MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2
HỆ THỐNG SƠ ĐỒ 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN MUA, BÁN HÀNG HÓA 3
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MUA, BÁN HÀNG HÓA 3
1.1.1 NGHIỆP VỤ MUA HÀNG 3
1.1.1.1 Khái niệm 3
1.1.1.2 Đặc điểm của nghiệp vụ mua hàng 4
Điều kiện và thời điểm ghi nhận là hàng mua 5
Xác định trị giá hàng mua 5
Các phương thức mua hàng hóa 6
Các phương thức thanh toán hàng hóa 7
1.1.2 NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG HÓA 8
1.1.2.1 Khái niệm 8
1.1.2.2 Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng 8
Đặc điểm và điều kiện ghi nhận là hàng bán (doanh thu) 8
Các phương thức bán hàng 8
Các phương thức thanh toán hàng bán 9
1.2 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ MUA, BÁN HÀNG HÓA 11
1.2.1 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ MUA HÀNG HÓA 11
1.2.1.1 Nhiệm vụ kế toán 11
1.2.1.2 Chứng từ kế toán sử dụng 11
1.2.1.3 Tài khoản kế toán sử dụng 12
1) Theo phương pháp kê khai thường xuyên 12
2) Theo phương pháp kiểm kê định kỳ 14
1.2.1.4 Kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 16
1) Kế toán mua hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên 16
2) Kế toán mua hàng hóa theo phương pháp kiểm kê định kỳ 23
1.2.2 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG HÓA 24
1.2.2.1 Nhiệm vụ kế toán 24
1.2.2.2 Chứng từ kế toán sử dụng 24
1.2.2.3 Tài khoản kế toán sử dụng 25
1) Theo phương pháp KKTX 25
2) Theo phương pháp KKĐK 27
1.2.2.4 Kế toán các nghiệp vụ kinh tế theo phương pháp KKTX 28
1.3 Ý NGHĨA CỦA KẾ TOÁN MUA, BÁN HÀNG HÓA 32
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG THẾ KỶ 35
2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 35
2.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ 35
2.2.1 CHỨC NĂNG 35
2.2.2 NHIỆM VỤ 36
2.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY 37
2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 39
2.3.2 Chức năng của các phòng ban chính trong Công ty 40
2.4 MẠNG LƯỚI TIÊU THỤ VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 41
2.4.1 Mạng lưới tiêu thụ 41
2.4.2 Đối thủ cạnh tranh 42
2.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2008 42
2.6 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 43
2.6.1 Thuận lợi 43
2.6.2 Khó khăn 44
2.7 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 44
CHƯƠNG III: THỰC TẾ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ MUA, BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG THẾ KỶ 45
3.1 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 45
3.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 45
3.1.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 45
3.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán 45
3.1.2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty 46
3.1.2.1. Sơ đồ ghi sổ kế toán 47
3.1.2.2. Trình tự kế toán 47
3.1.3. Trang thiết bị phục vụ cho công tác kế toán 48
3.1.4. Các phương pháp kế toán cơ bản đang được thực hiện tại Công ty 49
3.1.4.1. Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho 49
3.1.4.2. Áp dụng tính thuế GTGT 49
3.1.4.3. Phương pháp tính giá gốc của hàng hóa xuất kho 50
3.1.4.4. Kỳ kế toán 51
3.2. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ MUA, BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY 51
3.2.1. ĐẶC ĐIỂM MUA, BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY 51
3.2.1.1. Các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Công ty mua bán 51
3.2.1.2. Các phương thức mua, bán hàng hóa tại Công ty 52
Phương thức mua hàng 52
Phương thức bán hàng 52
3.2.1.3. Các phương thức thanh toán 53
3.2.1.4. Chính sách bán hàng tại Công ty 53
3.2.2. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ MUA, BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY 54
3.2.2.1. TRONG NƯỚC 54
1) Chứng từ kế toán sử dụng 54
2) Sổ kế toán chi tiết và tổng hợp 55
3) Ghi nhận một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ kế toán 55
3.2.2.2. NHẬP KHẨU 62
3.2.3. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY 74
3.2.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng 74
3.2.3.2. Sổ kế toán chi tiết và tổng hợp 74
3.2.3.3. Ghi nhận một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ kế toán 75
CHƯƠNG IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 86
4.1 NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CP VIỄN THÔNG THẾ KỶ 86
4.1.1. Nhận xét về công tác quản lý 86
4.1.2. Nhận xét về công tác kế toán 86
5.1 KIẾN NGHỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MUA, BÁN HÀNG HÓA 88
5.1.1. Kiến nghị về phương pháp kế toán mua hàng 88
5.1.2. Kiến nghị về phương pháp kế toán bán hàng 90
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 94
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18700 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán mua, bán hàng hóa tại công ty cổ phần viễn thông thế kỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện kinh doanh hàng hóa công nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Làm tốt công tác bảo hộ và an toàn lao động kinh doanh, thực hiện chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động tiền lương của công ty.
