MỤC LỤC
Phần Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp mới của đề tài
6. nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7. Kết cấu của Khoá luận
Phần nội dung
Chương 1: Các phần mềm máy tính ứng dụng trong thiết kế, trình bày báo in - Vai trò và những nguyên lý sử dụng
1.2 Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Một số thuật ngữ
1.3 Vai trò của các phần mềm máy tính ứng dụng trong việc thiết kế, trình bày báo
1.2.1 Đối với nội dung tờ báo
1.2.2 Đối với hình thức tờ báo
1.2.3 Tiết kiệm nguồn nhân lực trong xuất bản báo
1.3 Các phần mềm thông dụng được ứng dụng trong thiết kế, trình bày báo in
1.3.2 Các phần mềm dàn trang
1.3.2 Phần mềm xử lý ảnh Photoshop
1.3.4 Các phần mềm đồ hoạ
1.4 Những nguyên lý ứng dụng phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo
1.4.1 Nguyên lý về phần cứng
1.4.2 Nguyên lý về phần mềm
1.4.3 Nguyên lý về các thiết bị ngoại vi
1.4.4 Một số nguyên lý khác
1.4.6 Một số cảnh báo khi sử dụng các phần mềm vào thiết kế, trình bày báo
Chương 2: Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo in ở nước ta hiện nay (Khảo sát báo Lao động, Hà Nội mới, Tuổi trẻ TPHCM, Tạp chí Cộng sản)
2.1. Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo Lao động
2.1.1 Vài nét về lịch sử báo Lao động
2.1.2 Kết quả khảo sát
2.1.3 Nhận xét về khả năng ứng dụng các phần mềm trong thiết kế trình bày báo Lao động
2.2 Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo Hà Nội mới
2.2.1 Vài nét về lịch sử báo Hà Nội mới
2.2.2 Kết qủa khảo sát
2.2.3 Nhận xét về khả năng ứng dụng các phần mềm trong thiết kế trình bày báo Hà Nội mới
2.3 Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo Tuổi Trẻ TPHCM
2.3.1 Vài nét về lịch sử báo Tuổi Trẻ TP.HCM
2.3.3 Kết quả khảo sát
2.3.3 Một số nhận xét về khả năng ứng dụng các phần mềm trong thiết kế trình bày báo Tuổi trẻ TP.HCM
2.4 Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày Tạp chí Cộng sản
2.4.1 Vài nét về lịch sử Tạp chí Cộng sản
2.4.2 Kết quả khảo sát
2.4.3 Một số nhận xét về khả năng ứng dụng các phần mềm trong thiết kế trình bày Tạp chí Cộng sản
2.5 Đánh giá chung về việc ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày tại các toà soạn báo
2.5.1 ưu điểm
2.5.2 Hạn chế
2.5.3 Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo in ở nước ta hiện nay
3.1 Nâng cao tính chuyên nghiệp về ứng dụng công nghệ làm báo hiện đại tại các toà soạn báo
3.1.1 Chuyên nghiệp hoá đội ngũ làm báo
3.1.2 Tuyển chọn những người làm báo có trình độ tin học
3.1.3 Sử dụng cán bộ, công chức đúng việc, đúng khả năng
3.1.4 Nâng cao sự nhận thức và sự quan tâm đúng mức của các lãnh đạo cơ quan báo chí
3.1.5 Có chế độ đào tạo lại
3.1.6 Nhận thức đúng về khả năng ứng dụng các phần mềm
3.2 Chú trọng đưa các phần mềm máy tính vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo báo chí
3.2.1 Để có được đội ngũ những người làm công tác trình bày chuyên nghiệp thì trước hết phải có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại
3.2.7 Khắc phục tâm lý “môn học phụ” đối với sinh viên chuyên ngành báo chí
3.2.8 Xây dựng chương trình đào tạo hợp lý
3.2.9 Xây dựng đội ngũ giảng viên và hệ thống giáo trình, tài liệu hợp lý
3.2.10 Xây dựng Phòng học thực hành – Toà soạn – Nhà in
3.2.11 Phát triển tờ báo thực hành nghiệp vụ
3.3 Tự trang bị các kiến thức tin học
Phần Kết luận
Danh mục Tài liệu tham khảo
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2573 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo in ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.4.1 Nguyên lý về phần cứng:
Để các chương trình như QuarkXpress, Page Maker, Corel Draw và Photoshop... có thể chạy ổn định trên các hệ máy tính PC và Macintosh thì phải đảm bảo các yêu cầu về phần cứng như sau:
+ Đối với máy PC (Personal Computer):
Hệ điều hành Windows 98 trở lên, Windows XP...
