MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Phần thứ nhất:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3
I. Lý luận chung trong công tác tổ chức, công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 3
1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác hạch toán lao động tiền lương (thù lao lao động) và các khoản trích theo lương 3
2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 6
II. Hình thức tiền lương và các khoản trích theo lương 8
1. Tiền lương theo thời gian 9
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 10
III. Quản lý tiền lương và các khoản liên quan 12
1. Quỹ tiền lương 12
2. Các khoản trích theo lương 14
IV. Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 15
1. Thủ tục, chứng từ hạch toán 15
2. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân SX trực tiếp 16
3. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 17
3.1. Chứng từ và tài khoản kế toán 17
3.2. Kế toán tổng hợp phân bổ tiền lương, trích BHXH, BHYT và KPCĐ
19
Phần thứ hai:
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÔNG TY BIA NGHỆ AN 24
I. Đặc điểm tình hình chung của công ty Bia Nghệ An 24
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 24
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD và tổ chức quản lý SXKD 27
3. Tình hình chung về công tác kế toán của công ty Bia Nghệ An 32
II. Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Bia Nghệ An. 36
1. Tình hình và công tác quản lý lao động tiền lương và các khoản trích theo lương 36
2. Tổ chức hạch toán lao động và tính tiền lương, BHXH phải trả CNV 37
2.1. Hạch toán lao động 37
2.2. Tính lương, BHXH và thanh toán tiền lương BHXH tại Công ty 39
2.3. Phương pháp tính trích BHXH, BHYT và KPCĐ ở Công ty Bia Nghệ An 46
3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty 47
Phần thứ ba:
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY BIA NGHỆ AN 65
I. Nhận xét chung 65
II. Một số kiến nghị 67
1. Về công tác tổ chức tính toán và thanh toán lương, BHXH ở Công ty 67
2. Về công tác tổ chức hạch toán ban đầu và luân chuyển chứng từ 68
3. Về tổ chức vận dụng tài khoản ở công ty 69
4. Về tổ chức hệ thống tổ kế toán 69
Kết luận 70
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8515 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty bia Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ghi:
Nợ TK 622: Thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
Nợ TK 627: Thù lao phải trả cho công nhân quản lý phân xưởng
Nợ TK 641: Thù lao phải trả cho nhân viên bán hàng tiêu thụSP
Nợ TK 642: Thù lao phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
Có TK 334: Tổng số thù lao lao động phải trả trong tháng
2. Số tiền thưởng phải trả cho CNV từ quỹ khen thưởng: Nợ TK 431(1): Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng, phúc lợi
Nợ TK 622,627,641,642: Thưởng trong SXKD
Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phải trả CNV
3. Khi trích BHXH, BHYT và KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 622, 627(1), 641(1), 642(1): phần tính vào chi phí KD(19%)
Nợ TK 334: Phần trừ vào thu nhập của CNV(6%)
Có TK 338(338.2, 338.3, 338.4): Tổng số BHXH, BHYT và KPCĐ phải trích
4. Tính số BHXH phải trả cho CNV trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động...
Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác
Có TK 334: Phải trả CNV
5. Các khoản khấu trừ vào lương như tiền tạm ứng, tiền bồi thường, tiền điện nước...
Nợ TK 334: Tổng số các khoản khấu trừ
Có TK 333(333.8): Thuế thu nhập phải nộp
Có TK 141: Số tạm ứng trừ vào lương
Có TK 138: Các khoản bồi thường vật chất, thiệt hại...
