MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
Phần I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1
I- Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1
1. Khái niệm về chi phí sản xuất 1
2. Phân loại chi phí sản xuất 1
2.1. Phân theo yếu tố chi phí 1
2.2. Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 2
2.3. Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành 2
2.4. Phân theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí 2
II- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 3
III- Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 3
1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí theo phương pháp kê khai thường xuyên 3
1.1. Kế toán tập hợp và phân bổ nguyên vật liệu trực tiếp 3
1.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 4
1.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 5
2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 5
3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 6
IV- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 6
1. Đánh giá SPLD theo chi phí NVLTT hoặc chi phí NVLC 6
2. Đánh giá SPLD cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 7
3. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí định mức hoặc kế hoạch 7
V- Giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm. 8
1. Khái niệm về giá thành sản phẩm. 8
2. Phân loại giá thành sản phẩm 8
2.1. Phân theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành 8
2.2. Phân theo phạm vi phát sinh chi phí 8
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9
4. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 9
4.1. Đối tượng tính giá thành 9
4.2. Kỳ tính giá thành 9
5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 9
5.1. Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn) 9
5.2. Phương pháp tính giá thành phân bước 10
a. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành NTP 10
b. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP 10
5.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 10
5.4. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ 11
5.5. Phương pháp tỷ lệ 11
5.6. Phương pháp hệ số 12
5.7. Phương pháp tính giá thành theo định mức 12
Phần II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội 13
I- Đặc điểm tình hình chung của Nhà máy đóng tàu Hà Nội. 13
1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy 13
2. Nhiệm vụ của Nhà máy 13
3. Đặc điểm quy trình công nghệ 14
4. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của Nhà máy 15
5. Tổ chức bộ máy kế toán 16
6. Đặc điểm công tác kế toán của nhà máy 17
II- Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội. 18
1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 18
2. Đặc điểm của chi phí sản xuất tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội 18
2.1. Chi phí NVLTT 18
2.2. Chi phí NCTT 18
2.3. Chi phí sản xuất chung 18
2.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 18
3. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 19
3.1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT 19
3.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NCTT 20
3.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 23
3.4. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp 26
3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 28
4. Đánh giá sản phẩm làm dở 29
5. Tình hình thực hiện kế toán tính giá thành tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội 29
5.1. Đối tượng tính giá thành 29
5.2. Kỳ tính giá thành 29
5.3. Phương pháp tính giá thành 29
Phần III: Đánh giá chung và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đóng tàu Hà nội 31
I- Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đóng tàu Hà Nội 31
1. Những ưu điểm 31
2. Những tồn tại 31
II- Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội 32
1. Ý kiến thứ nhất: Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTTSX 32
2. Ý kiến thứ hai: Về việc hạch toán vào TK 334 - Phải trả CBCNV 33
3. Ý kiến thứ ba: Về phương pháp phân bổ công cụ- dụng cụ tại nhà máy 34
4. Ý kiến thứ tư: Về việc hạch toán TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp 35
5. Ý kiến thứ năm: Về việc áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán tại nhà máy 36
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3627 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à TSCĐ
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ
Kế toán thanh toán
Trưởng phòng kế toán
Phó phòng kế toán kiêm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Hình 3
- Trưởng phòng: Phụ trách chung và tham mưu giúp giám đốc kí kết các hợp đồng kinh tế, phụ trách kế hoạch tài chính của toàn nhà máy.
- Một phó phòng làm nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm, đồng thời làm nhiệm vụ phụ trách chung thay trưởng phòng khi trưởng phòng nghỉ hoặc đi công tác.
- Một phó phòng phụ trách về các khoản nợ của khách hàng và đi cùng giám đốc khi kí kết hợp đồng.
- Kế toán tổng hợp phụ trách việc đưa các số liệu ở các sổ chi tiết, bảng kê, nhật ký chứng từ vào sổ cái, lập các báo cáo tài chính.
