MỤC LỤC
LƠI NÓI ĐẦU 6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG .8
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 8
1. Khái niệm thị trường và các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế 8
2. Nội dung của thâm nhập thị trường 19
3. Vai trò và sự cần thiết phải nâng cao khả năng thâm nhập thị trường quốc tế .20
II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ. 21
1. Chỉ tiêu về thị phần. 21
2. Chi tiêu về uy tín thương hiệu 22
3. chỉ tiêu về tỷ trọng các phương thức thâm nhập. 22
III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 23
1. Môi trường kinh tế 23
2. Môi trường chính trị – luật pháp. 24
3. Môi trường văn hoá và con người. 25
4. Môi trường cạnh tranh. 27
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG THÂM NHẬP CỦA MẶT HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN VỪA QUA. 30
I. QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG EU CỦA MẶT HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM .30
1. Giai đoạn trước năm 1993. 30
2. Giai đoạn từ năm 1993 đến nay .30
II. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THÂM NHẬP CỦA MẶT HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU .32
1. Các hình thức thâm nhập từ trước đến nay. 32
2. Các kênh phân phối và tiêu thụ. 36
3. Thực trạng của hoạt động thâm nhập. 38
4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng dệt may Việt nam. 40
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG .43
1. Những kết quả đã đạt được. 43
2. Những điểm còn hạn chế. 43
3. Những nguyên nhân của những hạn chế trên .48
CHƯƠNG III. TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THÂM NHẬP HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU .50
I. TRIỂN VỌNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG THÂM NHẬP .50
1. Triển vọng thâm nhập .50
2. Phương hướng thâm nhập .54
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THÂM NHẬP HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU .55
1.Giải pháp từ phía Nhà nước 55
2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 61
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2150 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khả năng thâm nhập hàng dệt may Việt nam vào thị trường EU- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếch trương sản phẩm giữ gìn thị trường hiện tại, đảm bảo lợi nhuận dự kiến.
- Sức ép của người cung cấp. Nhân tố này có khả năng mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng vật tư đầu vào, thay đổi cơ cấu sản phẩm hoặc sẵn sàng liên kết với nhau để chi phối thị trường nhằm hạn chế khả năng của doanh nghiệp hoặc làm giảm lợi nhuận dự kiến, gây ra rủi ro khó lường trước được cho doanh nghiệp. Vì thế hoạt động xuất khẩu có nguy cơ gián đoạn.
- Sức ép người tiêu dùng. Trong cơ chế thị trường, khách hàng thường được coi là “thượng đế”. Khách hàng có khả năng làm thu hẹp hay mở rộng quy mô chất lượng sản phẩm mà không được nâng giá bán sản phẩm. Một khi nhu cầu của khách hàng thay đổi thì hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng cũng phải thay đổi theo cho phù hợp.
- Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành. Khi hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp thường hiếm khi có cơ hội dành được vị trí độc tôn trên thị trường mà thường bị chính những doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm tương tự cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp này có thể là doanh nghiệp của quốc gia nước sở tại, quốc gia chủ nhà hoặc một nước thứ ba cùng tham gia xuất khẩu mặt hàng đó.Trong một số trường hợp các doanh nghiệp sở tại này lại được chính phủ bảo hộ do đó doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh được với họ.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG THÂM NHẬP CỦA MẶT HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN VỪA QUA.
QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG EU CỦA MẶT HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM.
1. Giai đoạn trước năm 1993.
Từ năm 1980 chúng ta đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước thành viên của EU như Đức, Anh, Pháp…Tuy nhiên do những điều kiện lịch sử mà thị trường EU lúc này vẫn chưa được chú trọng thâm nhập. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam nói chung và mặt hàng dệt may Việt nam nói riêng đều không chú ý đến thị trường này như những năm gần đây, một phần là do hàng hoá của Việt nam sang thị trường này bị cấm vận, đồng thời hàng hoá của Việt nam chưa đáp ứng được nhu cầu cao về chất lượng ở thị trường này
2. Giai đoạn từ năm 1993 đến nay.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang EU đặc biệt phát triển mạnh kể từ khi có hiệp định buôn bán hàng dệt may, cụ thể là sau hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt nam – EU được ký ngày 15/2/1992 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1993 mở đường cho mặt hàng dệt may Việt nam thâm nhập thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang thị trường EU liên tục tăng.
