Luận văn Kết cấu vận luật của thể song thất lục bát trong tiến trình phát triển thể loại ngâm khúc

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU . - 1 -1. Lý do chọn đề tài . - 1 -1.1 Lý do khoa học . - 1 -1.2 Lý do thực tiễn . - 2 -2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu . - 2 -2.1 Về nguồn gốc của thể STLB . - 2 -2.2 Về đặc trưng kết cấu vận luật của thể STLB . - 3 -2.3 Lịch sử nghiên cứu quá trình vận động và phát triển của thể STLB

trong Ngâm khúc . - 5 -3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . - 8 -4. Mục đích nghiên cứu . - 9 -5. Phương pháp nghiên cứu . - 9 -6. Những đóng góp của luận văn . - 10 -7. Cấu trúc luận văn . - 10 -PHẦN NỘI DUNG . - 11 -CHưƠNG 1: . - 11 -KẾT CẤU VẬN LUẬT THỂ SONG THẤT LỤC BÁT. - 11 -1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài . - 11 -1.1.1 Khái niệm loại thể và thể loại . - 11 -1.1.2 Khái niệm thể thơ . - 15 -1.1.3 Khái niệm thể loại Ngâm khúc . - 16 -1.1.4 Khái niệm vần luật . - 19 -1.2 Những yếu tố cơ bản của thể thơ STLB . - 23 -1.2.1 Cách gieo vần trong thể thơ STLB . - 24 -1.2.2 Cách ngắt nhịp trong thể thơ STLB . - 27 -1.2.3 Luật phối thanh c ủa thể thơ STLB . - 29 -

- 119 -CHưƠNG 2: . - 34 -NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH THỂ STLB . - 34 -2.1. Những cơ sở từ văn học dân gian . - 34 -2.2 Những cơ sở từ văn học viết . - 40 -2.2.1 Tiền lệ trong văn học viết từ thế kỷ X đến thế kỷ XV . - 45 -2.2.2 Tiền lệ trong văn học viết từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII . - 52 -CHưƠNG 3: . - 57 -SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA THỂ SONG THẤT LỤC BÁT TỪ NGÂM VỊNH

ĐẾN DIỄN TẢ NỘI TÂM . - 57 -3.1 Quá trình vận động và chuyển biến về mặt hình thức của thể thơ STLB

trong thể loại Ngâm khúc . - 57 -3.1.1 Vần . - 57 -3.1.2 Thanh điệu . - 61 -3.1.3 Ngắt nhịp . - 63 -3.2 Sự chuyển biến về mặt nội dung của thể thơ STLB từ ngâm vịnh đến

diễn tả nội tâm . - 66 -3.2.1 Những đặc trưng về nội dung của thể thơ STLB ở giai đoạn sơ khai -66 -3.2.2 Giai đoạn xuất hiện những dấu hiệu chuyển biến từ ngâm vịnh đến

diễn tả nội tâm . - 70 -3.2.3 Những đặc điểm nội dung của thể STLB ở giai đoạn phát triển cực

thịnh của thể loại Ngâm khúc . - 75 -3.3 Nguyên nhân và ý nghĩa của sự chuyển biến từ ngâm vịnh đến diễn tả nội

tâm con người . .-88-PHẦN KẾT LUẬN . - 93 -TÀI LIỆU THAM KHẢO . - 96 -PHỤ LỤC . - 100

pdf122 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3044 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kết cấu vận luật của thể song thất lục bát trong tiến trình phát triển thể loại ngâm khúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thất trên hiệp vần ở chữ thứ 3, chứ không phải ở chữ thứ 5 nhƣ trƣờng hợp sau này và các vần của nó đều là vần bằng. Ví dụ: Doành la dòng bạc phau phau, Đỉnh đang mấy phát khoan mau dầu lòng. Chợt ngược trông Điêu- diêu quán dịch, Ướm hỏi xem lại lịch nhường bao? Trong đó tất cả các câu thất dƣới đều đƣợc gieo vần ở chữ thứ 5 nhƣ trƣờng hợp thông thƣờng: Ví dụ: Tắt qua nẻo ngác sông Đào, Luận công trị thủy, xiết bao công trình. Hướng thần kinh, chiều tòng cuồn cuộn, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 54 - Vững âu vàng nguyên bổn đặt an. Cách ngắt nhịp trong câu thất của bài Bồ Đề thắng cảnh thi giống với cách ngắt nhịp trong thể STLB. Cặp câu thất 100% đƣợc ngắt theo nhịp 3/4: Ví dụ: Dùng gió đưa/ tưng bừng gióng giả, Này bãi