6. Chi trả lương và các khoản phải trả CNV:
Nợ TK 334: Các khoản đã thanh toán
Có TK 111, 112: Thanh toán bằng tiền mặt, TGNH
Có TK 511: Thanh toán bằng sản phẩm, hàng hoá
7. Khi doanh nghiệp chuyển tiền nộp BHXH, BHYT và KPCĐ cho cơ quan chuyên môn quản lý:
Nợ TK 338(338.2, 338.3, 338.4)
Có TK liên quan 111, 112
8. Chi tiền kinh phí công đoàn(phần để lại ở doanh nghiệp): Nợ TK 338 (338.2)
Có TK liên quan 111, 112
9. Cuối kỳ kế toán kết chuyển số tiền CNV đi vắng chưa lĩnh:
Nợ TK 334
Có TK 338(338.8)
10. Trường hợp số đã trả, đã nộp về KPCĐ, BHXH(kể cả số vượt chi) lớn hơn số phải trả, phải nộp,khi được cấp bù ghi:
Nợ TK 111, 112: Số tiền được cấp bù đã nhận
Có TK 338(338.2, 338.3): Số tiền được cấp bù
11. Tính lương nghỉ phép thực tế phải trả cho CNV:
- Hàng tháng hay định kỳ trích trước tiền lương CN sản xuất đi phép
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335: Chi phí phải trả
- Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả trong tháng(hay kỳ)
Nợ TK 335
Có TK 334
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG, BHXH, BHYT VÀ KPCĐ
TK 138,141,133... TK 334 TK 641,642,622 ,627
(2) (1)
các TK 335
khoản
phải trả
TK 338 (6) (7)
(3) TK431
(4)
TK 111,112,511
(5)
TK338
(10)
TK111,112
(8) (11)
Chú thích:
(1): Lương chính tiền thưởng trong sản xuất
(2): Các khoản khấu trừ
(3): Phần BHXH, BHYT do người lao động đóng góp
(4): Tiền thưởng từ các quỹ khen thưởng
(5): Thanh toán các khonả cho người lao động
(6): Lương phép
(7): Trích trước lương phép của CNSX
(8): Nộp BHXH,BHYT,và KPCĐ, chi tiêu KPCĐ
(9): Bảo hiểm xã hội
(10): Trích BHXH, BHYT và KPCĐ vào chi phí
(11): Số vượt chi được cấp bù
Phần thứ hai
Tình hình tổ chức kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương ở công ty bia nghệ an
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY BIA NGHỆ AN.
Công ty Bia Nghệ an (có tên giao dịch NGHỆ AN BREWRY ) là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Công nghiệp Tỉnh Nghệ an có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp bia nhằm đáp ứng nhu cầu giải khát của nhân dân trong tỉnh và ngoài tỉnh.
Trụ sở Công ty đặt tại số 54 Phan đăng lưu, Phường trường Thi, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ an. với diện tích 5000m2, là khu vực gần cơ quan cấp Tỉnh Nghệ an, gần đường quốc lộ 1A, Công ty có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư, nguyên liệu cũng như nắm bắt nhạy bén các chế độ chính sách và các thông tin kinh tế thị trường.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Ra đời năm 1986 tiền thân của Công ty Bia Nghệ an là một phân xưởng của Nhà máy ép dầu Vinh, thuộc liên hiệp thực phẩm Nghệ tĩnh chuyên sản xuất các loại dầu thực vật. Năm 1979 Nhà máy ép dầu Vinh lắp đặt dây chuyền sản xuất nước ngọt với công suất là 2400l/giờ.
Vì quy mô của Nhà máy được mở rộng do việc sát nhập hai Tỉnh Nghệ an và Hà tĩnh cho nên lực lượng lao động trong xí nghiệp tăng lên rất nhiều dẫn đến dư thừa lao động.
Trước tình hình đó vào năm 1984 Nhà máy ép dầu Vinh, được tách ra thành hai bộ phận, đó là Nhà máy ép dầu Vinh với dây chuyền sản xuất dầu thực vật và Nhà máy nước ngọt Vinh với dây chuyền sản xuấ nước ngọt của Mỹ.
Sau khi hình thành Nhà máy nước ngọt Vinh hiệu quả sản xuất vẫn không cao. Đến năm 1986 với sự lãnh đạo của Tỉnh Nghệ an, của Sở công nghiệp và Ban lãnh đạo Nhà máy. Trên cơ sở phân tích khả năng kinh doanh của Nhà máy, dặc điểm khí hậu cũng như địa bàn tiêu thụ. Nhà máy quyết định chọn Bia làm sản phẩm tiêu thụ chính. Với quyết tâm cao của lãnh đạo cùng CBCNV của Nhà máy, sau một thời gian học tập và xem xét thiết bị công nghệ sản xuất Bia của Nhà máy Bia Hà nội. Nhà máy đã lắp đặt sản xuất thành công Bia trên dây chuyền sản xuất cổ điển do cán bộ công nhân viên Nhà máy tự chế tạo với công suất khoảng 3 triệu lít/năm, với số vốn 1,4 tỷ đồng(ssố thuế tiêu thụ đặc biệt được phép để lại đầu tư mở rộng sản xuất).
