Luận văn Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần dệt sợi Damsan – Thái Bình

MỤC LỤC

 Trang

Lời cảm ơn i

Mục lục ii

Danh mục bảng iv

Danh mục sơ đồ v

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu vi

I. MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1. Mục tiêu chung 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1. Tổng quan tài liệu 3

2.1.1. Tầm quan trọng của kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong nền kinh tế thị trường 3

2.1.2. Các khái niệm cơ bản về thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm . 3

2.1.3. Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm 15

2.1.4. Phương pháp kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm 16

2.2. Phương pháp nghiên cứu 24

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 24

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích 24

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25

3.1.1. Đặc điểm chung của Công Cổ Phần Dệt Sợi Damsan 25

3.1.2. Tình hình lao động của Công ty 32

3.1.3. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty 33

3.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 35

3.2. Kết quả nghiên cứu 37

3.2.1. Kế toán thành phẩm tại Công ty Cổ phần Dệt Sợi Damsan 37

3.2.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan 56

3.2.3. Kế toán xác định lãi gộp tại Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan 71

3.2.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. 74

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

4.1. Kết luận 78

4.2. Kiến nghị 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần dệt sợi Damsan – Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào cho đến khâu tao ra thành phẩm hoàn chỉnh. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường ngày càng cao và để giảm thiểu rủi ro do sự biến động của thị trường nên Công ty đã đầu tư sản xuất ra nhiều loại thành phẩm, mỗi loại thành phẩm đều có những quy trình công nghệ sản xuất riêng và hiện đại. Hiện nay Công ty đang sản xuất các loại thành phẩm như Sợi, Khăn mộc và khăn thành phẩm. Tuy nhiên do điều kiện nên Công ty chưa xây dựng được phân xưởng gia công khăn mộc do đó công đoạn gia công khăn mộc Công ty phải thuê từ bên ngoài. Tuy nhiên, Sợi là thành phẩm mang lại doanh thu cao nhất cho Công ty. Do điều kiện và thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu 2 loại thành phẩm chính của Công ty, đó là Sợi Cọc và Sợi OE. Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất 2 loại sợi: Bông(NVL) Máy Bông Máy chải Máy ghép 1 Máy ghép 2 Máy sợi thô Sợi cọc (TP) Máy đánh ống Máy sợi con Sơ đồ 3.1 : Quy trình công nghệ sản xuất Sợi Cọc Bông(NVL) Máy Bông Máy chải Máy ghép Máy OE Sợi OE(TP) Sơ đồ 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Sợi OE Giới thiệu về sản phẩm và nơi tiêu thụ: Sản phẩm của Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan hiện nay đã tạo được uy tín cho khách hàng không chỉ thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Do được đầu tư thiết bị máy móc đồng bộ và hiện đại nên công ty tập trung vào sản xuất mặt hàng sợi chất lượng cao phục vụ chủ yếu cho thị trường dệt vải (chiếm 70% sản lượng), và thị trường dệt khăn chiếm 30%. Đối với mặt hàng khăn xuất khẩu: Công ty chú trọng các mặt hàng chủ đạo của Công ty như sau: Khăn ăn, khắn tắm, khăn thể thao, cung cấp cho thị