Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần dây và cáp điện Minh Tâm

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU TRANG

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP

CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ MỤC ĐÍCH

NGHIÊN CỨU 1

1.1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1

1.1.2. Mục đích nghiên cứu 1

1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH

SẢN PHẨM 2

1.2.1. Chi phí sản xuất 2

1.2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 2

1.2.1.2. Bản chất chi phí sản xuất 2

1.2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất 3

• Theo nội dung và tính chất kinh tế của chi phí 3

• Theo mục đích và công dụng của chi phí 3

• Theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng công việc sản phẩm hoàn thành 4

• Theo phương pháp quy nạp chi phí vào giá thành sản phẩm sản xuất 5

1.2.2. Giá thành sản phẩm 5

1.2.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 5

1.2.2.2. Bản chất giá thành sản phẩm 5

1.2.2.3. Phân loại giá thành sản phẩm 6

• Theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành 6

• Theo phạm vi phát sinh chi phí 6

1.3. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 7

1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 7

1.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 8

1.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 10

1.3.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10

1.3.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 12

1.3.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 13

1.3.3.4. Hạch toán chi phí trả trước 15

1.3.3.5. Hạch toán chi phí phải trả 17

1.3.3.6. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 19

1.3.3.7. Hạch toán sản xuất kinh doanh phụ 21

1.3.3.8. Tổng hợp chi phí sản xuất 23

1.3.4. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 24

1.3.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp 25

1.3.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo ước lượng

hoàn thành tương đương 25

1.3.4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản

xuất định mức 26

1.4. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 26

1.4.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 26

1.4.1.1. Đối tượng tính giá thành 26

1.4.1.2. Kỳ tính giá thành 27

1.4.2. Phương pháp tính giá thành 27

1.4.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp) 27

1.4.2.2. Phương pháp tính giá thành phân bước 28

• Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm 28

• Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm 29

1.4.2.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 29

1.4.2.4. Phương pháp tính giá thành theo hệ số 30

1.4.2.5. Phương pháp tính giá thành theo định mức 30

1.5. HÌNH THỨC SỔ SÁCH KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 31

1.5.1. Hình thức Nhật ký - chứng từ 31

1.5.2. Hình thức Nhật ký - sổ cái 32

1.5.3. Hình thức Nhật ký chung 32

1.5.4. Hình thức Chứng từ ghi sổ 33

CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY CÁP ĐIỆN MINH TÂM

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY VÀ CÁP ĐIỆN

MINH TÂM 34

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 34

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 35

2.1.3. Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm 38

2.1.4. Đặc điểm thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh 40

2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây 42

2.1.6. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh 45

2.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

DÂY VÀ CÁP ĐIỆN MINH TÂM 47

2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán 47

2.2.2. Tổ chức sổ kế toán 49

2.2.3. Tổ chức tài khoản, chứng từ và báo cáo kế toán 50

2.2.4. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 51

2.3. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN DÂY VÀ CÁP ĐIỆN MINH TÂM 51

2.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 51

2.3.2. Phân loại chi phí sản xuất 52

2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 52

2.3.4. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 58

2.3.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 65

2.4. KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT - KIỂM KÊ VÀ

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN DÂY VÀ CÁP ĐIỆN MINH TÂM 76

