MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 1
1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất 1
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất từ quan điểm của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1
1.1.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 3
1.1.4 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 3
1.2. Tổng quan về kế toán tính giá thành sản phẩm 9
1.2.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm 9
1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 9
1.2.3 Đối tượng tính giá thành 10
1.2.4 Phương pháp tính gía thành sản phẩm 11
CHƯƠNG 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH BẢO LÂM 17
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH BẢO LÂM 17
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 17
2.1.2 Nhiệm vụ hiện nay của công ty TNHH Bảo Lâm 17
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 18
2.1.4 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2008-2009 18
2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 19
2.1.6 Đặc điểm công tác kế toán tại công ty 20
2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Lâm 21
2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 21
2.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của công ty 21
2.2.3 Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang 27
2.3 Thực tế công tác kế toán tính giá thành sản phẩm của công ty TNHH Bảo Lâm 28
2.3.1 Đối tượng gía thành sản phẩm của công ty 28
2.3.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm của công ty 28
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TOÀN CÔNG TY TNHH BẢO LÂM VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 29
3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Lâm 29
3.1.1 Những ưu điểm 29
3.1.2 Những tồn tại 30
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Lâm 31
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15776 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Bảo Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong kì SPDD cuối kì
Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm được tính theo công thức:
Giá thành Tổng giá thành SP hoàn thành trong kì
đơn vị
sản phẩm Số lượng SP hoàn thành trong kì
1.2.4.1 Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau, và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được, mà phải tập chung cho cả quá trình sản xuất.
Theo phương pháp này, để tính giá thành của từng loại sản phẩm phải căn cứ vào hệ số tính giá thành quy định của từng loại sản phẩm, rồi tiến hành theo các bước:
- Bước 1:Tập hợp và xác định tổng chi phí sản xuất cho toàn bộ quy trình sản xuất.
- Bước 2: Xác định tổng sản phẩm quy đổi dựa vào sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm và hệ số quy đổi của nó, theo công thức:
Tổng sản Tổng sản lượng Hệ số
lượng quy = thực tế của sản quy đổi
đổi phẩm i sản phẩm i
- Bước 3: Xác định hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm theo công thức:
Hệ số phân bổ chi Sản lượng quy đổi của sản phẩm thứ i
Phí (giá thành) cho =
sản phẩm thứ i Tổng sản lượng quy đổi
- Bước 4: Tính toán và xác định giá thành thực tế của từng loại sản phẩm theo công thức:
Giá thành thực tế của loại = Tổng giá thành Hệ số phân bổ giá thành của
sản phẩm thứ i thực tế sản phẩm thứ i
1.2.4.3 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Phương pháp này thích hợp với loại hình doanh nghiệp, mà trong cùng một quy trình một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được một nhóm sản phẩm cùng loại, nhưng nhiều chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của cả nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Có thể khái quát trình tự phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ như sau:
- Bước 1: Tập hợp và xác định chi phí sản xuất thực tế cho toàn bộ quy trình công nghệ
- Bước 2: Xác định tiêu chuẩn phân bổ giá thành căn cứ vào sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm. Có công thức như sau:
Tiêu chuẩn phân bổ sản lượng (số lượng) Giá thành định mức (giá thành
Cho từng loại quy = sản phẩm thực tế của đơn vị kế hoạch) của từng quy
Cách sản phẩm từng loại quy cách SP cách SP
- Bước 3: Xác định tỷ lệ tính giá thành theo công thức:
Tỷ lệ giá thành (%) Tổng CPSX thực tế (đã tập hợp ở bước 1)
(theo từng khoản = 100
mục) Tổng tiêu chuẩn phân bổ
- Bước 4: Tính giá thành thực tế của từng loại quy cách sản phẩm theo công thức:
Giá thành thức tế của Tiêu chuẩn phân Tỷ lệ
từng loại quy cách = bổ giá thành của tính giá
sản phẩm quy cách sản phẩm thành (%)
1.2.4.4 Phương pháp loại trừ chi phí sản phẩm phụ
Phương pháp tính giá thành có loại trừ chi phí sản xuất của sản phụ được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất , cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu , nhưng kết quả sản xuất ngoài sản Pham chính thu được người ta còn thu được cả sản Phẩm phụ. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính, do vậy để tính được giá thành của nó kế toán phải loại trừ chi phí của sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất phát sinh.
