Luận văn Khảo cứu cộng đồng người Mông theo đạo tin lành qua một số nghi lễ

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu . 2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu . 8

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn . 8

7. Bố cục của luận văn . 8

NỘI DUNG. 9

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO,

TÍN NGưỠNG CỦA NGưỜI MÔNG. 9

1.1. Vài nét về cộng đồng người Mông . 9

1.1.1. Lịch sử tộc người Mông và quá trình di cư vào Việt Nam . 9

1.1.2. Về tổ chức xã hội, dòng họ và gia đình cùng với đời sống văn hóa vật

chất, tinh thần và những giá trị biểu hiện đặc trưng . 13

1.2. Vài nét về cộng đồng Mông theo Tin lành ở Việt Nam. 19

1.2.1. Khái quát chung về đạo Tin lành và quá trình du nhập đạo Tin lành vào

cộng đồng người Mông ở Tây Bắc. 19

1.2.2. Hiện trạng . 26

1.2.3 Nguyên nhân của sự cải đạo . 30

Tiểu kết chương 1. 40

Chương 2. ẢNH HưỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI VĂN HÓA

TRUYỀN THỐNG CỦA NGưỜI MÔNG QUA KHẢO CỨU MỘT SỐ

NGHI LỄ. 41

2.1 Ảnh hưởng của đạo Tin lành đến các nghi lễ cộng đồng. 412.1.1. Ảnh hưởng của đạo Tin lành đến quan hệ gia đình và nghi lễ thờ cúng

