MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KẾT HỢP XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN 8
1.1. Một số vấn đề lý luận về kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn 8
1.2. Kinh nghiệm kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 34
Chương 2: THỰC TRẠNG KẾT HỢP XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG 43
2.1. Những đặc điểm tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến đói nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Vĩnh Long 43
2.2. Thực trạng đói nghèo và kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long 52
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KẾT HỢP XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG 78
3.1. Phương hướng, mục tiêu kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Long 78
3.2. Các giải pháp cơ bản kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long 83
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
117 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3385 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày càng bị thu hẹp trước sự phát triển nhanh của quá trình đô thị hoá…
Kinh tế tuy có tăng trưởng khá, chuyển dịch đúng hướng nhưng còn những yếu tố chưa ổn định và vững chắc.
Việc quy hoạch và xây dựng đô thị, triển khai thực hiện quy hoạch còn chậm, chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Chương trình nhà ở và phát triển mạng lưới đô thị còn chậm, điện phục vụ sản xuất còn ít. Hệ thống cấp nước tập trung phát triển chậm, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, chưa được đầu tư đúng mức.
Một số vấn đề xã hội bức xúc như tạo việc làm cho người cho người lao động, nhà ở cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn,... thực hiện còn chậm.
Trong bối cảnh tình hình chung của cả nước hiện nay, Vĩnh Long cũng đang gặp phải những khó khăn, thách thức là do tình hình thế giới có nhiều biến động, giá nguyên, nhiên, vật liệu liên tục tăng, thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt… thường xuyên đe dọa các thành quả phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế để tập trung khắc phục hậu quả này, nên không có điều kiện đầu tư phát triển.
Những khó khăn trên gây cản trở lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như việc thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo. Do đó cần tìm ra những giải pháp tối ưu, để thực hiện có hiệu quả đồng thời việc xoá đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội nhanh, vững chắc.
2.2. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ KẾT HỢP XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG
2.2.1. Thực trạng đói nghèo ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long
2.2.1.1. Tình hình đói nghèo ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long
Tỉnh Vĩnh Long nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh Nông nghiệp, có mật độ dân cư quá cao. Dân số tập trung nhiều ở khu vực nông thôn chiếm 85,08% trên tổng dân số của tỉnh; người kinh chiếm đa số (97,29%), kế đến là người Khmer (2,12%), người Hoa và dân tộc khác chiếm (0,59%). Mặt khác, do hậu quả của chiến tranh để lại (số người bị thương, bị thiệt hại về vật chất, tổn thương về tinh thần, số người phải trợ cấp, cứu tế thường xuyên rất nhiều…), do sự biến động của thời tiết (lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh...) khiến cho các điều kiện sinh sống và sản xuất của người dân càng thêm khó khăn hơn. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân và Dân Vĩnh Long đã nổ lực vuợt qua mọi khó khăn, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, hàn gắn lại vết thương chiến tranh, từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện dần. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có những bước phát triển khá nhanh, đời sống của người dân ngày một nâng cao, công cuộc xoá đói, giảm nghèo của tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng hộ nghèo của tỉnh vẫn còn khá cao, căn cứ vào tiêu chí phân loại đói nghèo quốc gia (theo tiêu chí mới thực hiện giai đoạn 2006 - 2010 (Quyết định số 170/2005/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ) đối với thành thị, những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống và đối với vùng nông thôn (cho cả miền núi và đồng bằng) những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 200.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Theo thống kê hàng năm của Ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo và việc làm tỉnh Vĩnh Long, cụ thể như sau:
Từ năm 2001 đến 2005 (tiêu chí cũ) như sau: Năm 2001: 16.777 hộ, chiếm tỷ lệ 7,86%; năm 2002: 15.192 hộ, chiếm tỷ lệ 6,83%; Năm 2003: 11.803 hộ, chiếm tỷ lệ 5,34%; Năm 2004: 10.015 hộ, chiếm tỷ lệ 4,45%; Năm 2005: 8.089 hộ, chiếm tỷ lệ 3,51% (theo tiêu chí mới năm 2005: 29.661 hộ, chiếm 12,75%, tăng 3,63 lần so với tiêu chí cũ).