- Kế toán tiền lương, BHXH và TSCĐ có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, trích khấu hao theo từng tháng; tổng hợp lương và BHXH để đưa vào các tài khoản liên quan.
- Kế toán thanh toán có nhiệm vụ nhập chứng từ hàng ngày, đồng thời viết phiếu thu, chi tiền mặt; theo dõi các khoản thu, chi trong toàn nhà máy; vào sổ chi tiết, cuối tháng tổng hợp vào nhật ký chứng từ, bảng kê cân đối, đối chiếu với tài khoản để kịp thời phát hiện sai sót, nhầm lẫn có thể xảy ra để kịp thời xử lý.
- Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ có nhiệm vụ viết phiếu nhập - xuất NVL - CCDC, theo dõi các thẻ kho của các kho, đối chiếu với các nhật ký chứng từ mà kế toán thanh toán lập, tập hợp các chứng từ nhập - xuất vật liệu để ghi vào bảng kê số 3 sau đó vào bảng phân bổ nguyên vật liệu.
- Thủ quỹ có nhiệm vụ giữ quỹ, trực tiếp thu, chi tiền mặt, ngân phiếu.
6. Đặc điểm công tác kế toán của nhà máy
- Nhà máy đóng tàu Hà Nội áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
- Nhà máy thực hiện phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Nhà máy tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Kỳ kế toán tính theo năm dương lịch.
II- Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội.
1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất và tổ chức sản xuất, Nhà máy đã xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng, mang tính đơn chiếc.
2. Đặc điểm của chi phí sản xuất tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội
Chi phí sản xuất tại Nhà máy gồm nhiều loại. Do đặc thù của Nhà máy là sản xuất các loại sản phẩm vận tải thủy, theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài nên chi phí sản xuất tại Nhà máy được chia thành 4 khoản mục như sau:
2.1. Chi phí NVLTT
Chi phí NVLTT thường chiếm 70% trong tổng giá thành sản phẩm, gồm các loại sau:
- Chi phí NVL chính: như tôn, sắt, thép các loại. Đây là vật liệu chủ yếu để cấu thành nên sản phẩm tại Nhà máy.
- Chi phí vật liệu phụ: như que hàn, sơn các loại… Những loại vật liệu này giúp cho việc hoàn thiện sản phẩm.
- Bán thành phẩm mua ngoài: như máy thủy, máy làm lạnh các loại…
- Chi phí vật liệu khác: như gỗ, dây…
2.2. Chi phí NCTT
Tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội, chi phí NCTT bao gồm lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản chi khác ngoài lương.
2.3. Chi phí sản xuất chung
- Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm các khoản chi về tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, quản đốc phân xưởng và các nhân viên quản lý phân xưởng khác; các khoản chi khác ngoài lương.
- Chi phí vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng.
- Chi phí công cụ - dụng cụ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí về điện, nước ….
- Chi phí khấu hao TSCĐ: khấu hao máy móc sản xuất, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý phân xưởng.
- Chi phí khác bằng tiền.
2.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí nhân viên quản lý: gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, các khoản chi khác ngoài lương.
- Chi phí vật liệu dùng cho quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí đồ dùng văn phòng.
- Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp.
- Thuế, phí và lệ phí.
- Chi phí dich vụ mua ngoài.
- Chi lãi tiền vay ngân hàng.
3. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất
3.1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT
* TK sử dụng: Kế toán sử dụng TK 621- Chi phí NVLTT để hạch toán và TK liên quan như TK 152.
* Trình tự hạch toán chi phí NVLTT
Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT
TK 152 TK 621
Trị giá NVL chính, phụ…
(1.030.050.000)
Đối với chi phí NVLTT, phòng kế toán kết hợp với phòng kế hoạch để xây dựng định mức chi phí NVLTT đối với từng sản phẩm. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và bảng tính định mức chi phí NVLTT thì bộ phận sản xuất tính nhu cầu cho từng loại vật tư rồi viết phiếu yêu cầu vật tư. Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào số lượng tồn kho và phiếu yêu cầu vật tư để viết phiếu xuất kho nguyên vật liệu (biểu số 01 trang 5 PL).
