Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3

I. Những vấn đề chung vế chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 3

1. Đặc điểm của sản xuất xây lắp và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 3

1.1. Đặc điểm của sản xuất xây lắp. . .3

1.2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp . 4

2. Chi phí sản xuất . 4

2.1. Khái niệm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 4

2.2.Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 5

3. Giá thành sản phẩm 6

3.1. Khái niệm 6

3.2. Các loại giá thành trong doanh nghiệp xây lắp 6

4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 7

II. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 8

1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 8

1.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 8

1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 8

2. Đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp 13

3.Tính giá thành sản phẩm xây lắp 14

3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp 14

3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 14

3.3. Kế toán giá thành sản phẩm xây lắp 16

3. Hệ thống sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây lắp 17

PHẦN II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN 3.4 NGHỆ AN. 18

I. Khái quát chung về công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An 18

1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An. 18

2. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp của công ty. 19

II. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động của công ty 19

1. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của công ty.(phụ lục 05) 19

2. Đặc điểm tổ chức công tác kê toán tại công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An. 20

2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty. 20

2.2. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty. 22

3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 23

III. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An. 23

1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty 23

1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 23

1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở công ty 24

2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An. 24

2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 24

2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 25

2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn công ty. 30

3. Đánh giá sản phẩm dở dang toàn công ty 31

4. Tính giá thành sản phẩm sản phẩm tại Công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An. 32

PHẦN III. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN 3.4 NGHỆ AN 34

I. Những ưu điểm và tồn tại cần hoàn thiện trong công tác tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty. 34

1. Những ưu điểm. 34

2. Những mặt tồn tại cần khắc phục 35

II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 36

KẾT LUẬN 38

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trình, phiếu này được lưu trữ từ khi khởi công đến khi công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng, để tập hợp chi phí cho việc tính giá thành công trình. Nếu phương thức thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý, có xác định đươc giá dự toán thì ngoài việc tính giá thành cho công trình hoàn thành, cuối mỗi tháng kế toán phải tính giá thành của các giai đoạn công việc đã hoàn thành bàn giao trong kỳ áp dụng theo công thức sau: Giá thành của KLXL đã hoàn thành bàn giao = Chi phí XLDD đầu kỳ + Chi phí XL PS trong kỳ - Chi phí XLDD cuối kỳ Kế toán tiến hành ghi sổ: Nợ TK 632 (nếu khối lượng công trình đã hoàn thành) Có TK 154 (Giá thành thực tế KLXL) Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được khái quát theo phụ lục 04 3. Hệ thống sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây lắp Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà các nghiệp vụ liên quan đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh ở các sổ kế toán phù hợp. Sổ kế toán áp dụng gồm: - Hình thức kế toán “ Chứng từ ghi sổ ”, sổ kế toán tổng hợp gồm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 621, TK 622, TK 623, TK 627, TK 154 ( TK 632 ), các bảng kê và bảng phân bổ. - Hình thức “ Nhật ký chung ” gồm có sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ tổng hợp, sổ chi tiết các TK 621, TK 622, TK 623, TK 627, TK 154 ( TK 632 ). Phần II Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An. I. Khái quát chung về công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An. Căn