Với chức năng và nhiệm vụ trên, công ty đã tự lực, tự cường trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, đổi mới phong cách phục vụ, nâng cao văn minh thương nghiệp.
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CÁC CHI NHÁNH
KẾ TOÁN TRƯỞNG
P. KẾ TOÁN TÀI VỤ
THỦ QUỸ - KHO
P.GIÁM ĐỐC
DỰ ÁN
P. QUẢN LÝ
DỰ ÁN
P. KINH DOANH
P. DỊCH VỤ
GIA TĂNG
P.GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
P. KTVT –
TIN HỌC
P. LẮP ĐẶT – BẢO TRÌ
P. TƯ VẤN THIẾT KẾ
P.GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
P. TIẾP THỊ BÁN HÀNG
P. XUẤT NHẬP KHẨU
P. KỸ THUẬT VÔ TUYẾN
P. HC
QUẢN TRỊ
P. NCPT & HỢP TÁC QUỐC TẾ
P. NHÂN SỰ
Sơ đồ 1
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chính trong Công ty:
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trong liên quan đến phương hướng, mục tiêu của công ty, có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Quản trị, của giám đốc công ty.
Ban kiểm soát: Là những thành viên trong công ty do HĐQT bầu ra nhằm giám sát hoạt động của HĐQT và Ban giám đốc trong công ty.
Giám đốc: Là người do HĐQT bầu ra có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty.
Giám đốc kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty, điều hành các hoạt động chuyên trách của công ty, giúp Giám đốc xây dựng các kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của công ty, trực tiếp điều hành hoạt động của phòng tiếp thị và phòng xuất nhập khẩu.
Giám đốc kỹ thuật: Là người chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật trong công ty, xây dựng, thiết kế các phương án kỹ thuật trong lắp ráp thi công các dự án mà công ty đấu thầu lắp đặt. Giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm về hoạt động của các phòng ban như: Phòng kỹ thuật viễn thông- tin học, phòng lắp đặt- bảo trì, phòng tư vấn- thiết kế, phòng kỹ thuật- vô tuyến.
Giám đốc dự án: Là người chịu trách nhiệm về công tác đấu thầu các dự án lắp, phát triển sản phẩm trên thị trường. Giám đốc dự án chịu trách nhiệm về hoạt động của các phòng ban như: phòng quản lý dự án, phòng kinh doanh, phòng sịch vụ gia tăng.
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo công tác kế toán và thống kê, đồng thời kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính của công ty, có trách nhiệm quản lý vốn, quỹ, tài sản, bảo toàn và sử dụng vốn của công ty có hiệu quả, lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm lên cơ quan cấp trên, cơ quan thuế và các đối tượng khác.
Phòng Hành chính quản trị: Có nhiệm vụ về công tác tổ chức, công tác hành chính, bảo vệ, an ninh, y tế…cụ thể là phân công lao động, xây dựng các nội quy, quy chế, kỷ luật lao động…
Phòng nhân sự: Có nhiệm vụ về công tác tuyển dụng lao động, quy chế lương thưởng cho cán bộ, nhân viên trong công ty và các thủ tục hành chính khác.
