Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của các Trung tâm
trách nhiệm17
a. Trung tâm chi phí
- Mục tiêu: Tăng cường trách nhiệm về quản lý chi phí, phải
kiểm soát được những chi phí phát sinh tại các phòng, cửa hàng.
Trưởng đơn vị tại các Cửa hàng hay các trưởng phòng là người trực
tiếp kiểm soát chi phí và là người chịu trách nhiệm về những chi phí
phát sinh tại trung tâm. Đảm bảo lợi ích mang lại lớn hơn các chi phí
phát sinh.
- Nhiệm vụ: Lập dự toán, quản lý theo dõi chi phí phát sinh
đơn vị mình. Tất cả thành viên của trung tâm phải thực hiện tiết kiệm
chi phí.
b. Trung tâm doanh thu
- Mục tiêu: Mục tiêu của trung tâm doanh thu là đảm bảo
hoàn thành chỉ tiêu về sản lượng. Trung tâm phải hoàn thành dự toán
về doanh thu mà Công ty đưa ra.
- Nhiệm vụ: Đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh:
phòng kinh doanh, cửa hàng xác định nhu cầu thị trường để lập và
thực hiện dự toán tiêu thụ, theo dõi bán hàng, xác định các nguyên
nhân gây biến động sản lượng và doanh thu.
c. Trung tâm lợi nhuận
- Mục tiêu: đảm bảo tỷ lệ tăng lợi nhuận trên doanh thu, đảm
bảo tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của vốn được cấp
nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận.
- Nhiệm vụ:
+ Phải quản lý chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh và các
chi phí phát sinh bằng cách lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh,
so sánh chi phí thực tế phát sinh với chi phí dự toán.
+ Tổng hợp đầy đủ, chính xác doanh thu, chi phí và xác định
kết quả kinh doanh. Đồng thời theo dõi và quản lý tình hình sử dụng
tài sản, đem lại lợi ích hiệu quả ngày càng cao.
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH MTV xăng dầu Bắc Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nội dung của Kế toán quản trị,
giúp cho nhà quản trị trong việc đánh giá kết quả từng bộ phận trong
tổ chức thông qua xây dựng các chỉ tiêu, báo các các trung tâm trách
nhiệm dựa trên phân cấp quản lý. Việc chú ý thực hiện nội dung kế
toán trách nhiệm sẽ giúp tổ chức phát huy tối đa nguồn lực hiện có
và phát triển một cách bền vững. Kế toán trách nhiệm chỉ được thực
hiện ở tổ chức có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được phân quyền
một cách rõ ràng, để hỗ trợ cho quản lý đo lường và kiểm soát kết
quả bộ phận, kế toán quản trị vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm
để phân loại cấu trúc tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, trên
cơ sở đó đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên trách nhiệm
được giao cho bộ phận đó.
1.1.2. Bản chất, đặc điểm của kế toán trách nhiệm
a. Kế toán trách nhiệm là một nội dung của kế toán quản
trị
b. Kế toán trách nhiệm là hệ thống kiểm soát nội bộ
Kế toán trách nhiệm thu thập và sử dụng thông tin để ra các
quyết định và hoạch định chính sách trong doanh nghiệp đó là một
hệ thống kiểm soát nội bộ.
c. Kế toán trách nhiệm có tính hai mặt là thông tin và trách
nhiệm
1.1.3. Vai trò của kế toán trách nhiệm
5
Thứ nhất, giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ
phận vào mục tiêu chung của toàn bộ doanh nghiệp.
Thứ hai, kế toán trách nhiệm cung cấp một cơ sở cho việc
đánh giá chất lượng về kết quả hoạt động của những nhà quản trị bộ
phận.
Thứ ba, kế toán trách nhiệm được sử dụng để đo lường kết
quả hoạt động của các nhà quản trị và do đó, nó ảnh hưởng đến cách
thức thực hiện hành vi của các nhà quản trị này.
Thứ tư, kế toán trách nhiệm thúc đẩy các nhà quản trị bộ
phận điều hành bộ phận của mình theo phương cách phù hợp với
những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức.