Từ năm 2006 - 2007 (tiêu chí mới) như sau: năm 2006: 25.621 hộ, chiếm tỷ lệ 11,05%; năm 2007: 21.494 hộ, chiếm tỷ lệ 9,86%.
Qua nghiên cứu tình hình chung của tỉnh về nghèo đói và tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ năm 2001 đến 2007, có thể đánh giá hộ nghèo ở Vĩnh Long có những đặc trưng cơ bản sau:
- Mức độ nghèo đói được thể hiện qua tỷ lệ hộ nghèo
Theo tiêu chí mới, hộ nghèo của từng huyện, thị trong tỉnh qua 2 năm (2006 - 2007) như sau: (không tính huyện Bình Tân do mới tách ra đầu năm 2008).
Bảng 2.1: Hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của các huyện, thị
Số
TT
Đơn vị
huyện, thị
Số hộ
nghèo cuối năm 2006
Tỷ lệ %
hộ nghèo
năm 2006
Số hộ
nghèo cuối
năm 2007
Tỷ lệ %
hộ nghèo
năm 2007
1
Thị xã Vĩnh Long
1.261
4,3
1.197
4,07
2
Huyện Long Hồ
2.697
8,04
2.085
6,02
3
Huyện Mang Thít
2.192
9,91
1.665
6,84
4
Huyện Vũng Liêm
4.989
12,53
3.433
8,65
5
Huyện Tam Bình
5.486
15,69
4.546
12,83
6
Huyện Bình Minh
4.092
10,83
3.742
9,05
7
Huyện Trà Ôn
4.904
14,82
4.826
14,52
Tỉnh Vĩnh Long
25.621
11,05
21.494
9,86
Nguồn: Thống kê hàng năm của Ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo và việc làm tỉnh Vĩnh Long.
Tính từ năm 2001 đến năm 2007 đã có 20.737 hộ thoát nghèo. Năm 2001 toàn tỉnh có 21 xã nghèo, năm 2005 còn 18 xã nghèo, trong đó có 3 xã thuộc chương trình 135, gồm xã Loan Mỹ thuộc huyện Tam Bình và 2 xã Trà Côn, Tân Mỹ thuộc huyện Trà Ôn.
* Tình trạng nghèo phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp và tập trung khu vực nông thôn, vùng sâu
Vĩnh Long dân số tập trung nhiều ở khu vực nông thôn chiếm 85,08% trên tổng dân số của tỉnh và phần lớn số hộ nghèo sinh sống ở nông thôn. Mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh qua kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình (số liệu Cục thống kê tỉnh khảo sát trong năm 2007) năm 2006 là 580 ngàn đồng/tháng (thành thị: 776 ngàn đồng, nông thôn: 547 ngàn đồng); so với cả nước, thấp hơn 56 ngàn đồng và xếp hạng thứ 25/64 tỉnh, thành phố); so với khu vực, thấp hơn 48 ngàn đồng và xếp hạng thứ 11/13 tỉnh, thành phố). Những người nghèo là nông dân, do trình độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp cận các nguồn lực trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ...), thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do chất lượng sản phẩm kém, chủng loại sản phẩm nghèo nàn. Những người nông dân nghèo thường không có điều kiện tiếp cận với hệ thống thông tin, khó có khả năng chuyển đổi việc làm sang các ngành phi nông nghiệp.
Bảng 2.2: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm
Tốc độ tăng (%)
2002
2004
2006
2004/2002
2006/2004
1. Cả nước
356
484
636
136,0
131,40
2. Khu vực ĐBSCL
371
471
628
126,9
133,30
3. Tỉnh Vĩnh Long
334
423
580
126,5
137,4
Nguồn: Số liệu KSMS 2002-2006.
Thu nhập bình quân đầu người/tháng dân tộc Kinh và Hoa cao hơn dân tộc Khmer: 1,9 lần; hộ không nghèo cao hơn hộ nghèo: 1,54 lần và nhóm 5 cao hơn nhóm 1 là 4,7 lần.
Xét theo ngành sản xuất kinh doanh chính của chủ hộ năm 2006, hộ nông nghiệp có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là 511.940 đồng/tháng, kế đến là hộ xây dựng 536.000 đồng/tháng, hộ thuỷ sản là 555.000 đồng/tháng, hộ dịch vụ là 648.000 đồng/tháng, hộ công nghiệp là 652.000 đồng/tháng và hộ thương nghiệp là 770.000 đồng/tháng.
