MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
I. Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo tiền lương
1. Khái niệm tiền lương
2. Phân loại tiền lương trong doanh nghiệp
2.1 Tiền lương danh nghĩa
2.2 Tiền lương thực tế
3. Vai trò và ý nghĩa của tiền lương
4. Các khoản trích theo tiền lương
4.1 Bảo hiểm xã hội (BHXH)
4.2 Bảo hiểm y tế (BHYT)
4.3 Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
II. Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp.
1. Hình thức trả lương theo thời gian lao động
2. Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm
III. Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ trong doanh nghiệp
1. Thủ tục, chứng từ hạch toán
2. Các hình thức sổ kế toán
Chương II: Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty TNHH Nhật Việt
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Nhật Việt.
2.1 Tổ chức phòng kế toán Công ty TNHH Nhật Việt
2.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Nhật Việt
2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ tại Công ty TNHH Nhật Việt
3. Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Nhật Việt trong hai năm gần đây (2004- 2005)
II. Thực trạng công tác kế toán tiền lương tại Công ty TNHH Nhật Việt
1. Phương pháp quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Nhật Việt
2. Trình tự tính lương, BHXH và tổng hợp số liệu ở Công ty TNHH Nhật Việt
2.1 Hình thức trả lương
2.2 Chế độ thanh toán BHXH trả thay lương tại Công ty TNHH Nhật Việt
3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhật Việt
Chương III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty TNHH Nhật Việt
I. Nhận xét chung về công tác tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty
II. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty TNHH Nhật Việt
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm
III. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán Công ty TNHH Nhật Việt
1. Công ty nên áp dụng việc trích trước tiền lương nghỉ phép
2. Công ty nên đưa vào hình thức lương thời gian thêm một số khoản phụ cấp trách nhiệm, kết hợp với một số hình thức khen thưởng
Kết luận
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhật Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương cho người lao động
Việc tính lương phải trả cho người lao động được thực hiện tại phòng kế toán của doanh nghịêp.
- Hàng tháng, trên cơ sở các chứng từ hạch toán về thời gian lao động, kết quả lao động, kế toán tính lương cho từng cán bộ công nhân viên, căn cứ vào chế độ tiền lương hiện hành và hình thức trả lương đang áp dụng tại doanh nghiệp, tính ra số tiền lương phải trả cho từng công nhân viên trong tháng, sau đó lập bảng thanh toán lương.
4.3. Tính trợ cấp BHXH phải trả.
- Kế toán căn cứ vào các chứng từ nghỉ ốm đau thai sản ... của y tế để tính ra số BHXH thực tế phải trả trong tháng cho từng CNV và lập bảng thanh toán BHXH cho CNV.
5. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.
5.1. Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán tính và thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản khác với người lao động, tình hình trích lập và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
+ TK334- “Phải trả công nhân viên”: Tài khoản này dùng để phản ánh các tài khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.
Bên Nợ:
- Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã ứng cho công nhân viên và các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên.
-Các khoản tiền công đã ứng trước, hoặc đã trả cho lao động thuê ngoài.
Bên Có:
-Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân viên, phải trả cho lao động thuê ngoài.
Dư Nợ (nếu có) : Số trả thừa cho công nhân viên.
Dư Có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân viên.
TK334 có 2 TK cấp 2:
-TK3341- Phải trả công nhân viên: phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của các doanh nghiệp xây lắp về tiền lương, phụ cấp, báo hiểm...
-TK3342- Phải trả lao động thuê ngoài: thanh toán các khoản phải trả cho các lao động thuê ngoài không thuộc biên chế các doanh nghiệp xây lắp
Kế toán tài khoản cần theo dõi riêng: Thanh toán tiền lương và thanh toán bảo hiểm xã hội.
+Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” được dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản công nợ phải trả.
Bên Nợ:
- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan.
- BHXH phải trả cho CNV.
- KPCĐ chi tại đơn vị.
- Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Các khoản đã trả đã nộp khác.
Bên Có:
- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
- Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
- BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù.
- Các khoản phải trả phải nộp khác.
