Luận văn Khảo cứu Hoàng Lê cảnh hưng bản đồ từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh

MỞ ĐẦU . 6

CHƯƠNG 1: Một số vấn đề về lịch sử nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam . 10

1.1 Lý thuyết bản đồ . 11

1.2 Nghiên cứu lịch sử bản đồ học Việt Nam. 14

1.3 Thư mục học về bản đồ cổ Việt Nam . 15

1.4 Khảo cứu văn bản bản đồ. 17

1.4.1 Bản đồ Thăng Long. 17

1.4.2 Bản đồ Hoàng Sa. 18

1.4.3 Các bản đồ khác . 22

1.5 Công trình phiên dịch và giới thiệu . 27

Tiểu kết chương 1 . 29

CHƯƠNG 2: Các vấn đề văn bản học Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ. 31

2.1 Đôi nét về văn bản Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ. 31

2.2 Tên gọi văn bản. 33

2.3 Tác giả bản đồ . 34

2.4 Niên đại văn bản . 35

Tiểu kết chương 2 . 46

CHƯƠNG 3: Diên cách địa danh qua đối chiếu Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ với

một số bản đồ khác. 48

3.1 Địa lý học lịch sử và địa danh học lịch sử . 48

3.1.1 Địa lý học lịch sử . 48

3.1.2 Địa danh học lịch sử. 49

3.2 Nghiên cứu địa danh học lịch sử qua so sánh bản đồ . 50

a. Phần Thượng văn . 58

b. Phần Hạ đồ . 63

Tiểu kết chương 3 . 70

KẾT LUẬN. 72

Danh mục tài liệu trích dẫn. 75

Phụ Lục . 85

Pục lục 1: Bảng quy đổi địa danh lộ trình đường bộ . 86

Phụ lục 2: Bảng quy đổi địa danh nhật trình đường thủy . 89

Phụ lục 3: Bảng thống kê mật độ phân bố địa danh. 90

Phụ lục 4: Bảng thống kê nội dung phân bố địa danh . 98

Phụ lục 5: Bản dịch Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ . 105

pdf153 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo cứu Hoàng Lê cảnh hưng bản đồ từ góc nhìn văn bản học và diên cách địa danh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản bi ký, gia phả, thần phả, địa bạ, công văn hành chính cũng xuất hiện tương đối nhiều. Như vậy, địa danh học quan hệ tới nhiều lĩnh vực khác, cho nên việc thu thập tư liệu giữ vai trò tối quan trọng khi nghiên cứu. Khi tập trung được tư liệu phong phú, đầy đủ, coi như ta đã hoàn thành một phần công trình [30, tr. 30]. Nhiệm vụ nghiên cứu địa danh học lịch sử là “bóc lớp lịch sử”, xác định niên đại cho các địa danh, xác định độ dài thời gian sử dụng của địa danh, hay sự thay đổi tên gọi địa danh qua các thời kỳ lịch sử. Có thể dẫn chứng ở một số công trình nghiên cứu về thao tác này, như việc bóc tách các lớp địa danh để chứng minh niên đại: “Tìm hiểu về niên đại TTTNTCLĐT” của Phạm Hân [23], nghiên cứu về niên đại HĐBĐ ký hiệu A.2499 của Hàn Chiêu Kính và Quách Thanh Ba [95] hay “Giám định niên đại HLCHBĐ”của Lê Văn Ất [9]; thao tác chuyển đổi địa danh các ngôn ngữ Khmer, 36 Xem thêm: [13, tr. 3 - 4]. Thái, Pháp thành địa danh Việt, như phần chú thích Xiêm La quốc lộ trình tập