Luận văn Khả năng áp dụng hệ thống Marketing dọc trong hoạt động cung ứng xi măng tại Công ty vật tư kỹ thuật xi măng

Các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản đã phát triển theo quy luật này. Các giai đoạn phát triển của các hệ thống phân phối trên thế giới có thể chia thành 4 giai đoạn: phân phối thị trường đại trà, phân phối đã được phân đoạn, phân phối được phân đoạn nhỏ hơn và mạng phân phối. Hiện nay các kênh LKD chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường của nhiều nước do những tính ưu việt của nó. Sự phát triển quan trọng và cơ bản nhất trên thị trường nhiều nước hiện nay chính là sự tăng trưởng của các hệ thống kênh Marketing LKD. Ví dụ, Nhật Bản vào những năm 50 các hệ thống kênh gần giống như Việt nam hiện nay, nghĩa là gồm rất nhiều các trung gian buôn bán nhỏ, quan hệ buôn bán kiểu truyền thống là chủ yếu. Nhưng mức độ tập trung hoá trong lĩnh vực thương mại diễn ra rất nhanh và các kênh hiện đại dần dần được hình thành và phát triển. Chỉ trong vòng 20 năm khung cảnh buôn bán trên thị trường đã thay đổi hẳn. Các siêu thị và phương thức bán hàng tự chọn dần dần chiếm ưu thế. Sự phát triển này là kết quả tác động của hàng loạt các nhân tố như mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá trong sản xuất tăng lên, chức năng phân phối được chia cho các trung gian thương mại. Hành vi tiêu dùng thay đổi dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá như thời gian dành cho mua sắm ít đi. Sự phát triển của các ngành vận tải và thông tin tạo ra những khả năng phân phối mới

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khả năng áp dụng hệ thống Marketing dọc trong hoạt động cung ứng xi măng tại Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chứa, dự trữ được tổ chức hợp lý và quản lý tốt mà còn cần đến lực lượng vận chuyển, tiếp nhận xi măng từ ga, cảng về kho, từ kho đến cửa hàng và tới tận chân công trình hoạt động thật có hiệu quả. Hiện nay, Công ty vật tư kỹ thuật xi măng có xí nghiệp vận tải gồm 130 đầu máy đóng tại Vĩnh Tuy bao gồm các loại xe có trọng tải 15 tấn, 10 tấn, 5 tấn và các loại xe KI.A nhỏ có trọng tải 1,5 tấn rất phù hợp với những công trình có địa điểm thi công nhỏ, hẹp. Ngoài ra, để đảm bảo cho công tác vận tải được tốt công ty còn sử dụng các phương tiện thuê ngoài, tổ chức lực lượng bốc xếp và lực lượng này được thuê theo hợp đồng 6 tháng. Vấn đề hiện nay của công ty là bố trí xe vận tải xi măng sao cho kịp thời nhất, thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa xe, đầu tư mở rộng hệ thống kho bãi bảo đảm yêu cầu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cung ứng xi măng nói riêng. Năm vừa qua khối lượng vận chuyển của xí nghiệp vận tải đạt 73.805 tấn (bình quân đạt 6.150 tấn/tháng) trong đó trung chuyển đạt 21.108 tấn, đường dài 52.697 tấn, giá trị sửa chữa lớn đạt 1,171 tỷ đồng bằng 85,7% kề hoạch trong đó có 13 hạng mục sửa chữa lớn kiến trúc và 26 danh mục sử chữa lớn thiết bị xe máy. 4.2. Nhân sự. Con người là một yếu tố không thể thiếu được trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự thành công của bất kỳ một doanh nghiệp nào không chỉ phụ thuộc vào mức độ hiện đại hoá của máy móc, thiết bị mà còn phụ thuộc phần lớn vào trình độ, khả năng của đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp ấy. Theo báo cáo lao động đến ngày 31/12/2002 thì Công ty vật tư kỹ thuật xi măng có tổng số lao động là 756 người trong đó: Cán