Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hùng Hưng

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN THỨ NHẤT 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 3

I. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ 3

1. Khái niệm chi phí sản xuất. 3

2. Phân loại chi phí sản xuất 3

2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế. 3

2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí 4

2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động 4

2.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm. 4

3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 4

4. Kế toán tập hợp chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 5

4.1 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp. 5

4.2 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 6

4.3 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 7

4.4 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí của các bộ phận sản xuất phụ trợ 9

4.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn phân xưởng 9

5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 12

II. GIÁ THÀNH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH 13

1. Giá thành sản phẩm 13

1.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm 13

1.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 13

1.3 Phân loại giá thành sản phẩm 14

1.4 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 14

2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 15

2.1 Phương pháp tính giá thàn giản đơn 15

2.2 Phương pháp tính giá thành theo phân bước 15

2.3 Phương pháp loại trừ CPSX sản phẩm phụ 16

2.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 16

2.5 Phương pháp tính giá thành theo hệ số 16

2.6 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ 16

2.7 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức 17

PHẦN HAI 18

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY HÙNG HƯNG 18

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH HÙNG HƯNG 18

1. Quá trình hình thành và phát triển 18

2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý 18

3. Đặc điểm tổ chức và chức năng của bộ máy kế toán 21

3.1 Bộ máy kế toán 21

3.2 Hình thức sổ kế toán: 22

4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty TNHH Hùng Hưng 24

4.1 Nguyên vật liệu 24

4.2 Hệ thống máy móc, thiết bị của Công ty TNHH Hùng Hưng 26

5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hùng Hưng qua hai năm 2004 - 2005 28