Giá thành sản Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản chi phí sản
phẩm chính hoàn = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang - xuất sp
thành trong kì đầu kì trong kì cuối kì phụ
Chi phí sản xuất sản phẩm phụ theo từng khoản mục chi phí được xác định như sau:
Chi phí sản xuất của Khoản Tỉ trọng chi phí
sản phẩm phụ theo = mục chi sản xuất của
từng khoản mục phí sản phẩm phụ
Trong đó:
Tỷ trọng chi Chi phí sản xuất sản phẩm phụ
phí SX sản = 100
phẩm phụ Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kì
1.2.4.5 Phương pháp tính giá thành định mức
Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời, hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kì thành ba loại: theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức. Từ đó, tiến hành xác định giá thành thức tế của sản phẩm theo công thức:
Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch so
thực tế = định mức do thay đổi với định
sản phẩm sản phẩm định mức mức
1.2.4.6 Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng
Đối với doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng( Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp vào từng đơn đặt hàng, còn đối với chi phí sản xuất chung thì áp dụng phân bổ theo cac tiêu thức hợp lý như: Giờ công sản xuất, số lượng nhân công, tiền lương của công nhân sản xuất…) và đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng đã hoàn thành. Vì chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành mới tính được giá thành, do vậy kế toán không xác định chi phí của SPDD cuối kì và kì tính giá thành có thể không chùng với kì báo cáo.
1.2.4.7 Phương pháp tính giá thành phân bước
Trong thực tế, có những sản phẩm được sản xuất phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục, kết thúc mỗi giai đoạn chỉ tạo ra nửa thành phẩm và được chuyển cho giai đoạn kế tiếp để tiếp tục chế biến và sản phẩm được hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng (được gọi là thành phẩm). Do yêu cầu quản lý, đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm của từng giai đoạn và thành phẩm của giai đoạn cuối cùng.
* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm:
Do yêu cầu quản lý, kế toán cần tính giá thành cho nửa thành phẩm của từng giai đoạn và giá thành của thành phẩm của giai đoạn cuối cùng ( trường hợp nửa thành phẩm vừa được đưa vào chế biến của giai đoạn kế tiếp, vừa có thể được bán ra ngoài). Kế toán phải xác định giá thành của nửa thành phẩm của bước trước và tập hợp chi phí sản xuất của bước tiếp theo để xác định giá thành của nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ thế lần lượt cho đến bước cuối cùng sẽ tính được giá thành của thành phẩm.
Trình tự tính giá thành phân bước có tính giá thành của nửa thành phẩm như sau:
- Giai đoạn 1 (bước 1):
Giá thành = CPSX của + CPSX PS - CPSX của - CPSX của SP
NTP SPDD đầu kì SPDD CK hỏng (nếu có)
- Giai đoạn 2 (bước 2):
Giá CPSX giá thành CPSX CPSX của
thành = của SPDD + NTP giai + CPSX PS - của SPDD - SP hỏng
NTP đầu kì đoạn 1 cuối kì (nếu có)
Giá CPSX của Giá thành CPSX CPSX của CPSX
thành = SPDD + NTP giai - PS giai - SPDD - của SP
của TP đầu kì đoạn trước đoạn sau cuối kì hỏng (nếu có)
- Tuần tự như trên, đến giai đoạn cuối cùng, Kế toán tính được giá thành của thành phẩm.
* Phương pháp tính giá thành phân bước không tính gía thành nửa thành phẩm:
Trường hợp doanh nghiệp không bán ra ngoài nửa thành phẩm, do vậy kế toán không cần tính giá thành của nửa thành phẩm mà chỉ tính cho sản phẩm hoàn thành ( thành phẩm) của giai đoạn cuối cùng. Theo phương pháp này, để tính giá thành sản phẩm, kế toán cần xác định được chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm theo từng khoản mục chi phí, sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí của từng giai đoạn sản xuất nằm trong thành phẩm thì sẽ tính được giá thành của thành phẩm.