tổ tiên. 41

2.1.2. Sự thay đổi trong thiết chế xã hội và các nghi lễ cộng đồng. 56

2.2. Sự ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với các nghi lễ cá nhân . 66

2.2.1. Lễ cúng khi sinh con. 66

2.2.2. Nghi lễ cưới xin . 74

2.2.3. Nghi lễ tang ma . 90

Tiểu kết chương 2. 105

KẾT LUẬN . 106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 109

pdf52 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo cứu cộng đồng người Mông theo đạo tin lành qua một số nghi lễ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng việc chung của dòng họ. Bà cô là người giám sát, phối hợp, trợ giúp cho trưởng họ và các thành viên trong dòng họ về vấn đề thực hiện các quy định của dòng họ. Bà cô có vai trò quyết định trong việc hôn nhân, cưới xin hay thậm chí là đưa ra quyết định liên quan đến việc sửa đổi “ký hiệu” tín ngưỡng của dòng họ khi thấy có điều cần thiết . “Người cầm quyền ma, quyền khách” (Cho Đaz Khuô) có nhiệm vụ như một cố vấn cho trưởng họ trong việc quyết định các công việc liên quan đến đối ngoại. Đó là người rất am tường về nghi lễ, cách thức làm ma của 16 dòng họ và trực tiếp phụ trách những việc liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo của dòng họ mình. Tuy không phải là một bộ máy hành chính nhưng khi xảy ra những sự việc trong dòng họ hoặc giữa các dòng họ với nhau thì những người trong tổ chức dòng họ sẽ bàn bạc với nhau để tìm hướng giải quyết. Tổ chức dòng họ xử lý công việc dựa vào luật tục, quy định của cộng đồng và một phần tình cảm. Nó mang tính dân chủ và mọi thành viên trong dòng họ đều chấp nhận, thực hiện một cách tự nguyện. Trong sinh hoạt hàng ngày của người Mông, trân trọng nâng niu việc ăn uống cũng chính là thể hiện sự cẩn trọng trong quan hệ giao tiếp và không chỉ thái độ ứng xử trong gia đình, làng xóm, khi đến nhà người khác và khi có khách đến nhà mà còn thể hiện cả việc ứng xử với tiên tổ, thần linh, vạn vật. Trong dịp lễ tết, hay nhà có khách thường được thiết đãi bằng thịt gà, rượu. Xưa kia mỗi khi ngồi vào mâm rượu, chủ nhà sẽ lặng lẽ nhúng tay vào chén rượu búng vài giọt lên trời, vài giọt xuống đất, vài giọt qua hai vai với ý nghĩa cảm tạ trời đất, tiên tổ và chư vị thần linh. Bữa cơm người Mông kị rơi vãi, nói năng thô tục, kỵ cãi nhau, chẳng may có cơm vãi thì không được giẫm lên sợ sẽ gây cho thần lương thực nổi giận [33;181,182]. Đó là những nét đẹp trong văn hóa người Mông cần phải được giữ gìn và phát huy. Các vùng người Mông sinh sống thường có chợ phiên. Chợ - nơi giao lưu văn hóa, đậm đà bản sắc vùng cao. Chợ phiên người Mông không gặp cảnh mời chào chèo kéo mua hàng, mà chỉ thấy những gương mặt thuần phác trong bộ quần áo dân tộc sặc sỡ. Họ đến chợ ngoài mục đích mua bán còn là để vui với chợ, vui với khách đi chợ. Nếu như có ai đó múa khèn lập tức được mọi người kéo đến cùng tham gia. Đối với đàn ông vùng cao thì chợ cũng là nơi để một tuần họ có thể gặp gỡ cùng uống rượu bên chảo thắng cố. Rượu đặc sản của người Mông được nhiều người biết đến bởi độ nặng và vị gắt rất 17 đặc trưng đó là rượu ngô. Và cũng ở những phiên chợ, nhiều trai gái đã nên vợ nên chồng. Cuộc sống cứ diễn ra như vậy, thật đơn giản, tự nhiên, không cầu kỳ. Người dân cũng rất đỗi thật thà, chất phác. Họ không biết nói dối, chẳng mấy khi tính toán thiệt - hơn. Chợ tình được tổ chức mỗi năm một lần (chợ tình Sa Pa) là một nét văn hoá đẹp đặc sắc của người Mông. Hay với chợ Bắc Hà, với cao nguyên Bắc Hà vẫn mang vẻ đẹp nguyên sơ với những con người thân thiện, từ giữa chợ ngước nhìn những triền núi là bạt ngàn mận tam hoa, mùa hoa nở là trắng muốt cả một vùng nên địa danh này còn có tên "cao nguyên trắng", gọi theo thiên