Luận văn Khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái: nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia Cát bà, Xuân thủy và Bidoup

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .3

1.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu Dịch vụ hệ sinh thái trên thế giới.3

1.1.1 Khái niệm DVHST.3

1.1.2 Tiếp cận DVHST hướng tới phát triển bền vững các HST.4

1.1.2.1 Quan điểm tiếp cận.4

1.1.2.2 Đánh giá cơ hội và rủi ro liên quan đến các DVHST.5

1.1.2.3 Ứng dụng công cụ PES hướng tới phát triển bền vững hệ sinh thái .14

1.1.3 Một số mô hình khai thác hiệu quả lợi ích DVHST trên thế giới .16

1.2 Sơ lược tình hình nghiên cứu DVHST tại Việt Nam.19

1.2.1 Tình hình nghiên cứu DVHST tại Việt Nam .19

1.2.2 Tiềm năng áp dụng chi trả DVHST tại Việt Nam .20

1.2.3 Bước đầu thực hiện cơ chế chi trả đối với DVHST rừng tại Việt Nam .21

1.2.3.1 Xu hướng trong quản lý và phát triển DVHST rừng.23

1.2.3.2 Khai thác DVHST rừng tại Việt Nam.25

1.3 Thực trạng quản lý các vườn quốc gia tại Việt Nam.29

1.3.1 Tầm quan trọng của các VQG ở Việt Nam.29

1.3.2 Quy hoạch hệ thống các VQG ở Việt Nam.30

1.3.3 Những tồn tại trong hệ thống quản lý của các VQG .31

CHƯƠNG 2 – MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN

CỨU .34

2.1 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài : .34

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :.35

2.3 Phương pháp nghiên cứu :.35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.37

3.1. Tình hình khai thác DVHST tại ba VQG điển hình Bidoup, Xuân Thủy và Cát Bà.37

pdf125 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái: nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia Cát bà, Xuân thủy và Bidoup, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng DLST tại VQG trong tháng 9,287 khách trong tháng 10,421 khách trong tháng 11,745 khách trong tháng 12, tổng cộng là 2.132 khách trong năm 2012. Cộng đồng có 27 người tham gia các hoạt động này và thu được 3,8 triệu đồng cho quỹ cộng đồng được thiết lập tại các thôn nhằm phát triển cộng đồng, với nguồn thu là một phần phí dịch vụ (như phí diễn giải), mặc dù vẫn còn khiêm tốn [16] Số lượng du khách tham gia các hoạt động DLST tại Vườn tuy đã tăng nhưng vẫn rất hạn chế, nguyên nhân có thể do: - VQG chưa được biết đến nhiều trong cộng đồng du khách - Sản phẩm DLST của vườn chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút du khách - Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ làm DLST còn yếu kém - Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách Nhận xét: Dưới sự hỗ trợ của tổ chức JICA – Nhật Bản, hoạt động khai thác dịch vụ DLST đã có những thành tựu đáng kể, tạo tiền đề để phát triển bền vững mô hình này trong tương lai. Cơ chế chi trả dịch vụ DLST tại VQG Bidoup nằm dưới sự quản lý của UBND tỉnh Lâm Đồng và hiện chưa được hưởng lợi từ loại dịch vụ thứ hai quy định trong chính sách PFES theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CAO HOÀNG THANH MAI 50 KHOA MÔI TRƯỜNG - Cấu trúc PES: Tín dụng Cacbon Tín dụng Cacbon Dịch vụ hệ sinh thái Quy định về khí hậu Người mua Các công ty tư nhân, các tổ chức môi trường phi chính phủ, Người bán Vườn quốc gia Phạm vi địa lý Quốc tế hoặc quốc gia Sự can thiệp của người bán Bảo vệ hay trồng rừng Chi trả bởi người mua Thanh toán tiền mặt dựa trên Cacbon được lưu trữ thực tế (dựa