Luận văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện

MỤC LỤC

 Trang

Mục lục ii

Danh mục bảng iv

Danh mục sơ đồ v

Danh mục chữ viết tắt vi

PHẦN I. MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Thời gian thực tập 3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Khái niệm và vai trò hoạt động bán hàng 4

2.1.2 Các phương thức bán hàng và hình thức thanh toán 7

2.1.3 Phương thức tính giá hàng xuất kho 12

2.1.4 Kế toán bán hàng 15

2.1.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 16

2.1.6 Hệ thống tài khoản sử dụng trong hoạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. 17

2.2 Phương pháp nghiên cứu 28

2.2.1 Phương pháp thống kê kinh tế 28

2.2.2 Phương pháp so sánh 28

2.2.3 Phương pháp chuyên môn của kế toán 29

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

3.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 30

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 30

3.1.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện 31

3.1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy 31

3.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện 34

3.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 34

3.2.2 Hình thức kế toán tại Công ty CT-IN 36

3.2.3 Một số đặc điểm khác về công tác kế toán tại Công ty Cố phần Viễn thông – Tin học Bưu điện 37

3.3 Tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện 38

3.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện 38

3.3.2 Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện 42

3.3.3 Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện 45

3.4 Đặc điểm công tác bán hàng tại Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện 47

