từ gốc của nghiệp vụ xác định kết quả tiêu thụ hàng
hoá và các chứng từ kế toán được lập vào cuối tháng trên cơ sở cộng dồn các số
liệu tính toán và phân bổ để kết chuyển vào TK 911
Tài khoản sử dụng: TK 911- xác định kết quả kinh doanh.
Lãi thuần của
hoạt động
=
Doanh thu
thuần - -
Giá vốn
hàng bán
Chi phí bán hàng, Chi phí
quản lý doanh nghiệp
16
Bên nợ:- Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ trong
kỳ
- Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, hoạt động bất thường
- Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ
- Thực lãi về hoạt động kinh doanh trong kỳ
Bên có: - kết chuyển doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ
trong kỳ, thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ.
TK 911 không có số dư cuối kỳ.
( Xem sơ đồ 9)
17
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRỰC TIẾP TẠI
CHI NHÁNH HÀ NỘI THUỘC CÔNG TY ĐÔNG BẮC
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÔNG TY
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Chi nhánh Hà nội được thành lập theo Quyết định số 2306/QĐ-QP ngày 19
tháng 12 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, là đơn vị trực thuộc Công ty
Đông bắc, hạch toán phụ thuộc.
Trụ sổ đóng tại: 34A Trần Phú – Ba Đình – Hà Nội.
Từ khi thành lập, Chi nhánh Hà nội trực thuộc Công ty Đông bắc, Tổng cục
Công nghiệp Quốc phòng & Kinh tế – Bộ Quốc phòng. Đến tháng 7 năm 2002
Công ty Đông Bắc chuyển sang Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc Phòng quản lý về tổ
chức, nhân sự, về hoạt động, cơ chế tổ chức SXKD.
Hoạt động của Chi nhánh Hà nội được xác định trong đăng ký kinh doanh số
06471 ngày 03 tháng 02 năm 1997 do Sở Kế hoạch đầu tư Hà nội cấp. Trong đó
ngành nghề kinh doanh bao gồm:
- Khai thác và Kinh doanh Than
- Chế biến và kinh doanh chất đốt từ Than
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng
- Khai thác khoáng sản, xây lắp mỏ, xây dựng Giao thông và cơ sở hạ tầng
- Xuất nhập khẩu sản phẩm Vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất, các mặt hàng
Công ty được phép sản xuất.
- Vận tải (Than) đường Thuỷ, đường bộ
Theo quyết định số 1482/QĐ - TTT ngày 16/08/2004 của Tổng giám đốc
Tổng công ty Than Việt nam, Chi nhánh Hà nội là đơn vị chế biến kinh doanh
than.
Địa bàn hoạt động của chi nhánh trải dài khắp các tỉnh trong cả nước .
18
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CHI NHÁNH HÀ NỘI
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh
Mô hình tổ chức của Chi nhánh Hà Nội được sắp xếp như sau:
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Chi nhánh
*Giám Đốc Chi nhánh: Là người trực tiếp điều hành Chi nhánh có toàn quyền
quyết định mọi hoạt động kinh doanh sao cho có hiệu quả và là người chịu trách
nhiệm trước pháp luật, trước toàn thể công nhân viên trong công ty. Trực tiếp ký
kết các hợp đồng kinh tế, điều hành quản lý Chi nhánh ...
*Phó Giám Đốc: Giúp việc cho Giám đốc có Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
và Phó giám đốc phụ trách về chính trị. Phó Giám Đốc Chi nhánh được phân công
phụ trách một hoặc một số lĩnh vực và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực
mình đảm nhiệm.
*Phòng Kế hoạch-Kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh chung cho
toàn chi nhánh và phân bổ kế hoạch kinh doanh cho từng đội, theo dõi thực hiện kế
hoạch, giao dịch đối ngoại và phụ trách các thiết bị công nghệ thông tin. Ngoài ra
Giám đốc
Phó giám đốc
Kinh doanh
Phó giám đốc
chính trị
Phòng
KH
KD
Phòng
Giao
nhận
Phòng
TC
KT
Ban
LĐ-TL
Ban
VTXM
AT
Ban
CT
HC
Đội chế biến và
tiêu số 73
Đội chế biến và
tiêu số 74
Đội chế biến và
tiêu số 75
19
phòng còn có nhiệm vụ tổng hợp tình hình hàng tồn kho hàng tuần để lập báo cáo
trình lên giám đốc về tình hình kinh doanh của chi nhánh.