bút kí của một nhà văn người Mông. Trang phục truyền thống biểu hiện ngay bản sắc của mỗi dân tộc, nhất là trang phục của phụ nữ. Trang phục Mông thể hiện trên bộ váy, áo truyền thống của người phụ nữ, khi đã mặc thì ở bất kì đâu thì cũng không thể lẫn với các tộc người khác. Trang phục của người Mông đồng nghĩa với vải lanh. Người Mông có câu: "Đói đến chết cũng không ăn thóc giống. Khi khuất núi phải mặc đồ Mông". Kiểu trang phục đó còn giúp cho những ai thường quan tâm tìm hiểu tộc người này nhận diện ra các ngành Mông khác nhau như: Mông đu, Mông hoa, Mông lềnh, Mông si Đặc biệt, trang phục Mông không chỉ mang tính thẩm mĩ thuần tuý mà nó còn chứa đựng đặc thù văn hoá truyền thống trong thế giới quan, nhân sinh quan của người Mông và góp phần tạo nên sự hấp dẫn về văn hoá vùng miền trong một quốc gia đa dân tộc. Trang phục của phụ nữ Mông rất đa dạng về màu sắc, gồm áo xẻ ngực, váy, thắt lưng và xà cạp. Áo có cổ chữ V, hai bên được nẹp thêm vải màu tùy thích, phía sau là một bức thêu hình chữ nhật được trang trí hoa văn hài hòa. Hai ống tay áo thường thêu những đường vằn ngang với đủ màu sắc từ nách đến cửa tay. Váy của phụ nữ Mông có nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra mềm mại như cánh hoa. Trên nền váy may những sợi chỉ to với nhiều màu sặc sỡ. Ngược với trang phục của nữ giới, trang phục của nam giới Mông khá thống 18 nhất. Đa phần họ đều mặc quần kiểu chân què, cạp rộng lá toạ, đũng quần rất thấp, khi mặc, cạp được dắt sang một bên rồi dùng thắt lưng thắt lại chặt. Áo của nam giới Mông lại có nhiều vẻ khác nhau. Nam giới Mông Đen mặc áo ngắn, phía trước chỉ đủ che một phần ngực, bên trong mặc một chiếc áo lót trắng dài hơn, áo của nam giới Mông Trắng lại có tay hẹp, có 4 túi và cài khuy ngang bằng vải, cổ áo tròn, đứng và cao từ 2,5-3cm. Nam giới Mông Hoa lại mặc áo cài khuy bên nách, không có cổ đứng nhưng rìa cổ được viền một dải nhỏ vải khác màu. Bên cạnh những nét đẹp trong đời sống vật chất, tinh thần như ăn uống, chợ phiên, trang phục... thì người Mông còn mang những nét đặc trưng trong tín ngưỡng, tâm linh như việc thờ thần, thờ cúng tổ tiên và nghi thức dòng họ cũng như qua các nghi lễ vòng đời như việc sinh con, cưới xin, ma chay... Những nét đẹp này chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua chương sau để làm rõ hơn bản sắc văn hóa của người Mông truyền thống cũng như những thay đổi mang tính tích cực của người Mông theo đạo Tin lành trong những nghi lễ của gia đình, dòng họ. Dân tộc Mông có một kho tàng văn hoá dân gian phong phú và rất độc đáo, trong đó nhạc cụ truyền thống nổi lên như những viên ngọc lung linh toả sáng. Người Mông say đắm dân ca dân tộc mình đó là Tiếng hát tình yêu (gầu plềnh), Tiếng hát cưới xin (gầu xuống), Tiếng hát làm dâu (gầu na nhéng), Tiếng hát mồ côi (gầu tú gua), Tiếng hát cúng ma (gầu tuờ) Đặc điểm chung của những bài hát dân ca này không chỉ hát bằng lời mà còn có thể giãi bày thông qua những nhạc cụ dân tộc (sáo, khèn, kèn lá, kèn môi) trong những dịp lễ hội nhạc cụ dân tộc được coi là linh hồn của người Mông gửi gắm và thể hiện tiếng lòng của mình với bạn tình, với cộng đồng và với thiên nhiên núi rừng hùng vĩ. Từ những sinh hoạt văn hoá dân gian sống động như vậy mà hầu hết nam nữ thanh niên biết dùng kèn môi, thổi kèn lá, thanh niên 19 biết thổi khèn, múa khèn, thổi sáo, hát ống. Nhạc cụ dân tộc Mông thể hiện sâu nặng chất trữ tình đằm thắm, mượt mà, khoẻ khoắn. Những âm thanh mà nó bộc lộ là vẻ đẹp tự nhiên của vùng cao bao la, hùng vĩ, nét tươi sáng và giản dị của tâm hồn người Mông. Dân tộc Mông sinh sống rải rác khắp mọi nơi trên miền núi rừng phía Bắc Việt Nam và Tây Nguyên, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá độc đáo của họ. Văn hoá Mông là một thành tố văn hoá Việt Nam, bản sắc văn hoá độc đáo của họ đã đóng góp và làm phong phú cho niền văn hoá Việt Nam "thống nhất trong đa dạng, đa dang trong thống nhất". 