Bảng1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang thị trường EU từ 1996 – 2001.
stt
Năm
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
1
1996
420
2
1997
450
3
1998
550
4
1999
555,1
5
2000
609,1
6
2001
616,93
(Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan năm 2002)
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của EU sang thị trường EU trong giai đoạn 1996 -201
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU liên tục tăng và đã đưa thị trường EU là thị trường lớn nhất của Việt nam trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may.
Năm1995 thị trường EU chiếm tỷ trọng 46,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam , năm 1998 con số này là 48,1% năm 2000 xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này chiếm 34% đến 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam.
Hiệp định buôn bán hàng dệt may từ khi được thực hiện cho đến nay đã liên tục được gia hạn và được điều chỉnh tăng hạn ngạch. Theo hiệp định này, hàng năm Việt nam được xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU với lượng hàng là 21.938 tấn đến 23000 tấn. Cùng với những ưu đãi ngày cành nhiều của phía EU dành cho Việt nam trong hiệp định buôn bán hàng dệt may sửa đổi thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam đã được nâng lên.
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang thị trường EU từ năm 2001 đến 2003.
Stt
Năm
Kim ngạch(triệu USD)
1
2001
616.93
2
2002
557
3
2003
553
(Theo số liệu thống kê của tổng cục hải quan năm 2004)
Biểu 2: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2001-2003 (triệu USD)
Năm 2001 là năm mà kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam tăng cao nhất từ trước đến nay nhưng hai năm nay kim ngạch lại giảm mạnh. Cứ theo xu thế này thì khả năng thâm nhập hàng dệt may của Việt nam sang thị trường này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong những năm tới đây.
II. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THÂM NHẬP CỦA MẶT HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU.
1. Các hình thức thâm nhập từ trước đến nay.
Gia công quốc tế.
Đây là hình thức thâm nhập chủ yếu của mặt hàng dệt may sang thị trường EU. Hình thức này có rất nhiều hạn chế trong việc tăng cường thâm nhập sang thị trường EU của mặt hàng dệt may Việt Nam vì hàng dệt may Việt nam vào thị trường EU phải thông qua một đối tác trung gian là các nước công nghiệp mới NICs. Theo hình thức này, để nguyên liệu phụ trở thành thành phẩm phải trải qua ba trung tâm như ba mắt xích của quá trình sản xuất, đó là nhà sản xuất – người đặt gia công – người tiêu dùng. Trong đó người đặt gia công giữ vai trò trung gian . Chủ hàng tại thị trường EU không đặt trực tiếp từ các nước, các doanh nghiệp sản xuất mà thường thông qua trung gian, chủ yếu là các nước công nghiệp mới. Sở dĩ như vậy là vì họ chưa quen với thị trường các nước đang phát triển với nhiều rủi ro và phức tạp trong việc gia công. Các nước công nghiệp mới với nền kinh tế cất cánh từ 20 đến 30 năm qua, đang gặp trở ngại về vấn đề khan hiếm nhân công vì hầu hết lao động đã được đào tạo theo các ngành công nghệ cao và thu nhập cao hơn, hoặc tham gia vào các ngành du lịch, dịch vụ. Xu hướng chuyển dịch tất yếu của ngành dệt may nhập từ các nước NICs sang các nước có lợi thế vê chi phí sản xuất thấp và giá nhân công rẻ. Vì thế các nước NICs chỉ đóng vai trò trung gian và thuê gia công ở các nước đang phát triển khác nhằm tận dụng nguồn gia công rẻ. Ngoài ra sự dịch chuyển trong sản xuất hàng dệt may từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển còn vì nguyên nhân là các nước đang phát triển cần hạn chế các ngành sản xuất có độ ô nhiễm môi trường cao, các ngành sản xuất đem lại lợi nhuận thấp, các nước phảt triển hiện nay tập trung chủ yếu với các công việc đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao. Xu hướng chuyển dịch sản xuất từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển cũng là xu hướng chuyển dịch tất yếu của máy móc công nghệ đã lạc hậu ở các nước phát triển sang các nước đang phát triển nhằm tận dụng hết công dụng của máy móc và cũng phù hợp với trình độ sản xuất của các nước đang phát triển. Trong tam giác sản xuất, các nước trung gian nhận đơn đặt hàng của khách hàng và tổ chức điều hành, tiếp thị, phân phối, còn các nước nhận gia công thì nhận nguyên liệu cung cấp và hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của nước đặt gia công. Hình thức gia công trong ngành dệt may được phát triển dần từ may gia công đến các hình thức sản xuất với công đoạn phức tạp hơn, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. Trong giai đoạn đầu của quá trình thâm nhập thị trường, ngành dệt may Việt nam chủ yếu tham gia vào hệ thống sản xuất hàng dệt may thế giới dưới hình thức nhận gia công.