Dư Nợ (nếu có): Phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả phải nộp hoặc số BHXH, KPCĐ vượt chi chưa được cấp bù
Dư Có : Các khoản phải trả, phải nộp khác và giá trị tài sản thừa chờ xử lý
Nội dung các khoản phải trả, phải nộp khác rất phong phú: được thực hiện trên các tài khoản cấp 2 thuộc tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác”, gồm có các TK nhỏ:
-TK3382: Kinh phí công đoàn
-TK 3383: Bảo hiểm xã hội
-TK3384: Bảo hiểm y tế
Bảng phân bổ tiền lương và bhxh
TT
Ghi có TK
Đối tượng
sử dụng
TK-334-Phải trả CNV
TK338-Phải trả, phải nộp khác
TK 335 Chi phí phải trả
Tổng cộng
Lương
Các khoản phụ cấp
Các khoản khác
Cộng Có TK 334
Kinh phí công đoàn
3382
Bảo hiểm xã hội 3383
Bảo hiểm y tế 3384
Cộng Có TK 338
1
TK622- chi phí nhân công trực tiếp
2
TK627-chi phí sản xuất chung
-v.v...
Ngoài các TK trên còn sử dụng một số TK khác như: TK622, TK627, TK642...
5.2 Sơ đồ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
phụ lục 1
Kế toán các khoản trích theo lương
TK334 TK338 TK622,627,641,642
Số BHXH thực tế phải
trả cho CNV Trích KPCĐ,BHXH,BHYT theo
tỉ lệ qui định tính vào CPKD(19%)
TK334
Trích BHXH,BHYT theo tỷ lệ qui
TK111,112 định tính vào thu nhập của CNV
Nộp BHXH,BHYT, KPCĐ TK111,112
Chi tiêu KPCĐtại cơ sở Số BHXH, KPCĐ vượt chi
được cấp bù
phụ lục 2
Hạch toán tiền lương phải trả cho công nhân viên
TK141, 138, 333... TK334 TK622
Tiền lương, tiền thưởng BHXH và các khoản khác cho CNV
Cáckhoản khấu trừ vào thu C NTTSX
nhập của CNV(tạm ứng ,
bồi thường vật chất...)
TK627
NVPXSX
TK3383, 3384 TK641, 642
Phần đóng góp cho quỹ
NVBH,QLDN
BHXH,BHYT
TK111, 112 TK4311
Thanh toán lương thưởng, Tiền thưởng
BHXH và các khoản khác
cho CNV
TK3383
BHXH
phải trả
chương II
Thực tê công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhật Việt
I.tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Nhật Việt được thành lập theo số ĐKKD 05491 tháng 3 năm 2003, do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố ký duyệt.
Trụ sở công ty: Thị trấn Xuân Trường, Nam Định.
Điện thoại: 0350.885308
Fax: 0350.885308
Mã số thuế: 00100695362
Công ty TNHH Nhật Việt là loại hình doanh nghiệp tư nhân, hoạt động hạch toán kinh tế độc lập.
Quá trình phát triển của Công ty có thể tóm tắt qua từng giai đoạn như sau:
- Từ năm 2003 - 2004:
Đây là giai đoạn mới đi vào hoạt động nên Công ty gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng phần lớn phải đi thuê, trang thiết bị còn thiếu, đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm quản lý nên kết quả kinh doanh đạt được chưa cao.
- Từ năm 2005 đến nay:
Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ với doanh thu tăng nhanh. Bên cạnh những hoạt động kinh doanh chủ yếu như kinh doanh, sản xuất, xuất nhập khẩu các loại máy nông nghiệp, Công ty còn tiến hành đẩy mạnh hoạt động sản xuất, các loại máy khác đạt tiêu chuẩn ISO2002.
2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty:
Công ty TNHH hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực sau:
- Kinh doanh, sản xuất các loại máy nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu sản xuất nn của bà con nông dân bao gồm: đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu và kinh doanh của Công ty.
Xuất khẩu vật tư, nhập khẩu các thiết bị máy móc dùng trong công nghiệp
Sản phẩm dịch vụ chủ yếu: Công ty TNHH Nhật Việt là một trong những nhà sản xuất máy nông nghiệp có ưu thê... là 1 trong những doanh nghiệp tư nhân sản xuất máy co sản phẩm tiêu thụ với số lượng lớn ở một số tỉnh miên bắc,miên trung Việt Namvà một số nước khác.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Nhật Việt
Bộ máy của Công ty được tổ chức thành các phòng, các trung tâm phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty. Công ty TNHH Nhật Việt là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến - chức năng.