1.2. Vài nét về cộng đồng Mông theo Tin lành ở Việt Nam Cộng đồng người Mông theo đạo Tin lành là những người đã hoàn toàn từ bỏ niềm tin tôn giáo truyền thống và một phần các tập tục và nghi lễ truyền thống để tiếp cận và thực hành với giáo lý và nghi lễ Tin lành một cách chủ động và tự nguyện. Họ đã “thay đổi lối sống, nghi lễ và tập tục từ niềm tin vào sự tồn tại của các linh hồn và thần linh, và mối liên hệ giữa con người với thế giới siêu nhiên ấy sang việc tin vào Đức Chúa Jesus và làm theo những lời răn dạy của Kinh Thánh” [8;7]. 1.2.1. Khái quát chung về đạo Tin lành và quá trình du nhập đạo Tin lành vào cộng đồng người Mông ở Tây Bắc. Nếu so sánh với các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Công giáo hay Hồi giáo thì Đạo Tin lành ra đời muộn hơn cả. Tuy nhiên, kể từ khi ra đời cho đến nay, đạo Tin lành đã phát triển rất mạnh, trở thành một tôn giáo quốc tế với khoảng 550 triệu tín đồ, gần 300 hệ phái tổ chức khác nhau và có mặt trên nhiều quốc gia. Đạo Tin lành ra đời xét về mặt văn hoá, tư tưởng được thúc đẩy bằng phong trào Văn hóa Phục Hưng - chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu thế kỷ XV, XVI. Với chủ trương đề cao con người, đề cao nhân tính, 20 nhân quyền đối lại việc đề cao thần tính, thần quyền, đề cao tự do cá nhân, dân chủ và sự hưởng lạc, đối lại sự kìm hãm dục vọng và sự ràng buộc của chế độ phong kiến và luật lệ Công giáo, đề cao lòng yêu nước cụ thể đối lại đề cao lòng yêu Thiên Chúa và một nước Chúa chung chung diệu vợi. Phong trào cải cách tôn giáo nổ ra đầu tiên ở Đức. Từ nước Đức, phong trào lan sang các nước Pháp, Thụy Sĩ, Anh, Scốtlen, Ai-rơ-len, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy... để đến giữa thế kỷ XVII, cả châu Âu và giáo triều Rôma chấp nhận những người cải cách và từ đó hình thành một tôn giáo mới tách ra khỏi đạo Công giáo - đạo Tin lành. Đạo Tin lành ra đời ở châu Âu, sau đó truyền sang các nước Bắc Mỹ. Ở Bắc Mỹ gặp môi trường tự do, đạo Tin lành phát triển, hình thành nhiều tổ chức, hệ phái. Rồi từ Bắc Mỹ, bằng nhiều con đường, trong đó có việc nhờ dựa vào vị thế, ảnh hưởng của Mỹ, đạo Tin lành truyền trở lại châu Âu và lan toả ra toàn thế giới. Đó là con đường phát triển của đạo Tin lành, đồng thời lý giải: cái nôi của đạo Tin lành ở châu Âu, còn trung tâm (điều hành) Tin lành thế giới ở Bắc Mỹ. Từ rất sớm, đạo Tin lành đã hướng các hoạt động truyền giáo đến vùng dân tộc thiểu số. Trên bình diện thế giới vào những thế kỷ trước, châu Á, châu Phi, châu Mỹ là những vùng xa xôi của "châu Âu văn minh". Hiện nay, đối với từng quốc gia, vùng miền núi, biên giới, hải đảo là những nơi dân tộc thiểu số sinh sống. Chính những tiền đề, bối cảnh ra đời cùng với quá trình phát triển đã tạo cho Tin lành những đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, đạo Tin lành được tổ chức và hoạt động theo hướng đơn giản để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Đây là đặc điểm thể hiện cao nhất về sự cải cách của Tin lành đối với đạo Công giáo, được thể hiện ở các yếu tố như về luật lệ, lễ nghi đơn giản; giáo phẩm và tổ chức giáo hội được thiết lập theo cơ đan chủ. Thứ hai, 21 Tin lành là một tôn giáo có đường hướng và phương thức hoạt động linh hoạt, liên tục điều chỉnh cả về mặt nội dung và hình thức để phù hợp với thực tiễn thời đại. Thể hiện rõ nhất là phương thức truyền giáo của đạo Tin lành hết sức linh