trên đầu ra) hoặc hành động được thực hiện (dựa trên đầu vào) Hiện nay, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng Cacbon rừng (REDD+) như là nền tảng cho việc giảm phát thải khí nhà kính trong lâm nghiệp. Việt Nam đã hoàn thành pha 1 cho việc thiết lập sẵn sàng cho thực hiện REDD+ và đang chuẩn bị thực hiện pha 2 nhằm triển khai thí điểm các hoạt động REDD+ (2013 – 2016). Trong các hoạt động thí điểm này, các tiêu chí và cơ chế chi trả cho dịch vụ hấp thụ Cacbon đã và đang được kiểm nghiệm. Vì vậy, một cơ chế thống nhất hài hòa khi khai thác dịch vụ hấp thụ Cacbon giữa PFES và REDD+ vẫn chưa được quyết định. Đây cũng chính là yếu tố gây trở ngại đối với dịch vụ tiềm năng này của VQG Bidoup cũng như đối với HST rừng trên toàn quốc. Cơ chế chính sách chưa hoàn thiện, tiềm năng có nhưng chưa thể triển khai và đang trong quá trình nghiên cứu. VQG Bidoup đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cho phép ký Biên bản ghi nhớ với Tổ chức Minh bạch quốc tế để thực hiện dự án PAC REDD tại văn bản số 421/UBND-LN ngày 10/02/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng [10]. Đây là cơ sở để VQG Bidoup tiến tới khai thác loại dịch vụ này. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CAO HOÀNG THANH MAI 51 KHOA MÔI TRƯỜNG c. Những tồn tại trong công tác triển khai chính sách PES tại VQG Bidoup (1) Thiếu các cơ sở pháp lý và các hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện PFES Nghị định 99 quy định các loại dịch vụ môi trường phải chi trả, gồm: - Phòng hộ đầu nguồn (gồm bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; điều tiết và duy trì nguồn nước cho hoạt động sản xuất và đời sống xã hội) - Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho du lịch - Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái và giảm diện tích rừng và phát triển bền vững. - Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên và nguồn nước từ rừng cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tới nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan chịu trách nhiệm chính về tổ chức triển khai PFES, đã ban hành các quy định và hướng dẫn khá chi tiết về triển khai hai loại dịch vụ đầu tiên (Phòng hộ đầu nguồn và dịch vụ DLST). Mặc dù dịch vụ thứ hai (vẻ đẹp cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học) đã được triển khai ở một mức độ nhất định, sự đa dạng của các bên liên quan, nhiều mô hình cơ chế hoạt động và mối quan hệ phức tạp giữa Người cung cấp dịch vụ - Trung gian – Người mua và sử dụng dịch vụ làm cho việc triển khai trở nên khó khăn và gặp nhiều mâu thuẫn. Tới nay, có nhiều khó khăn trong việc thực hiện dịch vụ này đã được phát hiện, có thể kể đến như: Các bên thực hiện đều chưa rõ sẽ đánh giá và giám sát dịch vụ vẻ đẹp cảnh quan dựa trên tiêu chí nào; Có những sự khác biệt đáng kể trong việc tính toán số tiền chi trả (ví dụ dựa theo phí vào cổng và vào doanh thu),... Mặc dù có khá nhiều hoạt động thí điểm được hỗ trợ bởi các nhà tài trợ cho loại dịch vụ thứ ba “hấp thụ Cacbon” ở Lâm Đồng nhưng hầu hết những hoạt động thí điểm này vẫn đang trong giai đoạn thực hiện và kết quả đầu ra chưa được tổng hợp. Như đã đề cập ở phần trên, tới nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chưa quyết định nên tổ chức như thế nào để kết hợp PFES và REDD+ và đánh giá cơ chế LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CAO