MẠNG LƯỚI TIÊU THỤ VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Mạng lưới tiêu thụ
Công ty CTC hiện tại đã có một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trên toàn đất nước. Ngoài trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, công ty đã mở thêm một chi nhánh tại Hà Nội nhằm phân phối sản phẩm đến khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.
Công ty hiện có một số đối tác quan trọng sau:
STT
TÊN CÔNG TY
THÀNH PHỐ/TỈNH
01
Công ty Taxi Ba Mươi
TP.HCM
02
Công ty Phát triển Kỹ nghệ Thương mại TDC
Hà Nội
03
Công ty Sản xuất và Kinh doanh 990 – Công An TP.HCM
Là đơn vị cung cấp cho hầu hết các Công ty Taxi từ khu vực Trung trung bộ đến Nam Bộ (danh sách đình kèm)
TP.HCM
04
Công ty TNHH Điện tử - Viễn thông Hà Nội
Hà Nội
05
Đài truyền hình An Giang
An Giang
06
Công ty TNHH Viễn Thông Đức Hải
TP. Hải Phòng
07
Cty TNHH Tín Đức
Hà Nội
08
Công ty cổ phần Sài gòn Bình Minh
TP.HCM
09
Công ty cổ phần vật tư và thương mại Đà Nẵng
TP. Đà Nẵng
10
Ban Chỉ Huy quân sự Quận 10
TP.HCM
11
Công ty TNHH Niềm Tin
Hà Nội
12
Công ty cố phần 3T
TP.HCM
13
Công ty CP Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ Phương nam
Hà Nội
14
Công ty TNHH Vô Tuyến Điện Viên Thông
TP.HCM
15
Công ty CP ĐT Thương mại và Phát triển công nghệ Toàn Cầu
Hà Nội
16
DNTN Đo Đạc Lê Chanh
TP.HCM
17
Công ty TNHH TMDV Viễn Thông Hai Kết Nối
TP.HCM
18
Công ty TNHH Điện tử Viễn thông Hải Đăng
TP.HCM
19
Công ty Thương Mại và Dịch Vụ Viễn Tín
TP.HCM
20
Công ty Dịch vụ Bảo vệ An Toàn B - A
TP.HCM
21
Công ty TNHH Viễn Thông Thành Lợi
TP.HCM
22
Công ty Thương Mại Và Phát Triển Kỹ Thuật
Hà Nội
23
Công ty Ericsson Việt Nam
TP.HCM
24
Công ty viễn thông Hà Nội (Hà Nội Telecom)
Hà Nội
25
Trường Cao Đẳng DL Công nghệ Thông tin
TP.HCM
26
Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
TP.HCM
27
Công ty CP dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn
TP.HCM
Đối thủ cạnh tranh
Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ là một trong 2 nhà phân phối thiết bị viễn thông máy bộ đàm Motorola trên thị trường Việt Nam cùng với công ty còn lại là Công ty Thương mại – Dịch vụ Viễn Tín. Do đó đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty chính là Công ty TM – DV Viễn Tín.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2008
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2008
Stt
Chỉ tiêu
Mã
Thuyết minh
Số năm nay
Số năm trước
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
IV.08
33,435,137,713
21,669,847,220
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
02
26,514,891
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
10
33,408,622,822
21,669,847,220
4
Giá vốn hàng bán
11
29,065,974,298
18,855,751,367
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
20
4,342,648,524
2,814,095,853
6
Doanh thu hoạt động tài chính
21
143,257,488
36,867,662
7
Chi phí tài chính
22
420,177,763
41,959,772
- Trong đó: Chi phí lãi vay
23
49,602,000
41,340,000
8
Chi phí quản lý kinh doanh
24
2,102,043,147
1,419,870,570
9
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 +21 - 22 - 24)
30
1,963,685,102
1,389,133,173
10
Thu nhập khác
31
7,120
11
Chi phí khác
32
(8,701,699)
12
Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
7,120
(8,701,699)
13
Tổng kế toán lợi nhuận trước thuế (50 = 30 + 40)
50
IV.09
1,963,692,222
1,380,431,474
14
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
51
532,784,564
386,520,813
15
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51)
60
1,430,907,658
993,910,661
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
Thuận lợi
Ngành thiết bị viễn thông chưa phát triển ở Việt Nam tạo thuận lợi cho công ty mở rộng thị trường thông qua việc nhập khẩu mặt hàng viễn thông chất lượng cao để khẳng định thương hiệu của mình.