II. NỘI DUNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT Ở CÔNG TY HÙNG HƯNG 29

1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT). 30

3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung (SXC). 35

3.1 Chi phí nhân viên phân xưởng và các khoản tính theo lương. 36

3.2 Kế toán chi phí vật liệu công cụ dụng cụ. 37

3.3 Chi phí khấu hao tài sản cố định 37

3.4 Kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài. 38

3.5 Kế toán tập hợp chi phí khác bằng tiền. 38

3.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 39

Từ ngày 01/10/2001 đến 31/12/2001 39

4. Tổng hợp chi phí sản xuất 41

5. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở 42

III. KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH HÙNG HƯNG 43

PHẦN THỨ BA 54

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH HÙNG HƯNG 54

I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY HÙNG HƯNG 55

1. Ưu điểm trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 55

- Về bộ máy kế toán của Công ty 55

- Về hình thức sổ kế toán 56

- Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 56

2. Một số hạn chế cần hoàn thiện trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Hùng Hưng 56

II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH HÙNG HƯNG 58

1-Đề xuất 1: Đối với công tác quản lý nguyên vật liệu và kế toán NVLTT 58

2-Đề xuất 2:Về kế toán chi phí NC trực tiếp 60

3-Đề xuất 3: Về tiêu thức phân bổ chi phí sản xất chung. 60

4-Đề xuất 4: Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang 61

5-Đề xuất 5: Lập thẻ tính giá thành sản phẩm. 61

KẾT LUẬN 63

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hùng Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c vắng mặt. - Phòng kế toán: Có nhiệm vụ quản lý công tác kế toán thống kê theo pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ hiện hành của Nhà nước; giúp Giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế tài chính; phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác chi phí và kết quả kinh doanh, thực hiện công tác quyết toán, phân tích hoạt động kinh tế cho từng quý và cả năm. - Phòng tổ chức hành chính: trực thuộc Giám đốc công ty có một trưởng phòng và hai nhân viên. Nhiệm vụ chính giúp giám đốc trong việc: chăm lo các vấn đề về nhân sự, tổ chức chế độ làm việc trong nội bộ Công ty, chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân trong Công ty và những vấn đề quản lý hành chính văn phòng. - Phòng kế hoạch: gồm một trưởng phòng và ba nhân viên, chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch, lập tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn, lập tiến độ sản xuất và điều độ tác nghiệp, chuẩn bị các thủ tục ký kết và thanh lý Hợp đồng kinh tế, quyết toán vật tư, lập phiếu bàn giao sản phẩm, thẩm tra đơn giá dự toán, xây dựng quản lý mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương, định mức khoán nội bộ, kiểm tra xác nhận khối lượng để duyệt ứng, thanh toán. - Phòng kinh doanh: chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh của Công ty gồm một trưởng phòng và ba nhân viên. Nhiệm vụ chính giúp Phó Giám đốc trong việc: + Lập chiến lược kinh doanh tiêu thụ sản phẩm + Quản lý các tổng đại lý và đại lý + Quan hệ đến việc ký hợp đồng mua nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng thay thế sửa chữa. + Quản lý kho. - Phòng thị trường chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Phó Giám đốc kinh doanh, có một trưởng phòng và ba nhân viên. Nhiệm vụ chính: giúp Phó Giám đốc trong công việc: + Khảo sát nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược thị trường cho việc lập kế hoạch sản xuất, chủng loại sản phẩm và tiếp cận thị trường. + Quản lý tổ chức nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. - Phòng kỹ thuật và KCS: chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng quy trình sản xuất