Luận văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại kỹ thuật Việt Nam

MỤC LỤC

 

Lời cảm ơn i

Mục lục ii

Danh mục bảng biểu iv

Danh mục sơ đồ iv

PHẦN THỨ NHẤT. MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 Tổng quan tài liệu 4

2.1.1 Lý luận chung về hoạt động bán hàng 4

2.1.2 Hạch toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 7

2.1.3 Phương pháp tính trị giá vốn và giá hàng xuất kho 9

2.1.4 Các tài khoản sử dụng trong hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 10

2.1.6 Đặc điểm về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành 28

2.2 Phương pháp nghiên cứu 29

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: 29

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 29

2.2.3 Phương pháp phân tích 29

PHẦN THỨ BA. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31

3.1 Kết quả nghiên cứu 1:Đặc điểm của Công ty cổ phần thương mại kỹ thuật Việt Nam 31

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 31

3.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty 31

3.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý 32

3.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần thương mại kỹ thuật Việt nam (Vinatech) 34

3.1.5 Tình hình nhân sự của công ty 37

3.1.6 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 38

3.1.7 Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm (2006-2008) 40

3.1.8 Những thuận lợi và khó khăn của công ty 43

3.2 Kết quả nghiên cứu 2: Hình thức bán hàng và phương thức thanh toán tại công ty cổ phần thương mại kỹ thuật Việt Nam 44

3.2.1 Hình thức bán hàng 44

3.2.2 Các phương thức thanh toán tiền hàng 44

3.3 Kết quả nghiên cứu 3: Thực trạng công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại kỹ thuật Việt Nam 46

3.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng 46

3.3.2 Kế toán phải thu của khách hàng 48

3.3.3 Kế toán giá vốn hàng bán 51

3.3.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 53

3.3.5 Kế toán chi phí bán hàng 56

3.3.6 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 58

3.4 Kết quả nghiên cứu 4:Kế toán xác định kết quả kinh doanh 61

3.5 Kết quả nghiên cứu 5: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bán hàng và xác định kết quả tại Công ty cổ phần thương mại kỹ thuật Việt Nam 63

3.5.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần thương mại kỹ thuật Việt Nam (Vinatech) 63

3.5.2 Đánh giá nhận xét khái quát công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 64

3.5.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần thương mại kỹ thuật Việt Nam 65