Hiện tại, Nhà máy đang áp dụng phương pháp tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp giá hạch toán. Theo phương pháp này, toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán (là giá kế hoạch hay một loại giá ổn định). Cuối kỳ, kế toán sẽ điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức sau:
Giá thực tế vật liệu xuất dùng (hoặc tồn cuối kỳ)
=
Giá hạch toán vật liệu xuất dùng (hoặc tồn cuối kỳ)
´
Hệ số chênh lệch
Hệ số chênh lệch
=
Giá thực tế VL tồn đầu kỳ + giá thực tế VL nhập trong kỳ Giá hạch toán VL tồn đầu kỳ + giá hạch toán VL nhập trong kỳ
Hệ số chênh lệch sẽ được tính tại bảng kê số 3 (biểu số 02 trang 6 PL). Trong bảng kê số 3, kế toán sẽ căn cứ vào số lượng tồn đầu kỳ, số lượng nhập trong kỳ và mức giá đã ấn định từ đầu năm đối với mỗi loại vật liệu để tính ra cột giá hạch toán. Còn ở cột giá thực tế thì kế toán lấy giá thực tế tồn cuối kỳ của kỳ trước để vào số dư đầu tháng; nhặt từ các NKCT có liên quan sang rồi cộng lại để vào số phát sinh trong tháng. Sau đó lấy tổng số dư đầu tháng và phát sinh trong tháng ở cột giá thực tế chia cho tổng số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng ở cột giá hạch toán thì ta sẽ được hệ số chênh lệch (H).
Ví dụ: Trích bảng kê số 3 tháng 12/2001 (biểu số 02 trang 6 phần phụ lục)
H
=
1.988.914.831
2.027.436.199
=
0,981
Vì ở tất cả các phiếu xuất kho đều ghi rất rõ là xuất cho phân xưởng nào, dùng để sản xuất sản phẩm nào, sử dụng vào mục đích gì. Vì vậy, ta chỉ cần tổng hợp tất cả các phiếu xuất kho vật liệu trong tháng để lên bảng phân bổ vật liệu, CCDC (biểu số 03 trang 7 PL) theo giá hạch toán. Kế toán lấy giá hạch toán nhân với hệ số chênh lệch đã tính ở bảng kê số 3 thì sẽ tính ra cột giá thực tế vật liệu xuất dùng cho từng sản phẩm, theo từng khoản mục.
Ví dụ: Trích bảng phân bổ vật liệu, CCDC tháng 12/2001 (biểu số 03 trang 7 phần phụ lục)
Giá thực tế xuất dùng cho tàu ST 122
=
150.000.000 ´ 0,981 = 147.150.000
Từ bảng phân bổ vật liệu, CCDC (biểu số 03 trang 7 PL) kế toán vào sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 621 (biểu số 04 trang 8 PL). Từ sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 621 kế toán vào bên Nợ TK 621 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T (biểu số 05 trang 9 PL), lên bảng kê số 4 (biểu số 06 trang 10, 11 PL) dòng phù hợp. Từ bên Nợ TK 621 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T kế toán vào bảng phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm dở dang (biểu số 07 trang 12 PL). Từ sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 621 và các chứng từ liên quan kế toán vào NKCT số 7 (biểu số 08 trang 13, 14, 15 PL). Cuối cùng kế toán vào sổ cái TK 621 (biểu số 09 trang 16 PL).
Ví dụ: Trích bảng phân bổ VL, CCDC tháng 12/2001 (biểu số 03 trang 7 phần phụ lục) kế toán ghi
Nợ TK 621 1.030.050.000
Có TK 152 1.030.050.000
3.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NCTT
* Hình thức trả lương: Nhà máy đóng tàu Hà Nội đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian kết hợp với hình thức trả lương khoán.