Chi phí sản xuất ( theo từng khoản mục ) của từng giai đoạn sản xuất nằm trong thành phẩm được xác định như sau:
Chi phí sản xuất CPSX của SPDD đầu kì + CPSX PS trong kì
giai đoạn i nằm = Thành phẩm
trong thành phẩm SP hoàn thành giai đoạn i + SPDD giai đoạn i
CHƯƠNG 2:THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH BẢO LÂM
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH BẢO LÂM
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Bảo Lâm
Tên giao dịch quốc tế: Bao Lam Company Limited
Trụ Sở chính: Số 13 Hàn Thuyên, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 04.36440629 Fax:04.36441334
Công ty TNHH Bảo Lâm được thành lập từ năm 1991, là một doanh nghiệp sản xuất tư nhân, có tư cách pháp nhân đầy đủ. Với đội ngũ chuyên gia kỹ thuật giỏi và đội ngũ công nhân lành nghề. Dây chuyền máy móc thiết bị ngoại nhập từ Hàn Quốc, Bỉ, Italia, Trung Quốc...với công nghệ tiên tiến, kỹ năng hoàn hảo và trang thiết bị kiểm định hiện đại cả Nhật, Đức. Công ty có chức năng trực tiếp sản xuất và kinh doanh trang thiết bị phục vụ nội thất gia đình, cơ quan, xí nghiệp, khách sạn, bệnh viện, đặc biệt là nội thất trường học, các trường học và các trường bán trú. Bao gồm bàn ghế, giường tủ...làm bằng sắt, inox, gỗ dán. Mặc dù công ty tnhh Bảo Lâm là một doanh nghiệp sản xuất tư nhân, trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh trang thiết bị nội thất. Song với sự nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn bộ công nhân viên, sản xuất kinh doanh của công ty đã không ngừng phát triển và có sự tăng trưởng rõ rệt, Đời sống của cán bộ công nhân viên đã được cải thiện rất nhiều, công ty luôn làm ăn có lãi và làm tròn nghĩa vụ đối vời nhà nước.
2.1.2 Nhiệm vụ hiện nay của công ty TNHH Bảo Lâm
Công ty TNHH Bảo Lâm hiện đang hoạt động trên 4.800m2 mặt bằng nhà xưởng tại xưởng sản xuất: Khu công nghiệp Vĩnh Tuy, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Hiện nay vẫn và đang phát triển mạnh trong lĩnh vực nội thất trường học và dự án mới là muốn phát triển rộng lớn hơn trong và ngoài nước. Chính vì thế công ty đầu tư thêm nhà xưởng với 10.000m2 với dự án mở rộng phát triển thêm dây chuyền chế biến ván dằm, ván sợi MDF, chế biến gỗ công nghiệp và gỗ nội thất cao cấp đồng thời hỗ trợ thêm cho mảng nội thất trường học, công ty có dự án và kế hoạch hợp tác làm ăn với các công ty nước ngoài trong thời gian tới. sản phẩm của Bảo Lâm với mẫu mã phong phú, thẩm mỹ hoàn hảo, chất lượng cao, giá thành hợp lý. Với phương châm “ chất lượng hàng đầu ”, công ty đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Mặt hàng sản xuất chính: Bàn ghế và bảng: Phục vụ cho các trường học và bệnh viện....;Các loại bàn ghế khác: công ty nhận cung ứng cho tất cả người dân, nhà máy, xí nghiệp...; Các loại gỗ dán: sản xuất chủ yếu nhằm phục vụ cho việc sản xuất bàn ghế của công ty ngoài ra cũng phục vụ cho các công ty, xí nghiệp khác kinh doanh về mặt hàng làm từ gỗ dán.
Bộ phận sản xuất của công ty được phân thành 7 phân xưởng mỗi phân xưởng được chia làm các tổ, mỗi tổ chuyên hoàn thành một nhiệm vụ riêng.