ổ cứng: Từ 20 MB trở lên
Ram: Từ 64 MB trở lên
Chip: Từ 633 Mhz trở lên
Card màn hình: Từ 4 MB trở lên (tốt nhất là sử dụng card hỗ trợ đồ hoạ AGP)
+ Đối với máy Mac(Macintosh): Phần mềm hệ thống Macintosh từ 7.1 hay cao hơn, các cấu hình về ổ cứng, ram, chip tương tự.
Nói chung, phần cứng của máy tính đồng bộ và mạnh sẽ là “cơ sở hạ tầng” tốt cho các phần mềm đồ hoạ, mỗi phiên bản phần mềm mới ra đời sẽ yêu cầu phần cứng máy tính tương ứng.
1.4.2 Nguyên lý về phần mềm:
Các phần mềm ở nước ta hiện nay phần lớn là những phần mềm không mua bản quyền nên đôi khi gặp những lỗi về hệ thống. Các phần mềm như QuarkXpress, Corel và các phần mềm đồ hoạ của hãng Adobe có thể được tải từ Internet về và dùng thử miễn phí tại các địa chỉ website như www.quark.com hoặc www.corel.com, www.adobe.com... , nhưng các phần mềm dùng thử này thường chỉ có hiệu lực trong vòng 30 ngày. Nếu mua được những phần mềm có bản quyền thì sẽ có sự hỗ trợ từ các hãng sản xuất như phiên bản “vá lỗi” chương trình, phiên bản nâng cấp (upgrade), đĩa hướng dẫn sử dụng... Tuy nhiên, điều này không khả thi đối với những người sử dụng ở Việt Nam vì giá các phần mềm không rẻ và tâm lý “dùng không bản quyền, gặp lỗi thì cài lại” đã ăn sâu vào thói quen của phần lớn những người sử dụng phần mềm máy tính ở nước ta.
1.4.3 Nguyên lý về các thiết bị ngoại vi:
Cùng với các yêu cầu trên, các thiết bị ngoại vi dù có hay không cũng không ảnh hưởng tới sự hoạt động của bản thân mỗi chương trình phần mềm máy tính, nhưng chúng phục vụ cho công việc chế bản chung. (Tuỳ theo tính chất công việc, mỗi toà soạn, nhà in có những yêu cầu về thiết bị ngoại vi khác nhau).
Máy in PostScript (PostSript, một ngôn ngữ mô tả trang xây dựng bởi hãng Adobe và trở thành chuẩn trong công nghệ máy để bàn, nhằm mô tả những trang và hình ảnh có thể được in độc lập với giới hạn của độ phân giải của thiết bị); máy in laser hay máy in phun. Khi sử dụng các phần mềm máy tính để thiết kế, trình bày trang, nếu in bằng máy in laser để tạo bản in thử, đòi hỏi phải là những máy in chuyên nghiệp, lượng cartridge mực chuẩn, đèn phát tia laser, chống mực tốt mới đảm bảo chất lượng kỹ thuật bản in.
Máy quét ảnh (scanner screen); máy ra phim (online screen) với kích thước ra phim lớn (840x1145mm), máy in offset... Các ấn phẩm dài và có nhiều kiểu font chữ và có tính đồ hoạ cao hoặc cần sự in ấn với độ phân giải cao thường đòi hỏi nhiều bộ nhớ hơn để in ấn có hiệu quả.
1.4.4 Một số nguyên lý khác:
Các thao tác ứng dụng, cài đặt font chữ:
Nếu muốn làm việc với các font loại 1 (Type 1), người sử dụng cần phải có bộ quản lý font chữ ATM (Adobe Type Manager) để chúng xuất hiện đúng trên màn hình và khi in.
Nếu máy tính được nối mạng và đang sử dụng môi trường mạng để cài đặt các chương trình như QuarkXpress, Photoshop... thì mạng phải tương thích IPX.
Chế độ lưu giữ, bảo mật thông tin:
Khi làm việc chung trên một mạng nội bộ, tuỳ theo yêu cầu công việc cụ thể của từng ban, nhóm mà chúng ta có thể đặt quyền truy nhập tới một số thư mục chung và hạn chế số lượng người truy cập tới các thư mục dùng riêng bằng mật khẩu.
Phối hợp với các phần mềm khác:
Do tính chuyên biệt của từng phần mềm nên mỗi toà soạn báo không thể chỉ sử dụng duy nhất một phần mềm mà có thể thực hiện được yêu cầu công việc. Các chương trình dàn trang như QuarkXpress, Page Maker hay Adobe Indesign chỉ có đặc trưng nhất định, để phối hợp cả văn bản, hình ảnh, các đối tượng đồ hoạ, các ký tự đặc biệt... vào ấn phẩm thì các phần mềm này phải kết hợp với các phần mềm có chức năng đặc thù khác như chương trình xử lý ảnh Photoshop, đồ hoạ như Illustrator, Corel Draw...
