MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3
1.1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 3
1.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 3
1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất. 3
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. 4
1.1.2. Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm. 7
1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm. 7
1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 8
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 9
1.1.3.1. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 9
1.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 10
1.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. 12
1.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 12
1.2.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 12
1.2.1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 12
1.2.2. Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 13
1.2.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 14
1.3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. 17
1.3.1. Trình tự hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 17
1.3.2. Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất. 18
1.4. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. 18
1.4.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 18
1.4.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 19
1.4.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 21
1.4.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. 22
1.4.4.1. Kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên. 22
1.4.4.2. Kế toán chi phí toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 23
1.5. Đánh giá sản phẩm làm dở. 24
1.6. Kế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 25
1.6.1. Phương pháp tính giá thành sản phẩm giản đơn. 25
1.6.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng. 26
1.6.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước. 27
1.6.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức. 29
1.7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy. 30
1.7.1. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy. 30
1.7.2. Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán. 31
1.7.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 32
1.7.3.1. Kế toán chi phí sản xuất. 33
1.7.3.2. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 34
1.7.3.3. Kế toán giá thành sản phẩm. 34
CHƯƠNG 2 35
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY CHẾ TẠO PHỤ TÙNG Ô TÔ XE MÁY DETECH 35
2.1. Đặc điểm chung của Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH. 35
2.1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức hệ thống sản xuất và quy trình công nghệ của Nhà máy DETECH. 35
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy. 35
2.1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy DETECH. 41
2.1.1.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất, quy trình công nghệ. 43
2.1.2. Tổ chức công tác kế toán. 46
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. 46
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán. 47
2.1.2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Nhà máy DETECH. 48
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH. 50
2.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy DETECH. 50
2.2.2. Trình tự và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Nhà máy DETECH. 51
2.2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 51
2.2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 58
2.2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung. 63
2.2.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất. 70
2.2.3. Tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH. 72
CHƯƠNG 3 75
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY CHẾ TẠO PHỤ TÙNG Ô TÔ XE MÁY DETECH. 75
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy DETECH. 75
3.1.1. Ưu điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECh. 77
3.1.2. Hạn chế trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH. 78
3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH. 80
KẾT LUẬN 87
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3636 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u quả ở từng giai đoạn phân xưởng, tổ đội sản xuất. Mặt khác, khi có bán thành phẩm tiêu thụ, doanh nghiệp có cơ sở để tính giá vốn hàng bán, quyết định giá bán và xác định kết quả kinh doanh.
Ø Tính giá thành sản phẩm không tính giá thành bán thành phẩm.
w Áp dụng trong những doanh nghiệp sản phẩm hoàn thành trải qua nhiều giai đoạn chế biến nhưng bán thành phẩm trong từng giai đoạn không có giá trị sử dụng độc lập, không thể nhập kho và đem bán, vì vậy, chỉ tính giá thành ở bước cuối cùng.
w Nội dung: Giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng chứa đựng chi phí của tất cả các giai đoạn trước đó. Vì vậy, trong trường hợp này, kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đã tập hợp để xác định phần chi phí của từng giai đoạn có trong giá thành của thành phẩm, sau đó tổng hợp lại và tính được giá thành thành phẩm.
Chi phí NVL chính tính vào thành phẩm
+
Chi phí chế biến bước 1 tính vào thành phẩm
+
…
+
Chi phí chế biến bước n tính vào thành phẩm
=
Giá thành thành phẩm
Chi phí NVL chính tính vào thành phẩm
=
Chi phí NVL chính đầu kỳ + Chi phí NVL chính phát sinh trong kỳ
x
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Số lượng bán thành phẩm hoàn thành bước 1 + Số lượng bán thành phẩm dở dang bước 1
Chi phí chế biến là chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Chi phí chế biến bước 1 tính vào thành phẩm
=
Chi phí chế biến dở dang đầu kỳ + Chi phí chế biến phát sinh trong kỳ
x
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Số lượng bán thành phẩm hoàn thành bước 1 + Số lượng bán thành phẩm dở dang bước 1 quy đổi
Chi phí chế biến bước 2 và các bước tiếp theo tính tương tự.
