Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 2

1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 2

1.2. Phân loại chi phí sản xuất và phân loại giá thành 3

1.2.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 3

1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế: 4

1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí: 5

1.2.1.3 Một số cách phân loại khác: 6

1.2.2 Giá thành và phân loại giá thành: 7

1.2.2.1 Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành: 7

1.2.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán: 8

1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 9

1.4 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 10

1.5. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 11

1.5.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 11

1.5.1.1 Đối tượng kế toán tập hơp chi phí: 11

1.5.1.2 Đối tượng tính giá thành: 11

1.5.1.3 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 12

1.5.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghịêp hiện nay. 12

1.5.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 14

1.5.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 16

1.5.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung: 17

1.5.2.4 Kế toán chi phí trả trước và chi phí phải trả: 19

1.5.2.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 20

1.5.3.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 22

1.5.3.2 Đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng hoàn thành tương đương: 23

1.5.3.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức: 23

1.5.4 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 24

1.5.4.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn: 24

1.5.4.2 Phương pháp tính giá thành có loại trừ cho sản phẩm phụ: 25

1.5.4.3 Phương pháp tính giá thành phân bước. 25

1.5.4.4 Phương pháp tính giá thành theo hệ số: 25

1.5.4.5 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: 26

CHƯƠNG 2 28

2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. 28

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. 28

2.1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. 34

2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty cổ phần Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. 40

2.1.3.1. Tổ chức hệ thống sản xuất. 40

2.1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 41

2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. 42

2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán, 43

2.1.4.2. Hình thức sổ kế toán Công ty áp dụng: 45

2.1.4.3. Một số nội dung khác liên quan đến tổ chức công tác kế toán. 46

2.2. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. 48

2.2.1. Những đặc điểm của đơn vị ảnh hưởng đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. 48

2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. 49

2.2.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. 50

2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 51

2.2.4.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 51

2.2.4.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 58

2.2.4.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 61

2.2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty cổ phần quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. 67

2.2.6. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất: 67

2.2.7. Tính giá thành sản phẩm. 70

CHƯƠNG 3 73

3.1. Đánh giá về công tác kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói tiêng tại Công ty cổ phần Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. 73