Thứ năm, kế toán trách nhiệm trong việc kiểm soát và đánh
giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.2. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ
1.2.1. Sự phân cấp quản lý
Tùy theo cơ cấu, quy mô tổ chức, Nhà quản trị cần phải thực
hiện phân quyền cho phù hợp, phải có sự tương quan giữa quyền hạn
và trách nhiệm. phân cấp quản lý trong một doanh nghiệp thường
được tập trung ở các mặt chủ yếu sau:
- Phân cấp về quản lý, sử dụng các loại tài sản trong hoạt
động kinh doanh.
- Phân cấp về huy động các nguồn vốn trong hoạt động kinh
doanh.
- Phân cấp về quản lý chi phí, doanh thu, thu nhập trong hoạt
động kinh doanh.
- Phân cấp về phân phối kết quả hoạt động kinh doanh và
thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân sách, với cấp trên.
Việc phân quyền rõ ràng và gắn quyền với thông tin và trách
nhiệm làm cho hệ thống kế toán trách nhiệm hoạt động có hiệu quả.
6
Tuy nhiện, phân cấp quản lý có ưu và nhược điểm sau:
- Ưu điểm:
+ Sự phân cấp quản lý trải rộng việc quyết định cho nhiều
cấp quản lý làm nhà quản trị cấp cao hơn không phải giải quyết các
vấn đề vụ việc xảy ra hàng ngày, họ tập trung vào những việc hoạch
định các chiến lược trung và dài hạn, điều phối các hoạt động của các
bộ phận trong tổ chức, đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu chung
của doanh nghiệp.
+ Sự phân cấp quản lý còn giúp cho các nhà quản trị ở các
cấp có sự tương đối trong điều hành công việc của mình, nâng cao
kiến thức chuyên môn, tăng khả năng ứng xử các tình huống để tăng
tốc độ hoạt động của mỗi bộ phận, toàn tổ chức.
+ Việc ra quyết định được giao cho nhà quản trị tại nơi xảy ra
công việc nên tính đúng đắn và khả thi của các quyết định là rất cao.
Phân cấp quản lý gắn liền với việc xác định quyền hạn và trách nhiệm
ở từng cấp một cách rõ ràng từ đó có cơ sở đánh giá kết quả hoạt động
của mỗi bộ phận, dễ tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
- Nhược điểm:
+ Hạn chế lớn nhất của sự phân cấp quản lý là đạt được sự
thống nhất và hướng tới mục tiêu chung.
+ Do sự tách biệt về quyền lợi và trách nhiệm giữa các bộ
phận nên dẫn đến sự cạnh tranh thành tích giữa các bộ phận, ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của toàn tổ chức.
1.2.2. Mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán
trách nhiệm
Phân cấp quản lý là nền tảng của tổ chức, kế toán trách
nhiệm là công cụ quản trị tổ chức. Thực hiện đầy đủ kế toán trách
nhiệm làm phân cấp quản lý hiệu quả hơn. Kế toán trách nhiệm được
xem như là một công cụ của phân cấp quản lý để thực hiện kiểm soát
7
hoạt động của các doanh nghiệp. Kiểm soát thông qua quá trình giao
trách nhiệm và đánh giá mức độ hoàn thiện trách nhiệm được giao để
kiểm soát hoạt động của các đơn vị và định hướng hành vi của người
quản lý các đơn vị theo mục tiêu chung của Doanh nghiệp. Đây
chính là việc áp dụng kế toán trách nhiệm để phát huy tính tích cực
của phân cấp quản lý, bảo đảm hướng đến mục tiêu chung của
Doanh nghiệp.
- Ưu điểm phân cấp quản lý:
+ Quản lý cấp cao có sự tập trung vào chiến lược. Sự phân
cấp quản lý trải rộng quyền lực và trách nhiệm trên toàn tổ chức. Nhà
quản trị cấp cao không phải giải quyết các vấn đề, xảy ra hằng ngày
mà họ tập trung vào những việc hoạch định các chiến lược trung và
dài hạn, điều phối các hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, đảm
bảo việc thực hiện các mục tiêu chung.