Hầu hết các file kết quả của các phần mềm đồ hoạ, dàn trang đều lưu ở dạng PDF. Vì vậy, ngoài các phần mềm dàn trang như QuarkXpress, Page Maker, Photoshop... cần có thêm phần mềm Adobe Acrobat Reader để xem file kết quả (trước khi xuất phim và in).
Phối hợp xuất phim và in:
Phần mềm QuarkXpress rất tiện ích khi xuất phim bởi tính năng Collect for Output. Trong khi đó phần mềm Page Maker lại có hạn chế về màu hiển thị chưa chuẩn xác nên khi ra phim khá bất tiện nhưng lại có ưu điểm là xuất sang dạng file PDF thuận lợi, in can trực tiếp đẹp và hiển thị font chữ tốt hơn so với phần mềm Quark. Phần mềm Adobe Indesign là sự kết hợp của khá nhiều tính năng tuy nhiên khi xuất phim chậm và hay báo lỗi, treo máy vì phần mềm này đòi hỏi máy tính có cấu hình cao.
Để in kết quả hình ảnh đã được xử lý trong Photoshop ra giấy, ra phim không phải chuyện đơn giản. Khi in hình ảnh trong Photoshop điều hơi khó chịu là luôn phải định cấu hình Photoshop và nhắm đến mục đích sau cùng của hình ảnh là in bằng máy in để bàn hay mang ra nhà in để tách màu...
Khi nắm được thế mạnh và hạn chế của các phần mềm máy tính ứng dụng trong thiết kế, trình bày báo, người sử dụng sẽ có được sự khắc phục hiệu quả bằng việc kết hợp các tính năng của chúng.
Một số cảnh báo khi sử dụng các phần mềm vào thiết kế, trình bày báo:
Khi sử dụng các phần mềm không có bản quyền hoặc vì tính năng hạn chế của chúng mà đôi khi người sử dụng có thể gặp phải những khó chịu nhất định như lỗi font chữ, phần mềm lỗi, khởi động chậm và gây lỗi cho hệ điều hành...
Bên cạnh đó, việc lạm dụng quá nhiều yếu tố kỹ thuật, kỹ xảo vào thiết kế, trình bày báo đôi khi làm mất đi tính chân thực của sự kiện. Trong thực tế, nhiều người thiết kế, trình bày lạm dụng các tính năng của phần mềm, chẳng hạn như xử lý ảnh Photoshop rất dễ làm người xem mất lòng tin, điều này làm ảnh hưởng đến uy tín của tờ báo và trong một số trường hợp cụ thể nó còn vi phạm đạo đức báo chí.
Xin đưa ra một ví dụ cụ thể sau để thấy tầm quan trọng trong việc chọn ảnh và sự lạm dụng các yếu tố kỹ thuật, các tính năng của phần mềm máy tính để can thiệp quá mức vào nội dung và chất lượng ảnh.
Cách đây một vài năm, tạp chí National Geographic đã hứng chịu đủ mọi búa rìu dư luận khi người ta tiết lộ rằng những người làm báo đã dùng kỹ thuật số dịch chuyển một kim tự tháp trong ảnh chụp trang bìa để khiến nó không bị xén khỏi hình ảnh.
Năm 1995, một tuần báo uy tín lớn trên thế giới là tờ TIME đã bị chỉ trích gay gắt vì một bức ảnh kỹ thuật số. Từ một vụ giết người làm chấn động dư luận nước Mỹ mà thủ phạm là một người da màu tên O. J Simpson. Tuần báo đã sử dụng một ảnh chụp do cảnh sát cung cấp, giao cho hoạ sĩ vi tính Matt Mahurin chỉnh lại cho đậm hơn, đẹp hơn và đưa lên bìa chỉ nhằm mục đích minh hoạ. Những người chỉ trích không chấp nhận một hình ảnh đã xử lý như thế lại xuất hiện trên mặt báo Time và có người đã cho rằng tờ Time đã cố tình phân biệt chủng tộc vì đã làm cho hình O.J Simpson... đen hơn thật. Đó chỉ là một trong vô số những ví dụ về những vướng mắc mà nhiếp ảnh gặp phải. Có một câu chuyện đã lưu truyền trong làng báo về sai lầm do ảnh kỹ thuật số đem lại: Tờ Newyork Newsday muốn có một ảnh đinh với hai đối thủ trong môn trượt băng nghệ thuật là Tonya Harding và Nancy Kerrigan ở Olympichs Mùa đông tổ chức tại Lillehammer, Nauy. Harding, phút chót đã không đến tham dự cho nên sự kiện đó đã không xảy ra. Chẳng hề gì! Tờ báo đã lấy những bức ảnh khác ghép lại cho đăng ngay trên trang nhất, khiến lúc đầu nhiều nhà báo có mặt đã băn khoăn không hiểu sao mình lại bỏ lỡ sự kiện đó!