lục trong bản dịch của Phạm Hoàng Quân [55] Các hiện tượng trùng danh ngẫu nhiên và trùng danh mô phỏng (trong quá trình di dân, sao phỏng mô hình chính trị, di thực văn hóa), hay quy đổi các địa danh quá khứ tương ứng với địa danh và vị trí hiện tại, như: quy đổi địa danh (phần chú thích) của Hà Văn Tấn cho sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi [76, tr. 59 - 177]. Quá trình tái tạo truyền thống lịch sử qua các trường hợp tương đồng địa danh cũng như tái tạo địa danh học lịch sử, các công trình về phương pháp này như: Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh [2], “Về quê hương Ngô Quyền” của Trần Quốc Vượng [85, tr. 60 - 62] hay “Đường Lâm là Đường Lâm nào (Tìm về quê hương Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu)” của Trần Ngọc Vương, Nguyễn Tô Lan, Trần Trọng Dương [86, tr. 115 – 137]... Những thành tựu nghiên cứu về địa danh học lịch sử nói trên, có thể tạo nên những bước tiến mới đối với nhận thức đa chiều/ khác biệt về lịch sử. Có thể nói, địa danh học lịch sử nghiên cứu tất cả các hiện tượng địa danh đã từng tồn tại trong lịch sử (mà có thể hiện nay không còn mấy ai biết đến) với những nguyên lý và thao tác phổ quát của địa danh học. Địa danh học lịch sử là một cách đi cùng chiều với địa lý học lịch sử. Nếu nói địa danh học (toponymie) là từ hiện tại để soi chiếu về quá khứ thì địa danh học lịch sử từ quá khứ để soi chiếu lại hiện tại. Hay nói một cách dễ hiểu, địa danh học lịch sử là hoa tiêu, là chỉ dấu của các nghiên cứu sử học và địa lý học lịch sử [13, tr. 8]. 3.2 Nghiên cứu địa danh học lịch sử qua so sánh bản đồ 3.2.1 Địa danh học Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ Theo thống kê sơ bộ, văn bản HLCHBĐ sử dựng 708 địa danh để mô tả trên bản đồ, các địa danh này bao gồm: thành, dinh, thừa ti, phủ, huyện, núi, đèo, sông, biển, kênh, ghềnh, miếu, đền, quán, tuần ti Chúng tôi tạm xếp chúng thành các nhóm địa danh: Hành chính, sơn xuyên, lộ trình, phòng thủ, di tích và các địa danh khác. Để có thể nêu bật được đặc trưng địa danh học văn bản, chúng tôi xin trình bày hai ý: (1) Mật độ phân bố địa danh, (2) Nội dung địa danh phân bố. 3.2.1.1 Mật độ phân bố địa danh Nhìn vào biểu đồ 3.1 (xem thêm Phụ lục 3), chúng ta có thể thấy rằng, mật độ phân bố địa danh giữa các đơn vị hành chính không đồng đều. Cụ thể, càng đi vào phía Nam, mật độ địa danh học càng tăng, đặc biệt là vùng Thanh Hóa, Nghệ An và Thuận Hóa. Khu vực phía Bắc như phủ Phụng Thiên, Sơn Nam hay Thanh Hoa ngoại trấn không mô tả quá nhiều địa danh. Trong khi đó, theo khảo sát ban đầu, từ Thăng Long cho tới Ninh Bình có 2 lộ trình được thực hiện là đường bộ và đường sông. Như vậy, mặc nhiên khu vực này phải mô tả nhiều đơn vị địa danh, tuy nhiên