-Hoạch định các chiến lược dài hạn, trung hạn và hàng năm để định hướng
hoạt động sản xuất kinh doanh cho các chủ thể trong nền kinh tế.
-Các cơ chế, chính sách cần được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với xu thế,
bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới nhằm đảm bảo sự bình đẳng, ổn định, thông
thoáng và minh bạch.
- Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, nhiệm vụ chính sách tài chính -
tiền tệ không chỉ hướng vào các giải pháp tình thế phục vụ các mục tiêu ngắn hạn,
mà phải lồng ghép và tạo sự đồng bộ trong việc thực hiện các chính sách công cụ
điều tiết vĩ mô, nhằm từng bước cơ cấu lại thị trường tài chính, tạo điều kiện để phát
triển bền vững, phục hồi niềm tin của nhà đầu tư hướng vào các hoạt động dài hạn.
- Thống nhất quản lý nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế trên phạm vi
toàn quốc và trên từng vùng, lãnh thổ.
- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống luật, các văn bản dưới luật, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp hoạt động tự do trên cơ sở tuân thủ luật pháp. Thường xuyên lắng
nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp để đổi mới thủ tục hành chính
tạo cơ chế thông thoáng nhằm ổn định kinh doanh và khuyến khích đầu tư.
- Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán ban hành phù
hợp với tình hình chung của đất nước và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đơn
giản hóa các thủ tục kế toán mà vẫn đảm bảo được các nguyên tắc kế toán
115 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm than tại công ty cổ phần than Đèo nai – vinacomin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình nhất định. Mỗi bước chế biến một loại bán thành
phẩm. Bán thành phẩm của bước trước là đối tượng chế biến của bước sau:
Có 2 phương pháp kết chuyển:
- Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm:
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n
Sơ đồ 1.1: Quy trình tính giá thành phân bước có tính giá thànhbán thành phẩm
(Nguồn: Đặng Thị Hòa(2003), Kế toán sản xuất, Nhà xuất bản Thống Kê)
Chi phí trực
tiếp
+
Giá thành BTP1
Chi phí khác giai
đoạn 1
Chi phí BTP1
chuyển sang
+
Giá thành BTP2
Chi phí khác giai
đoạn 2
Chi phí
BTP (n-1)
+
Giá thành thành
phẩm
Chi phí khác giai
đoạn n
34
- Phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển):
Sơ đồ 1.2: Quy trình tính giá thành phân bước không tính giá thànhbán
thành phẩm
(Nguồn: Đặng Thị Hòa(2003), Kế toán sản xuất, Nhà xuất bản Thống Kê)
1.6. Hệ thống sổ kế toán
1.6.1. Quy định chung về sổ kế toán
Sổ kế toán dùng để chi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên
quan đến doanh nghiệp.
Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Sổ kế toán tổng hợp
bao gồm: Sổ Nhật ký, sổ cái. Sổ kế toán chi tiết bao gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
* Sổ kế toán tổng hợp:
- Sổ Nhật ký: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính, phát sinh
trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan
hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ kinh tế đó. Số liệu kế toán trên sổ kế
toán nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên nợ và bên có của tất cả các tài khoản kế
toán sử dụng ở doanh nghiệp.
- Sổ cái: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng
kỳ và trong niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ
kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu kế toán trên sổ cái phản ánh tổng hợp
tình hình tài sản nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
CPSX giai đoạn 1
CPSX giai đoạn 2
CPSX giai đoạn n
Z của thành
phẩm
CPSX của GĐ1 trong TP
CPSX của GĐ2 trong TP
CPSX của GĐ3 trong TP
35
* Sổ, thẻ kế toán chi tiết:
Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính, phát sinh liên quan đến các
đối tượng kế toán chi tiết cần thiết phải theo dõi theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên
sổ, thẻ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ việc quản lý từng loại tài sản,
nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ nhật ký và sổ cái.
* Các hình thức sổ kế toán
- Hình thức kế toán Nhật ký chung
- Hình thức kế toán Nhật ký- sổ Cái;
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ;
- Hình thức kế toán trên máy vi tính
* Lưu ý:Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều
thuộc loại không bắt buộc. Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho
riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách
minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu.Nếu doanh nghiệp
không tự xây dựng sổ kế toán, doanh nghiệp có thể áp dụng các hinh thức sổ kế
toán được hướng dẫn trong phụ lục 4 thông tư 200/2014/TT-BTC.