Trong niềm vui mừng của cán bộ công nhân viên của toàn Nhà máy cũng như nhân dân trong Tỉnh và từ đó Nhà máy đổi tên thành Nhà máy Bia Nghệ an với sản phẩm sản xuất chính là bia hơi, bia chai SÔLAVINA.
Đến năm 1989, thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng, xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước XHCN. Thực hiện hạch toán kinh tế tự trang trải và có doanh lợi " Với sự nhạy bén và năng động của lãnh đạo Nhà máy " trong điều kiện nền kinh tế mở với dây chuyền sản xuất cổ điển đã lạc hậu không thể sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao để cạnh tranh với nhiều loại Bia ngoại tràn ngập trên thị trường đòi hỏi Nhà máy phải có dây chuyền đồng bộ. Đứng trước khó khăn đó Nhà máy đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng để nhập dây chuyền sản xuất Bia tự động của Đan Mạch. Với sự nỗ lực của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Nhà máy cũng như các chuyên gia nước bạn ngày 5-2-1994 Nhà máy đã sản xuất ra sản phẩm đầu tiên trên dây chuyền đó với tên gọi Bia VIDA( Vinh- Đan Mạch ) với tổng số vốn đầu tư sau khi lắp đặt là:
- Tổng số vốn đầu tư: 40.227.487.159 đồng
Trong đó:
- Vay Ngân hàng: 36.227.487.159đ - Nguyên tệ : 5.283.450 D-Mark
- Vốn tự có của Nhà máy: 4.211.811.518đ
(trong đó có biếu tặng 400.000.000 đồng)
Về cơ cấu vốn đầu tư:
36.439.368.677 đồng mua máy móc thiết bị
4.000.000.000 đồng chi phí lắp đặt, phí uỷ thác, thuế nhập khẩu, vận chuyển.
Đầu năm 1995 để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ Bia trên thị trường, Nhà máy đã vay tiếp 1.408.000 USD của Ngân hàng Ngoại thương Vinh để đầu tư mua sắm dây chuyền sản xuất, tăng công suất của dây chuyền sản xuất Bia VIDA lên 6 triệu lít/năm giữ nguyên dây chuyền sản xuất cũ để sản xuất bia hơi.
Đến năm 1996 do quy mô của Nhà máy, Nhà máy được đổi tên thành Công ty Bia Nghệ an theo quyết định số 2282 ngày 9-7-1996.
Mười mấy năm hoạt động song có biết bao thay đổi tên gọi, không chỉ đơn thuần là thủ tục hành chính, việc thay đổi tên gọi đã nói lên được nhiều điều đố là một quá trình trăn trở, thử nghiệm tìm tòi hướng đi đúng đắn để tồn tại và vươn lên tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường nhiều biến động.
Từ năm 1989 đến nay Công ty Bia Nghệ an luôn là đơ vị hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch hàng năm. Đặc biệt đến nay công ty đã trở thành đơn vị dẫn đầu Sở Công nghiệp và Tỉnh Nghệ an về thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách.
Năm 1989 bia chai Sông lam( được tặng huy chương vàng tại hội chỡ triển lãm kinh tế kỷ thuật lần thứ 4 tại Giảng võ ). Đặc biệt sản phẩm mới mang nhãn hiệu VIDA có chất lượng cao có uy tín trên thị trường.