1.6.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức.
Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, dự toán chi phí tiên tiến, hợp lý thì áp dụng phương pháp này có tác dụng lớn trong việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình hình sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả hay lãng phí chi phí sản xuất. Ngoài ra, còn giảm bớt khối lượng ghi chép, tính toán của kế toán nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra.
Giá thành thực tế sản phẩm
=
Giá thành định mức sản phẩm
±
Chênh lệch do thay đổi định mức
±
Chênh lệch so với định mức đã điều chỉnh
Việc tính toán giá thành định mức được tiến hành trên cơ sở các định mức tiên tiến hiện hành ngày đầu kỳ (thường là đầu tháng).
Chênh lệch do thay đổi định mức = (định mức cũ - định mức mới)x sản phẩm làm dở đầu kỳ.
Chênh lệch so với định mức đã điều chỉnh = Chi phí thực tế - Chi phí định mức
1.7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy.
1.7.1. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy.
Để tổ chức tốt kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Ø Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý. Từ đó tổ chức mã hoá, phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng, không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động.
Ø Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý để xây dựng hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Ø Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng trình tự đã xác định.
Ø Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ, báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích.
Ø Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng,… Xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý để xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.
1.7.2. Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán.
Ø Việc tập hợp các chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ. Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí.
Ø Căn cứ kết quả kiểm kê, đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy.
Ø Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn.
Ø Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết.
Sơ đồ 1.7: Trình tự xử lý kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Bước chuẩn bị
- Thu thập, xử lý các tài liệu cần thiết về sản phẩm dở dang, số lượng,…
- Phần mềm kế toán sử dụng.
Dữ liệu đầu vào
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh, bút toán kết chuyển chi phí.
- Lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật tư hàng hoá, phân tích tiêu thức phân bổ chi phí, khấu hao.
Máy tính xử lý
Thông tin và đưa ra sản phẩm
Thông tin đầu ra
Bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm, các báo cáo chi phí sản xuất, báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm, sổ cái,…
1.7.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Những công việc người sử dụng cần nắm vững khi làm kế toán máy là:
Ø Cài đặt và khởi động chương trình.
Ø Xử lý nghiệp vụ.
Ø Nhập dữ liệu:
w Nhập các dữ liệu cố định (nhập một lần).
w Nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo.
Ø Xử lý dữ liệu.
Ø Xem/in sổ sách, báo cáo.
1.7.3.1. Kế toán chi phí sản xuất.
Ø Xử lý nghiệp vụ:
Mỗi chứng từ có một màn hình nhập dữ liệu khác nhau với các yếu tố khác nhau tuân theo hệ thống chế độ kế toán hiện hành hoặc theo yêu cầu quản lý. Muốn nhập dữ liệu một chứng từ gốc nào đó, ta chỉ cần lựa chọn và nhập dữ liệu vào ô cần thiết ngầm định sẵn.
Kế toán chi phí nguyên vật liệu: sử dụng chứng từ xuất vật liệu và định khoản theo mối liên hệ đối ứng tài khoản.
Kế toán chi phí nhân công: phần mềm thường cho phép người dùng tạo ra bảng lương theo ý muốn và thực hiện tính lương, điều khiển bút toán tự động.
Kế toán chi phí sản xuất chung: tương tự như kế toán chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công.
Ø Nhập dữ liệu:
w Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì việc nhập các dữ liệu cố định, khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục liên quan đến các phần hành kế toán trước, trừ khi bổ sung, mở rộng quy mô thêm vào danh mục.
w Kế toán chi phí nhân công, sau khi lập phương thức tính lương chỉ cần nhập một số mục như ngày, giờ công, lương cơ bản, máy sẽ tự tính.
w Kế toán chi phí sản xuất chung: nhập các dữ liệu cố định như khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các chuyên mục. Nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo.