Sơ đồ 2: Sơ đồ gia công xuất khẩu hàng dệt may Việt nam
Khách hàng tại thị trường EU
Nhà gia công xuất khẩu (các doanh nghiệp dệt may gia công Việt nam)
Các nước trung gian xuất khẩu (các nước nICs)
Nguồn: sv thực hiện vẽ theo mô phỏng theo lý thuyết.
Hiện nay hơn 70% hàng dệt may Việt nam thâm nhập vào thị trường EU dưới hình thức gia công này. Thực tế là vì phải thực hiện qua trung gian nên các nhà kinh doanh phải chấp nhận giá gia công rẻ. Trung bình thì thực hiện theo hình thức gia công này nhà kinh doanh Việt nam chỉ nhận được 20% giá trị hàng xuất khẩu tính theo giá thành, còn hơn 80% giá trị còn lại thuộc về số người đặt hàng và nhà cung cấp nguyên phụ liệu và mẫu mã thiết kế. Điều này chứng tỏ là phần lớn giá trị đóng góp không đến trong khâu sản xuất mà nằm trong khâu cung cấp nguyên phụ liệu, mẫu mã và dịch vụ đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Bên cạnh những thiệt thòi về lợi ích kinh tế thì nhà nhận gia công còn bị mất quyền chủ động về nguyên liệu phụ và máy móc công nghệ gia công xuất khẩu. Vì vậy thực chất của việc gia công là làm thuê cho người đặt gia công. Thị trường xuất khẩu may mặc thực chất là do người đặt gia công đảm nhiệm, bên nhận gia công hoàn toàn bị động và bị phụ thuộc vào cả thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình và phụ thuộc vào bên đặt gia công. Tuy chịu nhiều thiệt khi thâm nhập thị trường quốc tế theo phương thức gia công xuất khẩu nhưng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển với điều kiện ngành may mặc nước ta hiện nay chưa đủ sức thiết kế mẫu mã, chưa có khả năng tự chủ về phụ liệu và máy móc thiết bị, chưa có được mạng lưới tiêu thụ rộng rãi thì gia công xuất khẩu vẫn là phương thức thâm nhập chủ yếu với những ưu điểm của nó là rủi ro thấp, vốn ít quay vòng vốn nhanh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và cũng nhờ hình thứcgia công này mà hàng Việt nam mới được thị trường nước ngoài biết đến (do khách hàng tại thị trường EU luôn quan tâm đến xuất sứ hàng hoá) và đây chính là bàn đạp để ngành dệt may Việt nam tiến tới thâm nhập trực tiếp vào thị trường EU trong những năm tới.
Xuất khẩu trực tiếp.
Hiện nay hình thức xuất khẩu này còn chiếm một tỷ lệ quá nhỏ, chiếm từ 20%-30% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU. Tăng lượng hàng bán là mục tiêu ngành dệt may Việt nam vì thâm nhập theo hình thức này mang lại lợi nhuận cao. EU là thị trường nổi tiếng khó tính và đòi hỏi hàm lượng chất xám cao trong sản phẩm, phần lợi nhuận lớn nằm trong các công đoạn đòi hỏi chất xám đó. Bên cạnh đó, việc thâm nhập theo hình thức này giúp các nhà kinh doanh có thể tiếp cận trực tiếp với thị trường EU, nắm được nhu cầu, thị hiếu và các xu hướng biến động của thị trường từ đó có thể nắm được thế chủ động trong sản xuất, trong việc đối phó với các tình huống, tránh được tính mùa vụ và những bị động trong việc chuẩn bị nguyên phụ liệu. Nhờ phương thức này mà người tiêu dùng và các doanh nghiệp Châu Âu biết đến hàng dệt may của Việt nam một cách nhanh nhất. Tuy nhiên để thâm nhập theo phương thức này có hiệu quả thì các doanh nghiệp dệt may Việt nam cần phải nắm vững các thông tin về thị trường, thông tin khách hàng. Chính sự yếu kém trong công tác thị trường hiện nay của các doanh nghiệp kinh doanh hàng dệt may Việt nam mà dẫn đến thực trạng tỷ lệ hàng dệt may thâm nhập theo phương thức này vào thị trường EU còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