3.1.1. Ưu điểm. 73

3.1.2. Những hạn chế. 75

3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. 78

KẾT LUẬN 81

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1810 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động, kinh doanh nhà đất, sản xuất kinh ắc quy, xe đạp thể thao không xích, kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời bắt đầu triển khai hoạt động tổ chức đào tạo thi sát hạch cấp bằng lái xe cơ giới, từng bước tái cơ cấu vốn, chuẩn bị nguồn cho việc triển khai các Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà đất. Ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của CIRI là: - Sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện thoại di động, phụ tùng, động cơ xe máy, ắc quy ôtô, xe máy, động cơ diesel, thiết bị điện tử, điện lạnh chuyên dùng; - Tổ chức đào tạo, dạy nghề hướng nghiệp phục vụ xuất khẩu lao động, xuất khẩu lao động trực tiếp, dạy nghề ngắn hạn (lái xe ô tô, mô tô, sửa chữa ô tô, xe máy); - Sản xuất, lắp ráp và kinh doanh xe đạp thể thao truyền động không xích. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại CIRI. Trải qua hơn 9 năm hoạt động kinh doanh, với sự biến động của nền kinh tế, sự khủng hoảng trên thị trường Châu á đã có tác động không nhỏ đến kết quả hoạt động của Công ty. Với sự nhạy bén, linh hoạt của tập thể lãnh đạo của Công ty đã nắm bắt thời cơ từ một doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu uỷ thác hàng tiêu dùng, nhập khẩu phục vụ các doanh nghiệp khác như thiết bị môi trường, thi công. Công ty đã chuyển hướng chiến lược tìm phát triển nguồn hàng mới căn cứ vào các chủ trương chính sách của Chính phủ về nhập khẩu linh kiện xe gắn máy, xuất khẩu lao động. Trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, nguồn lực của các doanh nghiệp trong nước và năng lực của chính mình đặc biệt Công ty khuyến khích sự sáng tạo và năng động của cán bộ công nhân viên, liên tục cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất lắp ráp, chấp hành tốt kỷ luật lao động để không ngừng hoàn thiện sản phẩm của mình. Năng lực về nhân sự Lao động là một trong những yếu tố hợp thành tạo nên sản phẩm. Do vậy Công ty đã chú trọng đến nguồn nhân lực ngay từ những ngày đầu. Hiện nay, đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty đều có trình độ về mọi mặt để đảm đương công việc. Công nhân đều được qua đào tạo trước khi đưa vào dây truyền sản xuất. Bảng cơ cấu lao động toàn Công ty hiện nay TT Tên bộ phận Nam Nữ Tổng số 1 Ban giám đốc 01 01 02 2 Trợ lý, Thư ký Giám đốc 02 0 02 3 Phòng Tổ chức hành chính 06 08 14 4 Phòng tài chính kế toán 04 08 12 5 Xí nghiệp lắp ráp xe máy 55 17 72 6 Trung tâm xuất khẩu lao động 25 28 53 7 Phòng xuất nhập khẩu 04 0 04 8 Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe 07 01 08 9 Phòng Quản lý dự án và đầu tư 08 04 12 10 Bộ phận quản lý các Công ty cổ phần 03 02 05 11 Tổng số 115 69 184 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Nhận xét : Tổng số lao động của Công ty gồm 184 người, trong đó lao động nam nhiều hơn lao động nữ, chiếm 62.5%. Lao động nam tập trung chủ yếu ở xí nghiệp lắp ráp xe máy. Đây là một đặc điểm phù hợp, bởi ở các xưởng sản xuất công việc chủ yếu thuộc về kỹ thuật. Trong khối quản lý, số lao động nữ và số lao động nam chênh nhau không nhiều, điều đó phù hợp với công tác quản lý, công tác văn phòng. bảng trình độ chuyên môn của lao động TT Trình độ chuyên môn Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Cao học 04 2.2 2 Đại học 116 63 3 Cao đẳng 05 2.7 4 Trung cấp - sơ cấp 15 8.2 5 Công nhân bậc 5/7 34 18.5 6 Lao động phổ thông 10 5.4 Tổng cộng 184 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Nhận xét: Trình độ chuyên môn của lao động Công ty khá đồng đều, tỷ lệ người có trình độ đại học, cao đẳng trở lên chiếm 65.7%. Đây là con số đáng khích lệ, chủ yếu rơi vào đội ngũ cán bộ quản lý. Công nhân bậc 5/7 chiếm tỷ lệ 18.5% điều này đảm bảo cho quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty. Bảng lao động trực tiếp, gián tiếp TT Lao động Tổng số Tỷ Lệ (%) 1 Trực tiếp 139 75.54 2 Gián tiếp 45 24.46 Tổng số 184 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Nhận xét: Lao động gián tiếp toàn Công ty chiếm 24.46% so với tổng số. Đây là con số hợp lý khi đánh