2.4.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 76

2.4.2. Kế toán kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 77

2.5. KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN DÂY VÀ CÁP ĐIỆN MINH TÂM 78

2.5.1. Đối tượng tính giá thành 78

2.5.2. Kỳ tính giá thành 78

2.5.3. Phương pháp tính giá thành 78

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN

TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY VÀ CÁP ĐIỆN MINH TÂM

3.1. NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY VÀ CÁP ĐIỆN MINH TÂM 88

3.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán 88

3.1.2. Về tổ chức sổ kế toán 89

3.1.3. Về tổ chức hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán 89

3.1.4. Về phương pháp kế toán 89

3.2. NHẬN XÉT VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN DÂY VÀ CÁP ĐIỆN MINH TÂM 90

3.2.1. Ưu điểm 91

3.2.2. Khuyết điểm 92

3.3. MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ

TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ

THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 95

3.3.1. Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 95

3.3.2. Về chi phí nhân công trực tiếp 96

3.3.3. Về chi phí sản xuất chung 98

3.3.4. Về các khoản thiệt hại trong sản xuất 101

3.3.5. Về công tác tính giá thành sản phẩm 103

3.3.6. Áp dụng hệ thống kế toán quản trị trong Công ty 104

KẾT LUẬN

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2478 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần dây và cáp điện Minh Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thực tế về nguyên vật liệu, Công ty có thể dễ dàng xác định được nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý thích hợp. - Việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu tại Công ty là hoàn toàn hợp lý, đó là cơ sở cho việc sử dụng hiệu quả cũng như quản lý chặt chẽ vật tư trong Công ty. Công ty cần duy trì và phát huy hệ thống định mức này hơn nữa bằng cách luôn kiểm tra, đối chiếu, so sánh giữa chi phí định mức và thực tế phát sinh, thường xuyên có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, nhanh chóng phát hiện dấu hiệu lãng phí và có biện pháp xử lý thích hợp nếu chi phí thực tế phát sinh vượt quá mức cho phép. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: - Tại Công ty hiện nay thì ngoài khoản lương chính, công nhân sản xuất còn được hưởng các khoản phụ cấp, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ... góp phần cải thiện đời sống của công nhân, tạo tâm lý thoải mái và tích cực trong sản xuất. - Để nâng cao hơn nữa tinh thần làm việc của công nhân, Công ty có thể tạo không khí thoải mái trong phân xưởng bằng cách phát tin tức, âm nhạc cho công nhân nghe vào đầu giờ làm việc hoặc giờ nghỉ ca. Vào dịp cuối tuần hoặc những ngày lễ, Công ty nên tổ chức các cuộc thi như hát karaoke, cắm hoa, nấu ăn... không chỉ giúp công nhân có nơi vui chơi, giải trí lành mạnh trong những ngày nghỉ mà còn giúp anh chị em công nhân có cơ hội gần gũi và đoàn kết với nhau hơn. Về hạch toán chi phí sản xuất chung: - Chi phí sản xuất chung ở Công ty phát sinh nhiều, tuy nhiên, chi phí này được hạch toán tương đối đúng và đầy đủ các khoản mục (chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác). Về công tác tính giá thành sản phẩm: - Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, bên cạnh việc xác định đúng đối tượng tính giá thành, kế toán đã xác định phương pháp tính giá thành là phương pháp giản đơn. Sử dụng phương pháp này giúp công tác tính giá thành đơn giản hơn, công việc tính toán của kế toán sẽ nhẹ nhàng hơn, tránh được những sai sót không đáng có do nhầm lẫn trong tính toán, quan trọng hơn là sự phù hợp đối với Công ty khi chu kỳ sản xuất ngắn, khối lượng sản phẩm sản xuất nhiều. - Công ty sử dụng bảng tính giá thành sản phẩm vừa tập hợp chi phí vừa tính giá thành. Kỳø tính giá thành là hàng tháng không những thuận tiện mà còn có mục đích cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản trị. KHUYẾT ĐIỂM: Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Công ty áp dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền một lần vào cuối kỳ để tính trị giá vật liệu xuất kho, kể cả nguyên vật liệu dự trữ. Trong điều kiện giá nguyên vật liệu chính của Công ty thường xuyên tăng giảm đột ngột với mức độ biến động khá mạnh, việc tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền một lần vào cuối kỳ không phản ánh chính xác được giá nguyên vật liệu, dẫn đến giá thành sản xuất trong kỳ không được phản ánh đúng. - Vì áp dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền một lần vào cuối kỳ nên việc tính tổng giá trị nguyên vật liệu xuất kho được thực hiện vào cuối tháng khi tổng hợp được số lượng và giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ. Còn hàng ngày, kế toán chỉ theo dõi vật liệu xuất kho về mặt số lượng, không theo dõi chỉ tiêu giá trị. Do đó, không thấy được sự biến động về giá trị của vật liệu xuất kho trong từng khoản thời gian nhất định để điều chỉnh thích hợp. Hơn nữa, với số lượng nguyên vật liệu nhiều, khối lượng công việc kế toán thường dồn nhiều vào cuối tháng và kéo dài qua đến tháng sau mới hạch toán xong chi phí nguyên vật liệu cho các sản phẩm, lúc này thông tin về chi phí nguyên vật liệu mới được cung cấp. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: - Theo Nghị định 127 của Chính phủ ban hành ngày 12/12/2008, từ ngày 01/01/2009, người lao động và các doanh nghiệp phải bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp. Đây là chính sách mới có tác động trực tiếp đến người lao động, người sử dụng lao động và vấn đề an sinh xã hội, nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị thất nghiệp. Tuy nhiên, trong tháng 1/2009, Công ty đã không thực hiện trích bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Điều này không những là sai quy định mà quyền lợi của người lao động trong Công ty cũng không được quan tâm thích đáng. - Hiện nay, Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Lực lượng sản xuất của Công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số công nhân viên toàn Công ty, do đó có thể phát sinh những đợt nghỉ phép hàng loạt. Như vậy, nếu tháng nào mà nghỉ phép nhiều thì việc không trích trước này sẽ làm chi phí nhân công của tháng đó tăng lên, làm tăng giá thành sản phẩm và không ổn định giữa các kỳ hạch toán. - Về các khoản phải trả cho công nhân viên, hiện tại Công ty không thành lập quỹ lương. Trong trường hợp kinh doanh thua lỗ hoặc ngừng sản xuất thì các khoản phải thanh toán với công nhân viên được trích từ nguồn vốn kinh doanh để thanh toán, do vậy đã làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của Công ty. Về hạch toán chi phí sản xuất chung: - Hiện nay, Công ty vẫn chưa xây dựng định mức cho các khoản chi phí sản xuất chung. Do đó chưa có sự theo dõi và quản lý chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh trong phân xưởng. - Việc tính khấu hao tài sản cố định tại Công ty theo phương pháp đường thẳng là chưa hợp lý, đặc biệt là đối với những tài sản cố định phục vụ cho sản xuất. Vì thời gian tính khấu hao tài sản cố định đã được quy định nhưng trong thời gian đó, đôi khi Công ty phải dùng để vận hành thử, chưa thực sự đưa vào sản xuất; hoặc có thể do những nguyên nhân khách quan như nhu cầu thị trường về sản phẩm giảm, thiếu nguyên vật liệu để sản xuất… khi đó, máy móc chỉ chạy một phần công suất, sản lượng sản xuất giảm nhưng mức trích khấu hao không giảm theo. Chính vì vậy, chi phí khấu hao cho một đơn vị sản phẩm tăng, đẩy giá thành sản phẩm lên, làm giảm khả năng cạnh tranh về mặt giá cả của sản phẩm trên thị trường. Ngược lại, trong trường hợp sản xuất khối lượng lớn, máy móc phải hoạt động với công suất tối đa nhưng mức khấu hao không tăng theo. Điều đó làm cho chi phí không được hạch toán đầy đủ, cụ thể là thấp hơn chi phí thực tế phát sinh. - Đối với