MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM,TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 5
1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác công tác kế toán thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả trong doanh nghiệp sản xuất 5
1.1.1 Vai trò, vị trí của thành phẩm, tiêu thị thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 5
1.1.2 Sự cần thiết quản lý và yêu cầu quản lý thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm6
1.1.2.1 Sự cần thiết quản lý và yêu cầu quản lý thành phẩm 6
1.1.2.2 Sự cần thiết quản lý và yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ thành phẩm 6
1.1.3 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trong công tác quản lý thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả trong doanh nghiệp sản xuất 7
1.1.3.1 Vai trò của kế toán trong công tác quản lý thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả trong doanh nghiệp sản xuất 7
1.1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán trong công tác quản lý thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả trong doanh nghiệp sản xuất 7
1.2 Nội dung công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả trong doanh nghiệp sản xuất 8
1.2.1 Kế toán thành phẩm 8
1.2.1.1 Đánh giá thành phẩm 8
1.2.1.2 Kế toán chi tiết thành phẩm 10
1.2.1.3 Kế toán tổng hợp thành phẩm 11
1.2.2 Kế toán bán hàng, giá vốn hàng bán và xác định kết quả kinh doanh 12
1.2.2.1 Các phương thức bán hàng 12
1.2.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán 13
1.2.2.3 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng 14
1.2.2.4 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 19
1.2.2.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 23
1.3 Các hình thức áp dụng sổ kế toán 23
1.3.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung 23
1.3.1.1 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung 23
1.3.1.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung 23
1.3.2 Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái 24
1.3.2.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký- Sổ Cái 24
1.3.2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái 25
1.3.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 26
1.3.3.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 26
1.3.3.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 27
1.3.4 Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ 28
1.3.4.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ 28
1.3.4.2 Trình từ ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ 29
1.3.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính 30
1.3.5.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính 30
1.3.5.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 30
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM,TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI XÍ NGHIỆP CARTON_SÓNG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU BAO BÌ HÀ 32
2.1 Đặc điểm, tình hình chung của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội 32
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển 32
2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty. 34
2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. 34
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 34
2.1.2.3 Tổ chức công tác kế toán của Công ty. 36
2.2 Đặc điểm chung của xí nghiệp Carton_sóng thuộc công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội. 37
2.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở xí nghiệp Carton sóng 37
2.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp 38
2.2.3 Tổ chức công tác kế toán của xí nghiệp Carton sóng 39
2.2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp 39
2.2.3.2 Hình thức kế toán áp dụng 40
2.2.3.3 Chính sách kế toán 41
2.3 Thực trang vè tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tại xí nghiệp Carton sóng thuộc công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội 42
2.3.1 Thực trạng về tổ chức công tác kế toán thành phẩm tại xí nghiệp Carton sóng 42
2.3.1.1 Đặc điểm thành phẩm 42
2.3.1.2 Tình hình công tác quản lý chung về thành phẩm 42
2.3.1.3 Đánh giá thành phẩm 42
2.3.1.4 Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ 44
2.3.1.5 Kế toán chi tiết thành phẩm 46
2.3.1.6 Kế toán tổng hợp thành phẩm 48
2.3.2 Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tại xí nghiệp Carton sóng 51
2.3.2.1 Các phương thức bán hàng 51
2.3.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra 51
2.3.2.3 Kế toán thanh toán với khách hàng 55
2.3.2.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng 62
2.3.2.5 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản ký doanh nghiệp 63
2.3.2.6 Kế toán giá vốn hàng bán 66
2.3.2.7 Kế toán xác đinhk kết quả 67
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP, Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI XÍ NGHIỆP CARTON_SÓNG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU BAO BÌ HÀ NỘI 70
3.1 Nhận xét, đánh giá thực trạng kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tại xí nghiệp Carton sóng 70
3.1.1 Ưu điểm chủ yếu 71
3.1.2 Nhược điểm 73
3.2 Một số giải pháp,ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tại xí nghiệp Carton sóng 74
KẾT LUẬN 82
82 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tại xí nghiệp carton sóng thuộc công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m mỹ. Chính vì thếmà thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng được mở rộng.