3.4.1 Đặc điểm về phương thức bán hàng 47

3.4.2 Phương thức thanh toán 48

3.5 Kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện 48

3.6 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện 56

3.6.1 Hạch toán doanh thu 56

3.6.2 Hạch toán các khoản chi phí 60

3.6.3 Xác định kết quả kinh doanh 66

3.7 Thực trạng công tác hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện 68

3.7.1 Những mặt đạt được 69

3.7.2 Hạn chế 70

3.8 Một số giải pháp và đề xuất 71

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

4.1 Kết luận 74

4.2 Kiến nghị 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3104 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t bị, dịch vụ viễn thông, phản ánh kịp thời các thông tin này lên Lãnh đạo công ty. Cơ cấu tổ chức của CT-IN - Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần. ĐHCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHCĐ thông qua các Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát của Công ty. - HĐQT: Gồm 5 thành viên, nhiệm kỳ không quá 5 năm do ĐHCĐ bầu, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm.Các hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự chỉ đạo, quản lý của HĐQT (cơ quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHCĐ. - Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt đoàn thể cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị điều hành Công ty. Gồm 3 thành viên do ĐHCĐ bầu và bãi miễn, nhiệm kỳ không quá 5 năm. Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của CT-IN Hội đồng quản trị Đại hội cổ đông Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng kinh doanh Chi nhánh công ty tại TP Hồ Chí Minh Phòng tài chính Phòng hành chính Quản trị Phòng viễn thông tin học Phòng Kế toán Phòng Kế hoạch Kinh doanh Trung tâm Viễn thông tin học Ban kiểm soát Trung tâm công nghệ NGN (TT Cnext) Xưởng lắp ráp cơ khí Điện tử Trung tâm tích hợp mạng di động (TT Cmobile) Trung tâm công nghệ viễn thông (TT Ctelecom) Trung tâm tin học Bộ phận thiết kế hoà mạng Bộ phận triển khai dự án Bộ phận bảo trì, bảo dưỡng ứng cứu thông tin Bộ phận triển khai dự án Bộ phận phát triển phần mềm (TT Csoft) Bộ phận tích hợp hệ thống (TT Cis) Bộ phận lắp ráp điện tử Bộ phận sản xuất cơ khí - Ban giám đốc: Chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyết định, nghị quyết, kế hoạch của HĐQT và điều hành công việc hàng ngày. Do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm. Nhiệm kỳ 5 năm. 3.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện 3.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện là mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Mô hình kế toán này rất phù hợp với đặc điểm quản lý và quy mô của công ty, với mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung sẽ đảm bảo được sự chỉ đạo thống nhất tập trung, cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời, thuận lợi cho việc kiểm tra và phân công chuyên môn hóa của kế toán. Phòng Tài chính của Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện có 7 người trong đó là 01 Kế toán trưởng, và các kế toán viên. Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư & Thuế Kế toán TSCĐ Kế toán thanh toán tiền mặt Kế toán thanh toán ngân hàng (Nguồn: Phòng Tài chính) Quan hệ chỉ đạo Quan hệ chuyên môn - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính kế toán ở Công ty, làm nhiệm vụ tổng hợp và quyết toán phụ trách chung về việc chỉ đạo kiểm tra các công việc và các báo cáo do các kế toán viên báo cáo, tổ chức hướng dẫn thực hiện các chế độ kế toán. Đồng thời lập dự kiến kế hoạch thu chi và tình hình tăng giảm hàng hóa của công ty. - Kế toán thanh toán ngân hàng chịu trách nhiệm phản ánh và thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng (chuyển khoản, thanh toán bằng séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi…) - Kế toán thanh toán tiền mặt: Phản ánh kịp thời các khoản thu chi bằng tiền mặt. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu thường xuyên với quỹ tiền mặt để đảm bảo giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền. - Kế toán TSCĐ: Chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát tình hình tăng giảm, trích khấu hao, đánh giá, kiểm kê… đối với tất cả các tài sản cố định của Công ty. Đồng thời phân bổ khấu hao vào các đối tượng sử dụng TSCĐ, lập báo cáo về TSCĐ. - Kế toán tổng hợp: Theo dõi, đối chiếu công nợ với khách hàng, nhà cung cấp. Tính toán lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn sau đó lập bảng tổng hợp tiền lương. Tập hợp tất cả các chứng từ ghi sổ, lập báo cáo tài chính hàng năm. - Kế toán vật tư & Thuế: Chịu trách nhiệm theo dõi về vật tư hàng hóa, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có thuế làm cơ sở để lập kế hoạch xuất nhập hàng trong năm là cơ sở tính giá vốn, đồng thời lập báo cáo thuế hàng năm. - Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt trong quỹ tiền mặt của Công ty. Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ thanh toán các chi phí phát sinh bằng tiền mặt. Thủ quỹ phải tính số tồn quỹ đầu ngày và cuối ngày. - Các nhân viên kế toán ngoài việc phụ trách tốt các phần hành nhiệm vụ được giao còn phải phối hợp với nhau dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng để đảm bảo chất lượng công việc và chỉ tiêu tài chính đặt ra. 3.2.2 Hình thức kế toán tại Công ty CT-IN Hiện nay Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo thứ tự trong sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng ký duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ Ghi sổ gồm các loại sổ kế toán sau: + Sổ chứng từ ghi sổ (Sổ Nhật ký tài khoản). + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Nhật ký tổng quát) + Sổ cái tài khoản (Sổ tổng hợp cho từng tài khoản) + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, ké toán lập Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư nợ và Tổng dư có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.[1] Sơ đồ 3.3: Trình tự hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Số cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 3.2.3 Một số đặc điểm khác về công tác kế toán tại Công ty Cố phần Viễn thông – Tin học Bưu điện Kỳ kế toán năm của Công ty Cổ phần Viễn thông – Tin học Bưu điện bắt đầu từ ngày 01/01 của năm và kết thúc ngày 31/12 cùng năm. Đơn vị sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam (VND). Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn số 2608/QĐ – KTTKTC ngày 22/12/2006 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Phương pháp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp xác định giá vốn của hàng xuất bán theo phương pháp bình quân gia quyền. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ; chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm phát cuối năm được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính. Tài sản cố định hữu hình, vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại. Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu. Các chi phí trả trước chỉ liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh năm tài chính hiện tại được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm tài chính.[8] 3.3 Tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện 3.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện Trong kinh doanh tài sản và nguồn vốn luôn luôn tồn tại và có quan hệ mật thiết với nhau. Nó giúp cho doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện để thực hiện kinh doanh, mở rộng thị trường. Bên cạnh đó tài sản và nguồn vốn còn thể hiện sức mạnh tài chính của Doanh nghiệp. Để thấy được tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện ta xem trong bảng dưới đây: Qua bảng 3.1 ta thấy Tổng tài sản của Công ty tăng dần qua 3 năm: Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 15,32%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 93,26%, bình quân 3 năm tăng 54,29%. Tài sản của Công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn, năm 2006 chiếm tới 89,7%, năm 2007 chiếm 89,2%, năm 2008 chiếm 93,7% tổng tài sản qua các năm của Công ty. Và Tài sản cũng tăng dần qua 3 năm, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 14,67%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 103,01%, tăng bình quân qua các năm là 58,84%. Trong tài sản ngắn hạn của Công ty thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 75,8% năm 2006, 44,4% năm 2007, 62,8% năm 2008. Hàng tồn kho năm 2007 giảm so với năm 2006 là 32,86%, nhưng đến năm 2008 hàng tồn kho lại tăng đột biến tới 187,52% so với năm 2007. Về tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty năm 2006 Công ty có 8.027.453.907 đồng năm 2007 có 20.085.680.599 đồng tăng hơn so với năm 2006 là 150,21% và năm 2008 là 21.409.793.970 đồng tăng 6,59% so với năm 2007. Các khoản phải thu của Công ty chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng, ngoài ra thì còn: trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu khác. Trong phải thu khách hàng thì năm 2007 tăng 170,37% so với năm 2006, năm 2008 tăng 26,96% so với năm 2007 và tăng bình quân qua 3 năm là 98,67%. Cuối cùng là tài sản ngắn hạn khác của Công ty, qua 3 năm tài sản ngắn hạn của Công ty tăng mạnh: Năm 2006 là 1.489.971.944 đồng năm 2007 tăng 133,31% so với năm 2006, đặc biệt đến năm 2008 tài sản ngắn hạn của Công ty đã là 34.741.663.686 đồng tăng 899,41% so với năm 2007, bình quân tăng qua 3 năm là 516,36%. Trong tài sản dài hạn của Công ty chủ yếu là tài sản cố định của Công ty. Tài sản cố định của Công ty có tăng chậm qua 3 năm. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2,49%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 6,4%, bình quân 3 năm tăng 4,45%. 40 LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc Ph¹m Thanh Lam – KE50B Bảng 3.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2006 – 2008 (ĐVT: Đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh(%) Năm 07/06 Năm 08/07 BQ A. Tài sản 353.632.206.608 407.824.288.936 788.147.505.994 115,32 193,26 154,29 I. Tài sản ngắn hạn 317.153.200.762 363.694.184.028 738.320.174.786 114,67 203,01 158,84 1. Tiền 8.027.453.907 20.085.680.599 21.409.793.970 250,21 106,59 178,40 2. Các khoản phải thu 67.293.243.803 178.771.856.722 218.230.316.924 265,66 122,07 193,87 Phải thu khách hàng 57.914.902.525 156.586.572.862 198.797.545.452 270,37 126,96 198,67 Phải thu nội bộ 0 0 15.645.970.574 Phải thu khác 2.743.100.059 1.568.010.108 1.412.196.576 57,16 90,06 73,61 Trả trước cho người bán 6.635.241.219 20.617.273.752 2.374.604.322 310,72 11,52 161,12 3. Hàng tồn kho 240.342.531.108 161.360.446.745 463.938.400.206 67,14 287,52 177,33 4. Tài sản NH khác 1.489.971.944 3.476.199.962 34.741.663.686 233,31 999,41 616,36 II Tài sản dài hạn 36.479.005.846 44.130.104.908 49.827.331.208 120,97 112,91 116,94 1. Tài sản cố định 35.031.969.941 35.905.690.612 38.203.252.692 102.49 106,40 104,45 TSCĐ hữu hình 73.980.933.224 89.628.151.875 98.412.837.354 121,15 109,80 115,48 Khấu hao TSCĐ - 38.948.963.283 -53.722.461.263 -64.274.432.686 137,93 119,64 128,79 TSCĐ vô hình 0 0 4.064.848.024 2. Đầu tư công ty liên kết 625.000.000 3.225.000.000 11.191.000.000 516,00 347,01 431,50 3. Xây dựng CBDD 0 4.064.848.024 0 4. Chi phí trả trước DH 822.035.905 934.566.272 433.078.516 113,69 46,34 80,01 41 LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc Ph¹m Thanh Lam – KE50B B. Nguồn vốn 353.632.206.626 407.824.288.936 788.147.505.994 115,32 193,26 154,29 I. Nợ ngắn hạn 299.689.281.373 326.838.750.682 658.603.607.657 109,06 201,51 155,28 1. Vay và nợ ngắn hạn 27.139.705.809 86.701.942.584 71.902.017.975 319,47 82,93 201,20 2. Phải trả người bán 195.606.752.771 167.605.022.257 475.018.690.126 85,68 283,42 184,55 3. Người mua trả tiền trước 46.750.926.753 36.347.556.729 78.464.613.177 77,75 215,87 146,81 4. Thuế, các khoản phải nộp 9.030.422.495 3.762.713.984 9.026.440.172 41,67 239,89 140,78 5. Phải trả người lao động 15.365.284.201 26.797.437.435 15.343.719.443 174,40 57,26 115,83 7. Chi phí phải trả 338.263.520 638.232.822 1.106.916.264 188,68 173,43 181,06 8.Các khoản phải trả. nộp 5.457.925.824 4.985.844.871 6.369.294.674 91,35 127,75 109,55 II. Nợ dài hạn 10.086.039.038 25.565.071.965 685.957.913 253,47 2,68 128,08 1. Vay và nợ dài hạn 9.543.058.235 24.879.114.052 260,70 0,00 130,35 2, Dự phòng trợ cấp mất việc 542.980.803 685.957.913 685.957.913 126,33 100,00 113,17 III. Nguồn vốn CSH 43.856.886.215 55.420.466.289 128.857.940.424 126,37 232,51 179,44 1. Nguồn vốn kinh doanh 31.279.915.722 31.279.915.722 108.031.235.234 100,00 345,37 222,68 2. Chênh lệch TGHĐ 0 0 1.801.510.940 3. Quỹ đầu tư phát triển -898.623.759 4.230.465.278 2.613.519.249 -470,77 61,78 -204,50 4. Quỹ dự phòng TC 1.168.504.590 1.513.127.571 148.641.649 129,49 9,82 69,66 5. Quỹ KT & phúc lợi 2.169.514.123 2.439.839.423 3.178.416.766 112,46 130,27 121,37 6. Nguồn kinh phí SN - 5000.000 -5.000.000 -5.000.000 100,00 100,00 100,00 7. Lợi nhuận chưa PP 10.142.575.539 15.962.118.295 13.089.616.586 157,38 82,00 119,69 ( Nguồn: Phòng Tài Chính) Bên cạnh đó, về nguồn vốn của Công ty thì Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2008 Nợ ngắn hạn đã chiếm tới 83,56% tổng nguồn vốn, tiếp đó là Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 16,35% tổng nguồn vốn, cuối cùng là Nợ dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của Công ty 0,09% năm 2008. Trong Nợ ngắn hạn thì phải trả người bán chiếm tỷ trọng cao nhất: Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 84,35%, năm 2007 giảm so với năm 2006 là 14,32%, năm 2008 tăng 183,42% so với năm 2007. Trong Nguồn vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất, ngoài ra còn các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái, lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ đầu tư, dự phòng. Qua nghiên cứu tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty Cổ phần Viễn thông Tin học – Bưu điện qua 3 năm ta thấy: Tổng tài sản, nguồn vốn của Công ty chủ yếu hình thành từ khoản nợ, vay ngắn, dài hạn (chủ yếu là ngắn hạn), vốn chủ sở hữu chưa lớn, việc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác sử dụng vào hoạt động kinh doanh là rất cần thiết tuy nhiên tỷ lệ này quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả tài chính của Công ty. Chính vì vậy Công ty cần có biện pháp nâng cao tính chủ động về tài chính trong những năm tài chính tiếp theo. 3.3.2 Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện Tổng số lao động của Công ty tại thời điểm 01/08/2008 là 389 người, cơ cấu lao động theo trình độ được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3. 