- Đứng đầu là Giám đốc Công ty: là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm tổ chức điều hành chung về mọi hoạt động của Công ty. Là người đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật và cơ quan chủ quản. Do vậy, Giám đốc phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ và phải xác định phương hướng, cách thực hiện thành công mục tiêu nhiệm vụ của Công ty đã đề ra.
- Phó Giám đốc: là người thay mặt Giám đốc có trách nhiệm theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và tổ chức kinh doanh, lên kế hoạch và trực tiếp điều hành Công ty trong lĩnh vực kinh doanh.
Bộ máy giúp việc cho Giám đốc ngoài Phó Giám đốc còn có các phòng ban chức năng sau:
- Phòng tổ chức hành chính.
- Phòng kinh doanh.
- Phòng kế toán tài chính.
- Phòng bảo hành và sửa chữa
phụ lục 3
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng
tổ chức hành chính
Phòng
kinh doanh
Phòng
tài chính
kế toán
Phòng
bảo hành và sửa chữa
4.Vốn kinh doanh:
- Vốn cố định : 12639000000 đồng
- Vố lưu động : 6521000000 đồng
- Vốn đi vay : 3.639.000.000đồng
- Vốn chủ sở hữu : 15521000000 đồng .
II. Tổ chức bộ máy kế toán, hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
1. Bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: là người đứng đầu trong bộ máy kế toán, có nhiệm vụ phụ trách công việc kế toán chung cho toàn Công ty, lựa chọn hình thức tổ chức kế toán, cân đối và sử dụng vốn cho toàn Công ty. Theo dõi kế hoạch tài chính quản lý về nguồn vốn, tổng hợp tính toán ra các kết quả tài chính và phân tích các hoạt động kinh doanh của Công ty, ra quyết định về tài chính.
- Kế toán tổng hợp: căn cứ vào bảng kê, nhật ký, chứng từ chi tiết, các bảng phân bổ hàng tháng, quý năm, tổng hợp cân đối kế toán. Vào sổ cái và lập báo cáo tài chính theo qui đinh của Nhà nước.
- Kế toán quỹ: tiến hành viết phiếu thu, phiếu chi, vào sổ kê chi tiết và lên nhật ký, báo cáo, tổ chức kiêm quỹ theo quy định.
- Kế toán viên: hàng ngày tiến hành cập nhật các chứng từ, sổ chi tiết các tài khoản liên quan vào máy tính, thường xuyên đối chiếu số dư với thủ quỹ để kiểm tra được số dư tiền tại quỹ hàng tháng.
Phụ lục 4
Cơ cấu bộ máy kế toán Công ty TNHH Nhật Việt
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán
quỹ
Kế toán viên
2. hình thức kế toán áp dụng.
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”. Chứng từ ghi sổ do kế toán phần hành lập cho từng chứng từ gốc hoặc nhiều chứng từ gốc có nội dung kinh tế giống nhau hoặc có thể lập từ bảng chứng từ gốc. Chứng từ ghi sổ được lập hàng ngày hoặc định kỳ 3, 5, 10 ngày một lần, tuỳ thuộc vào số lượng, nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tại văn phòng Công ty việc tính lương được tính theo hình thức trả lương theo thời gian lao động, trong hình thức này được chia làm hai hình thức: Tiền lương thời gian và hình thức trả lương thời gian có thưởng thì Công ty áp dụng hình thức trả lương thời gian.
Phụ lục 5: Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký CTGS
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Ghi chú
Ghi hàng ngày (Định kỳ)
Ghi vào cuối tháng hoặc định kỳ
Đối chiếu kiểm tra
3. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Nhật Việt.
* Niên độ toán kế bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
* Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác.
- Đơn vị tiền tệ: được sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VND) có kết hợp sử dụng các đơn vị tiền tệ khác đối với một số nghiệp vụ phát sinh mà giá trị phải được theo dõi bằng nguyên tệ theo cách phản ánh nghiệp vụ kế toán thống nhất trong toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam.
- Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác theo quy định của NH thực hiện chuyển đổi nguyên tệ vào cuối tháng. Số dư tiền và các khoản có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối tháng được chuyển đổi thành VND theo tỷ giá thống nhất của NHNo & PTNT Việt Nam thông báo.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty áp dụng phương pháp tính thuế theo phương pháp trực tiếp.