trường Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Về thị trường tiêu thụ: Công ty luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng nhằm ổn định và giữ vững với các khách hàng truyền thống, đồng thời luôn luôn tìm kiếm và mở rộng thị trường mới. - Thị trường trong tỉnh: Công ty CP Bitexco Nam Long, Công ty Dệt may Minh Tâm, Công ty TNHH Thanh Chất, Công ty TNHH Tân Phương, Công ty TNHH Phúc Cường, Công ty TNHH Dệt may Hoàn Hợp, Công ty TNHH Dệt may Phúc Anh, Công ty TNHH Dệt may Nam Thành… - Thị trường miền Bắc: Công ty Dệt Hà Nam, Công ty Dệt may Châu Giang (Lý Nhân - Hà Nam), Tổng Công ty Dệt may Nam Định, Công ty TNHH Tuyết Thành (KCN An Xá - Nam Định), Công ty Dệt 8-3 Hà Nội, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19-5 Hà Nội, Công ty TNHH Trí Hường (KCN Đồng Văn - Hà Nam), Công ty CP Sản xuất Dệt May 20 - Lĩnh Nam - Hà Nội… - Thị trường miền Trung: Công ty TNHH Dệt An Phú (Duy Xuyên - Quảng Nam), Xí nghiệp Dệt làng nghề Mã Châu (Nghi Xuyên - Quảng Nam), Công ty Dệt Sơn Trà (KCN Hoà Khánh - Đà Nẵng)… - Thị trường miền Nam: Công ty TNHH Duy Dũng (Q. Bình Thạnh - TP Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Tường Long (P. Phú Thạnh - Q.Tân Phú - TP HCM), Công ty TNHH H.A.B (Q. Gò Vấp) - Thị trường nước ngoài: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường chủ yếu, hiện nay Công ty đang có kế hoạch mở rộng thị trường ra nhiều nước khác trên thế giới để khẳng định được sản phẩm của Công ty ngày càng có uy tín đối với khách hàng, đồng thời càng khẳng định được vị thế của Công ty. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan có bộ máy quản lý được tổ chức tập trung từ trên, cao nhất là HĐQT (Ban Giám đốc), sau đó là các phòng ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được thể hiện rõ qua sơ đồ sau: Phó Giám đốc phụ trách XD Phó Giám đốc phụ trách SX Giám đốc Tổng giám đốc(HĐQT) Phòng Kế toán Phòng kinh doanh Phòng chuyên gia Phòng KCS Phòng cơ điện Phòng bảo vệ Phân xưởng sản xuất Phòng tổ chức hành chính Sơ đồ 3.3: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: * Ban Giám đốc bao gồm: + 01 Tổng giám đốc (Chủ tịch HĐQT): Là người đứng đầu Công ty, quản lý chung mọi việc trong Công ty, thay mặt Công ty chịu trách nhiệm với Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Công ty, đồng thời chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý và tất cả các bộ phận của Công ty. Là người quyết định những công việc quan trọng và có quyền phê duyệt những quyết định trọng yếu. + 01 Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, lãnh đạo trực tiếp quản lý toàn bộ các bộ phận của công ty. + 01 Phó Giám đốc phụ trách sản xuất: Là người thực hiện dưới quyền Giám đốc, có trách nhiệm phụ trách điều hành toàn bộ công việc sản xuất của Công ty. + 01 Phó Giám đốc phụ trách xây dựng: Là người thực hiện dưới quyền Giám đốc, có trách nhiệm phụ trách điều hành toàn bộ công việc xây dựng cơ bản của Công ty. - Các phòng ban khác thì chịu sự quản lý điều hành của ban Giám đốc và có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chức năng của mình. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Công tác kế toán được thực hiện theo phương thức trực tiếp, kế toán trưởng trực tiếp điều hành các kế toán viên. Việc tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ, nội dung công tác kế toán trong doanh nghiệp là do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Việc tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán sao cho hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều quan trọng để cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ, hữu ích cho đối tượng sử dụng thông tin, đồng thời phát huy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán. Hiện nay việc tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan tiến hành theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức này thì toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tạo phòng kế toán của Công ty, không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ về phòng tài chính kế toán của công ty. Bộ máy kế toán của công ty được thể hiện trên sơ đồ sau: - Kế toán trưởng: Phụ trách chung công tác kế toán toàn công ty, giúp Giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo công tác tài chính, tổ chức hạch toán kế toán. sắp xếp tổ chức bộ máy kế toán công ty đảm bảo phù hợp. - Kế toán tổng hợp: Kế toán nhật ký chung; kế toán bán hàng; kế toán thanh toán công nợ với khách hàng trong và ngoài công ty; kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; kế toán tăng, giảm TSCĐ; - Kế toán Ngân hàng: Làm nhiệm vụ hạch toán kế toán các khoản vay vốn ngắn hạn thanh toán và thu vốn kịp thời khi có đủ điều kiện thanh toán. - Kế toán nguyên vật liệu và CCDC: Kế toán nhập xuất kho NVL, CCDC; kế toán tăng giảm NVL và CCDC. - Thủ kho công ty: Là thủ kho hàng hoá của Công ty, có trách nhiệm nhập, xuất hàng hoá tại kho nhà máy, hàng ngày nhập kho sợi từ tổ đóng gói chuyển sang. - Thủ quỹ tiền mặt: Theo dõi hợp đồng kinh tế; lập và chuyển hoá đơn cho khách hàng đảm bảo chính xác, kịp thời; Kiểm tra theo dõi các phiếu thu, chi liên quan đến tiền mặt và có trách nhiệm xuất nhập quỹ tiền mặt của Công ty. * Hình thức tổ chức kế toán: Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp theo quyết định QĐ15/2006 QĐ - BTC; áp dụng hình thức kế toán theo phương pháp Nhật Ký Chung và sử dụng phần mềm kế toán Misa phục vụ cho công tác kế toán. Đặc điểm của hình thức này là: Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh sau khi được các bộ phận liên quan chuyển đến phòng kế toán, kế toán các phần hành liên quan đến chứng từ này kiểm tra tính chính xác của chứng từ, sau đó nhập số liệu vào máy theo từng phần hành, sau đó thì phần mềm sẽ tự động ghi sổ vào: Sổ Nhật ký chung, sổ cái Tài khoản, sổ chi tiết có liên quan. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán Ngân hàng Kế toán NVL và CCDC Thủ kho công ty Thủ quỹ tiền mặt Sơ đồ 3.4: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Sổ NKC Sổ cái NKC Bảng CĐTK Bảng đối chiếu chi tiết Sổ, thẻ chi tiết Báo cáo tài chính Chứng từ gốc Ghi chú: : Ghi hàng ngày :Ghi định kỳ :Quan hệ đối chiếu Sơ đồ 3.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung: 3.1.2. Tình hình lao động của Công ty Đối với Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan, việc bố trí lao động đúng người, đúng việc làm sao phát huy được tối đa khả năng của người lao động luôn được các nhà lãnh đạo quan tâm và đề cao. Đây là một trong những yếu tố không chỉ quyết định đến số lượng thành phẩm mà còn ảnh hưởng đến chiến lược giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, để làm được điều này, Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan luôn tìm cách sắp xếp, quản lý chặt chẽ từng phân xưởng, từng phòng ban để tận dụng phát huy nguồn nhân lực. Số