Nghiên cứu dân số từ 15 tuổi trở lên đi làm công ăn lương cả năm 2006 cho thấy, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của hộ trong năm đạt 857.000 đồng, trong đó khu vực thành thị là 1.120.000 đồng và khu vực nông thôn là 771.000 đồng.
Nếu nghiên cứu theo tay nghề cho thấy, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của lao động giản đơn chỉ đạt 617.000 đồng, thợ thủ công có kỹ thuật là 962.000 đồng, thợ có kỹ thuật lắp ráp, vận hành là 1.418.000 đồng, nhân viên dịch vụ là 909.000 đồng, nhân viên văn phòng 1.177.000 đồng, lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc trung là 1.411.000 đồng, lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao là 1.792.000 đồng cao gấp 2,9 lần so với lao động giản đơn.
Từ việc thu nhập thấp nên mức chi tiêu bình quân đầu người trên địa tỉnh Vĩnh Long năm 2006 là 495 ngàn đồng/tháng (thành thị: 596 ngàn đồng, nông thôn: 475 ngàn đồng), thấp hơn cả nước 84 ngàn đồng và cao hơn khu vực: 8 ngàn đồng.
Bảng 2.3: Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng theo thành thị, nông thôn (2002-2006)
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm 2002
Năm 2004
Năm 2006
1. Cả nước
324,3
396,8
511,3
2. Khu vực ĐBSCL
316,4
376,1
485,5
3. Tỉnh Vĩnh Long
301,4
365,8
494,8
CT khu vực
+ Thành thị
455,1
438,1
595,4
+ Nông thôn
270,3
351,4
475,0
Nguồn: Số liệu KSMS 2002 - 2006.
Năm 2006, chi tiêu bình quân đầu người/tháng dân tộc Kinh và Hoa cao hơn dân tộc Khmer: 1,1 lần, hộ không nghèo cao hơn hộ nghèo: 1,71 lần và nhóm 5 cao hơn nhóm 1 là 4 lần.
Xét theo thu nhập, chi tiêu bình quân theo nhóm thu nhập cho thấy, các hộ thuộc nhóm thu nhập thấp (nhóm 1 và 2) chi gần hết thu nhập, nên không có tích luỹ. Đây là nguyên nhân nhân dẫn đến hộ nghèo và cận nghèo, đời sống khó khăn, thiếu thốn nhiều mặt. Các hộ thuộc nhóm 3 sau khi chi tiêu còn dư thu nhập 10%, nên mức sống cũng vừa đủ; riêng những người thuộc nhóm 4 và nhóm 5 thu nhập còn dư từ 18 đến 32% sau khi đã chi tiêu cho ăn uống hút và không phải ăn uống hút, nên họ có tích luỹ, tái sản xuất mở rộng,…mức sống được đầy đủ, sung túc.
Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người 1 tháng của tỉnh năm 2006 là 420 ngàn đồng, trong đó, khu vực nông thôn đạt 395 ngàn đồng, khu vực thành thị đạt 546 ngàn đồng (gấp 1,4 lần khu vực nông thôn).
Bảng 2.4: Thu nhập và chi tiêu chia theo 5 nhóm thu nhập năm 2006
Đơn vị tính: nghìn đồng
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
TN BQ 1 người 1 tháng
243
368
501
661
1.137
CT BQ 1 người 1 tháng
241
364
450
454
942
CTBQ/TNBQ (%)
99,18
98,91
89,82
68,68
82,85
Nguồn: Số liệu KSMS 2002 - 2006.
* Tình trạng nghèo biểu hiện qua lao động và việc làm
Nhân khẩu bình quân 1 hộ năm 2006 là 4,11 người, năm 2006 thấp hơn cả nước 0,18 người/hộ và thấp hơn vùng 0,14 người/hộ. Xu hướng này diễn ra đối với cả khu vực thành thị và nông thôn, các nhóm dân tộc và các nhóm thu nhập. Tuy nhiên, nhân khẩu bình quân 1 hộ ở nông thôn vẫn cao hơn thành thị, Năm 2006, nhân khẩu bình quân 1 hộ khu vực thành thị là 4,01 người và khu vực nông thôn là 4,12 người.
