Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Protrade Corporation Lái Thiêu - Thuận An - Bình Dương

MỤC LỤC

 

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC CÁC BẢNG x

DANH MỤC CÁC HÌNH xi

DANH MỤC PHỤ LỤC xii

CHƯƠNG 1 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1. Lời mở đầu 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3. Nội dung nghiên cứu 2

1.4. Đối tượng nghiên cứu 2

1.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3

1.6. Cấu trúc luận văn 3

CHƯƠNG 2 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1. Cơ sở lý luận 4

2.1.1. Những nội dung cơ bản về chi phí sản xuất 4

2.1.2. Những nội dung cơ bản về giá thành sản phẩm 6

2.1.3. Nhiệm vụ của kế toán 8

2.1.4. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 8

2.1.4. Kỳ tính giá thành 9

2.1.5. Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 9

2.1.6. Các phương pháp tính giá thành 10

2.1.7. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 13

2.1.8. Nội dung kế toán chi phí sản xuất 14

2.1.9. Tập hợp chi phí sản xuất 23

2.1.10. Đánh giá sản phẩm dở dang 25

2.2. Phương pháp nghiên cứu 26

CHƯƠNG 3 28

TỔNG QUAN 28

3.1. Khái quát về công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bình Dương 28

3.2. Tổng quan về Xí Nghiệp May Mặc Hàng Xuất Khẩu Bình Dương 30

3.2.1. Quy mô của Xí nghiệp 30

3.2.2. Mục tiêu của Xí nghiệp 32

3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp 32

3.3. Bộ máy quản lý 33

3.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý 33

3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 35

3.4. Thuận lợi và khó khăn 37

3.4.1. Thuận lợi 37

3.4.2. Khó khăn 37

3.5. Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp 37

3.5.1. Tổ chức công tác kế toán 37

3.5.2. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận kế toán 39

3.5.3. Chế độ và hình thức kế toán 41

3.6. Kết quả họat động sản xuất kinh doanh năm 2005 44

3.7. Mục tiêu và phương hướng tương lai 45

CHƯƠNG 4 48

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48

4.1. Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty 48

4.1.1. Những vấn đề chung 48

4.1.2. Mục đích và nhiệm vụ của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 49

4.1.3. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty 49

4.1.4. Kỳ tính giá thành ở công ty 50

4.1.5. Quy trình sản xuất ở công ty 50

4.1.6. Phương pháp tính giá thành 53

4.2. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí 53

4.2.1. Kế toán chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp 53

4.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 68

4.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 76

4.2.4. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 87

4.3. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty 88

4.3.1. Tập hợp chi phí 88

4.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang 89

4.3.3. Tính giá thành sản phẩm 90

CHƯƠNG 5 94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

5.1. Kết luận 94

5.2. Kiến nghị 94

 

 