bộ quản lý : 67 người Cán bộ trình độ đại học và cao đẳng: 153 người Cán bộ trình độ trung cấp : 133 người Công nhân sửa chữa: 89 người Lương bình quân của một nhân viên / tháng: 2.110.000đ/ng/tháng Trước những thách thức của thị trường, đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đã bền bỉ phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, nhận thức và vận dụng linh hoạt các cơ chế kinh doanh của công ty nhờ đó đã duy trì được khả năng cạnh tranh, nâng cao năng lực tiêu thụ, hoàn thành các kế hoạch chỉ tiêu đã đặt ra. Cán bộ từ các đơn vị đến công ty đều thể hiện được sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ, sự phối hợp trong bộ phận quản lý, công đoàn và các đoàn thể. Nhờ đó đã tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất tạo nên sức mạnh của công ty. Tuy nhiên, vai trò và nhận thức của một số cán bộ từ trung tâm, chi nhánh đến các phòng ban công ty còn hạn chế, chưa đồng đều, thiếu tính năng động, sáng tạo và năng lực tổ chức. Đây chính là những điểm cơ bản về vấn đề tổ chức lao động mà công ty cần phát huy hay khắc phục để đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty trong những năm tới. 4.3. Nguồn vốn và các chính sách. Theo báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2001 Nguồn vốn hiện tại 31/12/2001: 44.700.801.888đ Trong đó: - Vốn ngân sách: 13.042.272.262 đ Vốn tự bổ sung: 31.658.589.622 đ Quỹ dự phòng tài chính:1.011.052.647 đ Vốn xây dựng cơ bản:1.448.795.719 đ Ngân sách:13.309.080 đ Nguồn khác:98.468.639 đ TSCĐ: 54.223.830.647 đ Hao mòn luỹ kế:29.617.032.760 đ Giá trị còn lại:24.606.797.887 đ Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là một thành viên của Tổng công ty xi măng Việt nam nên các chính sách về giá cả, phân chia khu vực thị trường là do Tổng công ty quy định. Ví dụ: giá bán xi măng được quy đinh từ 740000 – 760000 đ/tấn cho từng loại xi măng và tuỳ thuộc vào kết cấu vận tải là đường sắt, đường bộ hay đường thuỷ hoặc tỷ lệ vận chuyển bằng các hình thức vận chuyển đó là như thế nào. Công ty sẽ phải tính toán sao cho có một tỷ lệ các hình thức vận chuyển là hợp lý nhất để giảm thiểu chi phí lưu thông, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Đặc trưng của Tông công ty xi măng Việt Nam là việc quy định khu vực thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp. Tổng công ty đã giao cho doanh nghiệp khu vực nào thì chỉ được kinh doanh trên khu vực thị trường đó và quy định loại xi măng nào thì chỉ được bán loại xi măng đó. Ví dụ: ở khu vực tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang Công ty vật tư kỹ thuật xi măng không được bán xi măng Hoàng Thạch nhưng có thể bán các loại xi măng khác như Bút Sơn, Hoàng Mai,... Với những đặc điểm nêu trên, Công ty vật tư kỹ thuật xi măng có những khó khăn và thuận lợi sau: Khó khăn: Việc quy định giá cả của Tổng công ty làm cho công ty không chủ động được khi có sự biến động của thị trường. Nếu chi phí vận chuyển cao sẽ dẫn đến giá thành cao làm giảm khả năng cạnh tranh, khó dành thắng lợi vì hoàn toàn bị động do lệ thuộc vào nhà nước. Hạn chế việc mở rộng thị trường của công ty, giảm khả năng tiêu thụ kéo theo giảm doanh thu và lợi nhuận. Các chính sách về sản phẩm, khuyến mại, giảm giá của các nhà sản xuất đôi khi cũng gây cho công ty không ít khó khăn trong quá trình thực hiện. Thuận lợi. Những quy định chung của Tổng công ty đã làm cho thị trường xi măng hoạt động tương đối ổn định, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xi măng nói chung và Công ty vật tư kỹ thuật xi măng nói riêng có thể an tâm kinh doanh xi măng trong thị trường này, tạo một tâm lý tốt, ổn định cho các doanh nghiệp. Giúp phân chia thị trường kinh doanh, tránh sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường gây nên tổn thất đáng tiếc cho các bên trong quá trình cạnh tranh. Chất lượng sản phẩm tốt, các hình thức, chương trình khuyến mại, giảm giá đúng lúc, hiệu quả sẽ tạo nên sự yên tâm cho khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm, giữ được các khách hàng trung thành và thu hút khách hàng mới. Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị tiến tới hội nhập AFTA những năm tới đây, nhà nước đã có rất nhiều chính sách về thuế quan như cắt giảm thuế nhập khẩu cho một số mặt hàng sẽ tạo điều kiện cho sự gia nhập thị trường của nhiều loại mặt hàng của các quốc gia khác. Điều này sẽ tạo ra một thị trường cạnh tranh khốc liệt, nó sẽ giết chết những doanh nghiệp yếu kém, không có khả năng tồn tại trong môi trường đó. Do vậy, các doanh nghiệp trong nước nếu muốn đứng vững trên “ đất” của mình phải thực sự phấn đấu hết sức mới có thể làm được điều này mà Công ty vật tư kỹ thuật xi măng không nằm ngoài vòng quay ấy. III. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng qua một vài năm gần đây. Ra đời từ năm 1993 đến nay Công ty vật tư kỹ thuật xi măng đã hoạt động được 10 năm với nhiều sự đổi thay cùng với những bước thăng trầm trong quá trình phát triển của đất nước, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trên con đường phát triển và trưởng thành của mình. Sự phát triển và trưởng thành được thể hiện qua sự ổn định trong tổ chức, quản lý, qua sự tăng trưởng về sản lượng tiêu thụ hàng năm. Những con số về sản lượng mua vào và bán ra của công ty trong bảng dưới đây sẽ thể hiện được phần nào điều đó. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy sản lượng xi măng mua vào và bán ra qua các năm của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng tăng dần. Nhìn vào cột tổng số ta thấy năm 1996 lượng xi măng mua vào và bán ra tăng vọt từ 300000 tấn lên 600000 – 700000 tấn. Nhưng đến năm 1997, 1998 sản lượng đã giảm và tăng lên chậm. Đó là bởi vì cuộc khủng hoảng tài chính Châu á. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm sút, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, thu nhập của người dân thấp. Từ đó, nó làm cho nhu cầu tiêu dùng xi măng cũng bị giảm sút. Cùng với việc trên thị trường có nhiều loại xi măng cạnh tranh gay gắt, vấn đề tiêu thụ xi măng càng trở nên khó khăn hơn đối với Công ty vật tư kỹ thuật xi măng . Nhưng với chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế đất nước ta vẫn đứng vững và tiếp tục tăng trưởng trong những năm sau đó. Đầu tư ngày càng nhiều, đời sống ngày một nâng cao đã làm tăng nhu cầu xây dựng các công trình quốc gia và dân dụng, nhu cầu về xi măng cũng vì thế mà tăng lên dần và tăng mạnh vào năm 2000 và sau đó. Cụ thể là năm 2000 sản lượng tiêu thụ tăng 145% so với năm 1999, năm 2001 sản lượng tiêu thụ là 1.065.419 tấn, tăng 58.319 tấn tương ứng 105,8% so với năm 2000. Và năm 2002 vừa qua sản lượng này đạt 1.662.083 tấn tăng 156% so với năm 2001. Có được kết quả như vậy chính là nhờ cơ chế kinh doanh hợp lý của công ty cùng sự chỉ đạo sáng suốt của Tổng công ty xi măng Việt nam. Với những con số này, bảng số liệu cũng cho ta thấy được sản phẩm chủ yếu