Mặc dù vẫn luôn có một ranh giới giữa ảnh minh hoạ và ảnh báo chí, nhưng việc lựa chọn và xử lý các bức ảnh đôi khi làm cho độc giả hiểu lầm. Hãng thông tấn AP (Asscociated Press), vì thế, đã áp dụng những nguyên tắc
đạo đức về ảnh kỹ thuật số từ năm 1990. Nguyên tắc đó viết: “ảnh kỹ thuật số đặt ra những câu hỏi mới về đạo đức báo chí trong quy trình chỉnh sửa ảnh. Những câu hỏi có thể mới nhưng mọi câu trả lời đều xuất phát từ những giá trị lâu đời. Những bức ảnh của chúng ta phải luôn thuật lại sự thật. Chúng ta chỉ chấp nhận xử lý hình ảnh kỹ thuật số bằng những nguyên tắc đã được xác định của kỹ thuật phòng tối truyền thống tiêu chuẩn như phông quá sáng, che chắn, tăng giảm sắc độ và cắt cúp. Việc chỉnh sửa chỉ giới hạn trong các thao tác tẩy đi các vết bụi và các dấu trầy xước. Nội dung của một bức ảnh không bao giờ được phép thay đổi hay chế tác theo bất kỳ cách nào” [7].
Mặc dù, các chuyên gia phòng tối bao giờ cũng có khả năng hiệu chỉnh các bức ảnh, Photoshop và các phần mềm tương tự cũng như các hệ thống cao cấp có thể cung cấp những tính năng đa dạng hơn mà không để lại một chút chứng cứ gì cho thấy đã có sự hiệu chỉnh. Khi nào thì có thể hiệu chỉnh một bức ảnh một cách chính đáng? Và sửa đổi như thế nào là hợp đạo đức?
Câu trả lời cho những vấn đề đạo đức này tuỳ thuộc vào bức ảnh và hoàn cảnh. Ví dụ: một bức ảnh phong cảnh đã bị ố bởi thời gian chúng ta có thể sửa lại nó để nó trông giống như nguyên bản hơn, đó là điều có thể chấp nhận được. Nhưng ngược lại, một bức ảnh chụp toà nhà là hiện trường của một vụ án mạng và bức ảnh được in trong một tờ báo, việc loại bỏ những yếu tố thừa trong khung cảnh có thể gây ra sự hiểu lầm một sự thật.
Một cách khác để khắc phục vấn đề là chúng ta có thể chú thích bên cạnh bức ảnh rằng bức ảnh đã được sửa đổi, như trong trường hợp tờ New York Newsday đã làm với bức ảnh Harding/Kerrigan.
Ngày nay, kỹ thuật xử lý màu bằng máy tính cho phép ứng dụng các hiệu ứng màu sắc mà máy tính phân tích vào xử lý cấp độ màu, phối màu đem lại hiệu quả hình thức thẩm mỹ của những bức ảnh như mong muốn; nhưng không nên quá lạm dụng và phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật.
Chương 2
Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong
thiết kế, trình bày báo in ở nước ta hiện nay
(Khảo sát báo Lao động, Hà Nội mới, Tuổi trẻ TPHCM, Tạp chí Cộng sản)
Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo Lao động
2.1.1 Vài nét về lịch sử báo Lao động:
Lao động là tờ báo của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam, là cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Lao động số 1 ra đời ngày 14/8/1929, có 2 trang được in bằng phương pháp thủ công (bản in bằng đất sét), khổ 20x30 cm trên giấy Đáp Cầu màu vàng nhờ.
Ngay sau khi giành được độc lập, báo Lao động in typô, ra công khai xuất bản hàng tuần với số lượng từ 1500- 2000 và đóng trụ sở tại 51 Hàng Bồ, Hà Nội. Năm 1954, hoà bình được độc lập ổn định ở miền Bắc, Lao động ra 8 trang, khổ 35 cmx52 cm, đây là thời kỳ báo ra lâu dài và ổn định.