công nghệ, định mức kỹ thuật và hưỡng dẫn kiểm tra thực hiện, lập phương án chuẩn bị sản xuất. Có nhiệm vụ giúp Phó Giám đốc trong các công việc: + Quản lý công nghệ, định mức lao động. + Quản lý thiết bị và an toàn lao động. + Quản lý chất lượng, kiểm tra chất lượng từng công đoạn trong quy trình công nghệ. - Quản đốc: Có nhiệm vụ triển khai cụ thể kế hoạch sản xuất theo đúng thứ tự ưu tiên của sản phẩm, quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Các tổ sản xuất: theo đúng chức năng của hoạt động. 3. Đặc điểm tổ chức và chức năng của bộ máy kế toán 3.1 Bộ máy kế toán Với chủ trương không ngừng nâng cao trình độ quản lý, Công ty TNHH Hùng Hưng lựa chọn những cán bộ kế toán có năng lực, giàu kinh nghiệm, đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao của Công ty. Để phản ánh tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty có một phòng kế toán - tài chính có nhiệm vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ chính xác các thông tin và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho công tác chỉ đạo và quản lý doanh nghiệp của giám đốc Công ty. Công ty TNHH Hùng Hưng là một đơn vị hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, và được mở tài khoản ở ngân hàng, vay vốn ngân hàng để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong công tác hoạch toán Công ty được phép hạch toán đến kết quả cuối cùng và phân phối kết quả kinh doanh cho nhu cầu của toàn Công ty. Để phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung. Mọi nghiệp vụ hạch toán kế toán (phản ánh, ghi chép, lưu giữ chứng từ, hệ thống sổ sách kế toán và hệ thống các báo cáo) đều được thực hiện ở phòng kế toán của Công ty. Phòng kế toán của Công ty thực hiện hạch toán tổng hợp và chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trên cơ sở số liệu kế toán tập trung lập báo cáo quyết toán của Công ty. Để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty về quy mô tổ chức, trình độ khả năng của đội ngũ kế toán, hình thức kế toán được Công ty áp dụng là hình thức nhật ký chứng từ. Để tiến hành hạch toán theo đúng quy mô này, biên chế phòng kế toán gồm 8 nhân viên. Đứng đầu là trưởng phòng kế toán chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về công tác kế toán, hệ thống hạch toán kinh tế, lập kế hoạch tài chính, trưởng phòng kế toán chỉ đạo chung tất cả hoạt động của phòng kế toán. Dưới kế toán trưởng là 1 phó phòng kế toán có nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất tiêu thụ thành phẩm. Các nhân viên khác của phòng theo dõi hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết các nghiệp vụ được giao bao gồm: Kế toán nguyên vật liệu chính và vật liệu khác, kế toán vật liệu phụ, kế toán tiền lương và bảo hiểm, kế toán tính giá thành, kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán tài sản cố định, kế toán thanh toán với người bán, kế toán tiền mặt và kế toán thành phẩm. Sơ đồ 7: Bộ máy kế toán của Công ty TNHH Hùng Hưng Kế toán trưởng (Kế toán tổng hợp) Phó phòng kế toán Tập hợp chi phí SX và tiêu thụ thành phẩm Kế toán TGNH, tiền mặt Kế toán Giá thành Kế toán Thanh toán Kế toán Vật liệu 3.2 Hình thức sổ kế toán: Công ty TNHH Hùng Hưng áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. - Nhật ký chứng từ: lá sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toán bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của tài khoản. Nó được ghi hàng ngày từ các chứng từ gốc và hàng tháng từ các bảng và bảng phân bổ. - Bảng kê: Được sử dụng trong trường hợp khi các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của một số tài khoản không thể kết hợp phản ánh trực tiếp trên Nhật ký chứng từ. Số liệu của Bảng kê không sử dụng để ghi vào Sổ cái mà chỉ phục vụ cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu và chuyển Sổ cuối tháng. Cơ sở để ghi Bảng kê là các chứng từ gốc có liên