2: Tình hình lao động của Công ty năm 2008 Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ Phân theo trình độ lao động 389 100% Trên đại học 9 2,31% Đại học 188 48,33% Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp 192 49,36% (Nguồn: CT-IN) Theo bảng tình hình lao động theo trình độ lao động của Công ty Cổ phần Viễn thông – Tin học Bưu điện lao động trong công ty tối thiểu là trình độ Cao đẳng, trung cấp hoặc sơ cấp. Lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm hơn 50% tổng số lao động của Công ty, trong đó số lao động có trình độ đại học là 188 người chiếm 48,33% tổng số lao động, số lao động có trình độ trên đại học chiếm 2,31% tổng lao động của Công ty tương ứng với 9 lao động. Lao động có trình độ Cao đẳng, trung cấp và sơ cấp chiếm tỷ lệ khá cao tới 49,36% tổng lao động của Công ty tương ứng với 192 lao động. Mức thu nhập bình quân hàng tháng bình quân/ người lao động trong Công ty năm 2006 là 4.780.000 đồng/người và năm 2007 là 4.374.000 đồng/người. Chế độ làm việc Thời gian làm việc: Công ty tổ chức làm việc 8h/ngày/tuần, nghỉ trưa 1h, từ 12h đến 13h đối với các bộ phận văn phòng. Khi có yêu cầu đột xuất về tiến độ sản xuất, kinh doanh, các nhân viên Công ty có trách nhiệm làm thêm giờ. Công ty đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của nhà nước và đãi ngộ thoả đáng cho người lao động. Thời gian nghỉ phép, nghỉ lễ, Tết, nghỉ ốm, thai sản được đảm bảo theo đúng quy định của Bộ luật lao động. Điều kiện làm việc: Văn phòng làm việc, nhà xưởng khang trang, thoáng mát. Đối với lực lượng lao động trực tiếp, Công ty trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động, các nguyên tắc an toàn lao động được tuân thủ nghiêm ngặt. Chính sách tuyển dụng, đào tạo Tuyển dụng: Nguồn nhân lực là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhận thức được vấn đề này, Công ty xác định mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút nhân tài, ưu tiên người lao động có kinh nghiệm, năng lực, đáp ứng được yêu cầu công việc và góp phần vào chiến lược phát triển lâu dài của Công ty. Việc tuyển dụng được dựa trên nhu cầu lao động. Công ty tiến hành thi tuyển với những tiêu chuẩn nhất định mà Công ty đã đặt ra. Tiêu chí tuyển dụng dựa trên tố chất, tiềm năng và thiện chí của mỗi ứng viên. Đào tạo: Mỗi thành viên của CT-IN sẽ được tham gia một số khoá đào tạo nâng cao kiến thức. Công ty coi đào tạo là một cách đầu tư vào nguồn nhân lực để góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của Group. Chính vì vậy CT-IN chú trọng đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực làm việc của cán bộ công nhân viên. Đào tạo nhân viên mới: sau khi được tuyển dụng, nhân viên mới sẽ được Công ty tổ chức đào tạo để nắm rõ về nội quy lao động, trách nhiệm quyền hạn được giao, phương pháp và kỹ năng thực hiện công việc. Đào tạo tại nơi làm việc: Nhân viên mới vào, tuỳ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ, năng lực Công ty sẽ phân công công việc phù hợp từ đơn giản đến phức tạp, từ cấp thấp đến cấp cao hơn. Những nhân viên thuộc bộ phận nào sẽ được phụ trách bộ phận đó trực tiếp hướng dẫn, đào tạo và phân công. Đào tạo ngắn hạn: Là hình thức bổ sung kiến thức ngành nghề, cập nhật kiến thức mới nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm cho người lao động như tập huấn tay nghề, nghiệp vụ, quản lý kinh tế, pháp lý… Đào tạo dài hạn: Là hình thức đào tạo cơ bản gắn với các bằng cấp được Nhà nước công nhận: đào tạo văn bằng hai đại học, đào tạo sau đại học. Đào tạo theo dự án: Cán bộ công nhân viên có thể được đi đào tạo ở trong nước hoặc nước ngoài theo chương trình đào tạo do Công ty thực hiện theo các hợp đồng hợp tác liên doanh với các đối tác nước ngoài. Kinh phí đào tạo theo dự án được thực hiện theo sự thoả thuận trong hợp đồng hợp tác liên doanh giữa Công ty và đối tác nước ngoài. Chính sách lương và thưởng Nhằm khuyến khích động viên mức độ đóng góp của cán bộ công nhân viên trong Công ty, góp phần tăng năng suất và chất lượng hoàn thành công việc, hàng năm và hàng quý, Công ty tiến hành bình xét thi đua và đề nghị khen thưởng cho những cá nhân và tập thể đạt thành tích xuất sắc. Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được Công ty trích nộp theo đúng quy định của pháp luật. 3.3.3 Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện Trong những năm gần đây, Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện đã phát huy tinh thần tự chủ sáng tạo, cố gắng hết mình trong kinh doanh nhằm đạt mục tiêu nâng cao lợi nhuận. Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện ta có thể thấy rõ điều này thông qua nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trên Bảng 2. Qua bảng 3.3 kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ta thấy: Tổng doanh thu thuần qua các năm đều tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 là 157.700.509.257 đồng năm 2007 tăng 135,18% so với năm 2006 năm 2008 tăng 36,73% so với năm 2007. Doanh thu thuần của Công ty tăng lên qua các năm như vậy là do các nguyên nhân sau: + Do giá vốn hàng bán tăng lên qua các năm cũng đều tăng lên qua các năm, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 165,71% tương ứng với tăng 204.185.079.340 đồng. Năm 2008 tăng 32,64% so với năm 2007 tương ứng với 106.854.498.136 đồng. + Doanh thu hoạt động tài chính năm 2006 là 168.241.807đ tăng lên thành 300.187.922đ năm 2008 tương ứng với 78,43%, đến năm 2008 đã là 1.779.868.693đ tương ứng với tăng 492,92%. + Do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí bán hàng của năm 2006 là 806.727.464 đồng đến năm 2007 đã giảm xuống chỉ còn là 745.810.109 đồng tương ứng với giảm được 7,55% năm 2008 tăng so với năm 2007 là 16,82%. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 tăng so với năm 2006 là 22,63%, năm 2008 giảm so với năm 2007 là 7,31%. + Do các chi phí khác giảm đáng kể qua 3 năm. Năm 2007 giảm được 86,39% và tới năm 2008 chi phí khác giảm được 100%. 46 LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc Ph¹m Thanh Lam – KE50B Bảng 3.3 : Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Viễn thông Tin học – Bưu điện qua 3 năm (2006 – 2008) (ĐVT: Đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 20008 Năm 07/06 Năm 08/07 (+ -) (%) (+ -) (%) DT về BH& CCDV 157.700.509.257 370.885.588.597 507.293.632.339 213.185.079.340 235,18 136.408.043.742 136,78 Các khoản giảm trừ 0 0 191.769.500 0 191.769.500 DTT về BH& CCDV 157.700.509.257 370.885.588.597 507.101.862.839 213.185.079.340 235,18 136.216.274.242 136,73 Giá vốn hàng bán 123.212.141.453 327.389.747.079 434.244.245.215 204.177.605.626 265,71 106.854.498.136 132,64 LN gộp về BH&CCDV 34.488.367.804 43.495.841.518 72.857.617.624 9.007.473.714 126,12 29.361.776.106 167,50 DT HĐTC 168.241.807 300.187.922 1.779.868.693 131.946.115 178,43 1.479.680.771 592,92 CP Tài chính 2.551.070.702 6.680.872.990 26.585.094.181 4.129.802.288 261,89 19.904.221.191 397,93 (Chi phí lãi vay) -2.101.169.148 6.505.019.871 8.926.388.070 8.606.189.019 -309,59 2.421.368.199 137,22 CP Bán hàng 806.727.464 745.810.109 871.284.495 -60.917.355 92,45 125.474.386 116,82 Chi phí quản lý DN 19.289.040.946 23.653.548.626 21.923.952.551 4.364.507.680 122,63 -1.729.596.075 92,69 LN thuần từ HĐKD 12.009.770.499 12.715.797.715 25.257.155.090 706.027.216 105,88 12.541.357.375 198,63 Thu nhập khác 753.886.534 6.310.205.665 188.478.843 5.556.319.131 837,02 -6.121.726.822 2,99 Chi phí khác 887.887.302 120.855.678 -767.031.624 13,61 -120.855.678 0,00 Lợi nhuận khác -134.000.768 6.189.349.987 188.478.843 6.323.350.755 -4618,89 -6.000.871.144 3,05 Tổng LN trước thuế 11.875.769.731 18.905.147.702 25.445.633.933 7.029.377.971 159,19 6.540.486.231 134,60 CP thuế TNDNHH 1.681.134.693 2.646.720.678 7.031.609.200 965.585.985 157,44 4.384.888.522 265,67 LN sau thuế TNDN 10.194.635.038 16.258.40 18.414.024.733 -10.194.618.780 0,00 18.414.008.475 1132585,29 Lãi cơ bản trên CP 10.194.60 745.810.109 30.530.56 745.799.914 (Nguồn: Phòng Tài Chính) 7315736,85 -745.779.578 0,00 Qua nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm ( 2006 – 2008) ta có nhận xét: Trong những năm vừa qua Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện đã hoàn thành chỉ tiêu của Ban lãnh đạo Công ty đặt ra. Doanh thu của Công ty liên tục tăng qua 3 năm, kể cả doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lẫn doanh thu hoạt động tài chính. Bên cạnh đó chi phí khác giảm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng nhưng chậm. Chính vì vậy mà doanh thu thuần của Công ty không ngừng tăng qua cả 3 năm, dẫn tới lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng qua 3 năm. Ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện đã quan tâm đến việc cắt giảm các chi phí, mở rộng kinh d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoan thien.doc
Tài liệu liên quan