*Phòng giao nhận hàng hoá : Thực hiện đúng mọi quy định pháp lý của cấp trên
về giao nhận, vận chuyển than, nhận kế hoạch và giấy giới thiệu các đơn vị bán
hàng để làm thủ tục đăng ký nhận hàng.
*Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ quản lý tài chính, tổ chức công tác hạch
toán kế toán, làm công tác kiểm tra kiểm soát việc thực hiện các chế độ quản lý
kinh tế, lập báo cáo quyết toán phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh theo định ký.
Chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động tài chính của Chi nhánh.
*Ban lao động tiền lương: Là ban tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong công
tác quản lý lao động, bảo hộ lao động của Chi nhánh, thực hiện các chính sách của
Nhà nước và Quân đội đối với người lao động tại đơn vị.
*Ban vật tư xe máy an toàn: Là ban giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản
lý, sử dụng vật tư, xe máy, thiết bị phục vụ sản xuất và kinh doanh và công tác an
toàn cho người lao động cũng như thiết bị máy móc, vật tư, hàng hoá, tài sản của
đơn vị.
*Ban chính trị - hành chính: Là ban giúp việc cho lãnh đạo Chi nhánh trong công
tác Đảng,công tác chính trị. Chịu trách nhiệm trong công tác hành chính, văn thư,
hậu cần và công tác bảo vệ trong cơ quan văn phòng Chi nhánh.
*Các đội chế biến và tiêu thụ: Là bộ phận trực tiếp làm nhiệm vụ chế biến tiêu thụ
than thực hiện các hoạt động kinh doanh than của Chi nhánh.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Chi nhánh Hà Nội
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng
K.T
Tổng
Hợp
K.T
tập hợp
chi phí và
tính giá
thành
K.T
TSCĐ
kiêm
kế toán
vật tư
Thủ
Quỹ
K.T
t.toán
công
nợ
KT
tiền
lương
20
Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính kế toán như sau:
*Kế toán trưởng: có chức năng giúp Giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện
toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê, thông tin, kinh tế và hạch toán củachi
nhánh Công ty theo các quy định của Nhà nước và Quân đội, đồng thời thực hiện
tốt việc kiểm tra, kiểm soát đối với mọi hoạt động của đơn vị.
*Kế toán tổng hợp: kiểm tra, tổng hợp toàn bộ hoạt động kế toán của đơn vị vào sổ
tổng hợp lập báo cáo kế toán định kỳ theo chế độ quy định.
*Kế toán lương và các khoản trích theo lương: theo dõi việc trích và nộp BHXH,
BHYT, KPCĐ đúng quy định tính đúng, thanh toán đủ tiền lương BHXH cho công
nhân viên trong công ty.
*Kế toán TSCĐ kiêm kế toán vật tư: Kế toán TSCĐ lập và theo dõi TSCĐ toàn
chi nhánh, phân loại theo nguồn vốn đầu tư, theo từng đơn vị sử dụng. Nắm chắc,
phản ánh kịp thời tình hình biến động tăng giảm TSCĐ của từng bộ phận, từng đơn
vị sử dụng và tính khấu hao TSCĐ.
Kế toán vật tư: chịu trách nhiệm kiểm tra thủ tục, chứng từ nhập kho, xuất kho
vật tư nguyên liệu, xác định tồn kho về số lượng và giá trị. Theo dõi cập nhật và
lập báo cáo về nợ phải thu, nợ phải trả đối với từng khách hàng.
*Kế toán thanh toán, công nợ:
- Kế toán thanh toán: theo dõi toàn bộ công tác hạch toán bao gồm thanh toán
tiền mặt, tiền gửi NH, kiểm tra các chứng từ thanh toán, chịu trách nhiệm
cập nhập số liệu và cung cấp kịp thời những thông tin thuộc lĩnh vực được
giao, phụ trách cho Giám đốc và kế toán trưởng Chi nhánh.