HOÀNG THANH MAI 52 KHOA MÔI TRƯỜNG thích hợp cho việc triển khai dịch vụ hấp thụ Cacbon. Chính vì vậy, không chỉ ở VQG Bidoup mà ở hầu hết các VQG khác của Việt Nam dịch vụ này mới chỉ tồn tại dưới dạng dịch vụ tiềm năng chưa được khai thác. (2) Vai trò không rõ ràng của các VQG trong quá trình chi trả DVMTR Ở điểm nghiên cứu VQG Bidoup cho thấy, VQG những nơi cung cấp vẻ đẹp cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học, tình trạng người mua và sử dụng dịch vụ cũng đồng thời là người cung cấp làm phức tạp thêm việc thiết kế cơ chế PFES. Vai trò của các VQG trong quá trình chi trả dịch vụ rừng là không rõ ràng. Từ góc độ pháp lý, họ có thể có các vai trò khác nhau tùy thuộc vào việc thiết lập cơ chế PFES. Theo quy định về chủ quản lý rừng, VQG được xem là kiểu nhà cung cấp dịch vụ môi trường, vì vậy có đủ điều kiện để nhận tiền chi trả PFES. Tuy nhiên, các đối tượng này cũng đồng thời tổ chức kinh doanh và có lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh du lịch của họ và do đó họ cũng là người sử dụng DVMT. Thêm vào đó, họ thường ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng với các hộ dân, họ cũng được xem như là bên trung gian trong việc điều phối tiền chi trả PFES tới những người bảo vệ rừng. Vai trò trung gian này sẽ cho phép các đối tượng trên có quyền giữ 10% chi phí quản lý trong cơ chế PFES. Vì vậy, điều quan trọng là cần cân đối giữa lợi nhuận thu đươc bởi các vườn quốc gia dựa trên các dịch vụ họ kinh doanh và số tiền họ nhận được dựa trên tư cách là bên cung cấp DVMT. Việc trao đổi thông tin giữa người cung cấp dịch vụ, người mua và sử dụng dịch vụ và bên trung gian phải được thực hiện thường xuyên để đảm bảo tính minh bạch trong hệ thống chi trả. Việc phát triển hệ thống chia sẻ thông tin là cần thiết để kết nối người cung cấp dịch vụ và những người hưởng lợi để đảm bỏa sự tham gia toàn diện của cộng đồng vào PFES (3) Vấn đề xác định diện tích và lưu vực chi trả DVMTR chưa được chỉ đạo thống nhất. Chênh lệch đơn giá giữa các lưu vực là vấn đề khó khăn trong công tác tuyên truyền vì họ so bì lẫn nhau khi nhận tiền khác nhau. (4) VQG Bidoup chưa nhận được đầy đủ kinh phí cho phần diện tích mà Vườn đang quản lý LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CAO HOÀNG THANH MAI 53 KHOA MÔI TRƯỜNG Tính đến thời điểm này, VQG Bidoup hiện đang quản lý hơn 70.000 ha diện tích rừng, tuy nhiên mới chỉ có 40.000 ha trong số đó được nhận tiền chi trả DVMTR. Hiện nay, VQG đang đề xuất nhận tiếp tiền chi trả DVMTR của 30.000 ha còn lại đóng góp vào ngân quỹ Vườn, phục vụ cho mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của VQG. (5) Việc chi trả tiền khoán bảo vệ rừng dựa trên khối lượng diện tích được nghiệm thu, chưa đánh giá sâu vào diễn biến tài nguyên rừng (số lượng, chất lượng rừng, hệ số k,) để làm cơ sở chính cho việc thanh toán tiền DVMTR hàng năm. 3.1.2 VQG Xuân Thủy 3.1.2.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu a, Vườn quốc gia Xuân Thủy VQG Xuân Thủy được thành lập vào năm 2003 trên cơ sở nâng cấp Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy (thành lập 10/1995) với tiền đề là Khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam (01/1989) Đây cũng là khu vực vùng lõi cực kỳ quan trọng thuộc khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng (12/2004). VQG Xuân Thuỷ có tổng diện tích là 7.100 ha, trong đó có khoảng 3.000 ha là diện tích đất nổi khi triều kiệt có rừng ngập mặn. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CAO HOÀNG THANH MAI 54 KHOA MÔI TRƯỜNG Hình 3.3: Bản đồ quy hoạch chung VQG Xuân Thủy [18] b, Điều kiện tự nhiên Vùng bãi bồi huyện Giao Thuỷ có độ cao trung bình từ 0,5 - 0,9m. Đặc biệt ở Cồn Lu có nơi cao tới 1,2 - 2,5 m. Nhìn chung vùng bãi triều của huyện Giao Thuỷ thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Bãi triều của VQG Xuân Thủy và 5 xã vùng đệm được chia thành 4 vùng chính đó là : Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh với diện tích cụ thể như sau. Bảng 3.5: Thống kê diện tích các loại đất đai ở vùng lõi VQG [19] ĐV tính: ha Vùng lõi VQG Xuân Thủy Tổng số Trong đó Đất ngập nước thường xuyên Rừng ngập mặn Bãi triều Đất nổi Cồn Ngạn 1284 300 644 195 145 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CAO HOÀNG THANH MAI 55 KHOA MÔI TRƯỜNG Cồn Lu 3182 1200 1118 771 93 Cồn Mờ 2634 2500 132 2 Tổng số 7100 4000 1762 1098 240 Bảng 3.6: Thống kê các loại đất đai ở vùng đệm VQG Xuân Thủy [19] ĐV tính: ha Vùng đệm VQG Xuân Thủy Tổng số Trong đó Đất ngập nước thường xuyên Rừng ngập mặn Bãi triều Đất nổi 5 xã Vùng đệm 4276,0 4276,0 Bãi trong 2107,0 740,0 844,0 45,0 478,0 Cồn Ngạn 960,0 880,0 65,0 15,0 Tổng số 7233,0 740,0 1724,0 110,0 4759,0 Khu vực bãi triều của huyện Giao Thuỷ được cung cấp nước từ Sông Hồng, có 2 sông chính trong khu vực bãi triều là sông Vọp và sông Trà, ngoài ra còn một số lạch nhỏ cấp thoát nước tự nhiên. c, Đặc điểm kinh tế - xã hội Dân số. Năm xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ có 43.316 người, 12.975 hộ, với tổng diện tích tự nhiên là 40,18 km2 ( theo số liệu thống kê của các xã năm 2011). Thực tế cho thấy số người trung bình trong một hộ bình quân 4 người/hộ. Mật độ dân cư các xã tương đối đồng đều,trung bình 1.078 người/km2. Xã có mật độ cao nhất là Giao Lạc 1337 người/km2, xã có mật độ thấp nhất là Giao Thiện 805 người/km2. Bảng 3.7: Diện tích - dân số 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy [19] Xã Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) Số hộ Giao Thiện 11.8 9496 805 2685 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CAO HOÀNG THANH MAI 56 KHOA MÔI TRƯỜNG Giao An 8.2 9052 1104 2853 Giao Lạc 7.05 9424 1337 2595 Giao Xuân 7.58 9237 1219 2747 Giao Hải 5.55 6107 1100 2095 Tổng số 40.18 43316 1078 12975 Nguồn: Thống kê huyện Giao Thủy, 2011 Cơ cấu ngành nghề: Nhân lực trong khu vực vùng đệm tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, chiếm 78,6% số lao động, còn lại là các ngành nghề khác như: Thương mại dịch vụ 2%, Công nghệp & tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 3,2% và thuỷ sản chiếm 16,2% số lao động. Nguồn lao động trẻ tuổi đời từ 16- 44 tuổi chiếm 42,9% tổng dân số,trong đó có khoảng 52% là lao động nữ - đây cũng là lực lượng chính tham gia hoạt động khai thác tài nguyên ở khu vực VQG Xuân Thuỷ. Vào những ngày nông nhàn thì số lao động dư thừa chiếm tới 2/3 tổng số lao động. Nguồn nhân lực này đã gây áp lực lớn đến tài nguyên môi trường ở khu vực VQG Xuân Thuỷ. Nguyên nhân một phần là do không có ngành nghề phụ, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không đảm bảo cuộc sống, mặt khác do sức hấp dẫn lớn của thị trường hàng thuỷ sản hiện nay nên các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và