Là một trong hai công ty độc quyền phân phối sản phẩm máy bộ đàm Motorola trên thị trường Việt Nam nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp rất lớn.
Đội ngũ nhân viên hoạt động hiệu quả, các kỹ sư tin học giỏi chuyên môn, lành tay nghề được đào tạo trong nước và ngoài nước.
Sự thành công của CTC là sự chủ động trong quan hệ hợp tác với các đối tác trong nước và ngoài nước. Các mối quan hệ cới mở chân thành đã hỗ trợ cho CTC nắm bắt được công nghệ mới dắp ứng tốt nhất cho mọi nhu cầu của khách hàng.
Khó khăn
Các mặt hàng viễn thông mà công ty kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm được nhập từ nước ngoài về nên công tác vận chuyển về nước luôn mất thời gian và chi phí cao làm cho giá thanh của sản phẩm tăng theo.
Thị trường hối đoái ở Việt Nam luôn biến động làm cho giá mua và bán sản phẩm không ổn định.
Ngân hàng Trung Ương không cung cấp đủ nguồn ngoại tệ cho các Doanh nghiệp. Đây là một trong những trở ngại lớn cho Công ty trong việc mua hàng của nhà cung cấp nước ngoài, Công ty không có đủ ngoại tệ để thanh toán tiền hàng làm cho việc xếp hàng lên tàu bị chậm trễ, gây thiệt hại lớn cho Công ty trong việc bán hàng trong nước.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
Ngay từ khi thành lập công ty đã xác định mục tiêu chính đó là làm thế nào để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất do các sản phẩm của công ty sẽ trực tiếp gắn kết các khách hàng với công ty trong thời gian rất dài. Do đó định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới có những mục tiêu sau:
Phát triển thị trường đến các khu vực, các tỉnh xa xôi trên đất nước.
Ổn định lượng khách hàng hiện có bằng các dịch vụ hậu mãi.
Tìm kiếm nguồn nhân lực về công nghệ viễn thông có tay nghề chuyên môn cao nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Đầu tư kỹ thuật, đổi mới công nghệ tạo môi trường làm việc tốt nhất cho việc nghiên cứu ứng dụng, lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị viễn thông và tin học.
CHƯƠNG III
THỰC TẾ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN MUA, BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG THẾ KỶ
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Bộ máy kế toán là một trong những bộ phận quan trọng của mọi doanh nghiệp. Bất kể doanh nghiệp đó là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại đều cần thiết phải có bộ máy kế toán. Có 3 hình thức tổ chức bộ máy kế toán đó là hình thức tập trung, hình thức phân tán và hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Song do thị trường sản phẩm của công ty chưa phát triển rộng rãi nên công ty đã chọn hình thức bộ máy kế toán tập trung để giúp cho việc quản lý được dễ dàng. Theo hình thức này thì toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán của công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN
Sơ đồ 2
THỦ QUỸ - KHO
P. KẾ TOÁN TÀI VỤ
Kế toán Công nợ
Kế toán Bán hàng
Kế toán Mua hàng
Kế toán Tổng hợp
Thủ kho
Thủ quỹ
.
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
Trưởng phòng kế toán: Phụ trách chung về công tác hạch toán tại Công ty, kiểm tra công tác hạch toán của phòng kế toán tài vụ, phân tích tình hình tài chính của công ty đồng thời là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về mặt quản lý tài chính, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của kế toán trưởng, thực hiện nghiêm túc các văn bản tài chính do Nhà nước ban hành.
Phòng Kế toán Tài vụ bao gồm:
Kế toán Tổng hợp: Có nhiệm vụ theo dõi tất cả các nghiệp vụ phát sinh để hạch toán vào các sổ kế toán, giao dịch với Ngân hàng để theo dõi các khoản vay nợ, các số dư trên tài khoản tiền gửi, lập báo cáo thuế và quyết toán thuế.