2.1.4 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2008-2009
Đơn vị tính: đồng
Chi tiêu
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
Chênh lệch
%
Tổng tài sản
27.395.686.706
29.106.923.655
1.711.236.949
6,25%
Doanh thu thuần
33.609.488.826
36.384.851.102
2.775.362.276
8,26%
LN trước thuế
224.482.709
216.576.100
-7.906.609
-3,52%
Nợ phải trả
13.974.935.125
14.475.155.307
500.220.182
3,58%
Nợ phải thu
8.120.256.798
8.256.805.005
136.548.207
1,68%
Lao động
300
305
5
1,67%
Thu nhập bình quân
1.600.000
1.800.000
200.000
12,5%
Theo số liệu trên ta thấy doanh thu năm 2009 đã tăng 8,26% so vớ năm 2008. Tuy nhiên, LN trước thuế đã giảm nhẹ do biến động của kinh tế toàn cầu , mức tăng trưởng doanh thu không bù đắp được mức tăng trưởng chi phí. Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả đều tăng do dòng vốn luân chuyển trong năm 2009 chậm hơn so với năm 2008. Lương bình quân của người lao động tăng với tỷ lệ là 12,5% do thay đổi chính sách tiền lương.
2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
* Sơ đồ bộ máy quản lý công ty :
Xem sơ đồ 06: bộ máy quản lý và tổ chức (phụ lục 06)
* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Ban giám đốc: chịu trách nhiệm cao nhất trong công việc quản lý và là bộ phận lãnh đạo cao nhất điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đứng đầu là giám đốc, giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc thực hiện việc điều hành trong lĩnh vực hoạt động của công ty.
- Các phòng chức năng bao gồm:
+ Phòng tổ chức hành chính: Xây dựng quỹ lương, định mức lao động, tổ chức ban hành các quy chế quản lý và sử dụng lao động theo quy định của nhà nước.
+ Phòng tài chính kế toán: chịu trách nhiệm về công tác tài chính kế toán trong toàn bộ công ty và hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo nhà nước theo đúng quy định.
+ Phòng kinh doanh và kỹ thuật: điều hành các hoạt động về kinh doanh và kỹ thuật, nghiên cứu mẫu mã của tất cả các mặt hàng đã và chưa có trong công ty, chịu trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, xây dựng và lập kế hoạch kinh doanh để xác định tình hình thực hiện kế hoạch, tổ chức đánh giá hàng hoá trong công ty.
+ Phòng bán hàng: chịu trách nhiệm tiếp nhận các đơn đặt hàng trực tiếp hoặc gián tiếp ( nếu là khách hàng đã làm ăn với công ty nhiều năm...). Phòng bán hàng còn chịu trách nhiệm theo dõi doanh thu bán hàng của công ty từng tháng.
+ Phòng quản đốc: chịu trách nhiệm đốc thúc, giám sát công nhân viên trực tiếp sản xuất trong công ty để tránh tình trạng làm chậm tiến độ của sản xuất gây ảnh hưởng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công ty.
+ Kho thành phẩm: chịu trách nhiệm hoàn thiện và đóng gói mọi mặt hàng trong công ty, xuất hàng theo kế hoạch của phòng bán hàng đưa xuống.
+ Kho vật tư: chịu trách nhiệm cấp phát nguyên vật liệu phục vụ cho công nhân trực tiếp sản xuất trong công ty.
+ Các phân xưởng sản xuất: có trách nhiệm sản xuất theo kế hoạch sản xuất của phòng kế hoạch đã lập.
2.1.6 Đặc điểm công tác kế toán tại công ty
2.1.6.1 Chính sách kế toán công ty áp dụng
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.
- Kì kế toán bắt đầu tư ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Kỳ báo cáo: lập theo quý và năm.
-Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam.
-Thuế GTGT được kê khai theo phương pháp khấu trừ.
-Công ty ghi nhận TSCĐ theo giá gốc, khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
-Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX. Giá trị xuất kho NVL được tính theo phương pháp nhập trước - xuất trước.