Sản xuất phải thỏa mãn nhu cầu của người mua, có như vậy mới mong bán được sản phẩm và thu được lợi nhuận. Trên thực tế thì nhu cầu người mua ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, đặc biệt là vềmặt chất lượng, nhất là Việt Nam vừa được gia nhập tổ chức WTO. Sự bảo hộ bằng hàng rào thuế quan không còn nữa, công ty sẽ phải cạnh tranh với các công ty sản xuất bao bì lớn trong khu vực và trên thế giới.Tất cả những điều đó buộc PACKEXIM phải luôn đổi mới mình trong đó việc đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc hiện đại về cả bề rộng lẫn chiều sâu được coi là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty.
Công ty có 3 xí nghiệp thành viên trong đó xí nghiệp Carton sóng là thành viên chính.
Xí nghiệp Carton sóng.
Xí nghiệp in hộp phẳng.
Xí nghiệp bao bì nhựa.
Từ chỗ chỉ có 1 máy in Trung Quốc, đến nay công ty đang vận hành :
+ 1 dàn máy Carton sóng của Nhật được trang bị từ năm 1985.
+ Máy in offet của Đài Loan.
+ Máy in roland của Đức.
+ Máy in 8 màu trên ống đồng và máy ghép phức hợp để sản xuất các sản phẩm đồ nhựa và túi polytilen.
Bên cạnh việc chú trọng đầu tư về dây chuyền sản xuất, công ty còn quan tâm đến việc không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ quản lý, kỹ sư, côngnhân để thích ứng với tình hình sản xuất mới. Với mứclương bình quân hiện nay là 1.400.000 đông/ người/tháng. Chế độ lao động được thực hiện đầy đủ. Ngoài ra hàng năm công ty còn tham gia công tác xã hội quan tâm chăm lo đến đơì sống cán bộ công nhân viên. Vì thế cán bộ công nhân viên thực sự an tâm phấn đấu và gắn bó với công ty.
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
Như phần trên đã trình bày về quá trình hình thành côngty ta thấy PACKEXIM đã phải thay đổi đặc điểm quy mô của mình để thích ứng với nhu cầu thị trượng, chính vì thế cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cũng phải từng bước tổ chức lại cho phù hợp với quy mô đặc điểm đó.
Bộ máy quản lý của công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Chủ tịch HĐQT
Tổng giám đốc
Phó
Chủ tịch HĐQT
Phó
Tổng giám đốc
Phòng
TC-KT
Phòng
QLSX
Phòng
Vật tư-HH
Phòng
Hành chính
Ban
Bảo vệ vệvệ
Trung tâm
XNK
Phòng
Kinh doanh
Xưởng
Bao bì nhựa
Xưởng in
Hộp phẳng
Xưởng
Carton song
- Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm chỉ đạo chung toàn bộ của công ty.
- Phó tổng giám đốc: chịu trách nhiệm phụ trách quản lý sản xuất ở các xí nghiệp nội bộ.
- Phó chủ tịch hội đồng quản trị: chịu trách nhiệm chỉ đạo công việc kinh doanh, hoạt đông xuất nhập khẩu của công ty.
- Ban bảo vệ: theo dõi, kiểm tra tình hình ra vào và làm việc của cán bộ công nhân viên, giữ gin trật tự.
- Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ thực hiện chế độ chính sach của Nhà nước, đảm bảo điều kiện kỹ thuật, vật chất cho các xí nghiệp.
- Phòng vật tư-hàng hóa: chịu trách nhiệm quản lý các nguồn cung ưng vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của các đơn vi nội bộ, quản lý các hợp đoong kinh tế, các định mức kỹ thuật, chất lượng, đồng thời tổ chức bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân.
- Phòng quản lý sản xuất: quản lý mọi hoạt động sản xuất ở các xí nghiệp về công nghệ, chất lượng sản phẩm, trang thiết bị, tổ chức sản xuất, tạo điều kiện phát triển đúng hướng đạt hiệu quả.
- Phòng quản lý sản xuất: quản lý mọi hoạt động sản xuất ở các xí nghiệp về công nghệ, chất lượng sản phẩm, trang thiết bị, tổ chức sản xuất, tạo điều kiện phát triển đúng hướng, đạt hiệu quả.
- Phòng tài chính-kế toán: có nhiệm vụ phản ánh mọi hoạt động kinh tế phát sinh. Tổng hợp, quan sát, quản lý chặt chẽ, phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua giám đốc bằng tiền.Phòng kế toan Công ty tập hợp số liệu do các Xí nghiệp nội bộ báo cáo.