Kế toán Công nợ: Theo dõi các khoản nợ phải thu với khách hàng cũng như các khoản nợ phải trả với nhà cung cấp và tình hình thanh toán với người mua và người bán.
Kế toán Mua hàng: Tập hợp tất cả các chứng từ mua vào để lập bảng kê hàng tháng, tập hợp lại toàn bộ các hợp đồng mua vào của Công ty sau đó chuyển số liệu lên cho Kế toán Tổng hợp lập báo cáo.
Kế toán Bán hàng: Tập hợp các chứng từ bán ra để lập bảng kê số liệu hàng tháng, tổng hợp toàn bộ các số liệu về hoạt động bán hàng của Công ty, sau đó chuyển số liệu này lên cho Kế toán Tổng hợp để làm báo cáo theo định kỳ.
Thủ quỹ - kho gồm:
Thủ quỹ: Phụ trách việc quản lý tiền mặt tại công ty, có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng trong việc rút hay nhập quỹ tiền mặt, trả lương cho nhân viên.
Thủ kho: Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm kê hàng hóa của kho công ty, phản ánh đầy đủ số lượng nhằm hỗ trợ cho kế toán vật tư trong công tác mua hàng.
Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty
Pháp luật quy định các Doanh nghiệp được áp dụng 4 loại hình kế toán sau đây:
· Hình thức nhật ký- sổ cái.
· Hình thức nhật ký chung.
· Hình thức chứng từ ghi sổ.
· Hình thức nhật ký chứng từ.
Việc áp dụng hình thức nào tùy thuộc vào quy mô , đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của các doanh nghiệp. Vấn đề cần lưu ý là khi đã chọn hình thức nào để áp dụng thi nhất thiết phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản của hình thức đó, tuyệt đôí tránh chấp và tùy tiện làm theo ý riêng.
Hiện nay Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái trên máy tính với hệ thống sổ sách khá đầy đủ theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Sơ đồ ghi sổ kế toán
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
NHẬT KÝ – SỔ CÁI
Bảng tổng hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sơ đồ 3
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Ghi vào cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Trình tự kế toán
Theo hình thức này thì tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh đều được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán duy nhất đó là Nhật ký – Sổ Cái Tuy nhiên tất cả các định khoản và tạo lập các sổ sách đều được thực hiện trên máy tính theo chu trình sau:
Nghiệp vụ phát sinh
Xử lý nghiệp vụ
Nhập chứng từ
Máy thực hiện in các sổ sách liên quan:
Sổ Nhật ký – Sổ Cái
Sổ, thẻ Chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính, thuế
In tài liệu và lưu giữ
Khóa sổ kết chuyển kỳ sau
Sơ đồ 4 Sơ đồ quy trình công tác kế toán trong hệ thống kế toán máy
Từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành phân loại chứng từ, định khoản, xử (xử lý nghiệp vụ) sau đó nhập chứng từ vào máy, toàn bộ dữ liệu kế toán được xử lý tự động trên máy: vào sổ Nhật ký – Sổ Cái, Sổ - thẻ Chi tiết, Sổ quỹ, Các bảng kê và Các báo cáo kế toán.
Trang thiết bị phục vụ cho công tác kế toán
Để bộ máy kế toán được hoạt động tốt phục vụ cho công tác quản lý, Công ty đã trang bị hệ thống máy vi tính hiện đại cùng với phần hành kế toán AC Pro 7.0 được viết bởi những chuyên viên tin học của Việt Nam.Với phần mềm này, tất cả mọi việc hạch toán đều được lập trên máy từ khâu lập chứng từ ban đầu, vào sổ kế toán đến khâu lên báo cáo tài chính cuối cùng. Các nhân viên trong phòng kế toán không phải mất nhiều thời gian cho việc tính toán, kiểm tra các số liệu vào cuối kỳ. Phần mềm AC Pro 7.0 được viết hoàn toàn bằng tiếng Việt nên rất dễ sử dụng, dễ truy xuất dữ liệu ra Excel phục vụ cho công tác quản lý của cấp trên.