trong cơ cấu sản phẩm tiêu thụ của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là xi măng Hoàng Thạch với con số 938.754 tấn của chỉ tiêu mua vào chiếm 56,5% trong tổng số xi măng và 934.630 tấn bán ra chiếm 56,2% năm 2002. Tiếp đến là các loại xi măng Bút Sơn, Hải Phòng, Hoàng Mai và xi măng trắng Hải Phòng. Kết quả tính toán này phản ánh đúng đặc điểm, thị hiếu tiêu dùng xi măng của thị trường Hà Nội, thị trường tiêu thụ chính của công ty. Có thể nói, trong tương lai với thị trường tiêu thụ chủ yếu này, xi măng Hoàng Thạch sẽ vẫn là loại xi măng có sản lượng tiêu thụ lớn nhất trong tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng . Theo báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2000, sản lượng xi măng mua vào đạt 1.018.500 tấn bằng 105% kế hoạch, tăng 336.000 tấn so với năm 1999. Trong đó: Xi măng Hoàng Thạch :590.280 tấn Xi măng Bỉm Sơn :138.518 tấn Xi măng Bút Sơn : 243.200 tấn Xi măng Hải Phòng : 46.501 tấn Nhận bàn giao công ty vật tư vận tải xi măng :5035 tấn Sản lượng xi măng bán ra đạt 1.007.100 tấn bằng 103,8%, tăng 312.800 tấn so với năm 1999 . Trong đó: Xi măng Hoàng Thạch :582.600 tấn Xi măng Bỉm Sơn :138.900 tấn Xi măng Bút Sơn : 239.560 tấn Xi măng Hải Phòng : 46.040 tấn Năm 2000 là năm nền kinh tế đất nước tiếp tục trên đà tăng trưởng, GDP tăng 6,75%, tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội tăng gần 20% so với năm 1999, chính sách về đầu tư, các thủ tục về xây dựng nhà ở và thu nhập của nhân dân dần được cải thiện đã góp phần đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ xi măng. Thị trường xi măng có những chuyển biến tăng trưởng đáng kể trên các địa bàn của công ty thể hiện qua bảng dưới đây. Bảng 3 : Sản lượng xi măng bán ra ở các đơn vị năm 2000 Đơn vị tính: tấn Đơn vị Kế hoạch Thực hiện % so với kế hoạch Tổng 1.000.000 1.007.100 107,0 Hà Nội 656.000 670.000 102,1 -Phòng TTXM 600.000 600.400 100,3 - XN vận tải 25.000 35.150 140,4 -Phòng KTKH 25.000 23.060 92,2 -Các phòng ban công ty 3.750 CN Hoà Bình 50.000 56.400 112,8 CNThái Nguyên 30.000 36.620 122,0 CN Phú Thọ 35.000 38.840 110,9 CN Vĩnh Phúc 45.000 34.890 77,5 CN Lào Cai 22.000 15.210 69,1 CN Hà Tây 162.000 154.780 95,5 Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được thị trường tiêu thụ của công ty chính là Hà Nội với sản lượng bằng 670.000 tấn chiếm 66,5% tổng sản lượng tiêu thụ và khu vực lân cận Hà Tây với sản lượng là 154.780 tấn bằng 15,4% tổng sản lượng. Bước sang năm 2001 là năm đầu tiên triển khai thực hiện nghị quyết đại hội 9 của Đảng có vị trí quan trọng tạo đà cho việc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu của thế kỷ mới. Tình hình quốc tế và khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của đất nước nhưng cũng là tín hiệu của sự cạnh tranh mạnh mẽ mà các doanh nghiệp thuộc các ngành nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xi măng nói riêng phải đối mặt. Tuy nhiên đó sẽ là những bước khởi đầu quan trọng giúp công ty làm quen dần với môi trường kinh doanh mới, chuẩn bị cho việc hội nhập AFTA của Việt Nam trong vài năm tới đây. Năm 2001 kết thúc với kết quả khả quan trong hoạt động tiêu thụ xi măng của công ty. Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về sản lượng tiêu thụ các loại xi măng. Bảng 4 : Kết quả Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2001 Đơn vị tính : Tấn Chủng loại Kế hoạch Thực hiện % so với KH Bán ra Hoàng Thạch 670.000 7270191 108,5 So với năm 2000 =107% Bỉm Sơn 70.000 81.286 116,1 Bút Sơn 150.000 174.807 116,5 Hải Phòng 60.000 89.221 148,7 Tổng 950.000 1.070.505 112,9 Mua vào Hoàng Thạch 670.000 720.987 107,6 So với năm 2000 =105,8% Bỉm Sơn 70.000 82.048 117,2 Bút Sơn 150.000 176.116 117,4 Hải Phòng 60.000 86.268 143,8 Tổng 950.000 1.065.419 112,1 Nói chung, năm 2001 sản lượng tiêu thụ xi măng của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng tăng 105,8% so với năm 2000 (xem bảng 5 ). Có được kết quả này là nhờ sự phấn đấu bền bỉ, quyết tâm cao của cán bộ công nhân viên toàn công ty trong điều kiện sản xuất kinh doanh luôn phải đối mặt với những khó khăn gay gắt của cơ chế thị trường như hiện nay. Bảng 5 :So sánh sản lượng tiêu thụ năm 2001 với năm 2000 Đơn vị tính : Tấn Chủng loại 2000 2001 % đạt Hoàng Thạch 502.600 720.987 143,5 Bỉm Sơn 138.900 82.048 59,1 Bút Sơn 239.560 176.116 73,5 Hải Phòng 46.040 86.268 187,3 Tổng 1.007.100 1.065.419 105,8 Mặc dù, hai loại xi măng Bỉm Sơn va Bút Sơn so sản lượng tiêu thụ giảm so với năm 2000 nhưng công ty đã hoàn thành mức kế hoạch đã đặt ra cho sản lượng bán hai loại xi măng này năm 2001 và kết quả tổng sản lượng tiêu thụ vẫn tăng 105,8% giúp công ty hoàn thành kế hoạch về doanh số, lợi nhuận và khoản nộp ngân sách so với kế hoạch. Bảng 6: Tình hình thực hiện kế hoạch về doanh số, lợi nhuận, khoản nộp ngân sách năm 2001. Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện %sovới KH Doanh số bán 655.500 740.627 113 Lợi nhuận 300 3.230 107 Nộp ngân sách 9.710 11.349 117 Như vậy, năm 2001 doanh số bán của công ty đã tăng 106% so với năm 2000, mức nộp ngân sách tăng gần 2 tỷ so với kế hoạch. Đây là một thành tích đáng kể trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới đánh dấu một bước đi vững chắc làm tiền đề cho sự khởi sắc những năm sau. Và quả đúng như vậy, năm 2002 sản lượng tiêu thụ tăng vượt bậc, đạt 120,4% kế hoạch và bằng 156% so với năm 2001. Bảng 7: Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2002. Đơn vị tính :Tấn Chủng loại Kế hoạch Thực hiện % so với kế hoạch % so với năm 2001 Mua vào 1.380.000 1.661.995 120,4 154,2 Hoàng Thạch 720.000 938.754 150,3 129,0 Bỉm Sơn 80.000 64.572 80,7 77,5 Bút Sơn 480.000 537.097 111,9 304,3 Hải Phòng 80.000 95.339 119,1 105,5 Hoàng Mai 20.000 26.233 131,1 - Bán ra 1.380.000 1.662.083 120,4 156,0 Hoàng Thạch 720.000 934.630 129,8 129,5 Bỉm Sơn 80.000 63.615 79,5 77,5 Bút Sơn 80.000 100.163 125,2 116,2 Hải Phòng 480.000 538.503 112,1 305,8 Hoàng Mai 20.000 25.172 125,8 - Qua bảng số liệu trên ta thấy, tất cả các loại xi măng năm 2002 mua vào và bán ra đều tăng so với kế hoạch trừ xi măng Bỉm Sơn và khi so sánh các con số của bảng 5 và bảng 7 ta thấy rằng công ty đã giảm dần định mức tiêu thụ loại xi măng này để phù hợp với tình hình thị trường có sự xuất hiện của xi măng liên doanh. Đây là sự điều chỉnh chính sách, kế hoạch rất đúng đắn của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, xét cắt giảm sản lượng theo kế hoạch đối với những (mặt hàng) sản phẩm có biểu hiện giảm sút. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một vấn đề đặt ra đối với công ty phải tìm ra biện pháp để tăng sản lượng tiêu thụ của loại xi măng này nhằm hoàn thành sản lượng cả về kết cấu mặt hàng. Với kết quả đạt được như trên về sản lượng tiêu thụ, công ty đã có doanh thu là 1.147,732 tỷ đồng, nộp ngân sách đạt 14,255 tỷ, lợi nhuận đạt 11,259 tỷ đưa thu nhập bình quân của nhân viên tăng lên 2.150.000 đ/ng/tháng, so với mục tiêu đề ra đạt bằng 143%. Đối với Việt nam, mức thu nhập bình quân như vậy là tương đối cao, nó sẽ giúp nhân viên bảo đảm ổn định cuộc sống để từ đó có thể chuyên tâm cho công việc, phấn đấu hết sức mình góp phần làm cho công ty ngày càng phát triển hơn. Ta có thể nghiên cứu những kết quả kinh doanh về mặt tài chính qua doanh số bán ra, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách và tiền lương bình quân của công nhân viên để thấy được rõ ràng hơn về sự phát triển của công ty. Bảng 8: Các chỉ tiêu tài chính qua một vài năm. Đơn vị tính : 1000đ Năm Lợi nhuận thực hiện Doanh thu Nộp ngân sách Thu nộp ngân sách 1996 8.619.481 69.077.982 17.195.744 1.242.000 1997 6.021.093 65.046.280 11.823.690 936.000 1998 3.403.560 362.120.763 7.034.131 1.036.000 1999 2.506.520 497.259.596 7.417.536 1.218.000 2000 7.597.011 699.634.533 9.393.503 - 2001 3.230.507 740.627.774 11.439.240 1.330.000 2002 11.259.000 1.147.782.000 14.255.000 2.110.000 Qua thời gian, kể từ khi thành lập cho đến nay, Công ty vật tư kỹ thuật xi măng đã không ngừng lớn mạnh, hoạt động kinh doanh của công ty đã không ngừng phát triển và tăng cao thể hiện qua mức doanh thu hàng năm. Việc tăng doanh thu này đồng nghĩa với khả năng đóng góp của doanh nghiệp cho đất nước. Một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì không thể có những khoản nộp ngân sách hàng tỷ đồng mà thậm chí nhà nước còn phải bù lỗ. Những doanh nghiệp, đơn vị như vậy sẽ trở thành gánh nặng cho Nhà nước, cho chính phủ, kiềm chế sự phát triển của quốc gia. Công ty vật tư kỹ thuật xi măng ngoài việc làm tròn nghĩa vụ của mình với đất nước là đóng góp vào ngân sách quốc gia, công ty còn thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với cán bộ công nhân viên trong công ty, một lực lượng quan trọng không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Họ là những người đã đóng góp sức lực của mình để tạo nên sức mạnh của toàn thể doanh nghiệp. Họ đã làm cho doanh nghiệp sống và ngày càng phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp có trách nhiệm với cán bộ công nhân viên của mình bằng việc trả lương cho họ để họ đảm bảo cuộc sống, quan tâm đến họ qua các tổ chức, các đoàn thể, động viên cả về mặt vật chất và tinh thần. Làm tốt được điều này sẽ khuyến khích nhân viên hăng hái hơn trong công việc, để họ cảm thấy được sự quan tâm khiến họ có tâm lý, tình cảm tốt đối với công ty và công việc họ làm từ đó luôn trung thành và gắn bó với công ty. Nói như vậy không phải chỉ có ý nghĩa về mặt tinh thần mà những việc làm này còn mang ý nghĩa về vật chất. Bởi lẽ, khi mức lương đủ cao để nhân viên chi dùng cho cuộc sống với những nhu cầu tối thiểu hàng ngày của họ thì họ sẽ có nhiều tâm trí dành cho công việc hơn, năng suất và hiệu quả làm việc cao hơn do vậy sẽ đạt được lợi ích kinh tế lớn hơn. Hơn nữa đây cũng là một hoạt động marketing nội bộ giúp tạo nên sự đoàn kết trong công ty, tạo nên một khối và đó chính là sức mạnh của bất kỳ tập thể nào. Trên đây là phân tích khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng. Qua các năm, trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng kết quả đạt được như trên cho thấy công ty đã đạt mức tăng trưởng khá cao và tăng trưởng về nhiều mặt. Các hoạt động Marketing của công ty có các đặc điểm như sau: Xi măng là một mặt hàng chiến lược có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và nó tham gia