Ø Xử lý và in sổ sách, báo cáo.
1.7.3.2. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Các phần mềm có thể thiết lập Menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kế một chứng từ để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang tài khoản 154, nếu tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng danh mục phân xưởng.
Để phục vụ cho việc tính giá thành theo khoản mục, phần mềm có thể xây dựng danh mục các khoản mục chi phí, kết hợp với các tài khoản chi phí để tập hợp các chi phí vào sổ sách, báo cáo theo các khoản mục. Từ đó, lấy số liệu trên bảng tính giá thành theo khoản mục hoặc tập hợp chi phí theo khoản mục. Khi nhập dữ liệu, các phát sinh phải chia ra khoản mục chi phí để chương trình tập hợp.
1.7.3.3. Kế toán giá thành sản phẩm.
Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: phần mềm kế toán không thể tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm. Do vậy, kế toán phải xây dựng phương pháp tính toán sản phẩm dở dang cuối kỳ và mức độ hoàn thành để nhập vào chương trình.
Phương pháp tính giá thành được doanh nghiệp tự xây dựng và cài đặt ngầm định phù hợp với điều kiện, tổ chức kế toán tại doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY CHẾ TẠO PHỤ TÙNG Ô TÔ XE MÁY DETECH
2.1. Đặc điểm chung của Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH.
2.1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức hệ thống sản xuất và quy trình công nghệ của Nhà máy DETECH.
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy.
Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ DETECH được thành lập theo quyết định 86/VKH-QĐ ngày 11/02/1991 của Viện trưởng Viện khoa học Việt Nam nay là Viện khoa học và công nghệ Việt Nam. Sau hơn 10 năm hoạt động và phát triển, ngày 22 tháng 10 năm 2002 công ty đã được giám đốc trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia ra quyết định số 1459/2002/QĐ-KHCNQG phê duyệt phương án cổ phần hoá.
Tên công ty: Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ DETECH.
Từ đầu năm 1999, nhận thấy tiềm năng rất lớn của thị trường Việt Nam, DETECH đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, trang thiết bị để sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy, xe ô tô các loại. Trên diện tích rộng 100.000m2 tại khu công nghiệp Phố Nối, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Nhà máy chế tạo phụ tùng và lắp ráp ô tô, xe máy DETECH được hình thành.
Tên doanh nghiệp: Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH.
Tên giao dịch: DETECH MOTOR
Tên viết tắt: DETECH MOTOR
Địa chỉ trụ sở: Khu công nghiệp Phố Nối, xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Một số điểm về nhà máy:
- Là công ty TNHH một thành viên, hạch toán độc lập.
- Hình thức sở hữu vốn: Cổ phần.
- Hình thức hoạt động: Sản xuất kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0504000006 ngày 25/10/2001 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp với tên gọi là Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô, xe máy. Vốn điều lệ là 2.100.000.000 đồng.
Thay đổi lần thứ 2, ngày 23/08/2004, thay đổi tên gọi thành Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô, xe máy DETECH, vốn điều lệ 9.000.000.000 đồng, chủ sở hữu là Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ DETECH.
Thay đổi lần thứ 3, ngày 19/10/2004 với thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh: thiết kế sản xuất phụ tùng, lắp ráp và kinh doanh ô tô và xe máy.
- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất phụ tùng và linh kiện ô tô, xe máy; sản xuất mũ bảo hiểm xe máy; đại lý mua bán ký gửi hàng hoá (ô tô, xe máy); dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo trì xe máy; thiết kế, sản xuất phụ tùng, lắp ráp và kinh doanh ô tô và xe máy.
- Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 22/ƯĐĐT-UB ngày 24/12/2001 của UBND tỉnh Hưng Yên cấp.
- Hình thức hạch toán kế toán: nhật ký chung.
- Đơn vị sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ.
- Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác: theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12.