Sau ngày toàn thắng, số báo Lao động ra ngày 1/5/1975 cũng là số đặc biệt chào mừng ngày Quốc tế lao động. Đến cuối thập niên 80, báo Lao động thực sự đã có dáng dấp của một tờ báo hiện đại ngày càng có uy tín với bạn đọc và hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Trong giai đoạn từ 1986 – 1989, báo Lao động đã chuyển từ phương thức in typo sang công nghệ in ốp sét hiện đại, in được nhiều màu. Báo ra thêm số Lao động Chủ nhật, là một trong hai tờ báo ra số chủ nhật đầu tiên của báo chí đương đại Việt Nam (ngoài Lao động Chủ nhật còn có Nhân dân Chủ nhật ra ngày 12/2/1989). Miền Bắc làm tờ Lao động tuần phát hành vào thứ 5, ở miền Nam làm Lao động Chủ nhật [45].
2.1.2 Kết quả khảo sát:
Do sự đặc thù của các cơ quan báo chí, đội ngũ làm công tác thiết kế trình bày trong một toà soạn báo không nhiều. Vì vậy mỗi cơ quan báo chí mà tác giả khoá luận tiến hành khảo sát chỉ phát tối đa 15 phiếu hỏi.
Phát 15 phiếu anket, thu về 15 phiếu
Qua khảo sát, 95% số đội ngũ làm công tác biên tập, thiết kế, trình bày tại báo Lao động cho rằng các phần mềm máy tính như QuarkXpress, Corel Draw và Photoshop là những phần mềm cơ bản không thể thiếu để thiết kế, trình bày báo.
Xin chia rõ thành 4 nhóm đối tượng theo công việc chuyên môn là biên tập viên, thư ký toà soạn, hoạ sỹ thiết kế, nhân viên chế bản mà tác giả khoá luận đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi để lấy ý kiến.
Đội ngũ ban biên tập và thư ký Toà soạn thường xuyên ứng dụng các phần mềm máy tính trong công việc biên tập, thiết kế, trình bày. Kết quả khảo sát về mức độ sử dụng các phần mềm máy tính trong biên tập và thiết kế, trình bày báo Lao động cho thấy: Có 14 người trong đội ngũ biên tập viên, thư ký toà soạn, hoạ sỹ thiết kế thường xuyên sử dụng máy tính, 1 người ít sử dụng máy tính và ứng dụng các phần mềm máy tính (Xem biểu 1)
Biểu 1
Kết quả đánh giá mức độ sử dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày của BTV, TKTS, HSTK, NVCB (báo lao động)
Tiêu chuẩn đánh giá: mức độ sử dụng
Giới
Công việc chuyên môn
Mức độ sử dụng các phần mềm máy tính trong biên tập, thiết kế, trình bày
Nam
Nữ
BTV
TKTS
HSTK
NVCB
Có sử dụng
ít
sử dụng
Không
sử dụng
10
5
2
1
4
8
14
1
0
Ghi chú: Hình thức điều tra bằng phiếu điền của 15 người
Số liệu điều tra bằng bảng hỏi cho thấy, khả năng khai thác tính năng của phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo tại báo Lao động là có trên 50% trong số người làm công tác biên tập, thiết kế, trình bày sử dụng ở mức trung bình-khá (khai thác được 30-70% tính năng của phần mềm); 40% sử dụng ở mức khá (khai thác được 70-100% tính năng của phần mềm). (Xem biểu 2)
Biểu 2
Kết quả đánh giá khả năng khai thác các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày của BTV, TKTS, HSTK, NVCB (báo lao động)
Tiêu chuẩn đánh giá: Khả năng khai thác (tính bằng số %)
Giới
Công việc chuyên môn
Mức độ các cá nhân tự đánh giá khả năng khai thác tính năng của các phần mềm máy tính trong biên tập, thiết kế, trình bày
Nam
Nữ
BTV
TKTS
HSTK
NVCB
10%- 30%
30% - 70%
70% -100%
10
5
2
1
4
8
2
7
6
Lý do các phần mềm máy tính như QuarkXpress, PageMaker, Photoshop, Corel... được chọn để ứng dụng vào thiết kế, trình bày báo: 80% số phiếu điều tra cho rằng vì nó hiệu quả với công việc, 13% cho rằng các phần mềm này dễ sử dụng và 7% còn lại cho rằng các họ sử dụng phần mềm máy tính để thiết kế, trình bày là do thói quen. (Xem đồ thị 1)
Đồ thị 1
Trong 15 phiếu anket (kết quả) thu về có 9 ý kiến cho rằng chỉ những người làm công tác biên tập viên, chế bản, hoạ sỹ thiết kế và trình bày là phải ứng dụng các phần mềm máy tính trong công việc; 6 ý kiến cho rằng tất cả các đối tượng như Biên tập viên, thư ký toà soạn, hoạ sỹ thiết kế, nhân viên chế bản và cả phóng viên đều nên sử dụng phần mềm máy tính ứng dụng vào công việc chuyên môn.