việc sửa chữa lớn tài sản cố định tại Công ty, kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp chi phí này vào tài khoản 627 theo định khoản sau: Nợ TK 627 – Tập hợp chi phí sửa chữa tài sản cố định. Có TK 111 – Chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh. Sau khi tập hợp xong, cùng với các khoản chi phí khác thuộc chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm hoàn thành. Việc tập hợp và phân bổ như trên sẽ làm cho giá thành sản phẩm trong kỳ có phát sinh sửa chữa tài sản cố định tăng cao đột ngột. - Chi phí trong giá thành sản phẩm của Công ty còn bao gồm tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại… của bộ phận quản lý và bán hàng. Trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất chung, Công ty không tách riêng những khoản chi phí trên theo từng bộ phận sử dụng mà hạch toán chung vào tài khoản 627. Việc hạch toán như vậy gây sai lệch trong việc tính giá thành, cụ thể là làm giá thành sản phẩm cao hơn so với thực tế phát sinh. Về hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất: - Hiện nay, Công ty chưa có biện pháp cụ thể đối với những sản phẩm hỏng. Mặc dù cho đến nay, thiệt hại về sản phẩm hỏng là không đáng kể nhưng Công ty cũng nên có biện pháp hạch toán cụ thể để khi có sự cố xảy ra thì cũng có cách xử lý đảm bảo được hiệu quả về mặt kinh tế cho Công ty. - Đồng thời, hiện nay Công ty cũng không theo dõi các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất, điều này dẫn đến một số hạn chế trong việc quản lý chi phí và quản lý lao động. Do không theo dõi những khoản chi phí trên nên Công ty không thể thu hồi khoản bồi thường thiệt hại. Và quan trọng hơn, vì không quy trách nhiệm cụ thể cho cá nhân, bộ phận gây ra thiệt hại nên không giáo dục được ý thức cẩn trọng trong lao động của công nhân, có thể dẫn tới những sai phạm tiếp theo. Về công tác kế toán quản trị: - Mỗi doanh nghiệp, ngoài các thông tin kế toán phục vụ cho việc phản ánh mối quan hệ với đối tượng bên ngoài, còn phải có các thông tin kế toán phục vụ cho việc phản ánh các mối quan hệ bên trong doanh nghiệp. Ở Công ty, các thông tin về kế toán, đặc biệt là kế toán chi phí chưa phản ánh được điều này. Nhìn chung công tác kế toán quản trị chưa được Công ty thực sự quan tâm. Việc phân tích cụ thể chi phí theo khoản mục và theo yếu tố chưa được thực hiện. Công tác kế toán mới chỉ thiên về kế toán tài chính (tính toán và tập hợp số liệu vào các bảng biểu, báo cáo theo quy định để sử dụng với các chủ thể bên ngoài Công ty) chứ chưa coi trọng việc lập báo cáo mang tính chất nội bộ, sử dụng trong Công ty. MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY VÀ CÁP ĐIỆN MINH TÂM: Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác kế toán và tổ chức sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh tình hình sản xuất chính xác, kịp thời và là cơ sở cho nhà quản trị ra quyết định về giá sản phẩm, về chiến lược cạnh tranh trên thị trường... Với vai trò quan trọng như vậy, việc không ngừng hoàn thiện công tác này là hết sức cần thiết. Nó phản ánh khá rõ nét về sự cố gắng tiếp thu của Công ty, sự vươn lên trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Đồng thời, sẽ góp phần không nhỏ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Công tác kế toán tại Công ty tuy có những ưu điểm lớn nhưng vẫn còn nhiều điểm tồn tại chưa hợp lý, nếu khắc phục được sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty. Sau khi tìm hiểu thực tế kết hợp với những kiến thức đã được học ở trường, mặc dù còn nhiều hạn chế về thời gian và trình độ bản thân, em xin mạnh dạn nêu ra một số hướng khắc phục trong công tác kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty. VỀ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP: Đối với Công ty, chi phí vật tư chiếm tỷ trọng lớn nhất nên việc tiết kiệm chi phí vật tư vẫn được coi trọng hàng đầu. Tiết kiệm vật tư không có nghĩa là cắt xén lượng vật tư định mức cho