lượng lao động của Công ty cũng tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, tổng số lao đông của Công ty là 300 người so với năm 2007 là 112 người; Do Công ty có dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại nên công ty có số lượng lao động công nhân viên không nhiều. - Về chất lượng lao động: Nhìn chung đội ngũ lao động của Công ty có trình độ chưa cao. Số lượng cán bộ có trình độ Đại học và cao đẳng mới chiếm khoảng 18%; 52% là trung học chuyên nghiệp; phần còn lại là lao động phổ thông có đào tạo tay nghề. Nhìn chung đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty tương đối trẻ, năng động và linh hoạt nhanh nắm bắt được tình hình biến đổi của thị trường nên đạt được nhiều kết quả trong công việc, giúp cho công ty nhận định được tình hình và xác định được khá tốt những bước đi trong sản xuất kinh doanh. Dự định bước sang những năm tiếp theo Công ty sẽ tuyển dụng thêm nhiều công nhân phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty. Tóm lại tình hình lao động của Công ty đang thay đổi với chiều hướng tốt, phát huy lợi thế của mình trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Bảng 3.1: Tình hình lao động của Công ty Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07 Số lượng (người) CC (%) Số lượng (người) CC (%) + - % I. Tổng lao động 112 300 1. Phân theo giới tính 112 100 300 100 188 - Lao động Nam 60 53,57 180 60 120 103,0 - Lao động Nữ 52 46,43 120 40 68 102,3 2. Phân theo tính chất công việc 112 300 - Lao động trực tiếp 35 31,25 85 28,33 50 102,4 - Lao động gián tiếp 77 68,75 215 71,67 138 102,8 3. Phân theo trình độ 112 100 300 100 188 - Đại học, Cao Đẳng 11 9,82 54 18,00 43 104,9 - Trung cấp 38 33,92 156 52,00 118 104,1 - Công nhân kỹ thuật 63 56,26 90 30,00 33 101,4 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 3.1.3. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Tài sản và nguồn vốn là những yếu tố quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp, nó là tiền đề cơ sở vật chất đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan được thể hiện qua bảng 3.2. Qua bảng 3.2 ta thấy được tổng tài sản của Công ty năm 2008 là 143.555.812.923 (đồng). Trong đó TSLĐ và ĐTNH là 54.625.132.710 (đồng), chiếm 33,24%; TSDH là 109.686.349.574 (đồng), chiếm 66,76% trong tổng tài sản. Nguồn vốn của Công ty năm 2008 được hình thành từ 02 nguồn, đó là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Trong đó, nguồn vốn CSH là 41.903.769.151(đồng), chiếm 25,5% trong tổng nguồn vốn. Còn lại là nguồn vốn vy. So với năm 2007 thì nguồn vốn của Công ty tăng lên 20.755.669.362 (đồng), điều này khẳng định Công ty đã lựa chọn được phương hướng kinh doanh có hiệu quả để tăng nguồn vốn CSH của mình. Bảng 3.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2007 – 2008 (ĐVT: VNĐ) TÁI SẢN NĂM 2007 NĂM 2008 A. TSLĐ và ĐTNH 37.225.043.805 54.625.132.710 I. Tiền 4.604.678.053 242.954.101 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1.000.000.000 410.000.000 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 11.764.281.419 29.748.254.576 IV. Hàng tồn kho 19.106.698.775 23.690.907.816 V. Tài sản ngắn hạn khác 749.385.558 533.016.217 B. TÁI SẢN DÀI HẠN 106.330.769.118 109.686.349.574 II. Tài sản cố định 106.020.537.983 109.253.541.579 - Nguyên giá 109.745.825.957 121.339.079.965 - Hao mòn tài sản cố định (3.725.287.974) (12.085.538.386) V. Tài sản dài hạn khác 310.231.135 432.807.995 TỔNG TÀI SẢN 143.555.812.923 164.311.482.284 NGUỒN VỐN Năm 2007 Năm 2008 A. NỢ PHẢI TRẢ 103.697.108.060 122.407.713.133 I. Nợ ngắn hạn 44.226.517.598 54.130.915.671 II. Nợ dài hạn 59.470.590.462 68.276.797.462 B. NGUỒN VỐN CSH 39.858.704.863 41.903.769.151 I. Vốn chủ sở hữu 39.858.704.863 41.903.769.151 TỔNG NGUỒN VỐN 143.555.812.923 164.311.482.284 (Nguồn:Phòng kế toán) 3.