Luận văn Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG SO SÁNH CỦA TRẺ

MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI TRONG VIỆC GIẢI CÁC BÀI

TOÁN BẢO TOÀN LưỢNG VẬT CHẤT. 6

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 6

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài. 6

1.1.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam. 8

1.2. Lý luận về khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong việc giải

các bài toán bảo toàn lượng vật chất. 12

1.2.1. Khái niệm khả năng so sánh . 12

1.2.2. Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. 19

1.2.3. Hoạt động làm quen với toán trong chương trình Giáo dục Mầm non. 23

1.2.4. Vai trò của việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất đối với sự

phát triển khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. 26

1.2.5. Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong việc giải các bài

toán bảo toàn lượng vật chất . 32

Tiểu kết Chương 1. 36

Chương 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SO SÁNH CỦA TRẺ MẪU

GIÁO 4 – 5 TUỔI TRONG VIỆC GIẢI CÁC BÀI TOÁN

BẢO TOÀN LưỢNG VẬT CHẤT Ở MỘT SỐ TRưỜNG

MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . 372.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng . 37

2.2. Tiêu chí và thang đánh giá khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất. 41

2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng về khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 -

5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất . 42

2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về khả năng so sánh của mẫu

giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất . 42

2.3.2. Thực trạng khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc

giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất. 49

2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4-5

tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất . 66

Tiểu kết Chương 2. 69

Chương 3. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG

SO SÁNH CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI TRONG

VIỆC GIẢI CÁC BÀI TOÁN BẢO TOÀN LưỢNG VẬTCHẤT . 70

3.1. Một số biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất. 70

3.1.1. Cơ sở xây dựng biện pháp . 70

3.1.2. Các biện pháp cụ thể . 74

3.2. Thực nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng so sánh của trẻ

mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất . 78

3.2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực nghiệm . 78

3.2.2. Kết quả thực nghiệm. 82

Tiểu kết Chương 3. 97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 101

PHỤ LỤC

pdf134 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lượng vật chất ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiến hành khảo sát trên trẻ. Vậy trên thực tế mức độ quan tâm của GV đến việc dạy các kỹ năng này ở mức độ nào? Kết quả khảo sát cho thấy, GV đều quan tâm dạy trẻ các kỹ năng trên ở mức độ cao. Đặc biệt, kỹ năng đếm trên các đồ vật và kỹ năng diễn đạt và giải thích mối quan hệ “bằng nhau” đƣợc tất cả GV đánh giá là các kỹ năng đƣợc quan tâm nhất khi dạy trẻ. Khi đánh giá về mức độ trẻ đạt đƣợc các kỹ năng thì GV cho rằng trẻ đã đạt đƣợc ở mức độ cao ở 4 kỹ năng. Đó là “Kỹ năng đếm trên các đồ vật” với ĐTB=2,71, “Kỹ năng ghép tƣơng ứng 1-1” với ĐTB=2,79, “Kỹ năng xếp chồng, xếp kề các đối tƣợng” và “Kỹ năng so sánh kích thƣớc của các vật” đều có ĐTB=2,36. Các kỹ năng còn lại trẻ đều đạt mức độ trung bình. Nhìn chung, theo đánh giá của GV thì mức độ trẻ đạt đƣợc các kỹ năng và mức độ GV quan tâm dạy trẻ các kỹ năng này là khá tƣơng đồng nhau. Khi trẻ có đƣợc các kỹ năng cần thiết để thực hiện việc so sánh thì việc vận dụng vào việc giải các bài toán cần đến các kỹ năng này sẽ đạt hiệu quả cao. Kết quả số liệu thu đƣợc ở bảng 2.5 dƣới đây thể hiện sự đánh giá của GV về khả năng so sánh của trẻ trong việc giải các BTBTLVC. 