1.6.2. Hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
* Sổ kế toán tổng hợp:
- Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung thì sử dụng sổ Nhật ký
chung, sổ cái các tài khoản 621, TK 622, TK 627, TK 154 hoặc TK 631.
- Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ sử dụng Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ và sổ cái các TK 621, TK 622, TK 627, TK 154 hoặc TK 631.
Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký – sổ cái có sổ Nhật ký sổ cái
- Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ thì sử dụng các Nhật
ký chứng từ số 1, 2, 7, 10,.. bảng kê số 4,5,6, và sổ cái các TK621, TK 622, TK
627, TK 154 hoặc TK 631.
36
* Sổ kế toán chi tiết:
Tùy theo yêu cầu quản lý và đối tượng tập hợp chi phí cũng như đối tượng
tính giá thành đã xác định ở các doanh nghiệp cụ thể, kế toán mở hệ thống sổ chi
tiết như: sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621, sổ chi phí sản xuất kinh doanh
TK 622, sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 627, thẻ tính giá thành sản phẩm, Bảng
phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định,...
1.7. Trình bày chỉ tiêu liên quan trên báo cáo tài chính
Hệ thống Báo cáo tài chính gồm Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính
giữa niên độ.. Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Báo cáo tài
chính, doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính
theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.
* Báo cáo tài chính năm gồm:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN
Trên hệ thống báo cáo tài chính các chỉ tiêu liên quan đến chi phí sản xuất
được tập hợp trên tài khoản 154, số dư Nợ cuối kỳ tài khoản 154 “ chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang” được phản ánh vào chỉ tiêu Hàng tồn kho (Mã số 141) trên
Bảng cân đối kế toán.
Khoản chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang vượt quá một chu kỳ kinh doanh
thông thường không thỏa mãn định nghĩa về hàng tồn kho theo Chuẩn mực kế toán
thì không được trình bày trong chỉ tiêu này mà trình bày tại chỉ tiêu “Chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang dài hạn” – Mã số 241 trên Bảng cân đối kế toán.
Giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán được ghi vào chỉ tiêu giá vốn hàng
bán trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu
“Giá vốn hàng bán” trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là luỹ kế số
phát sinh bên Có của Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo đối ứng
bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn tác giả đã trình bày những cơ sở lý luận chung nhất về
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Với cách nhìn tổng quan tác giả
đã khái quát và làm rõ những luận điểm trọng tâm nhằm mục đích nâng cao tính lý
luận của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm từ đó góp phần nâng cao
hiệu quả của công tác kế toán trong hoạt động điều hành và quản lý doanh nghiệp.
Cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1 là nền tảng cho việc nghiên cứu, tìm
hiểu thực trạngkế toán toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ phần than Đèo Nai- Vinacomin ở chương 2.
38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM THAN TẠICÔNG TY CỔ PHẦN THAN ĐÈO NAI –
VINACOMIN
2.1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty Cổ phần than Đèo Nai-
Vinacomin
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần than Đèo
Nai- Vinacomin.
* Thông tin chung:
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin
Tên giao dịch quốc tế: ĐEONAI COAL JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VNDC
Trụ sở chính : Phường Cẩm Tây, Thị xã Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh.
Telephone : 033. 3864 251
Fax : 033.3863 942
Tài khoản : 102010000223812 – Ngân hàng Công thương Cẩm Phả.
Công ty Cổ phần than Đèo Nai là doanh nghiệp cổ phần, đơn vị thành viên của
Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam có tư cách pháp nhân, hạch
toán kinh tế độc lập.
- Vốn điều lệ: 160.000.000.000 đồng
- Có quy mô tổng nguồn vốn kinh doanh là: 1.158.000.000.000 đồng
- Doanh thu năm 2015: 2.591.000.000.000 đồng
- Tổng số lao động: 2.602 lao động
- Lĩnh vực kinh doanh:
+ Khai thác và thu gom than cứng.
+ Khai thác và thu gom than non.
+ Hoạt động hỗ trợ khai thác mỏ và quặng.
+ Hoạt động xây dựng chuyên dụng (san lấp, chuẩn bị mặt bằng).
+ Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.
39
+ Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị.
+ Vận tải hàng hóa đường bộ.
+Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
* Quá trình hình thành và phát triển
Trước ngày giải phóng vùng mỏ, Công ty than Đèo Nai chỉ là một công trường
khai thác than thuộc Công ty khai thác than Bắc Kỳ của Pháp.Sau ngày giải phóng
Công ty than Đèo Nai trực thuộc Xí nghiệp Than Cẩm Phả với chức năng kinh
doanh chính là khai thác than. Tuy nhiên, do yêu cầu của ngành than cần phát triển
ngành công nghiệp khai khoáng nên ngày 01 tháng 8 năm 1960 Bộ Công nghiệp
Nặng ra Quyết định giải thể Xí nghiệp Than Cẩm Phả để thành lập các Mỏ than
mới. Mỏ than Đèo Nai (nay là Công ty Cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin) được
thành lập.
Ngày 30 tháng 06 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Năng Lượng ra Quyết định số 414
NL/TCCBLĐ về việc thành lập lại Mỏ Than Đèo Nai, là đơn vị hạch toán phụ thuộc
Công ty Than Cẩm Phả.
Ngày 17 tháng 9 năm 1996, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 2601
QĐ/TCCB thành lập doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập: Mỏ Than Đèo Nai.
Sau hơn 05 năm hoạt động với tư cách pháp nhân là Mỏ Than Đèo Nai, ngày 01
tháng 10 năm 2001. Hội đồng quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam ra Quyết định
số 405/QĐ-HĐQT chính thức đổi tên Mỏ Than Đèo Nai thành Công ty Than Đèo
Nai - doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Than Việt Nam.
Theo Quyết định số 1968/QĐ-BCN ngày 27/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp về việc chuyển Công ty than Đèo Nai thuộc Tập đoàn Công nghiệp than -
Khoáng sản Việt Nam thành Công ty Cổ phần than Đèo Nai. Công ty than Đèo Nai
chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần kể từ ngày 01/01/2007
với tên giao dịch là Công ty cổ phần than Đèo Nai – TKV (nay là Công ty Cổ phần
Than Đèo Nai - Vinacomin)
Ngày 21 tháng 11 năm 2008 cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên Trung
tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) với mã
chứng khoán: TDN.
40
2.1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần than Đèo Nai-
Vinacomin
2.1.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý
Công ty Cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin là một doanh nghiệp sản xuất
than lớn với số lượng công nhân viên hiện nay khoảng 2.602 người. Do đặc thù khá
phức tạp về công việc, sản xuất trên qui mô lớn, dây chuyền công nghệ máy móc
thiết bị liên tục đổi mới, để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả Công ty
thường xuyên sắp xếp tổ chức lại bộ máy quản lý. Hiện nay bộ máy quản lý của
Công ty được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến - chức năng chia thành hai
cấp: Cấp doanh nghiệp và Cấp công trường, phân xưởng.
Trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất tại Công ty có 2 cấp quản lý:
Cấp doanh nghiệp và Cấp công trường, phân xưởng.
* Ban Giám Đốc: Gồm Giám Đốc, 4 phó Giám đốc, kế toán trưởng.
- Giám đốc điều hành Công ty: là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách
nhiệm trước pháp luật nhà nước, trước Hội đồng quản trị Công ty, Tập đoàn công
nghiệp than - khoáng sản Việt Nam .
- Các Phó giám đốc: Bao gồm 04 Phó giám đốc giúp việc cho Giám Đốc trong
công tác quản lý, điều hành sản xuất theo các chức năng và phân nhiệm đã được
Giám đốc phân công cụ thể.
- Kế toán trưởng: Tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính - kế
toán - thống kê, đồng thời kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế - tài chính
của Công ty.
- Văn phòng giám đốc: Quản lý hành chính, văn thư, văn phòng; tham gia sắp xếp
các hội nghị, hội thảo, tiếp khách tiếp tân, công tác thi đua tuyên trưyền, văn thể.
- Phòng tổ chức - đào tạo: Tổ chức cán bộ, công tác đào tạo bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ kế cận, đào tạo công nhân kỹ thuật, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho
công nhân kỹ thuật.
- Phòng kế hoạch - tiêu thụ: Xây dựng và đề xuất các kế hoạch, phương án
tổng hợp và chi tiết về sản xuất - tiêu thụ sản phẩm .
41
- Phòng kế toán - thống kê- tài chính: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài
chính, cân đối, huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Tổ chức kiểm tra
giám sát việc hạch toán phân xưởng, khoán chi phí và mọi hoạt động kinh tế của
Công ty.