Tình hình tiêu thụ và sản xuất của Công ty đã đạt được trong hai năm 1999-2006 như sau:
Tiến độ sản xuất ( đơn vị 1000lít )
Tháng
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1999
100
60
70
70
160
300
240
290
165
150
150
120
2006
100
105
120
240
320
360
360
330
255
240
240
120
Tiêu thụ (đơn vị: 1.000 lít)
Tháng
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1999
60
40
50
50
170
290
240
260
180
173
136
110
2006
189
97
116
249
340
390
362
348
280
240
180
163
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.
Hoạt động của Công ty đều dưới sự điều hành của Giám đốc và các phó Giám đốc:
a. Giám đốc: là người chỉ huy cao nhất và chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh về đời sống vật chất tinh thần cán bộ CNV và sự trưởng thành của công ty.
b. Phó giám đốc kỷ thuật: là người giúp Giám đốc chỉ huy điều hành công tác kỷ thuật, đổi mới hoàn thiện công nghệ, tổ chức các thông tin khoa học kỷ thuật trong công ty.
c. Phó giám đốc phụ trách sản xuất: là người giúp Giám đốc chỉ huy trực tiếp điều hành sản xuất theo kế hoạch tiến độ, bảo đảm hoàn thành kế hoạch sản xuất, sửa chữa.
Bộ máy quản lý sản xuất kinh dianh của Công ty được hình thành và có các nhiệm vụ sau:
- Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ bố trí phân công lao động trong phạm vi công ty, giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ CNV, chăm lo đời sống tinh thần cho cná bộ. Tham gia xây dựng giáo dục, phổ biến nội quy, quy chế làm việc hướng dẫn cán bộ CNV công ty cùng thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước và nội quy công ty.
- Phòng kế toán tài vụ: thực hiện chức năng ghi chép tính toán một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ, trung thực trong công tác tài chính. Giúp Giám đốc nắm được hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi kỳ kinh doanh,. Phòng kế toán thực hiện chế độ thanh toán, quyết toán theo đúng quy định Nhà nước, quản lý chặt chẽ tài sản và nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.
- Phòng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm: chịu trách nhiệm giới thiệu, quảng cáo sản phẩm thiết kế nhãn mác, nghiên cứu thị trường và phân phối hàng hoá.
- Phòng lao động đào tạo: nhiệm vụ tuyển chọn lao động, giải quyết chính sách chế độ về lao động. Đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ CNV.
- Phòng bảo vệ và y tế: bộ phận có nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự và tài sản cho công ty, kiểm tra giám sát hàng ra vào cổng. Bộ phận y tế chăm lo và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ CNV trong công ty.
- Phòng vật tư cung tiêu: cung cấp vật tư, nguyên liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Ngoài các phòng chuyên môn trên, một bộ phận quan trọng của công ty chính là xưởng sản xuất. Xưởng được chia thành các tổ và có chức năng nhiệm vụ khác nhau:
+ Tổ văn phòng xưởng: có nhiệm vụ trực tiếp điều hành và trực tiếp kiểm tra trong suốt quá trình sản xuất.
+ Tổ nấu: có nhiệm vụ nấu nguyên liệu sau khi đã được sơ chế.
+ Tổ lên men: lên men nguyên liệu sau khi chuyển từ tổ nấu sang.
+ Tổ áp lực: rửa chai, đóng chai trên dây chuyền.
+ Tổ điện nước: hướng dẫn sử dụng kiểm tra sửa chữa toàn bộ hệ thống điện nước, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
+ Tổ KCS: kiểm tra sản phẩm trong quá trình sản xuất cho đến khi suất xưởng.
+ Kho thành phẩm: chứa thành phẩm trước khi xuất tiêu thụ.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY BIA NGHỆ AN
Giám đốc
PGĐ. phụ trách SX PGĐ. kỷ thuật
P.Kế P.Giới P.Lao P.Tổ P.Bảo P.Vật Phòng Các
tài thiệu động chức vệ tư KCS phân
vụ và đào hành và y cung xưởng
bán SP tạo chính tế tiêu
* Quy trình công nghệ:
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Hiện nay Công ty Bia Nghệ an có hai dây chuyền sản xuất, một dây chuyền sản xuất bia chai và một dây chuyền sản xuất bai hơi.