+ Sự phân cấp quản lý giúp cho nhà quản trị ở các cấp có sự
độc lập tương đối trong điều hành công việc của mình, phát triển kỹ
năng, nâng cao kiến thức chuyên môn, tăng nhanh khả năng ứng xử
các tình huống để tăng tốc độ hoạt động của mỗi bộ phận, toàn tổ
chức. Tạo cơ hội cho doanh nghiệp đào tạo đội ngũ quản lý thay thế
để đáp ứng yêu cầu của từng tổ chức.
+ Nhà quản trị ở các cấp đều có quyền ra quyết định ở các
mức độ khác nhau và chịu trách nhiệm về công việc của mình nên thúc
đẩy họ phát huy khả năng quản lý và giúp quản lý cấp dưới cảm thấy
hài lòng với công việc.
+ Chính sự phân cấp quản lý mà các bộ phận có thể tiếp cận
được các thông tin và phản hồi thông tin cho nhà quản trị cấp trên
được đầy đủ và kịp thời.
+ Phân cấp quản lý sẽ phục vụ cho việc ra quyết định có tính
chính xác cao hơn. Phân cấp quản lý gắn liền với việc xác định quyền
8
hạn và trách nhiệm ở từng cấp một cách rõ ràng nên có cơ sở khi đánh
giá kết quả hoạt động của từng bộ phận, dễ tìm ra nguyên nhân và biện
pháp khắc phục các sai phạm.
- Nhược điểm phân cấp quản lý:
+ Việc phân cấp quản lý sẽ dẫn đến sự tách bạch về quyền
lợi và trách nhiệm giữa các bộ phận dẫn đến sự cạnh tranh thành tích
giữa các bộ phận làm mất đi sự hợp tác giữa các bộ phận.
+ Phân cấp quản lý có thể dẫn đến sự trùng lắp không cần thiết
giữa các bộ phận, gây ra sự lãng phí nhân lực trong doanh nghiệp.
+ Mục tiêu của các nhà quản trị cấp dưới có thể mâu thuẩn
với mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
+ Để đạt được mục tiêu chung, các nhà quản trị cấp dưới phải
hướng đến mục tiêu của các nhà quản trị cấp cao hơn, các nhà quản trị
không những phải có tầm nhìn chiến lược đối với mục tiêu của tổ
chức mình mà còn phải có động cơ tích cực để đạt được chúng.
1.3. NỘI DUNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.3.1. Tổ chức các trung tâm trách nhiệm
a. Khái niệm các trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm ở đây được hiểu là một đơn vị của
Doanh nghiệp, có thể là cửa hàng, phòng, ban trong tổ chức. Ở đây,
các đơn vị của Doanh nghiệp này chịu trách nhiệm về sứ mệnh của
đơn vị mình nhằm hoàn thành các công việc phục vụ cho cái chung
của doanh nghiệp.
b. Phân loại trung tâm trách nhiệm
Căn cứ vào sự khác biệt trong việc lượng hóa đầu vào và đầu
ra của các trung tâm trách nhiệm cũng như mức độ trách nhiệm của
nhà quản trị trung tâm, có thể chia các trung tâm trách nhiệm này
thành 4 loại: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi
nhuận, trung tâm đầu tư.