46 Bảng 2.5. Khả năng so sánh của trẻ trong việc giải các BTBTLVC theo đánh giá của giáo viên Bài tập Tỉ lệ phần trăm trẻ đạt đƣợc các tiêu chí Nêu đƣợc kết quả so sánh Giải thích đƣợc kết quả so sánh Bài tập 1 58,8 44,5 Bài tập 2 61,4 41,3 Bài tập 3 53,0 27,1 Bài tập 4 44,8 15,9 Bảng 2.5 cho thấy, ở cả 4 bài tập, GV đều đánh giá khoảng một nửa số trẻ trong lớp sẽ đƣa ra đƣợc kết quả so sánh chính xác. Cụ thể, ở bài tập 2 (BTBTLVC về độ dài) có số trẻ đƣa ra đƣợc đáp án đúng nhiều nhất (61,4% trẻ), bài tập 4 ( BTBTLVC về thể tích) có số trẻ nhận biết đúng kết quả so sánh ít nhất trong 4 bài tập (44,8% trẻ). Về việc giải thích đƣợc kết quả so sánh, theo đánh giá của GV không phải bài tập nào trẻ nhận biết đúng kết quả so sánh trẻ cũng có thể giải thích đƣợc. Đáng lƣu ý là ở bài tập 3 và bài tập 4, chỉ có khoảng 1/3 – 1/2 trẻ trong tổng số trẻ nhận biết đƣợc kết quả so sánh tìm đƣợc lời giải thích đúng cho đáp án của mình. Kết quả này phù hợp với đánh giá của GV về kỹ năng diễn đạt và giải thích mối quan hệ bằng nhau giữa các đối tƣợng so sánh của trẻ chỉ đạt ở mức trung bình. Nhƣ vậy, một lần nữa, chúng ta thấy đƣợc sự tƣơng đồng trong đánh giá của GV về mức độ đạt đƣợc các kỹ năng của trẻ và khả năng vận dụng chúng khi giải quyết một bài toán cụ thể. 2.3.1.3. Mức độ cần thiết của việc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các BTBTLVC Để hình thành khả năng so sánh cho trẻ, GV cần phải sử dụng những biện pháp cụ thể trong quá trình dạy học của mình. Dƣới đây là đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết của các biện pháp. 47 Bảng 2.6. Mức độ cần thiết của việc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao khả năng so sánh của trẻ trong việc giải BTBTLVC STT Biện pháp Mức độ Thứ hạng ĐTB ĐLC 1 Sử dụng tình huống dạy học có vấn đề để tạo tâm thế cho trẻ 2,79 0,43 2 2 Cho trẻ thực hiện các hành động đảo ngƣợc 2,50 0,52 6 3 Giúp trẻ hiểu đƣợc mục đích của hành động so sánh 2,57 0,51 5 4 Thực hiện các hành động mẫu kết hợp với lời giảng giải 2,71 0,47 3 5 Sử dụng hệ thống câu hỏi có yêu cầu cao dần nhằm phát triển nhận thức của trẻ từ thấp đến cao 2,64 0,50 4 6 Sử dụng hệ thống bài tập 2,79 0,43 2 7 Tổ chức các trò chơi học tập 2,86 0,36 1 8 Tổ chức các hoạt động đa dạng 2,86 0,36 1 Bảng 2.6 cho thấy, trong số 8 biện pháp chúng tôi đƣa ra, GV đều đánh giá là cần thiết ở mức độ cao. Xếp thứ nhất, đó là hai biện pháp “Tổ chức các trò chơi học tập” và “Tổ chức các hoạt động đa dạng”. Xếp thứ hai là biện pháp “Sử dụng tình huống dạy học có vấn đề để tạo tâm thế cho trẻ” và biện pháp “Sử dụng hệ thống bài tập”. Tiếp theo là lần lƣợt các biện pháp “Thực hiện các hành động mẫu kết hợp với lời giảng giải”, “Sử dụng hệ thống câu hỏi có yêu cầu cao dần nhằm phát triển nhận thức của trẻ từ thấp đến cao”, “Giúp trẻ hiểu được mục đích của hành động so sánh” và cuối cùng là biện pháp “Cho trẻ thực hiện các hành động đảo ngược”. Nhìn chung các biện pháp này có điểm trung bình chênh lệch nhau không đáng kể. Các giáo viên đều nhận thấy sự cần thiết của việc vận dụng các biện pháp này trong việc hình thành khả năng so sánh cho trẻ trong việc giải các BTBTLVC. 