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Qua hơn 2 năm đi vào sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan với những nỗ lực cố gắng của mình và đã gặt hái được nhiều kết quả khả quan. Để thấy rõ được điều này chúng ta tìm hiểu về kết quả kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2007 và 2008. Qua bảng 3.3 ta thấy tổng doanh thu của công ty năm 2008 là 101.811.853.662 (đồng) tăng lên 198.640.918.562 (đồng) trong năm 2007 (tăng 95,1%). Trong đó, doanh thu mặt hàng sợi xuất khẩu đạt 30.340.122.663 (đồng), chiếm 15,27% so với tổng doanh thu. Điều này chứng tỏ khối lượng sản xuất và tiêu thụ của công ty ngày càng tăng và tăng rất nhanh. Một trong những điều tác động trực tiếp đến việc tăng doanh thu là Công ty đã có những chính sách tiêu thụ hợp lý và nỗ lực cạnh tranh trên thị trường. Công ty không chỉ tiêu thụ thành phẩm sợi, khăn của Công ty sản xuất ra mà còn mở rộng kinh doanh buôn bán các sản phẩm như bông Ấn Độ, Bông Mỹ…Đây cũng là những mặt hàng đem lại khoản doanh thu đáng kể cho Công ty. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng lên nhiều, nhất là chi phí bán hàng. Tuy nhiên, khoản chi phí bán hàng tăng lên nhiều hơn, năm 2008 tăng lên 256,3% so với năm 2007, điều này cũng là hợp lý vì chi phí tăng lên theo khối lượng tiêu thụ tăng. Tuy hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty vẫn có lãi nhưng lợi nhuận sau thuế của Công ty lại giảm. Năm 2008 đạt 4.775.078.643 (đồng), giảm đi so với năm 2007 (giảm 19,5%). Nguyên nhân là do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 938.243.032 (đồng), còn lợi nhuận từ hoạt động bất thường thì sang năm 2008 không những không thu được mà còn bị lỗ 51.242.098 (đồng). Do đó ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty. Qua những chỉ tiêu trên cho thấy Công ty cũng đã nỗ lực cố gắng để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả, tuy có giảm so với năm 2007 vì nhiều nguyên nhân nhưng cũng đã chứng tỏ Công ty không ngừng vượt qua khó khăn để hoạt động. Tuy kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất trong năm 2008 chưa thực hiện được nhưng năm 2009 Công ty đã đặt ra mục tiêu phấn đấu để đạt doanh thu cao hơn. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Mai KEB – K50 36 Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh qua 2 năm 2007 - 2008 (ĐVT: VND) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07 +- % 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 101.811.853.662 198.640.918.562 96.829.064.900 195,1 2. Các khoản giảm trừ 47.594.439 108.639.346 61.044.907 228,3 3. Doanh thu thuần 101.764.259.223 198.532.279.216 96.768.019.993 195,1 4. Giá vốn hàng bán 91.285.006.181 181.901.907.147 90.616.900.966 199,3 5. Lợi nhuận gộp 10.479.253.042 16.630.372.069 6.151.119.027 158,7 6. Doanh thu từ HĐ tài chính 41.956.358 779.668.099 737.711.741 7. Chi phí tài chính 2.711.994.913 7.949.778.194 5.237.783.281 8. Chi phí bán hàng 610.100.212 2.173.667.536 1.563.567.324 356,3 