- Phòng vật tư:Quản lý cung ứng, cấp phát vật tư phục vụ sản xuất kinh
doanh. Quản lý hệ thống các kho vật tư của Công ty.
- Phòng lao động tiền lương:Quản lý lao động, tiền lương; Xây dựng hệ thống
định mức, định biên về lao động, qui chế trả lương và các chế độ chính sách đối với
người lao động.
- Phòng đầu tư xây dựng: Thực hiện công tác XDCB của Công ty gồm xây
dựng các chương trình, kế hoạch và tiến độ thực hiện đầu tư.
- Phòng thanh tra - kiểm toán:Thực hiện công tác thanh kiểm tra, kiểm toán
nội bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch định kỳ và
theo lệnh của Giám đốc.
- Phòng ký thuật khai thác:Giúp định hướng sản xuất, hướng dẫn kiểm tra
quản lý kỹ thuật khai thác trên cơ sở các điều lệ qui trình, qui phạm của Nhà Nước
và các cơ quan cấp trên.
- Trung tâm chỉ huy sản xuất:Là bộ phận trực tiếp điều hành sản xuất, triển
khai và giám sát các mệnh lệnh sản xuất. Điều độ, đôn đốc kiểm tra các đơn vị sản
xuất thực hiện kế hoạch sản xuất đã được phê duyệt của Công ty.
- Phòng kỹ thuật vận tải: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc về công tác quản lý kỹ
thuật vận tải của Công ty.
- Phòng kỹ thuật cơ điện: Quản lý kỹ thuật cơ điện mỏ của Công ty. Tham gia
xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cơ điện mỏ, các quy trình qui phạm
về kỹ thuật an toàn vận hành,
- Phòng an toàn: Lập kế hoạch, các biện pháp về kỹ thuật an toàn trong sản
xuất đối với con người và thiết bị, cấp cứu mỏ và bảo hộ lao động trong toàn Công ty.
- Phòng KCS: Kiểm tra, phân tích chất lượng các sản phẩm sản xuất và tiêu thụ.
- Phòng Địa Chất: Đánh giá điều kiện địa chất công trình mỏ, địa chất thuỷ
văn ảnh hưởng đến công tác khai thác mỏ, tham gia xây dựng và tổng hợp các tài
42
liệu về thăm dò địa chất, trữ lượng tài nguyên than, quản lý ranh giới Công ty được
phép khai thác.
- Phòng Trắc địa: Khảo sát, đo đạc, lập các bản đồ và các báo cáo về công tác
quản lý ranh giới mỏ, ranh giới tài nguyên khoáng sản trong mỏ.
-Phòng bảo vệ: Đảm bảo an ninh trật tự trong khai trường sản xuất, bảo vệ tài
sản, bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài nguyên do Công ty quản lý.
- Phòng Y- tế: Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên, khám chữa
bệnh và làm các công tác về chế độ bảo hiểm y tế đối với cán bộ công nhân viên
trong Công ty.
43
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty CP Than Đèo nai - Vinacomin
(Nguồn: Văn phòng Giám đốcCông ty CP Than Đèo nai - Vinacomin)
GIÁM ĐỐC
P.GD
KỸ THUẬT
PHÒNG KẾ TOÁN
THỐNG KÊ TÀI
CHÍNH
TRUNG TÂM
CHỈ HUY SẢN
XUẤT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
P.GĐ
KINH TẾ
P.GĐ
CƠ ĐIỆN-VẬN TẢI
KẾ TOÁN TRƯỞNG P. GĐ
SẢN XUẤT
PHÒNG KỸ
THUẬT KT
PHÒNG KCS
ü thuËt kt
PHÒNG TRẮC
ĐỊA
ü thuËt kt
PHÒNG AN
TOÀN
PHÒNG ĐẦU
TƯ
PHÒNG VẬT
TƯ
PHÒNG LĐTL
PHÒNG BẢO
VỆ
VĂN PHÒNG
GIÁM ĐỐC
THANH TRA
KIỂM TOÁN
PHÒNG TC
ĐÀO TẠO
PHÒNG KẾ
HOẠCH
PHÒNG CƠ
ĐIỆN
PHÒNG VẬN
TẢI
PHÒNG ĐỊA
CHẤT
ü thuËt kt
PHÒNG Y TẾ
44
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Bộ máy sản xuất của Công ty Cổ phần than Đèo Nai – Vinacomin được bố trí
như sau :
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất
(Nguồn: Trung tâm chỉ huy SX Công ty CP than Đèo Nai – Vinacomin)
Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất, các bộ phận sản xuất của công ty được
chia thành ba bộ phận là:
Bộ phận sản xuất chính.