giá về lao động gián tiếp của một đơn vị. Như vậy, có thể nói bộ máy quản lý của Công ty tương đối gọn nhẹ và đạt tiêu chuẩn. Năng lực hoạt động: Ta xét một số chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động kinh doanh của Công ty trong một vài năm gần đây: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đạt được qua các năm 2006 và 2007 Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Số tiền Tỷ lệ % 1 Tổng doanh thu h/đ KD 115.736.670.269 134.174.086.271 18.437.416.000 15,93 Trong đó: Doanh thu XĐ 2.892.374.898 7.162.332.628 4.269.957.730 147,63 2 Khoản giảm trừ (hàng trả lại) 885.018.180 489.426.170 -395.592.010 -44,70 3 Doanh thu thuần (1- 2) 114.851.652.089 133.684.660.101 18.833.008.012 16,40 4 Giá vốn hàng bán 89.719.667.534 120.315.451.506 30.595.783.972 34,10 5 Lợi nhuận gộp (3- 4) 25.131.984.555 13.369.208.595 -11.762.775.960 -46,80 6 Chi phí bán hàng 11.146.276.284 10.865.073.663 -281.202.621 -2,52 7 Chi phí quản lý DN 2.856.905.328 1.804.146.626 -1.052.758.702 -36,85 8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (5-6-7) 11.128.802.943 699.988.306 -10.428.814.637 -93,71 9 Thu nhập hoạt động tài chính 250.138.579 549.744.294 299.605.715 119,78 10 Chi phí hoạt động tài chính (trả lãi vay) 9.515.169.524 1.127.151.510 -8.388.018.014 -88,15 11 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.132.594.860 524.122.447 -608.472.413 -53,72 12 Thuế thu nhập DN phải nộp (15*28%) 317.126.561 146.754.285 -170.372.276 -53,72 13 Lợi nhuận sau thuế (15-16) 815.468.299 377.368.162 -438.100.137 -53,72 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 và 2007 – Phòng TCKT) Xét thấy, Từ năm 2006, hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị có nhiều biến động do ảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan, chủ quan như thay đổi trong chính sách quản lý của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh xe gắn máy. Thị trường xe máy có sự cạnh tranh khốc liệt về kiểu dáng, giá cả, chủng loại xe. Vì vậy doanh thu xe máy năm 2007 không có sự đột biến về số lượng. Đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu kinh tế ta thấy: Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh năm sau cao hơn năm trước là: 18.833.008.012 đồng, tương ứng với 16,40%, đó là do doanh thu từ hoạt động Xuất khẩu lao động tăng 147,63%. Giá vốn hàng bán, là yếu tố khách quan tăng 30.595.783.972 đồng tương ứng với 34,10%, lớn hơn tỷ lệ tăng doanh thu thuần dẫn tới lợi nhuận gộp giảm đi 11.762.755.960 đồng, tương ứng với 46,8%, do đó tỷ lệ lợi nhuận gộp so với doanh thu thuần cũng giảm đi 11,882%. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều giảm rõ rệt. Doanh nghiệp đã thực hiện tương đối tốt chỉ tiêu tiết kiệm chi phí. Tỷ lệ giảm của chi phí bán hàng là: 2,52%, chi phí quản lý là 36,85%. Chi phí hoạt động tài chính năm sau giảm đi năm trước đó là do năm 2007 việc hoạt động kinh doanh xe máy bị giảm sút một cách đáng kể. Tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh trước thuế năm sau thấp hơn năm trước là: 608.472.413 đồng, tương ứng với 53,72%, dẫn tới thuế thu nhập doanh nghiệp giảm xuống 438.100.137 đồng, tương ứng với 53,72%. Nhìn chung tình hình thực hiện kinh doanh của Doanh nghiệp mấy năm gần đây là chưa tốt, thực sự đây là giai đoạn chuyển mình, Lãnh đạo Công ty đã và đang cố gắng rất nhiều nhất là trong giai đoạn đầu sau khi cổ phần hoá. Hiện nay các dự án lớn mới đang bắt đầu ở giai đoạn khởi nghiệp, do vậy chưa hạch toán được kết quả, vốn đầu tư cho các dự án này là rất lớn. Công ty đang cần tập trung huy động vốn từ các nguồn lực khác nhau song chủ yếu vẫn là Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty trong thời gian qua. 2.1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, việc tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cũng là một yếu tố mang tính quyết định đến thành bại của Công ty bởi nó liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức bộ máy quản lý có chặt chẽ, gọn gàng, khoa học thì công việc kinh doanh mới đạt hiệu quả cao. Ta có sơ đồ tổ chức bộ máy của CIRI khái quát như sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý CIRI Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Các phòng ban chức năng BAn giám đốc P. TCHC P. TCKT