hầu hết các lĩnh vực hoạt động xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho đời sống xã hội. Có thể nói nó là động lực thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế – xã hội, do đó xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu xi măng càng lớn và vai trò của xi măng càng quan trọng. Mặc dù Công ty vật tư kỹ thuật xi măng không phải là đơn vị trực tiếp sản xuất, song đứng trên phương diện người kinh doanh công ty luôn luôn ý thức được tầm quan trọng của hoạt động marketing và luôn phấn đấu để mở rộng địa bàn tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh và tạo chỗ đứng của mình trên thị trường. Tuy nhiên trong suốt quá trình hoạt động công ty đã có những ưu và nhược điểm sau: * Ưu điểm. Với đặc điểm thị trường rộng lớn trên 17 tỉnh thành miền bắc với 5 loại xi măng đang kinh doanh, công ty vật tư kỹ thuật xi măng đã cân đối về kết cấu chủng loại sản phẩm một cách hợp lý, dần dần đa dạng hoá chủng loại sản phẩm đáp ứng được nhiều nhu cầu trên thị trường. Có bề dầy hoạt động sản xuất kinh doanh, đội ngũ CBCNV có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động cung ứng. Đã tổ chức nghiên cứu nhu cầu xi măng trên địa bàn để từ đó tổ chức, phân bố số lượng cửa hàng cũng như quy mô của các cửa hàng tại đó để khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng . Nghiên cứu các chính sách hướng phát triển của đất nước, xu thế tiêu dùng để có hướng lập ra các kế hoạch ngắn và dài hạn tạo đà đi nên cùng đất nước. Khai thác sử dụng hợp lý các hệ thống kho tàng của công ty đảm bảo bảo quản chất lượng sản phẩm theo quy định cung cấp một cách nhanh chóng kịp thời cho các nhu cầu các đơn vị đặt hàng xi măng. Triển khai áp dụng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty và các chi nhánh. Chủ động nắm bắt diễn biến thị trường để kịp thời đối phó với những biến động . Hệ thống cửa hàng của công ty rộng khắp đảm bảo luôn đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tổ chức được bộ phận thực hiện dịch vụ sau bán, kết hợp cùng với nhà máy giải quyết những thắc mắc của khách hàng. Có đội xe sẵn sàng trở hàng đến tận chân công trình . * Nhược điểm Thị trường hiện nay đã phát sinh và tồn tại tư tưởng muốn mua bán chịu. Công ty đã có quy định về thời gian hàng đi đường luân chuyển chứng từ và ký các hợp đồng bán xi măng cho chậm trả tiền nhưng việc chấp hành các quy định đó chưa nghiêm. Các biện pháp quản lý thu hồi công nợ ở một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng công nợ kéo dài ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chung. Việc này cần được chấn chỉnh để duy trì hoạt động kinh doanh lành mạnh và loại trừ những rủi ro thất thoát có thể xẩy ra. Mạng lưới cửa hàng trên địa bàn tuy vẫn giữ được số lượng nhưng một số đã xuống cấp, diện tích nhỏ, ở vị trí không thuận tiện không đủ sức chứa các loại xi măng. Đội ngũ nhân viên thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực marketing còn yếu, thiếu, nhận thức của nhân viên còn hạn chế, chưa đồng đều, thiếu tính năng động, sáng tạo do vậy hoạt động marketing còn rất mờ nhạt. Do giá được quy đinh bởi tổng công ty và ảnh hưởng bởi giá mua vào nên không linh hoạt trong quá trình cạnh tranh . Tổ chức thay đổi nhiều làm cho cán bộ nhân viên có tâm lý không tốt. Địa bàn tiêu thụ xi măng rộng trên 17 tỉnh thành nên gây nhiều khó khăn phức tạp cho công tác quản lý điều hành. Thị hiếu tiêu thụ xi măng tại các tỉnh là khác nhau