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.434.550.502 2.460.273.697 1.025.723.195 171,5 10. Lợi nhuận thuần từ HĐ SXKD 5.764.563.773 4.826.320.741 (938.243.032) 83,7 11. Thu nhập khác 169.439.654 68.554.567 (100.885.087) 40,5 12. Chi phí khác 250.864 119.796.665 119.545.801 13. Lợi nhuận khác 169.188.790 (51.242.098) (220.430.888) 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 5.933.752.563 4.775.078.643 (1.158.673.920) 80,5 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.933.752.563 4.775.078.643 (1.158.673.920) 80,5 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu(*) (Nguồn: Phòng kế toán) 3.2. Kết quả nghiên cứu 3.2.1. Kế toán thành phẩm tại Công ty Cổ phần Dệt Sợi Damsan 3.2.1.1. Đặc điểm thành phẩm của Công ty Thành phẩm của Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan gồm nhiều loại có chỉ số, chất lượng khác nhau, và số lượng của từng loại được sản xuất và tiêu thụ cũng khác nhau. Trong công tác quản lý thành phẩm, ngoài việc quản lý chung còn phải quản lý chặt chẽ về số lượng và giá cả của từng loại thành phẩm xuất dùng, tiêu thụ hoặc còn lại trong kho. Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Sợi Việt Nam. Sản phẩm của Công ty không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nước ngoài. Do Cty mới thành lập nên vấn đề đi vào ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh là một điều khó khăn. Tuy nhiên với khả năng và những nỗ lực của mình Công ty đã khắc phục được những biến động lớn của thị trường phức tạp. Từ quý IV năm 2007 và cả 6 tháng đầu năm 2008 là thời gian có giá nguyên liệu đầu vào diễn biến hết sức phức tạp theo chiều hướng bất lợi cho nhà sản xuất (giá bông nguyên liệu tăng cao, giá cước vận tải đường biển và đường bộ đều tăng). Trước những bất ổn của nền kinh tế, Ban Giám đốc Công ty đã sớm đưa ra phương án nhằm giảm bớt những tác động xấu từ thị trường bên ngoài đối với doanh nghiệp. Giai đoạn đầu khi mới thành lập Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan mới có 112 lao động nhưng cho đến nay đã tăng lên 300 lao động. Vì vậy doanh thu của Công ty từ năm 2007 là 101.811.853.662 (đồng) đến năm 2008 tăng lên 198.640.918.562 (đồng), thu nhập bình quân đầu người là 1400.000đ/người/tháng. Điều này khẳng định Công ty ngày càng phát triển và đặc điểm thành phẩm mà công ty sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan sản xuất ra không chỉ một loại thành phẩm là Sợi, mà còn có xưởng tẩy nhuộm khăn mộc sau khi thuê ngoài gia công, có xưởng sản xuất khăn thành phẩm. Tuy nhiên Sợi là thành phẩm chủ yếu và mang lại doanh thu lớn nhất cho Công ty. Năm 2008, riêng thành phẩm Sợi mang lại doanh thu là 137.131.149.168 (đồng), đạt 69,03% so với tổng doanh thu. Thành phẩm Sợi của Công ty thì đa dạng, phong phú nhiều chủng loại với nhiều những chỉ số khác nhau, điều đó được thể hiện rõ qua bảng sau: Bảng 3.4: Các loại thành phẩm của Công ty Loại thành phẩm Số lượng sản xuất (Kg) Mã số TP Tên TP Năm 2007 Năm 2008 I. Sợi cọc 0 2.989.697 1. 20cọc Sợi cọc 20 0 752.243,98 2. 26cọc Sợi cọc CD26 0 96.439,50 3. 28cọc Sợi cọc CD28 0 54.568,60 4. 30cọc Sợi cọc 30 0 175.277,40 5. 32cọc Sợi cọc 32 0 310.679,00 6. 