doc109 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Protrade Corporation Lái Thiêu - Thuận An - Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
fPalm Sông Bé (liên doanh với Singapore) Công ty liên doanh nước giải khát DutchLady Việt Nam. Công Ty Liên Doanh GPRO. Công Ty Cổ Phần Hưng Vượng. Công Ty Cổ Phần Thương Mại Tổng Hợp Thuận An. Đồng thời, công ty đã đầu tư vốn ước tính 280 tỷ đồng cho Khu Công Nghiệp Tân Đông Hiệp tại địa bàn huyện Thuận An. Công ty đã tạo công ăn việc làm, góp phần giải quyết số lượng lớn lao động thất nghiệp tại Bình Dương và các tỉnh khác, đem lại nguồn thu không nhỏ cho ngân sách Nhà Nước. Hình 1. Mô Hình Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY Phòng Kế toán - tài vụ Phòng Tổ chức hành chính Ban Xây dựng cơ bản Ban quản lý dự án KCN XN Nước đá và cơ điện 3/2 XN Gíấy Vĩnh Phú Nông trường trồng cây XK Phước Long Các công ty liên doanh XN Chế biến lâm sản 3/2 XN May mặc hàng xuất khẩu 3/2 3.2. Tổng quan về Xí Nghiệp May Mặc Hàng Xuất Khẩu Bình Dương Xí nghiệp may mặc hàng xuất khẩu Bình Dương thành lập ngày 17.12.1990, là một trong những đơn vị trực thuộc sự quản lý của Công Ty Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Bình Dương. Tên giao dịch của Xí nghiệp : Công ty Protrade Corporation Địa chỉ : Quốc lộ 13, Ấp Bình Đức, Xã Bình Hòa, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương 3.2.1. Quy mô của Xí nghiệp Quy mô về vốn. Từ khi thành lập đến nay Xí nghiệp đã gia tăng đáng kể nguồn vốn đầu tư, cụ thể: Năm 1990, khi thành lập, Xí nghiệp được đầu tư với số vốn ban đầu là: 11.809.012.500 đồng, trong đó: Vốn cố định: 8.339.750.000 đồng Vốn lưu động : 3.469.262.500 đồng Năm 2001, số vốn đầu tư của Xí nghiệp đã lên đến: 64.443.534.142 đồng, trong đó: Vốn cố định: 36.109.145.731 đồng Vốn lưu động: 28.334.388.411 đồng Năm 2002, vốn đầu tư của Xí nghiệp là: 76.280.390.524 đồng, trong đó: Vốn cố định: 41.429.381.849 đồng Vốn lưu động: 34.851.008.675 đồng Năm 2003, vốn đầu tư của Xí nghiệp là: 91.536.468.629, trong đó: Vốn cố định: 49.715.179.819 Vốn lưu động: 41.821.289.810 đồng Năm 2005, vốn đầu tư của Xí nghiệp là: 110.364.094.398 đồng, trong đó: Vốn cố định: 15.725.938.030 đồng Vốn lưu động: 84.638.277 đồng Quy mô về tài sản. Đối với tài sản tại Xí nghiệp thì TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn hơn TSLĐ. TSCĐ tại Xí nghiệp không chỉ bao gồm tài sản của Xí nghiệp mà còn có tài sản Xí nghiệp đi thuê đơn vị khác như: Prowell, máy thêu, máy 2 kim protex, máy nút điện tử,… và tài sản mà Xí nghiệp cho đơn vị khác thuê hoạt động, như: Alainlee, máy ép hơi, máy nút juky, …nhằm tận dụng tối đa hiệu năng sử dụng TSCĐ tại Xí nghiệp. Tình hình TSCĐ tại doanh nghiệp tính đến thời điểm nghiên cứu là: TSCĐ hữu hình, nguyên giá: 54.395.086.880 đồng KH lũy kế: 29.642.783.451 đồng KH trong kỳ: 427.885.547 đồng TSCĐ vô hình, nguyên giá: 7.821.358.957 đồng KH lũy kế: 29.147.936 đồng KH trong kỳ: 910.837 đồng Quy mô về sản xuất và lao động. Bao gồm: Về cơ sở hạ tầng: tổng diện tích mặt bằng là 80.000 m2, điều kiện vận chuyển hàng giữa các phân xưởng và các nhà kho rất thuận lợi. Vị trí giữa các bộ phận, chức năng trong Xí nghiệp bao gồm: khu sản xuất của các xưởng, hệ thống kho vải, khu làm việc của khối văn phòng, khu vực bảo vệ, bãi giữ xe và nhà ăn tập thể, nhà ở cho công nhân viên ở xa. Về nhân sự: hiện nay Xí nghiệp có tổng số nhân sự là: 2.565 người, bao gồm: Lao động gián tiếp: 184 người. Lao động trực tiếp: 2472 người, trong đó: Xưởng cắt: 39 người Xưởng may I: 347 người Xưởng may II: 396 người Xưởng may III: 402 người Xưởng