quan. - Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, ghi một lần vào cuối tháng hoặc cuối quý sau khi đã khoá sổ và kiểm tra đối chiếu số liệu trên Nhật ký chứng từ.. - Sổ thẻ: Việc mở sổ thẻ kế toán chi tiết là căn cứ ghi vào Bảng kê và Nhật ký chứng từ liên quan. Sơ đồ 8: Trình tự ghi sổ kề toán theo hình thức Nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và các Bảng phân bổ Các sổ thẻ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng kê Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Các báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc cuối quý Đối chiếu 4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty TNHH Hùng Hưng Thị trường, sự cạnh tranh, tồn tại, phát triển, tác động gián tiếp của khách hàng... đều quyết định toàn bộ đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ khi mới thành lập cho đến nay mặt hàng chủ yếu của Công ty Hùng Hưng là phụ tùng xe gắn máy. Cụ thể là: Khung xe, vành, ống giảm âm, tay dắt sau, chân phanh, cần số, cần khởi động, nan hoa, trục các loại, dàn để chân người lái, càng + hộp xích ... Phụ tùng xe gắn máy được sản xuất từ nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu là từ: sắt, thép, tôn, cao su, nhựa các loại. Ngoài ra còn sử dụng một số nguyên vật liệu phụ khác như dung môi, sơn, bột mạ... 4.1 Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu để sản xuất phụ tùng xe gắn máy được cung ứng theo 2 nguồn: - Từ nước ngoài: Chi tiết linh kiện động cơ được nhập từ Thượng Hải, Á Khẩu, Trùng Khánh của Trung Quốc, keo được nhập từ Anh Quốc, hoá chất sơn đặc biệt, đinh và các vật liệu phụ... được nhập từ nhiều nước trên thế giới. Xu hướng của Công ty trong thời gian tới là sẽ tìm cách thay thế bằng nguyên liệu nội địa. - Trong nước: Gồm sắt, thép, tôn, cao su, nhựa, phôi chi tiết các loại... Công ty có một hệ thống các nhà cung cấp luôn đáp ứng nhu cầu đòi hỏi về số lượng và chất lượng phù hợp với yêu cầu của công ty. Các loại chi tiết phụ tùng xe gắn máy đã được nội địa hoá và đây cũng là hướng phát triển mới của Công ty. - Nguyên liệu chính của phụ tùng xe gắn máy hoàn chỉnh được Công ty sử dụng là: sắt, thép, tôn... sản phẩm xe gắn máy có nhiều chủng loại, kích cỡ, chi tiết khác nhau nên kết cấu nguyên liệu của sản phẩm cũng khác nhau. Ví dụ: Đối với linh kiện Càng + hộp xích hoàn chỉnh Biểu1: Kết cấu nguyên vật liệu theo công thức trong một bộ Càng + hộp xích xe gắn máy C110 hoàn chỉnh STT Loại nguyên liệu Tỷ trọng (%) 1 Tôn 38 2 Thép hộp 39 3 Chi tiết càng 2 4 Bạc ép cao su 1.2 5 Que hàn, đá mài 0.3 6 Hoá chất 0.2 Qua biểu trên thì tôn, thép hộp là nguyên liệu chính, chiếm tỷ trọng lớn trong các thành phần cấu tạo nên sản phẩm. Tổng hợp nguyên liệu chứa trong giá trị của một sản phẩm càng + hộp xích chiếm 60.7%, còn lại 39.3% là: lao động 25%; điện nước, khấu hao máy móc, tiền đầu tư...:12%; bao bì, nhãn mác...:2.3%. Ngoài nguyên liệu chính Công ty còn sử dụng nguyên liệu phụ để tạo ra sản phẩm càng + hộp xích hoàn chỉnh. Biểu 2: Nguyên vật liệu phụ STT Loại nguyên liệu Công dụng 1 Điện nước Vận hành máy móc và rửa vật liệu. 2 Mực in In lôgô lên sản phẩm. 4 Bao bì, nhãn mác Chứa đựng, bảo quản sản phẩm. 5 Ghim, băng, dây Làm hộp, bao bì 4.2 Hệ thống máy móc, thiết bị của Công ty TNHH Hùng Hưng Dựa trên cơ sở yêu cầu của thị trường về từng mức của chất lượng sản phẩm dựa trên hệ thống máy móc đang triển khai tại Trung Quốc và Đài Loan, dựa vào tính chất khí hậu của Việt Nam, cộng với trình độ lao động và kỹ xảo vốn có của người Việt Nam, Công ty TNHH Hùng Hưng thống nhất chọn một hệ thống máy móc thoả mãn được những yêu cầu nêu trên. Hệ thống máy móc của Công ty hiện nay chủ yếu được đầu tư các dây chuyền, máy móc thiết bị nhằm sản xuất ra các sản phẩm then chốt như: Tay dắt sau, chân phanh, cần số, cần khởi động, vành, khung xe, mayơ, nắp mayơ, cụm bánh răng sau, chân giảm sóc sau, ống vỏ giảm sóc trước... Các