- Kế toán công nợ: theo dõi các khoản phải thu, phải trả của khách hàng. Hàng
quý đối chiếu công nợ, xác nhận công nợ, lập báo cáo trình kế toán trưởng
và giám đốc chi nhánh để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Kế toán viên tại các đội chế
biến và tiêu thụ
21
*Thủ quỹ: chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và giám đốc Chi nhánh về việc
quản lý tiền mặt VN, tiền mặt ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý và các giấy tờ khác như:
trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu, TTD.... của Chi nhánh.
*Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại
chi phí sản xuất, chi phí bán hàng theo các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã
được xác định của Chi nhánh.
*Kế toán tại các đội trực thuộc chi nhánh: lập các chứng từ kế toán phát sinh tại
các đơn vị, tính lương hàng tháng lập các báo cáo gửi về phòng kế toán tài vụ chi
nhánh theo mẫu biểu quy định của công ty.
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG 2
NĂM: 2003-2004
Quá trình hoạt động, Chi nhánh đã đạt được những thành tích đáng kể. Sau
đây là một số chỉ tiêu chủ yếu thể hiện quy mô và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Chi nhánh:
Đơn vị tính: đồng
So sánh Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004
Tiền %
Doanh thu thuần 83.156.370.000 104.965.887.000 21.809.517.000 26,2
Chi phí kinh doanh 77.461.300.000 98.091.640.500 10.630.340.500 18,5
LN trước thuế 5.695.070.000 6.874.246.500 1.179.176.500 20,7
Thuế TNDN 0 0 0 0
LN sau thuế 5.695.070.000 6.874.246.500 1.179.176.500 20,7
Nộp ngân sách 5.000.000 6.720.000 1.720.000 34,4
Ghi chú: Chi nhánh hạch toán phụ thuộc, báo cáo tài chính của các đơn vị được
gửi về Công ty để tổng hợp, do đó Chi nhánh không phải nộp thuế Thu nhập DN.
Nhận xét: Sau khi so sánh các chỉ tiêu thể hiện qua bảng tổng hợp trên chỉ
tiêu năm 2004 tăng so với năm 2003 chứng tỏ chi nhánh có sự tăng trưởng. Doanh
thu thuần năm 2004 so với năm 2003 tăng 21.809.517.000 đ( tương đương với
26,2%). Lợi nhuận trước thuế tăng cụ thể năm 2004 tăng 1.179.176.500 đ( 20,7%)
so với năm 2003 cho thấy lợi ích trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
22
Bên cạnh đó chi phí kinh doanh của năm 2004 so với năm 2003 cũng tăng
10.630.340.500 đ ( 18,5%) điều này nói lên chi phí kinh doanh của Chi nhánh tăng
một cách đáng kể. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chi phí vẫn thấp hơn tốc độ tăng
doanh thu, nói lên công ty đã chú ý tối thiểu tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận. Do
doanh thu tăng làm cho thuế phải nộp ngân sách tăng 1.720.000đ (34,4%)
B. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG CỦA CHI
NHÁNH HÀ NỘI
Để thuận tiện cho việc phân công nhiệm vụ và phù hợp với đặc điểm kinh
doanh, chi nhánh sử dụng hình thức “Sổ nhật ký chung” (xem sơ đồ 10). Công ty
áp dụng “Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên” và “nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ”
Chứng từ sổ sách kế toán liên quan đến bán hàng bao gồm: Hoá đơn thuế
GTGT, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất, bộ chứng từ thương mại...,
giấy báo nợ, báo có của ngân hàng. Hệ thống sổ sách của Chi nhánh Hà Nội bao
gồm: Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký thu chi tiền mặt, sổ nhật biên tiền gửi ngân
hàng, sổ cái các tài khoản, các sổ kế toán chi tiết, sổ theo dõi luân chuyển hàng
hoá, báo cáo doanh thu, báo cáo kết quả kinh doanh...
