MỞ ĐẦU 0
Chương 1 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT HỢP PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8
1.1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 8
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước 8
1.1.2. Các công cụ cơ bản quản lý nhà nước 11
1.2. SỰ TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC, TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC KẾT HỢP GIỮA CHÚNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 17
1.2.1. Sự tương đồng giữa pháp luật và đạo đức 19
1.2.2. Sự khác biệt giữa pháp luật và đạo đức 25
1.2.3. Tính tất yếu khách quan của việc kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam 35
1.3. NỘI DUNG KẾT HỢP PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 37
Chương 2 48
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO KẾT HỢP PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 48
2.1. THỰC TRẠNG KẾT HỢP PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 48
2.1.1. Khái quát về sự kết hợp giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam 48
2.1.2. Những kết quả đã đạt được và một số hạn chế tồn tại của việc kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay 54
2.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO KẾT HỢP PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 87
2.2.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của pháp luật, của đạo đức cũng như ý nghĩa của sự kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước 89
2.2.2. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với củng cố và phát triển các giá trị đạo đức tiến bộ trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 93
2.2.3. Đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức, pháp luật trong gia đình, nhà trường, xã hội 98
2.2.4. Xử lý vi phạm pháp luật phải gắn liền với việc củng cố các giá trị đạo đức truyền thống và các giá trị đạo đức mới xã hội chủ nghĩa . 104
KẾT LUẬN 109
123 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4806 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình thế và áp đặt chủ quan, nhiều khi thoát ly thực tế. Thực trạng kinh tế, xã hội và pháp luật đó đã dẫn đến một hệ quả về mặt ý thức là sự coi thường, thờ ơ, bất chấp pháp luật, tâm lý ngại ra pháp luật, ra pháp luật đồng nghĩa là xấu, là liên lụy, phạm pháp.
Bước sang thời kỳ đổi mới đất nước, dưới tác động của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, pháp luật và đạo đức đều có sự biến đổi mạnh mẽ. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngày càng mở rộng, dần khẳng định được vị thế, chiếm lĩnh được “thị phần” xã hội của mình trong tương quan với đạo đức. Ngày càng có nhiều các QPPL để điều chỉnh các QHXH cần được điều chỉnh bằng pháp luật. Nhiều lĩnh vực pháp luật trước đây trong cơ chế kinh tế cũ, không có hoặc không có điều kiện phát triển thì nay đã phát triển một cách mạnh mẽ. Các ngành luật phát triển tương đối đồng bộ, kỹ thuật lập pháp ngày được nâng cao. Tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật được hạn chế một cách cơ bản. Pháp luật được xây dựng không chỉ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện thực mà còn phù hợp với truyền thống đạo lý, thuần phong mỹ tục của dân tộc, phản ánh đầy đủ và chính xác ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Pháp luật thực sự là công cụ hữu hiệu nhất để tổ chức và quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội, là công cụ hữu hiệu để bảo đảm và bảo vệ các quyền, lợi ích của công dân. Nhờ vai trò tích cực đó của pháp luật, nền kinh tế xã hội nước ta trong hai chục năm qua đã có sự phát triển khá mạnh mẽ. Do nhu cầu hợp tác và hội nhập nền kinh tế, do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa, pháp luật của nhà nước ta trong điều kiện hiện nay chịu ảnh hưởng khá lớn của pháp luật các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong lĩnh vực đạo đức, các quan niệm, quan điểm đạo đức cách mạng, nhất là các quan điểm đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh được tiếp tục khẳng định và phát huy vai trò tích cực của chúng. Đó là các quan điểm, tư tưởng cán bộ, đảng viên phải trung thành với sự nghiệp của Đảng, trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập tự do, hạnh phúc của nhân dân, một lòng một dạ, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, đồng thời phải “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” [23, tr.438].
Cùng với việc khẳng định các quan niệm, quan điểm, đạo đức cách mạng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc được củng cố, giữ gìn và phát huy. Trải qua thực tiễn cuộc sống, qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau, ông cha ta đã đúc kết được những quan niệm, quan điểm truyền thống vô cùng quý báu, đó là tình thương yêu đoàn kết gắn bó, tinh thần tương thân tương ái, thương người như thể thương thân. Là tư tưởng coi trọng cộng đồng, đề cao trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng; coi trọng gia đình, đề cao quan hệ huyết tộc; tư tưởng hiếu học, tôn sư trọng đạo; tư tưởng uống nước nhớ nguồn; nhân nghĩa thủy chung; kính trên nhường dưới… Những quan niệm, quan điểm đạo đức này không chỉ có ý nghĩa trong quá khứ mà còn có giá trị to lớn trong hiện tại và tương lai.