sản phẩm của Công ty Hùng Hưng sản xuất và được tung ra thị trường đều đạt tiêu chuẩn chất lượng như Công ty đã đăng ký kiểm định chất lượng hàng hoá với Nhà Nước. Cụ thể gồm có các dây chuyền: Lắp ráp và kiểm tra động cơ gắn máy Sản xuất và kiểm tra khung xe Sản xuất vành Sơn tĩnh điện Đúc áp lực Sản xuất đồ nhựa Sản xuất và lắp ráp giảm sóc - Với hệ thống máy móc hiện tại của Công ty, công xuất tối đa (căn cứ vào công suất của máy thấp nhất) sẽ đạt được từ 150.000 bộ sản phẩm đến 200.000 bộ sản phẩm một năm (2 ca). - Quy trình sản xuất phụ tùng xe gắn máy của Công ty là liên tục, nhiều công đoạn. Sản phẩm Càng + hộp xích được tạo trên 2 khu vực: Khu vực làm phôi, mộc và khu vực sơn hoàn chỉnh. Sơ đồ 9: Dây chuyền công nghệ sản xuất Càng + hộp xích Tôn, thép lá Thép hộp Máy cắt, mài Máy đột dập Máy cưa, cắt Máy cóc thuỷ lực Máy đột đập Máy hàn bấm Máy phay Máy hàn điện Máy thuỷ lực ép bạc Bể mạ, xử lý tẩy rửa Chổi sơn hoàn chỉnh Máy đóng bao bì Máy in logô Máy đóng gói 5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hùng Hưng qua hai năm 2004 - 2005 Trong những năm qua được sự chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của Ban lãnh đạo công ty. Cùng sự cố gắng của cán bộ công nhân viên toàn công ty trong kinh doanh, công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Mặc dù tình hình thị trường có nhiều biến động, cạnh tranh gay gắt nhưng không ảnh hưởng tới sản lượng của công ty. Ta có thể thấy rõ qua các chỉ tiêu sau: Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 So sánh 05/04 STĐ TT (%) 1. Doanh thu Tr đồng 15,342 55,853 40,511 264.05 2. Lợi nhuận Tr đồng 8 45 37 462.5 3. Vốn kinh doanh Tr đồng 12,682 60,228 47,546 374.90 - Vốn cố định Tr đồng 10,783 37,766 26,983 250.24 - Vốn lưu động Tr đồng 1,899 22,462 20,563 1,082.65 4. Tổng số lao động Người 150,0 220,0 70,0 46,67 5. Thu nhập bình quân 1000 đ 870,0 935,0 65,0 7,47 Theo số liệu trên đây cho ta thấy: Từ khi thành lập Công ty Hùng Hưng luôn sản xuất kinh doanh có lãi, doanh thu năm sau tăng hơn năm trước. Doanh thu tăng rất cao cả về tốc độ và giá trị tuyệt đối. Năm 2005 so với năm 2004 tổng doanh thu tăng lên rất cao 264.05%. Doanh thu tăng cao chứng tỏ sự phát triển không ngừng của Công ty năm 2005, nhưng lợi nhuận lại tăng không cao. Vì vậy, Công ty Hùng Hưng phải xem xét nguyên nhân làm tăng giá vốn hàng bán để có biện pháp khắc phục kịp thời. Mặc dù phụ tùng xe máy tràn lan trên thị trường cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm cùng ngành, nhưng do Công ty luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, các chính sách khuyến mại trong bán hàng... để thu hút được sự quan tâm, chú ý của người tiêu dùng. Lợi nhuận thu được cũng tăng, năm 2005 so với năm 2004 tăng 479.98%, đó là kết quả của việc tăng doanh thu và sử dụng chi phí có hiệu quả. Việc tăng lợi nhuận tạo điều kiện cho Công ty hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, tăng nguồn vốn kinh doanh và đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện. Lợi nhuận tăng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng cơ bản, mở rộng quy mô sản xuất, tăng vốn kinh doanh...Cụ thể: Tổng vốn năm 2005 tăng vượt bậc với số tiền là 47,546,571,000 đồng hay tăng 374,90% so với năm 2004. Tổng số vốn tăng là do: vốn cố định tăng 250.24% nhưng lại giảm về tỷ trọng, ngược lại vốn lưu động lại có xu hướng tăng lên rất cao cả về tỷ trọng lẫn giá trị (năm 2005 tăng 1,082.65% so với năm 2004 tương ứng với 20,563,056 nghìn đồng). Tóm lại, trong quá trình hoạt động Công ty không những tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên mà còn phát triển mở rộng vốn kinh doanh làm cho quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng lớn mạnh. Lợi nhuận là kết quả cuối cùng mà Công ty đạt được sau một quá trình kinh doanh hay một kỳ sản xuất và nó cũng là mục tiêu hàng đầu. Trong hai năm qua mặc dù