Trình tự kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng: Căn cứ vào hợp đồng
mua bán hoặc nhu cầu của khách hàng kế toán lập hoá đơn thuế GTGT. Hoá đơn
thuế GTGT được lập làm 3 liên: liên 1 lưu chứng từ gốc, liên 2 giao khách hàng,
liên 3 để thanh toán. Kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng để phản ánh doanh thu
và xác lập công nợ với người mua, đồng thời xác định giá vốn hàng bán, dịch vụ
đã cung cấp. Quá trình này được theo dõi trên sổ nhật ký bán hàng và sổ cái TK
511- doanh thu bán hàng và sổ chi tiết các tài khoản có liên quan
I. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Chi nhánh
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường Chi nhánh phải tự chủ trong việc sản
xuất kinh doanh, tự tìm khách hàng để tiêu thụ hàng hoá. Công ty đang áp dụng
phương thức bán hàng là bán buôn và bán lẻ.
23
Thị trường tiêu thụ của Chi nhánh là khá rộng, không chỉ trên địa bàn Hà nội
mà còn vươn tới các tỉnh thành trong cả nước.
Công ty đang có một lượng khách hàng khá lớn, chủ yếu là khách hàng quen
biết lâu năm (khách hàng truyền thống)
Phương thức thanh toán của chi nhánh chủ yếu bằng tiền mặt hoặc chuyển
khoản.
II. Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả
bán hàng than tại Chi nhánh Hà Nội.
1. Phương thức tiêu thụ của Chi nhánh
Bán hàng là một trong những hoạt động chính có vai trò quan trọng đối với quá
trình sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh. Bởi vậy, Chi nhánh luôn chú trọng tới
việc tổ chức bán hàng giúp hạn chế ứ đọng vốn và đem lại lợi nhuận cao. Hiện nay,
Chi nhánh đang áp dụng các hình thức bán hàng sau:
- Phương thức bán buôn
- Phương thức bán lẻ
2. Kế toán giá vốn hàng bán
Nội dung: Giá vốn hàng bán là trị giá thực tế của hàng hoá mua vào hoặc
nhập về. Chi nhánh quản lý hàng nhập kho theo từng lô hàng, do vậy giá vốn nhập
xuất được tính theo giá thực tế đích danh.
Tài khoản sử dụng: Để hạch toán giá vốn hàng bán kế toán sử dụng tài
khoản: TK632 “giá vốn hàng bán”, TK156 “hàng hoá”, TK911 “xác định kết quả
kinh doanh”
Phương pháp tính giá vốn hàng bán.
Chi nhánh tính giá vốn hàng bán theo phương pháp thực tế đích danh. Có
nghĩa là để tính giá vốn hàng bán Chi nhánh dựa vào số lượng hàng bán ra và đơn
giá nhập kho của số lượng hàng bán ra trong kỳ.
Trị giá vốn
hàng bán =
Đơn giá nhập kho của số
hàng bán ra trong kỳ x
Số lượng hàng
bán ra
24
VD: Trong tháng 12/2004 Chi nhánh nhập kho một số lượng hàng hoá như
sau: Nhập: 7000 tấn than loại Cám 5 với đơn giá 220.000đ/tấn
5000 tấn than loại Cục 6 với đơn giá 250.000đ/ tấn
10.000 tấn than loại Cám 6a với đơn giá 240.000đ/tấn
Vậy tổng giá vốn hàng bán ra:
4500 x 220.000 +1700 x250.000 + 6000 x 240.000 = 2.855.000.000 đ
Căn cứ “Phiếu nhập kho” ( phụ lục) kế toán hạch toán nhập kho hàng hoá:
Nợ TK 156: 5.190.000.000 đ
Nợ TK1331: 259.500.000 đ
Có TK 331: 5.449.500.000
Hạch toán giá vốn hàng xuất bán:
Nợ TK 632 : 2.855.000.000 đ
Có TK 156 : 2.855.000.000 đ
Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911: 2.855.000.000 đ
Có TK 632: 2.855.000.000 đ
3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi nhánh Hà nội là đợn vị trực thuộc của Công ty Đông bắc cho nên quy mô
tổ chức bộ máy của Chi nhánh là không lớn. Vì vậy, Chi nhánh hạch toán phụ
thuộc nên không hạch toán Chi phí quản lý riêng. Do vậy, Chi nhánh không có sự
tách biệt giữa Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp mà gộp chung
Chi phí quản lý doanh nghiệp vào Chi phí bán hàng.