Các phương pháp kế toán đang được thực hiện tại Công ty
Các phương pháp hạch toán Hàng tồn kho
Hàng tồn kho là toàn bộ giá trị hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong số tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Kế toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp có thể được thực hiện một trong hai phương pháp sau:
Phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp kiểm kê định kỳ.
Và Công ty hiện đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán Hàng tồn kho.
Tài khoàn sử dụng: Tài khoản 156, 151, 157 và các tài khoản liên quan như đã nói trên Chương I.
Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng
Hiện có 2 phương pháp tính thuế GTGT đó là: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Và hiện tại Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ đang áp dụng việc tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nguyên tắc xác định thuế GTGT được khấu trừ:
Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.
Đối với vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
Nếu số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ số thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định.
Trường hợp cơ sở mua vật tư, hàng hoá không có hoá đơn, chứng từ hoặc có hoá đơn, chứng từ nhưng không phải là hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn GTGT nhưng không ghi số thuế GTGT ngoài giá bán thì không được khấu trừ thuế đầu vào, trừ các trường hợp quy định dưới đây:
Giá chưa có thuế GTGT
=
Giá thanh toán
(tiền bán vé, bán tem)
1 + Thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó
Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT (Hoá đơn đặc thù) thì cơ sở được căn cứ vào giá đến có thuế để xác định giá không có thuế GTGT và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo công thức:
Thuế GTGT đầu vào = Giá chưa có thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT
Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế GTGT phải nộp của tháng đó, thời gian kê khai tối đa là 3 tháng kể từ thời điểm kê khai thuế của tháng phát sinh. Đối với tài sản cố định nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
Kế toán sử dụng Tài khoản 133 để hạch toán Thuế GTGT đầu vào và Tài khoản 333 để phản ánh Thuế GTGT đầu ra.
Phương pháp tính giá gốc của hàng xuất kho.
Hiện nay, kế toán Việt Nam tồn tại các phương pháp hạch toán Hàng tồn kho được thừa nhận là:
Giá thực tế đích danh.
Giá bình quân gia quyền.
Giá nhập trước, xuất trước (FIFO).
Giá nhập sau, xuất trước (LIFO).
Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ đang áp dụng phương pháp hạch toán Hàng tồn kho theo phương pháp Giá bình quân gia quyền. Giá hàng hóa xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền được tính như sau:
Đơn giá bình quân gia quyền
=
Giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ
Giá trị hàng hóa nhập kho trong kỳ
+
Số lượng hàng hóa tồn kho đầu kỳ
Số lượng hàng hóa nhập kho đầu kỳ
+
Giá thực tế của hàng hóa xuất kho trong kỳ
=
Số lượng hàng hóa xuất kho trong kỳ
x
Đơn giá bình quân gia quyền
Giá thực tế bình quân gia quyền được chia ra làm 2 loại là Giá thực tế bình quân gia quyền liên hoàn và giá thực tế bình quân gia quyền cuối kỳ. Và hiện tại, Công ty Cổ phần Viễn thông Thế kỷ đang áp dụng Giá bình quân gia quyền cuối kỳ.
Kỳ kế toán
Niên độ kế toán của Công ty tính theo năm dương lịch, từ ngày 1 tháng 1 đến hết ngày 31 tháng 12. Kỳ kế toán của Công ty trong niên độ kế toán được tính là tháng tính từ ngày 1 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
ĐẶC ĐIỂM MUA, BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
Các loại sản phẩm mà Công ty mua, bán
Máy bộ đàm Motorola – Emerson – Opnet.
Tổng đài IP BPX, Contact centers nền IP, các sản phẩm mạng.
Tổng đài điện thoại, camera.
Các hệ thống viễn thông, thông tin, theo dõi an ninh.
Thiết bị chống sét trực tiếp và lan truyền.
Thiết bị truyền dẫn Viba, WiMax, thiết bị mạng, truy nhập thuê bao, truy nhập thế hệ mới (NGN).
Thiết bị truyền dẫn quang, modem quang…
Giải pháp công nghệ và thiết bị về FTTH (Fiber To The Home).
Thiết bị máy lạnh chính xác, UPS, nguồn DC và các thiết bị trong hệ thống DATACENTER.