- Các xí nghiệp trực thuộc: được Phó tổng giám đốc ủy quyền có tư cách pháp nhân, hạch toán nội bộ, được sử dụng con dấu vuông để giao dịch và mở tài khoản chuyên dùng, chịu trách nhiệm thực hiện sản xuất, quản lý tài sản, đảm bảo an toàn lao động cho công nhân và hoàn thành các chỉ tiêu Công ty giao.
- Phòng kinh doanh và phòng xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm trước Phó chủ tịch hội đồng quản trị về các chỉ tiêu kế hoạch như: doanh thu, quỹ lương, kim ngạch xuất nhập khẩu, lợi nhuận, trích nộp công ty.
2.1.2.3 Tổ chức công tác kế toán của Công ty
Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì là một doanh nghiệp tiến hành theo quy mô lớn. Xuất phát từ đặc điểm này Công ty đã tổ chức công tác kế toán theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán. Hàng tháng, đơn vị nội bộ phải lập và gửi báo cáo về công ty.
Mô hình bộ máy kế toán của công ty
Trưởng phòng kế toán
Kế toán xuất nhập khẩu
Kế toán chi phí lưu thông và tiêu thụ
Kế toán TSCĐ và nguồn vốn
Kế toán nguyên vật liệu,CCDC
Kế toán lương, bảo hiểm
Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán
Kế toán các phòng xuất nhập khẩu
Kế toán phân xưởng nhựa
Kế toán phân xưởng in hộp phẳng
Kế toán phân xưởng sóng
- Trưởng phòng kế toán: có chức năng kiểm tra công tác kế toán ở Công ty, là người giúp việc cho giám đốc kiểm tra, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ toàn bộ hoạt động tài chính kế toán ở Công ty.
- Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán nội bộ: có nhiệm vụ lập và theo dõi phiếu chi, mở sổ theo dõi tình hình thanh toán với Ngân hàng, thanh toán với Nhà nước, theo dõi các khoản thu, chi.
- Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT: có nhiệm vụ tính lương, BHXH, BHYT cho cán bộ công nhân viên hàng tháng, có nhiệm vụ tạm ứng thanh toán cho công nhân viên.
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: có nhiệm vụ theo dõi chi tiết và tổng hợp tình hình nhập-xuất-tồn vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Kế toán TSCĐ và nguồn vốn: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ; đồng thời theo dõi, quản lý các nguồn huy động vốn từ Ngân hàng,…
- Kế toán chi phí lưu thông và tiêu thụ: có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm, theo dõi tình hình nhập-xuất kho thành phẩm.
- Kế toán xuất nhập khẩu: theo dõi tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu, nhập khẩu máy móc, thiết bị.
- kế toán các phân xưởng nội bộ: phản ánh, ghi chép, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế-tài chính kiên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở phân xưởng; định kỳ, phòng kế toán ở các phân xưởng gửi các báo cáo lên Công ty và cung cấp số liệu về doanh thu cho phòng kinh doanh để từ đó có chiến lược và biện pháp thích hợp tối đa hóa lợi nhuận ở mỗi phân xưởng.
2.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA XÍ NGHIỆP CARTON SÓNG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU BAO BÌ HÀ NỘI
2.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghểan xuất sản phẩm ở xí nghiệp Carton sóng
Xí nghiệp Carton sóng là một xí nghiệp trực thuộc Công ty. Hiện nay nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là sản xuất các hòm Carton sóng, các loại giấy gói, giấy chống ẩm…để phục vụ các mặt hàng tiêu dùng trong nước cũng như cho xuất khẩu.
Xí nghiệp Carton sóng tổ chức sản xuất theo một dây chuyền khép kín, được trang bị các loại máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất được liên tục. Xí nghiệp phân chia thành nhiều tổ sản xuất: tổ máy giấy; tổ máy dọc, máy ngang, 2 tổ in lưới, 1 tổ in máy, tổ thành phẩm.Tất cả phục vụ cho 1 dây chuyền sản xuất liên tục và chủ yếu qua 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: giai đoạn tạo tấm Carton sóng.
Giai đoạn 2: giai đoạn gia công tấm Carton sóng thành thành phẩm.