* Phương pháp trả lương: Căn cứ vào số tiền được khoán về tiền lương cho mỗi sản phẩm của nhà máy giao cho các phân xưởng. Trên cơ sở đó quản đốc phân xưởng căn cứ vào tính chất, nội dung cụ thể của từng công việc lại giao khoán lại cho các tổ sản xuất. Cuối tháng, quản đốc phân xưởng của các phân xưởng cùng tổ trưởng, các phòng nghiệp vụ liên quan (KCS, kỹ thuật, kế hoạch, thống kê…) tiến hành đánh giá tổng hợp kết quả lao động cho từng tổ sản xuất và cho toàn phân xưởng. Dựa vào kết quả đó và căn cứ vào bảng chấm công của từng tổ sản xuất thì cuối tháng thống kê phân xưởng tính lương cho từng tổ viên như sau:
- Tiền lương sản phẩm
Lương sản phẩm
=
Đơn giá lương cơ bản
´
Số ngày công khoán thực tế
Mức lương cơ bản
Đơn giá lương cơ bản =
26 ngày
Ví dụ: Đồng chí Nghiêm Minh An là thợ điện tham gia sản xuất để hoàn thành tàu ST 122 tháng 12/2001 có mức lương cơ bản là 298.800 đ và có số ngày công khoán thực tế là 23 ngày thì đồng chí được hưởng lương sản phẩm là:
= 11.492,3
298.800
Đơn giá lương cơ bản =
26
Lương sản phẩm = 11.492,3 ´ 23 = 264.323
- Lương năng suất
+ Tiền lương năng suất khoán được tính theo ngày công thực tế. Tổng số tiền năng suất của tổ là phần còn lại của tiền lương khoán sau khi đã trừ đi tổng số tiền lương sản phẩm.
+ Đơn giá năng suất khoán của tổ là tổng số tiền năng suất khoán chia cho số công khoán thực tế của tổ.
+ Tiền lương năng suất khoán của mỗi cá nhân bằng số ngày công khoán của mỗi cá nhân nhân với đơn giá năng suất khoán.
Ví dụ: Trong tháng 12/2001 tổng số tiền lương xác định khoán của tổ điện, phân xưởng cơ điện trang trí để hoàn thành tàu ST 122 là 5.079.464 đ. Tổng số công thực tế khoán là 235 công. Tổng số lương sản phẩm là 2.477.629 đ. Vậy tiền lương năng suất được tính cho tổ đó và cho đồng chí An là:
Lương năng suất tổ = 5.079.464 - 2.477.629 = 2.601.835 đ
Đơn giá năng suất khoán = 2.601.835: 235 = 11.071,64 đ
Lương năng suất của đồng chí An = 11.071,64 ´ 23 = 254.648 đ
- Lương của mỗi công nhân nhận được bằng tổng của lương sản phẩm và lương năng suất khoán.
Ví dụ: Lương của đồng chí An nhận được trong tháng 12/2001 là:
264.323 + 254.648 = 518.971 đ
Tương tự tính lương cho toàn bộ công nhân sản xuất trong nhà máy.
Nhà máy không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.
* Kế toán sử dụng TK 622 để hạch toán chi phí NCTT và các TK liên quan như TK 334, TK 338.
* Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Nhà máy
TK 334 TK 622
Lương phải trả CNTT ( 17.327.544 )
TK 338
KPCĐ, BHXH, BHYT phải nộp
( 2.011.184 )
Căn cứ vào mức tiền lương phải trả cho từng CBCNV trong toàn nhà máy để lập bảng thanh toán lương cho từng bộ phận, từng phòng ban. Từ bảng thanh toán lương, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH (biểu số 10 trang 17PL) cho các đối tượng liên quan, tính toán các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán vào sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 622 (biểu số11 trang 18 PL). Từ sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 622 kế toán vào bên Nợ TK 622 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T (biểu số 05 trang 9 PL) và vào bảng kê số 4 (biểu số 06 trang 10, 11 PL) dòng phù hợp. Từ bên Nợ TK 622 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T kế toán vào bảng phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm dở dang (biểu số 07 trang 12 PL). Từ sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 622 và các chứng từ liên quan kế toán lên NKCT số 7 (biểu số 08 trang 13, 14, 15 PL). Cuối cùng kế toán vào sổ cái TK 622 (biểu số 12 trang 19 PL).