Nội dung: Chi phí bán hàng của chi nhánh bao gồm: Chi phí tiền lương và các
khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên, chi phí vật liệu quản lý, chi phí
công cụ dụng cụ, đồ dùng văn phòng, chi phí điện nước điện thoại, fax...chi phí
khấu hao TSCĐ, thuế, phí, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền
khác.
Tài khoản sử dụng: Chi phí bán hàng của Chi nhánh được phản ánh trên Tk
641 “Chi phí bán hàng”. TK 641 được chia thành các tài khoản cấp 2 sau:
TK 6411 “ Chi phí nhân viên”,
25
TK 6412 “ Chi phí vật liệu bao bì”,
TK 6413 “ Chi phí dụng cụ đồ dùng”,
TK 6414 “ Chi phí KH TSCĐ”,
TK 6415 “ Thuế, phí, lệ phí”,
TK 6417 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài”,
TK 6418 “ Chi phí khác bằng tiền”.
Ngoài ra, Chi nhánh còn sử dụng các TK đối ứng khác: TK111, TK112,
TK331, TK911.
Trình tự kế toán:
Hàng ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí bán
hàng, dựa trên cơ sở các chứng từ hợp pháp như hoá đơn thuế GTGT( hoá đơn
mua hàng, các dịch vụ mua ngoài), bảng thanh toán tiền lương, bảng tính khấu hao
TSCĐ... kế toán sẽ lập phiếu chi( nếu thanh toán bằng tiền mặt), lập uỷ nhiệm chi (
nếu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng), lập chứng từ ghi sổ( đối với những khoản
nợ chưa thanh toán), kế toán tập hợp phân loại chứng từ, vào sổ chi tiết tài khoản
641- chi phí bán hàng để theo dõi. Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 911- xác
định kết quả kinh doanh
+ Chi nhánh Hà nội là nơi chủ yếu đứng ra tiêu thụ sản phẩm do đó chế độ trả
lương cho nhân viên không phải tính theo sản phẩm mà tính theo thời gian trả theo
tháng.
Mức lương phải trả = thời gian làm việc x mức lương thời gian / ngày
Trong đó: mức lương thời gian :
Lương cơ bản x hệ số
Số ngày theo chế độ
Và các khoản tính vào thu nhập của nhân viên như thưởng, phụ cấp.
Còn các khoản trích theo lương( BHXH, BHYT, KPCĐ) Chi nhánh áp dụng
theo đúng quy định: BHXH được tính bằng 15% lương cơ bản. BHYT được tính
bằng 2% lương cơ bản. KPCĐ bằng 2% lương thực tế.
26
VD 1: Căn cứ vào bảng tổng hợp Chi phí theo khoản mục, lương cơ bản là
112.315.423 đ để tính BHXH kế toán áp dụng theo đúng quy định của Chi nhánh
các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ).
BHXH = 15% x lương cơ bản.
BHXH = 15% x 112.315.423đ = 16.847.313,45 đ.
BHYT = 2% x 112.315.423đ = 2.246.308,46 đ
KPCĐ = 2% x 202.087.242 đ = 4.041.744,84 đ
Theo số liệu trên kế toán hạch toán:
Nợ Tk 6411: 337.538.031,8 đ
Có Tk 334: 314.402.665 đ
Có Tk 3383: 16.847.313,45 đ
Có Tk 3384: 2.246.308,46 đ
Có Tk 3382: 4.041.744,84 đ
VD 2: Căn cứ vào phiếu chi số 178 ngày 30/12/2004 thanh toán tiền phí gửi
bưu phẩm là: 3.750.864 đ, thuế GTGT 10%. Kế toán hạch toán:
Nợ Tk 6412: 3.750.864 đ
Nợ Tk 133: 375.086,4 đ
Có Tk 111: 4.125.950,4 đ
* Về cách tính khấu hao TSCĐ: Chi nhánh đã dùng phương pháp tính
khấu hao trung bình (hay còn gọi là khấu hao đường thẳng). Theo phương pháp
này thì số tiền khấu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lu7853n v259n t7889t nghi7879p 8220 K7871 ton bn hng v.pdf