MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3
1.1. Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất 3
1.1.1. Khái niệm và bản chất chi phí sản xuất 3
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 3
1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế 3
1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng 4
1.1.2.3. Phân loại CPSX theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm công việc lao vụ sản xuất trong kỳ thành 5
1.1.2.4. Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp CPSX thành 5
1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 5
1.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 5
1.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 6
1.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 8
1.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 9
1.2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất 11
1.3. Giá thành và các loại giá thành sản phẩm xây lắp 12
1.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp 12
1.3.2. Các loại giá thành sản phẩm xây lắp 13
1.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 13
1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 15
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THÁI HẠ 16
2.1. Tình hình chung của Công ty TNHH Xây dựng Thái Hạ 16
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 16
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 17
2.1.3. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thái Hạ 18
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH xây dựng Thái Hạ 19
2.1.5. Quy trình sản xuất tại Công ty 19
2.1.6. Một số chính sách kế toán của Công ty 20
2.2. Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH XD Thái Hạ 20
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty TNHH XD Thái Hạ 20
2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH XD Thái Hạ 21
2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH XD Thái Hạ 21
2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 21
2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 22
2.3.3. Kế toán chi phí máy thi công 23
2.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 24
2.3.5. Tập hợp chi phí 25
2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang trong Doanh nghiệp xây lắp 26
2.5. Kế toán giá thành sản phẩm xây lắp 27
2.5.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp 27
2.5.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH XD Thái Hạ 27
CHƯƠNG III:MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TAI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THÁI HẠ 29
3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty 29
3.1.1. Ưu điểm 29
3.1.1.1.Về tổ chức quản lý 29
3.1.1.2. Về tổ chức bộ máy kế toán 29
3.1.1.3. Về hệ thống chứng từ sổ sách 29
3.1.2. Tồn tại: 30
3.1.2.1. Về luân chuyển chứng từ kế toán 30
3.1.2.2.Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30
3.1.2.3. Về kế toán chi phí sử dụng máy thi công 30
3.2. Một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH xây dựng Thái Hạ 30
3.2.1.Về luân chuyển chứng từ kế toán 31
3.2.2. Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 31
3.2.3. Về kế toán chi phí sử dụng máy thi công 32
3.3. Điều kiện để thực hiện các ý kiến 33
3.3.1. Tổ chức công việc 33
3.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 33
3.3.3. Tin học hoá công tác kế toán 33
KẾT LUẬN 34
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3971 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây dựng Thái Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
5. Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh (sửa chữa xe, máy thi công, điện, nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ…) ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6237 – Chi phí dịch vụ mua ngoài).
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ thuế GTGT).
Có các TK 111, 112, 331…
6. Chi phí bằng tiền khác phát sinh, ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6238 – Chi phí bằng tiền khác)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ thuế GTGT).
Có các TK 111, 112…
7. Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sử dụng xe, máy ( Chi phí thực tế ca xe, máy) tính cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công).
Có TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công.
1.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
a. Chứng từ sử dụng:
Bảng khấu hao TSCĐ phân bổ cho sản xuất chung, bảng chấm công và thanh toán lương của bộ phận quản lý, hoá đơn dịch vụ…
b. Tài khoản sử dụng:
TK 627 – Chi phí sản xuất chung. TK 627 có 6 tài khoản cấp 2:
+ TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng.
+ TK 6272 – Chi phí vật liệu.
+ TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất.
+ TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác.
Bên nợ: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Bên có: + Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung.
+ Kết chuyển chi phí sản xuất chung và bên nợ TK 54 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm.
TK 627 cuối kỳ không có số dư.
c. Phương pháp hạch toán:
1. Khi tính tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của phân xưởng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận tổ, đội sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271).
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
2. Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271).
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác ( 3382, 3383, 3384)
3. Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu xuất dùng cho phân xưởng:
- Khi xuất vật liệu dùng chung cho phân xưởng như sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ dùng cho quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6272).
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng, bộ phận tổ, đội sản xuất, căn cứ phiếu xuất kho, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273).
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
4. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào các tài khoản có liên quan cho từng công trình, hạng mục cụ thể:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết từng công trình, hạng mục).
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
1.2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất
a. Chứng từ sử dụng:
Từ chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ, sổ cái các TK 621, TK 622, TK 623, TK627.
b. Tài khoản sử dụng:
TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 154 có 4 tài khoản cấp 2:
+ TK 1541 – Xây lắp.