PHẦN THỨ TƯ. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

4.1 Kết luận 67

4.2 Kiến nghị 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LỤC 70

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại kỹ thuật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y nhiên, một hạn chế đối với ngành kinh doanh trang thiết bị y tế của nước ta là hầu hết các trang thiết bị y tế hiện đại đều phải nhập khẩu từ nước ngoài trong khi đó chính sách quản lý về xuất nhập khẩu lại chưa thực sự hoàn thiện gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp. 2.1.6.2. Thực trạng các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế hiện nay Ở nước ta hiện nay số doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế ngày càng tăng lên về số lượng tuy nhiên đa số các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp tư nhân với số vốn không lớn làm cho các doanh nghiệp này gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn mở rộng kinh doanh. Thêm một khó khăn nữa mà các doanh nghiệp này gặp phải là thị trường trang thiết bị y tế của nước ta hiện nay còn khá eo hẹp do các trang thiết bị hiện đại trong nước đều chưa sản xuất được đều phải nhập khẩu từ nước ngoài nên chi phí cao ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do những nguyên nhân trên mà các doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế của nước ta chưa thực sự phát triển để mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nền kinh tế quốc gia. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: - Số liệu được thu thập chủ yếu từ các sách lý luận, các niên giám thống kê, các tạp chí, các công trình nghiên cứu từ trước, thông tin trên internet… Những thông tin này chủ yếu phục vụ cho tổng quan. - Số liệu về tình hình lao động, vốn và tài sản, kết quả sản xuất kinh doanh… của xí nghiệp qua 3 năm 2006 – 2008 được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh của công ty. 2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu Các thông tin sau khi thu thập tiến hành xử ký tổng hợp thông qua phần mềm bảng tính Exel. 2.2.3 Phương pháp phân tích * Phương pháp so sánh Sử dụng phương pháp này để so sánh khối lượng tiêu thụ qua các năm, khối lương cung ứng và tiêu thụ từng loại mặt hàng, tốc độ gia tăng của việc c tiêu thụ để đưa ra những nhận xét khách quan về lượng tiêu thụ qua 3 năm 2006 – 2008 của công ty. Từ những kết luận đó cho ta tìm hiểu được nguyên nhân của từng vấn đề, để tìm hiểu một cách chặt chẽ tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty nhằm đưa ra những giải pháp đúng đắn để khắc phục những khó khăn đó. * Phương pháp chuyên gia chuyên khảo. Được sử dụng trong việc lựa chọn tài liệu, phân tích xu hướng vận động, lựa chón các kết quả nghiên cứu, tham khảo những ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu, tất cả đều xoay quanh vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và cách thức tiêu thụ sản phẩm của công ty… để có được cái nhìn bao quát phục vụ cho đề tài nghiên cứu. * Phương pháp chuyên môn kế toán. Phương pháp này bao gồm: Phương pháp chứng từ. phương pháp tài khoản, ghi sổ, phương pháp cân đối, phương pháp thống kê, kiểm kê đánh giá. Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài. PHẦN THỨ BA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu 1:Đặc điểm của Công ty cổ phần thương mại kỹ thuật Việt Nam 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Nắm bắt được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trang thiết bị y tế hiện đại, ngày 01/05/2005 công ty cổ phần thương mại kỹ thuật Việt nam (viết tắt là Vinatech) đã được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103007137 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Trụ sở chính của công ty đặt tại thôn Hải Bối- xã Hải Bối- huyện Đông Anh- TP Hà Nội. Trong quá trình kinh doanh của công ty để thuận tiện giao dịch với bạn hàng công ty thành lập thêm một văn phòng đại diện tại số 26- Trần Quốc Hoàn- Q. Cầu Giấy- TP. Hà Nội. Với sự nhạy bén trong chính sách kinh doanh của mình, công ty đã tìm được chỗ đứng vững chắc trong thị trường tuy mới mẻ nhưng không ít cạnh tranh này. Tên công ty: Công ty cổ phần thương mại kỹ thuật Việt Nam Viết tắt : Vinatech., JSC Trụ sở chính: Hải Bối- Đông Anh- Hà Nội