Bộ phận phụ trợ sản xuất chính
Bộ phận phục vụ sản xuất.
* Bộ phận sản xuất chính: Bao gồm các công trường: Công trường Khoan,
Công trường Xúc, Công trường gạt, Công trường Băng tải, các phân xưởng vận tải
vận tải và Công trường chế biến và tiêu thụ than.
+ Công trường Khoan: Quản lý và sử dụng toàn bộ các thiết bị khoan với
nhiệm vụ đảm nhận công đoạn khoanlỗ phục vụ cho công tác nổ mìn.
CT
khoan
Các
PXVT ô
tô
SX chính
PX
cơ điện
PX
trạm
mạng
CT
Xe gạt
PX s/c ô
- tô
PXVT
phục
vụ
PX
chế
biến
PX môi
trường
Bộ phận phục vụ
SX
Bộ phận SX phụ
trợ trợ
CT
Băng tải
CT
Xúc
CT CB &
tiêu thụ than
Trung tâm chỉ huy
sản xuất
SX phụ trợ,
phục vụ SX
chính
45
+ Công trường Xúc: Quản lý và sử dụng toàn bộ thiết bị máy xúc của công ty,
đảm nhiệm công đoạn bốc xúc.
+ Công trường xe gạt: Quản lý và sử dụng thiết bị máy gạt với nhiệm vụ
chính là đảm bảo hệ thống đường vận chuyển trên khai trường, san gạt đất đá,...
+ Các Phân xưởng vận tải ô-tô:Bao gồm 5 phân xưởng vận tải đảm nhận công
đoạn vận chuyển đất đá từ khai trường khai thác than ra vị trí đổ thải và vận chuyển
than từ vỉa đến các vị trí bãi chứa, vận chuyển phục vụ pha trộn,...
+ Công trường băng tải: Nhận than nguyên khai từ tầng vận chuyển bằng ô-tô
đưa vào sàng phân loại than cục, than cám, sau đó dùng hệ thống băng tải để chuyển
xuống máng ga, rót xuống wa-gông giao bán.
+ Công trường chế biến và tiêu thụ than: Pha trộn than đảm bảo chất lượng,
qui cách theo yêu cầu tiêu thụ, rót than xuống phương tiện cho khách hàng theo
đúng lệnh xuất than của Giám đốc.
* Bộ phận phụ trợ sản xuất chính: Phục vụ cho các đơn vị sản xuất chính, gồm
có: Phân xưởng cơ điện, Phân Xưởng Trạm Mạng, Phân xưởng sửa chữa ô-tô.
+ Phân xưởng Cơ Điện: Nhiệm vụ chính là sửa chữa, bảo dưỡng, tiểu tu,
trung tu các thiết bị máy mỏ như: khoan, xúc, gạt, máy công cụ, gia công phục hồi
các mặt hàng cơ khí theo yêu cầu sản xuất,
+ Phân xưởng Trạm mạng: Trực tiếp quản lý toàn bộ hệ thống mạng điện của
Công ty, cung cấp điện đến các vị trí sản xuất, văn phòng Công ty
+ Phân xưởng sửa chữa ô-tô: Sửa chữa, bảo dưỡng, trung tu, tiểu tu thiết bị
phương tiện vận tải ô-tô, gia công phục hồi hàng cơ khí phục vụ cho công việc sửa
chữa khâu vận tải mỏ.
* Bộ phận phục vụ: Bao gồm Phân xưởng vận tải phục vụ, phân xưởng chế
biến, Phân xưởng phục vụ, ...
+Phân xưởng vận tải phục vụ:Phục vụ Giám đốc, Các Phó giám đốc, cán bộ
các phòng ban, trung tâm chỉ huy sản xuất để đi kiểm tra sản xuất.
+ Phân xưởng chế biến:Làm nhiệm vụ phục vụ bữa ăn giữa ca và các chế độ
bồi dưỡng độc hại, nặng nhọc cho công nhân mỏ, phục vụ các hội nghị, tiếp khách
tiếp tân tại Công ty.
46
+ Phân xưởng môi trường:Làm nhiệm vụxây dựng và sửa chữa các công trình
xây dựng của Công ty.Ngoài ra phân xưởng môi trường còn làm nhiệm vụ trồng
cây, công tác vệ sinh môi trường trong Công ty.