Quy trình hạch toán của công ty theo hình thức nhật ký chung đựơc thể hiện qua sơ đồ:
Xem sơ đồ 07: trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung (phụ lục 07)
2.1.6.2 Cơ cấu bộ máy kế toán
* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Xem sơ đồ 08: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty (phụ lục 08)
* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Kế toán trưởng - kế toán tổng hợp kiêm trưởng phòng tài chính: kế toán có nhiệm vụ phụ trách chung, có chức năng điều hành mọi nghiệp vụ trong phòng tài chính kế toán, hướng dẫn chuyên môn và kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ kế toán của công ty.
- kế toán thanh toán: căn cứ vào chứng từ hợp lệ như hoá đơn bán hàng, các chứng từ nhập - xuất kho để lập phiếu chi, phiếu thu, lập bảng kê chứng từ thu, chi tiền mặt, lập bảng kê chứng từ ngân hàng…
- Kế toán vật tư và tiêu thụ: có nhiệm vụ hạch toán, theo dõi tình hình biến động VL, CCDC cả về số lượng và giá trị. Đồng thời, kế toán còn căn cứ vào hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, các chứng từ thanh toán… để hạch toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ gửi tiền mặt và rút tiền gửi ngân hàng về quỹ. Căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để thu và phát tiền mặt.
- Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ hạch toán và kiểm tra tình hình thực hiện quỹ lương,…,thanh toán BHXH, thanh toán tiền thưởng, lập bảng phân bổ tiền lương.
- Kế toán chi phí và giá thành: có nhiệm vụ tính các khoản chi phí và giá thành sản phẩm.
2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Lâm
2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất.
2.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của công ty
Các chi phí sản xuất phát sinh trong kì được kế toán tập hợp trực tiếp cho các đối tượng tập hợp chi phí nếu chi phí đó có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng. các chi phí có liên quan đến nhiều đố tượng thì kế toán sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp.
2.2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty
Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… trong đó:
Nguyên vật liệu chính bao gồm: Các loại ống thép, tôn mắt sang, thảm nhựa cứng, vải giả da…
Vật liệu phụ: Các loại ốc vít, long đen, nút cao su, ủng cao su…
Nhiên liệu: Xăng, dầu diezen
Căn cứ vào phiếu xuất kho của phòng vật tư chuyển sang, kế toán vật tư viết phiếu xuất kho theo số lượng, chủng loại, quy cách đã định mức trong phiễu xuất kho. Thủ kho sau kho giao vật tư, giữ lại phiếu xuất kho làm căn cứ ghi thẻ kho. Định kỳ 10 ngày một lần, phiếu xuất kho - nhập kho được chuyển về cho kế toán vật tư. Tại phòng kế toán, kế toán vật tư tiến hành hoàn thiện chứng từ bằng cách điền cột đơn giá và tính thành tiền của vật liệu xuất kho. Đơn giá vật tư xuất ở kho công ty TNHH Bảo Lâm được xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Toàn bộ vật liệu chính, vật liệu phụ được tổng hợp trên TK.152 mở chi tiết.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng TK. 621.
Ví dụ: Tại công ty, có số liệu sau:
- Ngày 01/12/2009: Tồn kho 2.527 Kg ống thép 10 có đơn giá 6.498 đồng.
- Ngày 07//12/2009 công ty mua của công ty Quang Trung 8.500 Kg ống thép 10 với giá mua 6.500 đ/ kg. Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, đã nhập kho đầy đủ.
- Ngày 09/12/2009 xuất 3.317 Kg ống thép 10 phục vụ cho sản xuất.
Theo phương pháp NT-XT trị giá vốn hàng xuất kho ngày 09/12/2009 được tính như sau:
= ( 2.517 6.498) + (8006.600) = 21.620.446 đồng
Sauk hi tính trị giá nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất kế toán định như sau:
Nợ TK 621: 21.620.446
Có TK 152: 21.620.446
- Căn cứ vào Báo cáo nhập - xuất - tồn vật tư ( Phụ lục 09 ) và bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng ( Phụ lục 10 ) kế toán lập số cải TK 621 ( Phụ lục 11)
- Cuối tháng kết chuyển toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sang TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, kế toán tính giá thành. Kế toán ghi:
Nợ TK 154: 95.414.650
Có TK 621: 95.414.650
- Sau đó kế toán mới tiến hành hạch toán vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho (nếu có).