hoạt, diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh một cách kiên trì, sử dụng tất cả các phương tiện, công cụ vào công việc truyền giáo, tìm kiếm tín đồ. Cũng trong quá trình truyền giáo, các nhà truyền giáo tìm mọi cách để đơn giản các luật lệ và lễ nghi cho dễ thâm nhập vào đời sống văn hóa, tâm lý, lối sống của cư dân bản địa. Thứ ba, Đạo Tin lành chủ trương nhập thế, tham gia rất tích cực vào các hoạt động xã hội. Các nhà truyền giáo khi đặt chân đến khu vực nào thì nhanh chóng nghiên cứu về văn hoá, phong tục tập quán ở khu vực đó và rất “tận tình” trong việc chăm lo, giải quyết các công việc có liên quan đến cuộc sống thường nhật của nhân dân như ăn, ở, đi lại, hiếu hỉ, y tếđể gây thiện cảm, gần gũi với nhân dân, thông qua đó để tuyên truyền đức tin. Chủ trương nhập thế này đã làm cho đạo Tin lành trở nên hấp dẫn, dễ thu phục tình cảm của người dân, tạo ra uy tín và khả năng chung sống hoà bình với mọi hoàn cảnh chính trị - xã hội, không phân chia dân tộc, biên giới quốc gia. Thứ tư, đạo Tin lành lấy việc truyền giáo làm nội dung của mọi hoạt động. Việc phát triển số lượng tín đồ là một trong những hoạt động căn bản, là thiên chức của giáo sỹ, nhà tu hành và cả tín đồ. Đạo Tin lành là tôn giáo rất nỗ lực trong việc phát triển tín đồ của mình, họ được thúc giục bởi mệnh lệnh truyền giáo đã được ghi trong Kinh thánh “Hãy đi khắp thế gian rao giảng Phúc âm cho mọi người”. Thứ năm, trong quá trình ra đời và phát triển, đạo Tin lành là tôn giáo có tư duy kinh tế và khuyến khích làm giàu, đồng thời đạo Tin lành có những mặt tiến bộ về xã hội, như tuân thủ luật pháp, sống tiết kiệm, bỏ các thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc, Tuy nhiên, đạo Tin lành là tôn giáo đề cao đức tin nên thường xẩy ra việc ứng xử cực đoan trong mối quan hệ với tín ngưỡng truyền thống nơi đạo Tin lành truyền đến. 22 Một trong những đặc trưng của đạo Tin lành ở Việt Nam là nhiều tổ chức hệ phái. Đến năm 1975, ở Việt Nam có đến trên dưới 20 hệ phái, tổ chức Tin lành. Cụ thể, như sau: - Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) cùng nguồn gốc từ Hội truyền giáo CMA, - Hệ phái Cơ đốc Phục lâm truyền vào Việt Nam năm 1915 với các giáo sỹ như R.M. Milne (Mỹ), Dương Thượng Phiến (Đài Loan), Tan Kia Ou (Trung Quốc). - Hệ phái Trưởng lão truyền vào từ năm 1973. - Hệ phái Bắp tít truyền vào năm 1959 do vợ chồng Mục sư H.P. Hayer (Mỹ), chính thức thành lập năm 1962. - Hội Cơ đốc truyền giáo tách ra từ Hội thánh Tin lành Việt Nam từ năm 1956 dưới sự dẫn dắt của Mục sư G.H Smith (Mỹ) và Mục sư Hoàng Trọng Nhật. - Hệ phái Phúc âm Ngũ tuần truyền vào năm 1970 do vợ chồng Mục sư Don Warren (Mỹ). - Hệ phái Men-nô-nai Việt Nam có mặt ở Việt Nam năm 1954 dưới danh nghĩa tổ chức MCC. - Hệ phái Môn đệ Đấng Christ vào Việt Nam năm 1963 dưới sự dẫn dắt của Mục sư R.A Burcham (Mỹ), Ngoài các Hội thánh nói trên, còn có các tổ chức Tin lành vào hoạt động truyền giáo hoặc hoạt động từ thiện xã hội tại miền Nam, như: Tầm nhìn Thế giới (The World Vision- VS), Viện Ngôn ngữ Mùa Hè (Summer Institute Linguistic- SIL), Cơ quan Phát triển và Cứu trợ Cơ đốc Phục lâm (Adventiste Development and Relief AgencyADRA), Ủy ban Trung ương Men-nô-nai (Mennonite Centre Committee- MCC), Ủy ban Dịch vụ những người bạn Mỹ (American Friends Service- SCSC), Thánh kinh Hội (Bible Societies - BS), 23 Hội truyền giáo Thế giới thống nhất (United World MissionUWM), Chiến dịch truyền bá Tin lành toàn cầu (World Wide Evangelization CrusadeWEC), Hội Cứu thế quân (The Salvasion Army- SA), Hội truyền giảng Chúa Ki-tô (Campus Crusade of Christ- CCC), Hội Navigator, Hội đồng các Giáo hội thế giới (The World Council of Church- WCC), Hội nghị Ki-tô giáo châu Á (The Christian Conference of Asia- CCA),...