sản xuất mà theo quan điểâm là giảm hao hụt trong bảo quản, trong sản xuất. Giảm hao phí đến mức thấp nhất trong công tác thu mua, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vật tư, không để cho vật tư hao hụt, mất mát hoặc xuống cấp. Công ty nên lập mức thưởng cho các bộ phận sản xuất có ý thức tiết kiệm, bảo quản vật tư, mức thưởng có thể lên đến 60% đến 70% giá trị vật tư tiết kiệm được. Điều này sẽ khuyến khích cán bộ nhân viên tiết kiệm vật tư, từ đó hình thành ý thức lao động tốt. Theo dõi chặt chẽ số liệu phản ánh tình hình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất do bộ phận sản xuất báo cáo, nhanh chóng phát hiện và tìm hiểu khi có số liệu lãng phí, thất thoát vượt quá mức cho phép trong quá trình sản xuất nếu có. Hiện nay, Công ty đang sử dụng phương pháp tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền một lần vào cuối kỳ, đến cuối tháng mới theo dõi được giá trị vật liệu xuất kho. Theo em, Công ty có thể áp dụng phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập để tính giá trị nguyên vật liệu thực tế xuất dùng. Đây là phương pháp phù hợp với điều kiện giá nguyên vật liệu đầu vào có nhiều biến động như hiện nay. Nếu áp dụng phương pháp này, Công ty sẽ thấy được sự biến động về giá trị vật liệu giữa từng lần xuất kho, từ đó sẽ có sự điều chỉnh thích hợp, giúp cho kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chính xác và cập nhật hơn. Hơn nữa, kế toán Công ty có thể khắc phục được nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức bằng cách sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm kế toán. VỀ CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP: Đến tháng 1/2009, Công ty chưa thực hiện trích bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân viên theo chính sách mới của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội. Chính sách này đã được đề cập tới trong Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội thông qua vào cuối tháng 6/2006 và được cụ thể hóa bằng Nghị định 127 của Chính phủ ra ngày 12/12/2008. Theo đó, từ ngày 01/01/2009, người lao động và các doanh nghiệp sẽ bắt đầu phải đóng bảo hiểm thất nghiệp và ít nhất tới ngày 01/01/2010, người lao động bị thất nghiệp sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. - Công ty nên nhanh chóng thực hiện trích bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho công nhân viên trong Công ty. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hình thành từ 3% tiền lương của người lao động. Trong đó, người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 1% và Nhà nước lấy từ ngân sách hỗ trợ 1%. Ngoài ra còn có tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ và các nguồn thu hợp pháp khác. - Thực hiện trích bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí, kế toán định khoản: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 351: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc. - Công ty ít nhiều sẽ bị gia tăng chi phí khi phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Tuy nhiên, nếu như trước kia, khi người lao động thôi việc, Công ty phải đứng ra chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Thì với chính sách mới này, Công ty sẽ được lợi hơn khi được sự hỗ trợ từ phía người lao động và Nhà nước. Đồng thời, Công ty cũng cần xem những khoản đóng góp này dưới góc độ là một khoản đầu tư cho người lao động. Khi người lao động gắn bó hơn với Công ty thì Công ty sẽ có thêm cơ hội phát triển bền vững. - Người lao động khi thôi việc sẽ được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài việc được hỗ trợ tiền, lao động thất nghiệp còn được hỗ trợ học nghề, tìm việc làm mới và hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Công ty cổ phần dây và cáp điện Minh Tâm là doanh nghiệp sản xuất nên số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số công nhân viên. Tuy nhiên, hiện nay Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Để hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường, không có những biến động lớn về chi phí sản xuất thì Công ty có thể trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Việc trích trước này là không bắt buộc nhưng hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp sản xuất vì nó góp phần tương đối lớn vào việc ổn định chi phí trong giá thành sản phẩm. Công ty có thể thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép theo tỷ lệ sau: å tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo kế hoạch Tỷ lệ trích trước = å tiền lương phải trả của công nhân sản xuất theo kế hoạch = Tỷ lệ trích trước x Mức trích trước Tổng tiền lương năm tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Để phản ánh khoản trích trước và thanh toán tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán sử dụng tài khoản 335 – “Chi phí phải trả”. Kết cấu của tài khoản 335 trong trường hợp này như sau: - Bên Nợ: tiền lương phải trả cho công nhân nghỉ phép thực tế phát sinh. - Bên Có: khoản trích trước lương nghỉ phép vào chi phí sản xuất trong kỳ. - Số dư bên Có: khoản trích trước tiền lương nghỉ phép thực tế chưa phát sinh. Căn cứ vào kế hoạch trích trước của công nhân nghỉ phép, kế toán ghi: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 335 – Chi phí phải trả. Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả, kế toán định khoản: Nợ TK 335 – Chi phí phải trả. Có TK 334 – Phải trả công nhân viên. Khi chi trả tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên. Có TK 111 – Tiền mặt. Như đã phân tích ở trên, việc Công ty không thành lập quỹ lương sẽ gây khó khăn cho các khoản phải thanh toán với công nhân viên trong trường hợp kinh doanh thua lỗ hoặc ngừng sản xuất. Công ty nên thành lập quỹ lương dự trữ bằng cách trích một tỷ lệ phần trăm thích hợp trên lợi nhuận dùng để trả cho công nhân viên khi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp khó khăn. VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG: Công ty cần nghiên cứu và xây dựng định mức chi phí đối với các khoản chi phí cụ thể ước tính cho bộ phận sản xuất, vì hiện tại Công ty vẫn chưa định mức một khoản chi phí sản xuất nào. Xây dựng định mức chi phí giúp Công ty theo dõi và quản lý chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh. Khi có sự chênh lệch giữa chi phí thực tế và định mức, Công ty có thể tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý thích hợp, từ đó có sự điều chỉnh nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế cho Công ty. Đồng thời, Công ty cần có chế độ khuyến khích, thưởng phạt phù hợp để các bộ phận sản xuất nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hành tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trên thực tế hiện nay, phương pháp khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng đang được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tính và trích khấu hao theo đường thẳng ở Công ty hiện nay làm cho giá thành sản xuất của Công ty không ổn định. Theo em, Công ty nên phân loại tài sản, sau đó lựa chọn hình thức khấu hao thích hợp cho từng tài sản. Đối với nhà xưởng thì có thể sử dụng phương pháp khấu hao đều, còn với máy móc phục vụ cho sản xuất thì nên sử dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng, theo số giờ máy hoạt động hoặc khấu hao nhanh trong thời gian đầu của tài sản. Với cách kết hợp như vậy vừa đảm bảo cho Công ty có thể thu hồi vốn đầu tư nhanh mà không làm cho giá thành tăng quá lớn. Xét trên thực tế, nếu sản lượng càng cao thì mức hao mòn tài sản cố định càng cao và ngược lại. Như vậy, Công ty nên nghiên cứu để chuyển sang trích khấu hao theo sản lượng hoặc theo số giờ máy chạy. Để làm được điều này cần có sự đầu tư nghiên cứu và phân tích đầy đủ thông tin về dây chuyền sản xuất hiện tại (như năng lực sản xuất, sản lượng bình quân, thời gian sử dụng của dây chuyền sản xuất, của máy móc thiết bị,…). Sau khi ước tính được tổng số giờ hoạt động trong suốt vòng đời của máy, Công ty tiến hành tính mức khấu hao theo số giờ máy như sau: Mức khấu hao phải trích cho 1 giờ máy chạy = Nguyên giá tài sản cố định Tổng số giờ máy chạy ước tính = x Mức khấu hao Mức khấu hao phải trích Số giờ máy chạy phải trích trong tháng cho 1 giờ máy chạy trong tháng. Mặt khác, theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp được phép khấu hao nhanh đối với những dây chuyền, tài sản có mức độ lạc hậu nhanh (tuy nhiên mức khấu hao nhanh được quy định tối đa không quá 20% mức tối thiểu trong khung quy định và phải được sự nhất trí của Bộ Tài chính) với điều kiện doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Quy định này được áp dụng đối với những tài sản có tiến bộ kỹ thuật nhanh, tài sản cố định làm việc với chế độ cao hơn mức bình thường, tài sản cố định đầu tư bằng vốn vay hay các hình thức hợp pháp khác mà thời gian trả nợ nhanh hơn thời gian khấu hao theo quy định. Đối chiếu với quy định, Công ty hoàn toàn có đủ điều kiện để áp dụng khấu hao nhanh để nhanh chóng thu hồi vốn và có điều kiện đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất. Vấn đề đặt ra là khấu hao nhanh ở mức độ nào để vừa đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn, vừa đảm bảo có lãi là một bài toán cần được xem xét cụ thể trên cơ sở phân tích đầy đủ các yếu tố như tình hình thị trường, giá cả, khả năng cạnh tranh của sản phẩm… Tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản và yêu cầu cần được sửa chữa thường xuyên, định kỳ để đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục là một điều tất yếu. Hiện nay tại Công ty, tháng nào có sửa chữa lớn tài sản cố định thì kế toán tập hợp tất cả các khoản chi phí phát sinh vào chi phí sản xuất chung của tháng đó. Cách hạch toán như vậy sẽ không phản ảnh chính xác các khoản chi phí phát sinh, cụ thể là làm cho chi phí sản xuất trong tháng có sửa chữa lớn tài sản cố định tăng cao. Để hạn chế sự biến động về chi phí, Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Hàng tháng, kế toán tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định bằng cách lấy tổng chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định cả năm theo kế hoạch chia cho 12 tháng, kế toán ghi: Nợ TK 627 (641, 642 …) – Chi phí sản xuất kinh doanh. Có TK 335 – Chi phí phải trả. Khi công tác sửa chữa lớn tài sản cố định hoàn thành, kế toán định khoản: Nợ TK 335 – Chi phí phải trả. Có TK 111 – Tiền mặt. Cuối năm, kế toán phải đối chiếu khoản chênh lệch giữa khoản đã trích trước và khoản thực tế phát sinh. Nếu khoản trích trước lớn hơn số thực tế phát sinh thì phần dự toán thừa được ghi tăng thu nhập bất thường như sau: Nợ TK 335 – Chi phí phải trả. Có TK 721 – Thu nhập bất thường. Nếu số đã trích trước nhỏ hơn số thực tế phát sinh thì phần vượt dự toán phải được ghi tăng chi phí phát sinh (nếu vượt ít): Nợ TK 627 (641, 642 …) – Chi phí sản xuất kinh doanh. Có TK 335 – Chi phí phải trả. Hoặc chờ phân bổ (nếu vượt nhiều): Nợ TK 142 – Chi phí trả trước. Có TK 335 – Chi phí phải trả. Hiện nay, giá điện tăng lên làm cho chi phí điện tăng lên và chi phí điện là một trong những chi phí chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ chi phí sản xuất chung trong kỳ. Thực tế Công ty hạch toán khoản chi phí này vào chi phí sản xuất chung là chưa phù hợp với nội dung và tính chất của chi phí. Khoản chi phí này không chỉ phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ cho các bộ phận ngoài sản xuất. Việc hạch toán như vậy làm cho giá thành sản phẩm phải gánh chịu thêm chi phí của bộ phận khác. Công ty nên tách riêng đâu là chi phí cho sản xuất và đâu là chi phí cho bộ phận quản lý, bộ phận bán hàng, không nên tính gộp vào chi phí sản xuất như hiện nay. VỀ CÁC KHOẢN THIỆT HẠI TRONG SA

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN CIII-Nguyen Thanh Phuong Mai.doc
  • docBia luan van.doc
  • docDANH MUC.doc
  • docMUC LUC.doc
Tài liệu liên quan