TT. XKLĐ TT Đào tạo và sát hạch lái xe Bộ phận quản lý các Cty CPhần Xí nghiệp LRXM P. QLý DA và Đầu tư P. Xuất nhập khẩu Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần QHQT-ĐTSX được tổ chức theo cơ cấu phòng ban chuyên trách thống nhất quản lý từ Hội đồng quản trị đến từng nhân viên của Công ty. Quyền lực tập chung ở Chủ tịch HĐQT và Ban lãnh đạo. Chịu trách nhiệm chính và quản lý hoạt động của mỗi phòng ban là trưởng phòng. Các phòng ban của công ty làm việc theo nguyên tắc độc lập, tự chủ và chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình. Tuy nhiên, giữa các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để giải quyết công việc chung của Công ty và tạo điều kiện cho các bộ phận chức năng hoạt động thuận lợi. Công ty hoạt động theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở làm chủ một tập thể và phát huy tính năng động, sáng tạo của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Tuỳ thuộc vào đòi hỏi của tình hình thực tế ở từng giai đoạn, vào nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị, theo Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty và xét thấy cần thiết, Hội đồng quản trị có thể quyết định thành lập thêm cũng như giảm bớt các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ trong công ty. Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu trực tiếp bằng hình thức bỏ phiếu. Hội đồng quản trị có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy điều hành của Công ty, ban hành các quy chế tổ chức, hoạt động và các quy chế khác nhằm quản trị Công ty và giám sát mọi hoạt động của bộ máy điều hành của Công ty. Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng Công ty. Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp trong việc quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, và đưa ra ý kiến trước Hội đồng quản trị. 1. Ban giám đốc: gồm có Giám đốc Công ty và Phó Giám đốc Công ty a. Giám đốc Công ty có trách nhiệm thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng Quản trị và Đại hội cổ đông, thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư đã được Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông thông qua. Giám đốc quyết định tất cả các vấn đề mà không cần phải có Nghị quyết của Hội đồng quản trị, thay mặt Công ty ký kết các Hợp đồng tài chính và Hợp đồng thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty. b. Phó Giám đốc: Là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao. Các phòng ban chức năng chịu sự điều hành trực tiếp của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. 2. Phòng Tổ chức - Hành chính a. Chức năng nhiệm vụ về công tác tổ chức cán bộ lao động. - Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác tổ chức bộ máy, sắp xếp bố trí lực lượng lao động đảm bảo máy tinh giảm, gọn nhẹ. - Tham mưu cho Giám đốc Công ty về quản lý xét duyệt hồ sơ, tiếp nhận, điều động, bố trí, sắp xếp, đề bạt, nâng bậc, định biên nhân sự. Phối hợp đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, tham mưu xây dựng cơ cấu phát triển nguồn nhân lực lâu dài, thống kê nhân lực. - Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân viên trong điều kiện sản xuất kinh doanh phát triển trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện. - Làm các báo cáo kế hoạch, báo cáo tổng kết công tác tiền lương, thu nhập hàng tháng, quý, năm theo quy định, xây dựng đơn giá tiền lương. - Làm công tác lao động tiền lương, tiền thưởng, các chế độ trợ cấp phúc lợi, BHXH. - Thực hiện công tác thanh tra, pháp chế, bảo vệ cơ quan. - Quản lý, theo dõi sổ, BHXH, BHYT và thực hiện các nghiệp vụ có liên quan. b. Chức năng nhiệm vụ về công tác hành chính văn phòng - Tập hợp thông tin về mọi mặt hoạt động của đơn vị, là đầu mối phối hợp với các phòng, bộ phận chuyên môn nghiệp vụ. - Xây dựng lịch công tác, thời gian làm việc, nghỉ ngơi của đơn vị - Ban hành các văn bản quy định về quản lý đơn vị. - Trang bị, quản lý, theo dõi tình hình sử dụng cũng như sự biến động của công cụ lao động thuộc tài sản lưu động. - Quản lý công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, tiếp nhận công văn đến, quản lý sử dụng con dấu. - Giải quyết cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường. - Sao lục các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến việc điều hành công việc của Công ty. - Tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, giải quyết công tác đối nội và đối ngoại…. 