2. Các kênh phân phối và tiêu thụ.
Trong nền thương mại Châu Âu, hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng trong khâu lưu thông và xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này. Hệ thông phân phối trên thị trường EU chủ yếu bao gồm các hình thức phân phối sau: các trung tâm thu mua, các đơn vị chế biến, dây chuyền phân phối, các nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng…
Trong xu hướng hiện nay nhập khẩu trực tiếp hàng dệt may vào EU sẽ tăng nên do các yêu cầu về cạnh tranh trong khâu bán lẻ. Vai trò của các hãng nhập khẩu, bán buôn sẽ giảm trong khi vai trò của các dây chuyền phân phối chuyên doanh, các cửa hàng liên nhánh và các trung tâm thu mua sẽ tăng lên, nói cách khác hệ thống bán lẻ này sẽ ngày càng chiếm ưu thế trong phân phối hàng dệt may vào thị trường EU.
Hàng may mặc tại các nước EU cơ bản được phân phối qua hệ thống bán lẻ như sau:
Các dây chuyền chuyên doanh hàng may mặc.
Các cửa hàng chuyên doanh may mặc liên nhánh.
Các trung tâm bán hàng qua bưu điện.
Các siêu thị.
Các công ty bán lẻ độc lập.
Các kênh tiêu thụ khác.
Với các thị trường khác nhau trong EU, hệ thống phân phối hàng may mặc lại có sự khác biệt. Nếu ở Anh các công ty độc lập chiếm thị phần nhỏ thì kênh phân phối này lại phổ biến với các nước phía nam EU như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia. Sự khác biệt về hệ thống bán lẻ hàng may mặc trên thị trường EU có thể thấy rõ qua bảng sau.
(Bảng 3: Tỷ trọng của các kênh tiêu thụ thông qua hệ thống bán lẻ)
STT
Hệ thống bán lẻ
(A)
(B)
(C)
(D)
(E)
(F)
1
Đức
25%
12%
14%
3%
40%
6%
2
Bỉ
24%
20%
3%
6%
40%
7%
3
Đan Mạch
29%
13%
6%
1%
37%
14%
4
Tây Ban Nha
12%
16%
3%
11%
49%
9%
5
Pháp
32%
6%
6%
17%
27%
10%
6
Italia
17%
9%
2%
2%
60%
10%
7
Hà Lan
34%
7%
8%
3%
43%
5%
8
Anh
32%
31%
11%
2%
15%
9%
Nguồn: Bộ thương mại năm 2002
Nhìn vào bảng trên ta thấy hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU chủ yếu thông qua các công ty bán lẻ độc lập và các dây chuyền chuyên doanh hàng may mặc, các cửa hàng chuyên doanh hàng may mặc liên nhánh trong đó các công ty bán lể độc lập chiếm thị trường lớn trong các kênh tiêu thụ.
Các công ty bán lẻ độc lập có thể mua hàng theo nhiều hình thức: mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất hay đại lý sản xuất, mua của các hãng nhập khẩu, bán buôn, mua theo hình thức độc quyền kinh tiêu…
Trong các năm tới hình thức kinh doanh bán lẻ có thể có nhiều thay đổi đó là sự giảm đi thị phần của các công ty bán lẻ độc lập và tăng lên của các loại hình thức bán lẻ khác. Đồng thời các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển Châu Á trong đó có Việt Nam sẽ phải đương đầu với sức ép cạnh tranh của các nước Đông Âu và Trung Âu. Do các nước này có ưu thế hơn hẳn trong khả năng tiếp cận hệ thống bán lẻ của các nước EU. Tìm ra phương thức tiếp cận hợp lý với hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng và cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này.
3. Thực trạng của hoạt động thâm nhập.
3.1 Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt nam sang thị trường EU.