- Lập báo cáo tài chính bằng đơn vị tiền tệ VND
* Hình thức sổ kế toán áp dụng: hình thức chứng từ ghi sổ
* Phương pháp kế toán TSCĐ:
- Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: nguyên giá TSCĐ được ghi chép và phản ánh theo nguyên tắc giá gốc.
- Phương pháp khâu hao, thời gian sử dụng, tỷ lệ khâu hao TSCĐHH, TSCĐVH: khấu hao TSCĐ được xác định theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao, tỷ lệ khấu hao được xác định áp dụng theo quyết định số 206/2003/QĐ ngày 12/12/2003 của bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích KHTSCĐ.
* Phương pháp kế toán hàng tồn kho (HTK).
- Nguyên tắc đánh giá hàng nhập kho: hàng nhập kho được ghi chép và phản ánh theo nguyên tắc giá gốc.
- Phương pháp xác định giá HTK cuối kỳ: bình quân sau mỗi lần nhập kho, xuất kho.
- Phương pháp hạch toán HTK: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Hệ thống tài khoản công ty áp dụng: hệ thống tài khoản theo quyết định số 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính sau đó được bổ sung thêm. Công ty áp dụng hệ thống sổ sách đầy đủ.
4 .Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ tại Công ty TNHH Nhật Việt
Một trong những đặc trưng của hệ thống kế toán là ghi nhận thông tin phải có căn cứ. Chứng từ kế toán là bằng chứng xác minh nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh. Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý của tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị.
Công ty TNHH Nhật Việt đã sử dụng các loại chứng từ kế toán theo quy định hiện hành như: các loại phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn XNK và hoá đơn bán hàng. Cách ghi chép và luân chuyển chứng từ hợp lý, thuận lợi cho việc ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý.
* Các chứng từ kế toán được sử dụng tại Công ty
- Chứng từ về tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi
- Chứng từ hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
- Hoá đơn GTGT
- Chứng từ về TSCĐ: Sổ theo dõi TSCĐ tăng giảm, sổ theo dõi tính khâu hao.
- Các chứng từ về lao động, tiền lương bao gồm:
+ Bảng theo dõi chấm công : theo dõi thời gian làm việc, nghỉ việc, nghỉ BHXH, BHYT ... làm căn cứ để tính lương và đóng BHXH, BHYT theo quy định hiện hành của Nhà nước cho cán bộ CNV.
+ Bảng thanh toán tiền lương :là căn cứ để thanh toán tiền lương và phụ cấp cho người lao động đồng thời là căn cứ để thống kê tiền lương và lao động trong Công ty.
+ Bảng thanh toán BHXH (Mẫu số 05-LĐTL)
+ Các loại phiếu thu, chi, uỷ nhiệm chi.
* Quy trình kế toán trong Công ty được tổ chức theo các bước sau:
- Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ kế toán
- Cập nhật chứng từ
- Luân chuyển chứng từ
- Lưu trữ chứng từ
III- Thực trạng công tác kế toán tiền lương tại Công ty TNHH Nhật Việt.
1. Phương pháp quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Nhật Việt.
Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên và liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Người lao động phải có vật phẩm tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động. Vì vậy khi họ tham gia lao động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải trả thù lao lao động cho họ một cách hợp lý.
Về công tác quản lý tiền lương Công ty quản lý theo hai loại:
- Quỹ tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ chính đã quy định cho họ gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên.
- Quỹ tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong những thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng theo chế độ quy định như tiền lương thời gian nghỉ phép, hội họp, học tập.
2-Trình tự tính lương,BHXH và tổng hợp số liệu ở CT TNHH Nhật Việt.
2.1- Hình thức trả lương.
- Hiện nay Công ty TNHH Nhật Việt đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
- Đối tượng trả lương thời gian: là tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty đều được hưởng lương thời gian đối với những ngày nghỉ lễ, phép, hội họp. Công ty căn cứ vào thời gian làm việc, theo trình độ của người lao động để có bậc lương, thang lương thích hợp. Mức lương tối thiểu Công ty đang áp dụng là 350.000 đồng.
- Công thức tính lương theo thời gian:
Lương tháng = Mức lương tối thiểu x (Hệ số lương + Tổng các khoản phụ cấp).
Lương ngày =
Lương tháng
26 ngày
Công ty áp dụng tính lương thời gian 26 ngày là không đúng theo quy định của Nhà nước ban hành là 22 ngày. Như vậy sẽ không đảm bảo lợi ích cho người lao động trong Công ty.
Mức phụ cấp = Hệ số phụ cấp x lương cơ bản
Nghỉ việc được tính 70% lương cấp bậc của công việc
Lương nghỉ lễ, nghỉ phép được tính = 100%
- Ngoài ra, do là một đơn vị làm ăn kinh doanh nên tuỳ theo tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty các cán bộ công nhân viên trong Công ty còn được hưởng thêm một hệ số lương kinh doanh (ký hiệu là V2) theo quy định của Công ty tuỳ theo mức lợi nhuận đạt được.
- Thời gian để tính lương, tính thưởng, phụ cấp, trợ cấp và các khoản phải trả cho người lao động là theo tháng.
- Hàng tháng kế toán tiền lương của Công ty sẽ tiến hành tính lương phải trả cho người lao động căn cứ vào bảng chấm công của từng phòng, đồng thời tính các khoản trích theo tiền lương như BHXH, BHYT. Bảng thanh toán tiền lương sẽ được kế toán tiền lương (người lập bảng lương) ký, ghi rõ họ tên rồi chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra, ký xác nhận sau đó chuyển cho giám đốc Công ty ký duyệt. Công ty tiến hành trả lương cho nhân viên làm 2 kỳ:
+ Kỳ I: tạm ứng lương cơ bản (V1) sau khi đã trừ đi các khoản BHXH, BHYT (vào các ngày mùng 5 hàng tháng).
+ Kỳ II: nhận số tiền lương kinh doanh (V2).
- Công ty thực hiện việc chi trả tiền lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên thông qua TK 112 (Tiền gửi ngân hàng).
Ví dụ: Anh Đinh Trọng Cường, trưởng phòng kế toán của Công ty có hệ số lương là 5.3, phụ cấp là 0.3. Nên lương V1 (lương cơ bản) của anh Cường sẽ là:
V1 = (5.3 + 0.3) x 350.000 = 1.960.000 đồng/tháng
Lương ngày =
1.960.000
= 75.000 đồng/ngày
26 ngày
- Ngoài ra do hoạt động kinh doanh năm 2006 đạt lợi nhuận cao, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra nên toàn bộ các cán bộ công nhân viên trong Công ty được hưởng thêm một hệ số lương V2 của Công ty tuỳ theo cấp bậc, chức vụ của mình, với mức lương bình quân/người tạm tính là 250.000 đồng. Theo bảng hệ số lương kinh doanh viên chức, chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (phụ lục 7) thì chức danh của anh Cường là kinh tế viên cao cấp bậc 1 nên anh được hưởng một hệ số theo quy định của Công ty là 10.80 theo quy chế trả lương áp dụng trong Công ty.
Vậy mức lương tháng V2 của anh Cường sẽ là:
V2 = 10.80 x 250.000 = 2.700.000 đồng/tháng
Vậy tổng lương (V1 + V2) tháng 6 của anh Cường là:
1.960.000 + 2.700.000 = 4.660.000 đồng/tháng
- Trong kỳ I anh Cường đã nhận tạm ứng lương V1 với số tiền là: 1.960.000 đồng. Công ty đã trích BHXH 5% và BHYT 1% vào lương cơ bản.
+ Số tiền Công ty trích 5% lương cơ bản vào BHXH:
1.960.000 x 5% = 98.000 đồng
+ Số tiền Công ty trích 1% lương cơ bản vào BHYT:
1.960.000 x 1% = 19.600 đồng
Nên số tiền tạm ứng thực lĩnh kỳ I của anh Cường là:
1.960.000 - 98.000 - 19.600 = 1.842.400 đồng
Số tiền thực lĩnh kỳ II của anh Cường là 2.700.000 đồng.
Vậy tổng tiền lương cả 2 kỳ của anh Cường được:
1.842.400 + 2.700.000 = 4.542.400 đồng
Có thể thấy bảng thanh toán lương không chỉ phản ánh số tiền công phải trả cho công nhân viên mà còn phản ánh các khoản khác có liên quan đến thanh toán tiền lương như tiền lương trách nhiệm, các khoản khấu trừ vào tiền lương của người lao động. Căn cứ vào bảng thanh toán lương của các phòng ban, bộ phận trong Công ty, kế toán sẽ tổng hợp lại và lập bảng thanh toán lương cho toàn Công ty.