9
1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm
a. Chỉ tiêu đánh giá trung tâm chi phí
b. Chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu
c. Chỉ tiêu đánh giá trung tâm lợi nhuận
d. Chỉ tiêu đánh giá trung tâm đầu tư
1.3.3. Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm
a. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí
b. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu
c. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận
d. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY
TNHH MTV XĂNG DẦU BẮC TÂY NGUYÊN
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG CÔNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU
BẮC TÂY NGUYÊN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công Ty TNHH MTV
Xăng dầu Bắc Tây Nguyên
2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công Ty TNHH MTV
Xăng dầu Bắc Tây Nguyên
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG ĐIỀU
KIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MTV
XĂNG DẦU BẮC TÂY NGUYÊN
2.2.1. Phân cấp quản lý hiện nay tại Công Ty TNHH
MTV Xăng dầu Bắc Tây Nguyên
2.2.2. Tổ chức các báo cáo đánh giá kết quả theo yêu cầu
phân cấp quản lý tại Công Ty TNHH MTV Xăng dầu Bắc Tây
Nguyên
10
a. Báo cáo Công Ty TNHH MTV Xăng dầu Bắc Tây
Nguyên
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV
Xăng dầu Bắc Tây Nguyên qua 2 năm 2016 - 2017
ĐVT: Triệu đồng
TT Tên chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2016
So sánh 2017
và 2016
1 Doanh thu về BH & CCDV 2.392.904 2.173.896 110%
2 Các khoản giảm trừ 0 0
3
Doanh thu thuần về BH &
CCDV 2.392.904 2.173.896 110%
4 Giá vốn hàng bán 2.299.896 2.115.024 109%
5 LN gộp về BH & CCDV 93.008 58.872 158%
6 Doanh thu hoạt động tài chính 392 114 344%
7 Chi phí tài chính 148 12 1.233%
8 Chi phí bán hàng 61.600 48.510 127%
9 Chi phí QLDN 0 0
10 Thu nhập khác 320 18 1.778%
11 Chi phí khác 324 0
12 Lợi nhuận khác -4 18 -22%
13
LN thuần từ hoạt động kinh
doanh 31.648 10.482 302%
14 Tổng LN trước thuế 31.648 10.482 302%
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 6.330 2.096 302%
16 Lợi nhuận sau thuế 25.318 8.386 302%
Nguồn: Công Ty TNHH MTV Xăng dầu Bắc Tây Nguyên
Việc tăng số lượng cửa hàng năm 2017 so với 2016 là 4 cửa
hàng và giá xăng dầu tăng làm doanh thu Công ty năm 2017 tăng
110% so với năm 2016. Lợi nhuận tăng 302%.
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2017 của Công Ty
TNHH MTV Xăng dầu Bắc Tây Nguyên
ĐVT: triệu đồng
11
STT Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm
1 Tài sản ngắn hạn 176.709 176.349
2 Tài sản dài hạn 388.836 376.836
Tổng tài sản 565.545 553.185
3 Nợ phải trả 284.541 307.194
4 Nguồn vốn chủ sở hữu 281.004 245.991
Tổng nguồn vốn 565.545 553.185
Nguồn: Công ty TNHH MTV Xăng dầu Bắc Tây Nguyên
- Tổng số lao động hiện có của doanh nghiệp: 380 người.
b. Báo cáo Chi nhánh Xăng dầu Kon Tum
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Xăng dầu
Kon Tum qua 2 năm 2016-2017
ĐVT: Triệu đồng
S
TT
Tên chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2016
So sánh 2017
và 2016
1 Doanh thu về BH & CCDV 791.115 618.831 128%
2 Các khoản giảm trừ
3 Doanh thu thuần về BH & CCDV 791.115 618.831 128%
4 Giá vốn hàng bán 759.467 599.021 127%
5 LN gộp về BH & CCDV 31.648 19.810 160%
6 Doanh thu hoạt động tài chính 156 144 108%
7 Chi phí tài chính
8 Chi phí bán hàng 17.215 15.491 111%
9 Chi phí QLDN
10 Thu nhập khác
11 Chi phí khác
12 Lợi nhuận khác
13 LN thuần từ hoạt động kinh doanh
14 Tổng LN trước thuế 14.589 4.463 327%
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.918 893 327%
16 Lợi nhuận sau thuế 11.671 3.570 327%
Nguồn: Chi nhánh Xăng dầu Kon Tum
Doanh thu năm 2017 của Chi nhánh tăng cao so với năm
2016 là do cùng với việc mở rộng thị trường, các cửa hàng mới đi
vào hoạt động làm sản lượng bán lẻ xăng dầu tăng. Đồng thời, giá
xăng dầu trong nước tăng so với năm 2016.
Lợi nhuận năm 2017 của Chi nhánh cao là do lãi gộp Tập
12
đoàn cao, Tập đoàn đã chủ động được nguồn hàng cung cấp.
Song song với việc lập báo cáo tài chính, Chi nhánh Xăng
dầu Kon Tum lập báo cáo chi phí.