36 cọc Sợi cọc 36 0 72.437,40 II. Sợi OE 2.199.005 1.461.646 7. Soi10 Sợi cotton Ne10 7.060,90 39.249,50 8. Soi16 Sợi cotton Ne16 650.733,40 115.203,90 9. Soi18 Sợi cotton Ne18 37.351,00 99.960,50 10. Soi20 Sợi cotton Ne20 1.503.801,90 2.735.281,00 11. Soi26 Sợi cotton Ne26 58,10 1,90 Tổng số 2.199.005 4.451.343 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhìn vào bảng 3.4 ta thấy được sự đa dạng phong phú các loại TP mà công ty sản xuất ra cùng với số lượng sản xuất được qua hai năm 2007 và 2008. Trong năm 2007, loại TP sản xuất nhiều nhất là Sợi cotton Ne20, sau đó đến Sợi cotton Ne16, nhưng trong 2007 thì Công ty chưa sản xuất được Sợi Cọc. Bước sang năm 2008 thì Công ty đã sản xuất không chỉ Sợi OE mà còn sản xuất thêm nhiều Sợi cọc. Trong tổng số thì Sợi cotton Ne 20 vẫn là loại TP chiểm tỷ lệ cao nhất (61.45%), sau đó đến sợi cọc 20 (16.7%), còn lại các loại TP khác cũng sản xuất được với số lượng khá lớn. Thành phẩm mà Công ty sản xuất ra nhiều hay ít phụ thuộc vào nhu cầu sợi của thị trường. Tuy nhiên, đối với Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan thì hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Sợi được diễn ra liên tục trong năm. Do đó doanh thu của Công ty biến đổi không nhiều Về chất lượng thành phẩm: Hiện nay Công ty đang có uy tín trên thị trường Sợi trong và ngoài tỉnh, sản phẩm Sợi của Công ty đang dần có uy tín trên thị trường Sợi vải một số nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. 3.2.1.2. Quy định về quản lý thành phẩm Sản phẩm của Công ty được nhập kho hoặc giao ngay cho khách hàng ở bước công nghệ cuối cùng. Sản phẩm của Công ty luôn được bộ phận KCS kiểm tra chặt chẽ, chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo và ngày càng được nâng cao. Phòng kế hoạch kinh doanh chịu trách nhiệm giám sát tình hình nhập - xuất - tồn kho, dự trữ thành phẩm về mặt giá trị và hiện vật. Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan là một doanh nghiệp sản xuất Sợi với số lượng lớn, công tác quản lý thành phẩm của Công ty được tiến hành về cả mặt số lượng và mặt giá trị. CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT SỢI DAMSAN Lô A4. Đường Bùi Viện. KCN Nguyễn Đức Cảnh. TP Thái Bình- Tel: 036.3642311 - Fax: 036.3642.312 Mẫu số: S12 - DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC THẺ KHO Năm 2008 Tờ số: Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Sợi cotton Ne26 Đơn vị tính: Kg Mã kho: 155 Tên kho: Kho thành phẩm STT Ngày tháng Số hiệu chứng từ Diễn giải Ngày nhập - xuất Số lượng Ký xác nhận của Kế toán Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn A B C D E F 1 2 3 G 1165 01/01/2008 (Số tồn đầu kỳ) 1.362,6 1166 16/04/2008 NS77 Nhập từ Nguyễn Bá Tuấn 16/04/2008 1.90 1.364,5 1167 17/04/2008 500034 Xuất bán cho Công ty TNHH Dệt Kim Đông Xuân 17/04/2008 60.00 1.304,5 Cộng cuối kỳ: 1.90 60.00 1.304,5 Ngày…tháng…năm 2008 Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, Ht) (Ký, HT) (Ký, HT, đóng dấu) (Nguồn: Phòng kế toán) LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Mai KEB – K50 40 CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT SỢI DAMSAN Lô A4 -Đường Bùi Viện - KCN Nguyễn Đức Cảnh - Thái Bình. tel: 036.3642.311. fax: 036.3642.312 Mẫu số: S10 - DN (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ - BTC của Bộ Trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM HÀNG HOÁ Năm 2008 Mã kho: 155 Tên kho: Kho thành phẩm Ngày Số Loại Diễn giải Nhập kho Xuất kho Điều chỉnh Lắp ráp Tồn kho Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Mã hàng: Soi26 Tên hàng: Sợi Cotton Ne 26 01/01/08 Số tồn đầu kỳ 1.362,6 34.218.974 