* Cơ cấu bộ phận sản xuất chính:
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy sản xuất chính
(Nguồn: Trung tâm chỉ huy SX Công ty CP Công ty than Đèo Nai – Vinacomin)
2.1.3. Đặc điểm về qui trình công nghệ sản xuất tại Công ty Cổ phần than
Đèo Nai- Vinacomin.
Công ty Cổ phần than Đèo Nai- Vinacomin là một trong những mỏ lộ thiên
lớn ở nước ta, việc tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty theo dây chuyền công
nghệ mà trong đó các đơn vị, bộ phận sản xuất (công trường, phân xưởng) được tổ
chức theo dây chuyền vàchuyên môn hoá một cách rõ nét. Dây chuyền công nghệ
chính của Công ty được mô tả như sau:
* Bước 1: Khâu khoan nổ mìn
Dùng máy khoan, khoan lỗ, nổ mìn bắn tơi đất đá. Sử dụng khoan thủy lực
RockL7, RockF6, khoan xoay cầu D45 hiện có 4 máy khoan và 02 máy khoan
tay(d=32). Công nghệ nổ mìn Công ty đang áp dụng là công nghệ nổ mìn giảm
chấn động.
* Bước 2: Khâu bốc xúc:
- Bốc xúc đất đá lên phương tiện vận chuyển chủ yếu dùng máy xúc thủy lực
gầu ngược KOMATSU1250 (dung tích V=6,7m3/ gầu) và máy xúc CAT- 365B
dung tích V = 3,5m3/gầu.
PGĐ kỹ thuật
Quản đốc
P.Q đốc ca 1 P.Q đốc ca 2 P.Q đốc ca 3 Nhân viên kinh tế
Các tổ sản
xuất ca 1
Các tổ sản
xuất ca 2
Các tổ sản
xuất ca 3
47
- Bốc xúc than: Than được xúc trực tiếp lên phương tiện vận chuyểnbằng máy
xúc thuỷ lực CAT-365B : V= 3,5m3/gầu và CAT-345B : V= 1,6m3/gầu.
* Bước 3: Khâu vận tải
-Vận chuyển than về kho than, vận chuyển đất đá ra bãi thải
* Bước 4: Than vận chuyển về kho được phân loại và tiến hành gia công chế
biến thành than thương phẩm nhập kho.
* Bước 5: Than sạchđược vận chuyển từ kho và đem đi tiêu thụ
Sơ đồ 2.4: Quy trình công nghệ sản xuất than tại Công ty CP than Đèo Nai – Vinacomin.
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật Công ty CP than Đèo Nai – Vinacomin)
Đặc điểm sản xuất của Công ty Cổ phần Than Đèo Nai-Vinacomin là khai
thác than lộ thiên quy trình công nghệ được bắt đầu từ khoan, nổ mìn, bốc xúc,
vận chuyển đất, bốc xúc, vận chuyển than, phân loại, gia công chế biến, tiêu thụ.
Như vậy đối tượng tập hợp chi phí ban đầu là các công trường, phân xưởng sản
xuất nơi phát sinh các chi phí, sau đó kế toán sẽ tiến hành tập hợp chi phí sản
xuất để tập hợp theo từng công đoạn:
- Công đoạn khoan, nổ mìn.
Khoan lỗ
Nổ mìn
Bốc xúc Than
Vận chuyển
Đất đá
Gia công chế biến
Kho than
Vận chuyển
Bãi thải
Tiêu Thụ
48
- Công đoạn bốc xúc đất, than
- Công đoạn vận chuyển đất, than
- Công đoạn gia công chế biến, pha trộn.
Với quy trình công nghệ đó và căn cứ vào nhu cầu thị trường Công ty sản xuất
các loại sản phẩm sau: Cục 4b; Cục 4a2; Cục 5b; Cám 4a1; cám 5a1; Cám 5b1;
Cám 6a1; Cám 6b1; Cám 7a; Cám 7b, than bùn tuyển.