Bên cạnh những quan điểm đạo đức truyền thống này, nhiều quan điểm mới có ý nghĩa tích cực đối với đời sống, phản ánh các QHXH trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang từng bước được hình thành, đó là những quan điểm sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; quan điểm làm giàu chính đáng cho bản thân và xã hội; quan điểm cạnh tranh lành mạnh...
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, tích cực thì nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái của nó. Nền kinh tế thị trường dễ làm con người chạy theo đồng tiền, chạy theo lợi nhuận, coi đồng tiền là trên hết, bất chấp đạo lý, tình cảm. Không ít trường hợp vì đồng tiền mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, anh em, bè bạn. Vì đồng tiền, người ta bất chấp tất cả, thậm chí bán rẻ cả danh dự, nhân phẩm của mình, cũng vì nó mà con cái có thể đẩy cha mẹ ra ngoài đường, anh em đánh chửi nhau, bạn bè lừa gạt nhau. Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ… đang gây phương hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Bên cạnh đó, một số quan niệm, quan điểm cũ, lạc hậu vẫn chưa được xóa bỏ triệt để. Đó là tư tưởng gia trưởng, coi thường phụ nữ; tư tưởng coi thường lớp trẻ “trứng khôn hơn vịt”, “già lên lão làng”… Đồng thời, một số quan niệm đạo đức lệch lạc, không phù hợp với truyền thống thuần phong mỹ tục của dân tộc đang có xu hướng thịnh hành như hôn nhân thử nghiệm, lựa chọn giới tính thai nhi... Tình hình VPPL có chiều hướng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng. Trong xã hội xuất hiện những hành vi VPPL một cách man rợ, chúng không chỉ xảy ra ở ngoài xã hội mà từng bước thâm nhập và hoành hành ngay trong bộ máy nhà nước, đặc biệt có cả trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tình trạng tham nhũng đã trở thành quốc nạn mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX phải cảnh báo đó là một trong bốn nguy cơ chệch hướng XHCN ở Việt Nam [7, tr.67].
Đứng trước thực trạng đó, việc nhìn nhận, đánh giá vai trò kết hợp pháp luật và đạo đức trong QLNN là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Pháp luật, không tạo ra bản thân các giá trị đạo đức mà chỉ có thể tác động đem lại những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành những quan niệm, những chuẩn mực đạo đức mới tiến bộ, loại bỏ dần những quan niệm đạo đức cũ phản tiến bộ. Nếu không có được sự hài hòa giữa đạo đức và pháp luật thì không thể có sự phát triển bền vững của xã hội. Khi đạo đức đã xuống cấp thì dù pháp luật có hay đến mấy cũng trở nên vô nghĩa. Con người không hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức thì càng dễ dàng VPPL. Ngược lại, sự VPPL, hay pháp luật không nghiêm lại là tiền đề làm rối loạn kỷ cương, đạo đức xã hội. Do vậy, vấn đề mà xã hội quan tâm và đặt ra bây giờ không chỉ là đầu tư tăng cường pháp luật hay đạo đức nhiều hơn, mà còn là phải biết kết hợp cả pháp luật và đạo đức để tạo nên sự điều chỉnh mạnh mẽ, có hiệu quả nhất trong quản lý xã hội nói chung và QLNN nói riêng.
2.1.2. Những kết quả đã đạt được và một số hạn chế tồn tại của việc kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Trong phần cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” [5, tr.129]. Đây là những quan điểm chỉ đạo hết sức kịp thời của Đảng trong việc thừa nhận và phát huy vai trò của pháp luật và đạo đức trong quản lý đời sống xã hội.