Nguyên liệu chính để sản xuất bia là: Gạo, Malt, đường, hoa Houblon, hoa viên, tuỳ vào sản xuất bia nào mà có kết cấu nguyên vật liệu chính đưa vào sản xuất tương ứng. Có thể tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất bia như sau:
- Giai đoạn nấu và ủ men:
Đưa nguyên liệu Malt, gạo vào xay nghiền.
Xay gạo® nấu chá® dịch hoá® hồ hoá®đun sôi
Xay Malt® nấu Malt
Đưa nồi cháo sang Malt, thực hiện quá trình đường hoá trong khoảng 10-15 phút là đường hoá kết. Khi đó lọc dịch đường để lấy đường nha ban đầu, sản phẩm phụ là bã bia dùng cho chăn nuôi.
Chuyển dịch qua nồi dung hoa, đã lượng dịch đường rồi cho hoa Houblon vào đun sôi đủ tiêu chuẩn rồi chuyển qua nồi lắng(làm sạch sơ bộ).
Mạch nha được đưa sang nồi làm lạnh, sau đó được đẩy vào tẹc, lên men người ta cho cho sẵn men quy định theo tỷ lệ 2% trong tẹc. Sau đó cho dịch nha vào, quá trình vi sinh sẽ diễn ra. Quá trình được chia làm hai giai đoạn: Lên men chính để nhiệt độ khoảng100 C ®160 C với thời gian 7 ngày rồi chuyển sang lên men phụ trng khoảng thòi gian 5 ngày.
- Giai đoạn lọc và chiết:
Sau quá trình lên men đạt thừi gian tiêu chuẩn quy định cho sản phẩm của quá trình lên men qua máy lọc để tách men để lấy sản phẩm trong ( bia trong - bia tươi ). Kết thúc giai đoạn lọc tuỳ theo từng loại bia mà tiến hành chiết.
+ Bia hơi: Bia trong sau khi lọc được đưa vào tẹc chiết để tàng trữ và đóng bốc bia.
+ Bia chai: Chai đưa vào máy rửa sạch làm khô, bia được chuyển vào chai rồi dập nút thanh trùng(diệt men) để bảo quản sản phẩm. Cuối cùng chai đuợc xuống bộ phận dán nhãn, chụp giấy bảo hiẩm sau đó đóng hộp và nhập kho.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA:
MALT ĐƯỜNG GẠO TẺ
NGHIỀN NGHIỀN
ĐƯỜNG HOÁ HỒ HOÁ
LỌC XÃ BÃ
NẤU HOA HOA HOUBLON
LẮNG
LẠNH NHANH LÊN MEN LỌC TRONG
XẢ BÃ
THANH TRÙNG CHIẾT BIA CHAI
DÁN NHÃN BIA HƠI
CHỤP BẢO HIỂM ĐÓNG HỘP NHẬP KHO
NHẬP KHO
3. Tình hình chung về công tác kế toán của Công ty bia Nghệ An.
Việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và nội dung của công tác kế toán trong doanh nghiệp đều do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Do vậy việc tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán phù hợp, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ và hữu ích cho các đối tượng sử dụng, đồng thời phát huy nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán.
Ở Công ty Bia Nghệ An, công tác kế toán thống kê được hợp nhất lại trong một bộ máy chung gọi là phòng kế toán. Hình thức tổ chức công tác kế toán áp dụng ở Công ty là hình thức tổ chức tập trung, toàn bộ công tác hạch toán do phòng kế toán thực hiện. Ngoài ra còn bố trí nhân viên kinh tế tại các phân xưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu, thu nhận số liệu một cách giản đơn, theo dõi giờ công của các phân xưởng cuối tháng chuyển số liệu về phòng kế toán.