- Ngoài chế độ tiền lương, Công ty còn tiến hành xây dựng chế độ tiền thưởng cho các cá nhân, tâp thể có thành tích trong hoạt động kinh doanh nhằm khuyến khích người lao động có nhiều đóng góp hơn cho Công ty.
2.2. Chế độ thanh toán BHXH trả thay lương tại Công ty TNHH Nhật Việt.
- Công ty thực hiện theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước như trong trường hợp nghỉ việc vì ốm đau, thai sản, tai nạn rủi ro có xác nhận của cán bộ y tế. Thời gian nghỉ hưởng BHXH sẽ được căn cứ như sau:
+ Nếu làm việc trong điều kiện bình thường mà có thời gian đóng BHXH:
Dươi 15 năm sẽ được nghỉ 30 ngày/năm
Từ 15 - 30 năm được nghỉ 40 ngày/năm
Trên 30 năm được nghỉ 50 ngày/năm
+ Nếu bị bệnh dài ngày với các bệnh đặc biệt được Bộ Y tế ban hành thì thời gian nghỉ hưởng BHXH không quá 180 ngày/năm không phân biệt thời gian đóng BHXH.
+ Tỷ lệ hưởng BHXH trong trường hợp này được hưởng 75% lương cơ bản.
+ Công thức tính lương BHXH trả cho công nhân viên:
Mức lương BHXH trả thay lương
=
Mức lương cơ bản
x
Số ngày nghỉ hưởng BHXH
x
Tỷ lệ hưởng BHXH
26 ngày
Chứng từ kế toán BHXH trả thay lương Công ty sử dụng bao gồm:
- Cuối tháng phiếu nghỉ hưởng BHXH kèm theo bảng chấm công kế toán của Công ty tiến hành tính BHXH. Tuỳ thuộc vào số người phải thanh toán trợ cấp BHXH trả thay lương trong tháng của công ty, kế toán sẽ lập bảng thanh toán BHXH trả thay lương cho từng phòng ban, bộ phận hay toàn Công ty. Khi lập kế toán Công ty phân bổ chi tiết theo từng trường hợp: nghỉ ốm, con ốm, tai nạn lao động, thai sản ...
- Cuối tháng kế toán tính tổng hợp số ngày nghỉ và số tiền trợ cấp cho từng người và cho toàn Công ty. Bảng này phải được nhân viên phụ trách về chế độ BHXH của Công ty xác nhận và chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi. Bảng này được lập thành hai liên: một liên gửi cho cơ quan quản lý quỹ BHXH cấp trên để thanh toán số thực chi, một liên lưu lại tại phòng kế toán cùng các chứng từ khác có liên quan.
- Ví dụ:
- Trong tháng 1/2007, anh Vũ Thành Long là nhân viên phòng hành chính nhân sự của Công ty bị bệnh có xác nhận của bác sỹ. Theo bảng chấm công số ngày công thực tế của anh là 11 ngày, anh nghỉ ốm 15 ngày. Hệ số lương của anh là 3.6. Theo chế độ hiện hành thì anh được hưởng mức lương BHXH trả thay lương được tính như sau:
Sổ tiền lương BHXH trả thay lương
=
3.6 x 350.000
x 14 x 75% = 545.190 đồng
26 ngày
- Cuối tháng 1/2007 kế toán tiền lương tiến hành hạch toán lương BHXH trả thay lương cho nhân viên Vũ Thành Long vào sổ chi tiết TK3383 như sau:
Nợ TK 3383 : 545.190
Có TK 334 : 545.190
Nợ TK 334 : 545.190
Có TK 112 : 545.190
- Đồng thời nghiệp vụ trên được nhân viên kế toán phản ánh ở chứng từ ghi sổ theo mẫu số 22 (phụ lục 18)
Đồng thời nghiệp vụ trên được nhân viên kế toán phản ánh ở chứng từ ghi sổ theo mẫu và phản ánh vào sổ chi tiết các tài khoản liên quan.