Văn phòng giao dịch: 26- Trần Quốc Hoàn- Cầu Giấy- Hà Nội Điện thoại : (04) 35658501 Fax: (04) 35658507 Email: vinatech@fpt.vn Website: 3.1.2.Ngành nghề kinh doanh của công ty Công ty cổ phần thương mại kỹ thuật Việt Nam thành lập với mục đích kinh doanh trang thiết bị y tế, tuy nhiên trong quá trình kinh doanh của mình công ty còn mở rộng sang kinh doanh các dịch vụ khác. Các ngành nghề kinh doanh của công ty cụ thể là: - Tư vấn, lắp đặt hệ thống khí y tế; - Sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị y tế; - Kinh doanh vật tư, trang thiết bị, máy móc kỹ thuật ngành y tế; - Kinh doanh thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học, viễn thông, văn phòng; - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; - Sản xuất, chuyển giao công nghệ thiết bị y tế; - Tư vân, lắp đặt, thiết kế hệ thống khí y tế (không bao gồm thiết kế công trình); - Kinh doanh hóa chất xét nghiệm, vật tư tiêu hao (trừ các loại hóa chất Nhà nước cấm); - Cho thuê xe ôtô, máy móc, thiết bị công ty kinh doanh; - Xuất- nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh; Qua những ngành nghề mà công ty đăng ký kinh doanh ta có thể thấy ngoài kinh doanh ngành chủ lực là tư vấn, thiết kế, lắp đặt trang thiết bị y tế, công ty còn linh hoạt tận dụng những nguồn lực sẵn có đưa vào kinh doanh để kiếm thêm lợi nhuận cho công ty. 3.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý 3.1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, bộ máy quản lý của công ty cổ phần thương mại và kỹ thuật Việt nam (Vinatech) được bố trí một cách đơn giản, giảm thiểu sự chồng chéo của các phòng ban chuyên môn, phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả quản lý cao. Dưới đây là sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần thương mại kỹ thuật Việt Nam: HĐQT P.giám đôc P. Kỹ thuật P. Kinh doanh P. Kế toán C.tịch HĐQT GĐ. Điều hành P.giám đôc NVKTKT NVKT NVKD NVKT NVKT NVKD Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần thương mại kỹ thuật Việt Nam(Vinatech). 3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban - Hội đồng quản trị: Là cơ quản quản lý cao nhất của công ty có toàn quyền quyết định đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Quyết định của hội đổng quản trị dựa trên nguyên tắc biểu quyết lấy đa số. - Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người do hội đồng quản trị bầu ra làm đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch, là người điều hanh mọi hoạt dộng của công ty. - Giám đốc điều hành: Là người trực tiếp chấp hành lệnh của chủ tịch hội đồng quản trị và trực tiếp điều hành hoạt động của công ty. Giám đốc có thể có hoặc không có cổ phần trong công ty. - Các phòng chuyên môn: + Phòng kế toán: gồm 04 người đứng đầu là kế toán trưởng có nhiệm vụ quản lý chung đồng thời theo dõi lương; tính lương; trích bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; kinh phí công đoàn; sau đó lập bảng tổng hợp tiền lương. Cuối kỳ kế toán quyết toán thuế với cơ quan thuế. + Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm cố vấn cho phó giám đốc và giám điều hành về mảng kỹ thuật ngoài ra phòng kỹ thuật của công ty còn chịu trách nhiệm về tư vấn, thiết kế và lắp đặt máy móc trang thiết bị cho khách hàng. + Phòng kinh doanh: Chức năng chính của phòng kinh doanh là cố vấn cho ban giám đốc về chính sách kinh doanh của công ty. Đưa ra các chính sách Marketing ,tìm kiếm thị trường cho công ty. 3.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần thương mại kỹ thuật Việt nam (Vinatech) 3.1.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán phần hành 1 Kế toán phần hành 2 Thủ quỹ Sơ đồ 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng (Nguyễn Thị Hương): Là người phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động liên quan đến công tác kế toán tài chính, làm công tác đối nội, đối ngoại, ký các hợp đồng kinh tế. Kế toán trưởng còn chịu trách nhiệm thực thi các chính sách chế độ tài chính và chịu trách nhiệm về các quan hệ tài chính với nhà nước. Kế toán ngân hàng: Theo dõi thu chi tiền gửi và có đối chiếu xác nhận của Ngân hàng mỗi tháng Theo dõi các khoản nợ vay và lập kế hoạch vay hàng năm Kế toán thanh toán: Lập bảng lương hàng tháng Theo dõi và thu hồi tạm ứng