Bảng 2.4. Chi phí bán hàng của Chi nhánh Xăng dầu Kon Tum
năm 2017
ĐVT: Triệu đồng
Tên chỉ tiêu Tổng cộng
A.Doanh Thu Thuần 791.115
C.Chi phí 17.215
1.Chi phí tiền lương 2.993
2.Chi phí BHXH,BHYT,KFCD 478
3.Chi phí CCDC, bao bì 759
4.Chi phí KHTSCĐ 1.595
5.Chi phí sửa chữa TSCĐ 936
6.Chi phí nhiên liệu, vật liệu 83
7.Chi phí bảo quản 175
8.Chi phí vận chuyển 5.456
9.Chi phí bảo hiểm 29
10.Chi phí hoa hồng, môi giới, hỗ trợ -
11.Chi phí đào tạo, tuyển dụng 102
12.Chi phí dịch vụ mua ngoài 973
13.Chi phí văn phòng và chi phí công tác 604
14.Chi phí dự phòng -
15.Chi phí theo chế độ cho người lao động 1.028
16.Chi phí quảng cáo, tiếp thị, giao dịch khác 1.880
17.Thuế, phí, lệ phí 124
Nguồn: Chi nhánh Xăng dầu Kon Tum
Viêc phân loại chi phí tháng 17 khoản mục chi phí giúp cho
việc kiểm soát hay lập dự toán chi phí tại Chi nhánh dễ dàng hơn.
Trong đó, chi phí vận chuyển, chi phí lương, chi phí quảng cáo (Chi
phí cố định) chiếm tỷ trọng lớn 60% so với tổng chi phí, chi phí khấu
hao TSCĐ chỉ chiếm dưới 10% trong tổng chi phí bán hàng, làm cho
lợi nhuận thu được của Chi nhánh Xăng dầu Kon Tum ổn định hơn.
c. Báo cáo giao ca tại cửa hàng xăng dầu
13
Cửa hàng xăng dầu là mắt xích cuối trong dây chuyền phân
phối hàng hóa xăng dầu, là đơn vị phân cung cấp xăng dầu trực tiếp
đến người tiêu dùng. Cửa hàng xăng dầu là đơn vị nhỏ nhất trong hệ
thống phân phối, hạch toán phụ thuộc đơn vị quản lý cấp trên. Mặt
hàng kinh doanh chủ yếu là xăng dầu nên các nghiệp vụ quản lý cửa
hàng không những gồm các nghiệp vụ quản lý bán hàng hóa mà còn
có các yếu tố do đặc thù mặt hàng kinh doanh đem lại.
Các Cửa hàng của Công Ty TNHH MTV Xăng dầu Bắc Tây
Nguyên chi làm 2 khu vực địa lý dựa trên địa giới hành chính hai
tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Đối với khu vực của hàng ở tỉnh Gia Lại
chịu sử quản lý trực tiếp của Công Ty TNHH Xăng dầu Bắc Tây
Nguyên, đối với các cửa hàng khu vực Kon Tum chịu sự quản lý của
Chi nhánh Xăng dầu Kon Tum.
Tần suất lập báo cáo cửa hàng ngày, do nhân viên nghiệp vụ
cửa hàng hoặc Cửa hàng trưởng (Cửa hàng không có nhân viên
nghiệp vụ) lập dưới sự quản lý Cửa hàng trưởng. Việc kiểm soát báo
cáo tại cửa hàng do các phòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH
MTV Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đối với Cửa hàng khu vực Gia Lai
và Chi nhánh Xăng dầu Kon Tum đối với khu vực Kon Tum.
Cửa hàng trưởng là người chịu trách nhiệm báo cáo giao ca,
là người giám sát toàn bộ hoạt động bán hàng tại cửa hàng, trách
nhiệm Cửa hàng trưởng:
- Kiểm tra: Báo cáo giao ca của trưởng ca hôm trước, nhắc
nhở và theo dõi trong ca bán hàng, xử lý các tồn tại ca hôm trước.
- Kiểm tra, giám sát Quy trình bán hàng 5 bước và tổ chức
phân ca bán hàng giữa ca chính và các phụ ca.
- Phân công ca bán hàng phù hợp với số lượng lao động và
sản lượng bán ra tại cửa hàng.
- Phân công nhân viên trong ca bán hàng đi tiếp thị, nắm tình
14
hình khách hàng mua xăng dầu.
- Theo dõi được hồ sơ khách hàng, nắm được khách hàng
mới, khách hàng không lấy hàng. Nắm được doanh thu bán hàng
hằng ngày, sản lượng các mặt hàng, phải nắm được những nguyên
nhân tăng giảm doanh thu, đưa ra những phương án đề xuất.