Hiện nay nhà máy đang thực hiện các khoản trích theo lương như sau:
- Trích vào chi phí sản xuất 19% cho người lao động trong đó
+ 15% BHXH và 2% BHYT theo lương cơ bản
+ 2% KPCĐ theo lương thực tế
- Trích thu nhập người lao động 6% lương cơ bản trong đó
+ 5% BHXH, 1% BHYT
Ví dụ: Trích bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 12/2001 (biểu số 10 trang 17 phần phụ lục) kế toán ghi
(1) Tiền lương và các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất để hoàn thành tàu ST122
Nợ TK 622 17.327.544
(chi tiết tàu ST 122 17.327.544)
Có TK 334 17.327.544
(2) Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất để hoàn thành tàu ST 122
Nợ TK 622 2.011.184
(chi tiết tàu ST 122 2.011.184)
Có TK 3382 346.551
Có TK 3383 1.468.794
Có TK 3384 195.839
3.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
* TK kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng TK 627 để tập hợp chi phí sản xuất chung và các TK khác có liên quan như: TK 111, TK112, TK152, TK153, TK214, TK334, TK338…
* Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung tại nhà máy
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
TK334, 338 TK627
Lương và các khoản trích theo lương của NVPX
( 16.830.778 + 2.304.060 )
TK111,112,311…
Chi phí dịch vụ mua ngoài ( 8.592.192 )
TK214
Chi phí khấu hao TSCĐ ( 48.227.567 )
TK152,153
Chi phí vật liệu, CCDC dùng cho phân xưởng
( 14.715.000 + 2.490.000 )
* Các ví dụ
a) Kế toán tập hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho bộ phận nhân viên phân xưởng.
Tiền lương NVPX được trả theo thời gian và tỷ lệ trích nộp được thực hiện theo chế độ hiện hành.
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 12/2001 (biểu số 10 trang 17 phần phụ lục) kế toán ghi:
- Tiền lương của NVPX
Nợ TK 627 16.830.778
Có TK 334 16.830.778
- Các khoản trích theo lương của NVPX
Nợ TK 627 2.304.060
Có TK 3382 336.616
Có TK 3383 1.735.930
Có TK 3384 231.464
b) Kế toán tập hợp chi phí NVL, CCDC sử dụng cho các bộ phận sản xuất chung
Tại nhà máy thì NVL, CCDC (có giá trị dù lớn hay nhỏ) xuất kho đều hạch toán thẳng vào TK627.
Căn cứ vào bảng phân bổ NVL, CCDC tháng 12/2001 (biểu số 03 trang 7 phần phụ lục) kế toán ghi
Nợ TK 627 14.715.000
Có TK 152 14.715.000
Nợ TK 627 2.490.000
Có TK 153 2.490.000
c) Kế toán tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ
Hiện nay, nhà máy thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính (bình quân theo thời gian sử dụng). Mức khấu hao trung bình hàng năm được xác định theo công thức sau:
Mức khấu hao trung bình hàng năm
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng ước tính
Nhà máy đang trích khấu hao theo từng tháng và công thức tính như sau:
Mức trích khấu hao
TSCĐ hàng tháng
=
Mức khấu hao TSCĐ trung bình hàng năm
12 tháng
Trong tháng, khi có sự biến động (tăng, giảm) TSCĐ, kế toán TSCĐ phải xác định số khấu hao tăng, giảm rồi căn cứ vào số khấu hao phải trích trong tháng trước để xác định số khấu hao phải trích trong tháng này theo công thức sau:
Số KH phải trích tháng này
=
Số KH phải trích tháng trước
+
Số KH tăng trong tháng trước
-
Số KH giảm trong tháng trước
TSCĐ của nhà máy được theo dõi từng loại trên sổ chi tiết TSCĐ. Hàng tháng kế toán thực hiện trích khấu hao TSCĐ và lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (biểu số 13 trang 20 PL). Thực tế trong tháng 12/2001 ở nhà máy không có sự tăng, giảm TSCĐ và cũng không có sự thay đổi thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ.
Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 12/2001 (biểu số 13 trang 20 phần phụ lục) kế toán ghi như sau:
Nợ TK 627 48.227.567
Có TK 214 48.227.567
Và ghi đơn TK 009 (tài khoản ngoại bảng)
Nợ TK 009 48.227.567
d) Kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí dịch vụ mua ngoài của nhà máy phục vụ cho sản xuất chung chủ yếu là tiền điện, tiền nước. Tất cả các chi phí này đều được tập hợp vào TK 627 theo tỷ lệ là 96% của các hóa đơn thanh toán.
Ví dụ: Tiền điện tháng 12/2001 nhà máy phải trả là 8.950.200đ thì phân bổ vào chi phí sản xuất chung là:
8.950.200
´
96%
=
8.592.192
Và kế toán ghi
Nợ TK 627 8.592.192
Có TK 311 8.592.192
e) Phân bổ chi phí sản xuất chung
Từ tất cả các bảng phân bổ, các NKCT kế toán lên sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 627 (biểu số 14 trang 21 PL). Từ sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 627 kế toán vào bên Nợ TK 627 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T (biểu số 05 trang 9 PL) và vào bảng kê số 4 (biểu số 06 trang 10, 11 PL) dòng phù hợp.
Ví dụ: Căn cứ vào bên Nợ TK 627 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T tháng 12/2001 (biểu số 05 trang 9 phần phụ lục) kế toán ghi
Nợ TK 627 112.535.297
Có TK 111 4.946.700
Có TK 141 14.429.000
Có TK 152 14.715.000
Có TK 153 2.490.000
Có TK 214 48.227.567
Có TK 311 8.592.192
Có TK 334 16.830.778
Có TK 3382 336.616
Có TK 3383 1.735.980
Có TK 3384 231.464
Nhà máy thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí NCTT, được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ phân bổ chi phí SXC
(H 627)
=
Tổng chi phí SXC phát sinh trong tháng
Tổng chi phí NCTT phát sinh trong tháng
H 627
=
112.535.297
=
0,630286727
178.546.195
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm i
=
H 627
´
Chi phí NCTT của sản phẩm i
Chi phí SXC phân bổ cho tàu ST 122 = 0,630286727 ´ 19.338.728 = 12.188.944
Sau khi đã phân bổ chi phí SXC cho các sản phẩm, kế toán vào bảng phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm dở dang (biểu số 07 trang 12 PL). Từ sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 627 và các chứng từ liên quan kế toán lên NKCT số 7 (biểu số 08 trang 13, 14, 15 PL). Cuối cùng kế toán vào sổ cái TK 627 (biểu số 15 trang 22 PL).
3.4. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp
* TK sử dụng: Kế toán sử dụng TK 642 để tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp và các TK khác có liên quan như TK 111,112,141,152,214,334,338…
* Trình tự hạch toán chi phí quản lý tại nhà máy.
Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý
TK 334,338 TK 642
Lương và các khoản trích theo lương của NVQL
( 41.895.055 )
TK 111,112,311…
Chi phí dịch vụ mua ngoài ( 358.008 )
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ ( 17.931.500 )
TK 152,153
Chi phí VL, CCDC dùng cho quản lý doanh nghiệp
( 2.943.000 )
* Các ví dụ
a) Kế toán tập hợp tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho bộ phận nhân viên quản lý
Tiền lương của nhân viên quản lý được trả theo thời gian và tỷ lệ trích nộp được thực hiện theo chế độ hiện hành.