lợi nhuận của Công ty có tăng lên song sự tăng đó chưa cao so với khả năng thực tế của Côgn ty. Để đạt được lợi nhuận tối đa, Công ty TNHH Hùng Hưng nói riêng hay bất kỳ một doanh nghiệp nào khác đều cần phải xem xét và đánh giá kỹ càng hơn đó là công tác quản lý và thực hiện chi phí tại Công ty. Bởi đây là một công tác có thể nói là xuyên suốt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. II. NỘI DUNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT Ở CÔNG TY HÙNG HƯNG Theo kế hoạch sản xuất từng tháng, sản phẩm Công ty sản xuất ra thường hoàn thành trong tháng và thông qua nhiều phân xưởng. Do tính chất đó mà việc tập hợp chi phí sản xuất được thực hiện theo từng tháng. Do đặc điểm của Công ty, các chi phí phát sinh được tập hợp và phân bổ theo tháng nên ở đây kế toán không lập bảng kê số 6 - Chi phí phải trả và chi phí trích trước. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí Công ty tiến hành phân loại chi phí sản xuất thành 3 khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. 1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT). NVLTT được Công ty tập hợp vào TK 152 nhưng không theo dõi trên các TK chi tiết. Nhằm đảm bảo quá trình quản lý CPNVLTT, Công ty thực hiện kế toán quản trị yếu tố chi phí này theo phương pháp ghi thẻ song song. Ở kho, thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập xuất tồn kho của danh điểm hàng tồn kho ở từng kho theo chi tiết số lượng. Tại phòng kế toán, kế toán vật liệu căn cứ vào chứng từ nhập - xuất kho để ghi vào sổ chi tiết hàng tồn kho theo chỉ tiêu số lượng và thành tiền. Để tập hợp CPNVLTT, kế toán Công ty sử dụng TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Để tập hợp toàn bộ chi phí NVL dùng để sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ. Tại phòng kế toán, kế toán NVL sử dụng các chứng từ: phiếu lĩnh vật liệu định mức, phiếu xuất kho kiêm luân chuyển nội bộ để theo dõi, hạch toán CPNVLTT. Các sổ kế toán được sử dụng trong quá trình tập hợp CPNVLTT: - Bảng kê số 3: theo dõi nhập, xuất, tồn kho - Bảng tổng hợp xuất NVL cho sản xuất chính cho từng phân xưởng - Bảng phân bổ NVL CCDC * Phương pháp tập hợp CPNVLTT và qui trình ghi sổ: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất được giao cho từng phân xưởng sản xuất, phòng kế hoạch sẽ viết phiếu lĩnh định mức để cán bộ phân xưởng xuống kho để nhận NVL về sản xuất. Mỗi phiếu lĩnh vật liệu định mức có 4 liên được lưu giữ tại: Phòng kế hoạch, thủ kho, kế toán vật liệu và kế toán tính giá thành. Biểu số 1: PHIẾU LĨNH VẬT LIỆU ĐỊNH MỨC Tháng 12 năm 2005 Số: 1210 Dùng cho sản phẩm: Càng + hộp xích C110 Kế hoạch: Thực hiện: Đơn vị lĩnh: PX Cơ khí Nhập tại kho: TT Tên vật tư Mã SP Đơn vị Số lượng định mức Thực cấp Ký nhận Ghi chú 1 Thép hộp N4 Tấn 170 170 2 Hoá chất HC Kg 11,5 11,5 3 Bạc BC Cái 3.000 3.000 4 Hoá chất HC Kg 65,4 ... Giám đốc TP Kế hoạch Đơn vị lĩnh Thủ kho Người viết phiếu Việc quản lý và theo dõi tình hình nhập xuất NVL của Công ty tương đối chặt chẽ và kịp thời, Công ty sử dụng giá thực tế để tính cho NVL nhập hay xuất. Cuối tháng, kế toán vật liệu căn cứ vào số lượng thực tế xuất dùng và sản xuất trên phiếu lĩnh vật liệu định mức để tính ra giá trị thực tế NVL trực tiếp xuất dùng. Giá thực tế vật liệu trực tiếp xuất dùng tính theo giá bình quân gia quyền: Công thức xác định: Giá trị vật liệu xuất kho = SL xuất kho x Đơn giá bqgq Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị NL nhập trong kỳ Đơn giá bqgq = SL tồn đầu kỳ + Sl nhập trong kỳ Ví dụ: Tính giá trị tổng thực tế NVL tôn, thép xuất dùng trong tháng. Căn cứ vào phiếu lĩnh vật liệu định mức và sổ chi tiết hàng tồn kho vật liệu có số tháng 12 năm 2001 về NVL tôn, thép như sau: Số lượng (Tấn) Thành tiền 1. Tồn đầu tháng: 32,605 180.865.600 2. Nhập trong tháng: + Ngày 10/12: 60,000 335.830.900 + Ngày 25/12: 96,000 535.728.300 156,000 871.559.200 3. Xuất