48 2.3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi trong việc giải các BTBTLVC Trong quá trình hoạt động vui chơi và học tập, khả năng so sánh của trẻ dần đƣợc hình thành và phát triển. Trẻ đạt đƣợc khả năng này nhanh hay chậm, cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Theo đánh giá của giáo viên, mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến khả năng so sánh đƣợc thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.7. Đánh giá của giáo viên về các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng so sánh của trẻ trong việc giải các BTBTLVC STT Các yếu tố Mức độ ĐTB ĐLC 1 Sự hiểu biết của giáo viên về các đặc điểm nhận thức và trí tuệ của trẻ 3,00 0,00 2 Phƣơng pháp dạy học của giáo viên 3,00 0,00 3 Nội dung dạy học 3,00 0,00 4 Phƣơng tiện dạy học (đồ chơi và các phƣơng tiện khác) 2,64 0,50 5 Sự chỉ đạo, kiểm tra của ban giám hiệu 2,43 0,51 6 Chƣơng trình, tài liệu hƣớng dẫn giảng dạy 2,50 0,52 7 Khả năng nhận thức của bản thân trẻ 3,00 0,00 8 Khả năng tri giác của trẻ 3,00 0,00 9 Khả năng ghi nhớ của trẻ 3,00 0,00 10 Khả năng chú ý của trẻ 3,00 0,00 Nhìn vào số liệu ở bảng 2.7, dễ dàng nhận thấy, giáo viên đều đánh giá các yếu tố có ảnh hƣởng ở mức độ cao. Có đến 7 yếu tố, tất cả giáo viên đều đánh giá ở mức độ rất ảnh hƣởng. Các đặc điểm của bản thân trẻ nhƣ khả năng nhận thức, khả năng trí giác, khả năng ghi nhớ, khả năng chú ý đều đƣợc giáo viên lựa chọn ở phƣơng án ảnh hƣởng rất nhiều. Đây là điều khá dễ hiểu, bởi khả năng của chính bản thân trẻ sẽ là tiền đề, nền tảng tốt để trẻ học tập và tiếp thu những 49 tri thức mới mẻ từ thế giới xung quanh chúng. Bên cạnh đó, các yếu tố từ chính giáo viên là sự hiểu biết của giáo viên về các đặc điểm nhận thức và trí tuệ của trẻ và phƣơng pháp dạy học của giáo viên cũng đƣợc đánh giá là ảnh hƣởng rất nhiều. Bởi trong quá trình dạy học nếu giáo viên có sự hiểu biết đúng đắn các đặc điểm phát triển của từng trẻ trong lớp của mình, giáo viên sẽ xây dựng nội dung, thiết kế đƣợc những phƣơng pháp dạy học phù hợp, trên cơ sở này sẽ thúc đẩy sự phát triển khả năng so sánh của trẻ. Ba yếu tố: phƣơng tiện dạy học (đồ chơi và các phƣơng tiện khác), sự chỉ đạo, kiểm tra của ban giám hiệu và chƣơng trình, tài liệu hƣớng dẫn giảng dạy xếp thứ tự thấp nhất trong các yếu tố ảnh hƣởng, nhƣng điểm trung bình vẫn đạt ở mức cao. Trên thực tế, các yếu tố này có ảnh hƣởng khá lớn đến việc tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non. Nhƣ vậy, theo đánh giá của giáo viên, tất cả các yếu tố, từ yếu tố của bản thân trẻ, yếu tố của giáo viên đến các yếu tố khác (ban giám hiệu, chƣơng trình hƣớng dẫn, nội dung dạy học) đều ảnh hƣởng đến việc hình thành và phát triển khả năng so sánh của trẻ ở mức độ cao. 2.3.2. Thực trạng khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong việc giải các bài toán bảo toàn lƣợng vật chất 2.3.2.1. Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi xét trên toàn mẫu Bảng 2.8. Khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi xét trên toàn mẫu Tổng số trẻ 97 Điểm cao nhất 4,50 Điểm thấp nhất 0,00 Độ lệch chuẩn 1,04 Điểm trung bình 0,85 Xếp loại Thấp 50 Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi trong việc giải các BTBTLVC chỉ đạt đƣợc ở mức độ thấp, với điểm trung bình là 0,85, độ lệch chuẩn là 1,04. Trẻ đạt đƣợc điểm trung bình cao nhất là 4,50, thấp nhất là 0,00. Đây là một kết quả không quá bất ngờ với chúng tôi vì hai lý do sau đây: Thứ nhất, các bài tập khảo sát hầu nhƣ mới lạ với trẻ, nhiều trẻ chƣa thực hiện bài tập nào tƣơng tự nhƣ vậy trƣớc đây. Thứ hai, theo lý thuyết về sự phát triển trí tuệ của J.Piaget, trẻ trƣớc 6, 7 tuổi chƣa có khả năng nhận ra sự bảo toàn. Khi thực hiện các bài tập khảo sát, trẻ có khả năng so sánh và nhận ra những đặc điểm khác nhau của hai đối tƣợng so sánh, trẻ chú ý tập trung vào hình ảnh hiện tại của sự vật nên đã không đƣa ra đƣợc kết quả chính xác. Số liệu chi tiết về sự phân bố khả năng so sánh của trẻ đƣợc mô tả cụ thể ở bảng 2.9. Bảng 2.9. Phân bố điểm trung bình khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi ĐTB Số lƣợng Phần trăm Mức độ 0,00 46 87,63 Thấp 0,01 – 1,00 17 1,01 – 2,00 22 2,01 – 3,00 7 11,34 Trung bình 3,01 – 4,00 4 4,01 – 5,00 1 1,03 Cao 5,01- 6,00 0 Sự phân bố số lƣợng trẻ ở các mức độ có sự chênh lệch rất lớn, trong tổng số 97 trẻ tham gia thực hiện bài tập khảo sát, có tới 85 trẻ, chiếm 87,63% có khả năng so sánh ở mức độ thấp. Trong đó, có 46 trẻ (47,4%) không giải quyết đƣợc bất kì một bài tập nào. Những trẻ này thƣờng chú ý đến quá trình GV thay đổi cách sắp xếp, hình dạng của đối tƣợng so sánh, hoặc không chú ý đến nội dung câu hỏi của GV, không quan sát các đối tƣợng mà nhanh chóng đƣa ra câu trả lời. Một số trẻ có sự quan sát kỹ lƣỡng, có sử dụng hành động bằng tay để thực 51 hiện việc so sánh các đối tƣợng của bài tập nhƣng vẫn không nhận ra đƣợc sự bảo toàn của đối tƣợng so sánh vì các em cho rằng hình ảnh bên ngoài của đối tƣợng đã khác lúc ban đầu. Ở mức độ trung bình có 11 trẻ đạt đƣợc, nổi trội có 4 trẻ: Bùi A.Kh. (ĐTB=3,00), Nguyễn Th.S. (ĐTB=3,00), Trần B.Ng.Tr. (ĐTB=3,75), Ngô Qu.A. (ĐTB=3,25). Các trẻ đạt đƣợc ở mức điểm này thƣờng thực hiện đúng hai bài tập trở lên. Sau khi trả lời đúng đáp án, trẻ có khả năng giải thích đƣợc kết quả vừa so sánh. Nhìn chung, đa số các em chƣa giải thích đƣợc hoặc giải thích chƣa chính xác nguyên nhân của sự bảo toàn các đối tƣợng so sánh của bài toán. Chỉ có một trẻ có khả năng so sánh trong việc giải các BTBTLVC ở mức độ cao là bé Nguyễn Th.Ch., với ĐTB là 4,50. Trẻ này khi thực hiện tất cả các bài tập đều tỏ ra rất tập trung lắng nghe câu hỏi của GV, quan sát kỹ đối tƣợng trƣớc khi trả lời, biết cách diễn đạt mối liên hệ giữa các đối tƣợng so sánh. Biểu đồ 2.1. Sự phân bố khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi Nhƣ vậy, đối với những trẻ chỉ đạt khả năng so sánh ở mức độ thấp, giáo viên cần lƣu tâm để có các phƣơng pháp dạy học phù hợp, giúp trẻ nâng cao khả năng so sánh trong việc giải các BTBTLVC. 52 2.3.2.2. Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thể hiện qua từng bài tập Bảng 2.10. Khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi thể hiện qua từng bài tập Bài tập Số lƣợng ĐTB ĐLC Bài tập 1 97 1,26 2,04 Bài tập 2 97 0,92 1,85 Bài tập 3 97 0,53 1,59 Bài tập 4 97 0,68 1,78 Nhìn vào số liệu thống kê ở bảng 2.10, có thể nhận thấy khả năng so sánh của trẻ trong việc giải các BTBTLVC đều đạt ở mức độ thấp ở tất cả các bài tập. Ở bài tập 1 (BTBTLVC về số lƣợng), khả năng so sánh của trẻ đạt ĐTB cao nhất. Bài tập này đạt điểm cao hơn các bài còn lại do số hầu hết trẻ tham gia trong khảo sát đều có khả năng đếm số lƣợng các đồ vật đến 10 và hơn nữa. Đây là một yếu tố giúp trẻ có thể tìm