2.1.3 Nhận xét về khả năng ứng dụng các phần mềm trong thiết kế trình bày báo Lao động
Qua khảo sát thực tế báo Lao động, tác giả luận văn xin rút ra những ưu điểm và hạn chế sau:
Về ưu điểm:
Đội ngũ hoạ sỹ thiết kế của báo Lao động khá am hiểu về các phần mềm ứng dụng trong thiết kế trình bày báo hiện đại. Đội ngũ này được chuyên nghiệp hoá và cập nhật các kiến thức về khoa học công nghệ tương đối đồng đều. Cách chia thành từng êkip làm việc theo nhóm, ban tạo nên sự linh hoạt, bổ sung cho nhau khi vận dụng, khai thác các tính năng của những phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày.
Sự quan tâm và đầu tư về con người của những người làm công tác lãnh đạo tại báo Lao động cũng là một yếu tố thúc đẩy đội ngũ những người làm công tác thiết kế, trình bày say mê khai thác những tri thức mới để ứng dụng vào công việc chuyên môn.
Một cách công bằng mà nói thì báo Lao động là một trong những tờ báo đi đầu về đổi mới và tạo phong cách trình bày hiện đại bằng việc ứng dụng các phần mềm máy tính vào công tác thiết kế, trình bày.
Bên cạnh khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày, vấn đề thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính nghệ thuật trong trình bày và các nguyên tắc trang trí thì báo Lao động đã vận dụng tốt các nguyên tắc trang trí trong thiết kế trang. Đội ngũ thiết kế, trình bày báo đã biết kết hợp khả năng làm chủ các công cụ phần mềm máy tính với việc nắm bắt những cách thức thiết kế mới, đặc biệt học tập cách thức thiết kế các trang báo kiểu hiện đại của một số tờ báo nổi tiếng trên thế giới như của Mỹ, Anh, Thuỵ Điển sau đó tích lũy kế thừa và làm nên phong cách trình bày của riêng báo Lao động. Cho đến thời điểm hiện nay thì hình thức của báo đã ổn định, gây ấn tượng tốt với công chúng.
Về hạn chế:
Màu sắc của những bức ảnh trên báo Lao động chưa đạt yêu cầu cao. Điều này có thể do người chụp ảnh gặp phải các sự kiện có bối cảnh phức tạp như nguồn sáng quá yếu hoặc bối cảnh quá đơn điệu, nghèo nàn về màu sắc hoặc do các yếu tố kỹ thuật khác như việc lấy tốc độ, khẩu độ, cự ly chụp, độ bắt sáng của phim, kỹ thuật tráng rọi, kỹ thuật tách màu điện tử khi chế bản in ... mà hiệu ứng của các phần mềm xử lý ảnh chuyên dụng chỉ can thiệp được phần nào.
Các hoạ sỹ thiết kế các trang in màu của báo Lao động đã cố gắng để không lạm dụng việc sử dụng màu sắc trong việc trình bày. Màu sắc trên báo Lao động được người sử dụng dùng theo gam rõ rệt. Tuy nhiên, đôi khi có những trang báo hay bức ảnh được sử dụng màu cũng chưa được hợp lý. Đây cũng là điều khó có thể tránh khỏi bởi điều này còn phụ thuộc vào cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan như: khả năng khai thác hiệu quả các phần mềm trong thiết kế trình bày, kỹ thuật in, kỹ thuật xử lý màu bằng máy tính, kỹ thuật in màu bằng máy in offset...
2.2 Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo Hà Nội mới
2.2.1 Vài nét về lịch sử báo Hà Nội mới:
Báo Hà Nội mới là cơ quan ngôn luận của Thành uỷ Đảng cộng sản Việt Nam thành phố Hà Nội, là tiếng nói của Đảng bộ và chính quyền nhân dân thủ đô, báo được phát hành hàng ngày trong tuần. Báo được xuất bản đều đặn trong các giai đoạn kháng chiến, kiến quốc.
Lịch sử ra đời của báo Hà Nội mới bắt đầu từ cuối những năm 1946. Lúc ấy là báo Thủ đô khổ nhỏ, một tuần một kỳ với nhiệm vụ chủ yếu là động viên các tầng lớp nhân dân thủ đô và lực lượng vũ trang trên thành phố phát huy tinh thần Cách mạng Tháng 8, nâng cao lòng yêu nước, tích cực chuẩn bị cùng cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.
Ngày 10/01/1957 Thường vụ Thành uỷ quyết định xuất bản báo thủ đô hàng ngày. Sau một thời gian chuyển bị báo Thủ đô hàng ngày chính thức ra mắt bạn đọc vào 24/10/1957.