Việc sản xuất sản phẩm ở xí nghiệp dựa trên cơ sở việc ký kết hợp đồng và dựa trên hợp đồng để chế bản mẫu in.Các tổ căn cứ vào Phiếu giao việc sản xuất theo 1 dây chuyền do Phó giám đốc phụ trách sản xuất lập.Bắt đầu từ tổ máy giấy, căn cứ vào phiếu giao việc tổ này tiến hành chạy dàn máy Carton sóng để tạo ra tấm Carton sóng (phôi). Sau đó chuyển sang tổ máy dọc, máy ngang tạo kích cỡ, in bìa. Cuối cùng là tổ dập ghim tạo hộp, kiểm tra đóng gói trước khi nhập kho thành phẩm.Căn cứ vào thực tế số sản phẩm đã xuất ra và hợp đồng đã ký kết với khách hàng, xí nghiệp thực hiện giao hàng cho khách hàng đầy đủ về số lượng, chất lượng, đảm bảo đúng thời gian như trong hợp đồng.
Quy trình công nghệ sản xuất hòm Carton sóng
Giấy+keo+nhiệt độ từ lò hơi
Sóng đơn 1
(1sóng+1phẳng)
Sóng đơn2
(1sóng+1phẳng)
Giấy+keo+nhiệt độ từ nồi hơi
Giấy+keo
Máy dán keo kép
5lớp
3lớp
Tấm Carton
Tấm Carton
In
In
Cắt góc+tạo hằn
Thành phẩm
Giặp ghim hoặc dán
Băng chuyền nhiệt độ
Khi khách hàng gửi fax đặt hàng đến Xí nghiệp, Xí nghiệp đồng ý và Giám đốc Xí nghiệp tiến hành ký kết hợp đồng với khách hàng. Dựa trên đơn đặt hàng, phó giám đốc sản xuất lập Phiếu giao cho từng tổ sản xuất. Sau đó, mỗi tổ sản xuất sẽ có chức năng và nhiệm vụ riêng tiến hành công việc được giao để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm cuối cùng. Từ các nguyên vật liệu như: giấy, keo cùng với nhiệt độ từ lò thông hơi qua băng chuyền của tổ máy giấy là giàn máy Carton sóng sẽ tạo ra tấm Carton sóng. Tấm Carton sóng nếu không phải in thì được đưa thẳng tới tổ máy dọc, máy ngang để tạo kích cỡ cho tấm bìa; còn nếu phải in thì tấm Carton sóng sẽ được chuyển sang tổ in, trong tổ in đã bao gồm cả chế bản, tấm Carton sóng có thể được in bằng máy hoặc in lười tùy thuộc yêu cầu về mẫu mã sản phẩm của khách hàng. Sau khi in xong, nó sẽ chuyển đến tổ máy dọc, máy ngang. Tổ này có nhiệm vụ cắt rãnh, cắt góc và tạo hằn cho tấm bìa. Cuối cùng, tấm bìa sẽ được dập ghim hoặc dán để tạo thành thành phẩm. Mỗi người trong tổ đều có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất của mình sao cho có hiệu quả nhất. Toàn bộ thành phẩm hoàn thành phải qua bộ phận KCS kiểm tra chất lượng đúng theo tiêu chuẩn đã quy định mới được nhập kho và giao cho khách hàng đúng như hợp đồng dã ký kết.
2.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp
Để đảm bảo cho sản xuất có hiệu quả và quản lý sản xuất tốt, xí nghiệp tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, theo quy mô hình thức trực tuyến chức năng.
Sơ đồ bộ máy quản lý của xí nghiệp
Giám đốc xí nghiệp
Tổ thành phẩm
Tổ máy dọc,
Máy ngang
Hai tổ in lưới và
Một tổ in máy
Phòng KCs
Phòng kế toán
Phó giám đốc
Sản xuất
Phó giám đốc
Kinh doanh
Tổ máy giấy
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Giám đốc là người có quyền lực cao nhất, giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc, tiếp theo là các phòng ban và các tổ sản xuất.
Giám đốc xí nghiệp chịu trách nhiệm chung và chịu sự chỉ đạo của giám đốc công ty.
Hai phó giám đốc vừa tham mưu cho giám đốc vừa quản lý các phòng ban thuộc trách nhiệm của mình, thu nhập và cung cấp đầy đủ các thông tin về sản xuất kinh doanh giúp giám đốc lãnh đạo xí nghiệp.