khu vực mô tả ít địa danh, có lẽ tác giả không coi trọng địa danh học phía Bắc. Đặc trưng này hoàn toàn khác với các bản đồ khác là phân bố dày đặc ở phía Bắc, giảm dần về phía Nam: An Nam đại quốc họa đồ [16], An Nam quốc đồ [11], hay Tổng Quát đồ. Không khó để nhận thấy, khu vực địa danh học tập trung nhiều nhất là vùng Nghệ An, hầu hết các thông số địa danh học văn bản đều thể hiện khu vực này. Đáng chú ý là mật độ địa danh khu vực Bố Chính phía bắc và Bố Chính nam, nhìn theo tiến trình lịch sử, đây là khu vực diễn ra nhiều các cuộc xung đột giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Số liệu: Hành chính Sơn xuyên Lộ trình Phòng thủ Di tích Địa danh khác Tổng Phụng Thiên 4 3 1 1 9 Sơn Nam 23 12 33 2 1 71 Thanh Hoa ngoại trấn 7 8 16 3 34 Thanh Hoa 16 31 47 5 1 1 101 Nghệ An 18 66 97 12 2 4 199 Thuận Hóa 15 17 54 28 3 11 128 Quảng Nam 21 82 44 6 1 2 156 Biểu đồ 3.1: Mật độ phân bố địa danh Có lẽ tư duy lịch sử đã tác động ít nhiều tới người vẽ bởi mật độ khu vực phía Nam bản đồ bị giảm dần sau khu vực hành chính Thuận Hóa. Khu vực này là khu vực thuộc Đàng Trong, trong khi tác giả thuộc Đàng Ngoài, không có nhiều thông tin, cùng khảo sát thực tế. Cho nên đã cố gắng pha trộn những thông tin mà mình thu thập được để mô tả, có thể dẫn ra một số ví dụ, như: tỉ lệ mô tả khu vực cửa Cam Ranh bị bóp méo, đơn vị địa danh “chợ” phần lớn là mô tả ở khu vực Đàng Ngoài, hay các “quán” dừng chân ở khu vực từ Bố Chính trở vào, đều không rõ ràng về tên gọi, càng vào phía Nam thì việc ghi chép này càng được thể hiện rõ ràng hơn.37 Như vậy, với các thông số về mật độ phân bố địa danh này, đã phản ánh đặc trưng lịch sử riêng biệt của Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ, cũng như gia tăng tính chính xác về nhận định tác giả cũng như niên đại mà chúng tôi đã trình bày ở chương 2. 3.2.1.2 Nội dung địa danh phân bố Hành chính, sơn xuyên và lộ trình là những nhóm địa danh đóng vai trò chủ đạo trong văn bản. Cụ thể địa danh hành chính chiếm 16% trong toàn bộ địa danh mô tả, bao gồm: thành, dinh, thừa ti, phủ, huyện, xã, phố... Trong đó, địa danh được mô tả nhiều nhất là “huyện”. Những địa danh “huyện” này trải dài theo chiều từ Bắc xuống Nam theo lộ trình, cho nên số lượng địa danh “huyện” lớn như vậy. 37 Xem thêm mục 3.2.2.2 0 20 40 60 80 100 120 Phụng Thiên Sơn Nam THNT Thanh Hoa Nghệ An Thuận Hóa Quảng Nam Hành chính Sơn xuyên lộ trình Phòng thủ Di tích Khác Nhóm địa danh sơn xuyên chiếm tỉ lệ khoảng 31% trên tổng số địa danh mô tả trên bản đồ. Trong đó, hệ thống địa danh sông nước chiếm gần 70,3% nhóm hệ thống sơn xuyên. Như vậy, hệ thống sông ngòi là một trong những đối tượng mô tả đóng vai trò chính yếu trong văn bản. Đặc trưng này không chỉ tồn tại riêng