dùng trong tháng: 170,000. Như vậy giá thực tế NVL chính tôn, thép xuất dùng trong tháng sẽ được tính là: 180.865.600 + 871.559.200 Giá trị NVL tôn, thép = 170 x (Xuất dùng trong tháng) 32,605 + 156,000 = 170 x 5.580.047 = 948.607.990 Giá trị thực tế vật liệu xuất kho được theo dõi chi tiết trên sổ chi tiết hàng tồn kho vật liệu. Cuối tháng giá trị tổng cộng từ các sổ chi tiết này sẽ là cơ sở để kế toán lập bảng kê số 3. Do đơn vị không sử dụng giá hạch toán nên trên bảng kê số 3 kế toán chỉ ghi ở cột giá trị thực tế. Trong đó: - Số dư đầu tháng: là phần tổng cộng của sổ chi tiết hàng tồn kho có xác định đối tượng chịu chi phí liên quan để ghi vào dòng tương ứng theo đúng giá trị NVL thực nhập kho. - Xuất dùng trong tháng: Ghi tổng giá trị vật liệu xuất kho. - Tồn kho cuối tháng = Số dư đầu tháng + nhập trong tháng - xuất trong tháng Cũng vào cuối tháng, kế toán vật liệu sẽ lên bảng tổng hợp xuất NVL cho sản xuất chính ở từng phân xưởng. (Biểu số 01). Kế toán căn cứ vào các phiếu lĩnh NVL định mức để ghi tên NVL, đơn vị và số liệu thực xuất. Mỗi loại NVL xuất dùng (có thể dùng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau) sẽ được tổng hợp trên một dòng. Đồng thời căn cứ vào sổ chi tiết hàng tồn kho, kế toán sẽ ghi vào cột đơn giá theo giá thực tế nhập bình quân đã tính được. Ví dụ: Biểu số 2 BẢNG TỔNG HỢP XUẤT NVL CHO SẢN PHẨM CHÍNH Tháng 12 năm 2005 Phân xưởng Cơ khí TT Tên nguyên vật liệu Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Thép, tôn Kg 170.000 5.580 948.600.000 2 Bạc ép cao su Bộ 8.000 9.000 72.000.000 3 Chi tiết càng Bộ 8.000 8.300 66.400.000 4 Que hàn Kg 300 55.000 16.500.000 5 Khí Co2 Chai 120 100.000 12.000.000 6 Dây hàn Quận 65 297.000 19.305.000 7 Hoá chất Kg 115 14.000 1.610.000 Tổng cộng: 1.136.415.000 Sau khi tính được giá trị thực xuất của NVL phục vụ cho sản xuất trên bảng tổng hợp xuất NVL cho sản xuất chính, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ NVL - CCDC (Bảng phân bổ số 2) trên cơ sở số liệu là tổng giá thực tế xuất dùng cho các đối tượng chịu chi phí tương ứng (Biểu số 2). Cuối tháng, số liệu trên bảng phân bổ NVL-CCDC sẽ được chuyển sang kế toán tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp và ghi vào bảng kê số 4 theo định khoản: Nợ tài khoản 154 Có tài khoản 152 Biểu số 3: Bảng phân bổ số 2: BẢNG PHÂN BỔ NVL - CCDC THÁNG 12/2005 TT Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 152 TK 153 HT TT HT TT 1 TK 154: 7.805.902.800 - Phân xưởng cơ khí 4.123.360.510 - Phân xưởng nguội 3.682.542.290 2 TK 627 90.870.700 19.233.850 2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT). CPNCTT là những khoản chi phí phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm các khoản tiền lương chính, lương phụ, cấc khoản phụ cấp, tiền trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ. CPNCTT là một trong 3 khoản mục cấu thành nên giá thành của mỗi sản phẩm. Việc sử dụng lao động một cách hợp lý sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất do đó góp phần hạ thấp được giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân trực tiếp sản xuất. Tại Công ty TNHH Hùng Hưng, CPNCTT là những khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ở phân xưởng gồm lương chính và các khoản mang tính chất lương như: Tiền thưởng do sản xuất sản phẩm dôi. Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất không được tính vào CPNCTT mà đưa vào TK 627 - CPSXC. Cuối tháng phân bổ CPSXC vào giá thành của từng loại sản phẩm. Trong điều kiện nền kế tế thị trường, Công ty luôn quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng và khối lượng sản phẩm. Do đó, để khuyến khích người lao động nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm sản xuất, Công ty đã áp dụng hình thức tiền lương sản phẩm. Tại các phân xưởng việc tính lương cho từng công nhân được căn cứ theo từng ngày công làm việc thực tế của từng công nhân. Tiền Lương sp Khối lượng sp hoàn thành Đơn gía tiền = x Công nhân đủ tiêu chuẩn chất lượng lương sp Đối với lương sản phẩm vượt định mức thì được tính thêm tiền thưởng cho số vượt kế hoạch và gói gọn trong lương sản phẩm. Tiền thưởng sp Khối lượng sp vượt định mức Đơn gía tiền = x Vượt định mức đủ tiêu chuẩn chất lượng thưởng sp Ví dụ: Tập hợp CPNCTT dùng cho sản xuất sản phẩm Càng + hộp xích tháng 12 năm 2005 như sau: + Tiền lương sản phẩm công nhân = 3.200 x 1.500 = 4.800.000 + Tiền thưởng sản phẩm vượt định mức = 200 x 200 = 40.000 Để tập hợp CPNCTT, kế toán sử dụng TK 154 - CPSX kinh doang dở dang. Hệ thống chứng từ và sổ kế toán sử dụng: Phiếu nghiệm thu sản phẩm . Phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành và phiếu kiểm nghiệm. Các bảng lương. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Hàng tháng phòng kế hoạch kinh doanh căn cứ vào các phiếu nhập kho, hoá đơn bán hàng, phiếu kiểm nghiệm . . . Để lập bảng nghiệm thu sản phẩm gửi cho kế toán để làm căn cứ tính lương. Lương chính được tính theo số sản phẩm hoàn thành được giao, cộng các khoản thưởng (đối với sản phẩm vượt định mức). Căn cứ vào bảng nghiệm thu sản phẩm, kế toán lập bảng phân bổ số 1 - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Biểu số 9). Căn cứ vào số liệu tổng cộng trên bảng phân bổ số 1, kế toán ghi vào bảng kê số 4, phần ghi nợ TK 154 theo định khoản: Nợ TK 154 Có TK 334 3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung (SXC). Chi phí SXC là các chi phí dùng cho hoạt động sản xuất tại các phân xưởng sản xuất của Xí nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên PX và các khoản trích theo lương. Chi phí vật liệu chung. Chi phí dụng cụ sản xuất. Chi phí KHTSCĐ. Chi phí khác bằng tiền. 3.1 Chi phí nhân viên phân xưởng và các khoản tính theo lương. Khoản chi phí này bao gồm. Chi tiền lương và phụ cấp lương cho quản đốc phân xưởng, đội trưởng, nhân viên khác phục vụ sản xuất, lương cho ban cơ điện, phòng kỹ thuật, ban kiểm nghiệm, phòng kế hoạch (từ nhân viên văn phòng), các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên phân xưởng. Việc tính lương cho nhân viên phân xưởng căn cứ vào mức lương cơ bản, hệ số lương và ngày làm việc thực tế. Cách tính cho từng người như sau: Tiền lương mức lương Số ngày làm việc thực tế = x Hệ số lương x được hưởng cơ bản số ngày lv chế độ trong tháng Với cách tính như vậy, kế toán lần lượt tính lương và tổng hợp cho toàn bộ nhân viên phân xưởng. Căn cứ vào số liệu trên kế toán đưa vào bảng phân bổ số 1 theo định khoản: Nợ TK 627 Có TK334 Đối với các khoản trích BHXH, BHYT, KTCĐ,Xí nghiệp trích theo tháng và tỉ lệ nhà nước quy định: 15% BHXH, 2% BHYT, 2% KTCĐ (Tổng 19%) tính vào chi phí sản xuất chung 5% BHXH, 1% BHYT tính trừ vào lương công nhân. Căn cứ vào mức lương cơ bản, hệ số lương của từng công nhân viên trực tiếp, nhân viên phân xưởng, kế toán tính khoản trích đưa vào TK 627 theo cách sau: Các khoản tính theo Định mức lương Tổng hệ Tỉ Lệ = x x lương đưa vào chi phí cơ bản số lương trích Sau đó đưa vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Bảng phân bổ số 1) theo định khoản: Nợ TK 627 Có TK 338 (chi tiết TK: 3382,3383, 3384) Ví dụ: Tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất, nhân viên PX tháng 12/2005 thể hiện ở số liệu tính toán Biểu số 8. 3.2 Kế toán chi phí vật liệu công cụ dụng cụ. Chi phí vật liệu dùng cho sản xuất chung tại Công ty bao gồm: chổi quét, bóng điện, chi phí xăng dầu, phụ tùng sửa chữa, xà phòng... Chi phí CCDC bao gồm dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động... các khoản này kế toán phân bổ 1 lần cho chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào phiếu lĩnh tiền vật liệu, hoá đơn mua hàng, kế toán tổng hợp, lập tờ kế tập hợp chứng từ xuất vật liệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1433.doc
Tài liệu liên quan