thêu: 35 người Xưởng hoàn tất: 54 người Quy mô về thị trường. Do đã hình thành được khá lâu năm, sản phẩm lại có chất lượng tốt, sắc sảo, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nên Xí nghiệp đã chiếm được thị trường tương đối lớn trong và ngoài nước. Hiện nay Xí nghiệp có hơn 60 khách hàng lớn và thường xuyên. Sản phẩm của Xí nghiệp được xuất sang các nước Châu Âu như: Đức, Mỹ, Anh, … và Châu Á như : Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc… 3.2.2. Mục tiêu của Xí nghiệp Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, mở rộng thị trường tiêu thụ. Cải tiến một số bước trong dây chuyền sản xuất. Tạo ra đội ngũ công nhân có tay nghề cao đáp ứng cho việc sản xuất, áp dụng chế độ tiền lương, tiền thưởng khuyến khích người lao động nâng cap tay nghề. Thực hiện một số biện pháp quản lýmới như nhân sự và tính lương cho công nhân bằng hệ thống máy tính và phần mềm tiên tiến do chuyên gia Hồng Kông cài đặt. 3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp Chức năng. Hoạt động sản xuất của Xí nghiệp là sản xuất và gia công, trong đó hoạt động sản xuất chiếm gần 85% sản lượng sản xuất và doanh thu sản xuất, gia công chiếm hơn 15%. Ngoài ra, với chức năng là xuất nhập khẩu, Xí nghiệp còn thực hiện chức năng là xuất nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị trong nước. Nhiệm vụ. Xí nghiệp có các nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ chính và trọng tâm của Xí nghiệp là phải hoàn thành các đơn đặt hàng đúng tiến độ và đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm Ngoài ra, phải luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm, Tìm kiếm thêm thị trường trong nước và nước ngoài. Hoàn thành vượt mức kế hoạch để đem lại nguồn thu và lợi nhuận cho Xí nghiệp. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà Nước. Đảm bảo đủ việc làm cho công nhân và thực hiện tốt các phúc lợi xã hội cho cán bộ công nhân viên. 3.3. Bộ máy quản lý 3.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Hình 2. Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN SẢN XUẤT BỘ PHẬN VĂN PHÒNG Phân xưởng may II Phân xưởng may III Phân xưởng cắt Phân xưởng thêu Phân xưởng hoàn tất Phòng Sản xuất Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán-Tài vụ Phân xưởng may I Phòng Hành chính-Tổng hợp Phòng Kỹ thuật GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN SẢN XUẤT BỘ PHẬN VĂN PHÒNG Phân xưởng may II Phân xưởng may III Phân xưởng cắt Phân xưởng thêu Phân xưởng hoàn tất Phòng Sản xuất Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán-Tài vụ Phân xưởng may I Phòng Hành chính-Tổng hợp Phòng Kỹ thuật GIÁM ĐỐC 3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Ban giám đốc. Gồm: Gíam đốc Xí nghiệp: Là người được công ty bổ nhiệm, trực tiếp chỉ đạo các bộ phận, phòng ban trong Xí nghiệp, chịu trách nhiệm chung trong toàn Xí nghiệp, là người đại diện trước Nhà Nước của công ty và được ủy quyền của công ty đại diện cho Xí nghiệp ký các hợp đồng kinh tế với các đơn vị khác, chịu trách nhiệm về quá trình phát triển sản xuất, đời sống của toàn thể công nhân viên trong Xí nghiệp trước công ty, Nhà Nước và toàn thể công nhân. Phó giám đốc: Là người trợ giúp cho Gíam Đốc, điều hành và quản lý Xí nghiệp, tìm kiếm và đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng về đơn đặt hàng trong và ngoài nước. Phó Gíam Đốc chịu trách nhiệm trước Gíam Đốc về phần việc được phân công và chịu trách nhiệm cá nhân về những hành vi vi phạm pháp luật. Phòng Kế hoạch sản xuất. Có nhiệm vụ: Lập kế hoạch sản xuất, quản lý, kiểm tra và điều hành trực tiếp các phân