Các phương thức mua, bán hàng hóa tại Công ty
Phương thức mua hàng
Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ sử dụng nhiều phương thức mua hàng khác nhau tùy thuộc vào số lượng hàng hóa mà công ty cần mua trong từng đợt khác nhau.
Đối với hàng nhập khẩu, Công ty luôn mua hàng theo phương thức nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất thông qua vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không.
Đối với hàng mua trong nước, Công ty có thể chọn cách mua hàng trực tiếp tức là Công ty cử người đến bên bán để vận chuyển hàng về, hoặc mua theo phương thức chuyển hàng, tức là người bán sẽ vận chuyển hàng hóa đến kho của Công ty.
Phương thức bán hàng
Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ sử dụng 2 phương thức bán chủ yếu đó là: Bán buôn qua kho và Bán lẻ nhưng hình thức Bán buôn qua kho được sử dụng chủ yếu.
Bán buôn: Hàng hóa được mua, nhập về kho của Công ty sau đó xuất bán cho các khách hàng. Tùy thuộc vào điều khoản vận chuyển trên hợp đồng được ký kết giữa Công ty và khách hàng mà có phương thức bán buôn hàng hóa khác nhau.
Bán lẻ: Theo hình thức này, khách hàng đến mua hàng tại cửa hàng của Công ty với giá cả do khách hàng thỏa thuận với nhân viên bán hàng. Với hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách hàng và thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt
Các phương thức thanh toán
Tùy thuộc vào sự tín nhiệm và quan hệ giữa Công ty với khách hàng mà Công ty đang áp dụng 2 phương thức thanh toán chủ yếu sau:
Phương thức thanh toán trực tiếp
Phương thức thanh toán chậm trả
Nội dung của hai phương thức này đã được trình bày trên phần I.
Chính sách bán hàng tại Công ty
Những quan điểm kinh doanh dưới đây đều đã được các nhân viên của Công ty Cổ Phần Viễn thông Thế Kỷ hiểu rõ, thấm nhuần và tuyệt đối tuân thủ theo:
Không bán hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ...
Luôn cung cấp cho các khách hàng những sản phẩm tốt với giá cả cạnh tranh nhất đi kèm với những chế độ dịch vụ hoàn hảo.
Luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, không vì lợi nhuận mà gian dối, lừa bịp khách hàng...
Luôn đặt mình vào địa vị của khách hàng để có những quyết định, cư xử phải lẽ nhất...
Tất cả các cán bộ nhân viên trong Công ty Cổ Phần Viễn thông Thế Kỷ đều thấu hiểu được một điều đó là:
“Khách hàng mới là người quyết định tương lai, sự tồn tại và phát triển của Công ty Cổ Phần Viễn thông Thế Kỷ ”
Công ty Cổ Phần Viễn thông Thế Kỷ luôn cung cấp cho Khách hàng những điều mà Khách hàng luôn mong muốn và quan tâm, đó là:
1- Bán đúng giá cả: Giá của các sản phẩm luôn được niêm yết trên Website.
2- Đúng chất lượng: Khách hàng sẽ được đảm bảo về chất lượng hàng hoá bằng Hợp đồng có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và Đúng tính năng kỹ thuật như đã chào hàng.
3- Thái độ phục vụ: Khách hàng sẽ được phục vụ theo đúng phương châm Khách hàng là thượng đế.
4- Dịch vụ hoàn hảo: Khách hàng sẽ được hưởng hướng dẫn cơ bản về sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm nhằm mang đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối.
5- Độ bền sản phẩm: Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho các khách hàng đã mua hàng tại Công ty Cổ Phần Viễn thông Thế Kỷ bằng Những cam kết bảo hành có giá trị pháp lý và giá trị thực tế đúng như những gì Công ty đã thỏa thuận với khách hàng.
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ MUA HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
TRONG NƯỚC
Chứng từ kế toán sử dụng
Việc nhập – xuất kho hàng hóa ở Công ty diễn ra thường xuyên, liên tục, do vậy kho hàng hóa luôn luôn biến động. Để quản lý hàng hóa thì các hoạt động nhập – xuất đều được lập chứng từ đầy đủ, chính xác theo địa điểm và thời gian phát sinh đúng với các qui định cụ thể trong ghi chép ban đầu.