Nhiều sản phẩm dệt may của Việt nam được hưởng chương trình GSP của EU với mức thuế nhập khẩu ưu đãi. Như vậy, so với hàng dệt may có xuất xứ từ một số nước không được hưởng GSP của EU hàng dệt may Việt nam có lợi thế cạnh tranh về thuế. Nhưng mặt khác hàng dệt mayViệt nam lại bị áp đặt hạn ngạch, ở vào thế bất lợi so với hàng của nhiều nước có hiệp định ưu đãi song phương với EU, những nước này vừa không bị áp đặt hạn ngạch vừa được miễn thuế nhập khẩu, bên cạnh đó thì hạn ngạch mà EU dành cho Việt nam thấp hơn so với nhiều nước khác vì thế lợi thế cạnh tranh trên thị trường này bị hạn chế. Tuy tốc độ xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam vào EU tăng nhanh trong những năm đầu nhưng những năm gần đẩy trững lại thậm trí giảm, vì vậy mà thị trường này mặc dù là thị trường truyền thống của Việt nam song cũng thường xuyên mất ổn định, do Việt nam còn đang ở vào thế bị động trong việc thâm nhập thị trường. Thị phần của hàng dệt may trên thị trường này còn quá thấp (chưa vượt quá 1% ). Nhìn chung hàng dệt may Việt nam đã được người tiêu dùng Châu Âu biết đến, uy tín và sức cạnh tranh của mặt hàng dệt may Việt nam tăng lên, và khẳng định rằng hàng dệt may Việt nam có thể thâm nhập trực tiếp vào thị trường EU trong tương lai.
3.2. Công tác thâm nhập thị trường EU đối với mặt hàng dệt may Việt nam.
-Việc phân bổ và quản lý hạn ngạch xuất khẩu dệt may hàng năm của nhà nước.
Trong những năm gần đây, liên bộ: Bộ Thương Mại, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư kết hợp với Bộ Công Nghiệp thực hiện căn cứ trên số lượng hạn ngạch được quy định cho hàng năm trong các hiệp định, các doanh nghiệp dệt may trong cả nước được thông báo để tiến hành đăng ký hạn ngạch sử dụng. Sau mỗi năm tuỳ tình hình thực hiện cụ thể và những diễn biến mới trên thị trường xuất khẩu EU mà những quy định về việc quản lý và sử dụng hạn ngạch có sự thay đổi phù hợp. Các doanh nghiệp trong cả nước có nhu cầu sử dụng hạn ngạch dệt may vào thị trường EU phải gửi về Vụ xuất khẩu Bộ Thương Mại. Để tạo thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may của Việt nam trên thị trương EU. Quy chế do liên bộ xây dựng đã thực hiện việc cấp giấy phép tự động việc này đã đem lại hiệu quả xuất khẩu cao hơn. Việc phân bổ hạn ngạch có thu phí được tiến hành theo nguyên tắc công khai, bình đẳng, khuyến khích xuất khẩu sản phẩm có sử dụng nguyên liệu trong nước. Đối tượng được giao hạn ngạch là các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may đủ kỹ thuật làm hàng xuất khẩu, có giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam. Khoảng 30% hạn ngạch theo từng chủng loại hàng được giành cho các doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng là các nhà công nghiệp Châu Âu, các nhà công nghiệp này do Uỷ Ban Châu Âu giới thiệu. Ngoài ra, một tỷ lệ hạn ngạch khoảng 5% để ưu tiên và thưởng khuyến khích cho các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp được giao hạn ngạch nếu không có khả năng thực hiện, phải hoàn trả cho Bộ Thương Mại để liên bộ điều chỉnh cho doanh nghiệp khác, không được mua bán hạn ngạch. Đồng thời các doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh thực hiện chế độ báo cáo việc thực hiện hạn ngạch theo từng quý, năm. Việc đấu thầu hạn ngạch đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Tình hình thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU.
Từ khi thực hiện Hiệp định hàng dệt may Việt nam-EU kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam đã tăng lên, thời gian đầu mức tăng rất cao (khoảng 22%/năm trong những năm từ 1993-2001). Đây là một kết quả khả quan trong quá trình thâm nhập thị trường EU, mặc dù chúng ta chưa có nhiều khả năng để thực hiện toàn bộ những hạn ngạch mà được EU dành cho. Trong số các mặt hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường EU thì áo jacket là chủng loại chiếm tỷ trọng nhiều nhất chiếm 50% kim ngạch hàng dệt may Việt nam trên thị trường này. Tuy nhiên, Việt nam vẫn chưa khai thác hết hạn ngạch được sử dụng. Hàng dệt may Việt nam mới chỉ tập chung vào sản xuất hàng dễ làm và tập chung vào những doanh nghiệp có tiềm lực sản xuất lớn, với những mặt hàng này hạn ngạch thường không đủ đáp ứng, vấn đề đặt ra cho giai đoạn tới là ngành dệt may Việt nam phải có biện pháp bố trí lại các nguồn lực để khai thác tối đa nguồn hạn ngạch được giao với tất cả các chủng loại hàng, nhất là trong giai đoạn này khi hạn ngạch đã được được tăng.