Dưới sự chỉ đạo sáng suốt này, trong thời gian qua, sự kết hợp giữa pháp luật và đạo đức đã được nhận thức và xử lý đúng đắn. Đạo đức đã có tác động to lớn đến việc hình thành các quy định trong pháp luật cũng như việc thực hiện pháp luật của các chủ thể trong xã hội. Nhìn chung, pháp luật đã được xây dựng trên nền tảng đạo đức, phản ánh khá đầy đủ các quan niệm đạo đức cách mạng, đạo đức truyền thống tiến bộ của dân tộc. Hơn bao giờ hết, trong điều kiện ngày nay, các quan niệm, quan điểm, tư tưởng đạo đức cách mạng, đạo đức truyền thống của dân tộc đang phát huy vai trò tích cực của mình đối với pháp luật. Ngược lại, pháp luật cũng có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ tới đạo đức. Nhờ có pháp luật các quan niệm, quan điểm đạo đức lạc hậu bị xóa bỏ, sự thoái hóa xuống cấp của đạo đức một phần được ngăn chặn, nhiều quan điểm đạo đức mới được hình thành. Sự kết hợp pháp luật và đạo đức ở Việt Nam hiện nay trong hoạt động QLNN được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:
2.1.2.1. Những kết quả đã đạt được
Thứ nhất, tôn trọng, giữ gìn, phát huy đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã trở thành một trong những nhiệm vụ của pháp luật Việt Nam.
Điều 30, Hiến pháp 1992 đã quy định: “Nhà nước và xã hội bảo tồn phát triển nền văn hóa Việt Nam: Dân tộc, hiện đại, nhân văn, kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân”[9, tr.24].
Để thực hiện được nhiệm vụ này rất nhiều văn bản pháp luật đã thế chế hóa việc tôn trọng, phát huy đạo đức truyền thống thành những nguyên tắc cơ bản của mình. Chẳng hạn, một trong những lĩnh vực hoạt động rất cơ bản của con người đó là lĩnh vực dân sự. Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc. Tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam [16, Đ.8].
Đây là một trong những nguyên tắc xuyên suốt và được cụ thể hóa trong từng chế định của Bộ luật Dân sự. Cụ thể có tới 15 điều luật quy định về những lĩnh vực khác nhau trong đời sống dân sự đã đề cập và cụ thể hóa nguyên tắc này như: Điều 41 quy định quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; Điều 122 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự; Điều 128 quy định giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội… trong đó Bộ luật Dân sự có quy định rõ trái đạo đức xã hội là trái: “ những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng” [16, Đ.128].
Có thể nói trong lĩnh vực dân sự (theo nghĩa rộng bao gồm các lĩnh vực: dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động và hôn nhân gia đình), việc phù hợp đạo đức xã hội trở thành một tiêu chí để đánh giá tính hợp pháp của các quan hệ xã hội. Điều đó cũng nghĩa là pháp luật cho phép công dân được thực hiện nhiều hành vi mà pháp luật không cấm nhưng những hành vi này phải phù hợp với đạo đức xã hội.
Cũng chính trên tinh thần tôn trọng, giữ gìn và phát huy đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó mà hệ thống pháp luật hiện hành đã thể hiện thống nhất ý chí, lợi ích chung của nhân dân lao động. Nhờ thấm nhuần các quan niệm, tư tưởng đạo đức của nhân dân lao động, đạo đức cách mạng, mà hệ thống pháp luật được xây dựng đã phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của nhân dân, ghi nhận và bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của nhân dân. Pháp luật của nhà nước Việt Nam XHCN “ là pháp luật thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động” [36, tr.323]. Có thể nói tất cả các quy định trong hệ thống pháp luật được ban hành đều xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, nhằm bảo đảm, bảo vệ các quyền, lợi ích của nhân dân.
Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành là một hệ thống được xây dựng trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ phẩm giá con người, coi việc phục vụ con người là mục đích cao nhất của nó. Hiến pháp 1992 quy định: “Ở nước cộng hòa XHCN Việt Nam các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” [9, Đ.50]. Có thể thấy, trong hệ thống pháp luật Việt Nam các quyền công dân ngày càng được ghi nhận và mở rộng toàn diện. Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo đảm và có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Các biện pháp để bảo đảm và bảo vệ quyền, lợi ích của công dân được pháp luật quy định khá cụ thể. Tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản đến các quyền tự do kinh doanh, hội họp, đi lại… đều được Nhà nước bảo hộ. Khi có sự xâm phạm các lợi ích trên, với tư cách là người bảo vệ pháp luật, Nhà nước có quyền khởi tố, điều tra, xét xử và bắt buộc người có hành vi phạm tội phải chịu một hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Pháp luật Việt Nam quy định, lợi ích của Nhà nước, của xã hội hay của công dân, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn được bảo đảm một cách hài hòa. Nhà nước trong mối quan hệ hai chiều với công dân đã đặt ra trách nhiệm của nhà nước đối với nhân dân và nghĩa vụ bổn phận của nhân dân đối với Nhà nước. Lợi ích của Nhà nước, của tổ chức hay cá nhân đều được bảo đảm và bảo vệ như nhau. Trước đây, trong Bộ luật Hình sự 1985 có phân biệt các tội xâm phạm sở hữu thành hai mục: Các tội xâm phạm sở hữu XHCN và các tội xâm phạm sở hữu công dân, đến nay bộ luật Hình sự 1999 đã coi sở hữu Nhà nước hay sở hữu cá nhân đều được tôn trọng và bảo vệ như nhau.