Ví dụ: Ngày 25/12/2009 nhập lại kho 95 Kg ống thép 12 đơn giá là 6550 đồng ( Phụ lục 12). Kế toán định khoản:
Nợ TK 152: 622.260
Có TK 521: 622.260
2.2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp của công ty
- Chi phí nhân công trực tiếp của công ty TNHH Bảo Lâm gồm toàn bộ tiền lương và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, công ty chỉ áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm.
Lương sản phẩm = Khối lượng sản phẩm hoàn thành Đơn giá tiền lương theo SP
- Hiện nay công ty trích BHXH là 20% trên lương cơ bản, trong đó trích 15% từ chi phí sản xuất kinh doanh, còn 5% người lao động chịu. KPCĐ là 2% do công ty chịu. BHYT công ty trích 3% trong đó người lao động chịu 1%, công ty chịu 2%.
- Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( Phụ lục 13), Nhật ký chung ( Phụ lục 14), Sổ cái TK 622 (Phụ lục 15). Kế toán ghi:
Bút toán 1: Nợ TK 622: 73.560.000
Có TK 334: 73.560.000
Bút toán 2: Nợ TK 622: 13.976.400
Nợ TK 334: 4.413.600
Có TK 338: 18.390.000
- TK 3382:1.471.200
- TK 3383 14.712.000
- TK 3384: 2.206.800
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản phẩm. Kế toán nghi:
Nợ TK 154: 87.536.400
Có TK 622: 87.536.400
2.2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung của công ty
2.2.2.3.1 Kế toán chi phí phí nhân viên phân xưởng
Bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, nhân viên kinh tế.
Để hạch toán chi phí nhân viên trong CPSXC, công ty mở chi tiết TK 627.1 để phản ánh các chi tiết này. Chi phí nhân viên được tính vào CPSXC được phân bổ theo Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Cụ thể: Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Phụ lục 13), dựa vào số liệu này kế toán vào Nhật ký chung ( Phụ lục 16). Kế toán định khoản:
Bút toán 1: Nợ TK 627(1): 11.580.000
Có TK 334: 11.580.000
Bút toán 2: Nợ TK 627(1): 2.200.200
Nợ TK 334: 694.800
Có TK 338: 2.895.000
- TK 3382: 231.600
- TK 3383: 2.316.000
- TK 3384: 347.400
2.2.2.3.2 Kế toán chi phí NVL và CCDC xuất dùng cho phân xưởng
Bao gồm chi phí vật liệu sử dụng chung như vật liệu dùng để sữa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, CCDC dùng cho nhu cầu chung ở phân xưởng như: mặt nạ hàn, dụng cụ bảo hộ lao động…
Căn cứ vào Báo cáo nhập - xuất - tồn vật tư ( Phụ lục 09), Bảng kê xuất CCDC (Phụ lục 17) , sổ cái TK 627. Kế toán ghi:
Bút toán 1:
Nợ TK 627(2): 7.856.200
Có TK 152: 7.856.200
Bút toán 2:
Nợ TK 627(3): 11.230.000
Có TK 153: 11.230.000
2.2.2.3.3 Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ
TSCĐ sử dụng trong công ty TNHH Bảo Lâm gồm nhiều loại khác nhau như nhà xưởng, máy tiện, máy khoan, máy hàn…tất cả các TSCĐ sử dụng cho sản xuất đều là TSCĐ hữu hình, không có TSCĐ vô hình.
TSCĐ của công ty được đánh giá theo nguyên gía (NG) và giá trị còn lại ( GTCL). Do mua ngoài nên nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ được xác định như sau:
Nguyên giá Giá mua ghi trên Các khoản thuế Các chi phí
Tài sản cố = hoá đơn ( sau khi + không được + lặp đặt chạy
định trừ đi CKGG) hoàn lại thử
GTCL = NG - Giá trị hao mòn luỹ kế
Kế toán khấu hao TSCĐ hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính. Công thức như sau:
NG TSCĐ
Mức khấu hao hàng năm =
Thời gian sử dụng
Mức khấu hao tháng
Mức khấu hao tháng =
12
Ví dụ: Khi trích khấu hao TSCĐ của nhà xưởng kế toán ghi sổ theo dõi định khoản.