[55;31,32] Đạo Tin lành được truyền vào Việt Nam từ năm 1911 do tổ chức Hội Liên hiệp cơ đốc và truyền giáo (Hội Truyền giáo CMA) truyền vào. Nhưng tôn giáo này chỉ thực sự tạo ra một sự bùng nổ trong cộng đồng người Mông từ sau thập niên 1980 trở đi. Trong thời kỳ này, đất nước ta thực hiện đổi mới, xóa bao cấp đồng bào nhiều nơi rơi vào tình trạng khủng hoảng, đói kém. Ngay sau đó đạo Tin lành xuất hiện đã hỗ trợ người dân về mặt kinh tế, cung cấp lương thực. Có thể nói trong thời kỳ đầu này, yếu tố kinh tế là một yếu tố quan trọng tạo ra trào lưu cải đạo sang Tin lành ở cộng đồng người Mông. Giai đoạn thứ nhất từ 1986-1990: Trước năm 1986, phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc theo tín ngưỡng đa thần, chỉ một số ít theo Công giáo. Năm 1986, hiện tượng Vàng Chứ bắt đầu xuất hiện ở hai tỉnh Hà Giang và Sơn La. Đến năm 1987, Tin lành Vàng Chứ phát triển, lan sang các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Cạn. Tại Sơn La, Tin lành Vàng Chứ đã lan truyền từ xã Chiềng Can, huyện Sông Mã sang xã Mường Sai và nhanh chóng phát triển sang các huyện Mai Sơn và Mường La. Đến cuối năm 1991, tại tỉnh này có khoảng 2.000 người Mông của 167 hộ theo Tin lành Vàng Chứ (thuộc 12 xã, 5 huyện) [13;46]. Từ giữa năm 1987, từ Sơn La, Tin lành Vàng Chứ đã xâm nhập vào 3 xã vùng cao Phì Nhừ, Phình Giàng và Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên và một số huyện thuộc tỉnh Lai Châu. Theo thống kê của A38 – Bộ Công An năm 1990 thì có 164 xã thuộc 8 tỉnh 24 miền núi phía Bắc (Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Thái, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái) xuất hiện hiện tượng theo Vàng Chứ. Hoạt động truyền giáo thời kỳ này chủ yếu là thông qua đài FEBC từ Manila và truyền miệng hoạt động lúc này là bí mật, lén lút. Việc truyền đạo trong giai đoạn này chủ yếu là việc tuyên truyền Vàng Chứ sẽ xuất hiện, ngày tân thế sắp đến, khi ấy sẽ sảy ra thiên tai lớn, lúc đó ai theo Vàng Chứ sẽ được cứu vớt.Các chủ thể truyền đạo đã triệt để lợi dụng tục xưng vua và đặc điểm bản tính người Mông để khơi dậy những vấn đề từ chiều sâu lịch sử và tâm lý tộc người. Ở giai đoạn đầu, khi mới hình thành Tin lành Vàng Chứ, tính chất mê tín được khơi dậy và đẩy lên cao kết hợp với hù dọa, kích động và khuyến thưởng để tạo kỳ vọng cho những người tin theo. Giai đoạn thứ hai từ 1991-1992: Nếu như giai đoạn 1986-1990 là thời kỳ du nhập, tìm cách đứng chân và bắt đầu phát triển của Tin lành Vàng Chứ trong đồng bào các dân tộc Mông, Dao vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, thì giai đoạn 1991-1992 có thể xem là bước chững lại. Năm 1991, tiếp theo việc xưng vua, đón vua, một số người tìm đến liên hệ với nhà thờ Công giáo và nhầm tưởng đạo Vàng Chứ là đạo Công giáo nên hầu hết những người theo Vàng Chứ đều chuyển sang theo Công giáo. Sau một thời gian theo Công giáo họ phát hiện đạo Công giáo có nhiều lễ nghi rườm rà, phức tạp và có nhiều điểm không giống với đạo đã được tuyên truyền. Cuối cùng hầu hết người Mông theo Vàng Chứ lại chuyển sang theo Tin lành. Giai đoạn thứ ba từ 1993-2004: Từ năm 1993 – 1996 là giai đoạn Tin lành bùng phát trong cộng đồng người Mông. Nội dung truyền đạo chủ yếu trong thời gian này là gắn liền việc theo “Vua” với theo đạo. Chính quyền một số địa phương lúng túng trong việc xử lý, chủ yếu dùng các biện pháp hành chính, cấm đoán, đối đầu trực tiếp với dân khiến cho tình hình trở nên căng thẳng, dân sợ hãi xa lánh chính quyền. Một số người Mông đã tìm đến Hội 25 Thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) số 