Thứ hai, hệ thống pháp luật Việt Nam phản ánh khá rõ nét tư tưởng nhân đạo, một tư tưởng đạo đức cơ bản, truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Yêu thương, giúp đỡ người khác là một truyền thống đặc trưng trong đời sống của người Việt, nó cũng là sợi dây gắn kết các cá nhân xích lại gần nhau. Tư tưởng đạo đức quý báu này đã được thể hiện một cách sâu sắc, trở thành một nguyên tắc chỉ đạo trong toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam mà trước hết nó được quy định trong các chính sách xã hội của Nhà nước.
Xuất phát từ tư tưởng “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thương binh, bệnh binh, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ. Hiến pháp 1992 quy định: “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ được hưởng các ưu đãi của nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khỏe có đời sống ổn định, những người và gia đình có công với đất nước được khen thưởng, chăm sóc” [9, Đ.67].
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (2005) cũng có quy định: Nhà nước dành một phần ngân sách hàng năm để đảm bảo việc thực hiện chế độ ưu đãi (Điều 3), mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội có trách nhiệm vận động, tham gia chăm sóc người có công với nước và gia đình họ bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực.
Pháp luật hiện hành cũng có những quy định về vấn đề nhận cha mẹ nuôi là thương binh, là người có công với cách mạng mà độ tuổi của con nuôi không cần giới hạn dưới 15 tuổi, vấn đề quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi cũng được quy định chặt chẽ, rõ ràng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt là của phía người có công với cách mạng được nhận là cha, mẹ nuôi [14, Đ.68]. Đây là những quy định vừa mang tính nhân bản sâu sắc vừa là một trong những phương thức giáo dục con cháu, các thế hệ về sau có hiệu quả.
Ngoài nhóm đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi xã hội ở trên, Đảng và Nhà nước ta còn dành sự quan tâm cả về vật chất, tinh thần cho đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội. Đó là những “người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật nặng, người gặp rủi ro do thiên tai và nhiều lý do bất khả kháng khác mà bản thân họ và gia đình họ không thể tự khắc phục được” [17, Đ.1].
Tính nhân đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn thể hiện ngay ở trong các quy định về xử lý người có hành vi VPPL. Đề ra các quy định này, pháp luật không chỉ nhằm trừng trị kẻ vi phạm mà còn nhằm giáo dục, cải tạo họ cũng như giáo dục, răn đe và phòng ngừa đối với người khác. Đây chính là điểm gặp nhau của truyền thống đạo đức dân tộc với tính nhân đạo XHCN. Bộ luật Hình sự đã quy định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” [15, Đ.27].
Cũng xuất phát từ tư tưởng, quan điểm đạo đức: “Đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại” rất nhiều quy định xử lý của pháp luật khuyến khích, tạo cơ hội cho người phạm tội được hoàn lương, được nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng xã hội như quy định “nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy ngoan cố, chống đối, lưu manh.. khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra” [15, Đ.3]. Pháp luật cũng quy định việc xử lý VPPL không được xâm hại, làm tổn thương đến danh dự, nhân phẩm, uy tín con người, vì vậy mà “nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự nhân phẩm của công dân” [9, Đ.71], và trong trường hợp đặc biệt tòa án có thể xét xử kín (Điều 18, Luật Tố tụng Hình sự 2003). Ngoài ra nguyên tắc nhân đạo còn được thể hiện qua nhiều quy định khác trong hệ thống pháp luật hiện hành như: Quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hiệu thi hành bản án (Điều 23, 55 Bộ luật Hình sự); các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của bộ luật (Điều 46, 47 Bộ luật Hình sự). Miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt (Điều 54, 57 Bộ luật Hình sự), giảm mức hình phạt đã tuyên (Điều 58, 59 Bộ luật Hình sự), các quy định về tạm hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, đối với người mắc bệnh hiểm nghèo, người bị kết án là lao động duy nhất trong gia đình nếu ở tù sẽ làm cho gia đình đặc biệt khó khăn (Điều 231, Bộ luật Tố tụng Hình sự), quy định hạn chế quyền ly hôn của người cha trong trường hợp vợ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi (Điều 85, Luật Hôn nhân và gia đình 2000); quy định về hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng (Điều 668, Bộ luật Dân sự).