Nghiên cứu theo 5 nhóm thu nhập cho thấy, nhóm 1 (có mức thu nhập thấp nhất), nhóm 5 (có mức thu nhập cao nhất), nhân khẩu bình quân 1 hộ từ 4,32 người ở nhóm 1 giảm dần qua các nhóm 2, 3, 4 và chỉ còn 3,67 người ở nhóm 5. Điều này phản ánh được hộ có nhiều nhân khẩu thì đời sống gặp nhiều khó khăn so với hộ có ít nhân khẩu.
Bảng 2.5: Nhân khẩu bình quân hộ chia theo 5 nhóm thu nhập
Đơn vị tính: người
Năm 2002
Năm 2004
Năm 2006
1. Cả nước
4,48
4,40
4,24
2. Khu vực ĐBSCL
4,62
4,50
4,25
3. Tỉnh Vĩnh Long
4,60
4,41
4,11
Chia theo năm nhóm thu nhập
Nhóm 1
5,10
4,90
4,37
Nhóm 2
5,0
4,70
4,32
Nhóm 3
4,70
4,40
4,30
Nhóm 4
4,50
4,10
3,93
Nhóm 5
3,90
3,80
3,67
Nguồn: Số liệu KSMS 2002-2006.
Năm 2006, bình quân 1 hộ có 2,62 lao động, trong đó khu vực thành thị có 2,60 lao động/hộ; khu vực nông thôn có 2,63 lao động/hộ.
Tỷ lệ dân số phụ thuộc dưới là 34%, tỷ lệ dân số phụ thuộc trên là 23% (tức là cứ 100 người trong tuổi lao động phải nuôi trên 34 người dưới tuổi lao động và 23 người trên tuổi lao động).
Bảng 2.6: Số lao động, số nhân khẩu phụ thuộc bình quân 1 hộ
Năm 2002
Năm 2004
Năm 2006
1. Lao động trong tuổi
2,93
2,81
2,62
2. Dân số phụ thuộc trên
0,55
0,57
0,61
3. Dân số phụ thuộc dưới
1.12
1,03
0,88
Nguồn: Số liệu KSMS 2002-2006.
Nghiên cứu theo 5 nhóm thu nhập cho thấy, nhóm 1 (các hộ nghèo nhất) có nhiều nhân khẩu hơn nhóm 5 (các hộ giàu nhất), nhưng lại có lao động ít hơn. Số trẻ em (số người từ 0 - 14 tuổi) ở các hộ nhóm 1 chiếm tỷ lệ 36,6%, trong khi đó các hộ nhóm 5 chỉ chiếm 26%. Ngược lại, số người trong tuổi lao động (15 - 59 tuổi) của các hộ nhóm 5 chiếm 65% trong khi đó các hộ nhóm 1 chỉ chiếm 55,8%. Vì nhóm 1 và nhóm 2 ít lao động hơn các nhóm 3, 4 và 5, nhưng lại phải nuôi nhiều người hơn, đó là một trong những nguyên nhân cơ bản, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa 5 nhóm thu nhập.
Năm 2006, dân số 15 tuổi trở lên có 859.339 người, chiếm 80,63% dân số; số người tham gia hoạt động kinh tế (gồm những người đủ việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp) có 604.311 người, chiếm 70,32% dân số 15 tuổi trở lên. Trong tổng dân số hoạt động kinh tế, dân số có việc làm chiếm 98,27%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 3,91%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 14,41%.
Bảng 2.7: Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật và cơ cấu lao động (2002-2006)
Đơn vị tính: %
Năm 2002
Năm 2006
Tỷ lệ LĐ có CMKT
Cơ cấu lao động
Tỷ lệ LĐ có CMKT
Cơ cấu lao động
Tổng số
16,20
100
22,50
100
1/-Chia theo Khu vực Kinh tế
- Khu vực I ( Nông Lâm nghiệp-Thuỷ sản)
1,66
72,37
2,88
67,65
- Khu vực II (Công nghiệp-Xây dựng)
42,30
9,08
57,11
11,03
- Khu vực III (Dịch Vụ)
21,14
18,55
29,35
21,32
Nguồn: Số liệu ĐT lao động việc làm 1-7 hàng năm (2002-2006).