+ Phó giám đốc phụ trách sản xuất có nhiệm vụ thiết kế các công việc cần làm cho các tổ sản xuất bằng việc lập Phiếu giao việc gửi cho các tổ. .
+ Phó giám đốc điều độ chịu trách nhiệm theo dõi quá trình sản xuất, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất; đồng thời quản lý bộ phận KCS đảm bảo sản phẩm hoàn thành cho khách hàng đúng thời hạn và đúng quy cách, mẫu mã… như trong hợp đồng đã ký kết.
Phòng kỹ thuật KCS theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Các tổ sản xuất, mỗi tổ là một giai đoạn của quá trình sản xuất tạo ra các bán thành phẩm, có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất theo lệnh của Phó giám đốc sản xuất trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết.
2.2.3 Tổ chức công tác kế toán của xí nghiệp Carton sóng
2.2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp
Biên chế phòng kế toán: gồm 7 người: kế toán tổng hợp; kế toán bán hàng và thanh toán công nợ; kế toán tiền lương, BHXH, BHYT; thủ kho nguyên vật liệu; kế toán vật tư; kế toán thành phẩm kiêm thủ quỹ; thủ kho thành phẩm.
Xí nghiệp phải tổ chức chứng từ, sổ sách và hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành.
Hàng tháng, xí nghiệp phải có trách nhiệm lập và gửi báo cáo về Công ty theo các biểu sau:
Giá thành khoản mục.
Chi phí sản xuất theo yếu tố.
Tình hình tiêu thụ và xác định kết quả.
Tại xí nghiệp, bộ phận kế toán trực tiếp theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại xí nghiệp.
Sơ đồ bộ máy kế toán ở xí nghiệp bao bì Carton sóng:
Kế toán vật tư
Thủ kho thành phẩm
Thủ kho nguyên vật liệu
Kế toán tiền lương,
BHXH, BHYT
Kế toán tổng hợp
Kế toán thành phẩm
Kế toán bán hàng
Và thanh toán công nợ
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
Kế toán tổng hợp: là người thay mặt kế toán trưởng Công ty thực hiện chức năng và nhiệm vụ kế toán tại Xí nghiệp theo quy chế phân cấp quản lý của giám đốc Công ty.
Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn vật tư: nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế.
Kế toán vật tư theo dõi chi tiết cho từng loại vật tư, cuối tháng lập bảng tổng hợp vật tư rồi chuyển cho các bộ phận kế toán khác có liên quan.
Kế toán thành phẩm: theo dõi, phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời và giám đốc chặt chẽ tình hình hiện có và sự biến động nhập-xuất-tồn của từng loại thành phẩm cả về số lượng và giá trị. Thủ quỹ theo dõi sự biến động và số hiện còn của từng loại tiền mặt, tiền gửi ngân hàng qua tài khoản của xí nghiệp tại ngân hàng.
Kế toán bán hàng và thanh toán công nợ: theo dõi chặt chẽ tình hình tiêu thụ và thanh toán các khoản công nợ.
Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT: theo dõi, tính toán tiền lương và các khoản bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên ở xí nghiệp.
Thủ kho: theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm, đối chiếu thường xuyên với kế toán vật tư và kế toán thành phẩm.
2.2.3.2 Hình thức kế toán áp dụng
Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán được sử dụng để ghi chép và hệ thống hóa và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Vận dụng hình thức kế toán phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm tra, quản lý và đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán.
Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của xí nghiệp và cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như trình độ của công nhân viên kế toán, từ ngày 01/01/1994 phòng kế toán xí nghiệp áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ để tổ chức hạch toán.
Sổ cái các tài khoản: 155,131, 152, 156, 511, 641, 642, 632, 911…
Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với người bán, sổ chi tiết nguyên vật liệu, và các sổ chi tiết liên quan.
Thẻ kho, thẻ công nợ.
Chứng từ: các phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi…
Trình tự ghi sổ:
Chứng từ gốc: Phiếu nhập kho,Phiếu xuất kho,Hóa đơn GTGT
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ quỹ
Bảng cân đối tài khoản
Sổ cái TK 155,511,632,131,911.…
Chứng từ ghi sổ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết:Thẻ kho,sổ chi tiết bán hàng
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Tại xí nghiệp Carton sóng, hàng ngày kế toán căn cứ vào những chứng từ gốc như: phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, …để lên các sổ, thẻ kế toán chi tiết và ghi vào Sổ quỹ tiền mặt, Sổ nộp séc. Từ số liệu trên các sổ, thẻ kế toán chi tiết để lên bảng tổng hợp chi tiết.