Cụ thể tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Bia Nghệ An bao gồm các bộ phận với chức năng, nhiệm vụ như sau:
a) Kế toán trưởng: Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong bộ máy kế toán của Công ty. Kế toán trưởng là người giúp việc cho Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành công tác kế toán của toàn đơn vị.
b) Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí, tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh.
c) Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, BHYT và tiền mặt: Có trách nhiệm kiểm tra thanh toán đầy đủ tiền lương, BHXH, BHYT và các chế độ khác cho người lao động trong toàn Công ty. Mặt khác kế toán phải chịu trách nhiệm kiểm tra và thanh toán các chi phí phát sinh tại văn phòng Công ty và các phòng ban trực thuộc Công ty, kiểm tra và thanh toán các chi phí dịch vụ cho người cung cấp.
d) Kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ: Mở sổ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty.
e) Kế toán theo dõi công nợ, các khoản phải trả, tạm ứng: Hàng ngày mở sổ theo dõi công nợ phải thu của khách hàng. Lập bảng kê phân loại lên chứng từ ghi sổ cuối kỳ lập báo cáo nhập xuất tồn kho, tính thuế, theo dõi đốc thúc thu hồi công nợ.
f) Kế toán TSCĐ kiêm tiền gửi Ngân hàng: Có nhiệm vụ kiểm tra và lập các thủ tục thanh toán chi phí qua Ngân hàng. Mở sổ kế toán theo dõi tình hình thu chi và rút số dư các tài khoản tiền vay, tiền gửi tại Ngân hàng; Khi nhận các chứng từ của Ngân hàng phải kiểm tra, đối chứng với chứng từ gốc kèm theo, nếu có chênh lệch phải báo với kế toán trưởng và thông báo với Ngân hàng để đối chiếu và xử lý kịp thời. Mặt khác kế toán có trách nhiệm lập thẻ TSCĐ (mỗi TSCĐ một thẻ). Đồng thời hàng quý kế toán TSCĐ tính trích khấu hao TSCĐ theo tỷ lệ đã đăng ký với cục quản lý vốn và tài sản.
g) Kế toán tiêu thụ thành phẩm: Có nhiệm vụ tập hợp chứng từ tiêu thụ sản phẩm, theo dõi nhập - xuất thành phẩm, lập báo cáo thống kê.
h) Ngoài ra còn có 6 thủ quỹ và 3 nhân viên viết phiếu.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY BIA NGHỆ AN NHƯ SAU:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(KIÊM THIẾT BỊ CƠ BẢN)
CÁC NHÂN VIÊN VIẾT PHIẾU
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
KẾ
TOÁN TIÊU
THỤ THÀNH PHẨM
KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠM ỨNG CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ
KẾ TOÁN TSCĐ KIÊM TGNH
THỦ
QUỸ
+ Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng tại Công ty Bia Nghệ An là hình thức nhật ký chứng từ.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà Công ty Bia Nghệ An đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Niên độ kế toán theo năm
+ Kỳ kế toán theo quý.
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÔNG TY BIA NGHỆ AN.
1. Tình hình và công tác quản lý lao động-tiền lương và các khoản trích theo lương.
Công ty Bia Nghệ An là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Công nghiệp tỉnh Nghệ An. Sản phẩm của Công ty là bia chai và bia hơi.
Thực tế trên thị trường hiện nay mặt hàng bia rất phong phú, đa dạng. Sản phẩm của Công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các hãng bia nước ngoài và các nhà máy bia lớn trong nước. Do vậy để đứng vững trong cơ chế thị trường hiện nay Công ty luôn xác định phải chú ý nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Từ các đặc điểm trên, để giúp cho công tác tổ chức lao động hợp lý, tổ chức kế toán tiền lương thực hiện được chức năng nhiệm vụ của mình, tăng cường quản lý lao động và quản lý tiền lương, BHXH nên trong chế độ trả thù lao lao động cho người lao động Công ty đã áp dụng hai hình thức trả lương đó là trả lương theo sản phẩm và trả lương theo cơ chế khoán doanh thu.
- Hình thức trả lương theo thời gian: áp dụng đối với CNV làm những công việc hành chính và CNV gián tiếp như: Nhân viên văn phòng, nhân viên quản lý... những nhân viên này không có điều kiện xác định khối lượng công việc hoàn thành.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm (doanh số bán ra): Do đặc điểm của Công ty là sản xuất theo dây chuyền, sản phẩm thu được ở cuối dây chuyền, nên tiền lương trả cho công nhân theo cơ chế khoán sản phẩm, khoán việc.