cứ vào quyết định số 121/2003/QĐ - BCN ngày 11/7/2003 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp về việc chuyển Xí nghiệp cơ điện thuộc Công ty xây lắp điện 3 thành Công ty cổ phần xây lắp điện 3.4. Công ty là một đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân trước Nhà nước, thực hiện hạch toán độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, dưới sự quản lý của ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.Sau khi cổ phần hoá công ty đã mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh, bước đầu đã có những thành công nhất định hứa hẹn một thời kì phát triển mới cho công ty. . Tên hợp pháp của công ty: Tên tiếng việt : Công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Tên tiếng Anh : Power contruction joint-stock company 3.4 Trụ sở chính : 197 Nguyễn Trường Tộ - TP Vinh - Nghệ An. Công ty có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: Xây lắp các công trình, nguồn điện, hệ thống lưới điện và trạm điện; Thiết kế, chế tạo kết cấu thép, các sản phẩm cơ khí và sản phẩm bê tông; Sản xuất phụ kiện điện, sản xuất, kinh doanh các chủng loại vật liệu xây dựng. 2. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp của công ty. Quay cột Trộn vữa Kiểm tra vật liệu Bảo dưỡng hoàn thiện Hấp sấy II. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động của công ty 1. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của công ty. Công ty là Doanh nghiệp cổ phần, vốn Nhà nước chiếm 58,5% nên bộ máy quản lý cũng có những khác biệt so với Doanh nghiệp Nhà nước. Bộ máy quản lý do Đại hội cổ đông bầu ra gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch và các uỷ viên, bổ nhiệm giám đốc điều hành, các phó giám đốc, kế toán trưởng và các trưởng, phó phòng ban nghiệp vụ. Với mô hình về cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến thì từng phòng ban của công ty có chức năng, nhiệm vụ sau: - Đại hội cổ đông: Có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của công ty theo luật doanh nghiệp. - Hội đồng quản trị: Có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. - Ban kiểm soát: Do đại hội cổ đông bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp trong việc quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông. - Giám đốc công ty: Do Chủ tịch hội đồng quản trị tuyển chọn và bãi nhiệm. Giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuát kinh doanh của công ty, đồng thời cũng là đại diện cho quyền lợi của toàn bộ cán bộ công nhân viên toàn công ty. Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc và các phòng ban. - Phòng Tài chính kế toán: Làm nhiệm vụ quản lý tài chính và tổ chức công tác kế toán.Ghi chép và thu thập số liệu, trên cơ sở đó, cung cấp thông tin kinh tế kịp thời, chính xác, giúp Ban giám đốc phân tích, đánh giá được tình hình sản xuất, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Phòng tổ chức lao động- hành chính: Làm nhiệm vụ quản lý toàn bộ nhân sự trong công ty, theo dõi các chế độ tiền lương, thưởng, thực hiện công tác xét duyệt, khen thưởng, kỷ luật trong công ty, công tác hành chính văn thư. - Phòng kinh tế- kế hoạch: Xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.Phối hợp với các phòng ban phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng kỹ thuật thi công- vật tư: Chịu sự điều hành của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc mua thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất, phụ trách công tác kỹ thuật thi công của công ty. - Các đội xây lắp đều được giao nhiệm vụ như nhau, xây dựng các công trình ĐZ và trạm điện - Xưởng BTLT và nhà máy kết cấu thép làm nhiệm vụ sản xuất ra những cột bê tông và những cột thép đưa vào sử dụng cho các hạng mục công trình. - Các tổ sản xuất 1,2,3: là những phân nhánh nhỏ theo sự chỉ đạo của cấp trên với các sản phẩm sản xuất và các hạng mục công trình. 2. Đặc điểm tổ chức công tác kê toán tại công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An. 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Do đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Với việc áp dụng hình thức này toàn bộ công tác kế toán trong công ty tập trung tại phòng kế toán. Phòng kế toán của công ty có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh, thực hiện tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán cho công ty. Phòng kế toán gồm có 6 người, đứng đầu là kế toán trưởng và 5 kế toán viên. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán vật tư Kế toán chi phí và giá thành Kế toán ngân hàng,Thuế Kế toán thanh toán, Công nợ Kế toán tổng hợp, TSCĐ, Thủ quỹ - Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tài chính - kế toán toàn công ty trước Giám đốc công ty, nhà nước, pháp luật, điều hành công tác thu chi trước khi trình lên giám đốc.Tham gia xây dựng, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy chế quản lý tài chính của công ty. - Kế toán tổng hợp kiêm Thủ quỹ: Làm chi tiết tất cả các phần hành vốn bằng tiền, vật tư, tài sản cố định.Thủ quỹ là người chịu sự điều hành của kế toán trưởng làm nhiệm vụ quản lý tiền tại công ty. - Kế toán thanh toán kiêm công nợ: tập hợp kiểm tra, đối chiếu và thực hiện các chứng từ phát sinh, mở sổ theo dõi các nghiệp vụ kinh tế tại đơn vị. Kế toán công nợ theo dõi các khoản phải thu, phải trả của công ty. - Kế toán ngân hàng kiêm Thuế: Khi nhận được chứng từ ngân hàng gửi đến, kế toán phải đối chiếu chứng từ đính kèm thông báo của ngân hàng, đối chiếu, xác định và xử lý kịp thời các khoản chênh lệch nếu có.Đồng thời theo dõi các khoản thu chi bằng tiền gửi ngân hàng; thanh toán các khoản vay bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán Thuế theo dõi một cách chi tiết về các khoản thuế, phí, lệ phí của công ty phát sinh trong kỳ và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. - Kế toán vật tư: Chịu sự điều hành của kế toán trưởng làm nhiệm vụ thực hiện các bước công việc hạch toán nhập xuất vật tư. - Kế toán chi phí và giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Lập báo cáo kế toán định kỳ, lập báo cáo cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính của công ty vào cuối mỗi Quý, vào cuối mỗi năm. Bộ máy kế toán của công ty gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.Tuy nhiên, việc một nhân viên kế toán kiêm nhiệm thủ quỹ là không đúng luật kế toán. 2.2. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty. - Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại công ty: Là một doanh nghiệp Xây lắp nên công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ trưởng Bộ tài chính. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng sổ hình thức kế toán "Nhật ký chứng từ". Trình tự ghi sổ kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau: (xem phụ lục số 05) - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ - Đồng tiền hạch toán: Việt Nam đồng - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 30/12 hàng năm. - Kỳ báo cáo: Theo quý - Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty hiện nay bao gồm: + Bảng cân đối kế toán theo Mẫu số B01-DN + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Mẫu số B02-DN + Lưu chuyển tiền tệ theo Mẫu số B03-DN + Thuyêt minh báo cáo tài chính theo Mẫu số B09-DN 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sau khi so sánh các chỉ tiêu thể hiện qua bảng chỉ tiêu năm 2004 đều tăng so với năm 2003 với tỷ lệ khá cao chứng tỏ Công ty có sự tăng trưởng. Tổng doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng 30.797.537 tỷ đồng (tương đương với 42,2 %), điều đó phản ánh đúng tình hình kinh doanh thực tế của công ty lúc này.Giá vốn hàng bán tăng cũng rất cao năm 2004 so với năm 2003 tăng 42,9%, tốc độ tăng cao hơn doanh thu, nói lên giá thành sản xuất của công ty còn cao, chưa hạ được. Bên cạnh đó chi phí QLDN năm 2004 tăng so với năm 2003 là 214.740 triệu đồng (8,9%), tốc độ tăng chậm hơn doanh thu, điều đó chứng tỏ Công ty đã tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều tăng, cụ thể là năm 2004 lợi nhuận trước thuế tăng 723.997 triệu đồng(38,6%) so với năm 2003 cho thấy lợi ích trong việc tăng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Như vậy, bên cạnh tổng doanh thu tăng đáng kể công ty cần chú trọng nhiều đến việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, để công ty có thể tạo được uy tín trên thị trường. III. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An. 1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty 1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đối tượng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ở công ty cổ phần xây lắp điện 3.4, sản phẩm chủ yếu là các công trình dân dụng, các sản phẩm xây lắp phục vụ cho các công trình, mỗi công trình được giao cho đội xây lắp thi công. Xuất phát từ những đặc điểm đó và theo yêu cầu của công tác quản lý, công tác tính giá thành sản phẩm, công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là quy trình công nghệ sản xuất cột điện bê tông ly tâm phục vụ cho các công trình xây lắp. 1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở công ty Do tính chất phát sinh thường xuyên của các yếu tố chi