+ TK 1542 – Sản phẩm khác.
+ TK 1543 – Dịch vụ.
+ TK 1544 – Chi phí bảo hành xây lắp.
Bên nợ: Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm xây lắp trong kỳ.
Bên có: Giá thành bàn giao, giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
c. Phương pháp hạch toán:
1. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công chi phí sản xuất chung liên quan.
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công.
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
2. Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp thực tế hoàn thành được xác định là đã bán (Bàn giao từng phần hoặc toàn bộ cho ban quản lý công trình – bên A); hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính nội bộ:
* Trường hợp bàn giao cho bên A ( Kể cả bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành theo hợp đồng khoán nội bộ, cho đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng), ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (1541).
* Trường hợp sản phẩm xây lắp chờ tiêu thụ (Xây dựng nhà để bán…) hoặc sản phẩm xây lắp hoàn thành nhưng chưa bàn giao, căn cứ vào giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ bán, ghi:
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (1541).
* Trường hợp bàn giao sản phẩm xây lắp hoàn thành cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp ( Cấp trên, đơn vị nội bộ, đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng nhưng chỉ hạch toán đến giá thành sản phẩm xây lắp), ghi:
Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ (3362)
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (1541).
1.3. Giá thành và các loại giá thành sản phẩm xây lắp
1.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí trực tiếp khác…tính cho từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước, nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán.
Quá trình sản xuất đó là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra, như vậy nó gồm hai mặt: Mặt hao phí và mặt kết quả sản xuất. Mặt hao phí sản xuất được phản ánh qua chỉ tiêu chi phí sản xuất, mặt kết quả sản xuất được phản ánh qua chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Công thức tính giá thành sản phẩm:
Giá thành
sản phẩm =
xây lắp
Chi phí SX
xây lắp dở +
dang cuối kỳ
Chi phí SX
xây lắp phát -
sinh trong kỳ
Chi phí xây
lắp dở dang
cuối kỳ
1.3.2. Các loại giá thành sản phẩm xây lắp
* Giá thành dự toán:
Là tổng các chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình. Giá thành này được xác định trên cơ sở các quy định của Nhà nước về việc quản lý giá xây dựng các công trình.
Giá thành dự toán = Giá trị dự toán – Lợi nhuận định mức.
* Giá thành kế hoạch:
Là giá thành xác định xuất phát từ điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị xây lắp trên cơ sở các biện pháp thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong đơn vị.
Giá thành kế hoạch sản phẩm xây lắp được lập dựa vào định mức chi phí nội bộ của Doanh nghiệp xây lắp (DNXL).
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán – Mức hạ giá thành kế hoạch.
* Giá thành thực tế:
Là biểu hiện bằng tiền của tất cả chi phí thực tế mà DN đã bỏ ra để hoàn thành một khối lượng xây lắp nhất định theo số liệu kế toán cung cấp.
Mỗi DN làm ăn có hiệu quả cần đảm bảo nguyên tắc:
Giá thành thực tế < Giá thành kế hoạch < Giá thành dự toán.
1.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
* Phương pháp tính giá thành trực tiếp:
Được áp dụng chủ yếu trong DNXL. Do sản xuất xây lắp đơn chiếc nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phải phù hợp với kỳ báo cáo:
Công thức:
Z = D đk + C – D ck
Trong đó: Z : Tổng giá thành sản phẩm xây lắp.
D đk : Giá trị công trình dở dang đầu kỳ.
C :Chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kỳ
trực tiếp dùng trong hoạt động thi công công trình.
D ck : Giá trị công trình dở dang cuối kỳ.
* Phương pháp tổng cộng chi phí:
Phương pháp này thường áp dụng với việc xây lắp công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp có thể chia ra các đội sản xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm cuối cùng.
Công thức:
Z = D đk + C 1 + C2 +…C N – D ck
Trong đó: C 1 + C 2 +…C N là chi phí sản xuất trong từng hạng mục công trình của một công trình.
* Phương pháp giá thành theo định mức:
Mục đích của phương pháp này là kịp thời vạch ra mọi chi phí sản xuất thoát ly, với mục đích tăng cường kiểm tra và phân tích các số liệu chi phí sản xuất và giá thành, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán giản đơn và cung cấp số liệu giá thành kịp thời.