ra đáp án đúng của bài toán. Mặc dù vậy, đa số trẻ có khả năng đếm trên đồ vật, cụ thể là trẻ chỉ tay vào từng hình tròn và đếm, phát biểu đƣợc “mỗi hàng đều có 5 hình tròn” nhƣng vẫn cho rằng hai hàng có số lƣợng hình tròn khác nhau. Các em cho rằng số lƣợng hình tròn ở hàng mà các hình đƣợc kéo ra xa nhau nhiều hơn. Trong bài tập này, các em đã bị chi phối bởi không gian sắp xếp các hình tròn. Vì vậy, dù công nhận số lƣợng hình tròn (phần tử) ở mỗi hàng (tập hợp) bằng nhau nhƣng khi so sánh hai hàng với nhau, trẻ lại phủ nhận sự bằng nhau này. Bên cạnh đó, một số trẻ nhận ra đƣợc trong hai hàng các hình tròn thì có một hàng dài hơn do các hình tròn đƣợc xếp ra xa hơn và cũng nhận ra mỗi hàng đều có 5 hình tròn. Ở bài tập 2 (BTBTLVC về độ dài), điểm trung bình xếp thứ hai trong 4 bài tập. Để giải quyết đƣợc yêu cầu của bài tập này là so sánh chiều dài của hai que, trẻ phải có khả năng so sánh, ƣớc lƣợng kích thƣớc hai que bằng mắt. Nếu khả năng này còn hạn chế, trẻ có thể sử dụng hành động đo bằng tay để so sánh 53 chiều dài của hai que. Trên thực tế, khi thực hiện bài tập, nhiều trẻ chƣa có khả năng ƣớc lƣợng kích thƣớc bằng mắt, trẻ không quan sát tổng thể hai que mà thƣờng chỉ nhìn một phía của que và đƣa ra đáp án của bài tập. Một số trẻ biết sử dụng tay để đo hay dùng tay kéo hai que lại gần nhau để so sánh chiều dài. Nhƣng điều đáng lƣu ý là khi đo hai que, trẻ vẫn chƣa biết cách đo là phải đặt hai đầu que trùng nhau. Có trẻ biết cách đo, có thực hiện hành động đo bằng tay và nhận thấy sự bằng nhau khi so sánh hai que, sau đó khi GV để hai que ra xa thì trẻ lại cho rằng chúng có độ dài khác nhau. Có điểm trung bình thấp nhất là bài tập 3 (ĐTB=0,53), BTBTLVC về khối lƣợng. Bài tập này yêu cầu trẻ so sánh lƣợng đất sét ở hai khối cầu bằng đất sét khi một trong hai khối cầu bị ấn dẹp. Trong bài tập này, có rất nhiều trẻ đƣa ra câu trả lời sai dù trẻ có sự quan sát hành động tác động của GV để làm thay đổi hình dạng của khối cầu. Trẻ tỏ ra rất thích thú khi quan sát bởi nhiều trẻ hứng thú nhƣ đƣợc chuẩn bị chơi với đất sét. Mặc dù có sự quan sát kỹ lƣỡng, trẻ nhận thấy GV không bớt đi cũng không thêm vào khối cầu bất kì một lƣợng đất sét nào, trẻ vẫn không nhận ra đƣợc sự bằng nhau của hai khối cầu này. Gần nhƣ các lời giải thích của trẻ đều là khối cầu đất sét bị ấn dẹp nhiều hơn vì “nó to hơn”. Hay một số trẻ lại cho rằng vì “cô ấn xuống” nên đất sét của khối cầu nhiều lên. Khi đƣợc GV hỏi lƣợng đất sét của hai khối cầu trƣớc khi bị GV tác động, trẻ nhớ đƣợc là chúng bằng nhau. Sau đó, trẻ vẫn khẳng định, hiện tại hai khối cầu có lƣợng đất sét khác nhau hay trẻ nói rằng “nó không bằng nhau nữa”. Trong trƣờng hợp này, một lần nữa trẻ bị chi phối bởi hình ảnh hiện tại của đối tƣợng so sánh. Bài tập 4 (BTBTLVC về thể tích) có điểm trung bình 0,68, đây là bài tập cuối cùng trong khảo sát cũng là bài tập mới lạ đối với trẻ. Ở bài tập này, trẻ cũng bị chi phối bởi hình ảnh trực tiếp mà chúng đang quan sát thấy. Trẻ đều cho rằng cốc cao, có tiết diện hẹp có lƣợng nƣớc nhiều hơn vì “con thấy nước ở cốc này cao hơn”. Có vài trẻ lại nói lƣợng nƣớc ở cốc thấp, tiết diện rộng nhiều 54 hơn vì “miệng cốc này to hơn”. Cũng có trẻ nghĩ rằng cốc cao nhiều nƣớc hơn vì đƣợc cô rót (đổ) qua. Chỉ có rất ít trẻ nhận ra đƣợc lƣợng nƣớc không thay đổi và đƣa ra đƣợc lời giải thích. Biểu đồ 2.2. Điểm trung bình khả năng so sánh của trẻ thể hiện qua từng bài tập Sự chênh lệch về khả năng so sánh của trẻ thể hiện qua từng bài tập đƣợc thể hiện cụ thể ở biểu đồ 2.2. Tóm lại, ở cả 4 bài tập, khi thực hiện trẻ đều bị chi phối bởi hành động của GV khi tác động làm thay đổi đối tƣợng so sánh và đều chú ý đến cách sắp xếp, đặc điểm bên ngoài của các đối tƣợng, chịu ảnh hƣởng của hình ảnh mà trẻ đang trực tiếp quan sát. Vì thế, hầu hết trẻ đều không nhận ra sự bằng nhau, đồng nhất của các đối tƣợng so sánh. Nếu khắc phục đƣợc những hạn chế trên, khả năng so sánh của trẻ sẽ đƣợc cải thiện. 