Luận văn Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp được trình bày thành 2 chỉtiêu: “Chi phí

thuếthu nhập doanh nghiệp hiện hành – Mã số51” và “Chi phí thuếthu nhập doanh

nghiệp hoãn lại – Mã số52” trong Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh.

Chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp hiện hành – Mã số51 - phản ánh chi

phí thuếthu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo. Sốliệu để

ghi vào chỉtiêu này được căn cứvào tổng sốphát sinh bên Có Tài khoản 8211 “Chi

phí thuếthu nhập doanh nghiệp hiện hành” đối ứng với bên NợTK 911 “Xác định

kết quảkinh doanh” trên sổkếtoán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứvào sốphát sinh

bên NợTK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳbáo cáo trên sổkếtoán chi

tiết TK 8211, (trường hợp này sốliệu được ghi vào chỉtiêu này bằng sốâm dưới

hình thức ghi trong ngoặc đơn (.)).

Chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp hoãn lạiphản ánh chi phí thuếthu

nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập thuếthu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát

sinh trong năm báo cáo. Sốliệu đểghi vào chỉtiêu này được căn cứvào tổng số

phát sinh bên Có Tài khoản 8212 “Chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp hoãn lại” đối

ứng với bên NợTK 911 “Xác định kết quảkinh doanh” trên sổkếtoán chi tiết TK

8212, hoặc căn cứvào sốphát sinh bên NợTK 8212 đối ứng với bên Có TK 911

trong kỳbáo cáo, trên sổkếtoán chi tiết TK 8212 (trường hợp này sốliệu được ghi

vào chỉtiêu này bằng sốâm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (.)).