Cũng từ các chứng từ gốc, vào mỗi cuối tháng kế toán lập các chứng từ ghi sổ.
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để lên Sổ Cái các tài khoản vào cuối tháng.
Số trên Sổ Cái là cơ sở để ghi Bảng cân đối tài khoản và lên báo cào tài chính.
2.2.2.3 Chính sách kế toán
* Phương pháp hạch toán hàng tồn kho tại xí nghiệp
Ở xí nghiệp, các nghiệp vụ nhập-xuất-tồn thường xuyên xảy ra. Do vậy, để phản ánh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình nhập-xuất-tồn hàng tồn kho nói chung và tình hình nhập-xuất-tồn thành phẩm nói riêng; đòi hỏi kế toán phải lựa chọn và áp dụng phương pháp kế toán thích hợp.
Là một bộ quan trọng thuộc TSLĐ của Công ty, việc hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời giá trị hàng tồn kho không những là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh mà còn là một trong những căn cứ để xác định giá trị thực có của đơn vị. Để thích ứng với yêu cầu và nhiệm vụ của mình trong quá trình hạch toán kế toán, xí nghiệp đã lựa chọn và áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để phản ánh một cách thường xuyên liên tục các nghiệp vụ phát sinh và liên quan đến hàng tồn kho nói chung, thành phẩm nói riêng của xí nghiệp.
* Niên độ kế toán và kỳ kế toán
Niên độ kế toán: xí nghiệp áp dụng thống nhất theo quy định của nhà nước, bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.
Kỳ kế toán: 1 tháng.
* Hệ thống báo cáo ở xí nghiệp bao gồm:
Bảng cân đối kế toán (mẫu B01-DN)
Báo cáo kết quả kinh doanh (mẫu B02-DN).
Các báo cáo này được lập theo tháng.
2.3 THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI XÍ NGHIỆP CARTON SÓNG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU BAO BÌ HÀ NỘI.
2.3.1 Thực trạng tổ chức công tác kế toán thành phẩm tại Xí nghiệp Carton sóng.
2.3.1.1 Đặc điểm thành phẩm
Thành phẩm của Xí nghiệp Carton sóng được hoàn thành ử bước công nghệ cuối cùng của quy trình sản xuất, sau khi được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng sẽ được nhập kho. Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp hiện nay được tuân theo cơ chế thị trường, lấy thị trường để định hướng, lấy tăng trưởng làm động lực, lấy chất lượng để cam kết với khách hàng. Hiện nay, xí nghiệp tập trung sản xuất các mặt hàng là Carton sóng, các tấm bìa, giấy chống ẩm. Ở xí nghiệp việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều hay ít căn cứ vào đơn đặt hàng của từng khách hàng như các doanh nghiệp may mặc, điện lanh, thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng…để các doanh nghiệp này đống gói sản phẩm của mình rồi đem tiêu thụ trên thị trường. Trên Công ty sẽ giao chỉ tiêu xuống cho Xí nghiệp còn tự xí nghiệp sẽ tự tìm kiếm khách hàng cho mình và tự ký kết các hợp đồng với khách hàng. Do đó, xí nghiệp luôn nghiên cứu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho mình đề ra các phương án sản xuất và tiêu thụ thành phẩm sao cho luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tieu, kế toán đặt ra.
2.3.1.2 Tình hình công tác quản lý chung về thành phẩm
Ví việc sản xuất và tiêu thụ thành phẩm phải dựa trên các đơn đặt hàng và các hợp đồng đã kỳ kếy với khách hàng nên phương châm hợt động của xí nghiệp là thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng: chất lượng sản phẩm là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, giao hàng đủ số lượng, đúng thời gian, giá cả luôn hợp lý, thể hiện năng lực cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, việc quản lý thành phẩm cả về mặt số lượng, chất lượng và giá trị luôn được xí nghiệp đặt lên hàng đầu.