3. Phòng Tài chính kế toán - Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán, thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện đúng chế độ tài chính kế toán, thống kê do cấp trên và Nhà nước quy định. Giám sát việc thực hiện chế độ tài khoản, chế độ thanh toán. - Ghi chép tính toán phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển hình thành và sử dụng các nguồn tài chính của đơn vị, tài sản vật tư tiền vốn, lập kế hoạch và báo cáo thực hiện kết quả hoạt động kinh doanh và sử dụng kinh phí của đơn vị. - Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỹ thuật thu nộp, thanh toán. Kiểm tra việc giữ gìn sử dụng các tài sản vật tư, tiền vốn kinh phí .. của đơn vị. Phát hiện ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô lãng phí, vi phạm chính sách chế độ kỷ luật kinh tế tài chính của Nhà nước. - Cung cấp số liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ công tác, lập và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế - Lập các báo cáo kế toán, thống kê theo quy định . - Đôn đốc, kiểm tra và lập báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch của đơn vị. 4. Phòng quản lý dự án và đầu tư: -Trực tiếp tham mưu cho Giám đốc trong việc nghiên cứu xây dựng các dự án sản xuất, đầu tư, chuyển giao công nghệ. - Thực hiện các công việc ký kết hợp đồng xây dựng, tổ chức triển khai xây dựng các kế hoạch thi công, bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. 5. Phòng Xuất nhập khẩu: - Tiến hành giao dịch, tìm đối tác trong và ngoài nước. - Xây dựng kế hoạch xuất, nhập khẩu theo nhu cầu sản xuất của đơn vị và theo đơn đặt hàng của khách hành. - Tiến hành thực hiện mọi công việc liên quan đến nghiệp vụ xuất nhập khẩu. - Làm thủ tục xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị thông qua sự chỉ đạo của Giám đốc và phòng tài chính kế toán. - Mở L/C nhập hàng về giao dịch đơn vị đặt hàng, thanh toán nốt số tiền còn lại và làm thanh lý hợp đồng. 6. Trung tâm xuất khẩu lao động: - Thực hiện các công việc liên quan đến công việc xuất khẩu lao động như đào tạo về tay nghề, ngoại ngữ để đi xuất khẩu lao động tại các nước như: Đài Loan, Malaysia, Trung Đông,… - Xây dựng phương án, tổ chức đào tạo nguồn lao động để đáp ứng đơn hàng về cung ứng lao động cho các đối tác nước ngoài. - Chủ động khai thác các nguồn sử dụng lao động ở nước ngoài. - Tìm hiểu, tập hợp, phân tích các thông tin, chính sách chế độ của nhà nước liên quan đến xuất nhập khẩu lao động … 7. Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe - Tập trung thực hiện các nghiệp vụ tiếp nhận, đào tạo và cấp bằng, chứng chỉ lái xe ô tô, xe máy. 8. Bộ phận quản lý các công ty cổ phần: - Theo dõi hoạt động của các công ty cổ phần mà công tham gia cổ phần. - Báo cáo và xây dựng kế hoạch cho các công ty cổ phần. 9. Xí nghiệp xe máy: Chuyên sản xuất, lắp ráp và kinh doanh các loại xe máy mang thương hiệu của đơn vị. - Xây dựng kế hoạch ngắn và dài về kinh doanh mặt hàng xe - Thực hiện các nghiệp vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh xe máy. - Thực hiện các thủ tục tiếp nhận hàng hoá, làm các thủ tục hải quan cần thiết đến việc đăng ký xe cho khách hàng. - Tổ chức hệ thống bán hàng, đại lý, bảo hành, quảng cáo tiếp thị sản phẩm. - Lựa chọn phân tích tình hình diễn biến trên thị trường trong và ngoài nước về lĩnh vực xe máy, từ đó tham mưu cho Giám đốc quyết định các đối sách phù hợp trong từng giai đoạn. Trong xí nghiệp xe máy có các bộ phận sản xuất trực tiếp cũng như kinh doanh như gồm: xưởng đúc (vệ tinh), Xưởng gia công, Xưởng khung, Xưởng nhựa, Xưởng sơn, Xưởng động cơ. Ngoài ra còn có các bộ phận như: - Bộ phận KCS: Có chức năng giám sát chất lượng hàng hoá, vật tư, sản phẩm trước khi nhập hoặc xuất kho. - Bộ phận kho: Có trách nhiệm quản lý theo dõi xuất nhập vật tư, thành phẩm hàng hoá của Công ty. - Đội bảo vệ: Chuyên quản lý, giám sát việc xuất hàng hoá ra khỏi Công ty, đảm bảo an ninh trật tự cho Công ty 24/24 tiếng. Nhìn chung công tác tổ chức bộ máy quản lý của Công ty khá hợp lý do đó mà Công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực sản xuất chính của mình. Sản phẩm của Công ty sản xuất ra đang được người tiêu dùng tin cậy, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và trong tương lai sẽ có một chỗ đứng như vậy trên thị trường Quốc tế. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty cổ phần Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. 2.1.3.1. Tổ chức hệ thống sản xuất. Công ty cổ phần Quan hệ Quốc tế Đầu tư Sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, trong đó lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính là chế tạo sản xuất, lắp ráp và kinh doanh động cơ xe máy và xe máy nguyên chiếc. Trong những năm vừa qua doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh động cơ và xe máy luôn chiếm tỷ trọng cao (khoảng >70%) trong tổng doanh thu của Công ty. Xí nghiệp xe máy nơi thực hiện việc chế tạo và lắp ráp xe máy với những trang thiết bị, dây chuyền hiện đại. Trong đó, có những bộ phận trực tiếp sản xuất được tổ chức hệ thống sản xuất cụ thể là: + Phân xưởng dập: với công nghệ tiên tiến và trang thiết bị hiện đại chế tạo khung xe, bình xăng, càng sau, hộp xích và các chi tiết tinh xảo khác với độ chính xác và độ bền cao. + Phân xưởng hàn: là nơi biến các cầu kiện thép thành những chiếc khung xe nhẹ và rắn chắc. Tại đây được trang bị nhiều máy hàn tự động giúp nâng cao năng suất và độ chính xác, cũng như tính thảm mỹ của thành phẩm. + Phân xưởng sơn: Chuyên gia công tinh, sơn các sản phẩm của Công ty, nhằm đảm bảo khả năng chống gỉ cao nhất cho toàn bộ bề mặt của sản phẩm. + Phân xưởng ép nhựa: Chuyên ép, gia công các sản phẩm nhựa, đèn xe máy… + Phân xưởng đúc: Với trang thiết bị khá hiện đại, phân xưởng đúc chế tạo nên những chi tiết hợp kim nhôm của động cơ như thân động cơ, vỏ động cơ, xi lanh, đầu bò… + Phân xưởng gia công: tại dây gia công các chi tiết quan trọng trong xe máy. Tại đây được lắp ráp các thiết bị có gắn máy vi tính, và việc kiểm tra chất lượng cũng được tiến hành đo tự động trên máy tính giúp chính xác gia công đến tưng micrông các chi tiết động cơ. + Phân xưởng lắp ráp động cơ và lắp ráp khung: Với dây chuyền lắp ráp khá hiện đại và mang tính tự động hóa cao, nhập khẩu từ nước bạn, tại đây trang bị các máy móc chuyên dụng và hệ thống kiểm tra, quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn. Sau mỗi công đoạn lắp ráp, sản phẩm đều được kiểm tra chất lượng trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo. + Bộ phận kiểm tra chất lượng (KCS): Bộ phận này được trang bị nhiều thiết bị tiên tiến, hiện đại để kiểm tra chất lượng xe thành phẩm đạt chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn Việt Nam. 2.1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Việc sản xuất xe máy của Công ty được thực hiện qua quy trình công nghệ phức tạp, kiểu lắp ráp song song. Chỉ những sản phẩm được gia công ở bước công nghệ khối cùng đạt được dấu chất lượng thì mới được nhập kho thành phầm. Ta có sơ đồ khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm như sau: Sơ đồ quy trình công nghệ Lắp ráp xe máy. Phân xưởng sơn Phân xưởng hàn Phân xưởng dập Lắp ráp khung Phân xưởng ép nhựa Thiết bị phụ trợ Quản lý phụ tùng. Phân xưởng lắp ráp động cơ Phân xưởng gia công Phân xưởng đúc KCS kiểm tra chất lượng Thành phẩm Đóng hộp thành phẩm. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán, Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Mỗi cán bộ trong phòng được phân công theo dõi một mảng công việc nhất định phù hợp với khả năng chuyên môn và điều kiện làm việc của đơn vị, phải chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và pháp luật về phần công việc được giao. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên phòng cũng như việc tiếp nhận hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ nhân viên trong phòng nhất thiết phải có sự thống nhất ý kiến với kế toán trưởng. Vì là hình thức tổ chức kế toán theo kiểu tập trung không có sự phân cấp nên phạm vi quản lý của Phòng kế toán rất rộng bao trùm lên cả Công ty. Các thông tin chỉ đạo của Phòng Kế toán gửi đến các bộ phận trong toàn công ty và các thông tin phản hồi từ các bộ phân lên phòng kế toán hoàn toàn được thực hiện một cách trực tiếp không qua các bước quản lý trung gian nào. Ta có sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán khái quát như sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Phó phòng Tài chính Kế toán Kế toán vật tư hàng hoá Kế toán Tscđ và công cụ dụng cụ Kế toán bán hàng và thuế GTGT Kế toán ngân hàng Kế toán tiền mặt Kế toán chuyên trách kD xây dựng Thủ quỹ Kế toán chuyên trách kD XKLĐ Kế toán thanh toán và công nợ Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty gồm có: * Kế toán trưởng: Là người điều hành chung mọi công việc trong phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về công tác kế toán, thống kê, hạch toán kinh tế, lập kế hoạch tài chính, giúp lãnh đạo phân tích hoạt động kinh tế để đề ra các quyết định trong quá trình hoạt động của đơn vị. * Phó phòng TCKT: Thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo sự phân công của Kế toán trưởng, điều hành công việc của phòng TCKT khi Kế toán trưởng đi vắng và được sự uỷ quyền của Kế toán trưởng. * Kế toán viên: Mỗi kế toán viên được phân công theo dõi một mảng công việc nhất định phù hợp với khả năng chuyên môn. + Nhiệm vụ của kế toán thanh toán và công nợ Trong Công ty: - Phụ trách tài khoản tiền mặt, làm thủ tục thanh toán với cán bộ công nhân viên và khách hàng. - Theo dõi các khoản tạm ứng của cán bộ công nhân viên. - Theo dõi các khoản chi phí phát sinh. - Đối chiếu thu chi với thủ quỹ Đối với khách hàng: - Theo dõi công nợ khách hàng phát sinh - Đôn đốc thu hồi công nợ khách hàng - Đề xuất các biện pháp thu hồi công nợ với kế toán trưởng . + Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và theo dõi thuế: - Theo dõi tài khoản 511, viết hoá đơn hàng bán. - Lập báo cáo thuế hàng tháng. - Quản lý chứng từ hàng nội địa, hoá đơn hàng bán. - Cập nhật các số liệu về hàng bán vào trong chương trình kế toán. + Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng - Giao dịch,thực hiện các nghiệp vụ cụ thể với các ngân hàng mà Công ty mở tài khoản. - Mở L/C theo dõi quá trình thanh toán ký hậu vận đơn. - Theo dõi công nợ khách ngoại, tiền gửi, vay ngân hàng - Theo dõi việc nộp thuế nhập khẩu. - Lập báo cáo các khoản vay ngân hàng đến hạn, báo cáo cho trưởng phòng. + Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp - Theo dõi hàng nhập, quản lý các chứng từ hàng nhập - Lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh - Lập báo cáo tài chính. - Đối chiếu số liệu công nợ với kế toán công nợ. + Nhiệm vụ của thủ quỹ: - Chịu trách nhiệm thu, chi đúng quy định - Đối chiếu phát sinh tiền mặt với ké toán thanh toán. + Nhiệm vụ của kế toán tài sản và công vụ - Theo dõi, giám sát vệc mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động - Ghi chép sự biến động tài sản cố định, công cụ lao động - Hỗ trợ thủ quỹ, kế toán thanh toán khi cần thiết. + Nhiệm vụ của kế toán xuất khẩu lao động - Theo dõi tình hình thu phí quản lý của người lao động - Theo dõi các khoản chi phí liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động - Theo dõi các khoản đóng góp nộp vào qũy hỗ trợ XKLĐ + Nhiệm vụ của kế toán xây dựng - Tập hợp số liệu liên quan đến vấn đề xây dựng tại Công ty + Nhiệm vụ của kế toán tiền mặt - Theo dõi tình hình biến động của tiền mặt + Nhiệm vụ của kế toán vật tư hàng hoá - Theo dõi số lượng cũng như giá trị của vật tư hàng hoá nhập xuất trong kỳ để đưa vào sản xuất hoặc đem đi tiêu thụ. - Dự trù sự biến động về giá của các mặt hàng để lên kế hoạch mua sắm vật tư cho phù hợp với kế hoạch sản xuất. 2.1.4.2. Hình thức sổ kế toán Công ty áp dụng: Công ty đang áp dụng hình thức tổ chức sổ kế toán là : Chứng từ ghi sổ. Hiện nay Công ty đã đưa máy vi tính vào hỗ trợ cho công tác kế toán. Công ty áp dụng kế toán máy vi tính với phần mềm FAST ACOUNTING, nên chứng từ gốc như: Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, hoá đơn bán hàng sẽ là dữ liệu đầu vào để đưa vào máy. Khi đó, phần mềm sẽ tự động xử lý các thông tin này và lưu vào các sổ kế toán tổng hợp, sổ chi tiết và các báo cáo kế toán, giúp kế toán in, xem các bảng biểu, sổ sách cần thiết cho Công ty một cách nhanh chóng chính xác góp phần không nhỏ vào việc quản lý, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực tế công tác kế toán được khái quát theo sơ đồ sau: Quy trình xử lý số liệu trên phần mềm kế toán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111444.doc
Tài liệu liên quan