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 12/ 2001(biểu số 10 trang 17 phần phụ lục) kế toán ghi
Nợ TK 642 41.895.055
Có TK 334 35.747.983
Có TK 338 6.147.072
b) Kế toán tập hợp chi phí NVL, CCDC phục vụ cho mục đích quản lý
Căn cứ vào bảng phân bổ NVL, CCDC tháng 12/2001 (biểu số 03 trang 7 phần phụ lục) kế toán ghi
Nợ TK 642 2.943.000
Có TK 152 2.943.000
c) Kế toán tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ
Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 12/2001 (biểu số 13 trang 20 phần phụ lục) kế toán ghi
Nợ TK 642 17.931.500
Có TK 214 17.931.500
Và ghi đơn TK 009 (tài khoản ngoại bảng)
Nợ TK 009 17.931.500
d) Kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí dịch vụ mua ngoài của nhà máy phục vụ cho việc quản lý chủ yếu là tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, các loại phí và lệ phí… Riêng tiền điện nước thì được phân bổ theo tỷ lệ là 4% của các hóa đơn thanh toán, còn các loại khác thì tập hợp thẳng vào TK642
Ví dụ: Tiền điện phân bổ vào chi phí quản lý là
8.950.200 ´ 4% = 358.008đ
Kế toán ghi
Nợ TK 642 358.008
Có TK 311 358.008
e) Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp
Từ tất cả các bảng phân bổ, các NKCT kế toán lên sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 642 (biểu số 16 trang 23 PL). Từ sổ chi phí sản xuất, kinh doanh kế toán vào bên Nợ TK642 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T (biểu số 05 trang 9 PL) và vào bảng kê số 5 (biểu số 17 trang 24, 25 PL) dòng phù hợp. Trong tháng 12/2001 có các khoản giảm trừ chi phí quản lý ở bảng kê số 1 và bảng kê số 2. Lấy ở bảng kê số 1 và bảng kê số 2 (khoản giảm trừ) để vào bên Có TK 642 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T (biểu số 05 trang 9 PL). Sau đó lấy tổng phát sinh Nợ TK 642 trừ đi tổng phát sinh Có TK 642 để ra được chi phí thực tế phát sinh trong tháng.
Sau khi đã xác định được chi phí thực tế phát sinh trong tháng thì ta tiến hành phân bổ cũng giống như đối với chi phí sản xuất chung và vào bảng phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm dở dang (biểu số 07 trang 12 PL).
Ví dụ:
Tỷ lệ phân bổ chi phí quản lý (H 642)
=
103.228.061
=
0,57815884
178.546.195
Chi phí QL phân bổ cho tàu ST122
=
0,57815884
´
19.338.728
=
11.180.857
Từ sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 642 (biểu số 16 trang 23 PL) và các chứng từ liên quan kế toán lên NKCT số 7 (biểu số 08 trang 13, 14, 15 PL). Cuối cùng kế toán vào sổ cái TK 642 (biểu số 18 trang 26 PL).
3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất tại nhà máy
TK 621 TK 154
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
( 1.030.050.000)
TK 622
Kết chuyển chi phí NCTT
( 178.546.195 )
TK 627
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
( 112.535.297 )
TK 642
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
( 103.228.061 )
Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC, chi phí QLDN vào TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tức là vào bên Nợ TK 154 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T (biểu số 05 trang 9 PL), vào bảng kê số 4 dòng TK 154 (biểu số 06 trang 10, 11 PL). Tiếp theo kế toán quay lại vào phát sinh bên Có của các TK 621, 622, 627, 642 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T. Sau đó, kế toán lên NKCT số 7 (biểu số 08 trang 13, 14, 15 PL )
Trích bảng kê số 4 ( biểu số 06 trang 10,11 phần phụ lục) kế toán ghi
Nợ TK 154 1.424.359.553
Có TK 621 1.030.050.000
Có TK 622 178.546.195
Có TK 627 112.535.297
Có TK 642 103.228.061
4. Đánh giá sản phẩm làm dở
Sản phẩm của nhà máy có chu kỳ sản xuất dài, có tỷ trọng chi phí vật liệu lớn. Vì vậy giá trị sản phẩm làm dở tại nhà máy được xác định bằng cách cộng dồn chi phí phát sinh từ khi bắt đầu sản xuất cho đến thời điểm cần xác định giá trị sản phẩm làm dở của sản phẩm đó.