- Đăng ký kê khai nộp thuế tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên.
- Hình thức kê khai nộp thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
- Mục lục ngân sách: cấp 2, chương 154, loại 04, khoản 45.
* Những thành tích Nhà máy đạt được:
Tính đến cuối năm 2005, Nhà máy đã đầu tư gần 50 tỷ đồng cho trang thiết bị, máy móc chuyên dụng cho sản xuất ô tô, xe máy. Mặc dù mới chiếm khoảng 3% thị phần trong nước nhưng các sản phẩm xe máy DETECH đã giành được rất nhiều giải thưởng uy tín trong nước như nhãn hiệu tin cậy năm 2002, hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2003, 2004 và nhãn hiệu nổi tiếng năm 2005.
Từ năm 1999, Nhà máy đầu tư thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến xây dựng nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe gắn máy với công suất 40.000 xe đến 50.000 xe/năm với các chủng loại xe từ 100cc đến 110cc.
Năm 2000, tổng số lượng xe gắn máy DETECH bán ra trên toàn quốc đạt 50.000 xe.
Năm 2001, DETECH đã xây dựng được mạng lưới bán hàng rộng khắp trên toàn quốc với tổng số trên 100 đại lý.
Năm 2004, Nhà máy tiến hành đầu tư trang thiết bị để xây dựng xưởng lắp ráp ô tô DETECH với công suất 8.000 xe đến 10.000 xe/năm. Tổng số vốn đầu tư lên đến 25 triệu USD. Dự án chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ 2004 – 2005 với số vốn 10 triệu USD, giai đoạn 2 từ 2005 – 2007 với số vốn 15 triệu USD.
Nhà máy đầu tư một hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại gồm: hệ thống xử lý bề mặt, hệ thống sơn điện ly, dây chuyền sơn và sấy bề mặt, dây chuyền lắp ráp, dây chuyền kiểm tra, hệ thống đường thử xe,…
Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động với 3 loại sản phẩm chủ yếu là xe tải 2,5 tấn, xe 4 tấn, xe 900 kg. Dự kiến trong giai đoạn tới Nhà máy sẽ tiến hành sản xuất một số loại xe tải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Cho đến nay sản phẩm xe máy DETECH DT100 và DT110 đã nhận được nhiều giải thưởng: Huy chương vàng nhãn hiệu hàng hoá tin cậy, Huy chương vàng tại Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, Cúp vàng Sao Việt tại Hội chợ VIETNAM MOTORSHOW 2003, Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2005, 2006.
Để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, từ năm 2003, Nhà máy đã triển khai xây dựng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được BVQI của Anh đánh giá chấp nhận.
Đầu năm 2008 được bầu chọn là danh hiệu nổi tiếng.
* Hoạt động sản xuất kinh doanh xe máy của Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH:
Sản phẩm của Nhà máy rất đa dạng về kiểu dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu và quy trình công nghệ. Giá thành sản phẩm của Nhà máy được chia thành nhiều công đoạn khác nhau (từng phân xưởng sản xuất) hoặc có thể là sản phẩm của công đoạn cuối cùng (ô tô, xe máy thành phẩm).
Bảng 2-1
Số vốn huy động của Nhà máy trong những năm gần đây
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Nguồn vốn kinh doanh
40.000.000.000
40.000.000.000
40.000.000.000
Nguồn vốn quỹ
(520.129.709)
(914.671.114)
(285.404.821)
Lãi chưa phân phối
1.276.321.839
4.805.457.637
4.056.099.495
Vốn vay:
+ Vay ngắn hạn
+ Vay dài hạn
58.436.702.733
33.356.996.596
25.079.706.137
51.996.983.686
31.545.417.811
20.451.565.875
87.559.759.515
69.308.193.640
18.251.565.875
Đơn vị tính: VNĐ
Nguồn: Báo cáo tài chính của Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH các năm 2006, 2007, 2008.
Bảng 2-2
Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy năm 2007 và năm 2008.