thò/ kia ngả sông Dâu. Hay : Bạt ba đào/ thuận dòng thẳng ruổi, Đến Anh- thường/ vừa độ nghỉ ngơi. Nhìn vào cấu trúc của khổ STLB trong bài Bồ Đề thắng cảnh thi ta thấy những dòng STLB này tuy không giống hoàn toàn những dòng STLB ở thời kỳ hoàn thiện nhƣng nó cũng đã mang dáng dấp của thể STLB. Ví dụ dòng STLB ở thời kỳ hoàn thiện: Ngập ngừng gió thổi áo bào, Bãi hôm tuôn đẫy nước trào mênh mông. Tin thường lại người không thấy lại, Hoa dương tàn đã trải rêu xanh [12, 118] Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào và Bổ Đề thắng cảnh thi tuy mới chỉ là những bài có hình thức “lai tạp” chứ chƣa phải là bài thơ STLB, nhƣng những dòng STLB trong hai tác phẩm này có nhiều điểm tƣơng đồng với những dòng STLB ở thời kỳ hoàn thiện. Đặc biệt trong bài Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào có một số khổ về mặt cấu trúc giống hoàn toàn với những dòng STLB ở thời kỳ hoàn thiện. Sau những câu STLB đƣợc dùng xen kẽ trong bài ca của Lê Đức Mao và bài Bồ Đề thắng cảnh thi đến cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, HoàngSĩ Khải tiếp tục sử dụng những câu thơ STLB để viết Tứ thời khúc vịnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 55 - * Tiểu kết Từ những dẫn rất cụ thể đã trình bày chúng tôi nhận thấy: Rõ ràng, đặc trƣng kết cấu vận luật của thể STLB có rất nhiều điểm tƣơng đồng với đặc trƣng kết cấu của thể thức văn vần dân gian. Vì vậy có thể khẳng định thể thơ STLB “…được hình thành trên những điều kiện cụ thể là tiếng Việt và văn hóa Việt, trong mối liên hệ rất mật thiết với văn vần dân gian của dân tộc Việt” [44, 123]. Sƣ̣ xuất hiện , tồn tại và phát triển của bất kỳ thể loại văn học nào cũng đều phải trải qua quá trình thai nghén , tìm tòi , học hỏi và sáng tạo không ngƣ̀ng của rất nhiều thế hệ , tầng lớp thi sĩ – văn sĩ. Đóng góp vào sƣ̣ ra đời và phát triển rực rỡ của thể thơ STLB - thể thơ độc đáo , đặc sắc của dân tộc ta là công sƣ́c của nhƣ̃ng nghệ sĩ dân gian (văn học dân gian ) và phải chăng đó còn là sƣ̣ đóng góp của các nhà Nho tài năng của nền văn học viết trung đại . Nền văn học trung đại Việt Nam trong quá trình vận động đã có những chặng đƣờng phát triển nhất định. Có thể nói, ở thời kì đầu ông cha ta thƣờng sáng tác phỏng theo khuôn mẫu của nƣớc ngoài. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, bên cạnh việc mô phỏng sáng tác nƣớc ngoài các nghệ sĩ cũng luôn tìm tòi con đƣờng đi riêng cho mình. Bởi vậy, ngay từ thế kỉ XIII trong sáng tác của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, đã thấy có những nét sáng tạo mới về cách gieo vần, ngắt nhịp... Sự sáng tạo này ngày càng đƣợc phát triển mạnh mẽ hơn để tạo những điều kiện nhất định cho một loạt các thể loại văn học dân tộc nhƣ: Truyện Nôm, thơ trữ tình ngâm khúc, hát nói… ra đời. Điều đó cho chúng ta thấy , nguồn gốc cũng nhƣ quá trình hình thành , phát triển của thể loại STLB trong lòng văn học dân tộc không chỉ bắt nguồn từ riêng hình thức văn học dân gian mà rất có thể còn là sản phẩm sáng t ạo của các nhà Nho trong văn học viết . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 56 - Qua những điều đã trình bày ở trên chúng tôi nhận thấy: Nguồn gốc của thể STLB ngoài tiền lệ từ các thể thức văn vần dân gian, phải chăng còn có tiền lệ từ trong nền văn học viết. Thấy đƣợc điều đó chúng ta mới thấy hết đƣợc công lao sáng tạo của các thi sĩ nƣớc nhà trong quá trình sáng tạo ra thể thơ đặc sắc của dân tộc. Để có đƣợc hình thức diễn đạt tối ƣu nhƣ ngày nay, thể STLB đã phải trải qua một thời gian dài. Trong quá trình phát triển, thể STLB đã lựa chọn cho mình hình thức diễn đạt phù hợp. Chính những khúc ngâm trữ tình trƣờng thiên đó đã đƣa thể thơ STLB phát triển đến đỉnh cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 57 - CHƢƠNG 3: SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA THỂ SONG THẤT LỤC BÁT TỪ NGÂM VỊNH ĐẾN DIỄN TẢ NỘI TÂM 3.1 Quá trình vận động và chuyển biến về mặt hình thức của thể thơ STLB trong thể loại Ngâm khúc Do cặp lục bát trong thể thơ STLB và thể lục bát có cách gieo vần, ngắt nhịp giống nhau nên để thấy đƣợc sự vận động và chuyển biến về mặt hình thức của thể thơ STLB, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát vần, thanh điệu, nhịp ngắt trong hai câu thất của thể STLB. 3.1.1 Vần Để tạo nên những dòng thơ vừa giàu nhạc điệu vừa diễn tả đƣợc sâu sắc, tinh tế những cung bậc tình cảm của con ngƣời, nhà thơ không thể không chú ý đến yếu tố âm luật. Trong đó, vần đƣợc coi là một trong những yếu tố cơ bản nhất. Vần đƣợc phân biệt theo vị trí gieo vần: vần chân và vần lƣng; phân biệt theo mức độ hòa âm: vần chính và vần thông. Trong thể thơ STLB, vần chân ở câu bát hiệp vần với vần lƣng ở câu thất trên. Vần lƣng này nằm ở vị trí trƣớc nơi ngắt nhịp, có nghĩa là nằm ở chữ thứ 3 hoặc chữ thứ 5 để tạo nên nhịp ngắt cuối là nhịp chẵn. Vần trong thơ STLB rất phong phú có vừa có vần lƣng, vần chân và vần bằng, vần trắc. Ví dụ 1: Dù rằng non nước biến dời,(b) Nguồn tình ắt chẳng chút vơi đâu là Lòng đùm bọc thương hoa đoái cội,(t) Khắp tôn thân cùng đội ơn sang. [9, 15] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 58 - Ví dụ 2: Chín lần gươm báu trao tay,(b) Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh. Nước thanh bình ba trăm năm cũ (t). Áo nhung trao quan vũ từ đây. [12, 106] Nhìn vào tiến trình phát triển của thể thơ song thất lục bát (STLB), ta thấy vần có sự thay đổi rõ rệt. Nếu nhƣ lúc mới hình thành, trong câu thất trên, các tác giả thiên về gieo vần ở chữ thứ 3 thì vài trăm năm sau các thi sĩ lại chú trọng gieo vần ở chữ thứ 5. Sở dĩ có sự thay đổi này là vì trong quá trình sáng tác, các thi sĩ đã nhận ra vần chân của câu bát và vần của chữ thứ 5 trong câu thất trên đều là vần bằng. Nếu vị trí gieo vần không ở chữ thứ 5 mà rơi vào tiếng thứ 3 của câu thất trên thì câu thơ sẽ không thực hiện đúng sự luân phiên thanh điệu theo trình tự Trắc – Bằng – Trắc. Điều này dẫn đến câu thất trên và câu thất dƣới sẽ không có sự đối xứng về thanh điệu. Câu thơ sẽ không tạo nên đƣợc vần điệu nhịp nhàng uyển chuyển. Ví dụ : (Chân đầy phiến tuyết mặt thừa gió xuân) Đông nửa phần tháng về mười một (Tứ thời khúc vịnh – Hoàng Sĩ Khải) Hay : (Trị dài Trịnh chúa, Lê quân muôn đời) Hễ đạo trời rất công rất chính, (Tứ thời khúc vịnh – Hoàng Sĩ Khải) Tuy nhiên, trong bài Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao, vần chủ yếu đƣợc gieo ở vị trí chữ thứ 5 của câu thất trên chứ không phải ở vị trí chữ thứ 3 nhƣ trong một số tác phẩm cùng thời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 59 - Ví dụ : (Thọ bôi kể chục, ca trù điểm trăm) Mừng thế trị năm năm xuân tịch (Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào – Lê Đức Mao) Hoặc : (Nhà đàn cửa hát noi ca đường cù) Mừng nay tiệc ca trù thị yến (Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào – Lê