Ngày 1/1/1959 báo Thủ đô Hà Nội hợp nhất với báo Hà Nội hàng ngày, báo đổi tên là Thủ đô Hà Nội.
Tháng Giêng năm 1968, báo Thủ đô Hà Nội hợp nhất với báo Thời Mới, báo đổi tên là Hà Nội mới cho đến nay. Mặc dù, mấy lần hợp nhất và đổi tên nhưng từ ngày 24/10/1957 đến nay báo vẫn là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hà Nội, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Thành uỷ.
Từ năm 1990, ngoài báo Hà Nội mới hàng ngày, báo còn ra thêm 3 ấn phẩm nữa là Hà Nội mới chủ nhật, Hà Nội mới cuối tuần ra ngày thứ 5 và Hà Nội ngày nay, đặc san ra hàng tháng. Các ấn phẩm này đều in 4 màu, trình bày đẹp, bài vở phong phú, nội dung xúc tích, có tính chuyên sâu.
Tham gia hội báo Xuân, báo Hà Nội mới ba lần được giải thưởng. Nhà in của báo Hà Nội mới hiện nay đã trở thành một cơ sở in ấn lớn, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu phát triển của báo và nhu cầu in ấn của thành phố [44].
2.2.2 Kết qủa khảo sát:
Qua khảo sát, 90% số đội ngũ làm công tác biên tập, thiết kế, trình bày tại báo Hà Nội mới cho rằng các phần mềm máy tính như QuarkXpress, Corel Draw và Photoshop... là những phần mềm cơ bản không thể thiếu để thiết kế, trình bày báo.
Có 11 người trong đội ngũ ban biên tập, thư ký toà soạn, hoạ sỹ trình bày thường xuyên ứng dụng các phần mềm máy tính trong công việc. (Xem biểu 3)
Biểu 3
Kết quả đánh giá mức độ sử dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày của BTV, TKTS, HSTK, NVCB (báo hà nội mới)
Tiêu chuẩn đánh giá: mức độ sử dụng
Giới
Công việc chuyên môn
Mức độ sử dụng các phần mềm máy tính trong biên tập, thiết kế, trình bày
Nam
Nữ
BTV
TKTS
HSTK
NVCB
Có sử dụng
ít
sử dụng
Không
sử dụng
9
3
0
1
6
5
11
1
0
Ghi chú: Hình thức điều tra bằng phiếu điền của 12 người
Mức độ đánh giá khả năng khai thác các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày tại báo Hà Nội mới: 58% trong số người làm công tác biên tập, thiết kế, trình bày sử dụng ở mức trung bình -khá (khai thác được 30-70% tính năng của phần mềm); 25% sử ở mức khá (khai thác được 70-100% tính năng của phần mềm). (Xem biểu 4)
Biểu 4
Kết quả đánh giá khả năng khai thác các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày của BTV, TKTS, HSTK, NVCB (báo Hà nội mới)
Tiêu chuẩn đánh giá: Khả năng khai thác (tính bằng số %)
Giới
Công việc chuyên môn
Mức độ các cá nhân tự đánh giá khả năng khai thác tính năng của các phần mềm máy tính trong biên tập, thiết kế, trình bày
Nam
Nữ
BTV
TKTS
HSTK
NVCB
10%- 30%
30% - 70%
70% -100%
9
3
0
1
6
5
2
7
3
Lý do các phần mềm máy tính như QuarkXpress, PageMaker, Photoshop, Corel... được chọn để ứng dụng vào thiết kế, trình bày báo Hà Nội mới: 75% kết quả số phiếu điều tra cho thấy vì các phần mềm máy tính này hiệu quả với công việc, 25% cho rằng các phần mềm này dễ sử dụng (Xem đồ thị 2)
Đồ thị 2
Trong 12 phiếu anket (kết quả) thu về có 9 ý kiến cho rằng đội ngũ thư ký toà soạn, biên tập viên, chế bản, hoạ sỹ thiết kế và trình bày và cả phóng viên đều phải ứng dụng các phần mềm máy tính trong công việc; 1 ý kiến cho rằng tất cả các đối tượng như biên tập viên, thư ký toà soạn, hoạ sỹ thiết kế, nhân viên chế bản, phóng viên và cả lãnh đạo đều nên ứng dụng phần mềm máy tính vào công việc chuyên môn; 2 ý kiến cho rằng chỉ hoạ sỹ thiết kế và người làm công tác chế bản phải sử dụng.