pdf70 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5384 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát sinh trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi giảm tài sản thuế thu nhập - 26 - hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi: Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. 1.3.3. Sơ đồ hạch toán: Tài sản Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: 421 8212 Áp dụng hoặc điều chỉnh hồi tố Phát sinh do giao dịch Hoàn nhập vào BCKQHĐKD 243 Nợ thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả: 421 8212 Áp dụng hoặc điều chỉnh hồi tố Phát sinh do giao dịch Hoàn nhập vào BCKQHĐKD 347 - 27 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: TK 3334 TK 8211 TK 911 TK 911 Tạm tính Bổ sung Điều chỉnh giảm Kết chuyển Kết chuyển Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Phát sinh TK 8212 TK 243 TK 347 TK 911 TK 243 TK 347 TK 911 Phát sinh Hoàn nhập Hoàn nhập Kết chuyển Kết chuyển 1.4. TRÌNH BÀY CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.4.1. Trình bày trong Bảng Cân đối kế toán Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được trình bày trong chỉ tiêu “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” – Mã số 262 trên Bảng cân đối kế toán. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”, trên Sổ Cái. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được trình bày trong chỉ tiêu “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” – Mã số 335 trên Bảng cân đối kế toán. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu - 28 - này được căn cứ vào số dư Có Tài khoản 347 – “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”, trên Sổ Cái. Bảng cân đối kế toán – Tài sản Tài sản dài hạn MS Tài sản dài hạn khác 260 Chi phí trả trước dài hạn 261 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 Tài sản dài hạn khác 268 Thuyết minh 13 TK 243 Bảng cân đối kế toán - Nợ phải trả Nợ dài hạn MS Phải trả dài hạn người bán 331 Phải trả dài hạn nội bộ 332 Phải trả dài hạn khác 333 Vay và nợ dài hạn 334 Thuế TNDN hoãn lại phải trả 335 Thuyết minh 13 TK 347 1.4.2. Trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được trình bày thành 2 chỉ tiêu: “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành – Mã số 51” và “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại – Mã số 52” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành – Mã số 51 - phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)). - 29 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, trên sổ kế toán chi tiết TK 8212 (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh … 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 TK 8211 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 TK 8212 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 1.4.3. Trình bày Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Bổ sung mục 21 phần V của Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Cuối năm Đầu năm - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ … … - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến Khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng … … - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản ưu đãi tính thuế chưa sử dụng … … - Khoản hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại Đã được ghi nhận từ các năm trước … … Tài sản thuế thu nhập hoãn lại … … - 30 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Cuối năm Đầu năm - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế. … … - Khoản hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước. … … Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. … … Bổ sung mục 31 Phần VI. của Bản thuyết minh báo cáo tài chính: 31- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Năm nay Năm trước - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập chịu thuế năm hiện hành. … … - Điều chỉnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành năm nay. … … Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. … … Bổ sung mục 32 Phần VI. của Bản thuyết minh báo cáo tài chính: 32- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Năm nay Năm trước - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế. … … - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại. … … - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ. (…) (…) - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng. (…) (…) - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả. (…) (…) Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại … … - 31 - Doanh nghiệp phải giải trình riêng rẽ các thông tin sau trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính: - Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến các khoản mục được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu; - Giải thích mối quan hệ giữa chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận kế toán theo một hoặc cả hai hình thức sau: + Đối chiếu bằng số giữa chi phí (hoặc thu nhập) thuế TNDN và tích số của lợi nhuận kế toán nhân (x) với thuế suất áp dụng; hoặc + Đối chiếu bằng số giữa thuế suất hiệu quả bình quân với thuế suất áp dụng. - Giá trị (ngày đáo hạn, nếu có) của các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, lỗ tính thuế chưa sử dụng và các ưu đãi thuế chưa sử dụng mà chưa tài sản thuế thu nhập hoãn lại nào được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán; - Chênh lệch tạm thời, mỗi loại lỗ tính thuế chưa sử dụng cũng như các ưu đãi thuế chưa sử dụng; - Giá trị của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán của từng năm sử dụng; - Giá trị thu nhập hoặc chi phí thuế TNDN hoãn lại được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nếu điều này không được phản ánh rõ từ các thay đổi của các giá trị được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán; Doanh nghiệp phải trình bày giá trị của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và bằng chứng cho việc ghi nhận, khi: - Việc sử dụng tài sản thuế thu nhập hoãn lại phụ thuộc vào lợi nhuận tính thuế trong tương lai vượt quá mức lợi nhuận phát sinh từ việc hoàn nhập các chênh lệch tạm thời chịu thuế hiện tại; và - Doanh nghiệp chịu lỗ trong năm hiện hành hoặc năm trước do qui định pháp lý về thuế mà tài sản thuế hoãn lại có liên quan. ********* - 32 - Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ********* 2.1. KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HẠCH TOÁN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 17 2.1.1. Kết quả điều tra về tình hình thực hiện kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Chuẩn mực Kế toán số 17 - Thuế TNDN đã ban hành từ đầu năm 2005, Thông tư số 20/2006/TT-BTC hướng dẫn hạch toán cũng đã ban hành từ đầu năm 2006 nhưng cho đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi áp dụng Chuẩn mực này. Nguyên nhân chủ yếu do Chuẩn mực 17 đưa ra nhiều khái niệm mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong khi thông tư hướng dẫn vẫn còn trừu tượng và có phần làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn thực tế, khiến cho doanh nghiệp lúng túng trong quá trình thực hiện. Theo kết quả điều tra từ 50 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, cho thấy 63% doanh nghiệp cho rằng chuẩn mực kế toán số 17 - Kế toán Thuế Thu nhập doanh nghiệp không dễ áp dụng. 50% doanh nghiệp cho rằng chuẩn mực này khó áp dụng hơn 25 chuẩn mực kế toán khác mà Bộ Tài Chính đã ban hành. Nguyên nhân chính mà các doanh nghiệp cho rằng chuẩn mực này khó áp dụng là việc xác định các khoản chênh lệch (80% doanh nghiệp chọn lý do này). 42% doanh nghiệp cho rằng việc giải thích các thuật ngữ còn quá rắc rối, khó hiểu. Khi được hỏi vì sao chuẩn mực Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp khó hiểu và khó áp dụng, 62% doanh nghiệp trả lời rằng do chưa có hướng dẫn cụ thể về cách xác định các khoản chênh lệch. Các doanh nghiệp mong muốn Bộ tài chính và các đơn vị hữu quan như các - 33 - công ty kiểm toán, tư vấn kế toán, hiệp hội kế toán, chi hội kế toán,… tổ chức nhiều lớp tập huấn kiến thức cho người làm kế toán trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mong muốn Bộ Tài Chính ban hành thêm nhiều thông tin hướng dẫn chi tiết hơn. 2.1.2. Khó khăn trong việc hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo Chuẩn mực kế toán 17. Khác với nhiều chuẩn mực kế toán, mà doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng trong thực tiễn sau khi có thông tư hướng dẫn, Chuẩn mực Kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp được các doanh nghiệp cho là rất khó ngay cả sau khi đã có thông tư hướng dẫn. Một trong những lý do chính là do các doanh nghiệp chưa được trang bị một phương pháp phù hợp để hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp. Chuẩn mực kế toán số 17 chỉ quy định các nguyên tắc trong hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp, Thông tư số 20/2006/TT-BTC hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thuế vào từng tài khoản. Còn phần quan trọng nhất là làm thế nào để xác định được các số liệu để hạch toán vào từng tài khoản thì lại chưa được hướng dẫn cụ thể và có hệ thống. Vấn đề càng trở nên rắc rối hơn khi các khái niệm trong Chuẩn mực 17 và Thông tư hướng dẫn đều khá mới mẻ, mang tính kỹ thuật cao và chưa thực sự có hệ thống. Cụ thể, khi giải thích hai khái niệm chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn, cả Chuẩn mực và Thông tư đều chỉ đề cập đến sự khác biệt giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán, tức là các khoản mục trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, khi hướng dẫn xác định chênh lệch thì lại sử dụng khái niệm cơ sở tính thuế của tài sản và nợ phải trả, tức các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Sự thiếu đồng bộ này khiến cho các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc xác định chênh lệch tạm thời để xác định thuế thu nhập hoãn lại. Những lúng túng này sẽ có thể tránh được nếu như những người làm công tác kế toán phân biệt rõ được giữa nguyên tắc kế toán thuế và phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Về nguyên tắc, chênh lệch tạm thời là chênh lệch về thời gian giữa thu nhập tính thuế và thu nhập kế toán, vì vậy có thể xác định các chênh lệch này dựa trên Báo cáo Kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, do những chênh - 34 - lệch này có tính chất lũy kế qua nhiều kỳ kế toán nên việc xác định chênh lệch trực tiếp thông qua Báo cáo Kết quả kinh doanh rất phức tạp và không hiệu quả. Thay vào đó Phương pháp Bảng Cân đối kế toán được sử dụng để xác định các chênh lệch tạm thời thông qua việc sử dụng khái niệm cơ sở tính thuế của tài sản và nợ phải trả. Như vậy, có thể thấy rõ nguyên tắc của kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp là phải xác định chênh lệch tạm thời (giữa thu nhập kế toán và lợi nhuận tính thuế), và phương pháp để xác định các chênh lệch đó là dựa vào Bảng Cân đối kế toán, tức là xuất phát điểm của kế toán khi xác định các chênh lệch tạm thời chịu thuế và được khấu trừ là Bảng Cân đối kế toán chứ không phải Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. 2.2. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HOÃN LẠI 2.2.1. Những khoản mục tài sản và công nợ thường phát sinh chênh lệch tạm thời. Các khoản mục tài sản, công nợ dưới đây được trích từ Bảng Cân đối kế toán theo Mẫu số B01 – DN. Đây là các khoản mục thường có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán theo thông lệ quốc tế. Để thuận tiện cho việc trình bày, các khoản mục tài sản có tài khoản dự phòng sẽ được trình bày trên 1 dòng theo giá trị thuần (đầu tư, phải thu, hàng tồn kho). STT Khoản mục Số dư kế toán Cơ sở thuế CL được khấu trừ CL chịu thuế 1 Đầu tư ngắn hạn (thuần) Giá gốc trừ (-) Dự phòng Giá gốc (-) 2 Phải thu khách hàng (thuần) Giá gốc trừ (-) Dự phòng Giá gốc (-) 3 Hàng tồn kho (thuần) Giá gốc trừ (-) Dự phòng Giá gốc (-) 4 Chi phí trả trước dài hạn Giá trị ghi sổ 0 (+) 5 Phải thu dài hạn của Giá gốc trừ (-) Giá gốc (-) - 35 - khách hàng Dự phòng 6 Tài sản cố định hữu hình (thuần) Giá gốc trừ (-) Khấu hao lũy kế (Kế toán) Giá gốc trừ (-) Khấu hao lũy kế (QĐ206) (-) (+) 7 Các khoản đầu tư dài hạn (thuần) Giá gốc trừ (-) Dự phòng Giá gốc (-) 8 Chi phí trả trước dài hạn Giá trị ghi sổ 0 (+) 9 Người mua trả tiền (thuê tài sản) Giá trị ghi sổ 0 (+) 10 Chi phí phải trả (trích trước chi phí sửa chữa lớn) Giá trị ghi sổ 0 (+) Ký hiệu: (+): Nếu số dư kế toán lớn hơn cơ sở tính thuế. Đối với tài sản, trường hợp này làm phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế, đối với nợ phải trả là Chênh lệch tạm thời được khấu trừ. (-): Nếu số dư kế toán nhỏ hơn cơ sở tính thuế. Đối với tài sản, trường hợp này làm phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ, đối với nợ phải trả là Chênh lệch tạm thời chịu thuế. Giải thích các chênh lệch: - Đầu tư, Phải thu, Hàng tồn kho: thông thường Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định những tổn thất do giảm giá chứng khoán, hàng tồn kho không thu hồi được nợ chỉ được coi là chi phí cho mục đích thuế khi “thực hiện”, tức là khi hàng tồn kho, chứng khoán đã được bán, hoặc khoản phải thu đã đến hạn mà không thể thu hồi được. Vì vậy, các khoản dự phòng sẽ không được tính là chi phí hợp lệ cho mục - 36 - đích thuế. Nghĩa là cơ sở tính thuế của các khoản Đầu tư chứng khoán, Phải thu, Hàng tồn kho là giá gốc. - Đối với tài sản cố định, khi tính chi phí khấu hao, cơ quan thuế áp dụng tỷ lệ khấu hao theo Luật thuế, có thể khác với tỷ lệ khấu hao do doanh nghiệp áp dụng. Do đó làm phát sinh chênh lệch, có thể là chênh lệch chịu thuế (nếu doanh nghiệp khấu hao chậm hơn) hoặc chênh lệch được khấu trừ (nếu doanh nghiệp khấu hao nhanh hơn). - Đối với các khoản Chi phí trả trước và Người mua trả tiền trước: thông thường Luật thuế quy định tính luôn vào chi phí hoặc doanh thu trong kỳ phát sinh, theo đó cơ sở tính thuế của các khoản mục này bằng 0. - Tương tự, đối với Chi phí phải trả (trích trước): Luật Thuế chỉ cho phép khấu trừ khi chi phí đã thực sự phát sinh, không chấp nhận chi phí trích trước. Do đó, cơ sở tính thuế của khoản mục Chi phí