Đức Mao) Cách gieo vần trong tác phẩm này rất giống với cách gieo vần trong tác phẩm Ngâm khúc. Đây là kiểu cấu trúc ở dạng hoàn thiện của thể STLB. Điều này cho thấy, ở giai đoạn đầu đã xuất hiện hai mô hình của thể thơ STLB (mô hình thứ nhất: vần lƣng đƣợc gieo ở chữ thứ 3 và thanh điệu ở chữ thứ 3 là thanh bằng; mô hình thứ hai: vần lƣng ở vị trí chữ thứ 5 và chữ thứ 3 mang thanh trắc). Có thể nói, thể thơ STLB là thể thơ giàu vần điệu. Bởi lẽ, thể thơ này có số lƣợng vần và loại vần phong phú hơn các thể thơ khác nhƣ thơ Đƣờng luật, thơ lục bát…(xem mục 1.3.1). Đây chính là một trong những ƣu thế vƣợt trội của STLB so với các thể thơ khác. Nỗi lai lịch dễ hầu than thở, Trách nhân duyên mờ lỡ cớ sao? Sầu sầu thảm thảm xiết bao, Sầu đầy giạt bể thảm cao ngất trời [9, 18] Vần chân “thở” kết hợp với vần lƣng “lỡ” nguyên âm “ơ” gợi lên sự lỡ dở hay một cái gì đó không trọn vẹn. Tiếng lòng của ngƣời vợ trẻ khi đấng quân vƣơng của mình từ giã cõi đời đã đƣợc tác giả diễn tả hết sức tinh tế, da diết đến xót gan, cháy ruột thông qua hình ảnh thơ và sự phối hợp nhịp nhàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 60 - về âm điệu. Kể từ ngày ngƣời chồng yêu thƣơng từ trần, cuộc sống của nàng trở nên “sầu sầu thảm thảm xiết bao”! Cuộc sống tƣơi vui hạnh phúc khi xƣa bên ngƣời chồng yêu dấu của hoàng hậu chẳng bao giờ còn có thể trở lại đƣợc nữa! Nỗi đau ấy bật thành lời than thở kết hợp với lối gieo vần trong STLB dƣờng nhƣ càng tô đậm thêm nỗi sầu đau, bi thƣơng của bà hoàng hậu trẻ. Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành khảo sát sự chuyển biến về vần của thể STLB trong phạm vi một số tác phẩm mà chúng tôi cho là tiêu biểu hơn cả. Các tác phẩm đó là: Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào, Bồ Đề thắng cảnh thi, Tứ thời khúc vịnh, Thiên Nam minh giám, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Văn chiêu hồn, Tỳ bà hành. Dƣới đây là kết quả khảo sát mà chúng tôi thu đƣợc: Bảng 3.1 Khảo sát vị trí gieo vần qua một số tác phẩm tiêu biểu tiến trong trình phát triển của thể thơ STLB STT Tác phẩm Số lượng câu thất trên Gieo vần lưng vị trí chữ thứ 3 Gieo vần lưng vị trí chữ thứ 5 Số dòng Tỷ lệ Số dòng Tỷ lệ 1 Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào 20 1 5% 17 85% 2 Bồ Đề thắng cảnh thi 4 4 100% 0 0 3 Tứ thời khúc vịnh 84 73 87% 9 11% 4 ThiênNam minh giám 234 58 25% 176 75% 5 Chinh phụ ngâm 102 23 22.5% 80 77.5% 6 Cung oán ngâm 89 0 0% 88 100% 7 Văn chiêu hồn 46 5 11% 41 89% 8 Tỳ bà hành 22 1 5% 21 95 % Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 61 - Nhìn vào bảng khảo sát trên, ta nhận thấy cách gieo vần lƣng trong hai câu thất của thể STLB không ổn định qua các giai đoạn và không đồng đều ở mỗi tác phẩm. Đặc biệt cách gieo vần lƣng trong những câu STLB xuất hiện ở giai đoạn đầu có điểm khác biệt rất lớn so với cách gieo vần lƣng của câu STLB trong thể loại Ngâm khúc. Trong số 7 tác phẩm mà chúng tôi tiến hành khảo sát thì Bồ Đề thắng cảnh thi (100%) và Tứ thời khúc vịnh (87%) là hai tác phẩm có tỷ lệ vần lƣng gieo ở vị trí chữ thứ 3 lớn nhất. Lối gieo vần lƣng ở vị tiếng 3 dần dần đƣợc chuyển sang tiếng thứ 5. Trong tác phẩm Chinh phụ ngâm sự chuyển biến này chƣa đƣợc thể hiện rõ chỉ có 77.5% vần đƣợc gieo ở tiếng thứ 5. Song tới Cung oán ngâm vị trí gieo vần đã dứt khoát định vị ở vị trí chữ thứ 5 (chiếm 100%). Từ đó trở vần lƣng dần dần đƣợc định vị ở tiếng thứ 5 