Công thức:
Z TTSPXL =
Z ĐMSPXL +
Chênh lệch do +
thay đổi định mức
Chênh lệch do
thoát ly định mức
Trong đó: Giá thành định mức được xác định căn cứ vào mức quy định của bộ tài chính cấp. Chênh lệch do thay đổi định mức được xác định căn cứ vào chứng từ do thay đổi định mức.
* Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Toàn bộ chi phí của đơn đặt hàng chính là giá thành của đơn đặt hàng đó: Doanh nghiệp có thể ký với bên giao thầu hợp đồng nhận thầu thi công bao gồm nhiều công việc khác nhau. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đều là đơn đặt hàng. Toàn bộ chi phí thực tế tập hợp riêng cho từng đơn đặt hàng kể từ khi khởi công đến khi công trình hoàn thành.
1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao phí, còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là 2 mặt thống nhất cùng một quá trình hoạt động sản xuất của DN. Vì vậy chúng giống nhau về mặt chất: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bao gồm các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác phát sinh liên quan đến quá trình thi công mà DN bỏ ra. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau về mặt lượng vì khi có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Vậy giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất không đồng nhất về mặt lượng mà chúng chỉ bằng nhau khi và chỉ khi hoặc giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ bằng cuối kỳ hoặc không có giá trị sản phẩm làm dở.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THÁI HẠ
2.1. Tình hình chung của Công ty TNHH Xây dựng Thái Hạ
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Thái Hạ được thành lập theo quyết định 1419 - UB ngày 23/07/1996 của UBND Thành phố Hà Nội. Sau gần 13 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã trải qua không ít khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo, cùng sự đồng lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã vươn lên hòa nhịp cùng sự nghiệp đổi mới chung của đất nước và từng bước khẳng định được vị trí của mình.
* Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Xây dựng Thái Hạ
* Trụ sở chính : 11A – Phan Huy Chú – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.
* Mã số thuế : 0101035896
* Giấp phép đăng ký kinh doanh: 0101051689 ngày 22/08/1996.
Nhờ việc luôn đầu tư, đổi mới máy móc, trang thiết bị hiện đại cùng nhiều cải cách trong công việc để phù hợp với nền kinh tế thị trường nên trong hai năm qua công ty đã mở rộng kinh doanh và đạt được một số kết quả sau:
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 - 2007
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
Số tuyệt đối
%
1
Tổng DT
95.240
109.553
14.310
15,0
2
Các khoản giảm trừ
689
776
87
12,6
3
Doanh thu thuần
94.551
108.777
14.226
15,0
4
Giá vốn hàng bán
83.987
92.011
8.024
9,6
5
Lợi nhuận gộp
10.564
16.766
6.202
7,4
6
DT HĐ tài chính
750
876
126
16,8
7
CP tài chính
661
768
107
16,2
8
CP QLDN
1.321
2.001
680
51,5
9
LN thuần từ HĐKD
9332
14.873
5.541
59,4
10
Thu nhập khác
1.489
2.781
1.292
86,8
11
Chi phí khác
989
1.929
940
95,0
12
Lợi nhuận khác
500
852
352
70,4
13
Tổng LN trước thuế
9.832
15.725
5.893
59,9
14
Thuế TNDN
2.752,96
4.403
1.650,04
-
15
LN sau thuế TNDN
7.079,04
11.322
4.242,96
-
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2007)
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Qua số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của hai năm gần đây rất khả quan. Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, thuế nộp ngân sách đều tăng. Doanh thu năm 2007 tăng 15% so với năm 2006, lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007 tăng 59,9 so với năm 2006. Thu nhập bình quân đầu người đang trên đà gia tăng hàng năm do sự điều chỉnh và thay đổi cơ chế đãi ngộ cho công nhân viên choc trong công ty.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty là một doanh nghiệp quy mô vừa, có tư cách pháp nhân, tự hạch toán và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể:
* Xây dựng dân dụng và công nghiệp
* Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi
* Xây dựng công trình, đường dây, trạm điện
* Đầu tư bất động sản, nhà cửa, khách sạn, trang trí nội thất, tư vấn xây dựng
* Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông.
2.1.3. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thái Hạ
Đứng đầu là Giám đốc Công ty giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật. Giúp việc cho Giám đốc là 3 Phó giám đốc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tham mưu và giúp Giám đốc các công việc quản lý và điều hành sản xuất. Công ty có 5 phòng ban chức năng bao gồm:
Phòng tổ chức cán bộ tiền lương: Giải quyết mọi công việc có liên quan đến tổ chức nhân sự, tiền lương và các công tác quản lý văn phòng trong công ty.