2 Ngõ Trạm, Hà Nội. Trở về địa phương, họ phân phát tài liệu cho đồng bào và lập danh sách người theo đạo gửi các cấp chính quyền cơ sở xin theo đạo. Hàng tuần các thừa tác viên tập hợp người Mông nghe giảng Tin lành qua các băng ghi âm bằng tiếng Mông. “Đến tháng 5 năm 2003, Hội Thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) tiếp nhận danh sách hơn 20.000 người Mông xin theo Tin lành, thuộc 6 tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Giang” [13;48]. Như vậy,Tin lành giai đoạn này có sự phát triển khá nhanh, ngày càng phức tạp và có những lúc đột biến về số lượng và địa bàn. Tin lành thực sự trở thành một thực thể xã hội - tôn giáo tồn tại và lan rộng ở hầu hết vùng các dân tộc người Mông ở phía Tây Bắc. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay: Trước khi Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ra đời, Tin lành ở nước ta phát triển tự phát và không bình thường trên phạm vi cả nước, trở thành vấn đề tôn giáo lớn, phức tạp, nhạy cảm. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ ở thời điểm năm 2005, khi triển khai Chỉ thị số 01/2005/CT- TTg, số người Mông theo đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc là 110.000 người ở 927 bản. Đến năm 2015, số người Mông theo đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc tăng lên đến 175.000 người. Nếu so với năm 2005, thì số người theo đạo Tin lành vẫn tăng nhanh, vì trong 10 năm (2005-2015) đã tăng thêm 60.000 người. Sau Chỉ thị 01, hoạt động của Tin lành nơi đây dần đi vào ổn định theo hướng tuân thủ pháp luật, song vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất ổn về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Như vậy, sự du nhập và phát triển của Tin lành vùng dân tộc thiểu số phía Bắc không chỉ đã, đang và sẽ đặt ra nhiều vấn đề về mặt tôn giáo học, mà còn không ít vấn đề bức xúc đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, các cấp, các ngành cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới. 26 1.2.2. Hiện trạng Xét về số lượng và phạm vi, cho dù chưa có số liệu thống kê chính xác từ phía tôn giáo và cơ quan nhà nước, nhưng đều đưa đến nhận diện ban đầu về đạo Tin lành ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay, nếu so với trước năm 1975, thì số lượng tín đồ tăng lên gấp 6 lần, trong khi khoảng thời gian chỉ bằng một nửa so với trước đây (64 năm từ 1911 đến 1975; 31 năm từ 1975 đến 2010). Nếu so với các tôn giáo thì đạo Tin lành phát triển với tốc độ nhanh nhất (năm 1975, đạo Công giáo ở Việt Nam có hơn 4,0 triệu thì đến năm 2010 tăng lên 6,0 triệu, trong khi dân số tăng lên gấp đôi là 85 triệu). Số lượng các hệ phái Tin lành vào truyền giáo cũng nhiều hơn trước, năm 1975 có hơn 10 tổ chức, hệ phái; hiện nay có đến gần 50 chục tổ chức, hệ phái. Phạm vi hoạt động của đạo Tin lành, ở thời điểm 1975 chỉ có ở các tỉnh phía Nam và một số tỉnh phía Bắc, đến nay đạo Tin lành có mặt ở tất cả các đại phương trong cả nước (trừ hai tỉnh Ninh Bình và Quảng Bình). Xét về thành phần người theo đạo Tin lành hiện nay không chỉ là công chức, trí thức, nói chung là thị dân như trước năm 1975 mà rất đa dạng, mở rộng đến các tầng lớp cư dân khác, trong đó đa số là đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc. Tây Bắc là nơi tập trung phần lớn người Mông của nước ta. Về mặt tôn giáo, trước những năm 1980, người Mông ở đây chủ yếu theo vật linh giáo và thờ cúng đa thần, không có người theo đạo Tin lành. Từ năm 1987 đã có một bộ phận người Mông chuyển đổi theo đạo Tin lành, và hiện nay có khoảng trên 100 nghìn tín đồ. Đây là một sự thay đổi đáng kể trong đời sống tôn giáo của người Mông. Sự xâm nhập và phát