- Hỗ trợ khách hàng trong các vấn đề sản phẩm, giá cả, giải
quyết khiếu nại, thắc mắc.
- Nắm bắt được doanh thu, phương thức bán hàng của các
đối thủ cạnh tranh cửa hàng trong khu vực.
- Giao dịch với các đơn vị, tổ chức kinh tế, cơ quan chức
năng tại địa phương, khách hàng để giải quyết các công việc liên
quan.
Đối với trách nhiệm kế toán quản lý cửa hàng tại phòng Tài
chính – Kế toán kiểm tra việc báo cáo bán hàng trên Egas đúng quy
định của Công ty, kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn chứng từ trên
báo cáo giao ca.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU BẮC TÂY NGUYÊN
2.3.1. Ƣu điểm
Về phân cấp quản lý: Công ty có cơ cấu tổ chức, phân quyền
rõ ràng, chức năng nhiệm vụ của các cấp quản lý được thực hiện cụ
thể. Đảm bảo cho việc xác định các trung tâm trách nhiệm và xây
dựng các chi tiêu, báo cáo đánh giá.
Chỉ tiêu đánh giá kết quả giữa thực tế và dự toán: dự toán chi
phí, doanh thu lợi nhuận của các bộ phận được lập vào đầu năm tạo
điều kiện cho công tác đánh giá kết quả hoạt động của các trung tâm
trách nhiệm. Về hệ thống báo cáo: báo cáo được lập theo định kỳ
hàng tháng.
Hiện tại, Công ty ban đầu đã có những biểu hiện của kế toán
15
trách nhiệm, thông qua các chỉ tiêu đánh giá kết quả của các bộ phận,
các Cửa hàng, Chi nhánh và toàn đơn vị.
2.3.2. Nhƣợc điểm
Về tổ chức các trung tâm trách nhiệm: Công ty đã có sự phân
cấp quản lý nhưng chưa hình thành các trung tâm trách nhiệm cụ thể,
riêng biệt. Các phòng chức năng là bộ phận gián tiếp nhưng Công ty
chưa đánh giá được tầm qua trọng tác động việc phát sinh chi phí các
bộ phận này, chưa lập dự toán chi phí sử dụng và báo cáo thực hiện.
Chỉ tiêu đánh giá kết quả giữa thực tế và dự toán: Chỉ tiêu
đánh giá còn đơn giản, chưa phân tích rõ các tác nhân là ảnh hưởng
tới chi phí, doanh thu, lợi nhuận.
Nhận diện hệ thống báo cáo của kế toán trách nhiệm: Hệ
thống báo cáo hiện tại chỉ mang tính chất thống kê theo quy định,
chưa giúp cho nhà quản trị kiểm soát điều hành cũng như đánh giá
kết quả của các bộ phận.
Tóm lại, với những hạn chế trên, vấn đề đặt ra cho nhà quản
trị các cấp là phải nắm rõ và kiểm soát tốt cho mọi hoạt động để điều
hành và quản lý trong phạm vi trách nhiệm được giao. Nhà quản trị
cấp cao cần phải tổ chức theo dõi và đánh giá trách nhiệm các cấp
dưới được phân cấp quản lý. Nhà quản trị cấp cao cần hướng các bộ
phận trong cùng tổ chức bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ của mình
còn phải hướng đến mục tiêu, lợi ích chung của toàn Công ty.
16
CHƢƠNG 3
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY
TNHH MTV XĂNG DẦU BẮC TÂY NGUYÊN
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN VÀ TỔ CHỨC KẾ
TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MTV XĂNG
DẦU BẮC TÂY NGUYÊN
3.1.1. Mô hình các trung tâm trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm được áp dụng và thực hiện xuất phát từ
những yêu cầu và đòi hỏi có tính khách quan của nền kinh tế thị
trường nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ cho công
tác lập dự toán, kiểm soát chi phí, đánh giá trách nhiệm và ra các
quyết định kinh doanh của các đơn vị, bộ phận, phòng ban chức
năng. Theo quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường các Công
ty luôn phải có những quyết định đúng đắn và kịp thời. Bản thân hệ
thống thông tin kế toán trách nhiệm hiện tại của công ty chưa thoả
mãn được nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản trị trong việc
điều hành và quản lý doanh nghiệp.