Lao động trong khu vực I (nông, lâm, thủy sản) chiếm tỷ lệ cao nhất (67,65%). Tuy nhiên, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chỉ đạt 2,88 %, là khu vực có nhiều thách thức, khó khăn cho tiến trình phát triển kinh tế của tỉnh.
Lao động trong khu vực II (công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, xây dựng) chiếm 11,03%; số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt tới 57,11 % .
Lao động trong khu vực III (thương nghiệp, sửa chữa xe, đồ dùng…, khách sạn, nhà hàng, tài chính, giáo dục, y tế, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, Đảng, đoàn thể…), chiếm 21,32%; số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt 21,32%.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động ở các khu vực
Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định thu nhập và chính là nguyên nhân của sự phân hoá giàu nghèo, tình trạng việc làm được phản ánh rõ nét qua số giờ làm việc, nó luôn tỷ lệ thuận với thu nhập của hộ. Năm 2006, số giờ làm việc trung bình 1 người 1 ngày, của dân số từ 15 tuổi trở lên làm công việc chính là 6,5 giờ (thành thị: 8,2 giờ và nông thôn: 6,1giờ). Số giờ làm việc trung bình của thành thị cao hơn nông thôn gần 2,1 giờ và số giờ làm việc trung bình của các hộ giàu nhất cao hơn các hộ nghèo nhất gần 3 giờ. Số giờ làm việc bình quân 1 ngày thấp (ít giờ) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thu nhập thấp, nghèo khó,...do tình trạng thiếu việc làm thường xuyên diễn ra ở lĩnh vực nông nghiệp khu vực nông thôn.
Nghiên cứu số giờ làm việc theo nhóm nghề cho thấy, nhóm nghề có số giờ làm việc bình quân trên ngày đạt cao (7,5 giờ trở lên trong ngày) đó là nhóm chuyên môn kỹ thuật bậc cao, nhân viên văn phòng, lãnh đạo làm việc trong các cấp các ngành, thợ thủ công các loại; nhóm làm việc có số giờ thấp (dưới 6 giờ trong ngày) tập trung ở nhóm lao động giản đơn. Nguyên nhân chính là do họ không có tay nghề nên khó tìm kiếm được những việc làm thường xuyên và ổn định, nên có thu nhập thấp.
Tình trạng thiếu việc làm đang diễn ra ở các hộ nghèo và ở khu vực nông thôn. Điều này cộng thêm yếu tố tiền công bình quân của lao động thành thị cao hơn lao động nông thôn là 45,2%, là một trong các nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp và sự phân hoá giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn và giữa các hộ giàu và nghèo. Khu vực nông thôn số giờ làm việc bình quân đầu người/ngày thấp khá xa so với khu vực thành thị. Nguyên nhân là do, khu vực nông thôn sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, nên thời gian lao động của họ không được liên tục như các hộ dân sản xuất kinh doanh, dịch vụ khu vực thành thị.
* Hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ rất cao
Qua số liệu tình hình đói nghèo chung của các huyện, thị. Cho thấy 2 huyện có xã thuộc chương trình 135 là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất so với các huyện, thị còn lại và cao hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh. Đồng thời 2 huyện này cũng là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Dân số Khmer trong tỉnh phần lớn sống tập trung ở 4 huyện (Trà Ôn, Tam Bình, Bình Minh, Vũng Liêm), với 11 xã và 48 ấp. Tình hình hộ nghèo trong đồng bào dân tộc khmer trong tỉnh, như sau:
Số hộ thật sự khó khăn về nhà ở là 2.000 hộ (nhà lụp sụp cần cất lại).
Số hộ không có đất ở là 257 hộ.
Số hộ không có đất sản xuất là 1.194 hộ.
Số hộ thiếu đất sản xuất là 1.344 hộ.
Số hộ thiếu nước sinh hoạt là 2.947 hộ, chiếm 60,65% so với tổng số hộ Khmer [44].