phải trả bằng 0. Trên đây là một số khoản mục thường có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán, do đó làm phát sinh Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (nếu là chênh lệch tạm thời được khấu trừ) hoặc Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (nếu là Chênh lệch tạm thời chịu thuế). Ngoài ra, nếu doanh nghiệp lập báo cáo hợp nhất thì việc loại trừ “Lợi nhuận chưa thực hiện” liên quan tới các giao dịch nội bộ cũng làm phát sinh chênh lệch tạm thời. Thông thường các chênh lệch này liên quan tới các khoản mục Hàng tồn kho và Tài sản cố định. Trong trường hợp đó khoản chênh lệch tạm thời bao gồm cả số lợi nhuận chưa thực hiện này. 2.2.2. Cách hạn chế các chênh lệch tạm thời cho cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán ở các doanh nghiệp Việt Nam. Có thể thấy những rắc rối trong hạch toán kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp đều bắt nguồn từ những khác biệt giữa Luật thuế và các Chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, rất may mắn cho những người làm công tác kế toán ở Việt Nam là Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và các Chuẩn mực kế toán Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng, khiến cho việc hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Phân tích kỹ Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày - 37 - 22/12/2003 (nay là Nghị định 24/2007NĐ-CP ngày 14/02/2007) của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 27/2/2004 hướng dẫn Nghị định 164/2003/NĐ-CP, có thể thấy khả năng xảy ra chênh lệch tạm thời đối với hầu hết những khoản mục nêu trên là rất thấp. Nhóm khoản mục đầu tư chứng khoán, Phải thu khách hàng và hàng tồn kho, cơ sở tính thuế là giá gốc trừ khoản dự phòng giảm giá. Nếu dự phòng đươc trích theo đúng hướng dẫn tại thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 thì cơ sở kế toán cũng bằng giá gốc trừ dự phòng. Trong trường hợp đó, cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán bằng nhau, do đó, không phát sinh chênh lệch. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trích lập dự phòng theo hướng dẫn của thông tư 13 này. Nhóm khoản mục Chi phí trả trước, cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán là giá trị ghi sổ. Thông tư 128/2003/TT-BTC không hướng dẫn cụ thể về chi phí trả trước nhưng trong phần hướng dẫn xác định Chi phí bán hàng, chi phí quản lý mặc nhiên thừa nhận số dư Chi phí trả trước. Do đó, khoản chi phí trả trước không có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán. Nhóm khoản mục Người mua trả tiền trước, ví dụ trường hợp cho thuê tài sản, cơ sở tính thuế là giá trị ghi sổ. Cơ sở kế toán cũng là giá trị ghi sổ. Doanh nghiệp có 1 trong 2 phương pháp ghi nhận: phương pháp xác định doanh thu chịu thuế theo từng kỳ hoạt động và phương pháp xác định doanh thu ngay khi nhận tiền cho nhiều kỳ. Thông tư 128 /2003/TT-BTC cho phép doanh nghiệp lựa chọn 1 trong 2 phương pháp xác định doanh thu chịu thuế. Do việc lựa chọn phương pháp ghi nhận doanh thu từng kỳ sẽ giảm được số tiền thuế phải nộp nên thông thường các doanh nghiệp sẽ lựa chọn cách này. Trong trường hợp đó sẽ không có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán. Nhóm khoản mục Chi phí phải trả, chẳng hạn như trích trước chi phí sửa chữa lớn, cơ sở kế toán là giá trị ghi sổ, cơ sở tính thuế cũng là giá trị ghi sổ. Thông tư 128 /2003/TT-BTC, Đoạn 5.2 Phần III cho phép các doanh nghiệp được tính - 38 - khoản trích trước chi phí sửa chữa vào chi phí hợp lệ. Như vậy, không có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán. Nhóm khoản mục tài sản cố định, cơ sở kế toán là nguyên giá trừ khấu hao lũy kế. Cơ sở tính thuế cũng là nguyên giá trừ khấu hao lũy kế theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC. Có thể có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán. Tuy nhiên, do khung thời gian khấu hao theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC khá rộng. Ngoài ra doanh nghiệp có thể tăng tỷ lệ khấu hao gấp 2 lần khung tối đa nên trên thực tế không có nhiều doanh nghiệp trích khấu hao cao hơn mức khấu hao theo Luật thuế. Vì vậy khả năng có chênh lệch cũng không phổ biến. Tóm tắt bằng sơ đồ: Nhóm KM Cơ sở kế toán Cơ sở tính thuế Nhận xét - Đầu tư chứng khoán - Phải thu khách hàng - Hàng tồn kho Giá gốc - Dự phòng Giá gốc – Dự phòng (Nếu dự phòng trích theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 13/2006/TT- BTC ngày 27/02/2006) Cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán bằng nhau, do đó không phát sinh chênh lệch. Chi phí trả trước Giá trị ghi sổ Giá trị ghi sổ (Thông tư 128 /2003/TT- BTC không hướng dẫn cụ thể về chi phí trả trước nhưng trong phần hướng