HLCHBĐ và tồn tại hầu hết các bản đồ hiện tồn. Có lẽ vị trí địa lý cùng tư duy nông nghiệp đã tác động ít nhiều tới đặc trưng bản đồ cổ này.38 Số liệu: STT Nội dung địa danh Số lượng % (~) 1 Hành chính 111 16% 2 Sơn xuyên 220 31% 3 Lộ trình 293 41% 4 Phòng thủ 56 8% 5 Di tích 10 1% 6 Địa danh khác 18 3% Tổng 708 100% Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ % nội dung địa danh phân bố Nhóm địa danh lộ trình, là nhóm địa danh chiếm tỉ lệ cao nhất mô tả trên bản đồ, gồm: Quán, Xá, Cầu, Đò, Bến... Ở nhóm này, chiếm tỉ lệ cao nhất là địa danh “Quán” gồm 108 địa danh, “xá” 31 địa danh, “đò” 21 (xin xem Phụ lục số 4) đây 38 Việt Nam là một trong những nước có nền xã hội nông nghiệp, mà người dân phần lớn là tập trung ở thung lũng sông, mặt khác phần lớn lãnh thổ lại giáp biển. Cho nên biển, sông nước, ao hồ, đầm, biển.. trong lãnh thổ Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Có lẽ sông nước gắn liền với kinh tế và xã hội Việt Nam, cho nên các bản đồ hiện tồn đều coi trọng thể hiện sông ngòi. 16% 31% 41% 8% 1% 3% Hành chính Sơn xuyên Lộ trình Phòng thủ Di tích là những địa danh đóng vai trò quan yếu tới lộ trình đường đi, bởi vậy việc ưu tiên mô tả những địa danh này là có cơ sở. Nhóm địa danh có đối tượng mô tả khiêm tốn là nhóm địa danh phòng thủ. Bởi tính chất những địa danh này không nằm dải rác theo lộ trình đường đi, mà chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực Nghệ An, Thuận Hóa. Vì vậy, tuy chỉ chiếm 6% tổng số địa danh toàn văn bản, nhưng con số này thực sự không nhỏ. Một điểm đáng chú ý nữa là các bản đồ hiện tồn, mô tả hệ thống phòng thủ, đặc biệt là các chiến lũy thì phần lớn chỉ tồn tại ở các bản đồ nhật trình. Nhóm địa danh còn lại, nhóm này chiếm tỉ lệ khá ít, bao gồm nhóm địa danh di tích và nhóm địa danh khác. Phần lớn những địa danh này nằm tản mát, không có khu vực cụ thể. Như vậy, với các thông số địa danh mô tả ở biểu đồ 3.2 (xin xem phụ lục 4), có thể khẳng định rằng HLCHBĐ là một bản đồ thuộc nhóm bản đồ “nhật trình”, và có thể là một bản đồ thế hệ sau của TNTCLĐT. Việc kết luận HLCHBĐ là một bản đồ thế hệ sau của TNTCLĐT là một kết luận khá thú vị, bởi nó sẽ tồn tại một hiện tượng “diên cách” (biến đổi và không biến đổi), vậy sự biến đổi và không biến đổi này như thế nào, cụ thể chúng tôi sẽ trình bày ở các mục sau. 3.2.2 Nghiên cứu trường hợp địa danh học lịch sử qua đối chiếu hệ thống cửa biển Như đã trình bày ở trên, ở chương này trình bày về diên cách địa danh học lịch sử của văn bản HLCHBĐ qua đối chiếu các bản đồ khác. Tuy nhiên, do giới hạn Luận văn không cho phép nên chúng tôi không thể khảo sát toàn bộ địa danh văn bản. Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu trường hợp để nghiên cứu chương này. Nghiên cứu về địa danh học văn bản HLCHBĐ về cơ bản có 3 trường hợp nghiên cứu: địa danh hành chính, địa danh cửa biển và địa danh phòng thủ. Những trường hợp này đều là những địa danh cụ thể, tư liệu ghi chép phong phú từ địa chí được nhà nước biên soạn tới các bộ địa chí do cá nhân soạn tác, diên cách thay đổi rõ ràng. Có điều trường hợp địa danh hành chính chúng tôi đã trình bày ở phần chứng minh niên đại [9, tr. 19 - 31], ngoài ra một phần về hệ thống phòng thủ cũng được đề cập tới [9, tr. 25]. Vì vậy, ở phần này chúng tôi chọn nghiên cứu hệ thống địa danh cửa biển làm nghiên cứu trường hợp về diên cách địa danh học lịch sử HLCHBĐ so sánh với các bản đồ khác. 3.2.2.1 Hệ thống địa danh cửa biển Hệ thống cửa biển bản đồ với xuất phát điểm là cửa Lục Bộ 陸步 thuộc huyện Yên Mô (Ninh Bình), trải dài trên lãnh thổ cho tới cửa biển Bồ Trì 蒲持门 thuộc phía bắc khu vực Chiêm Thành xưa. Những địa danh này đều được mô tả vào các ô vuông hoặc hình bầu dục, qua khảo sát cho thấy, hầu hết các địa danh cửa biển này đều dùng tên Hán, có lẽ để phân biệt với các cửa sông bằng tên Nôm (Cửa sông Phái [4a.4.H], Cửa Lọc [5a.2.H], Cửa Nênh [5a.6.H], Cửa Kênh Mang [5b.1.H]). Hơn nữa, tác giả còn nhất quán trong việc sử dụng “môn 門” làm “thuật ngữ” ghi chép về địa danh cửa biển, như: Cờn môn 乾門, Quèn môn 權門, Thơi môn 台 門...39 Điều này thể hiện sự nhất quán trong cách mô tả địa danh trên bản đồ, mục đích là tạo thuận lợi cho người giải đọc bản đồ. Cách thể hiện này không thấy xuất hiện trong TNTCLĐT cũng như QTĐST. Theo thống kê sơ bộ, văn bản đã thể hiện 61 cửa biển, trong đó, bao gồm:  Thứ nhất: có 46 cửa biển được mô tả (xem mục 3.3.2.2). Trong 46 cửa biển này, một số cửa biển được viết tắt, như: An Niểu môn 安裊门 thành Niểu môn 裊门40; hay do tự dạng giống nhau mà chép nhầm tên cửa biển: cửa Tư Khách 思客 chép nhầm thành cửa Tư Dung 思容, Cam Ranh môn 甘冷門 chép nhầm thành Tỉnh Lệnh môn 井令门, và Cam Đường môn 甘堂门 chép nhầm thành Nhật Đường môn 日堂门. 39 Nhìn vào tình hình thực tế bản đồ cổ Việt Nam, mỗi bản đồ đều dùng một “thuật ngữ” khác nhau: HĐBĐ dùng “môn” và “hải khẩu”, TNTCLĐT dùng cả “môn” và “Hải môn”, QTĐST dùng “môn”, Tổng Quát đồ dùng “khẩu”... để mô tả cửa biển. Về sau các nhà khoa học hiện đại thống nhất dùng thuật ngữ (estuary/ river mouth) để chỉ cửa biển [55, tr. 60]. 40 An Niểu, tên Nôm là An Náu, sau đổi là Lý Nhơn, nay thuộc xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình [81, tr. 36].  Thứ hai: có 9 cửa biển được chú thích ở phần thượng văn (Nhật Lệ môn 日麗门 [24b.7.T], Eo Gió 腰𩙌 [27b.4.T]41, Tư Dung 思容 [28b.1.T], Sa Kỳ 沙淇[31b.1.T], Nước Mặn 渃敏 [34a.1.T], Tắc Cú 塞句[36b.1.T], Biển Sứ 𣷷使 [37a.1.T], Trường An 長安 [37b.1.T], Bồ Trì 蒲持 [39a.7.T]). Nhìn vào hệ thống chú giải cho các cửa biển này, có thể thấy rằng, các địa danh cửa biển này đều từ Nhật Lệ đổ vào, từ cửa Lục Bộ vào cửa Nhật Lệ không có chú giải về cửa biển. Có lẽ điều này phản ánh ít nhiều tới mục đích vẽ bản đồ của tác giả.  