16/04/08 NS77 Nhập kho Nguyễn Bá Tuấn 1,90 48.433 1.364,5 34.266.668 17/04/08 50034 HĐ Bán hàng Công ty TNHH Một thành viên Dệt Kim Đông Xuân 60,00 1.529.460 1.304,5 32.737.947 Cộng 1,90 48.333 60,00 1.529.460 Cộng cuối kỳ: 1,90 48.333 60,00 1.529.460 1.304,5 32.737.947 (Nguồn: Phòng kế toán) LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Mai KEB – K50 41 3.2.1.3. Xác định giá thành phẩm nhập kho và xuất kho Nhập kho thành phẩm * Cách tính: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành căn cứ vào các khoản chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng tập hợp lại và tính ra giá thành sản xuất thực tế của từng loại thành phẩm hoàn thành nhập kho. Do TP của công ty là loại TP tự sản xuất nên việc tính giá thành của từng loại thành phẩm được kế toán tiến hành vào cuối tháng sau đó chuyển sang kế toán thành phẩm. Thành phẩm là một bộ phận quan trọng của TSLĐ, do vậy để có thể giám đốc được tình hình luân chuyển vốn nói chung và thành phẩm nói riêng thì cần thiết phải định giá của thành phẩm bằng cách đánh giá thành phẩm. Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan áp dụng phương pháp tính giá thành phẩm theo giá thực tế. Giá thực tế là giá công xưởng của thành phẩm nhập kho và được tính theo công thức: Giá thành công xưởng thực tế = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC Số lượng thực tế của TP nhập kho Do thành phẩm Sợi của Công ty rất phong phú và đa dạng, mỗi loại có một chỉ số khác nhau như Sợi cọc CD 26, Sợi cọc CD 28, Sợi cotton Ne 16, Sợi cotton Ne 18…Vì vậy đặt ra yêu cầu gắt gao cho việc quản lý thành phẩm ở Công ty. Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan đặt công tác quản lý thành phẩm trên cả hai phương diện hiện vật và giá trị. Công ty áp dụng phương pháp đánh giá thành phẩm theo giá thực tế để phục vụ cho công tác hạch toán các nghiệp vụ nhập - xuất kho thành phẩm. Giá thực tế là giá thành phân xưởng của thành phẩm nhập kho (Bảng 3.5) Do Công ty tiến hành tính giá thành phẩm nhập kho theo tháng nên căn cứ vào các chứng từ kế toán để biết được đơn giá thành phẩm nhập kho của từng TP qua từng tháng như sau (bảng 3.6): LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Mai KEB – K50 43 Bảng 3.5: Bảng giá thực tế thành phẩm nhập kho Tháng 12 năm 2008 STT Mã sản phẩm Tên sản phẩm ĐVT Số lượng nhập (Kg) Đơn Giá nhập (đồng/kg) Giá trị nhập (đồng) I. Sợi cọc 177.750,7 6.135.024.230 1 20coc Sợi cọc 20 Kg 45.941,7 31.363 1.440.914.577 2 26coc Sợi cọc CD26 Kg 28.246,6 32.000 903.891.200 3 28coc Sợi cọc CD28 Kg 16.516,8 18.213 331746153 4 30coc Sợi cọc 30 Kg 55.084 32.500 1.790.230.000 5 32coc Sợi cọc 32 Kg 30.303,8 32.800 s993.964.640 6 36coc Sợi cọc 36 Kg 18.174,6 37.100 674.277.660 I Sợi OE Kg 277.732,4 7.575.810.400 7 Soi 10 Sợi cotton Ne10 Kg 5.539,1 24.000 132.938.400 8 Soi16 Sợi cotton Ne16 Kg 16.977,5 25.000 424.437.500 9 Soi18 Sợi cotton Ne18 Kg 0 0 0 10 Soi20 Sợi cotton Ne20 Kg 255.215,8 27.500 7.018.434.500 11 Soi26 Sợi cotton Ne26 Kg 0 0 0 (Nguồn: Phòng kế toán) LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Mai KEB – K50 44 Bảng 3.6: Số lượng một số loại thành phẩm nhập kho và đơn giá nhập kho từng tháng năm 2008 Loại TP Tháng Sợi cọc 20 Sợi cọc32 Sợi cotton Ne20 SL (Kg) Đơn giá (đồng/Kg) SL (Kg) Đơn giá (đồng/Kg) SL (Kg) Đơn giá (đồng/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao cao hoan chinh.doc
Tài liệu liên quan