2.3.2.3. Mức độ đạt từng tiêu chí về khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi Để có cái nhìn rõ nét hơn về khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, chúng ta cần phân tích khả năng này ở các tiêu chí cụ thể. Số liệu mô tả chi tiết điều này đƣợc thể hiện ở bảng 2.11 dƣới đây. 55 Bảng 2.11. Mức độ đạt từng tiêu chí về khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi Tiêu chí Số lƣợng ĐTB ĐLC Nêu được kết quả so sánh 97 0,34 0,39 Giải thích được kết quả so sánh 97 0,51 0,67 Bảng số liệu cho thấy, ở cả hai tiêu chí đánh giá trẻ đều đạt điểm trung bình ở mức thấp. Nếu xét điểm trung bình này trong khoảng điểm theo cách phân chia các mức độ thì điểm trung bình của tiêu chí “nêu đƣợc kết quả so sánh” cao hơn một chút so với tiêu chí “giải thích đƣợc kết quả so sánh”. Khả năng so sánh của trẻ ở tiêu chí “nêu đƣợc kết quả so sánh” chỉ đạt ở mức độ thấp do một số lý do sau: thứ nhất, trẻ chú ý đến quá trình đối tƣợng so sánh bị thay đổi các thuộc tính bề ngoài, không bản chất nhƣng trẻ không nhận ra rằng: cách sắp xếp các đồ vật trong không gian sẽ không làm thay đổi số lƣợng của chúng trong tập hợp hay hình dạng vật thay đổi không ảnh hƣởng đến khối lƣợng của chúng. Thứ hai, trẻ bị chi phối bởi hình ảnh hiện tại của đối tƣợng sau khi bị tác động, trẻ cho rằng đối tƣợng đã khác đi, ví dụ nhƣ khối cầu đất sét to ra, nhiều lên, lƣợng nƣớc nhiều hơn, dù trẻ đều biết không có ai rót thêm vào. Thứ ba, trẻ chƣa có các kỹ năng cần thiết để tiến hành so sánh nhƣ kỹ năng đếm, kỹ năng xếp tƣơng ứng 1-1, kỹ năng xếp chồng, kỹ năng đo lƣờng, Ví dụ nhƣ bé Lê U.H. khó khăn khi đếm số, bé Nguyễn Ph.Ph.V., khi đếm có đƣa tay chỉ vào từng hình tròn nhƣng còn lẫn lộn, không có sự thống nhất giữa việc đƣa tay chỉ vào vật và việc đếm số. Tiêu chí thứ hai “giải thích đƣợc kết quả so sánh” cũng ở mức độ thấp. Điều này là do để đƣợc đánh giá điểm ở tiêu chí này, trẻ phải trả lời đúng kết quả so sánh. Để có thể đƣa ra những giải thích đúng, trẻ cần có vốn tri thức về biểu tƣợng toán học, vốn ngôn từ nhất định, nhất là các thuật ngữ toán học nhƣ là bằng nhau - không bằng nhau, giống nhau – khác nhau, hay hiểu biết về số lƣợng của tập hợp, và trẻ phải có khả năng diễn đạt mối liên hệ, quan hệ giữa 56 các đối tƣợng so sánh bằng lời nói. Vì nếu thiếu các yếu tố này, trẻ không những khó tìm ra đƣợc kết quả so sánh đúng mà sẽ còn gặp khó khăn trong việc giải thích kết quả so sánh vừa tìm ra. Nhƣ vậy, khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi xét trên từng tiêu chí đều ở mức độ thấp. Đây là điều cần quan tâm khi tiến hành xây dựng các biện pháp nâng cao khả năng so sánh của trẻ. Các biện pháp cần hƣớng đến việc khắc phục các hạn chế trẻ gặp phải khi tiến hành so sánh nhƣ phân tích ở trên. 2.3.2.4. Mức độ đạt từng tiêu chí về khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thể hiện qua từng bài tập a. Mức độ đạt được tiêu chí nêu được kết quả