khai thác nguồn lợi tự nhiên ở vùng triều của VQG Xuân Thuỷ đã lôi kéo hầu hết số đông lực lượng dôi dư của vùng đệm. 3.1.2.2 Tiềm năng giá trị dịch vụ hệ sinh thái của VQG Xuân Thủy a. Tài nguyên thiên nhiên VQG Xuân Thuỷ có một thảm rừng ngập mặn lớn với nhiều HST khác nhau. Sự bồi tụ phù sa của Sông Hồng cùng với sự lưu thông của những con sông nhánh như: Sông Trà, Sông Vọp đã tạo cho VQG Xuân Thuỷ những HST độc đáo với mức độ đa dạng sinh học cao. Tháng 1/1989, UNESCO đã chính thức công nhận Khu bảo tồn Xuân Thuỷ trở thành khu RAMSAR. Ở Xuân Thủy đã ghi nhận trên 220 loài chim, trong đó có trên 150 loài di cư, 50 loài chim nước và có tới 9 loài nằm trong sách đỏ quốc tế. Đó là: Cò thìa (Platalea minor, P.leucorodia), Bồ nông chân xám LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CAO HOÀNG THANH MAI 57 KHOA MÔI TRƯỜNG (Penecanus philippensis), Cò trắng Trung quốc (Egretta eulophotes), Mòng bể mỏ ngắn (Larus saundersi), Choắt lớn mỏ vàng (Tringa guttifer), Rẽ mỏ thìa (Erynorhynchus pygmeus), Cò lạo Ấn độ (Mycteria leucocephala), Choắt mỏ cong hông nâu (Numenius madagascariensis), Đuôi cụt bụng đỏ (Pitta nympha). Số lượng Theo điều tra sơ bộ về đa dạng sinh học của các lớp Bò sát & Lưỡng cư được điều tra sơ bộ là 27 loài, côn trùng có 112 loài có khoảng chục loài thú ở trên cạn là các loài : Dơi, chuột, cầy, cáo ... Ngoài ra, khu vực đất ngập nước tại VQG Xuân Thủy có trên 500 loài động thực vật thuỷ sinh (bao gồm thực vật nổi, động vật nổi và động vật đáy), trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao b. Tài nguyên nhân văn Khu vực VQG Xuân Thủy là vùng đất mới, được hình thành nhờ quá trình lấn biển mở mang diện tích của người dân, mang những sắc thái riêng đã tạo lên sự hấp dẫn. Đặc trưng của kiến trúc nhà ở (nhà bổi), nhà thờ Thiên chúa giáo và chùa chiền mang nhiều dáng dấp dân gian. Nét sinh hoạt văn hóa mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nước như: chèo cổ, chầu văn, bơi chải, múa lân,... trong các lễ hội cùng với sinh hoạt thường nhật của cộng đồng. c. Giá trị kinh tế dịch vụ hệ sinh thái VQG Xuân Thủy (*) Lượng giá nguồn tài nguyên cây thuốc nam Theo các số liệu thống kê cho biết trong VQG Xuân Thủy có khoảng 116 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 85 chi và 34 họ (Theo Quy hoạch Vườn quốc gia Xuân Thủy 2004-2020 trang 13+22). Trong đó có khoảng 40 loài cây thuốc nam có nguồn gốc thực vật như: Sa Sâm (hay còn gọi là Sâm Nam), Sài Hồ, Dứa Dại, Cỏ Gấu, Sâm Dây (hay còn gọi là Sâm Đất), Quả Ké (hay còn gọi là Kim Ngân), Cây Rơi (hay còn gọi là cây Ô Rô), Vọng Đắng, Trinh Nữ, Muống Biển, Đinh Lăngmọc tự nhiên rải rác trên các khu vực khác nhau, trong đó tập trung nhiều ở vùng Cồn Lu. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CAO HOÀNG THANH MAI 58 KHOA MÔI TRƯỜNG Trong các loài cây thuốc trên, có nhiều loài được người dân sống quanh VQG khai thác sử dụng, trong đó có 4 loài được khai thác có tính thương mại cao, chiếm tới trên 70% diện tích phân bổ các cây thuốc và 90% sản lượng khai thác hàng năm. Bảng 3.8: Lượng giá giá trị cây thuốc tại VQG Xuân Thủy [19] Các cây thuốc nam Tên La Tinh Ước tính sinh khối tự nhiên (tấn/năm) Sinh khối tự nhiên tăng/năm Khả năng cho phép khai thác Giá trị kinh tế (triệu đồng/ năm) Lợi nhuận khai thác thương mại Cỏ Gấu Cyperus rotundus L. 80 tấn/năm 2 Củ tươi: 40 tấn 3 Lá: 40 tấn 10 – 30 %/năm 20 – 25 tấn củ gấu/năm 331 166 Dứa Dại Pandanus tectorius Parkinson ex Du Roi. 30 tấn quả tươi/năm 10% năm 2- 2,4 tấn quả tươi/năm 132 105 Sâm Dây (Sâm Đất) 4 – 5 tấn/năm 10 – 20 %/năm 1-2 tấn/năm 122 49 Sài Hồ Pluchea pteropoda Hemsl. 