phí sản xuất đòi hỏi phải kiểm tra chặt chẽ nên công ty hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung 2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An. 2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Để cấu thành một sản phẩm, nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong các yếu tố đầu vào, chi phí cho nguyên vật liệu là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm xây lắp. Do đóviệc yêu cầu quản lý chặt chẽ, việc tiết kiệm nguyên vật liệu là một yêu cầu hết sức cần thiết trong công tác quản lý nhằm hạ giá thành sản phẩm. Tại công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Chi phí nguyên liệu chính: Ximăng, sắt thép, đá, cát.... Chi phí vật liệu phụ: dây buộc... Chi phí vật liệu kết cấu: Thanh dọc, tấm tiếp địa, khung... Chi phí vật liệu khác. Hiện nay, kế toán công ty tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nguyên vật liệu được phản ánh theo giá thực tế đích danh và sử dụng TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ” để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công tác kế toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty được tiến hành như sau: Căn cứ vào dự toán gia công sản phẩm để tính nhu cầu nguyên vật liệu, các tổ sản xuất sẽ lập phiếu yêu cầu vật liệu gửi về Công ty để xin mua vật tư. Khi mua vật tư về xưởng sẽ lập phiếu nhập vật tư ( phiếu nhập đã được thủ kho ký xác nhận về số lượng, chất lượng ) được kèm theo hoá đơn mua hàng gửi về phòng kế toán Công ty để hạch toán. Ví dụ có hoá đơn GTGT số 95428 ngày 31/12/2004 Mua xi măng 30 tấn x 700.000 đồng = 21.000.000 đồng Thuế GTGT 10% = 2.100.000 đồng Căn cứ vào phiếu nhập kho (mẫu biểu 02) và hóa đơn mua Ximăng phòng kế toán ghi sổ Nợ TK 152 21.000.000 ( giá hóa đơn ) Nợ TK 133 2.100.000 ( Thuế VAT đầu vào ) Có TK 331 23.100.000 ( Tổng số thanh toán ) Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho (mẫu biểu 03), kế toán ghi sổ cái TK 152 (mẫu 02), sổ cái TK 621(mẫu 03) theo định khoản: Nợ TK 621 2.039.715.251 Có TK 152 2.039.715 .251 Cuối kỳ kế toán căn cứ vào số phát sinh bên nợ và sổ cái TK 621 phản ánh trị giá của vật liệu xuất dùng trong kỳ cho sản xuất sản phẩm; máy tính tự động kết chuyển sang sổ cái TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ” (mẫu10) theo định khoản: Nợ TK 154 2.039.715.251 Có TK 621 2.039.715.251 Số liệu trên sổ cái TK 621 sẽ là căn cứ để khi kế toán làm nhiệm vụ kết chuyển máy tính sẽ vào sổ cái TK 154 để tính giá thành sản phẩm. 2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Việc trả lương cho công nhân chủ yếu là lương sản phẩm cho các tổ sản xuất. Trong điều kiện máy móc phục vụ cho sản xuất còn hạn chế thì chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành của sản phẩm xây lắp. Do vậy, việc hạch toán đúng, đủ chi phí nay sẽ tính toán chính xác giá thành sản phẩm. Mặt khác, nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán, thanh toán tiền lương, tiền công thoả đáng, kịp thời cho người lao động. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty được hạch toán vào TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp ” là tất cả những khoản mà công ty phải trả cho người lao động như tiền lương, tiền thưởng và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ), phụ cấp trách nhiệm, tiền ăn ca... Hàng ngày ,tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi thời gian sản xuất, chấm công cho từng công nhân trong ngày. Tổ trưởng sản xuất còn theo dõi thời gian sản xuất của từng công nhân cho từng loại sản phẩm cụ thể trong tháng ghi vào nhật ký làm việc. Cuối tháng, căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành và đội trưởng xác nhận khối lượng và giá trị sản phẩm hoàn thành của tổ sản xuất để tính và chia lương cho từng công nhân. Cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công, bảng chia lương, nhật ký làm việc do các tổ gửi lên, kế toán sẽ tính tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất biểu hiện trên bảng thanh toán tiền lương cho từng tổ sản xuất. Vì công ty áp dụng hai hình thức trả lương cho người lao động ( trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm) nên có sử dụng các loại chứng từ sau: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành + Hình thức trả lương theo thời gian: Đối với lao động trong danh sách( hợp đồng dài hạn ), công ty áp dụng việc tính lương theo thời gian. Lương thời gian được theo lương cấp bậc và thời gian quy định. Hiện nay nhà nước quy định tuần 40 tiếng, tháng 22 ngày. Lương thời gian được tính như sau: Lương thời gian = Lương tối thiểu * hệ số * Số ngày thực tế làm việc 22 ngày Nếu người lao động làm trên 22 ngày, lương thời gian được tính như sau: Lương thời gian = Lương thực tế theo 22ngày + lương ngày x số ngày làm thêm x 200% Ví dụ: Anh Nguyễn Như Phong là công nhân tổ làm nòng thép có hệ số lương là 2,74 nên được tính như sau: Lương cơ bản = 290.000 x 2,74 = 794.600 Trong tháng 12/2004 anh Phong làm 24 ngày công như vậy lương tháng của Anh Phong được tính như sau: Lương ngày = 794.600 = 36.118 đồng/ tháng 22 Lương tháng =(36.118 x 22) + (36.118 x 2 x 200%) = 939.072đồng/tháng + Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương mà công ty trả cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Được tính theo công thức: Lương sản phẩm phải trả cho từng tổ sản xuất = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá khoán Ví dụ: Căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành tháng 12/ 2004 ở tổ làm nòng thép, kế toán tính ra số lượng sản phẩm phải trả cho tổ như sau: Số lượng cột bê tông M200 hoàn thành là: 370 cột x 3740.9 đồng/cột = 2716133(đồng) Căn cứ vào bảng thanh toán lương ( Mẫu 01), phiếu sản nhận sản phẩm hoàn thành ( mẫu biểu 04), kế toán tổng hợp sẽ tính ra số tiền lương phải trả cho bộ phận công nhận sản xuất để ghi vào nhật ký chứng từ, sổ cái TK 334, TK 622 theo định khoản sau: Nợ TK 622 335.250.100 Có TK 334 335.250.100 Căn cứ vào tiền lương cơ bản, tiền lương thực trên bảng thanh toán tiền lương, bảng chấm công kế toán tính ra số tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí trong kỳ vào TK 622 (mẫu 04) Nợ TK 622 76.519.119 Có TK 338 76.519.119 Có TK 3382(2% LTT) 8.944.119 Có TK 3383(15% LCB) 59.625.000 Có TK 3384(2% LTT) 7.950.000 Cuối tháng căn cứ vào số phát sinh bên nợ TK622 máy tính tự động kết chuyển sang sổ cái TK154 theo định khoản: Nợ TK 154 411.769.219 Có TK622 411.769.219 Là đơn vị xây lắp nhưng công ty vẫn tính các khoản trích BHXN, BHYT, KPCĐ vào chi phí nhân công trực tiếp, không tính vào chi phí sản xuất chung TK 627 là sai chế độ. Để thực hiện quá trình sản xuất ngoài các chi phí được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất, ở các đội sản xuất các sản phẩm xây lắp của côgn ty còn phát sinh các khoản chi phí khác mang tính chất quản lý, phục vụ cho sản xuất đó là chi phí sản xuất chung. + Chi phí nhân viên phân xưởng: Kế toán căn cứ vào số liệu trên sổ cái TK6271 ( mẫu 05) do kế toán phân xưởng gửi lên, kế toán tính ra tổng số tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng và các khoản trích : BHXH, BHYT, KPCĐ (cả quý 4) rồi ghi vào sổ nhật ký chứng từ theo định khoản: Nợ TK 6271 29.748.600 Có TK 334 20.804.791 Có TK 338 8.943.807 TK 3382 (2% LTT ) 1.079.607 TK 3383 (15% LCB ) 6.939.000 TK 3384 (2% LCB ) 925.200 Do không lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương nên toàn bộ khoản trích của bộ phận quản lý phân xưởng được ghi trực tiếp vào sổ cái TK 6271 + Chi phí dụng cụ sản xuất: Căn cứ vào phiếu yêu cầu lĩnh vật tư phòng vật tư sẽ viết phiếu xuất kho. Kế toán vật tư chuyển cho kế toán tổng hợp theo định khoản: Nợ TK 6273 20.637.900 Có TK 153 20.637.900 + Chi phí khấu hao tài sản cố định: TSCĐ của doanh nghiệp được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Đối với TSCĐ thuộc nguồn vốn ngân sách cấp thì khấu hao theo quy định 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 12/12/2003 cho các doanh nghiệp Nhà nước. Mức khấu hao TSCĐ trong tháng = TSCĐ x tỷ lệ khấu hao(năm) 12 Chẳng hạn để sản xuất cột điện bê tông ly tâm có sử dụng một máy trọn vữa, máy hấp sấy..., số tiền khấu hao TSCĐ này được xác định như sau: Máy hấp sấy: Nguyên giá : 215.345.000 đồng Tỷ lệ khấu hao quy định: 16% Số khấu hao trích trong tháng 12/2004 = 215.345.000 x 16% 12 = 2.871.266 đồng Chi phí khấu hao tài sản cố định gồm toàn bộ chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình phục vụ cho quá trình sản xuất cột điện bê tông ly tâm. Cuối tháng căn cứ vào sổ trích KHTSCĐ, máy tính tự động kết chuyển đến bảng chi tiết phân bổ KH, số liệu chi tiết trên bảng chi tiết phân bổ khấu hao ( mẫu 06) và được ghi vào sổ nhật ký chứng từ theo định khoản: Nợ TK 6274 55.634.693 Có TK 214 55.634.693 Cùng với việc ghi vào sổ nhật ký chứng từ nghiệp vụ trên còn được ghi vào sổ cái TK 627, sổ cái TK 214 và sổ chi tiết TK 6274 + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Căn cứ vào các loại hóa đơn thu tiền điện nước, phiếu chi kế toán tập hợp toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài rồi ghi vào sổ nhật ký chứng từ theo định khoản: Nợ TK 6277 205.453.373 Nợ TK 1331 20.545.337,3 Có TK 111 225.998.710,3 Ngoài ra còn được phản ánh trên sổ cái TK 627 và sổ chi tiết TK 6277, sổ cái TK 111. + Chi phí bằng tiền khác: Là những chi phí mà doanh nghiệp chi ra để mua tạp vụ, thuê văn phòng...và sửa chữa thường xuyên. Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt kế toán ghi vào sổ nhât ký chứng từ theo định khoản: Nợ TK6278 9.572.350 Nợ TK 1331 957.235 Có TK111 10.529.585 Và còn được phản ánh vào sổ cái TK 627 và sổ chi tiết TK 6278, sổ cái TK111. Sau khi vào sổ chi tiết TK 6278 theo định khoản trên, kế toán tiến hành tính toán bù trừ số phát sinh bên nợ và số phát sinh bên có TK 6278 để tính ra số chênh lệch rồi kết chuyển sang sổ cái TK 154 theo định khoản: Nợ TK 154 321.046.916 Có TK 627 321.046.916 Công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An là một doanh nghiệp xây lắp nhưng sản phẩm của công ty sản xuất ra theo một quy trình công nghệ sản xuất liên tục. Tuy công ty có sử dụng máy thi công nhưng toàn bộ chi phí đều được tập hợp trên TK 627 “chi phí sản xuất chung”. 2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn công ty. Do công ty áp dụng phương pháp tính hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong tháng công ty sử dụng TK154" Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" tập hợp trực tiếp theo toàn bộ công nghệ, không chi tiết cho từng phân xưởng ,tổ đội. Nợ TK 154 2.772.531.386 Có TK 621 2.093.715.251 Có TK 622 411.769.219 Có TK 627 321.046.916 đồng thời với việc kết chuyển các bút toán trên còn được ghi vào nhật ký chứng từ theo định khoản tương tự . 3. Đánh giá sản phẩm dở dang toàn công ty Có nhiều phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang nhưng trong doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng phương pháp kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang Công ty xây lắp điện 3.4 Nghệ An, hàng quý sẽ tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang tại phân xưởng, công việc này do nhân viên phòng kỹ thuật và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang, kết quả được phản ánh trên bảng sản phẩm dở dang cuối kỳ, sau đó lắp giá quy đổi thành sản phẩm hoàn thành thì giá trị khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ theo giá quy đổi sản phẩm hoàn thành. Khi nhận được bảng kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ theo giá quy đổi sản phẩm hoàn thành phòng kế toán tiến hành xác định trên cơ sở quy đổi, sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành theo mức độ hoàn thành thực tế bằng công thức sau: CPSX dở dang cuối kỳ = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ * Số lượng SP dở dang cuối kỳ quy đổi thành SP hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Số lượng SP dở dang cuối kỳ quy đổi thành SP hoàn thành Số lượng SP dở dang cuối kỳ quy đổi thành SP hoàn thành = Số lương sản phẩm dở dang của kỳ x Tỷ lệ hoàn thành được xác định Ví dụ : Chi phí dở dang dầu kỳ : 1.820.198.291 Chi phí phát sinh trong kỳ: 2.627.938.886 Sản phẩm hoàn thành trong tháng 1000 sản phẩm; sản phẩm dở dang cuối tháng 300 sản phẩm với tỷ lệ hoàn thành 40%. Như vậy: CPSX dở dang cuối kỳ = 1.820.198.291 + 2.627.938.886 x 300 x 40% 1000 + (300 x 40%) = 476586126,1 4. Tính giá thành sản phẩm sản phẩm tại Công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An. Toàn bộ công tác tính giá thành được thể hiện trên sổ cái TK 154 mà công ty không lập bảng tính giá thành sản phẩm theo khoản mục. Phương pháp tính giá thành sản phẩm được công ty sử dụng theo công thức sau: Tổng Chi phí sản xuất Chi phí Chi phí SX giá thành = dở dang + phát sinh - dở dang thực tế đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Ví dụ: Căn cứ vào số liệu chi phí tập hợp được trên sổ cái TK 154 kế toán tính ra tổng giá thành trong tháng 12/2004 theo phương pháp giản đơn như sau: - Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 1.820.198.291 - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: 2.627.938.886 - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 631.858.743 Tổng giá thành = 1.820.198.291 + 2.627.938.886 - 631.858.743 = 3.816.278.434 Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = 3.816.278.434 1000 = 3.816.278 đồng Phần III Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cổ phần xây lắp điện 3.4 Nghệ An I. Những ưu điểm và tồn tại cần hoàn thiện trong công tác tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty. 1. Những ưu điểm. Trong quá trình tìm hiểu thực tế công tác quản lý, công tác kê toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20112.DOC
Tài liệu liên quan