Qua việc nghiên cứu những cơ sở lý luận về tổ chức kế toán
trách nhiệm và thực trạng tổ chức kế toán tại Công Ty TNHH MTV
Xăng dầu Bắc Tây Nguyên. Ta nhận thấy rằng cần phải đưa ra các
biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán trách nhiệm để
phục vụ cho yêu cầu quản trị là một việc cần thiết và có ý nghĩa thực
tiễn.
Dựa trên sự phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức hiện nay,
thì công ty có thể tổ chức thành bốn trung tâm trách nhiệm, bao gồm:
Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, chung
tâm đầu tư.
3.1.2. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của các Trung tâm
trách nhiệm
17
a. Trung tâm chi phí
- Mục tiêu: Tăng cường trách nhiệm về quản lý chi phí, phải
kiểm soát được những chi phí phát sinh tại các phòng, cửa hàng.
Trưởng đơn vị tại các Cửa hàng hay các trưởng phòng là người trực
tiếp kiểm soát chi phí và là người chịu trách nhiệm về những chi phí
phát sinh tại trung tâm. Đảm bảo lợi ích mang lại lớn hơn các chi phí
phát sinh.
- Nhiệm vụ: Lập dự toán, quản lý theo dõi chi phí phát sinh
đơn vị mình. Tất cả thành viên của trung tâm phải thực hiện tiết kiệm
chi phí.
b. Trung tâm doanh thu
- Mục tiêu: Mục tiêu của trung tâm doanh thu là đảm bảo
hoàn thành chỉ tiêu về sản lượng. Trung tâm phải hoàn thành dự toán
về doanh thu mà Công ty đưa ra.
- Nhiệm vụ: Đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh:
phòng kinh doanh, cửa hàng xác định nhu cầu thị trường để lập và
thực hiện dự toán tiêu thụ, theo dõi bán hàng, xác định các nguyên
nhân gây biến động sản lượng và doanh thu.
c. Trung tâm lợi nhuận
- Mục tiêu: đảm bảo tỷ lệ tăng lợi nhuận trên doanh thu, đảm
bảo tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của vốn được cấp
nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận.
- Nhiệm vụ:
+ Phải quản lý chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh và các
chi phí phát sinh bằng cách lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh,
so sánh chi phí thực tế phát sinh với chi phí dự toán.
+ Tổng hợp đầy đủ, chính xác doanh thu, chi phí và xác định
kết quả kinh doanh. Đồng thời theo dõi và quản lý tình hình sử dụng
tài sản, đem lại lợi ích hiệu quả ngày càng cao.
18
d. Trung tâm đầu tư
- Mục tiêu: trung tâm đầu tư là làm thế nào để sử dụng vốn
có hiệu quả, đạt mục tiêu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà
quản trị của trung tâm là Chủ tịch kiêm giám đốc Công ty phải xây
dựng được các dự án đầu tư, tăng cường quản lý sử dụng vốn. Đảm
bảo việc đầu tư vào các có hiệu quả, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư cao, lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu cao.
- Nhiệm vụ:
+ Đánh giá hiệu quả đầu tư.
+ Thực hiện các biện pháp cải thiện tỷ lệ hoàn vốn đầu tư.
+ Đánh giá kết quả của các đơn vị trong việc hướng đến
mục tiêu chung của Công ty.
3.2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ BÁO CÁO ĐÁNH
GIÁ KẾT QUẢ CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM
3.2.1. Trung tâm chi phí
Đối với trung tâm chi phí của công ty là các phòng nghiệp vụ
như Phòng Kế toán - Tài chính, Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng
Kỹ thuật do đặc thù công việc của trung tâm này là trung tâm chi phí
quản lý nên sản phẩm đầu ra của các trung tâm này không thể lượng
hóa được về mặt giá trị, không thể xác định được mối quan hệ giữa
đầu vào với kết quả đầu ra.