Ví dụ: Đến cuối tháng 12/ 2001, tàu ST 122 đã hoàn thành nên không có giá trị sản phẩm làm dở. Còn tàu 3050T chưa hoàn thành nên giá trị sản phẩm làm dở được thể hiện trên bảng chi tiết chi phí sản xuất tàu 3050T (biểu số 19 trang 27 PL).
5. Tình hình thực hiện kế toán tính giá thành tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội
5.1. Đối tượng tính giá thành
Nhà máy đóng tàu Hà Nội sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng và mang tính đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành của nhà máy là từng đơn đặt hàng, từng sản phẩm.
5.2. Kỳ tính giá thành
Do đặc điểm sản xuất của nhà máy là dựa vào đơn đặt hàng nên kỳ tính giá thành là đơn đặt hàng hoàn thành, sản phẩm hoàn thành.
5.3. Phương pháp tính giá thành
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, từ đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ở trên, nhà máy đã vận dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng, theo từng sản phẩm để tính giá thành sản phẩm.
Mỗi một đơn đặt hàng đều được mở một bảng chi tiết chi phí sản xuất để tập hợp chi phí. Nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì hàng tháng kế toán vẫn phải vào bảng chi tiết chi phí sản xuất của sản phẩm đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì kế toán tập hợp chi phí từ khi bắt đầu sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm sẽ tính được giá thành sản phẩm. Vì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng nên việc tính giá thành sản phẩm chỉ việc cộng dồn các chi phí phát sinh lại. Tổng số phát sinh lũy kế sẽ là giá thành sản phẩm.
Ví dụ: Đến cuối tháng 12/2001 bộ phận sản xuất báo là tàu ST122 đã hoàn thành nên kế toán tiến hành tính giá thành cho tàu ST122 rồi lập bảng tính giá thành sản phẩm tàu ST122 (biểu số 20 trang 28 PL).
Căn cứ vào bảng tính giá thành sản phẩm tàu ST122 (biểu số 20 trang 28 phần phụ lục) kế toán thực hiện bút toán nhập kho thành phẩm, kế toán ghi
Nợ TK 155 2.897.127.974
Có TK 154 2.897.127.974
Sau đó kế toán vào bên Có TK 154 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T (biểu số 05 trang 9 PL), vào NKCT số 7 (biểu số 08 trang 13, 14, 15 PL).
Phần III
đánh giá chung và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đóng tàu Hà nội
I- Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đóng tàu Hà Nội
1. Những ưu điểm
Nhà máy đóng tàu Hà Nội là một trong những đơn vị trực thuộc Sở Giao thông công chính Hà Nội. Trên chặng đường phát triển của mình nhà máy đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển nhà máy đã đạt được nhiều thành tích lớn trong sản xuất kinh doanh. Các sản phẩm của nhà máy đã ngày càng có uy tín trên thị trường. Cùng với sự phát triển của nhà máy, công tác kế toán cũng không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Nhà máy đã xây dựng và đào tạo được một bộ máy quản lý khoa học, lựa chọn được những cán bộ có nghiệp vụ vững vàng và có tinh thần trách nhiệm cao. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng không ngừng được củng cố và hoàn thiện, đã đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý và hạch toán trong điều kiện nền kinh tế thị trường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V8413.DOC