Ngoài ra trong tháng 1/2007 số ngày công thực tế của anh Long là 11 ngày. Như vậy ngoài mức lương BHXH trả thay lương anh còn được nhận số tiền lương theo thời gian 11 ngày công thực tế bằng:
Lương cơ bản
=
350.000 x 3.6 x 11
= 533.077 đồng
26
3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương tiền lương tại Công ty TNHH Nhật Việt.
Hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo tiền lương và phân bổ vào chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh trong kỳ. Tiền lương và các khoản trích theo tiền lương của công nhân viên trong Công ty được phân bổ vào TK 627, TK641, TK642.
Trình tự hạch toán:
(1) Trong tháng 1/2007, kế toán tính toán tiền lương phải trả cho cán bộ CNV và định khoản dựa vào bảng tổng hợp lương tháng 1/2007của toàn Công ty.
Nợ TK 627 829.019.980
TK627 (MĐ) 127.507.600
TK627 (GC) 478.512.490
TK627 (HT) 222.909.890
Nợ TK 641 108.997.100
Nợ TK 642 166.293.600
Có TK 334 1.104.310.680
(2) Trích KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán định khoản dựa vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ tháng 1/2007.
Nợ TK 627 16.580.399
TK 627 (MĐ) 2.551.952
TK 627 (GC) 9.570.249
TK 627 (HT) 4.458.197
Nợ TK 641 2.179.942
Nợ TK 642 3.325.872
Có TK 338 (3384) 22.086.213
(3) Trích BHXH vào chi phí sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 627 44.780.655
TK 627 (MĐ) 8.417.400
TK 627 (GC) 22.813.605
TK 627 (HT) 13.549.650
Nợ TK 641 7.290.960
Nợ TK 642 11.334.000
Có TK 338 (3383) 63.405.615
(4) Trích BHYT vào chi phí sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 627 5.970.754
TK 627 (MĐ) 1.122.320
TK 627 (GC) 3.041.814
TK 627 (HT) 1.806.620
Nợ TK 641 972.128
Nợ TK 642 1.511.200
Có TK 338 (3384) 8.454.082
(5) Tạm ứng lương kỳ I tháng 1/2007 cho cán bộ công nhân viên:
Nợ TK 334 530.000.000
Có TK 141 530.000.000
(6) Các khoản khấu trừ vào lương của cán bộ công nhân tháng 1/2007.
Nợ TK 334 25.362.246
Có TK 338 25.362.246
TK 338(3) 21.135.205
TK 338(4) 4.227.041
(7) Thanh toán tiền lương kỳ II tháng 1/2007 cho cán bộ công nhân viên:
Nợ TK334 548,948,434
Có TK 112 548,948,434
(8) Công ty chuyển tiền BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý bao gồm phần công ty chịu (19%) được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và phần người lao động chiu (6%) khấu trừ lương theo chế độ:
Nợ TK 338 119.308.156
TK 3382 22.086.213
TK 3383 84.540.820
TK 3384 12.681.123
Có TK112 119.308.156
chương III
Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tiền lương
và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty tnhh nhật vIệt
I- Nhận xét chung về công tác tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty:
Từ khi được thành lập, Công ty TNHH Nhật Việt đã không ngừng phấn đấu hoàn thiện cơ chế quản lý kinh doanh của mình. Ban lãnh đạo công ty luôn phổ biến kịp thời những văn bản pháp luật mới, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho cán bộ công nhân viên để công ty hoạt động đúng pháp luật và kinh doanh đạt hiệu quả ngày càng cao. Bên cạnh đó, công ty thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có năng lực, chuyên môn và có phẩm chất đạo đức thông qua các khoá học và các đợt tập huấn ngắn hạn.
Tuy nhiên do Công ty chủ yếu sản xuất, kinh doanh mặt hàng máy moc- một mặt hàng luôn phải chịu những biến động lớn về giá cả do những bất ổn của thị trường trong nước . Điều đó đòi hỏi sự nhanh nhạy của cấp quản lý và các cán bộ công nhân viên trong Công ty để kịp thời nắm bắt được những thông tin của thị trường để điều chỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
II- Đánh giá thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty TNHH Nhật Việt.
1. Ưu điểm.
- Bộ máy kế toán ở công ty tương đối gọn nhẹ, phân công hợp lý, phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty với đội ngũ cán bộ công nhân viên có tinh thần trách nhiệm và nghiệp vụ vững
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32064.doc