Thứ ba: có 6 cửa biển được vẽ nhưng không đề tên nằm ở các trang 11a, 21b, 26b, 27a, 29b, 33b. Qua việc đối chiếu TNTCLĐT và các bản đồ khác có thể xác định các địa danh cửa biển vẽ và không đề tên này là:Ngọc Giáp môn 玉夾門42, Hải khẩu 海口43, Minh Linh 明靈44, cửa Việt 越門45, cửa Ải46, Nước Ngọt 渃𠮾.47 Không rõ nguyên nhân gì dẫn tới việc thiếu sót này, nhưng nhìn vào tình hình thực tế thì điểm thiếu sót này tồn tại hầu hết các bản đồ hiện còn, có thể do quán tính người chép mà bỏ sót, hay do thiếu thốn nguồn tư liệu mà để sót, hoặc cũng có thể những cửa biển có vẽ mà không đề tên là dạng cửa biển tồn nghi, tác giả không chắc chắn tên cửa với bản chép ra nên không đề tên Việc này, chúng tôi tạm ghi ra đây, sẽ kiểm chứng trong một công trình khác. 41 Cửa Eo Gió này còn có tên khác là cửa Noãn. Đến thời Gia Long thứ 13, đổi tên là cửa Thuận An, nay là cửa Thuận An (36, tr. 141). 42 Ở đồ bản, cửa 11a, nhìn vào hình họa có thể thấy xác định vị trí của cửa, phía bắc giáp với huyện Quảng Xương, phía Nam giáp với huyện Ngọc Sơn, nếu dựa vào vị trí như vậy thì trong TNTCLĐT, ANQĐ, ANĐQHĐ đều không thể hiện cửa biển này. Ở một bản đồ khác, tại vị trí này HĐBĐ ký hiệu A.2499 mô tả cửa biển này là Ngọc Giáp môn 玉夾門, không rõ cửa Ngọc Giáp môn có phải là cửa tác giả mô tả?. 43 Trong bản đồ, cửa 25b nằm phía Bắc núi Cao Vọng thì khả năng cao đó là cửa Hải khẩu 海口. 44 Cửa 26b trên bản đồ thể hiện phía Bắc huyện Minh Linh, có lẽ thể hiện địa danh cửa biển Minh Linh 明靈 – tức là cửa Tùng 45 Cửa 27a được vẽ giữa huyện Minh Linh và Hải Lăng dẫn tới khả năng cao xác định cửa này là cửa Việt 越門 46 Cửa 29b nằm gần khu vực Ải Hải Vân, vậy có thể đây là cửa Ải 47 Cửa 33b nằm cạnh cửa Nước Mặn và gần sông Phú Giang, có thể đây là cửa Nước Ngọt 渃𠮾 Như vậy, HLCHBĐ không còn là một bản đồ nhật trình đơn thuần, vì phần lớn tập trung vào đường bộ, khác hoàn toàn với bản đồ nhật trình thế hệ trước đó TNTCLĐT là 3 đường (thủy, bộ, sông). Ngoài ra, cách chú giải cửa biển đã phản ánh hệ thống cửa biển Đàng Trong được lưu ý nhiều (trong tổng 46 cửa, khu vực từ cửa Nhật Lệ trở vào là 26 cửa biển, chiếm quá nửa tổng số cửa biển toàn bản đồ, hơn nữa các cước chú về cửa biển chỉ bắt đầu từ Nhật Lệ trở vào) điều này phản ánh mục đích vẽ có lẽ là phục vụ việc Nam chinh.48 Bên cạnh đó, cách thể hiện địa danh cửa biển văn bản cũng còn nhiều điểm bất cập, nhưng điều này không chỉ tồn tại riêng HLCHBĐ mà đây là tình trạng chung của các bản đồ vẽ ra. Một điều phải thừa nhận là các văn bản sao chép thường