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền
%
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
123.582.413
111.635.107
-11.947.306
-9.66
Các khoản giảm trừ doanh thu
634.200
9.379.835
8.745.635
+1.379
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
122.948.213
102.255.272
-20.692.941
-16
Giá vốn hàng bán
104.316.719
90.234.704
-14.082.015
-13
Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
18.631.494
12.020.568
-6.610.926
-35
Doanh thu hoạt động tài chính
23.776
29.456
5.680
23
Chi phí tài chính
6.220.299
3.919.451
-2.300.848
-36
Chi phí bán hàng
3.630.280
2.664.371
-965.909
-26
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.652.753
1.578.757
-73.996
-4
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
7.151.938
3.887.445
-3.264.493
-45
Thu nhập khác
2.160.289
273.854
-1.886.435
-87
Chi phí khác
2.637.981
105.199
-2.532.782
-96
Lợi nhuận khác
(477.692)
168.655
646.347
-135
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
6.674.246
4.056.100
-2.618.146
-39
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Nhà máy năm 2007, 2008.
Bảng 2-3
Cơ cấu vốn kinh doanh của Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy.
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Vốn cố đinh
41.118.444.641
43,0
38.567.343.045
29,0
-2.551.101.596
-6
- Tài sản cố định
41.118.444.641
43,0
38.567.343.045
29,0
-2.551.101.596
-6
2. Vốn lưu động
54.543.242.228
57,0
92.963.811.072
70,0
38.420.568.844
70
- Tiền
3.544.821.123
3,7
10.432.509.563
7,0
6.887.688.440
194
- Đầu tư tài chính ngắn hạn
20.000.000
0,02
20.000.000
0,01
0
0
- Các khoản phải thu
24.471.832.456
25,6
55.674.383.808
42,3
31.202.551.352
127
- Hàng tồn kho
26.348.627.629
27,5
25.300.416.764
19,2
-1.048.210.865
-3
- Tài sản lưu động khác
157.961.020
0,2
1.536.500.937
1,2
1.378.539.917
872
Tổng vốn kinh doanh
95.661.686.869
100
131.531.154.117
100
35.869.467.248
37
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH năm 2007, 2008.
2.1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy DETECH.
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
Sơ đồ 2-1
Bộ máy quản lý của Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kỹ thuật
Phòng bán hàng
Phân xưởng sản xuất
Nguồn: Tổ chức bộ máy của Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH.
b. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý.
Ø Ban giám đốc của Nhà máy: bao gồm giám đốc và hai phó giám đốc, trong đó giám đốc là người đại diện pháp nhân của Nhà máy chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ đối với nhà nước, là người đứng đầu, điều hành mọi hoạt động của Nhà máy. Phó giám đốc là người chịu trách nhiệm điều hành các mảng hoạt động mà giám đốc uỷ quyền.
Ø Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ thực hiện truyền đạt thông tin từ ban lãnh đạo Nhà máy tới các phòng ban, phân xưởng và ngược lại. Trực tiếp thực hiện công tác thuộc bộ phận văn phòng như công tác văn thư, lưu trữ.
Ø Phòng bán hàng: thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản xuất. Lập báo cáo kết quả tiêu thụ sản phẩm, thị trường cho ban lãnh đạo Nhà máy.
Ø Phòng kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán tài chính của Nhà máy, thu thập và xử lý thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý. Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán, quản lý tài chính, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Nhà máy. Lập báo cáo cho ban lãnh đạo và các cơ quan quản lý cấp trên.
Ø Phòng xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ thực hiện mọi công việc liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá, khai thác thị trường nước ngoài để đề ra kế hoạch sản xuất của Nhà máy.Chịu trách nhiệm hoàn thành công việc liên quan đến công tác xuất nhập khẩu của Nhà máy (mở LC, hợp đồng ngoại, thanh toán quốc tế…).