Phòng Tài chính – kế toán: Có nhiệm vụ tổng hợp xử lý các số liệu thông tin về công tác tài chính – kế toán, giúp cho Ban giám đốc đưa ra những biện pháp có hiệu quả về việc sử dụng đồng vốn kinh doanh của công ty và đảm bảo cho công ty có vốn hoạt động liên tục.
Phòng kinh tế kỹ thuật: Có nhiệm vụ tìm hiểu, tiếp cận thị trường khai thác hợp đồng nhận thầu, lập các hợp đồng kinh tế, lập các kế hoạch thực hiện tổ chức và điều động sản xuất, xây dựng các đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ, tổ chức công tác quản lý kỹ thuật chất lượng nghiệm thu thanh toán.
Phòng vật tư thiết bị: Chịu trách nhiệm quản lý, mua sắm thiết bị, vật tư, nhiên liệu, quản lý, theo dõi chất lượng thiết bị.
Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức, tuyển chọn lao động theo kế hoạch được giao, giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động theo đúng chế độ quy định của Nhà nước.
Dưới các phòng ban là các đội sản xuất, ở mỗi đội sản xuất có đội trưởng, nhân viên kinh tế, kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp về kinh tế, kỹ thuât của đội.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (Sơ đồ 1)
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH xây dựng Thái Hạ
Bộ máy kế toán của Công ty bao gồm 7 người và các nhân viên kế toán các đội sản xuất.
Đứng đầu là kế toán trưởng: Giúp giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê ở ở công ty.
Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng các khoản tiền vay, tiền gửi ngân hàng của công ty.
Kế toán thanh toán nội bộ và quan hệ ngân sách: Làm công tác thanh toán tiền lương, tiền mặt và các khoản thuế phải nộp cho Ngân sách Nhà nước và thanh toán công nợ nội bộ.
Kế toán TSCĐ và thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản tăng, giảm TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ theo định kỳ và thanh toán công nợ bên ngoài
Kế toán tổng hợp và tính giá thành: Các bộ phận kế toán nói trên sẽ tập hợp các số liệu lại để kế toán tổng hợp kiểm tra và lập báo cáo kế toán.
Thủ quỹ: Thực hiện việc thu, chi, quản lý các loại tiền và thực hiện ghi sổ quỹ hàng ngày, lập báo cáo quỹ chuyển cho kế toán kèm theo thu chi để làm cơ sở ghi sổ kế toán.
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty (Sơ đồ 2)
2.1.5. Quy trình sản xuất tại Công ty
Vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, thi công nhiều công trình với quy mô lớn, tính chất khác nhau và chủ yếu là ở ngoài trời chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên như: Nắng, mưa, lụt, bão…Do vậy không có một hệ thống sản xuất chung áp dụng giống nhau cho tất cả các công trình khác nhau. Nhưng một cách chung nhất thì có thể theo quy trình công nghệ chính của Công ty bao gồm:
Giai đoạn thi công cống với vật liệu chủ yếu là sắt, xi măng, cát, sỏi.
Giai đoạn thi công nền, móng với vật liệu chủ yếu là cát, đá, sỏi, base, subbase.
Giai đoạn thi công Mặt với vật liệu chủ yếu là nhựa, đường, cát, đá, bột đá.
Giai đoạn hoàn thiện.
2.1.6. Một số chính sách kế toán của Công ty
Công tác kế toán của Công ty thực hiện theo chế độ kế toán của đơn vị xây lắp ban hành theo quyết định số 1864/QĐ - BTC bgày 16/12/1998.
Công ty sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ (Sơ đồ 3).
Kỳ kế toán theo quý.
Niên độ kế toán là một năm dương lịch (từ 01/01 đến 31/12).
Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Đơn vị tiền tệ là VNĐ.
Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Tính giá NVL xuất dùng theo giá thực tế đích danh.
Hệ thống sổ kế toán: Sổ chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết.
Hệ thống báo cáo tài chính:
Bảng cân đối kế toán ( Mẫu B01 – DN).
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu B02 – DN).
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu B03 – DN).
Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu B09 – DN).
2.2. Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH XD Thái Hạ
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty TNHH XD Thái Hạ
* Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ gia trị cần thiết tạo ra sản phẩm hoàn thành, giá trị vật liệu bao gồm giá trị thực tế của nguyên vật liệu chính như: đá, cát, sỏi,…các cầu kiện, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị XDCB….cần cho việc thực hiện và hoàn thành công trình.