triển của đạo Tin lành đã ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến cộng đồng người Mông ở khu vực. Từ năm 1993 đến năm 2004, đạo Tin lành đã phát triển đột biến và tạo nên tình trạng rất phức tạp trong cộng đồng người Mông. Vào năm 1996, có khoảng 79.163 nghìn người Mông ở vùng miền núi phía Bắc theo đạo Tin lành; đến năm 2004, có khoảng 105 nghìn người theo đạo (chiếm 13% tổng số người Mông 27 ở nước ta). Được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc, những người Mông tích cực đã phân phát Kinh thánh trong cộng đồng của họ, lập danh sách những người theo đạo gửi chính quyền các địa phương để được theo đạo công khai. Họ thường tập hợp tại một gia đình hoặc một địa điểm nhất định để nghe giảng Kinh thánh từ đài hay máy ghi âm mỗi tuần một, hai lần. Về mặt tổ chức, ở nhiều nơi đã lập các Ban lãnh đạo, Ban phụ nữ, Ban thanh, thiếu niên. Hầu hết các cơ sở sinh hoạt tôn giáo được xây dựng chưa được phép của chính quyền địa phương. Ngày 4/2/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 01 về một số công tác đối với đạo Tin lành. Chỉ thị 01 được triển khai, tình hình đạo Tin lành ở Tây Bắc đã từng bước ổn định theo hướng tuân thủ pháp luật. Ở một số nơi, số người theo đạo Tin lành tăng nhẹ, những khó khăn, phức tạp trong lãnh đạo, quản lý của các tỉnh được tháo gỡ. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, đến nay có trên 100 nghìn người Mông ở khu vực Tây Bắc theo đạo Tin lành[1]. Tây Bắc cũng là nơi có số người Mông theo đạo Tin lành đông, cụ thể: Ở Điện Biên, năm 2007 có 24.560 người theo Tin lành (23.615 là người Mông, chiếm 96,3%) thuộc 130 thôn, bản, 29 xã, 6 huyện. Năm 2009 có 27.527 người theo Tin lành (26.608 người Mông, chiếm 94%). Tỉnh Lai Châu, năm 2007 có 11.866 người theo Tin lành; năm 2008 có 16.674 người theo Tin lành; năm 2009 có 17.092 người theo Tin lành (chiếm 98% tổng số người theo đạo) Tỉnh Lào Cai, năm 2009 có 16.228 người theo Tin lành (15.850 người Mông, chiếm 98%). Tỉnh Cao Bằng trong những năm gần đây Tin lành phát triển khá ổn định. Đến tháng 3/2010, toàn tỉnh có 16.353 người theo Tin lành(7.293 người Mông, chiếm 44,4%); đồng thời có 2 điểm nhóm với 77 tín đồ thuộc Hội Thánh Liên hữu Cơ Đốc Việt Nam. Tỉnh Sơn La, tuy số lượng người theo Tin lành ít song cũng phức tạp, năm 2009 toàn tỉnh có 4.078 người theo Tin lành thuộc 2 hệ phái là Hội 28 Thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) và Hội Thánh Liên hữu Cơ Đốc Việt Nam. Điểmkhác biệt và nổi bật của Tin lành nơi đây là số người theo hệ phái Hội ThánhLiên hữu Cơ Đốc Việt Nam nhiều hơn rất nhiều lần so với số người theo hệ pháiHội ThánhTin lành Việt Nam (Miền Bắc) [13;49,50]. Số liệu cụ thể ở từng tỉnh năm 2015 như sau: Bảng 1.1. Số ngƣời theo đạo Tin lành ở các tỉnh Tây Bắc. Stt Tỉnh Số ngƣời 1 Điện Biên 36.000 người 2 Lai Châu 35.000 người 3 Lào Cai 24.000 người. 4 Sơn La 5.300 người 5 Hòa Bình - 6 Yên Bái - Nguồn: Luận án Nguyễn Quỳnh Trâm, trang 36, 37. Như vậy, chỉ trong 30 năm (1985-2015), dân tộc Mông ở Việt Nam đã có hơn 210 ngàn người theo đạo Tin lành, chiếm hơn 20% tổng số người Mông tương đương với tỷ lệ dân số Việt Nam theo tôn giáo (25%). Sau Chỉ thị số 01 của Thủ tướng, với kế hoạch triển khai của Ban Tôn giáo Chính phủ qua Kế hoạch số 05 (năm 2005) hoạt động của đạo Tin lành ở Tây Bắc từng bước được hợp thức bằng việc mọi người được sinh hoạt tôn giáo tại gia đình, nếu ổn định thì làm thủ tục đăng ký điểm nhóm với chính quyền cơ sở. Tin lành trong cộng đồng người Mông ở Tây Bắc đã thực hiện các bước để được công nhận tư cách pháp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004800_1_8455_2002891.pdf
Tài liệu liên quan