Các chứng từ, hóa đơn được sử dụng trong khâu mua hàng:
Hóa đơn thuế GTGT nếu Công ty mua hàng ở đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Hóa đơn bán hàng nếu Công ty mua hàng ở đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Phiếu nhập kho
Biên bản kiểm nhận hàng hóa
Các chứng từ thanh toán: Phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu thanh toán tạm ứng…
Sổ kế toán chi tiết và tổng hợp
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái, do đó các nghiệp vụ mua hàng được phản ánh vào các sổ sau:
Sổ Nhật ký – Sổ Cái
Sổ chi tiết tài khoản 156 “Hàng hóa”
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ sản phẩm hàng hóa
Thẻ kho (sổ kho)
Sổ chi tiết Phải trả người bán.
Ghi nhận một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ kế toán
Nghiệp vụ mua hàng trong nước phát sinh trong tháng 07 năm 2008 được phản ánh vào các sổ theo trình tự như sau:
Căn cứ vào Hóa đơn GTGT, hoặc Hóa đơn bán hàng thông thường, biên bản kiểm nhận hàng hóa, kế toán Mua hàng lập phiếu Nhập kho
Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho, Hóa đơn GTGT hay Hóa đơn bán hàng thông thường, phản ánh vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái.
Đồng thời, phản ánh vào Sổ chi tiết Tài khoản 156 “Hàng hóa”
Công ty Cổ phần Viễn Thông Thế Kỷ
Mẫu số: S10-DN
105 Trần Minh Quyền, P.10, Q10, TP.HCM
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TÀI KHOẢN 156: HÀNG HÓA
Tháng 07 năm 2009
Ngày ghi sổ
Chứng từ, Hóa đơn
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
3,151,085,029
…………………
17/07
07/021.PNM
17/07
Nhập mua hàng hóa Cty TNHH Điện tử VT Hải Đăng - Bán VT Miền Nam
EM/2008N. 0167528
17/07
+ Máy Icom IC-F3GT (ksac)
331
46,118,904
2,505,352,562
+ Bộ xạc Icom BC-144
331
6,358,920
2,511,711,482
+ Máy Icom IC-F33GT (ksac)
331
58,569,000
2,570,280,482
+ Bộ xạc Icom BC-160
331
6,024,240
2,576,304,722
+ Máy Icom IC-V8 (đủ bô)
331
46,185,840
2,622,490,562
…………………
Tổng phát sinh trong kỳ
1,563,391,860
2,147,760,695
Dư nợ cuối kỳ
2,566,716,194
Và phản ánh vào Sổ chi tiết vật tư, đơn cử mặt hàng sau:
Công ty Cổ phần Viễn Thông Thế Kỷ
Mẫu số: S10-DN
105 Trần Minh Quyền, P.10, Q10, TP.HCM
SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ
Tháng 07 năm 2009
Tên hàng hóa: Máy ICOM IC-F33GT (K SẠC)
Ngày ghi sổ
Chứng từ, Hóa đơn
Diễn giải
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Tồn đầu kỳ
9
54,627,970
11/07
PXB.07/023
11/07
Xuất bán hàng Cty SXKD & DV 990 HĐ 0190206
4
10,572,819
5
44,055,151
17/07
PNM.07/021
17/07
Nhập mua hàng hóa Cty Điện tử VT ải Đăng HĐ 0167528
20
58,569,000
25
102,624,151
18/07
PXB.07/035
18/07
Xuất bán Cty Cổ phần Điện tử Viễn thông Miền Nam
20
57,428,018
5
45,196,133
21/07
PXB.07/044
21/07
Xuất bán hàng Cty SXKD & DV 990 HĐ 0190228
1
2,817,401
4
42,378,732
Tổng cộng số phát sinh
20
58,569,000
25
70,818,238
Tồn cuối kỳ
4
42,378,732
Sau đó là Sổ Chi tiết Tài khoản 331
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SUOI KIM(CUOI).doc