2.2.1.2. Nguyên nhân đói nghèo ở nông thôn Vĩnh Long
Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, nhưng tựu trung lại mấy nguyên nhân sau:
Tình trạng đói nghèo phần lớn tập trung ở nông thôn và thường rơi vào nhóm hộ thuần nông, độc canh cây lúa, đông con, thiếu lao động, thiếu việc làm, ít tư liệu sản xuất, ngay việc tái sản xuất giản đơn cũng không có điều kiện thực hiện, không có tích luỹ, thu nhập thấp, dẫn đến tình trạng nghèo.
Do người nghèo không có khả năng và cơ hội tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực sản xuất, như: vốn, đất đai, khoa học kỹ thuật… Song những thứ đó, người nghèo đều không có hoặc rất hạn chế về khả năng tiếp cận. Một số người trong số họ có thể có sức lao động, nhưng không thể biến sức lao động đó thành nguồn lực, nếu không tiếp cận với các nguồn lực khác như vốn, đất đai, khoa học kỹ thuật… tức là họ không có việc làm, không có thu nhập, dẫn đến nghèo.
Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra trong sản xuất do biến động của thị trường, không nắm bắt được yêu cầu của thị trường nên thường bị thua lỗ vì mất mùa hoặc được mùa thì mất giá.
Mặt khác, do quá trình đô thị hoá và yêu cầu phát triển của Tỉnh, nhiều vùng trước đây là đất canh tác nay trở thành khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp,… khiến người lao động mất đất sản xuất, không kịp chuyển đổi nghề nghiệp, do trình độ học vấn thấp, tay nghề thấp. Họ không có việc làm ổn định, thu nhập thấp, không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế giáo dục, đối mặt với nhiều nguy cơ và tệ nạn xã hội và khả năng rơi vào đói nghèo của nhóm dân cư này là rất cao.
Đối với đồng bào dân tộc Khmer sinh sống trong các vùng sâu, vùng xa, hạn chế các điều kiện hưởng thụ về văn hoá, thiếu điều kiện phát triển về hạ tầng cơ sở và các dịch vụ xã hội cơ bản. Hơn nữa, ở những hộ nghèo con cái thường thất học, mù chữ hoặc phải bỏ học theo cha mẹ để phụ giúp gia đình, lo việc mưu sinh…Đó là những yếu tố chính làm cho không ít hộ khmer rơi vào hoàn cảnh túng thiếu, dẫn đến đói nghèo.
2.2.2. Đánh giá thực trạng kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long
Việc kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long được thực hiện thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về xã hội, thông qua việc thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh đã đem lại kết quả quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, GDP năm 2007 tăng 13,25%. Việc kết hợp xoá đói, giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Vĩnh Long đã đạt được những kết quả bước đầu, song cũng bộc bộ những hạn chế.
2.2.2.1. Những kết quả bước đầu trong việc kết hợp xoá đói, giảm nghèo với việc phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Vĩnh Long
* Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là điều kiện quan trọng thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất, đặc biệt từ khi thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Vĩnh Long đã ra sức khắc phục khó khăn, đoàn kết, thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thành quả lớn nhất trong những năm đầu thế kỷ XXI của Vĩnh Long là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, khai thác được các lợi thế, phát triển ổn định và bền vững. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 2001 - 2007 đạt 9,52%, trong đó, GDP khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,65%, công nghiệp - xây dựng tăng 16,68% và dịch vụ tăng 11,52%. Nếu so sánh năm 2007 với năm 2001, thì khu vực nông - ngư nghiệp giảm 8,58%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 4,68%; khu vực dịch vụ tăng 3,91%. Đạt được kết quả trên là do tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm huy động tối đa các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế phục vụ cho phát triển.
* Phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội .... nhằm góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và nâng cao đời sống người dân
Tỉnh tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhằm giải phóng sức sản xuất của dân cư nông thôn và khuyến khích dân cư tự mình phấn đấu cải thiện hoàn cảnh sống của mình, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của dân cư. Thành công trong lĩnh vực này, là phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu theo hướng đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi, mang lại hiệu quả cao hơn trên một đơn vị diện tích canh tác. Cụ thể là đã hình thành được một số vùng sản xuất chuyên canh lúa, rau màu, cây ăn trái chất lượng cao, nâng cao đời sống thu nhập của người dân. Sản lượng lúa đạt gần 1 triệu tấn/năm, vừa đảm bảo tốt an ninh lương thực, vừa tích cực tham gia xuất khẩu. Giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản bình quân đạt 39 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 29% diện tích cây hàng năm và 70% diện tích cây lâu năm đạt 50 triệu đồng/ha/năm. Tỷ trọng giá trị lương thực (cây lúa) trong lĩnh vực trồng trọt giảm từ 58,43% năm 2000 xuống 41,59% năm 2007; tỷ trọng giá trị hoa màu các loại tăng từ 8,12% năm 2000 lên 19,39% năm 2007; tỷ trọng cây ăn trái tăng từ 27,70% năm 2000 lên 34,58% năm 2007. Tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị nông nghiệp tăng từ 22,58% năm 2000 lên 24,01% năm 2007. Diện mạo nông thôn không ngừng đổi mới, từng bước rút ngắn khoảng cách về đời sống giữa thành thị với nông thôn.
Song song đó, phát triển ngành thủy sản, khai thác tiềm năng về mặt nước nuôi trồng, đặc biệt là nuôi cá tra trên ao hồ và lồng bè phát triển mạnh. Năm 2007, giá trị thủy sản chiếm 16,78% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tăng 12,95% so với năm 2000. Nhiều hộ gia đình đã khá và giàu lên nhờ biết kết hợp việc nuôi trồng thuỷ sản, nhiều mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) mang lại thu nhập đáng kể, cải thiện đời sống người dân.
Công nghiệp - xây dựng tiếp tục phát triển, tạo thêm nhiều năng lực sản xuất mới, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 17,02%/năm, trong đó khu vực Nhà nước tăng 10,75%/năm, khu vực dân doanh tăng 27,06%/năm và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,23%/năm. Sản xuất công nghiệp đã gắn với nhu cầu thị trường, một số ngành hàng có mức tăng trưởng khá như chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, gốm sứ, phân bón, thuốc lá, xi măng, dầu nhờn, nấm rơm muối. Nhiều doanh nghiệp đã tích cực đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh.
Các ngành nghề công nghiệp chế biến vốn là thế mạnh của tỉnh được quan tâm, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư và có bước phát triển khá, nhất là chế biến nông, thủy sản, giày da, gạch, gốm, đóng tàu.
Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đến nay đã hoàn thành việc chuyển 13 doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo đề án đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. Phát triển được 61 hợp tác xã với 5.386 xã viên, 4.634 lao động và 2.177 tổ hợp tác sản xuất với 84 ngàn hộ thành viên, trong đó 2.127 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp với 83 ngàn hộ. Toàn tỉnh hiện có 1.771 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký khoảng 3.564 tỉ đồng. Ngoài ra, còn có 12 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 63 triệu USD. Kinh tế tư nhân được khuyến khích, hỗ trợ và phát triển nhanh, đặc biệt từ sau khi có Luật doanh nghiệp và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX); hộ cá thể và doanh nghiệp tư nhân mở rộng cơ sở và quy mô sản xuất - kinh doanh, tạo ra năng lực sản xuất mới, đóng góp gần 80% GDP của tỉnh. Kinh tế trang trại được hình thành, phát triển, toàn tỉnh có 345 trang trại. Sự phát triển của các thành phần kinh tế đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho kinh tế Vĩnh Long, chuẩn bị cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội, phục vụ tốt đời sống của người dân. Giá trị dịch vụ và thương mại tăng bình quân 10,37%/năm. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại được nâng cấp, xây dựng mới theo hướng đồng bộ, hoàn thiện. Tính đến năm 2005, toàn tỉnh có 90 chợ và điểm họp chợ được phân bố đều khắp trên phạm vi toàn tỉnh, có 2 siêu thị ở trung tâm thị xã, với nhiều chủng loại hàng hoá đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng dân cư. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 15,4%/năm. Các ngành dịch vụ phát triển nhanh và đa dạng, nhất là bưu chính - viễn thông, dịch vụ kỹ thuật,... Đến nay có 89 điểm bưu điện văn hoá, mật độ sử dụng điện thoại đạt 38 máy/100 dân. Hoạt động du lịch có nhiều bước tiến khả quan: tổng lượng khách du lịch đến tỉnh tăng bình quân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV ( chinh thuc).doc
- bia muc luc.doc