Theo dõi và lập phiếu thu, chi Theo dõi, thanh lý các hợp đồng kinh tế Thủ quỹ Hàng ngày đối chiếu sổ với kế toán thanh toán và xác nhận số dư cuối ngày, định kỳ (quý) lập biên bản kiểm kê tiền mặt gửi kèm báo cáo tài chính Thu, chi khi có chứng từ hợp lệ. 3.1.4.2 Hình thức kế toán Công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Ngay từ khi thành lập công ty đã áp dụng phần mềm kế toán Misa để thuận tiện cho công việc kế toán nên công tác kế toán của công ty được thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Hàng ngày kế toán chỉ nhập số liệu vào máy sau khi đã phân loại chứng từ, máy sẽ tự lên sổ tổng hợp và sổ chi tiết và in ra giấy theo lệnh, cuối tháng hoặc bất cứ lúc nào kế toán cũng có thể xem sổ sách, báo cáo. Vì vậy mà công việc kế toán đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Chứng từ kế toán Bảng cân đối số phát sinh SỔ CÁI SỔ NHẬT KÝ CHUNG Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 3.3: Trình tự ghi sổ kế toán 3.1.4.3 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty Niên độ kế toán: Công ty áp dụng theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch từ 1/1 đến 31/12. Kỳ kế toán: Kỳ kế toán của công ty được áp dụng theo tháng Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho của công ty được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, giá vốn hàng bán được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Tài sản cố định của công ty được tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đều và được tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Tỷ giá sử dụng trong hạch toán là tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. 3.1.4.4 Hệ thống chứng từ Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo mẫu do bộ tài chính quy định tại quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính. Chứng từ do công ty lập bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, hệ thống các bảng kê, bảng cân đối, bảng tổng hợp, báo cáo… 3.1.4.5 Hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản kế toán của công ty sử dụng là hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC của bộ trưởng Bộ tài chính. Các tài khoản cấp 2 được mở chi tiết phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. 3.1.4.6 Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính của công ty được lập theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/ 03/ 2006 của bộ trưởng Bộ tài chính bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính 3.1.5. Tình hình nhân sự của công ty Đội ngũ nhân lực của công ty gồm 21 người với cơ cấu như sau: - 01 Chủ tịch hội đồng quản trị khiêm giám đốc điều hành; - 02 phó giám đốc; - 01 kế toán trưởng, 02 kế toán viên, 01 thủ quỹ; - 01 trưởng phòng kỹ thuật, 09 kỹ thuật viên; - 01 trưởng phòng kinh doanh, 03 nhân viên kinh doanh; Đội ngũ nhân lực của công ty với cơ cấu trẻ (trên 90% dưới 28 tuổi) là một thuận lợi lớn đối với công ty. Do cơ cấu trẻ, lao động của công ty luôn làm việc với 100% khả năng mang lại hiệu quả cao trong mọi hoạt động của công ty. Hơn nữa, đội ngũ nhân viên quản lý của công ty đa số đã tốt nghiệp các trường đại học kinh tế, kỹ thuật có uy tín của đất nước nên trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp của nhân viên công ty là rất cao. Tuy nhiên, với độ tuổi tương đối trẻ thì nhân viên của công ty cũng không tránh khỏi những hạn chế về kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng ứng biến với sự thay đổi thường thường xuyên của thị trường nước ta. 3.1.6. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Trong hoạt đông kinh doanh tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tài sản thể hiện tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp, biểu thị cho những lợi ích mà đơn vị thu được trong tương lại hoặc những tiềm năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Nói các khác, tài sản là tất cả những thứ hữu hình hoặc vô hình gắn với lợi ích trong tương lai của đơn vị thỏa mãn các điều kiện: - Thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc thuộc quyền kiểm soát lâu dài của đơn vị; - Có giá trị thực đối với đơn vị; - Có giá phí xác định Nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện nguồn hình thành tài sản. Tài sản của doanh