nên chỉ tiêu thụ được ở các khu vực nhất định, nến như nhu cầu về loại xi măng nào đó tại một địa bàn giảm xuống sẽ gây ứ đọng tồn kho. Đặc điểm của sản phẩm xi măng là dễ hút ẩm, kỵ mưa không dự trữ lâu được vì dễ vón hòn, giảm chất lượng. Các quyết định về khuyến mại do nhà máy quyết định. Đôi khi có những thay đổi do có những thông tin không kịp thời đã dẫn đến việc công ty phải giải quyết những rắc rối, tình huống mà các đại lý, cửa hàng đã bán sản phẩm có khuyến mại khi mà công ty sản xuất đã có quyết định dừng khuyến mại. Việc phân bổ các đại lý cửa hàng còn nhiều bất cập, nhiều khu vực của từng cửa hàng, đại lý bán đặc trách từng khu vực lại bị chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau. Trong khi các huyện ngoại thành thì hệ thống các cửa hàng, đại lý bán còn chưa phát triển, chỉ tập trung ở khu vực dân cư sầm uất, rất nhiều khu vực cần có xi măng lại chưa được đáp ứng. Với những đặc điểm và kết quả mà công ty đã đạt được như trên công ty đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau: Những việc đã làm được: Trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức ngày một lớn hơn, công ty đã đạt được kết quả như nêu trên là điều đáng phấn khởi. Đạt được kết quả đó là do công ty luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Tổng công ty xi măng Việt nam, sự hỗ trợ của các phòng ban, các đơn vị bạn trong Tổng công ty cùng với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên công ty đã thực hiện những biện pháp tích cực để tổ chức thực hiện kế hoạch được giao phù hợp với xu thế phát triển của toàn ngành và thị trường. Đã bám sát sự chỉ đạo của Tổng công ty, bình tĩnh chủ động trong chỉ đạo và điều hành, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phát huy được nội lực và sức mạnh tổng hợp của các đơn vị trong toàn công ty. Chủ động nắm bắt diễn biến của thị trường trên các địa bàn trong từng thời điểm, kịp thời đề ra các biện pháp kinh doanh phù hợp, linh hoạt xử lý các cơ chế để duy trì khả năng cạnh tranh, giữ vững được thị phần và bình ổn thị trường trên địa bàn được phân công quản lý. Quan hệ gắn bó với các công ty sản xuất để tổ chức tiếp nhận, tiêu thụ và phối hợp thị trường nhằm bảo đảm thực hiện kế hoạch của Tổng công ty giao trong mọi điều kiện. Đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Đã từng bước cải tiến tổ chức bộ máy quản lý, kiện toàn đội ngũ cán bộ các chi nhánh, trung tâm. Chú trọng công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực của bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ công nhân viên. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy chế để duy trì kỷ cương trong điều hành. Thực hiện việc rà soát, quản lý thu hồi công nợ theo định hướng quy định của Tổng công ty. Đảm bảo sự đoàn kết nhất trí, phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể quần chúng. Phong trào thi đua lao động sản xuất được phát động liên tục, phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được quan tâm nhờ đó đã tạo động lực thúc đẩy sản xuất hoàn thành kế hoạch được giao. Đã khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả hệ thống kho tàng của công ty nhờ đó trong những năm qua đã tạo ra được hiệu quả tốt. Đối với xí nghiệp vận tải đã có kế hoạch bù lỗ. Những tồn tại: Trong chỉ đạo điều hành có lúc chưa thực hiện được sự phối hợp đồng bộ và thống nhất. Sản lượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100880.doc
Tài liệu liên quan