2.2.3 Nhận xét về khả năng ứng dụng các phần mềm trong thiết kế trình bày báo Hà Nội mới:
Về ưu điểm:
Báo Hà Nội mới có một đội ngũ hoạ sỹ thiết kế trình bày khá đông đảo. Đội ngũ này đã đóng góp rất nhiều vào việc làm đẹp hình thức tờ báo. Măng sét của tờ báo Hà Nội mới được trình bày đẹp và ấn tượng. Có thể nói rằng sự đầu tư về con người và công nghệ là nhân tố quyết định đến khả năng ứng dụng các phần mềm trong thiết kế trình bày tại báo Hà Nội mới.
Hai tờ Hà Nội mới cuối tuần và Hà Nội mới chủ nhật được đông đảo bạn đọc đánh giá là trình bày và in đẹp.
Báo Hà Nội mới đã chủ động thực hiện tin học hoá khâu thiết kế, trình bày. Đội ngũ biên tập viên, hoạ sỹ thiết kế đang rất nỗ lực ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo. Báo Hà Nội mới đang có xu hướng học tập theo kinh nghiệm của các toà soạn báo có nền báo chí phát triển trên thế giới song vẫn chưa thể theo kịp do có một số hạn chế nhất định về trình độ và sự đồng bộ tại các khâu.
Về hạn chế:
Báo Hà Nội mới chưa thực sự ứng dụng nhiều phần mềm trong thiết kế, trình bày. Kết quả khảo sát cho thấy đội ngũ hoạ sỹ thiết kế chỉ sử dụng phần mềm QuarkXpress trong dàn trang. Hầu hết các hoạ sỹ báo Hà Nội mới đều cho rằng phần mềm QuarkXpress là phần mềm cơ bản không thể thiếu và gần như chỉ làm quen với phần mềm này. Đội ngũ hoạ sỹ phải mày mò tự học, tự bồi dưỡng các kỹ năng về công nghệ chứ gần như không được trang bị khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong chuyên môn một cách đồng bộ.
Mặc dù, QuarkXpress là phần mềm dàn trang báo đặc trưng cho các khổ báo A3 nhưng hạn chế của QuarkXpress là hiển thị hình ảnh và màu còn chưa trung thực. Trong khi đó, phần mềm Adobe InDesign cũng là một phần mềm được ứng dụng ở nhiều tờ báo trên thế giới hiện nay và đang từng bước được đội ngũ lập trình phần mềm cải tiến. Theo dự báo của một số chuyên gia về lĩnh vực đồ hoạ, thiết kế dàn trang báo thì xu hướng chọn Adobe InDesign để thiết kế sẽ là sự lựa chọn trong tương lai. Có lẽ đội ngũ thiết kế báo Hà Nội mới cũng nên từng bước làm quen với chương trình này để sử dụng khi cần thiết.
Song song với khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày thì vấn đề thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính nghệ thuật trong trình bày và các nguyên tắc trang trí thì báo Hà Nội mới đã vận dụng khá tốt các nguyên tắc trang trí trong thiết kế trang. Tuy nhiên, đôi khi do các dòng đầu đề trên báo Hà Nội mới quá dài dẫn đến việc khó trình bày đẹp. Tại một vài số báo, do quá tham đưa thông tin nên trang nhất trông hơi rối mắt, độc giả rất khó phát hiện thông tin khi đọc báo. So với các tờ báo có cùng khổ như Lao động, Sài Gòn Giải phóng có cùng khổ báo, báo Hà Nội mới có cách trình bày cầu kỳ về kiểu chữ, lạm dụng màu sắc nhất là những màu gốc như đỏ, xanh. Có thể tìm thấy trên trang nhất trong cùng một số báo mà có đến 4 kiểu chữ cho tít bài (số 12912, ra ngày 22/1/2005; số 12902, ra ngày 12/1/2005...). Trong các trang trong, đôi khi hoạ sỹ trình bày còn đặt ảnh minh hoạ ở cuối bài, làm mất logic đọc báo.
2.3 Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo Tuổi Trẻ TPHCM
2.3.1 Vài nét về lịch sử báo Tuổi Trẻ TP.HCM:
Báo Tuổi Trẻ TP.HCM trực thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP.HCM, chính thức ra mắt bạn đọc vào ngày 02/09/1975, là sự tiếp nối hoạt động báo chí công khai và bí mật của phong trào thanh niên, học sinh sinh viên tại Sài Gòn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tuổi Trẻ có 4 tờ: Tuổi Trẻ ngày (khổ A3), Tuổi Trẻ Chủ nhật, Tuổi Trẻ Cười (khổ A4) và báo mạng điện tử Tuổi Trẻ Online. Tờ Tuổi Trẻ hàng ngày gồm 16 trang được in bằng 2 màu xanh và đỏ luân phiên trong tuần.Số đầu tiên phát hành chưa đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC18.doc