nghiệp có thể hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau nhưng chủ yếu là từ nguồn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Như vậy, tài sản và nguồn vốn chỉ là hai mặt khác nhau của vốn. Tài sản biểu hiện trạng thái cụ thể của vốn, cái đang có, đang tồn tại ở đơn vị. Nguồn vốn biểu hiện mặt trừu tượng, chỉ ra phạm vi sử dụng hay nguồn huy động tài sản. Nguồn hình thành tài sản của công ty cổ phần thương mại kỹ thuật Việt Nam (Vinatech) cũng được hình thành từ hai nguồn chính đó là vốn góp của cổ đông và vốn vay từ các ngân hàng. Sau đây là bảng tổng hợp tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2006-2008). Bảng 3.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2006-2008 Chỉ tiêu Năm 2006 (đồng) Năm 2007 (đồng) Năm 2008 (đồng) So sánh 07/06 (%) 08/ 07 (%) BQ (%) A. TÀI SẢN 7,537,127,275.00 8,689,104,789.00 8,972,061,290.00 115.28 103.26 109.10 I. Tài sản ngắn hạn 6,848,777,832.00 7,672,823,229.00 7,958,191,359.00 112.03 103.72 107.80 1. Tiền 2,303,667,320.00 1,981,503,206.00 2,786,002,100.00 86.02 140.60 109.97 2. Các khoản phải thu 3,208,237,180.00 3,973,696,362.00 3,660,147,180.00 123.86 92.11 106.81 3. Hàng tồn kho 1,336,873,332.00 1,807,623,661.00 1,512,042,079.00 135.21 83.65 106.35 II. Tài sản dài hạn 688,349,443.00 1,016,281,560.00 1,013,869,931.00 147.64 99.76 121.36 1. Tài sản cố định 688,349,443.00 1,016,281,560.00 1,013,869,931.00 147.64 99.76 121.36 Nguyên giá 826,019,331.00 1,391,621,336.00 1,526,193,231.00 168.47 109.67 135.93 Hao mòn lũy kế 137,669,888.00 375,339,776.00 512,323,300.00 272.64 136.50 192.91 B. NGUỒN VỐN 7,537,127,275.00 8,689,104,789.00 8,972,061,290.00 115.28 103.26 109.10 I. Nợ phải trả 303,494,066.00 1,217,674,222.00 1,348,454,633.00 401.22 110.74 210.79 1. Phải trả người bán 279,569,383.00 1,164,689,122.00 1,279,569,393.00 416.60 109.86 213.94 2. Các khoản PT, PN khác 23,924,683.00 52,985,100.00 68,885,250.00 221.47 130.01 169.68 II. Vốn chủ sở hữu 7,233,633,209.00 7,471,430,567.00 7,623,606,657.00 103.29 102.04 102.66 1. Vốn đầu tư của CSH 7,000,000,000.00 7,000,000,000.00 7,000,000,000.00 100.00 100.00 100.00 2. Lợi nhuận chưa pp 218,532,609.00 450,430,567.00 591,179,494.00 206.12 131.25 164.48 3. Quỹ khen thưởng, PL 15,100,600.00 21,000,000.00 32,427,163.00 139.07 154.42 146.54 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy: * Về tài sản của công ty: Ta có thể thấy tài sản của công ty đã có sự biến động qua 3 năm, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là năm 2007 tăng 15.28% so với năm 2006 và năm 2008 tăng lên 3.26% so với năm 2007. Trung bình qua 3 năm thì tài sản của công ty tăng 9.10%. - Trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, sự tăng lên của tài sản ngắn hạn trong 3 năm ảnh hưởng lớn đến sự tăng lên của tổng tài sản. Trong đó thì phải thu của khách hàng chiếm tỷ lệ lớn điều này có ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp do doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô kinh doanh. - Tài sản cố định của công ty không có sự thay đổi lớn qua các năm điều này phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Là công ty thương mại nên chủ yếu tài sản của công ty tập trung ở tài sản ngắn hạn là hợp lý. * Về nguồn vốn: Vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn góp của cổ đông và vốn vay từ các ngân hàng trong đó vốn góp của cổ đông là chủ yếu. Qua bảng trên ta thấy rằng quy mô vốn của công ty đã tăng lên qua các năm cụ thể là năm 2007 tăng 15.28% so với năm 2006, năm 2008 tăng lên 3.26% so với năm 20007 trung bình tăng 9.10%. Sự tăng lên nguồn vốn của công ty chủ yếu là tăng từ nguồn vốn vay và phải trả người bán. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng lên qua các năm cụ thể năm 2007 tăng 6.12% tương đương với 231.897.958 đ so với năm 2006, năm 2008 tăng 31.25% tương đương với 140748927 đ so với năm 2007 điều này cho thấy công ty vẫn làm ăn có hiệu quả cho dù nền kinh tế của nước ta cũng như nền kinh tế thế giới đang trong tình trạng khủng hoảng. 3.1.7. Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm (2006-2008) Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Việc xác định kết quả kinh doanh là cơ sở để đánh giá hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2006, 2007, 2008 CÁC CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 07/ 06(%) 08/ 07(%) BQ I. CHỈ TIÊU CHUNG 1. Doanh thu bán hàng 12,012,769,000.00 15,012,422,000.00 18,210,900,300.00 124.97 121.31 123.12 2.Các khoản giảm trừ - - - 3. Doanh thu thuần 12,012,769,000.00 15,012,422,000.00 18,210,900,300.00 124.97 121.31 123.12 4. Giá vốn hàng bán 10,420,923,400.00 12,798,754,000.00 15,320,090,230.00 122.82 119.70 121.25 5. Lãi gộp 1,591,845,600.00 2,213,668,000.00 2,890,810,070.00 139.06 130.59 134.76 6. Chi phí BH 338,234,667.00 445,009,000.00 597,722,100.00 131.57 134.32 132.94 7. Chi phí QL 896,002,340.00 1,190,764,300.00 1,479,003,000.00 132.90 124.21 128.48 8. DT HĐTC 20,000,000.00 36,800,000.00 9. Chi phí HĐTC 3,409,000.00 16,890,000.00 10.Lợi nhuận từ HĐKD 357,608,593.00 594,485,700.00 833,994,970.00 166.24 140.29 152.71 11. Thu nhập khác 21,009,000.00 89,092,310.00 68,090,000.00 424.07 76.43 180.03 12. Chi phí khác 75,100,080.00 57,980,000.00 81,002,340.00 77.20 139.71 103.86 13. LN khác (54,091,080.00) 31,112,310.00 (12,912,340.00) -57.52 14. LN trước thuế 303,517,513.00 625,598,010.00 821,082,630.00 206.12 131.25 164.48 15. Chi phí thuế TNDN 84,984,903.64 175,167,442.80 229,903,136.40 206.12 131.25 164.48 16. Lợi nhuận sau thuế 218,532,609.36 450,430,567.20 591,179,493.60 206.12 131.25 164.48 II. CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH 1. Giá vốn/ DT 86.75 85.25 84.13 98.28 98.68 98.48 2. Lợi nhuận gộp/ DT 13.25 14.75 15.87 111.28 107.65 109.45 3. LN trước thuế/ DT 2.53 4.17 4.51 164.93 108.20 133.58 4. LN sau thuế/ DT 1.82 3.00 3.25 164.93 108.20 133.58 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng doanh thu bán hàng của công ty đã tăng lên qua 3 năm cụ thể là năm 2007 tăng 24.97% tương đương với 2.999.253.000đ, năm 2008 tăng 21.31% so với năm 2007 với 3.198.478.300đ. Tuy doanh thu không phải là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhưng qua sự tăng lên của doanh thu bán hàng thì ta có thể kết luận rằng công ty đang dần tìm được chỗ đứng trên thị trường và quy mô thị trường của công ty ngày càng được mở rộng, danh tiếng của công ty được nhiều khách hàng biết đến. Chỉ tiêu giá vốn trên doanh thu của công ty đang ở mức khá cao trung bình lên tới 85% tuy nhiêm chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm dần điều này chứng tỏ công ty đã có những chính sách thích hợp để giảm giá vốn của hàng bán như tìm được nơi cung cấp hàng có uy tín với giá cả phải chăng. Do tốc độ tăng của các khoản thu nhập tăng nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản chi phí nên lợi nhuận của công ty đã tăng lên qua các năm hoạt động. Cụ thể, năm 2006 tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu đạt 1.82%, năm 2007 đạt 3.0% và đến năm 2008 tỷ lệ này đạt 3.25 %. Chỉ tiêu cho thấy được mức độ hoạt động có hiệu quả của công ty không ngừng được tăng lên. Điều này phản ánh chính xác tình hình của công ty với chính sách bán hàng hợp lý số khách hàng của công ty không ngừng tăng lên, do vậy doanh thu của công ty đã tăng lên đáng kể trong khi đó công ty cũng có những chính sách tìm kiếm thị trường đầu vào nhằm mục đích làm giảm chi phí giá vốn từ đó lợi nhuận của công ty đã được cải thiện. Điều đáng nói ở đây là Công ty cổ phần Vinatech chỉ là công ty mới thành lập từ năm 2005 nhưng đã hoạt động có lãi 3 năm liền sau đã thể hiện tiềm năng phát triển và khả năng phát triển của công ty là rất cao. Tóm lại, Công ty cổ phần thương mại Việt nam là một công ty có triển vọng trong ngành, đang trên đà phát triển để khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường đang ở trong trạng thái khủng hoảng này. Với đà phát triển đó thì Vinatech, JSC có thể lạc quan vào sự lớn mạnh của công ty trong tương lai và Việt nam lại có thêm một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả góp phần làm tăng GDP của đất nước. 3.1.8 Những thuận lợi và khó khăn của công ty 3.1.8.1 Thuận lợi Công ty Cổ phần thương mại kỹ thuật Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh kinh tế đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Cùng với đó là chính sách thông thoáng của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực y tế tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh trang thiết bị y tế. Công ty được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần đã làm cho số vốn kinh doanh của công ty lớn hơn các công ty kinh doanh cùng ngành, đây là một lợi thế cạnh tranh đáng kể do khả năng mở rộng thị trường và tìm kiếm bạn hàng. Với số vốn lớn có được do huy động từ các cổ đông công ty có thể “lấn sân” sang kinh doanh thêm một số ngành khác như kinh doanh vận tải; thiết bị điện- điện tử; tin học… tạo thêm thu nhập cho công ty. Hơn nữa, với số vốn lớn hiện có công ty có thể đứng vững trên thị trường khi mà nền kinh tế đang gặp những vấn đề khủng hoảng như hiện nay. Đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng là một điểm mạnh của công ty. Với cơ cấu trẻ cộng thêm lòng nhiệt tình và trình độ chuyên môn cao đã làm cho hiệu quả của công việc đạt rất cao góp phần không nhỏ vào thành công của công ty hiện nay. 3.1.8.2 Khó khăn Trong hoàn cảnh kinh tế thế giới và đất nước đang suy thoái Chính phủ và người dân đang thắt chặt chi tiêu thì việc các doanh nghiệp gặp khó khăn là điều khó tránh khỏi. Công ty cổ phần thương mại Việt Nam là một doanh nghiệp trẻ vì vậy trước tình hình suy thoái của nền kinh tế thì công ty cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng làm cho doanh thu của công ty năm 2008 đã không còn đạt được tốc độ tăng như năm 2007. Thêm vào đó là kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công ty còn rất hạn chế do độ tuổi còn khá trẻ nên khả năng ứng biến với những thay đổi bất thường của thị trường là chưa cao làm cho công ty không thực sự nhanh chóng bắt nhịp được với sự thay đổi của thị trường. Mặt khác, do kinh doanh trong lĩnh vực mới nên công ty gặp khá nhiều khó khăn trong công tác tìm kiếm bạn hàng. Hơn nữa, trang thiết bị y tế hiện đại hầu hết phải nhập từ nước ngoài nên việc tìm kiếm bạn hàng càng trở nên khó khăn. Một khó khăn nữa của công ty là thị trường tiêu thụ chủ yếu lại nằm ở các bệnh viện miền núi theo chương trình đưa y tế về thôn bản khiến cho khả năng thu hồi vốn rất phụ thuộc vào cơ quan Nhà nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng mở rộng kinh doanh của công ty. 3.2.Kết quả nghiên cứu 2: Hình thức bán hàng và phương thức thanh toán tại công ty cổ phần thương mại kỹ thuật Việt Nam 3.2.1. Hình thức bán hàng Công ty Vinatech áp dụng phương thức bán hàng trực tiếp và phương thức bán hàng đại lý ký gửi khách hàng có nhu cầu có thể đến mua trực tiếp tại Công ty người ký kết hợp đồng với Công ty đến thời hạn giao hàng Công ty sẽ giao hàng tận nơi nhận khách hàng đến nhận hàng tuỳ theo nội dung hợp đồng đã ký kết. 3.2.2 Các phương thức thanh toán tiền hàng Trong nền kinh tế thị trường tất cả các doanh nghiệp đều phải lấy doanh thu bù đắp chi phí và phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có sản phẩm cùng loại. Vì vậy, cùng với các hình thức bán hàng khác nhau cũng có các phương thức thanh toán khác nhau, phù hợp với điều kiện của từng khách hàng đưa trên cơ sở thoả thuận giữa khách hàng với Công ty. Phương thức thanh toán chủ yếu của Công ty là phương thức trả tiền ngay. - Phương thức bán hàng trả tiền ngay theo phương thức này thời điểm thu tiền trùng với thời điểm xuất giao hàng phương thức này áp dụng với những khách hàng mua khối lượng lớn chủ yếu là các đại lý. Công ty chủ yếu áp dụng phương thức thanh toán này, đây là một lợi thế của Công ty vì phương thức này đảm bảo cho Công ty thu hồi vốn nhanh để đầu tư cho sản xuất kinh doanh, phương thức này cũng đảm bảo không bị chiếm dụng vốn. - Phương thức thanh toán sau: theo phương thức này thời điểm thu tiền không trùng với thời điểm giao hàng, phương pháp này áp dụng với những khách hàng có quan hệ thường xuyên, sòng phẳng, có uy tín với Công ty phương thức này ít được áp dụng tại Công ty, chỉ áp dụng đối với một số khách hàng đặc biệt. Quy trình bán hàng tại Công ty - Yêu cầu khách hàng: Tất cả những yêu cầu khách hàng chỉ đến Công ty qua Fax, công văn, điện thoại, giao dịch trực tiếp. Người tiếp nhận chỉ yêu cầu khách hàng về bộ phận phụ trách kinh doanh mặt hàng. Các bộ phận phụ trách sẽ ghi các thông tin vào sổ nhận yêu cầu khách hàng. SỔ NHẬN YÊU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoang giang (luan van tot nghiep).doc
Tài liệu liên quan