Nợ TK 627(4): 10.132.671
Có TK 214: 10.132.671
Việc trích khấu hao TSCĐ của công ty được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Phụ lục 18) .
Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán lập Nhật ký chung (Phụ lục 19).
2.2.3.4 Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Khoản này ở công ty bao gồm : tiền nước, điện thoại… khi phát sinh các khoản này, kế toán căn cứ vào giấy bao nợ, phiếu chi tiền mặt…để hạch toán chi tiết vào TK 627(7). Căn cứ vào hoá đơn phiếu thanh toán kế toán lập Nhật ký chung ( Phụ lục 20). Kế toán định khoản:
Nợ TK 627(7): 6.902.537
Có TK 111: 3.355.000
Có TK 112: 3.547.537
2.2.3.5 Kế toán chi phí khác bằng tiền
Chi phí khác bằng tiền của công ty bao gồm các khoản như chi tiếp khách, giao dịch…Căn cứ vào chứng từ gốc có liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, giấy thanh toán tạm ứng, kế toán lên bảng kê chứng từ và kế toán tổng hợp lập nhật ký chung. Căn cứ vào nhật ký chung kế toán lập sổ cái TK 627.
Ví dụ : căn cứ vào Nhật ký chung ( Phụ lục 21). Kế toán ghi
Nợ TK 627(8): 5.500.000
Có TK 111: 5.500.000
* Cuối tháng sau kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK 154 theo định khoản:
Nợ TK 154:80.050.000
Có TK 627: 80.050.000
Như vậy với khoản mục CPSXC, căn cứ vào Nhật ký chung kế toán ghi váo sổ cái TK 627 ( Phụ lục 22).
2.2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho nên toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh ở cuối kì được kết chuyển sang TK154: CPSX kinh doanh dở dang
Ví dụ: Căn cứ vào sổ Nhật ký chung ( phụ lục 23). Kế toán định khoản:
Nợ TK154: 263.001.000
Có TK 621: 95.414.600
Có TK 622: 87.536.400
Có TK 627: 80.050.000
2.2.3 Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang
SPDD là những sản phẩm chưa kết thúc công đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất.
Để tính được giá thành sản phẩm thong thường các doanh nghiệp phải đánh giá sản phẩm dở dang. Do đặc điểm sản xuất của công ty nên công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo CP nguyên vật liệu trực tiếp. Có nghĩa là chỉ tính cho sản phẩm dở dang cuối kì phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các chi phí khác tính cho sản phẩm hoàn thành.
Chi phí của Chi phí của SPDD + Chi phí NL,VL trực tiếp Số lượng
SPDD cuối đầu kì (NL,VL) (NL,VL chính) phát sinh trong kì SPDD
Kì (NL,VL) Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kì cuối kì
Ví dụ: Căn cứ vào Bảng tính giá thành của SP ghế (phụ lục 24 ) biết SPDD cuối kì là 415 cái .vậy sản phẩm ghế có giá trị dở dang cuối kì như sau:
Giá trị sản phẩm 11.926.800 + 47.707.300
dở dang cuối = 415 = 15.935.706
kì (ghế CP15) 1.138 + 415
2.3 Thực tế công tác kế toán tính giá thành sản phẩm của công ty TNHH Bảo Lâm
2.3.1 Đối tượng gía thành sản phẩm của công ty
Căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí, từ đó ta thấy đối tượng tính giá thành của công ty là các sản phẩm đã hoàn thành được quyết toán.
2.3.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm của công ty
Căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ, giá thành sản xuất trng kỳ được áp dụng theo công thức:
Tổng giá thành= CPSPDD đầu kỳ + CPSX phát sinh tong kỳ - CPSPDD cuối kỳ
Giá thành Tổng giá thành
đơn vị =
sản phẩm Số lượng SP hoàn thành
Ví dụ: Dựa váo sản phẩm dở dang cuối kì ta tính được tổng giá thành của ghế là: = 11.926.800 + 83.883.880 - 15.935.706 = 79
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25891.doc