Có thể thấy các quy định trên trong hệ thống pháp luật Việt Nam mang những nét đặc trưng, đặc thù của tư tưởng nhân đạo truyền thống Việt Nam. Nhân đạo không chỉ là nhỏ nước mắt, thương xót, chia sẻ với người bị hại, với nạn nhân. Nhân đạo còn là phải biết ra tay trừng trị, tiêu diệt cái ác, đẩy lùi cái ác ra khỏi đời sống xã hội. Đây chính là lý do giải thích tại sao bên cạnh những quy định hết sức nhân văn đó ta lại vẫn giữ nguyên hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự Việt Nam.
Thứ ba, trong quá trình xây dựng pháp luật, nhiều quan điểm, tư tưởng đạo đức cách mạng, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc được thể hiện khá đầy đủ và rõ nét.
Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, đó là sự kết tinh, sự tôi luyện của người chiến sỹ cộng sản trong lao động, sản xuất, chiến đấu, là những nấc thang giá trị đạo đức được xây dựng trên nền tảng văn hóa dân tộc. Đó là sự hy sinh, cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc, quyết tâm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bởi vậy mà trong hệ thống pháp luật hiện nay của chúng ta, rất nhiều quan điểm, tư tưởng đạo đức cách mạng, đạo đức Hồ Chí Minh đã được ghi nhận, thể chế hóa thành những QPPL. Đó là các quan niệm, tư tưởng đạo đức về đại đoàn kết toàn dân, về nghĩa vụ, bổn phận của cán bộ công chức nhà nước, về mối quan hệ hai chiều giữa Nhà nước và công dân. Chẳng hạn Hiến pháp và các luật, đặc biệt là Pháp lệnh cán bộ công chức (sửa đổi, bổ sung 2003), Luật chống tham nhũng (2005); Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí (2005) đều có quy định: Cán bộ công chức phải có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công việc được giao. Pháp luật cũng quy định những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp để được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức vụ trong bộ máy nhà nước hay trong một nghề nghiệp đặc thù nhất định. Chẳng hạn trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội (Điều 3), Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (Điều 3) đều quy định, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là người có phẩm chất đạo đức. Luật tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân (Điều 37), Luật tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân (Điều 43) đều quy định thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, điều tra viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực. Đối với một số ngành nghề đặc thù mà yếu tố đạo đức ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc, pháp luật còn có những quy định riêng về tiêu chuẩn đạo đức như nghề y, nghề luật sư, nghề báo chí...
Bên cạnh một số giá trị đạo đức cách mạng đã được “luật hóa”, rất nhiều các quan điểm, tư tưởng truyền thống cũng được ghi nhận và khẳng định dưới nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn với tư tưởng: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, ông cha ta đã khẳng định: Đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn, là nhân tố quyết định sự thành công trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước. Trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam từ Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 đều có quy định nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc:
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc… Pháp luật quy định các cá nhân, tổ chức trong xã hội có trách nhiệm củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc [9, tr.14].
Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Điều2), Luật Khoa học, công nghệ (Điều 2) và rất nhiều luật khác đều có các quy định tương tự như vậy, đặc biệt Bộ luật Hình sự (1999) quy định: Hành vi phá hoại chính sách đoàn kết là tội rất nguy hiểm nằm trong nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, hình phạt có thể lên tới 15 năm tù giam [15, Đ87].
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình phản ánh khá rõ các quan niệm, quan điểm đạo đức. Có thể nói “so với các lĩnh vực pháp luật khác, luật hôn nhân và gia đình là lĩnh vực có quan hệ mặn nồng nhất với đạo đức [27, tr.8], bởi vì đạo đức chính là “ gia pháp”, “ gia phong”.