dễ bị sai sót, trong khi đây là bản đồ, công việc sao chép khó hơn sao chép sách vở đơn thuần, hơn nữa bản đồ là một bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật, đòi hỏi nhiều kỹ năng của người sao chép, nên việc nhầm lẫn, thiếu sót là điều dễ hiểu. 3.2.2.2. So sánh địa danh hệ thống cửa biển với Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư Ở mục 3.2.2.1 chúng tôi đã trình bày sơ lược về đặc trưng hệ thống cửa biển trong văn bản HLCHBĐ. Trong phần này, chúng tôi sẽ tiến thêm một bước nữa là so sánh hệ thống địa danh cửa biển HLCHBĐ với các bản đồ khác để tìm ra điểm đồng dị. Về cơ bản, HLCHBĐ có thể so sánh với hầu hết các bản đồ hiện tồn về hệ thống địa danh cửa biển. Tuy nhiên, HLCHBĐ với tính chất là một bản đồ nhật trình, lại kết hợp phương thức “thượng văn – hạ đồ” tạo thành một bản đồ liên hoàn, cho nên đối tượng so sánh cần thỏa mãn hai điều kiện: (1) mô tả hệ thống cửa biển theo chiều dài đất nước, (2) có “chú giải” về những địa danh cửa biển được mô tả. Xét các bản đồ hiện tồn, một trong những bản đồ mà chúng tôi nhận thấy đảm bảo điều kiện chính là TNTCLĐT, đây vừa là một bản đồ thế hệ trước cửa HLCHBĐ, có thể 48 Việc Nam chinh về cơ bản có thể có 2 đường, một là đường thủy, hai là đường bộ. Tuy nhiên, nếu đánh đường thủy quân chúa Trịnh chỉ có thể đổ bộ vào các cửa Việt và cửa Eo, hay cửa Thuận An, nhưng các cửa này khá chật hẹp, chiến thuyền lớn khó có thể vào. Một cách khác là đổ bộ vào cửa sông Nhật Lệ, sau đó xâm nhập đất Quảng Bình. Về sau chúa Hy Tông nhận thấy điểm hiểm yếu khu vực Nhật Lệ này mà tin dùng Đào Duy Từ để xây đắp lũy Nhật Lệ (lũy Thầy), việc xây đắp lũy có ý nghĩa cắt đứt mọi cơ hội tấn công bằng đường thủy, mà chỉ tấn công bằng đường bộ là chủ yếu. Xem thêm [31, tr. 248 – 249]. so sánh mọi phương diện từ nội dung tới hình thức. Vì vậy, chúng tôi chọn TNTCLĐT ký hiệu 98846 lưu giữ tại Đại học Hiroshima (Nhật Bản) làm nền để so sánh đối chiếu, ngoài ra các bản đồ: GNNBNĐ, QTĐST, ANQĐ và ANĐQHĐ cũng được chúng tôi đề cập. Như đã nói điều kiện so sánh giữa HLCHBĐ phải thỏa mãn 2 điều kiện, vì vậy, ở đây chúng tôi cũng sẽ tiến hành so sánh diên cách địa danh cửa biển thành 2 mục là: Thượng văn và hạ đồ. a. Phần Thượng văn Phần chú thích về địa cửa biển trong văn bản HLCHBĐ gồm 9 cửa biển, bắt đầu từ cửa biển Nhật Lệ và kết thúc là cửa Bồ Trì. Trong khi, TNTCLĐT chú giải 16 cửa biển, trải dài theo toàn bộ lộ trình với điểm xuất phát là cửa Thần phù, và điểm mút là địa danh cửa biển Xuân Đài. Để tiện theo dõi, chúng tôi tiến hành lập bảng so sánh như sau: Stt TNTCLĐT HLCHBĐ Khu vực 1 Thần phù (4b.5.T) Thanh Hoa 2 Quèn môn (5b.10.T) Nghệ An 3 Hiền môn (5b.10.T) 4 Bích môn (6a.1.T) 5 Xá môn (7a.1.T) 6 Thiêm Thống (7a.5.T) 