Căn cứ để tính trả lương là thời gian lao động (ngày công) cấp bậc và thang lương của người lao động theo chế độ quy định.
Ngoài ra người lao động trong Công ty còn được hưởng chế độ phục cấp làm thêm giờ, thêm ca. Các khoản phụ cấp này được tính theo tỷ lệ với tiền lương cơ bản hoặc theo khối lượng thời gian công tác.
Ngoài tiền lương người lao động được hưởng như đã nêu trên người lao động còn được hưởng chế độ BHXH theo quy định chung trong các trường hợp tai nạn lao động, ốm đau, thai sản ... việc tính mức trợ cấp BHXH được thực hiện trên cơ sở chế độ về BHXH quy định chế độ trích và thanh toán BHXH, BHYT và KPCĐ ở Công ty được thực hiện theo cơ chế tài chính hiện hành. Theo chế độ tài chính về BHXH, BHYT và KPCĐ toàn bộ số tiền trích phải nộp cho cơ quan quản lý quỹ trừ số BHXH, KPCĐ được phép giữ lại để chi tiêu tại đơn vị, số còn lại phải nộp cho cơ quan quản lý quỹ. Việc trích BHXH, BHYT và KPCĐ được tính theo tỷ lệ % trên tổng số tiền lương phải trả thực tế cho cán bộ CNV hàng tháng của Công ty. Theo quy định tỷ lệ trích BHXH là 20%, BHYT là 3%, KPCĐ là 2%. Trong đó tính trừ vào lương của CNV BHXH 5%, BHYT 1%, KPCĐ 1%.
2) Tổ chức hạch toán lao động và tính tiền lương, bảo hiểm xã hội phải trả công nhân viên.
2.1. Hạch toán lao động.
Mục đích hạch toán lao động trong doanh nghiệp, ngoài việc giúp cho công tác quản lý lao động còn bảo đảm tính lương chính xác cho từng người lao động. Nội dung của hạch toán lao động bao gồm hạch toán số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động.
* Hạch toán số lượng lao động:
Để quản lý lao động về mặt số lượng, doanh nghiệp sử dụng "Sổ sách theo dõi lao động của doanh nghiệp" thường do phòng lao động theo dõi. Sổ này hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp, công việc và trình độ tay nghề (cấp bậc kỹ thuật) của CNV. Phòng lao động có thể lập sổ chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng
bộ phận để nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp.
* Hạch toán thời gian lao động:
Thực chất là hạch toán việc sử dụng thời gian lao động đối với từng CNV ở từng bộ phận trong doanh nghiệp. Chứng từ sử dụng ở đây là "Bảng chấm công" để ghi chép thời gian lao động và có thể sử dụng tổng hợp phục vụ trực tiếp kịp thời cho việc quản lý tình hình huy động sử dụng thời gian CNV tham gia lao động. Bảng chấm công được lập riêng cho từng tổ, xưởng sản xuất do tổ trưởng hoặc trưởng các phòng ban ghi hàng ngày. Cuối tháng bảng chấm công được sử dụng làm cơ sở để tính lương đối với bộ phận lao động hưởng lương theo thời gian.
* Hạch toán kết quả lao động.
Mục đích của hạch toán này là theo dõi, ghi chép kết quả lao động của CNV biểu hiện bằng số lượng (khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành) của từng người hay từng tổ, nhóm lao động. Để hạch toán, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng doanh nghiệp. Mặc dù sử dụng các mẫu chứng từ khác nhau nhưng các chứng từ này đều bao gồm các nội dung cần thiết như tên công nhân, tên công việc hoặc sản phẩm, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu, kỳ hạn chất lượng công việc hoàn thành... Các chứng từ này là "Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành", "Bảng ghi năng suất cá nhân", "Hợp đồng làm khoán", "Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành"... Chứng từ hạc toán kết quả lao động do người lập ký, cán bộ kỹ thuật xác nhận, lãnh đạo (quản đốc phân xưởng hoặc trưởng bộ phận) duyệt y. Đây là cơ sở để tính tiền lương cho người lao động hay bộ phận lao động hưởng lương theo sản phẩm.