* Chi phí thi công: Đó là những khoản tiền lương, tiền công được trả theo số ngày của công nhân trực tiếp tham gia thực hiện khối lượng công trình. Số ngày công gồm cả lương lao động chính và phụ, cả công tác chuẩn bị và kết thúc dọn hiện trường thi công.
* Chi phí sử dụng máy thi công: Là những chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công việc xây lắp bằng máy. Trong khoản mục chi phí này bao gồm: tiền thuê máy, tiền lương công nhân lái máy, chi phí phát sinh khi máy hang, chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch, khấu hao cơ bản máy thi công, các chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu (xăng, dầu…) trực tiếp cho hoạt động của máy.
* Chi phí sản xuất chung: Bao gồm khấu hao TSCĐ, chi phi mua ngoài (điện, nước…) dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác bằng tiền phục vụ cho công tác giao nhận thầu, nghiệm thu, bàn giao công trình giữa các bên liên quan.
2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH XD Thái Hạ
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là từng công trình, hạng mục công tình. Mỗi công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành bàn giao đều được theo dõi chi tiết trên sổ chi tiết để tập hợp chi phí thực tế phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình đó.
2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH XD Thái Hạ
2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a. Chứng từ sử dụng:
- Hoá đơn GTGT (01 GTKT – 3LL).
- Hoá đơn mua hàng (02 GTTT – 3LL).
- Phiếu nhập kho (01 – VT).
- Phiếu xuất kho (02 – VT).
b. Tài khoản sử dụng:
TK 621 – Chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp mở cho từng công trình.
Các TK liên quan TK 111, TK 112, TK 331, TK 154, TK 1331…
c. Phương pháp hạch toán (Sơ đồ 4).
( Phụ lục 01 ) Thu mua VLC Cát vàng Sông Lô chuyển đến tận chân công trình, sử dụng trực tiếp đê thi công công trình đường Nguyễn Sinh Sắc. Theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 24.750.000 đ. Căn cứ hoá đơn GTGT, kế toán hạch toán:
Nợ TK 621 (cát vàng) : 22.500.000 đ
Nợ TK 133(1) : 2.250.000 đ
Có TK 331 (CVSL) :24.750.000 đ
( Phụ lục 02) Sau khi Cát đã giao đên tận chân công trình và có bản kiểm kê cát. Công ty trích tiền gửi Ngân hàng trả cho Công ty Cát vàng Sông Lô. Công ty nhận được giấy báo có của Ngân hàng, kế toán hạch toán:
Nợ TK 331 : 24.750.000 đ
Có TK 112 : 24.750.000đ
( Phụ lục 03) Ngày 21/12/2007, anh Nguyễn Quốc Trọng giám đốc phân xưởng xây lắp - đội 1. Yêu cầu xuất kho 1500 bao xi măng để tiếp tục thi công công trình đường Nguyễn Sinh Sắc. Phiếu yêu cầu xuất vật tư đã được giám đốc công ty ký và thủ kho ký duyệt.
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 1875 ngày 21/10/2007. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 621 : 127.500.000 đ
Có TK 152 : 127.500.000 đ
( Phụ lục 04) Ngày 30/10/2007 xi măng đã xuất cho công trình đường Nguyễn Sinh Sắc dùng không hết nhập lại kho. Căn cứ vào phiếu nhập kho số 595, kế toán hạch toán:
Nợ TK 152 : 42.500.000 đ
Có TK 621 : 42.500.000 đ
( Phụ lục 06) Cuối tháng, kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp cho từng công trình, hạng mục để tính giá thành.
Kế toán tập hợp chi phí NVL của công trình đường Nguyễn Sinh Sắc và kết chuyển sang TK 154 – chi phí SXKD dở dang để tính giá thành của hạng mục này. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 154 : 10.324.000.000 đ
Có TK 621 : 10.324.000.000 đ
2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
a. Chứng từ sử dụng:
Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội…
b. Tài khoản sử dụng:
TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Các TK liên quan: TK 334, TK 338 (3382, 3383, 3384), TK 154, TK 111….
c. Phương pháp hạch toán (Sơ đồ 5).
Công ty áp dụng hai hình thức trả lương theo thời gian và trả lương khoán.
( Phụ lục 08 và 10).