2,5 – 3 tấn tươi/năm Tăng rất chậm 0,3 tấn/năm 33 4 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo đánh giá tài nguyên BSP 12.2012 (*) Lượng giá tài nguyên hải sản Nghiên cứu đánh giá hiện trạng hiệu quả kinh tế của HST tại VQG Xuân Thủy do Trung tâm kinh tế môi trường và Phát triển bền vững thuộc Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội thực hiện trong Chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ do Hà lan tài trợ thực hiện năm 2007 cho kết quả hiện trạng sử dụng đất Cồn Lu - Cồn Ngạn được bao gồm chủ yếu là hoạt động vây vạng và nuôi tôm quảng canh. Theo đó, các lợi ích - chi phí có liên quan đến phương án này được đánh giá như sau: Thu nhập từ nuôi tôm: Theo Quy hoạch phát triển thuỷ sản đến năm 2010, năng suất nuôi tôm đạt trung bình 280 kg/ha/năm. Diện tích các đầm tôm là 1.956 ha. Với mức giá bán trung bình là 120.000 đ/kg thì thu nhập từ nuôi tôm một năm là 65.721 triệu đồng [20] LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CAO HOÀNG THANH MAI 59 KHOA MÔI TRƯỜNG Thu nhập từ nuôi vạng: Diện tích bãi vạng được xác định là 450 ha. Năng suất nuôi vạng, theo Phòng Thủy sản, đạt trung bình 30 tấn/ ha/ năm. Giá bán 11.000 đ/kg. Do đó tổng thu nhập từ nuôi vạng là 148,5 tỷ VNĐ. (Giá Vạng hiện tại khoảng > 22.000 đ/kg nên Tổng thu nhập sẽ là 300 tỷ VNĐ) [20] Bên cạnh thu nhập từ nuôi tôm và vạng (Ngao), người dân trong vùng còn có thu nhập từ việc nuôi cua và thả rau câu trong các đầm tôm. Năng suất cua là 120 kg/ha/năm, rau câu là 500 kg/ha/năm, theo Quy hoạch phát triển thủy sản huyện Giao Thuỷ. Theo đó thu nhập hàng năm từ cua được tính toán đạt mức 23.472 triệu đồng, thu nhập từ rau câu đạt mức 3.912 triệu đồng. [20] Một bộ phận dân cư khác ở khu vực làm nghề khai thác nguồn lợi thủy sản và các nguồn lợi tự nhiên của vùng triều cũng thường xuyên có được thu nhập tương đối khá với mức thu nhập bình quân từ 50.000 - 200.000 đồng/người/ngày (tương đương với giá trị Tổng thu nhập cho toàn khu vực 50 - 100 triệu đồng/ngày và của cả năm thu nhập từ công việc này đạt >20 tỷ đồng) [20] (*) Nghiên cứu giá trị phòng hộ đê biển của rừng ngập mặn Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, phục vụ cho việc: “Xây dựng Nghị định chi trả Dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ, 2010” chỉ ra rằng: Hàng năm rừng ngập mặn đã bảo vệ tốt 10,5 km đê biển ở khu vực VQG Xuân Thủy, do đó giảm các chi phí cho việc sửa chữa và tu bổ đê biển so với nơi đê biển không có rừng ngập mặn phòng hộ. Giá trị phòng hộ đê biển bình quân của một ha rừng ngập mặn được tính toán là 852.219 đồng/năm cho 3.100 ha rừng ngập mặn phòng hộ. Đây mới chỉ là đánh giá giá trị của một phần lợi ích mang lại từ HST rừng ngập mặn ven biển VQG Xuân Thủy đang cung cấp. Theo ước tính của các chuyên gia xây dựng đê điều, để xây dựng mỗi km đê biển hiện nay cần ít nhất 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi gió vượt lên cấp 10 – 12, sóng có thể đánh tan bờ đê. Sự nguy hiểm của bão biển chỉ có thể được ngăn chặn hệ thống rừng ngập mặn phòng hộ. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CAO HOÀNG THANH MAI 60 KHOA MÔI TRƯỜNG 3.1.2.3 Đánh giá công tác quản lý việc khai thác DVHST tại VQG Xuân Thủy a. Bối cảnh thực tiễn và định hướng quản lý dựa trên việc khai thác bền vững DVHST của VQG Xuân Thủy VQG Xuân Thủy là VQG thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Nam Định và chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghịêp và PTNT. Nguồn lực tài chính của Vườn không ổn định và chưa huy động được nguồn lực từ DVMTR. Tuy rằng, trong những năm qua, VQG Xuân Thủy đã nhận được sự đầu tư to lớn của Nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng nhưng nguồn tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng khôn khéo đất ngập nước không ổn định và khá thụ động. Nguồn ngân sách cấp cho hoạt động bộ máy hàng năm là rất thấp, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách của Trung ương. Sức ép về khai thác tài nguyên tự nhiên của cộng đồng dân vùng đệm lên vùng lõi của VQG Xuân Thuỷ ngày càng gay gắt & phức tạp. Việc nuôi trồng thủy tác động tiêu cực đến môi trường và các HST: ô nhiễm môi trường nguồn nước, hay nghiêm trọng như việc phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi tôm, vây ngao vạng; cùng với đó là việc khai thác thủy hải sản không bền vững, chăn thả gia súc trong khu vực vùng lõi VQG; khai thác thiếu khoa học nguồn tài nguyên dược liệu,. Hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức của cộng đồng địa phương trong khi năng lực pháp lý của Ban quản lý VQG hiện tại còn rất nhiều hạn chế sẽ tạo nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái, dẫn tới nguy cơ không bảo đảm thực hiện được mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước ở khu vực VQG Xuân Thủy. Trước tình hình đó, những tính toán dựa trên việc khai thác bền vững DVHST của Vườn đã được xây dựng. b. Tình hình khai thác dịch vụ hệ sinh thái tại VQG Xuân Thủy (*) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản (1) Hoạt động khai thác thủy hải sản tại VQG Xuân Thủy LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CAO HOÀNG THANH MAI 61 KHOA MÔI TRƯỜNG Hoạt động khai thác thủy sản của người dân các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy chủ yếu là diễn ra ở vùng đệm hoặc khai thác tự phát ở vùng lõi với những công cụ khai thác tự tạo nhưng lại có sức phá hủy lớn cho sinh thái của vùng. Một người tiến hành các hoạt động khai thác thủy sản thủ công có mức thu nhập bình quân 20 - 30 triệu đồng/năm. Nhưng đây không được chọn là nghề chính, bởi lẽ đây là hoạt động không thường xuyên và theo mùa vụ, thời gian hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào thủy triều. Hầu hết người dân nhận thấy đây là vùng ven biển chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng thời tiết bất thường. Khó khăn mà đa số người dân gặp phải là trung bình một năm khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp 4-6 cơn bão, người dân không thể ra khơi, các công cụ khai thác bị phá hủy. Để phân tích hoạt động khai thác thủy sản của các hộ dân tại các xã, tác giả tập trung vào câu hỏi 2 phần III trong bảng hỏi để tìm hiểu các thông tin có liên quan. Bảng 3.9: Loại hình khai thác thủy sản của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy Hoạt động Số lượng chọn Tỷ lệ (%) Khai thác thủy sản thủ công tự do ngoài bãi 21 75 Đăng đáy 7 25 Đánh cá biển 0 0 (Nguồn: Điều tra thực tế) Qua điều tra phỏng vấn, 28% các hộ được