2.1.4. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty Cổ phần than Đèo Nai- Vinacomin
2.1.4.1. Đặc điểm bộ máy kế toán
Do yêu cầu của công tác quản lý, nguyên tắc, chế độ tài chính - kế toán - thống
kê của nhà nước, đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh, cũng như mô hình tồ
chức sản xuất kinh doanh thực tế của Công ty nên hình thức tổ chức công tác kế
toán ở Công ty là mô hình tập trung. Theo mô hình này đảm bảo được sự lãnh đạo
tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán của công ty, cung cấp một cách kịp
thời thông tin kế toán cho các ban lãnh đạo quản lý hoạt động kinh doanh của công
ty cũng như các chủ đầu tư và các công ty kiểm toán.
Phòng tài chính - kế toán - thống kê gồm có 32 cán bộ nhân viên. Chức năng,
nhiệm vụ cụ thể của lãnh đạo phòng và các bộ phận như sau:
49
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công tyCP than Đèo Nai- Vinacomin
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty CP Công ty than Đèo Nai – Vinacomin
KÕ to¸n trëng
Kế toán trưởng
Phó phòng
(phụ trách kế
toán)
Phó phòng
(phụ trách kế
toán)
Phó phòng
(phụ trách thống
kê)
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
đầu tư XDCB
Kế toán
vốn bằng tiền
Kế toán
công nợ, tiêu thụ
Kế toán
Thanh toán lương
Nhân viên
kinh tế
Kế toán
chi phí và giá thành
Kế toán
Tài sản cố định
Kế toán
Vật liệu
Kế toán
Khoán chi phí
Nhân viên hạch
toán phânxưởng
Thống kê tổng
hợp sản lượng,
thời gian SD
máy móc thiết bị
Thống kê các
công trường,
phân xưởng
50
* Phân công lao động kế toán
- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán của công ty, chịu
trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính - kế toán -
thống kê.
- Phó phòng phụ trách công tác kế toán: Phụ trách các bộ phận kế toán tổng
hợp, thanh toán, tiêu thụ, công nợ, thanh toán lương. Đồng thời là người trực tiếp
làm công việc kế toán tổng hợp, kế toán các khoản chi phí phải trả (TK 335), chi phí
trả trước (TK 242), phải thu nội bộ (TK 136).
-Phó phòng phụ trách công tác kế toán: Phụ trách các bộ phận kế toán vật liệu,
TSCĐ, đầu tư XDCB, chi phí và giá thành.Là người trực tiếp làm công việc kế toán
đầu tư (TK 241).
-Phó phòng phụ trách công tác thống kê: Phụ trách công tác thống kê chung
của công ty. Bộ phận thống kê Công ty có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra, hướng dẫn
nghiệp vụ thống kê cho các công trường, phân xưởng...
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng:theo dõi các khoản vay ngắn - trung -
dài hạn mà Công ty vay ngân hàng và các tổ chức khác.
-Thủ qũy: quản lý quỹ tiền mặt, giao dịch nhận và kiểm tiền, các giấy tờ có giá
từ ngân hàng hoặc các nguồn thu khác, quản lý và lưu giữ tiền mặt, các giấy này tại
quỹ (két sắt) đảm bảo an toàn, đúng qui định.
- Bộ phận kế toán công nợ: Bao gồm các kế toán về khoản phải thu, phải trả
của công ty với các đối tượng trong và ngoài công ty và các khoản thanh toán với
ngân sách nhà nước, các cơ quan quản lý khác.
- Bộ phậnkế toán thanh toán lương: Kết hợp cùng phòng lao động tiền lương
kiểm tra, giám sát việc phân chia tiền lương và các khoản phải trả khác đối với
CNV tại các đơn vị trong toàn Công ty theo đúng chế độ quy định.
-Bộ phận kế toán vật liệu: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho
vật liệu về số lượng và giá trị của toàn bộ các kho vật tư trong Công ty.
51
- Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý TSCĐ của Công ty,
nắm bắt kịp thời những thông tin và chế độ chi phí khấu hao và sửa chữa TSCĐ,
thanh lý theo đúng chế độ
-Kế toán chi phí và giá thành: có nhiệm vụ tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất
kinh doanh, xác định các chi phí dở dang và tồn kho thành phẩm, tính giá thành sản
xuất, giá thành tiêu thụ, kết chuyển chi phí, xác định kết quả kinh doanh của Công
ty. Lập báo cáo kế toán về quản trị chi phí - giá thành theo đúng chế độ và định kỳ.
2.1.4.2. Các chính sách và chế độ kế toán áp dụng tại Công ty
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty Cổ phần Than Đèo Nai - Vinacomin hiện
đang áp dụng chế độ kế toán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- th_1772_034_2035400.pdf