* Căn cứ vào sổ chi tiết TK 622, kế toán hạch toán:
Nợ TK 622 : 4.500.000.000 đ
Có TK 334.1 : 3.100.000.000 đ
Có TK 334.2 : 1.400.000.000 đ
* Cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành cho từng công trình, hạng mục.
Kế toán hạch toán cho công trình hạng mục đường Nguyễn Sinh Sắc:
Nợ TK 154 : 4.500.000.000 đ
Có TK 622 : 4.500.000.000 đ
2.3.3. Kế toán chi phí máy thi công
a. Chứng từ sử dụng:
- Bảng chấm công và bảng thanh toán lương cho công nhân trực tiếp điều khiển xe.
- Hoá đơn GTGT (01 GTKT – 3LL).
- Hoá đơn mua hàng (02 GTTT – 3LL).
b. Tài khoản sử dụng:
TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công.
Các TK liên quan: TK 153, TK 152, TK 112, TK 111, TK 334…
c. Phương pháp hạch toán (Sơ đồ 6,7).
Công ty có tổ chức đội xe, máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội.
( Phụ lục 12) Ngày 15/10/2007 thủ kho vật tư và công cụ nhận được giấy đề nghị xuất vật liệu cho công trình đường Nguyễn Sinh Sắc, xuất dùng cho máy thi công đã được giám đốc ký duyệt.
( Phụ lục 13) Ngày 16/10/2007 thủ kho làm phiếu xuất kho 1000l dầu Diezen (yêu cầu xuất 1500 nhưng hiệc tại kho chỉ còn 1000 lít) với đơn giá là 19.000đồng/ lít.
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 1706, kế toán hạch toán:
Nợ TK 623 : 19.000.000 đ
Có TK 152 : 19.000.000 đ
( Phụ lục 15) Căn cứ vào số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân điều khiển xe, máy, phục vụ xe, máy ghi:
Nợ TK 623 : 915.123.500 đ
Có TK 334 : 915.123.500 đ
Cuối kỳ, công ty tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công (chi phí thực tế ca xe, máy) tính cho từng công trình, hạng mục để tính giá thành từng hạng mục, từng công trình.
( Phụ lục 16) Kế toán chi phí máy thi công cho công trình đường Nguyễn Sinh Sắc, kết chuyển chi phí đã phân bổ cho công trình sang TK 154, kế toán hạch toán:
Nợ TK 154 : 2.546.500.000 đ
Có TK 623 : 2.546.500.000 đ.
2.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
a. Chứng từ sử dụng:
- Bảng khấu hao TSCĐ phân bổ cho sản xuất chung, bảng chấm công và thanh toán lương của bộ phận quản lý, hoá đơn dịch vụ…
- Hoá đơn GTGT (01 GTKT – 3LL).
- Hoá đơn mua hàng (02 GTTT – 3LL).
- Hoá đơn dịch vụ.
b. Tài khoản sử dụng:
TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
Các TK liên quan: TK 334, TK 338 (3382, 3383, 3384), TK 154, TK 111, TK 112, TK 214, TK 1331…
c. Phương pháp hạch toán (Sơ đồ 8).
(Phụ lục 19) Chi tiết cho công trình đường Nguyễn Sinh Sắc:
* Tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân phân xưởng; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 627 : 555.089.000 đ
Có TK 334 : 555.089.000 đ
* Trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất, kế toán hạch toán:
Nợ TK 627 : 85.500.000 đ
Có TK 338 (3382, 3383, 3384) : 85.500.000 đ
* Cuối kỳ phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình, sao đó kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành từng công trình, hạng mục. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 154 : 985.450.000 đ
Có TK 627 : 985.450.000 đ
2.3.5. Tập hợp chi phí
a. Chứng từ sử dụng:
Từ chứng từ gốc, sổ nhật ký chung, sổ cái các TK 621, TK 622, TK 623, TK 627.
b. Tài khoản sử dụng:
TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Các TK liên quan: TK 621, TK 622, TK 623, TK 627.
c. Phương pháp hạch toán (Sơ đồ 9).
- TK 1541 – Xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm xây lắp và phản ánh giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ.
- TK 1542 – Sản phẩm khác: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản xuất sản phẩm khác và phản ánh giá trị sản phẩm khác dở dang cuối kỳ (Thành phẩm, cầu kiện xây lắp…).
- TK 1543 – Dịch vụ: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành dịch vụ và phản ánh chi phí dịch vụ dở dang cuối kỳ.
- TK 1544 – Chi phí bảo hành xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí bảo hành công trình xây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22569.doc