Ø Phòng kỹ thuật: kiểm tra, giám sát về chất lượng, kỹ thuật đầu vào, đầu ra sản phẩm của Nhà máy. Với phương châm không đạt chất lượng thì không nhập kho, kiểm tra giám sát tới từng công đoạn sản xuất, lắp ráp của Nhà máy. Chịu trách nhiệm báo cáo cho ban giám đốc, các phòng ban liên quan về tình hình chất lượng sản phẩm của Nhà máy.
2.1.1.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất, quy trình công nghệ.
a. Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất.
Sơ đồ 2-2
Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất của Nhà máy
Kho tổng vật tư, linh kiện lắp ráp
Xưởng Khung
Xưởng Cơ khí
Xưởng Ép nhựa
Xưởng Động cơ
Xưởng Lắp ráp xe
Xưởng Sơn nhựa, khung, mạ
Nguồn: Hệ thống sản xuất của Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH.
b. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống sản xuất.
Ø Kho tổng là nơi tập hợp nguyên liệu đầu vào của toàn Nhà máy.
Ø Xưởng Khung: nguyên liệu của xưởng là sắt thép, vật tư phụ khác lấy từ kho tổng. Xưởng có nhiệm vụ sản xuất, hàn ra các loại khung, càng, ghi đông, ống xả xe máy các loại sau đó xuất đi sơn, mạ.
Ø Xưởng Cơ khí: nguyên liệu là sắt thép các loại ở kho tổng. Xưởng có nhiệm vụ cắt, dập nguyên liệu đó thành các loại sản phẩm, chi tiết xe máy sau đó xuất đi sơn, mạ.
Ø Xưởng Ép nhựa: nguyên liệu đầu vào là nhựa từ kho tổng, sau đó ép ra các sản phẩm nhựa thô của xe máy, từ sản phẩm nhựa thô chuyển sang Xưởng sơn thành nhựa thành phẩm.
Ø Xưởng Động cơ: nguyên liệu đầu vào là linh kiện nhập khẩu, mua trong nước, từ kho tổng sau đó chuyển về Xưởng lắp ráp thành động cơ hoàn chỉnh, sau đó chuyển sang Xưởng lắp ráp xe máy.
Ø Xưởng Sơn, mạ: nguyên liệu đầu vào là từ kho tổng, các xưởng sản xuất sau đó sơn, mạ các chi tiết rồi chuyển sang xưởng lắp ráp xe máy.
Ø Xưởng lắp ráp xe máy: nguyên liệu đầu vào là từ kho tổng, các xưởng sản xuất chuyển sang sau đó lắp ráp thành xe máy hoàn chỉnh.
c. Quy trình công nghệ sản phẩm của Nhà máy DETECH.
Sơ đồ 2-3
Quy trình công nghệ sản xuất của Nhà máy DETECH
Nguyên vật liệu (sắt, thép, hạt nhựa)
Nguyên vật liệu (linh kiện mua ngoài)
Gia công sản xuất (cắt, dập, ép nhựa)
Bán thành phẩm (linh kiện ô tô, xe máy)
Gia công sơn, mạ
Lắp ráp sản phẩm
Sản phẩm hoàn thành (ô tô, xe máy)
Nguồn: Quy trình sản xuất của Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH.
Quy trình công nghệ của Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy được chia thành 3 hoạt động chính:
- Thứ nhất, hoạt động sản xuất linh kiện sản phẩm: từ những vật tư, nguyên liệu đầu vào thông qua hoạt động sản xuất sẽ tạo thành các thành phẩm là các linh kiện sẽ được dùng để lắp ráp ô tô, xe máy.
- Thứ hai, hoạt động gia công sơn, mạ: từ các sản phẩm của các phân xưởng sản xuất, các phân xưởng sơn, mạ có trách nhiệm gia công để đảm bảo tính lâu bền và màu sắc của các sản phẩm.
- Thứ ba, hoạt động lắp ráp: từ các thành phẩm do các xưởng sản xuất, xưởng gia công sơn, mạ cung cấp và những linh kiện nhập khẩu từ đó lắp ráp thành các sản phẩm hoàn thiện là các ô tô, xe máy.