xưởng. Tham chiếu các kế hoạch sản xuất để từ đó chỉ đạo việc đưa ra các mã hàng lên chuyền, cân đối nguyên vật liệu cho các mã hàng, thông báo các tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu, phụ liệu gia công cho khách hàng. Phòng Xuất nhập khẩu. Có nhiệm vụ: Nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên dùng. Xuất khẩu sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng. Nhận ủy thác xuất khẩu cho các đơn vị khác để hưởng hoa hồng. Thanh toán các hợp đồng gia công. Phòng Kinh doanh. Có nhiệm vụ: Vạch ra kế hoạch chiến lược và thực hiện kế hoạch tìm kiếm thị trường, kế hoạch để hợp tác kinh tế đàm phán các điều khoản trong hợp đồng. Tham mưu với Ban Gíam Đốc. Thâm nhập thị trường trong và ngoài nước. Phối hợp với phòng kỹ thuật trong việc kiểm tra và đánh giá sản phẩm. Phòng Kế toán – Tài vụ. Có nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tách hạch toán kế toán và báo cáo thống kê của Xí nghiệp đối với Ban Gíam Đốc Xí nghiệp, Ban Gíam Đốc Công Ty và chức năng bên ngoài. Theo dõi, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, tình hình sử dụng vốn trong từng thời kỳ, thu nhập thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời. Cân đối ghi chép giá thành sản phẩm, quản lý thu chi các khoản tiền của Xí nghiệp. Gíam sát và kiểm tra về tình hình bảo quản và sử dụng tài sản, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Đưa ra các quyết định tài chính và tham mưu với Ban Gíam Đốc. Phòng Hành chính tổng hợp. Có nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban Gíam Đốc về công tác tổ chức và quản lý hành chính. Chịu trách nhiệm về nhân sự, theo dõi sự biến động về lao động. Phụ trách tuyển dụng nhân viên, quản lý tính lương và phân chia quỹ lương cho công nhân, giám sát công việc chi trả lương cho từng bộ phận. Quản lý đội xe đưa rước công nhân viên, đội bảo vệ, y tế. Lập kế hoạch khen thưởng và chịu trách nhiệm về công tác hành chính trong Xí nghiệp. Phòng Kỹ thuật. Có nhiệm vụ: Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, phụ liệu trước khi đưa vào sản xuất. Kiểm tra chất lượng sản phẩm, phát hiện những sai sót trước khi nhập kho và đónh thùng cho khách hàng. Đảm bảo kỹ thuật cắt may dựa vào tiêu chuẩn, định mức, kỹ thuật đã được phòng kế hoạch cung cấp. Đảm bảo may mẫu theo đúng yêu cầu của khách hàng và hoàn thành đúng thời hạn. 3.4. Thuận lợi và khó khăn 3.4.1. Thuận lợi Công ty nằm trên quốc lộ 13 nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và giao thông. Có đội ngũ cán bộ trẻ năng động, sáng tạo, ham học hỏi, đáp ứng được yêu cầu quản lý sản xuất của công ty. Công ty chủ yếu là may xuất khẩu cho khách hàng nên được hưởng thuế suất VAT là 0%. Là công ty lớn nhất của Tổng công ty nên được quan tâm đầu tư về vốn cũng như việc quản lý công ty chặt chẽ. 3.4.2. Khó khăn Khó khăn chung của ngành may mặc trong những năm qua ảnh hưởng rất lớn đến Xí nghiệp, do cạnh tranh khốc liệt trên thị trường và do nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh. Do đã được hình thành và hoạt động lâu năm nên máy móc thiết bị đều cũ kỹ và lạc hậu, làm gián đoạn quá trình sản xuất, sản phẩm hay bị lỗi làm giảm năng suất. Hoạt động sản xuất trong quy mô lớn, sản xuất nhiều sản phẩm nên gặp nhiều khó khăn trong quản lý, có những bộ phận sản xuất không đạt hiệu quả cao, ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn Xí nghiệp. 3.5. Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp 3.5.1. Tổ chức công tác kế toán Bộ máy kế toán tại Xí nghiệp được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ các nhiệm vụ kế toán được tập trung xử lý tại phòng kế toán của Xí nghiệp: từ các công việc kiểm tra, xử lý các chứng từ kế toán, ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp đến việc lập báo cáo tài chính đều do nhân viên phòng kế toán thực hiện. Kế toán ở các phân xưởng chỉ thực hiện công tác thống kê và báo cáo số liệu chi tiết theo biểu mẫu do phòng kế toán lập và hướng dẫn. Hình 3. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán TRƯỞNG PHÒNG (Kế tóan trưởng) PHÓ PHÒNG (Kế tóan tổng hợp) BỘ PHẬN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CPSX VÀ GIÁ THÀNH TỔNG HỢP NHÓM KẾ TOÁN SẢN XUẤT KẾ TOÁNVẬT TƯ CCDD & TSCĐ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM HỢP ĐỒNG KẾ TOÁN TIỀN MẶT THỦ QUỸ VÀ THEO DÕI TẠM ỨNG KẾ TOÁN CPSX VÀ GIÁ THÀNH TỔNG HỢP C.NỢ-TR.NƯỚC THEO DÕI NỢ PHẢI THU NƯỚC NGÒAI HỢP ĐỒNG VÀ TIÊU THỤ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐƠN HÀNG FOB ĐẦU TƯ -COOL WAY -KP -G.PRO NỢ PHẢI THU NỢ PHẢI TRẢ + THUẾ M1 M2 M3 M4&KP 3.5.2. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận kế toán Nhiệm vụ của kế toán tại Xí nghiệp là ghi chép, thu thập, phân loại chứng từ. Sau đó hạch toán kế toán được thực hiện tại phòng tài vụ của Xí nghiệp. Kế toán nhập dữ liệu vào máy tính (cập nhật thường xuyên) sau đó xử lý số liệu và theo dõi các tài khoản. Cơ cấu và nhiệm vụ cụ thể như sau: Kế toán trưởng. Chịu trách nhiệm: Xây dựng và tổ chức, quản lý toàn bộ công tác kế toán. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên kế toán. Kiểm tra,, ký duyệt các chứng từ, báo cáo tài chính, … Chịu trách nhiệm trước Ban Gíam Đốc về công tác kế toán. Cung cấp thông tin kịp thời và tham mưu ý kiến cho Ban Gíam Đốc. Phó phòng kế toán. Có trách nhiệm: Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn, chứng từ kế toán. Kiểm tra các số liệu báo cáo kế toán; lập báo cáo tài chính, thống kê; … Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đưa ra những biện pháp cải tiến công tác kế toán khi cần thiết. Phó phòng kế toán được ủy quyền giải quyết công việc khi kế toán trưởng đi vắng. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau: Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành; xây dựng các phương pháp tập hợp chi phí, phương pháp phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất. Tổ chức ghi chép, phản ánh số liệu chi phí sản xuất; xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng đơn đặt hàng. Tính toán hiệu quả sản xuất để tham mưu cho Giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng sau. Phân tích tình hình giá thành kế hoạch so với giá thành thực tế và khả năng dẫn đến hạ giá thành sản phẩm. Kế tóan thành phẩm hợp đồng. chịu trách nhiệm về tình hình thực hiện các hợp đồng với khách hàng: lên kế họach thực hiện hợp đồng, đảm bảo hòan thành hợp đồng đúng thời hạn và đúng yêu cầu của khách hàng. Kế toán tiền mặt. Có nhiệm vụ: kiểm tra chứng từ gốc và lập phiếu thu, phiếu chi theo lệnh của kế toán trưởng và Ban Gíam Đốc. Tính thu chi theo ngày, tháng và nội dung kinh tế. Thủ quỹ và theo dõi tạm ứng. Có trách nhiệm: Quản lý tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ của Xí nghiệp. Lập báo cáo về tình hình tồn quỹ hàng ngày cho lãnh đạo. Lưu trữ hóa đơn bán hàng và hợp đồng kinh tế. Theo dõi tạm ứng của cán bộ công nhân viên. Thủ quỹ được quyền yêu cầu xuất trình các chứng từ và có quyền từ chối thu, chi đối với những trường hợp không hợp lệ. Kế toán vật tư, công cụ dụng cụ và TSCĐ. Có nhiệm vụ: Theo dõi tình hình nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: lập phiếu vật tư theo dõi tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho việc sản xuất ở các xưởng, vật dụng văn phòng. Theo dõi tình hình của TSCĐ: khấu hao, điều kiện sử dụng, bảo quản, … Nhóm kế toán sản xuất. Có nhiệm vụ: Thực hiện công tác kế tóan tại các xưởng: tình hình sản xuất, chấm công, xuất nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, … cuối ngày báo cáo các nghiệp vụ phát sinh và đưa các chứng từ liên quan về phòng kế tóan tài vụ để xử lý. Kế toán công nợ trong nước và thuế. Tại Xí nghiệp thì kế toán công nợ có nhiệm vụ: Kế toán công nợ và nguyên liệu theo dõi công nợ khách hàng, lên kế hoạch đòi nợ khách hàng và trực tiếp thu tiền khách hàng. Theo dõi các khoản phải trả; theo dõi tiền gửi ngân hàng; theo dõi và thanh lý các hợp đồng khi đến hạn. Lập bảng kê khai thuế GTGT phải nộp, thuế GTGT được hoàn trả; quyết toán thuế GTGT theo tháng, quý, năm với cơ quan thuế; chịu trách nhiệm về các tờ khai thuế GTGT của Xí nghiệp. Kế tóan theo dõi. Chủ yếu có nhiệm vụ: Theo dõi và phân tích kết quả đầu tư, sản xuất. Phân tích tài chính, phân tích các các khỏan lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu, từ công việc kinh doanh … từ đó đề ra các biện pháp để đẩy mạnh khả năng sản xuất, tăng đầu tư và thu về lợi nhuận cao hơn. Kế tóan nợ phải thu nước ngòai. Có nhiệm vụ theo dõi và giải quyết công nợ nước ngòai phát sinh từ công việc xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu, hàng hóa, … theo dõi các khỏan thuế xuất nhập khẩu, … Kế tóan hợp đồng và tiêu thụ. Lên kế họach sản xuất, kế họach cung ứng nguyên phụ liệu cho những hợp đồng của khách hàng và đảm bảo giao hàng đúng thời hạn và đúng quy cách theo yêu cầu của khách hàng. 3.5.3. Chế độ và hình thức kế toán Xí nghiệp sử dụng hình thức kế toán Chứng Từ Ghi Sổ để hạch toán kế toán. Quy trình kế toán tại Xí nghiệp được thực hiện theo đúng chế độ của Bộ Tài Chính quy định. Công tác kế toán tại Công ty được tổ chức tập trung tại phòng kế toán tài vụ, được xử lý bằng phần mềm Effect. Tất cả các chứng từ gốc của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày tại các xưởng sản xuất và kho nguyên phụ liệu sẽ được đưa về bộ phận kế toán liên quan. Tại đây, các nhân viên kế toán tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ rồi hệ thống hóa và cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý kinh tế của toàn công ty. Thông qua việc thu nhận, quản lý thông tin, cán bộ kế toán kiểm tra toàn bộ họat động kinh tế tài chính của công ty. Niên độ kế toán tại công ty được bắt đầu vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Phương pháp hạch toán là phương pháp kê khai thường xuyên. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là tiền đồng Việt Nam. Phương pháp chuyển đổi ngoại tệ theo tỷ giá ngân hàng Nhà Nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Phương pháp kế toán TSCĐ: Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao theo thời gian hữu ích của tài sản. Nguyên tắc đánh giá: kiểm kê thực tế theo nguyên tắc ban đầu chưa từng khấu hao. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Gía trị hàng hóa nhập kho là giá mua cộng với chi phí thu mua. Gía nguyên phụ liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền liên hòan. Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất được tính theo sản phẩm. Chi phí sản xuất chung được chia đều cho cả 3 xưởng. Sau đó, tại từng xưởng sẽ phân bổ theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. Gía thành sản phẩm bao gồm: Chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp. Các khỏan dự phòng, các quỹ được trích lập từ khoản lợi nhuận theo quy định của Bộ Tài Chính. Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hình thức kế toán áp dụng là hình thức Chứng Từ Ghi Sổ. Tất cả các lọai sổ sách và chứng từ đều được phần mềm kế toán Effect cung cấp. Hệ thống tài khỏan theo quy định của Bộ Tài Chính và được lập đến tài khỏan cấp 3 để phục vụ cho việc định khỏan tại công ty. Báo cáo tài chính được lập theo quy định của Bộ Tài Chính. Hình 4. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Chứng Từ Gốc Báo Cáo Tài Chính Bảng Cân Đối Số Phát Sinh Sổ Cái Bảng Tổng Hợp Chứng Từ Sổ Quỹ Bảng Tổng Hợp Chi Tiết Sổ Kế Toán Chi Tiết Chứng Từ Ghi Sổ : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. : Đối chiếu, kiểm tra. Nhưng do công ty thực hiên kế tóan trên máy nên trình tự ghi sổ kế tóan như sau: Hình 5. Quy Trình Kế Toán Trên Máy SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Trình tự luân chuyển và phương pháp ghi chép sổ kế toán: Hàng ngày, các nghiệp nghiệp vụ kinh tế phát sinh được chuyển đến phòng kế toán để xử lý. Tại đây, các chứng từ gốc như: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, … nếu hợp lý, hợp lệ sẽ được kế toán phản ánh vào các sổ liên quan thông qua phần mềm Effect. Cuối tháng, kế toán viên cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết, tính số phát sinh, số dư, kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, đối chiếu công nợ, làm bản sao dữ liệu cuối tháng. Căn cứ kết quả để lập bảng tổng hợp chi tiết, lấy kết quả đối chiếu số liệu với bảng cân đối thử, lập bảng cân đối kế toán. Khóa sổ kế toán cuối kỳ và kết chuyển sang kỳ sau. Mở sổ kế toán cho kỳ kế toán mới. Các báo cáo tài chính được kế toán tổng hợp lập vào cuối năm, kế toán trưởng kiểm tra, xem xét, ký duyệt. Sau đó, trình cho Gíam đốc. 3.6. Kết quả họat động sản xuất kinh doanh năm 2005 Năm 2005, Xí nghiệp đã tiến hành cải tiến các mô hình, dây chuyền sản xuất, nâng cấp nhà xưởng, mua sắm thiết bị. Tiếp tục chuyển đổi quy trình sản xuất mặt hàng sơ-mi cao cấp với tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của những khách hàng có tiềm năng lớn như: Marks & Specer, Oxford, Hagga, … Ứng dụng quản lý thao tác theo tiêu chuẩn GSD, cân bằng dây chuyền, cải thiện năng suất, giảm thời gian chết, tăng cường hiệu quả Effiency trong sản xuất, … Những tiến bộ trên đã góp phần đáng kể cho kết quả họat động sản xuất kinh daonh trong năm 2005 của Xí nghiệp. Tổng sản lượng sản xuất của Xí nghiệp trong năm 2005 là: 3.095.751.sản phẩm, đạt 80% chỉ tiêu sản lượng. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là: 207.181.000.000 đồng, đạt 110% kế hoạch. 3.7. Mục tiêu và phương hướng tương lai Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, mở rộng thị trường tiêu thụ. Cải tiến một số bước trong dây chuyền sản xuất. Tạo ra đội ngũ công nhân có tay nghề, đáp ứng cho công việc sản xuất, áp dụng chế độ tiền lương, tiền thưởng khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề. Thực hiện một số biện pháp quản lý mới như: nhân sự và tính lương cho công nhân bằng hệ thống máy tính và phần mềm tiên tiến do chuyên gia Hồng Kông cài đặt. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty 4.1.1. Những vấn đề chung Chi phí sản xuất ở công ty Xuất Nhập Khẩu Hàng May Mặc 3/2 là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống (tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ) và hao phí về lao động vật hóa (nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, khấu hao TSCĐ) cần thiết mà công ty đã bỏ ra để tiến hành họat động sản xuất, gia công sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Gía thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tổng số các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành sau khi kết thúc quá trình sản xuất, gia công mà quy trình sản xuất đã quy định. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất: một bên là các yếu tố đầu vào và một bên là kết quả sản xuất ở đầu ra nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, có nguồn gốc giống nhau vì đều là hao phí về lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất sản phẩm nhưng khác nhau về lượng hao phí vật chất và lao động sống do đặc điểm khác nhau về phạm vi, hình thái biểu hiện, cụ thể: Chi phí sản xuất có liên quan đến toán bộ chi phí sản xuất trong kỳ cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang. Gía thành sản phẩm chỉ tính cho sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Gía thành sản phẩm của Công ty Xuất Nhập Khẩu 3/2 là giá thành của các mặt hàng may mặc xuất khẩu như: áo sơ-mi, quần Jean, quần áo Jacket, … và hàng gia công cho bên ngoài. Khi tính giá thành sản xuất trong kỳ, kế toán lấy số chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ làm tiêu chuẩn. Còn khi tính giá thành sản phẩm, kế toán lấy số chi phí sản xuất đã chi ra trong kỳ cộng với các khỏan chi phí đã chi ra trong kỳ trước như: chi phí dở dang đầu kỳ, chi phí trả trước. Khi tính chi phí sản xuất không cần quan tâm đến số lượng hoặc chủng loại sản phẩm đã hoàn thành còn tính giá thành sản phẩm thì phải căn cứ vào số lượng, chủng loại sản phẩm hoàn thành. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trung tâm của tòan bộ công tác kế toán ở công ty. 4.1.2. Mục đích và nhiệm vụ của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Mục đích của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phải xác định một cách chính xác và đầy đủ lượng chi phí sử dụng trong quá trình chế biến sản phẩm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình chấp hành dự toán chi phí sản xuất và thực hiện giá thành sản phẩm. Mặt khác, giá thành đơn vị sản phẩm là căn cứ để xác định giá bán vì thế số liệu do bộ phận hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải là số liệu đáng tin cậy. Do đó nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm rất quan trọng. 4.1.3. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty Nhiệm vụ của kế toán giá thành tại công ty Xuất Khẩu Hàng May Mặc 3/2 gồm: Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúngđối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Tập hợp chi phí sản xuất theo các khỏan mục chi phí và các yếu tố chi phí quy định. Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện định mức tiêu hao chi phí vá các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng mục đích, sai kế hoạch. Xác định giá trị SPDD, tính Z SP đã SX ra. Lập báo cáo tài chính về CPSX và Z SP. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch Z, phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu hạ thấp Z SP. 4.1.4. Kỳ tính giá thành ở công ty Công ty tổ chức sản xuất mặt hàng may mặc, sản phẩm chỉ hoàn thành sau khi kết thúc quá trình sản xuất. Công việc sản xuất chỉ được thực hiện khi có đơn đặt hàng của khách hàng. Kế toán hàng tháng vẫn tổng hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng liên quan khi sản phẩm hoàn thành. Kế toán sử dụng chi phí đã tập hợp để tính giá thành theo phương pháp thích hợp cho từng khách hàng trong từng tháng. Trong báo cáo này kỳ tính giá thành là tháng 10 năm 2005. Đối tượng hạch toán chi phí và tính giá th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBCTN_Chon-VA-tinh Z.doc
Tài liệu liên quan