trong các tác phẩm Ngâm khúc. 3.1.2 Thanh điệu Cũng giống nhƣ thể lục bát, thể STLB là thể thơ đƣợc quy định chặt chẽ về thanh điệu. Tuy nhiên, quy tắc phối thanh của thể thơ này cũng giống nhƣ cách gieo vần không đƣợc ổn định. Khi ở giai đoạn mới hình thành, trong câu thất trên, chữ thứ 3 thƣờng là thanh bằng (trừ tác phẩm Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao có chữ thứ 3 là thanh trắc). Trong quá trình sáng tác các thi sĩ đã nhận ra, để thanh bằng ở chữ thứ 3 trong câu thất trên là sẽ làm cho câu thơ trở nên trúc trắc nghe không thuận. Ví dụ: Thiếp trong cánh của chàng ngoài chân mây Trong của này đã đành phận thiếp [12, 115] Vì vần có sự thay đổi từ vị trí thứ 3 sang vị trí thứ 5 nên thanh điệu cũng có sự biến đổi cho phù hợp. Chữ thứ 3 mang thanh trắc tạo nên cấu trúc thanh điệu cân đối đảm bảo sự luân phiên giữa các bƣớc thơ theo trật tự Trắc – Bằng – Trắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 62 - Ví dụ: Bến phì (b) gió thổi (t) đìu hiu (b) mấy gò (b). Hồn tử sĩ (t) gió ù (b) ù thổi (t). [12, 114] Sự thay đổi thanh điệu trong câu thất thứ nhất là cần thiết và phù hợp với tiến trình phát triển của thể thơ STLB. Nếu nhƣ ở giai đoạn đầu thể STLB đƣợc dùng để sáng tác các thi phẩm mang tính chất ngâm vịnh nên về thanh điệu dƣờng nhƣ không đƣợc chú trọng, chữ thứ 3 thƣờng mang thanh bằng. Khi thể STLB đƣợc dùng vào sáng tác thể loại Ngâm khúc thì thanh bằng ở chữ thứ 3 của câu thất trên đã chuyển thành thanh trắc. Vần trắc với tính chất “không bằng phẳng” thích hợp với việc diễn tả những cung bậc tình cảm sâu kín, nhất là tâm trạng đau đớn, bi thƣơng của con ngƣời. Có nhƣ vậy thể thơ mới phát huy đƣợc hết ƣu thế của mình trong việc diễn tả nội tâm con ngƣời. Sau đây là bảng khảo sát thanh điệu cuả thể thơ STLB trên một số tác phẩm tiêu biểu. Bảng 3.2 Khảo sát thanh điệu qua một số tác phẩm tiêu biểu tiến trong trình phát triển của thể thơ STLB STT Tác phẩm Số lượng Thanh trắc vị trí thứ 3 Số câu Tỷ lệ 1 Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào 20 19 95% 2 Bồ Đề thắng cảnh thi 4 1 25% 3 Tứ thời khúc vịnh 84 4 5% 4 Thiên Nam minh giám 236 116 49% 5 Chinh phụ ngâm 102 71 70% 6 Cung oán ngâm 89 86 97% 7 Văn chiêu hồn 46 39 85% 8 Tỳ bà hành 22 20 91% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 63 - Để đảm bảo sự luân phiên giữa các bƣớc thơ theo trật tự Trắc – Bằng – Trắc thì thanh điệu của chữ thứ 3 đã có sự thay đổi. Nếu nhƣ ở giai đoạn đầu chữ thứ 3 thƣờng mang thanh bằng (Tứ thời khúc vịnh chiếm 95%, Thiên Nam minh giám chiếm 51%) thì giai đoạn sau thanh điệu của chữ thứ 3 này đã có sự thay đổi. Chữ thứ ba thƣờng mang thanh trắc chứ không phải là thanh bằng (Chinh phụ ngâm khúc chiếm 70%, Cung oán ngâm khúc chiếm 97%, Tỳ bà hành chiếm 91%...). Sự chuyển biến về thanh điệu tạo nên sự hài hòa trong câu thơ, đọc câu thơ lên ta thấy thuận hơn, lắng đọng và cũng rất dễ nhớ. 3.1.3 Ngắt nhịp Trong ngắt nhịp là một trong những tiêu chí cơ bản để nhận diện thể thơ STLB. Nếu nhƣ từ lúc mới ra đời đến khi hoàn thiện cách gieo vần và luật phối thanh của thể thơ đã có nhiều thay đổi thì cách ngắt nhịp lại tƣơng đối ổn định. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy từ khi mới ra đời nhịp ngắt của thể STLB đã tƣơng đối ổn định. Ngay trong những bài thơ có hình thức lai tạp thì nhịp ngắt 3/4 (lẻ trƣớc, chẵn sau) của hai câu thất đã đƣợc sử dụng nhƣ nhịp ngắt chủ đạo và đƣợc duy trì bền vững ở hầu hết các bài thơ viết theo thể thơ này. Trong Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào có 36/40 câu ngắt thất theo nhịp 3/4, chỉ có 2 câu ngắt theo nhịp 4/ 3 và 2 câu ngắt theo nhịp 2/2/3: Ví dụ: - Xuân nhật/ tảo khai/ gia cát hội (2/2/3) - Hạ đình/ thông sướng/ thái bình âm (2/2/3) - Tề thanh chúc Thánh/ cung vạn tuế (4/3) - Lễ nhạc bách niên/ tu miếu điển (4/3) Cách ngắt nhịp trong bài chúc làng khá đồng nhất so với các bài STLB ở thời kỳ hoàn thiện. Nhìn chung nhịp ngắt của thể thơ trong tiến trình phát triển của thể STLB là tƣơng đối ổn định ít có sự biến đổi. Trừ một số trƣờng hợp ngoại lệ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 64 - (xem bảng khảo sát). Bảng 3.2 Khảo sát ngắt nhịp qua một số tác phẩm tiêu biểu tiến trong trình phát triển của thể thơ STLB STT Tác phẩm Số lượng Ngắt nhịp 3/4 Một số cách ngắt nhịp khác Số câu Tỷ lệ Số câu Tỷ lệ 1 Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào 40 36 90% 4 10% 2 Bồ Đề thắng cảnh thi 8 8 100% 0 0 3 Tứ thời khúc vịnh 168 166 99% 2 1% 4 Thiên Nam minh giám 468 461 98%% 7 2% 5 Chinh phụ ngâm 204 196 96% 8 4% 6 Cung oán ngâm 178 177 99% 2 1% 7 Văn chiêu hồn 92 86 93.5% 6 6.5% 8 Tỳ bà hành 44 39 89% 5 11% Qua bảng khảo sát trên, ta thấy nhịp ngắt trong hai câu thất của thể STLB hầu nhƣ không có sự thay đổi. Từ tác phẩm ra đời ở giai đoạn đầu (Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào chiếm 90%, Tứ thời khúc vịnh chiếm 99%) đến những tác phẩm ở thời kỳ phát triển rực rỡ (Chinh phụ ngâm chiếm 96%, Cung oán ngâm chiếm 99%) chủ yếu vẫn đƣợc ngắt theo nhịp 3/4. Có thể khẳng định nhịp điệu của thể STLB từ khi mới hình thành và khi phát triển hoàn thiện là tƣơng đối ổn định. Có thể thấy, để biểu đạt tiếng nói tâm tƣ tình cảm của con ngƣời một cách trực tiếp, có hiệu quả cao thì rất cần đến tính nhạc. Bởi nhạc có vai trò rất lớn trong việc vật chiếu hóa, khách thể hóa những cảm nghĩ tâm tƣ vốn vô hình trong sâu thẳm của thế giới nội tâm. Đọc một bài thơ ta nhƣ nghe thấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 65 - đƣợc nỗi buồn, niềm vui, ta nhƣ cảm nhận đƣợc sự trong trẻo hay tăm tối tù túng… của cuộc sống cũng nhƣ tâm trạng con ngƣời. Phải chăng điều đó một phần là do nhạc điệu mang lại. Để tạo nên tính nhạc trong thơ thì vần và nhịp là hai yếu tố quan trọng. Qua khảo sát, chúng ta có thể khẳng định STLB là thể thơ phong phú về vần, dồi dào về nhịp. Một khổ thơ STLB có năm vần thuộc các loại vần (vần chân hoặc vần lƣng, vần bằng hoặc vần trắc). Trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Trung Hoa, ta thấy chỉ có hai hoặc nhiều nhất là ba vần, đều là vần chân và độc vận (tức chỉ có một loại vần bằng hoặc trắc). Điều đó cho thấy, STLB là thể thơ có vần điệu phong phú hơn thơ Đƣờng luật. Sự phong phú về vần điệu đã góp phần tạo nên tính nhạc cho các bài thơ. Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu Người xuống ngựa khách đừng chèo Chen quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ti. [ 9, 51] Cách điệp nguyên âm “a” trong câu thất thứ nhất gợi cho ngƣời đọc có cảm giác không gian ở bến Tầm Dƣơng nhƣ rộng thêm ra. Câu thất thứ hai điệp nguyên âm “u” gợi nên không khí buồn tủi trong buổi tiễn đƣa. Đọc khổ thơ lên ngƣời đọc có thể hình dung ra không khí buồn bã trong cảnh tiễn đƣa của ngƣời ở và kẻ đi. Sự phong phú về vần, dồi dào về nhịp điệu đã giúp thể thơ STLB có đủ khả năng