so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi thể hiện qua từng bài tập Tiến hành tìm hiểu khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi xét tiêu chí nêu đƣợc kết quả so sánh khi thực hiện từng bài tập thu đƣợc kết quả nhƣ bảng 2.12. Bảng 2.12. Mức độ đạt đƣợc tiêu chí nêu đƣợc kết quả so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi thể hiện qua từng bài tập Bài tập Mức độ Thấp Trung bình Cao Số lƣợng Phần trăm Số lƣợng Phần trăm Số lƣợng Phần trăm Bài tập 1 66 68,0 18 18,6 13 13,4 Bài tập 2 75 77,3 7 7,2 15 15,5 Bài tập 3 86 88,7 1 1,0 10 10,3 Bài tập 4 83 85,6 0 0,0 14 14,4 Nhìn vào số liệu ở bảng 2.12, dễ dàng nhận thấy: Có khoảng 1/3 số trẻ (32 trẻ) trả lời đúng kết quả so sánh của bài tập 1. Đây là bài tập có số lƣợng trẻ trả lời đúng nhiều nhất trong số bốn bài tập khảo sát. Đây có lẽ cũng là bài toán trẻ có thể thực hiện dễ dàng nhất. Trẻ có thể đƣa ra 57 câu trả lời đúng nếu trẻ có kỹ năng xếp tƣơng ứng 1-1 hoặc kỹ năng đếm. Trên thực tế, ở độ tuổi này trẻ đều có các kỹ năng này. Có một số trẻ không cần sử dụng kỹ năng đếm vấn có câu trả lời chính xác, trẻ dễ dàng nhận thấy GV chỉ kéo các hình tròn cách xa nhau ra mà thôi. Có 18 trẻ có sử dụng kỹ năng đếm hoặc xếp tƣơng ứng 1-1 để có đƣợc câu trả lời đúng. Tuy nhiên, vẫn có đến 2/3 số trẻ có câu trả lời sai. Trẻ ở trƣờng hợp này, có khi không đếm hay xếp tƣơng ứng mà trả lời ngay hoặc có đếm và công nhận số lƣợng ở mỗi hàng sau khi có một hàng các đối tƣợng bị sắp xếp xa nhau ra là bằng nhau, đều là 5, nhƣng vẫn không công nhận sự bằng nhau về số lƣợng các hình tròn ở hai hàng và cho rằng số lƣợng hình tròn ở hàng có sự tác động của GV nhiều hơn vì “nó dài hơn”. Có 22 trẻ, chiếm 22,7% số lƣợng trẻ trả lời đúng nhiều thứ hai là bài tập 2. Trong khi thực hiện bài tập này, có 15,5% trẻ chỉ quan sát bằng mắt đã nêu đƣợc đáp án chính xác và có 7,2% trẻ có sử dụng hành động bằng tay để đo chiều dài hai que, sau đó, cũng nêu đƣợc kết quả đúng. Điều đáng lƣu ý là có tới 88,7% trẻ trong tổng số trẻ đƣợc khảo sát không tìm ra đƣợc câu trả lời đúng cho bài toán này. Các em cho rằng một que dài hơn khi thấy đầu của que này đặt lệch so với đầu que kia mà không nhận ra rằng nó bị kéo tụt ở phía bên này và lại đƣợc kéo ra ở phía bên kia. Bài tập 3 có số lƣợng trẻ trả lời đúng ít nhất (11 trẻ, chiếm khoảng 1/10 số trẻ). Có gần 9/10 số trẻ trong mẫu khảo sát không nhận ra sự khảo toàn khối lƣợng trong bài toán này. Các em đều bị chi phối bởi hình ảnh hiện tại của khối cầu đất sét bị ấn dẹp mà không chú ý đến quá trình khối cầu này thay đổi hình dạng bên ngoài. Chỉ có một trẻ thực hiện hành động dùng tay để vo tròn khối cầu đất sét bị ấn dẹp và đƣa ra câu trả lời đúng. Ở bài tập 4, có 14 trẻ, chiếm 14,4% tổng số trẻ đã tìm ra kết quả so sánh chính xác. Tất cả các em này đều chỉ quan sát bằng mắt và nhận ra đƣợc lƣợng nƣớc không thay đổi khi đƣợc rót từ cốc thấp, có tiết diện rộng sang cốc cao, có tiết diện hẹp. Tuy nhiên vẫn có tới 83 trẻ (85,6%) bị chi phối bởi hình ảnh trƣớc 58 mắt các em là mực nƣớc ở cốc cao, tiết diện hẹp cao hơn, và đã đƣa ra kết quả so sánh không chính xác. Ở bài tập này, không có em nào thực hiện hành động đảo ngƣợc (đổ nƣớc ở cốc cao vào cốc thấp lúc đầu và so sánh) để tìm ra đáp án cho bài toán này. Nhìn chung, trong cả 4 bài tập, chỉ có khoảng hơn 10% trẻ tìm ra đƣợc kết quả so sánh chính xác khi chỉ quan sát bằng mắt, khoảng 70-90% trẻ không nhận ra sự bảo toàn của đối tƣợng đang so sánh khi có tác động