-Xin và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU theo sự phân bổ và quản lý hạn ngạch của nhà nước.
Việc phân bổ và quản lý hạn ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường EU trong những năm gần đây.
Đầu năm 2004 Việt nam đã nhận được văn bản chính thức từ phía EU về việc bổ sung hạn ngạch cho Việt nam, đây sẽ là cơ hội cho Việt nam có thể tăng hạn ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường EU trong năm nay.
- Tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp hàng dệt may sang thị trường EU.
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng dệt may Việt nam.
4.1 Thị phần hàng dệt may của Việt nam ở các nước thành viên trong liên minh EU.
Hiện nay thành viên trong liên minh châu Âu mà các doanh nghiệp dệt may Việt nam xuât khẩu hàng may mặc lớn nhất là thị trường Đức, thị trường Đức chiếm 46.9% thị phần so với tổng thị phần trong liên minh EU của hàng dệt may Việt nam. Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu trong liên minh Châu Âu được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 4: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu hàng dệt may trong liên minh EU.
stt
Các nước thành viên EU
Tỷ trọng thị trường
1
Đức
46,9%
2
Pháp
10,8%
3
Hà lan
10,3%
4
Anh
9,4%
5
Bỉ
6,1%
6
Tây Ban Nha
5,1%
7
Italia
4,4%
8
Đan Mạch
2,0%
9
Thuỵ Điển
1,9%
10
áo
1,5%
11
Phần Lan
0,6%
12
Ai len
0,4Q%
13
Luxembourg
0,3%
14
Hylap
0,2%
15
Bồ Đào Nha
0,1%
(Theo số liệu của tổng cục hải quan)
Nhìn vào bảng chỉ tiêu trên ta thấy hiện nay Việt nam đã có hàng hoá dệt may xuất khẩu trên tất cẩ các nước thuộc liên minh Châu Âu. Tuy nhiên chỉ tập trung vào một số thị trường như thị trường như Đức, Pháp, Hà lan, Tây Ban Nha. Hàng dệt may Việt nam xuất hiện trên thị trường EU và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các mặt hàng của Việt nam xuất khẩu vào thị trường này, chứng tỏ hàng Việt nam đang dần được biết đến trên thị trường quốc tế. Đây có thể coi là thành công bước đầu trong thâm nhập thị trường EU. Tăng cường thâm nhập vào thị trường EU là mục tiêu của ngành dệt may trong giai đoạn tới.
4.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam từ 1996 đến năm 2003.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam từ 1996 đến năm 2003.
stt
Năm
Tổng KNXK hàng dệt may
Kim ngạch xuất khẩu dệt may vào EU
Tỷ trọng kim ngạch
1
1996
1150
222,9
19.4
2
1997
1503
366
24.4
3
1998
1448
503.7
34.8
4
1999
1747
555.05
31.8
5
2000
1892
609.1
32.2
6
2001
2079
616.93
30
7
2002
3351
557
10.8
8
2003
3563
553
10.6
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may việt nam. đã không ngừng tăng nhưng năm đầu của quá trình thâm nhập nhưng gần đây cho thấy có những biểu hiện của một sự tăng trưởng không bền vững. Đây chính là một hạn chế trong việc thâm nhập thị trường của ngành dệt may Việt nam do phụ thuộc nhiều vào nước trung gian, và chưa tự chủ trong vấn đề nguyên phụ liệu.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG.
1. Những kết quả đã đạt được.
- Hàng dệt may Việt nam đã xuất hiện và được sự chấp nhận trên thị trường EU. Việt nam lần lượt ký các hiệp định xuất khẩu hàng dệt may với EU trong những năm gần đây.
- EU đã trở thành thị trường truyền thống của hàng dệt may Việt nam. Đã có thời gian thị trường EU là thị trưỡng xuất khẩu lớn nhất của hàng dệt may Việt nam.
- Việt nam đã được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU.