biểu hiện nội tâm, diễn tả những cung bậc tình cảm của con ngƣời. Chính vì thế mà cha ông ta đã lựa chọn thể STLB để sáng tác các khúc ngâm trữ tình trƣờng thiên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 66 - 3.2 Sự chuyển biến về mặt nội dung của thể thơ STLB từ ngâm vịnh đến diễn tả nội tâm 3.2.1 Những đặc trưng về nội dung của thể thơ STLB ở giai đoạn sơ khai Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao đƣợc xem là tác phẩm văn học viết đầu tiên sử dụng những câu song thất lục bát. Trong một chừng mực nhất định, bài hát chúc lành của tiến sĩ họ Lê, làng Đông Ngạc đƣợc coi là dấu mốc đánh dấu sự xuất hiện những câu thơ STLB thành văn. Tuy nhiên, tác phẩm có tính chất sơ khai của thể STLB mới chỉ bộc lộ tâm trạng chung của mọi ngƣời chứ không phải là bộc lộ nội tâm kín đáo của một nhân vật trữ tình cụ thể. Bài thơ chỉ mang tính chất vịnh cảnh, ngợi ca công đức của nhà vua: Ba hàng vui vẻ ngày vui Tung ba tiếng chúc, gió mười dặm xuân Nhởn nhơ cõi thọ nền nhân Vui lòng hy hạo tụng ân bình hòa Đó là những câu thơ ca ngợi mùa xuân trong không khí tƣơi vui của ngày hội làng, hay thực chất là để ca ngợi cuộc sống yên lành. Nhờ ơn công đức của vua mà dân có đƣợc cuộc sống vui tƣơi, hạnh phúc. Khi mùa xuân vừa tới, mọi ngƣời mở hội cùng nhau hát khúc hát thái bình. Toàn bài toát lên tâm trạng hồ hởi, vui vẻ của ngƣời dân. Họ bằng lòng với cuộc sống yên bình mà nhà vua ban phát cho họ: Vui xuân xuân yến ngày lâu Thọ bôi kể chục, ca trù điển trăm Mừng thế trị năm năm xuân tịch Tụng thần hưu thân tích vô cương Xuân kỳ giải thưởng đào nương Chúc dâng hai chữ phụ khang mừng làng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 67 - Âm điệu chủ đạo của bài thơ đƣợc tạo nên từ không khí tƣng bừng, vui vẻ. Xét về phƣơng diện nội dung, bài thơ này vẫn thiên về vịnh cảnh thiên nhiên và ca ngợi công đức của nhà vua chứ chƣa đi vào phản ánh những tâm sự thầm kín hay nỗi đau đớn dằn vặt của nhân vật trữ tình. Nếu với Việt sử diễn âm (khoảng giữa thế kỷ XVI), thể thơ lục bát đã xác lập đƣợc chuyên thể thì với thể STLB, việc xác lập chuyên thể diễn ra muộn hơn. Trong quá trình thể thơ STLB vƣơn lên thành một hình thức độc lập, Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải có vị trí quan trọng. Bởi lẽ, từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII với việc ra đời của bài Tứ thời khúc vịnh, thể thơ STLB đã nhanh chóng xác lập cho mình một vị trí xứng đáng trên thi đàn dân tộc về phƣơng diện hình thức là chủ yếu. Nhƣng về phƣơng diện nội dung, bao trùm toàn bài thơ Tứ thời khúc vịnh vẫn chỉ là không khí ngợi ca. Tuy nội dung toàn bài vịnh khung cảnh thiên nhiên nhƣng thực chất là ngợi ca công đức của vua, chúa. Nhờ ơn các vị quân vƣơng đã đặt ra quân phép cai trị và ban “năm phúc tới dân” nên dân chúng có cuộc sống yên lành. Họ cầu mong Lê Hoàng, Trịnh Vƣơng đƣợc muôn đời bền vững để dân mãi đƣợc hƣởng cuộc sống ấm no. Gót lẫn đầu, đội ơn vị dục, Hoàng cực cho năm phúc tới dân, Bốn mùa được những mùa xuân, Trị dài Trịnh chúa, Lê quân muôn đời Cuộc sống của muôn dân cũng nhƣ phong cảnh thiên nhiên dƣới thời vua Lê chúa Trịnh hiện lên vui tƣơi sống động. Khi mùa xuân về, khắp kinh đô náo nhiệt, tƣng bừng: Thiều quang đến lòng người hớn hở, Thửơ ba dương là cỡ lập xuân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 68 - Đâu đâu chịu lệnh đông quân Cửa giao lừng lẫy đón xuân rước về Khắp bốn bề non sông hoa