làm thay đổi đặc điểm bên ngoài nào đó, số trẻ còn lại có đƣợc đáp án đúng khi có sử dụng các hành động bằng tay nhƣ đếm, xếp tƣơng ứng, xếp chồng, đo lƣờng, b. Mức độ đạt được tiêu chí giải thích được kết quả so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi thể hiện qua từng bài tập Kết quả ở bảng 2.13 dƣới đây thể hiện khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi xét theo tiêu chí giải thích đƣợc kết quả so sánh khi thực hiện từng bài tập. Bảng 2.13. Mức độ đạt đƣợc tiêu chí giải thích đƣợc kết quả so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi thể hiện qua từng bài tập Bài tập Mức độ Thấp Trung bình Cao Số lƣợng Phần trăm Số lƣợng Phần trăm Số lƣợng Phần trăm Bài tập 1 67 69,1 19 19,6 11 11,3 Bài tập 2 78 80,4 12 12,4 7 7,2 Bài tập 3 88 90,7 3 3,1 6 6,2 Bài tập 4 86 88,7 3 3,1 8 8,2 Theo số liệu ở bảng 2.13 kết hợp với bảng 2.12, xét một cách tổng quát, có thể nhận thấy không phải trẻ nào nhận biết đúng đƣợc kết quả so sánh cũng có thể giải thích đúng và đầy đủ về kết quả so sánh. Trong từng bài tập, tiêu chí giải thích đƣợc kết quả so sánh đƣợc biểu hiện ở các mức độ khác nhau có sự chênh lệch khá lớn. 59 Bài tập 1 vẫn là bài tập có nhiều trẻ giải thích đƣợc kết quả so sánh nhiều nhất. Có 11,3% trẻ giải thích đƣợc số lƣợng hình tròn hai hàng vẫn bằng nhau khi có sự tác động làm thay đổi khoảng cách của một hàng, vì số lƣợng hình tròn vẫn là 5 dù các hình tròn để cách xa nhau. Để có đƣợc lời giải thích đúng, trẻ cần nắm đƣợc khái niệm số lƣợng của tập hợp, quan sát thấy đƣợc dù có tác động của GV nhƣng bản thân đối tƣợng (số lƣợng các hình tròn) không thay đổi so với ban đầu. Có 69,1% không giải thích đƣợc vì các em đã không nhận ra đƣợc kết quả so sánh đúng. Ở các bài tập còn lại, việc có thể đƣa ra đƣợc lời giải thích đúng và đầy đủ vẫn là một khó khăn đối với trẻ. Tuy nhiên, khi có sự gợi ý của GV, một số trẻ đã biết đƣa ra đƣợc lời giải thích khá đầy đủ. Nhƣ vậy, có thể nói rằng, để có đạt đƣợc tiêu chí này ở mức độ cao, trẻ cần phải có vốn ngôn từ (từ ngữ, thuật ngữ toán học) và có khả năng diễn đạt các mối quan hệ toán học giữa các đối tƣợng so sánh. Vì chƣa nắm rõ các thuật ngữ toán và do vốn từ còn hạn chế nên một số trẻ mặc dù nêu đƣợc kết quả so sánh nhƣng vẫn khó khăn khi giải thích đƣợc kết quả này. Đây là vấn đề giáo viên cần lƣu ý khi tiến hành các biện pháp tác động để nâng cao khả năng so sánh cho trẻ. 2.3.2.5. Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi xét trên từng phương diện so sánh a. Khả năng so sánh của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi giữa các trường mầm non a.1. Khả năng so sánh nói chung của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi giữa các trường mầm non Khi tiến hành so sánh khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi trong việc giải các BTBTLVC giữa các trƣờng mầm non (MN Bà Điểm, MN 19/5), chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: 60 Bảng 2.14. Khả năng so sánh của trẻ MG 4 - 5 tuổi giữa các trường mầm non Trƣờng Mức độ Số lƣợng Phần trăm ĐTN ĐCN ĐTB Mức ý nghĩa MN Bà Điểm Thấp 45 93,8 0,00 4,50 0,68 0,116 Trung bình 2 4,2 Cao 1 2,1 Tổng 48 100 MN 19/5 Thấp 40 81,6 0,00 3,75 1,01 Trung bình 9 18,4 Cao 0 0,0 Tổng 49 100 Qua số liệu đƣợc thể hiện trong bảng 2.14 cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ trẻ đạt khả năng so

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_12_23_0544768967_1589_1871638.pdf
Tài liệu liên quan