- Tuy hàng dệt may Việt nam thâm nhập chủ yếu bằng phương thức gia công xuất khẩu, song phương thức này cũng phù hợp với Việt nam trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường EU vì đây là phương thức dễ tiến hành và ít rủi ro nên đã cho phép Việt nam có thể tăng nhanh được kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn đầu.
Có đươc những kết quả trên phải kể đến sự cố gắng của chính phủ, các tổ chức xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp kinh doanh ngành dệt may Việt nam. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may, như hỗ trợ vay vốn đầu tư sản xuất , hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại …Công tác điều hành xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường EU đã được cải cách theo hướng một cửa, xoá bỏ cơ chế “xin cho” trong cấp phép xuất khẩu tự động cho nhiều mặt hàng dệt may. Các doanh nghiệp đã cố gắng phát huy cao năng lực sản xuất của mình và phối hơp cùng với các tổ chức xúc tiến thương mại để tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu nghiên cứu thị trường EU.
2. Những điểm còn hạn chế.
Phải thừa nhận một điều là một số sản phẩm dệt may Việt nam chưa đáp ứng được yêu cầu chặt chẽ khi xuất khẩu sang EU. Đồng thời, các doanh nghiệp dệt may Việt nam chưa làm tốt công tác marketing và thiếu vốn để mua nguyên phụ liệu cần thiết, do đó chưa lập được quan hệ đối tác trực tiếp với nhà nhập khẩu mà phải xuất khẩu vào EU qua trung gian. Từ kết quả thâm nhập cho thấy việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang thị trường EU chưa thực sự vững chắc, bị phụ thuộc quá mức vào hạn ngạch và việc tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu của các công ty, còn bị phụ thuộc vào đối tác quá nhiều, chưa tạo ra được một sự tăng trưởng kim ngạch bền vững, còn biến động qua các năm. Điều này đã cho thấy là các doanh nghiệp kinh doanh hàng dệt may Việt nam chuẩn bị chưa đầy đủ về năng lực tổ chức sản xuất và năng lực tổ chức thị trường, chưa cân đối được thị trường dẫn đến sự phụ thuộc quá mức vào thị trường.
Mặt hàng dệt may của Việt nam còn thiếu bạn hàng tiêu thụ trực tiếp, chưa ký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các bạn hàng EU mà phải thông qua trung gian nên trên 70% hàng dệt may xuất khẩu sang EU phải gia công qua nước thứ ba, điều này dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, bên cạnh đó thì số lượng hàng hoá mà EU dành cho Việt nam còn thấp so với các nước trong khu vực. Ví dụ như chỉ bằng 5% của Trung Quốc và bằng 10 % của các nước ASEAN. Đồng thời khi vào được thị trường EU thì hàng dệt may của Việt nam lại gặp rất nhiều những rào cản phi thuế quan, như là số hạn ngạch bị hạn chế thành quá nhiều nhóm, các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao Việt nam còn rất nhiều hạn chế trong việc sản xuất những mặt hàng này, dẫn đến những khó khăn trong vấn đề xuất khẩu hàng may mặc của Việt nam sang thị trường EU.
Hình thức thâm nhập chủ yếu là gia công do vậy các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc Việt nam gặp hạn chế trong việc chủ động khai thác thông tin trực tiếp từ EU, các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc Việt nam không tiếp xúc trực tiếp được với khách hàng nước ngoài nên thiếu khả năng cạnh tranh trên thị trường EU. Hiệu quả xuất khẩu thực tế rất thấp, bị động trong vấn đề thâm nhập sang thị trường EU. Phụ thuộc hoàn toàn vào các hợp đồng xuất khẩu từ phía trung gian.
- Việt nam còn nằm ngoài WTO. WTO là tổ chức thương mại thế giới lớn nhất hiện nay, chi phối trên 90% khối lượng buôn bán trên thế giới. Gia nhập tổ chức WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi nước mở rộng thương mại cả về chiều rộng và chiều sâu. đồng thời mỗi quốc gia thành viên có cơ hội bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong khuôn khổ các cuộc đàm phán đa biên của WTO. Hiệp định về hàng dệt may ATC là một trong những thành tựu chủ yếu của vòng đàm phán Urugoay. Trong khuôn khổ WTO hiệp định này được coi là thời kỳ quá độ hay quá trình chuyển đổi để đạt tự do hoá thương mại trong quá trình dệt may. ATC liên quan đến các hạn chế đối với
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1878.doc