Quản lý về mặt số lượng, chất lượng: luôn kiểm tra đảm bảo đúng tiến độ sản xuất để có thể hoàn thành đúng kế hoạch, phải kiểm kê số lượng thành phẩm trước khi giao hàng cho khách hàng, đồng thời phải đảm bảo yêu cầu về mẫu mã, quy cách, chủng loại sản phẩm theo đúng đơn đặt hàng, phải được qua bộ phận KCS kiểm tra sản phẩm trược khi giao hàng: thành phẩm không bị bong dột, đủ độ kết dính, đủ dộ dày sóng, độ cứng. Nếu sản phẩm không đúng chất lượng sẽ được tận dụng để làm đệm và vách đặt trong hộp hoặc đem bán cho cơ sở khác.
Quản lý về mặt giá trị tính toán và xác định đúng đắn giá trị của thành phẩm khi nhập, xuất kho.
Bên cạnh đó, xí nghiệp đã tổ chức kho bảo quản thành phẩm một cách hợp lý, thành phẩm sau khi qua bộ phận KCS được vận chuyển vào kho, việc ra vào kho được quản lý một cáh chặt chẽ do Thủ kho thành phẩm giám sát và chịu trách nhiệm vật chất. Việc sắp xếp, bố trí nơi để thành phẩm nhập kho được phân loại theo từng đối tượng khách hàng, có đánh dấu để nhận biết giúp cho việc cung cấp sản phẩm một cách tiện lợi, nhanh chóng nhất.
2.3.1.3 Đánh giá thành phẩm
Thành phẩm ở Xí nghiệp có nhiều quy cách, mẫu mã, chủng loại khác nhau và luôn có sự biến động thường xuyên về số lượng và giá trị, việc nhập, xuất kho diễn ra hàng ngày. Để phục vụ cho việc hạch toán kịp thời và tính toán chính xác giá trị thành phẩm nhập, xuất kho kế toán đã sử dụng phương pháp đánh giá thành phẩm theo giá thực tế.
Đánh giá thành phẩm nhập kho: do Xí nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, nên đối tượng kế tóan chi phí sản xuất được xác định là từng loại thành phẩm; đối tượng tính giá thành là từng loại thành phẩm. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp nhau, kế toán sử dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành với kỳ tính gía thành hàng tháng.
Tổng giá thành = Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất
dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ
Hiện nay, Xí nghiệp đang áp dụng phương pháp đánh giá thành phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Vì chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chí phí, các nguyên vật liệu chính như: giấy Duplex và giấy Kraft. Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn các khoản chi phí khác tính cho cả sản phẩm hoàn thành. Mặt khác, để đơn giản và giảm bớt khối lượng tính toán, kế toán đã quan niệm chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp được bỏ hết một lần, ngay từ đầu quy trình sản xuất. Vì vậy, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tính theo công thức sau:
Gía trị sản phẩm + Chi phí phát Số lượng
Giá trị dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ sản phẩm
sản phẩm dở = * dở dang
dang cuối kỳ Số lượng sản + Số lượng sản phẩm cuối kỳ
phẩm hoàn thành dở dang cuối kỳ
Đánh gía thành phẩm xuất kho: giá thành thành phẩm xuất kho (tồn kho) được tính theo phương pháp bình quân gia quyền phù hợp với tình hình tiêu thụ thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm của Xi nghiệp.
Số lượng thành phẩm Đơn giá bình quân của Giá thành = thực tế xuất kho trong * từng lọa thành phẩm
thành phẩm xuất kho tháng
Đơn giá bình Gía thành sản xuất thực tế Gía thành sản xuất thực tế
quân của từng của thành phẩm tồn đầu + của thành phẩm nhập kho
loại thành = tháng trong tháng phẩm Số lượng thành phẩm tồn đầu + Số lượng thành phẩm nhập
tháng kho trong tháng
Ví dụ: Căn cứ vào bảng giá thành khoản mục tháng 02/2006, ta có giá thành sản xuất thực tế của hòm sóng 5L nội in, một vách 385x250x165 nhập kho trong tháng là 8.781.856đ với số lượng thẹc tế nhập là 3850 chiếc. Hòm sóng 5L nội in, một vách không có tồn kho đầu tháng nên giá thành sản xuất thực tế của hòm sóng 5L nội in, một vách tồn đâù tháng bằng 0. Vậy, đơn giá bình quân của hòm sóng 5L nội in, một vách khi xuất kho để bán là:
0 + 8.781.856
Đơn giá bình quân = = 2281 (đ)
0 + 3850
2.3.1.4 Chứng từ và trình tự luân chuyển Chứng từ
*Tổ chức Chứng từ kế toán:
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào các Chứng từ kế toán. Do thành phẩm sau khi kết thúc quá trình sản xuất hoàn thành, được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng, xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn quy định được nhập trực tiếp vaò kho thành phẩm ở Xí nghiệp sau đó sẽ được giao cho khách hàng; Nghiệp vụ nhập, xuất thường diễn ra trong cùng một ngày nên các Chứng từ chủ yếu bao gồm: lệnh xuất kho (hay gọi là Phiếu xuất kho), hóa đơn GTGT mà không cần dùng Phiếu nhập kho giúp cho việc ghi chép, quản lý chứg từ của kế toán thành phẩm và thủ kho thành phẩm ở Xí nghiệp được đơn giản hơn. Thủ kho sử dụng sổ ghi chép hàng ngày để ghi số lượng thực tế nhập kho hàng ngày.