cỏ Hết cùng lên cõi thọ đền xuân Nhà nhà tống cựu nghinh tân Tú mi là thiếp, nghi xuân là bùa. Khung cảnh thiên nhiên mỗi mùa có lại có những nét đặc trƣng riêng. Trong đó, mùa xuân đƣợc mong chờ và chào đón nồng nhiệt nhất. Khắp thiên hạ vui mừng đón rƣớc chúa xuân. Ngay cả cây cỏ non sông, dƣờng nhƣ nơi nơi đều lên “cõi thọ” chào đón mùa xuân về. Không khí chuẩn bị của mọi nhà thật tƣng bừng, náo nhiệt. Họ xua bỏ tà khí, những thứ không may của năm cũ để đón nhận niềm hạnh phúc, tƣơi vui của năm mới. So với bốn mùa thì mùa xuân phong cảnh ở kinh đô náo nhiệt, tƣơi vui hơn cả nên khi mùa xuân qua đi, mọi ngƣời đều thấy tiếc nuối. Những ngƣời gan dạ nhƣ những bậc đại trƣợng phu cũng phải mềm lòng tiếc nuối khi mùa xuân qua đi. So bốn mùa đâu bằng xuân rốt Khí trời hòa vật tốt người thanh. …Tiếc xuân có phú chắc hiềm Trượng phu lòng sắt dễ mềm vậy vay. Hết khung cảnh mùa xuân là tới mùa hè với hình ảnh của chim Đỗ Vũ, hoa Hải Đƣờng, lá sen… Sau cái nắng oi ả của mùa hè sẽ là những ngày dịu mát của mùa thu “Thần Nhục thu sớm giong yến trắng – Khí mát về hơi nắng hầu thui”. Nhƣng những ngày thu dịu mát rồi cũng qua đi nhƣờng chỗ lại cho mùa đông lạnh giá. Đó là sự tuần hoàn của thiên nhiên đất trời. Mỗi mùa với mỗi sắc thái khác nhau đã tạo nên khung cảnh thiên nhiên đất Việt. Ngƣời dân có đƣợc cuộc sống yên bình ấm no là nhờ công đức của vua Lê chúa Trịnh. Vì vậy, khắp thần dân trong nƣớc đều đội ơn vua chúa. Họ hết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 69 - lòng ca tụng đấng quân vƣơng của mình. Khắp nơi đều dâng những lời chúc tụng, mong đƣợc thỏa lòng thảo ngay: Khắp xa gần ơn nhờ đức đội Đều thu về một mối xa thư Tám phương xem bẵng đình trừ Huyền – trân lọ đến. Cư – tư lọ vào Hầu no nao nỗi lòng ngay thảo Chúc một thơ Thiên bảo hòa dâng Đức tày nhật nguyệt thăng hằng, Thịnh bằng tùng bách, thọ bằng non sông. Qua việc khảo sát và phân tích hai tác phẩm Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao và Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải, chúng tôi nhận thấy: Trong giai đoạn này, mặc dù các tác giả đã sử dụng những dòng STLB để sáng tác, nhƣng những tác phẩm ở thời kỳ này không đạt đƣợc những thành tựu rực rỡ nhƣ những tác phẩm trƣờng thiên ngâm khúc. Bởi lẽ, các tác phẩm thời kỳ này thƣờng mang tính chất ngợi ca và thể hiện niềm tin vững chắc ở tƣơng lai của đất nƣớc. Bao trùm trong hai tác phẩm là không khí tƣơi vui, nhộn nhịp – trái ngƣợc với bầu không khí ảm đạm u buồn trong tác phẩm trữ tình ngâm khúc. Ở đây, các tác giả chủ yếu đi vào vịnh cảnh, miêu tả hiện tƣợng khách quan. Những tâm sự riêng tƣ của con ngƣời cá nhân dƣờng nhƣ chƣa đƣợc họ quan tâm và thể hiện một cách thỏa đáng. Sở dĩ nhƣ vậy, là do đặc trƣng của văn học giai đoạn này vấn đề cái tôi cá nhân ít đƣợc các tác giả quan chú ý đến. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra và chứng minh thể thơ STLB rất phù hợp để diễn tả những cung bậc tình cảm và đời sống nội tâm của nhân vật trữ tình. Tác giả Đặng Thanh Lê viết: “các tác phẩm song thất lục bát của thế kỷ thứ XVIII đưa thể thơ này vào chức năng phản ánh nội dung tâm trạng có tính chất bi kịch” [26, 47]. Vì thế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 70 - thể tài ngâm vịnh ở giai đoạn này không phù hợp với hình thức diễn đạt của thể STLB nên khi sử dụng thể STLB

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfd.pdf
Tài liệu liên quan