dẫn cách xác định Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý mặc nhiên thừa nhận số dư Chi phí trả trước) Không có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán. - 39 - Người mua trả tiền trước (thuê Tài sản) Giá trị ghi sổ Giá trị ghi sổ Nếu doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định doanh thu chịu thuế theo từng kỳ hoạt động. Nếu doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định doanh thu ngay khi nhận tiền cho nhiều kỳ thì cơ sở tính thuế bằng 0 Việc lựa chọn phương pháp ghi nhận doanh thu từng kỳ sẽ giảm được số tiền thuế phải nộp nên thông thường các doanh nghiệp sẽ lựa chọn cách này. Trong trường hợp đó sẽ không có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán. Chi phí phải trả (trích trước chi phí sửa chữa lớn) Giá trị ghi sổ Giá trị ghi sổ (Thông tư 128 /2003/TT- BTC, Đoạn 5.2 Phần III cho phép các doanh nghiệp được tính khoản trích trước chi phí sửa chữa vào chi phí hợp lệ) Không có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán. Tài sản cố định Nguyên giá - Khấu hao lũy kế (Kế toán) Nguyên giá - Khấu hao lũy kế (QĐ 206) Khả năng có chênh lệch cũng không phổ biến. 2.3. ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM. 2.3.1. Khái nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo quy định, Doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô vốn tối đa 10 tỷ đồng hoặc có số lao động tối đa 300 người. Trên thực tế, hoạt động của những Doanh nghiệp này không đa dạng, phong phú như Doanh nghiệp lớn, yêu cầu quản lý đơn giản… Đây là đặc thù của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu quản lý của bản thân Doanh nghiệp, cơ quan quản lý cần phải xây - 40 - dựng một Chế độ kế toán đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với quy mô, trình độ của Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cũng để đáp ứng yêu cầu này, Bộ Tài chính còn cho phép Doanh nghiệp nhỏ và vừa linh động trong thực hiện. Kể từ ngày 1/1/2007, hơn 90% trong tổng số khoảng 230.000 doanh nghiệp hiện có sẽ thực hiện chế độ kế toán mới được Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Việc thực hiện Chế độ kế toán mới sẽ giảm bớt khá nhiều thời gian, công sức cho doanh nghiệp, song vẫn bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ yêu cầu quản lý cho bản thân doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước. Căn cứ vào Quyết định 48/2006/QĐ-BTC, Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ nghiên cứu, cụ thể hóa và áp dụng Chế độ kế toán, các quy định cụ thể về nội dung, cách vận dụng danh mục các tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán, lựa chọn hình thức sổ sách kế toán và báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất - kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng lĩnh vực hoạt động, từng loại hình Doanh nghiệp. Doanh nghiệp lớn phải thực hiện Chế độ kế toán được Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Theo đó, đối tượng này phải thực hiện đầy đủ 26 Chuẩn mực kế toán, trong khi đó, Doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ phải thực hiện đầy đủ 7 Cchuẩn mực, giảm bớt 7 Chuẩn mực và không thực hiện tất cả các nội dung trong 12 Chuẩn mực khác. Cụ thể, về hệ thống tài khoản, nếu như Doanh nghiệp lớn phải thể hiện 86 tài khoản cấp 1, thì Doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ thực hiện 51 tài khoản và ngay việc thể hiện tài khoản cấp 1, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được tinh giản rất nhiều nội dung. 2.3.2. Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngày 14 tháng 09 năm 2006, Bộ Tài chính đã ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. “Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm 5 phần: - 41 - Phần thứ nhất - Quy định chung; Phần thứ hai - Hệ thống tài khoản kế toán; Phần thứ ba - Hệ thống báo cáo tài chính; Phần thứ tư - Chế độ chứng từ kế toán; Phần thứ năm - Chế độ sổ kế toán. Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng yêu cầu hướng dẫn và là khung pháp lý cho hoạt động kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, chiếm đa số trong cộng đồng doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Chế độ kế toán theo Quyết định số 48 này dựa trên sự áp dụng một cách đầy đủ các chuẩn mực kế toán cơ bản như Chuẩn mực kế toán về Hàng tồn kho, Tài sản cố định, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Chênh lệch tỷ giá hối đoái,... Các Chuẩn mực kế toán không áp dụng trong Chế độ kế toán này bao gồm: - CM số 11 - Hợp nhất kinh doanh. - CM số 19 - Hợp đồng bảo hiểm. - CM số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự. - CM số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.pdf
Tài liệu liên quan