Quá trình xuất kho thành phẩm: Lệnh xuất kho phản ánh tình hình xuất kho
thành phẩm bán cho khách hàng. Thủ kho được sự ủy quyền của Giám đốc Xí nghiệpviết lệnh xuất kho. Thông thường số lượng sản phẩm sản xuất thực tế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với yêu cầu của đơn dặt hàng nhưng Xí nghiệp giao cho khách hàng số lượng thực tế sản xuất và vẫn được khách hàng chấp nhận. Khách hàng hoặc người lái xe của xí nghiệp trực tiếp đến kho đẻ nhận Lệnh xuất kho sau đó đưa lên phòng kế toán, kế toán bán hàng và thanh toán công nợ sẽ viết Hóa đơn GTGT cho số hàng đó; đơn giá bán trên hóa đơn do Phó giám đốc phụ trách sản xuất hoặc Giám đốc tính giá sau đó hỏa thuận với khách hàng; công việc tính giá được tiến hành sau khi nhận được fax đặt hàng của khách hàng, Phó giám đốc phụ trách sản xuất hoặc Giám đốc sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn khách hàng đưa ra về mẫu mã, chất lượng thành phẩm; loại bìa 2 lớp, 3 lớp, 4 lớp, 5 lớp toàn nội hay thùng 5 lớp 1 ngoại… để từ đó có giá cả hợp lý nhất.
Hóa đơn GTGT được lập làm 3 liên:
+Liên 1(màu tím): lưu lai quyển gốc.
+Liên 2(màu đỏ):giao cho khách hàng làm căn cứ ghi sổ kế toán của đơn vị mua.
+Liên 3(màu xanh):dùng để thanh toán nội bộ giữa đơn vị bán và mua do kế toán công nợ giữ.
Hóa đơn GTGT phải có đày đủ chữ ký, họ tên của những người liên quan và đóng dấu đỏ; lệnh xuất kho phải có chữ ký của Thủ kho và Giám đốc Xí nghiệp. Sau đó, Lệnh xuất kho và Hóa đơn GTGT sẽ được khách hàng đưa xuống thủ kho và thủ kho ký xác nhận vào hóa đơn, ghi số seri của hóa đơn vào Lệnh xuất kho làm căn cứ ghi số chứng từ trên Thẻ kho; sau đó giao hàng cho khách hàng.
Nếu khách hàng bằng tiền mặt ngay thì thủ quỹ sẽ viết Phiếu thu và thu tiền. Trường hợp thanh toán băng séc hoặc chuyển khoản thì kế toán sẽ ghi hóa đơn là thanh toán sau vá theo dõi trên Thẻ công nợ đối với những khách hàng mua chịu.
Biểu số 2:
Công ty CP sx và xnk bao bì
Xí nghiệp Carton sóng
LỆNH XUẤT KHO
Yêu cầu xuất cho: Công ty TNHH PACIFIC
TT
Tên hàng- Quy cách
Đơn vị
Số lượng
Yêu cầu Thực tế
Ghi chú
1
Thùng 5L-in 1 màu+vách 358x250x165
Chiếc
3850 3850
2
Thùng 5L-in 2 màu+ vách 435x 248x174
Chiếc
140 150
3
Vách 5L 243x 152
Chiếc
850 850
4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tại Xí nghiệp Carton sóng thuộc Công ty sản xuất và XNK bao bì.DOC