phỏng vấn có hoạt động khai thác thủy sản thủ công trong vùng lõi VQG Xuân Thủy, trong đó 25% số thành viên đánh bắt bằng đăng đáy, còn lại 75% số hộ tiến hành các hoạt động khai thác bằng nhóm công cụ thủ công bằng tay như cào, cuốc, thuổng, đèn pin, lưới đánh cá mắt nhỏ. Còn việc đánh cá ngoài biển thì không có hộ dân nào trong nhóm phỏng vấn tham gia. Lý do đưa ra về việc không tham gia khai thác đánh cá ngoài biển vì thiếu kinh phí đóng thuyền, kinh nghiệm còn hạn chế... LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CAO HOÀNG THANH MAI 62 KHOA MÔI TRƯỜNG Bảng 3.10: Địa điểm khai thác thủy sản của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy Hoạt động Số lượng người chọn Tỷ lệ (%) Ao kênh và rừng nuôi trồng 0 0 Bãi trong Cồn Ngạn 2 7,15 Rừng ngập mặn Cồn Ngạn (rừng trồng) 3 10,71 Bãi bồi Cồn Ngạn 3 10,71 Rừng ngập mặn tự nhiên (Cồn Lu) 7 25 Bãi bồi Cồn Lu 4 14,29 Rừng phi lao 0 0 Sông rạch trong rừng ngập mặn 8 28,57 Biển 0 0 Cồn xanh và các cồn cát 1 3,57 Tổng 28 100 (Nguồn: Điều tra thực tế) Địa điểm mà người dân đánh bắt rất đa dạng nhưng tập trung vào khu vực sông rạch trong rừng ngập mặn và rừng ngập mặn Cồn Lu. Địa điểm này cách xa dân cư trung bình khoảng 10 km. Người dân tham gia khai thác thủy sản vào tất cả các tháng trong năm; một số ít hoạt động quanh năm còn phần lớn đi khai thác vào những lúc nông nhàn. Thời gian cao điểm cho khai thác thủ công là vào các tháng 3, 4 và từ tháng 9 đến tháng 11; vào các tháng mùa lạnh người dân khai thác ít hơn. Bình quân một tháng các hộ khai thác gần 15 ngày, cá biệt có hộ khai thác toàn thời gian (30 ngày/tháng). Thời điểm đánh bắt trong ngày cho người khai thác thủy sản thủ công phụ thuộc rất nhiều vào lịch con nước. Do đó, lịch làm việc của người dân cũng rất dao động, khác nhau từng ngày. Nhìn chung, hoạt động đánh bắt diễn ra vào tất cả các thời điểm trong ngày, và nhiều nhất vào buổi chiều (khoảng thời gian từ 14 giờ - 18 giờ); một số LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CAO HOÀNG THANH MAI 63 KHOA MÔI TRƯỜNG hộ đánh bắt vào ban đêm (từ 19 giờ tối hôm trước tới 5 giờ sáng hôm sau). Với thời gian khai thác như trên sẽ tác động không tốt đến mùa sinh sản cũng như làm cạn kiệt dần nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Bảng 3.11: Loại thủy sản đánh bắt của người dân các xã điều tra Hoạt động Số lượng phiếu Tỷ lệ (%) Tôm thả 0 0 Tôm tự nhiên 4 14,29 Ngao giống 0 0 Ngao thịt 3 10,71 Nhuyễn thể khác (gion, giắt, hà) 8 28,57 Cá 6 21,43 Cua biển 2 7,14 Rau câu 0 0 Thủy sinh khác 5 17,86 Tổng 28 100% (Nguồn: Điều tra thực tế) Các loại thủy sản được người dân đánh bắt rất đa dạng, các loại thủy sản chính mà người khai thác thủ công đánh bắt được là các loài nhuyễn thể (ngao, gion, giắt, hà) chiếm tỷ lệ trung bình đến 40 % số lượng loài thủy sản đánh bắt được. Ngoài ra các loại cá cũng là một trong những nhóm thủy sản được khai thác nhiều trong khu vực Xuân Thủy. Cũng theo người dân thì hầu hết các loại thủy sản mà họ thường xuyên khai thác sản lượng đều giảm so với 5 năm trước đây. Theo đánh giá của những người thường xuyên khai thác thủy sản, so với 5 năm trước sản lượng khai thác tự nhiên đã giảm đi từ 50% đến 80%. Điều này chứng tỏ số lượng thủy sinh đang giảm mạnh và nguyên LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvanthacsi_chuaphanloai_146_9797_1870014.pdf
Tài liệu liên quan