Các khoản chi phí phát sinh tại các đơn vị trên gồm văn
phòng phẩm, chi phí dịch vụ viễn thông, chi phí trà nước tiếp
kháchCuối kỳ, kế toán tập hợp các chi phí thực tế phát sinh và lập
báo cáo chi phí quản lý so sánh chi phí thực tế phát sinh với chi phí
định mức trong kỳ. Báo cáo lập thể hiện được sự phân loại chi phí
kiểm soát được và không kiểm soát được của từng đơn vị.
3.2.2. Trung tâm doanh thu
Mục tiêu của trung tâm doanh thu là tối đa hóa doanh thu.
19
Đánh giá kết quả của trung tâm doanh thu dựa trên cơ sở so sánh dự
toán và thực hiện để xác định mức hoạt động.
Đối với Công ty hoạt động kinh doanh đặc thù trong lĩnh vực
xăng dầu, nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu được quy định Nghị
định 83/2014/NĐ-CP giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế
thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Ngoài sử dụng chỉ tiêu trên
vừa đánh giá được mức độ hoàn thành dự toán về doanh thu còn chú
trọng về sản lượng xuất bán.
Trên cơ sở báo cáo trách nhiệm của từng trung tâm, kế toán
lập báo cáo đánh giá kết quả doanh thu toàn Công ty theo từng nhóm
mặt hàng. Qua phân tích doanh thu sẽ xác định nguyên nhân gây biến
động doanh thu là do bộ phận nào. Từ đó, Ban Giám đốc có những
biện pháp kiểm soát, thưởng phạt cho từng trung tâm.
3.2.3.Trung tâm lợi nhuận
Trung tâm lợi nhuận của Công ty là các Chi nhánh Xăng dầu
Kon Tum. Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm về doanh thu, chi
phí và lợi nhuận của mình.
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận được xây dựng
theo hình thức số dư đảm phí để đánh giá được trách nhiệm và hiệu
quả quản lý của trung tâm lợi nhuận. Do đó chi phí tại Chi nhánh cần
được phân loại theo biến phí và định phí. Báo cáo này được lập theo
quý, năm và Giám đốc Chi nhánh là người chịu trách nhiệm.
3.2.4. Trung tâm đầu tƣ
Trung tâm đầu tư là trung tâm trách nhiệm ngoài chi phí,
doanh thu, lợi nhuận, nhà quản trị còn phải chịu trách nhiệm về cả
vốn đầu tư. Để đánh giá trung tâm đầu tư ta so sánh các chỉ tiêu trên
bảng báo cáo kết quả đầu tư giữa thực tế với dự toán về cả giá trị và
tỷ lệ để đánh giá việc tăng giảm các độ lệch qua các chỉ tiêu về
doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
20
Chỉ tiêu để đánh giá trung tâm đầu tư: tỷ lệ hoàn vốn đầu tư
ROI
Lợi nhuận trước thuế
ROI = x 100%
Vốn đầu tư bình quân
Doanh thu thuần
Số vòng quay vốn đầu tư =
Vốn đầu tư bình quân
Báo cáo hiệu quả đầu tư của trung tâm đầu tư phải thể hiện
được kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty và các chỉ số phản
ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư như số vòng quay vốn đầu tư, tỷ lệ
hoàn vốn đầu tư ROI. Báo cáo này được lập vào cuối niên và được
sử dụng để đánh giá trách nhiệm quản lý của nhà quản trị trung tâm.
3.3. TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN PHỤC VỤ ĐÁNH
GIÁ TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU
BẮC TÂY NGUYÊN
3.3.1. Tổ chức công tác lập dự toán để đánh giá tại các
trung tâm trách nhiệm
Bước 1: Cần tăng cường tính tự chủ của mỗi đơn vị trong
việc lập dự toán, phân công cụ thể cho từng đơn vị trong Công ty.
Dựa vào chiến lược phát triển chung của lãnh đạo Công ty đề ra
trong năm đến, các đơn vị trực thuộc lập dự toán tại đơn vị mình.
Bước 2: Lập dự toán tổng hợp toàn Công ty
Bước 3: Thống nhất dự toán
a. Lập dự toán trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí: lập dự toán chi phí nhằm mục đích hướng
các phòng nghiệp vụ, các cửa h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_ke_toan_trach_nhiem_tai_cong_ty_tnhh_mtv_xang_dau_b.pdf