Pháp luật phong kiến Việt Nam, đặc biệt là bộ luật Hồng Đức đã quy định một cách khá cụ thể các quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con cái, anh em với nhau, song do chịu ảnh hưởng sâu sắc các quan điểm của Nho giáo nên các quan hệ này thường đề cao vai trò của người chồng, người cha, người con trai trưởng, của sự phân cấp thứ bậc trong xã hội. Rất nhiều các quy phạm đạo đức, các phong tục tập quán trong dân gian đã được luật hóa trở thành các quy định pháp luật mang tính chất bắt buộc đối với mọi người, như quy định về “đồ giải 5 hạng để tang”, quy định về “ biểu đồ để tang 9 bậc họ nội” [30, tr.5]. Đây thực chất là những phong tục, tập quán, những quy định thuộc về gia phong, song được ghi nhận trang trọng ở ngay phần đầu của bộ luật Hồng Đức, được coi như nguyên tắc chỉ đạo việc giải quyết, xử lý các chế định cụ thể ở những phần sau. Ngoài ra trong các chương Hộ hôn, Điền sản, Thông gian, các quy định mang tính chất pháp lý này đều là sự ghi nhận, thể chế hóa từ các quy phạm đạo đức tiến bộ trong xã hội đương thời như quy định về việc từ hôn, ly hôn, về việc kết hôn lần hai của người phụ nữ, quy định chiếu cố đối với phụ nữ và người tàn tật phạm tội…
Kế thừa và phát huy những kỹ thuật lập pháp tiến bộ và nhân văn của pháp luật phong kiến nói chung, bộ luật Hồng Đức nói riêng, pháp luật Việt Nam hiện hành đã gạt bỏ những yếu tố bất hợp lý, xây dựng những quan điểm, quan niệm đạo đức mới về hôn nhân và gia đình dưới cái nhìn của một xã hội dân chủ, văn minh. Hiến pháp (1992) quy định “ Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình” [9, Đ.64]; “quan hệ hôn nhân và gia đình thực hiện theo quy định của luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”[14, Đ.4]. Trên tinh thần đó, pháp luật quy định tương đối đầy đủ, cụ thể về hôn nhân, về các điều kiện kết hôn, về trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình với nhau: “cha, mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt, con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông, bà, cha mẹ” [9, Đ.64]; “các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam” [16, Đ.41].
So với Luật Hôn nhân và gia đình (1986), Luật Hôn nhân và gia đình (2000) có nhiều điểm rất tiến bộ mà thực chất đó là sự luật hóa các quy phạm đạo đức trong xã hội, đó là truyền thống “ kính già, yêu trẻ”, “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “môi hở, răng lạnh”. Trên nền tảng những quan điểm, tư tưởng đạo đức đó, các nhà lập pháp đã xây dựng thêm chương VII, đó là "Quan hệ giữa ông, bà nội, ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên trong gia đình”. Đây là một biểu hiện cụ thể của việc khuyến khích, duy trì và phát triển mô hình gia đình truyền thống nhiều thế hệ, phát huy vai trò của người cao tuổi trong chăm sóc, giáo dục con cháu. Cũng trên cơ sở đạo đức, Bộ luật Hình sự (1999) không quy định nghĩa vụ tố giác tội phạm đối với những người thân thích trong gia đình, trừ những tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật [15, Đ.22]. Điều này thực sự là sự dung hòa giữa pháp luật và đạo đức, bởi theo quan niệm, quan điểm truyền thống của dân tộc, con tố giác cha, vợ tố giác chồng, cháu tố giác ông bà vẫn là những vấn đề mà dư luận xã hội nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Trong pháp luật phong kiến Việt Nam, đó còn bị coi là phạm tội: “con cháu tố giác ông bà, cha mẹ, vợ tố giác chồng.. đều xử tội lưu đi châu xa, tố cáo ông bà, cha mẹ và ông bà cha mẹ về bậc tôn trưởng vào hàng cơ thân của chồng.. dẫu việc có thật cũng phải tội biếm hay tội đồ…”[30, Đ 40].
Ngoài ra nhiều quan niệm, quan điểm đạo đức được thể hiện trong các phong tục, tập quán hay thó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2394.doc