Tóm lại, hạch toán lao động vừa là để quản lý việc huy động sử dụng lao động vừa làm cơ sở tính toán tiền lương phải trả cho người lao động. Vì vậy hạch toán lao động có rõ ràng, chính xác, kịp thời mới có thể tính đúng, tính đủ tiền lương cho CNV trong doanh nghiệp.
Biểu số 01:
ĐƠN VỊ: CÔNG TY BIA NGHỆ AN
BỘ PHẬN: PHÒNG KẾ TOÁN
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 4 năm 2006
Mẫu số 01 - LĐTL
TT
HỌ VÀ TÊN
CẤP BẬC LƯƠNG HOẶC CẤP BẬC CHỨC VỤ
NGÀY TRONG THÁNG
QUY RA CÔNG
1
2
. . .
30
31
số công
hưởng lương SP
số công hưởg lươg TG
. . .
. . .
Số công hườg BHXH
A
B
C
1
2
. . .
30
31
32
33
34
35
36
1
Trần Thị Hương
x
x
. . .
x
x
28
2
Vũ Thị Phương
x
x
. . .
x
x
28
3
Lê Duy Đạt
x
x
. . .
P
x
27
4
Nguyễn Thị Nga
Cô
Cô
. . .
P
x
21
5
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
Cộng :
NGƯỜI DUYỆT PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN NGƯỜI CHẤM CÔNG
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.2. Tính lương, BHXH và thanh toán tiền lương BHXH tại Công ty.
Việc tính lương, BHXH và thanh toán tiền lương, BHXH ở Công ty Bia Nghệ An được thực hiện định kỳ hàng tháng. Căn cứ trên cơ sở các chứng từ và lao động, kết quả lao động của CNVC như: bảng chấm công, bảng kê chất lượng công việc hoàn thành, phiếu nghỉ hưởng BHXH...
a) Đối với bộ phận quản lý hành chính và nghiệp vụ: Bộ phận này công ty áp dụng phương pháp tính trả lương theo thời gian, gồm số cán bộ gián tiếp làm việc ở các bộ phận như: Ban giám đốc, phòng kế toán tài vụ, phòng kế hoạch...
Căn cứ để tính trả lương là các bảng chấm công, các phiếu làm thêm giờ , thang lương, bậc lương của CNV và chế độ trợ cấp ưu đãi, độc hại...
Hàng ngày tổ trưởng hoặc người chịu trách nhiệm các phòng ban, tổ công tác sử dụng bảng chấm công để theo dõi số ngày công làm việc thực tế của từng nhân viên trong bộ phận. Cuối tháng tính ra số ngày công làm việc thực tế, công hưởng BHXH gửi cho bộ phận kế toán.
Căn cứ kết quả lao động đã tổng hợp trên các bảng chấm công theo số công làm việc thực tế, số công nghỉ hưởng lương chế độ và thang lương, bậc lương của từng nhân viên, bộ phận tính lương tính toán số tiền lương cho từng người.
Để tính lương tháng 4/2006 của từng nhân viên phòng kế toán, thực hiện như sau:
Tính đơn giá lương ngày theo lương cấp bậc của từng người theo công thức:
Đơn giá Mức lương tháng theo cấp bậc
lương =
Ngày Số ngày làm việc bình quân theo chế độ
Như vậy đơn giá tiền lương ngày theo cấp bậc của từng nhân viên sẽ là:
1) Trần Thị Hương = (180.000 đ x 3,22) : 26 = 22.292 đ
2) Vũ Thị Phương = (180.000 đ x 2,74) : 26 = 18.969 đ
3) Lê Duy Đạt = (180.000 đ x 2,42) : 26 = 16.754 đ
4) Nguyễn Thị Nga = (180.000 đ x 2,56) : 26 = 17.723 đ
Sau đó căn cứ vào bảng chấm công thực tế và đơn giá tiền lương ngày theo cấp bậc để tính ra tiền lương phải trả thực tế cho từng nhân viên trong Công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT-109.docx