2.1.2. Tổ chức công tác kế toán.
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
Sơ đồ 2-4
Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH. Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Xưởng SơXưởng Khung
Kh
tổng vật tư, linh kiện lắp ráp
Kế toán NVL, TSCĐ
Kế toán tiền lương và giá thành
Xưởng Sơn nhựa, khung, mạ
Xưởng Lắp ráp xe
Xưởng Động cơ
Kế toán tiêu thụ
Kế toán thanh toán
Thủ quỹ
Kế toán tại các phân xưởng
Xưởng Xưởng Cơ khí
Xưởng
hung
Kho tổng vật tư, linh kiện lắp ráp
h kiện lắp ráp
ơ khí
Nguồn: Tổ chức bộ máy kế toán của Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH.
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán.
Ø Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Là người đứng đầu bộ máy kế toán, trực tiếp chỉ đạo chung toàn bộ công tác kế toán tại Nhà máy và chịu trách nhiệm chung trước Ban giám đốc, trước công ty. Đồng thời, cùng với giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước về công tác tài chính kế toán. Kế toán trưởng tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, kế toán trưởng còn có nhiệm vụ kiểm tra tổng hợp báo cáo của các kế toán viên lập, từ đó lập báo cáo quyết toán toàn Nhà máy.
Ø Kế toán nguyên vật liệu và tài sản cố định: theo dõi, ghi chép, phản ánh nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, mở sổ chi tiết theo dõi cho từng loại nguyên vật liệu. Cuối kỳ cung cấp giá trị xuất kho cho kế toán tính giá thành và cung cấp giá trị tồn kho cho bộ phận có liên quan. Đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, phân phối kịp thời chính xác giá trị hao mòn tài sản cố định của các đối tượng, theo dõi tình hình kế hoạch khấu hao, sửa chữa tài sản cố định, thanh lý tài sản cố định.
Ø Kế toán tiền lương và giá thành sản phẩm: căn cứ vào các bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ cấp do kế toán tại phân xưởng tập hợp để tính tiền lương và lập bảng tổng hợp thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương cho các bộ phận. Đồng thời, căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, bảng phân bổ tiền lương,… và các chứng từ có liên quan để ghi vào sổ tập hợp chi phí chi tiết cho từng phân xưởng, phân bổ chi phí sản xuất chung và tính giá thành cho từng sản phẩm cụ thể.
Ø Kế toán tiêu thụ: theo dõi ghi chép, phản ánh tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ hàng hoá và theo dõi công nợ của khách hàng.
Ø Kế toán thanh toán: hạch toán chi tiết, tổng hợp tình hình thu, chi, tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, tình hình thanh toán của Nhà máy.
Ø Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu tiền, chi tiền, quản lý quỹ, lập báo cáo quỹ theo đúng quy định về quản lý quỹ căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ kèm theo đã được ký duyệt của Giám đốc và Kế toán trưởng.
Ø Kế toán tại các phân xưởng: tại các phân xưởng nhân viên kế toán làm nhiệm vụ theo dõi ghi chép số liệu ban đầu, tập hợp số liệu phát sinh hàng ngày vào các bảng biểu quy định. Cuối tháng chuyển các chứng từ cùng với số liệu đã tập hợp trong kỳ lên phòng kế toán.
2.1.2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Nhà máy DETECH.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ đội ngũ kế toán cũng như về trang bị kỹ thuật cho phòng kế toán nên đơn vị áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Công việc ghi sổ được thực hiện thông qua việc sử dụng máy vi tính với phần mềm kế toán và quản lý vật tư, tài sản do một bộ phận chuyên trách của Công ty mẹ cung cấp, được viết theo yêu cầu của việc tổ chức công tác kế toán của Kế toán trưởng của toàn hệ thống công ty. Từ năm 2008, Công ty sử dụng phần
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111317.doc