7 Nhượng Bạn (8b.1.T) 8 Nhật Lệ (24b.7.T) Thuận Hóa 9 Eo gió (10a.1.T) Eo Gió (27b. 4.T) 10 Tư Khách (11b.1.T) Tư Khách (28b.1.T) 11 Đại Chiêm Quảng Nam 12 Sa Vinh (12b.5.T) 13 Sa Kỳ (13a.1.T) Sa Kỳ (31b.1.T) 14 Mỹ Á (13a.5.T) 15 Nước Mặn (34a.1.T) 16 Tắc Cú (15a.1.T) Tắc Cú (36b.1.T) 17 Biển Sứ (15a.6.T) Biển Sứ (37a. 1.T) 18 Trường An xã Hải môn (37b.1.T) 19 Nha Trang (15a.13.T) 20 Xuân Đài (16a.11.T) 21 Bồ Trì (39a.7.T) Từ bảng thống kê trên, có thể thấy, số lượng chú giải địa danh cửa biển ở hai bản đồ này có khác nhau. TNTCLĐT chú thích tới 16 cửa biển, các cửa biển này trải dài theo lộ trình đường đi, mang các nội dung bao gồm: thời gian di chuyển giữa các khu vực, lộ trình các cung đường (bộ, sông, thủy), đặc trưng khu vực đây là một bản đồ nhật trình thuần túy. Trong khi đó HLCHBĐ chỉ chú giải 9 địa danh cửa biển, hơn nữa những chú giải này mang tính chất “khu vực” (tập trung từ địa danh cửa Nhật Lệ trở vào). Mặt khác các chú thích về lộ trình, đặc trưng khu vực không còn đóng vai trò chủ đạo trong văn bản. Phản ánh mục đích bản đồ vẽ ra, không còn là một bản đồ nhật trình thuần túy. Theo bảng thống kê trên, có 5 chú giải cửa biển trùng khớp nhau “Eo Gió”, “Tư Khách”, “Sa Kỳ”, “Tắc Cú”, “Biển Sứ” giữa hai văn bản, chúng tôi tiến hành lập bảng so sánh diên cách chú giải địa danh cửa biển giữa hai bản đồ này. stt Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Dịch nghĩa Vị trí Đồ bản 1 E o G ió 腰𩙌门两边江 各有船十隻 Eo Gió môn lưỡng biên giang các hữu thuyền thuyền thập chích Hai bên sông ở cửa Eo đều có 10 chiếc thuyền (1 0 a.1 .T ) T N T C L Đ T 腰𩙌门两边江 口各有船廠。 每边船十隻 Eo Gió môn lưỡng biên giang khẩu, các hữu thuyền xưởng, mỗi biên thuyền hưu chích Hai bên cửa Eo Gió đều có trại thuyền. Mỗi bên 10 chiếc thuyền. (2 7 b . 4 .T ) H L C H B Đ 2 T ư K h á ch 思客門上聚水 颇濶,長濶约 一百里,築一 土堆,江之下 左边山,夜設 火 烛 , 每 舟 行 , 日 望 土 山,夜則看烛 Tư Khách môn thượng tụ thủy phả khoát, trường khoát bách lý, trúc nhất thổ đôi, giang chi hạ tả biên sơn, dạ thiết hỏa chúc, mỗi chu hành, nhật vọng thổ sơn, dạ tác khán chúc Phía trên cửa Tư Khách nước tụ lại khá rộng, dài rộng ước chừng 100. 49 Bên cửa có đắp một gò đất. núi ở bên trái cửa sông, ban đêm thắp đuốc, mỗi lần đi thuyền, ban ngày thì trông theo gò đất, ban đêm thì nhìn theo cây đuốc (1 1 b .1 .T ) T N T C L Đ T 思容门李朝号 烏龍门陳仁宗 以玄珍公主嫁 占城国王 [..] 日文至此。因 改為思容门。 莫氏以容同声 諱改為思客门 Tư Dung môn, Lý Triều hiệu Ô Long môn, Trần Nhân Tông dĩ Huyền Trân công chúa giá Chiêm Thành quốc vương nhật văn chí thử, nhân cải Tư Dung môn. Mạc thị dĩ Dung đồng thanh húy cải làm Tư Khách môn Cửa Tư Dung, triều Lý gọi là cửa Ô Long. Vua Trần Nhân Tông đem con gái gả cho quốc vương [Chế Mân] nước Chiêm thành, nhân [đưa dâu] đến đây mà đặt đổi tên là cửa Tư Dung. [Về sau] nhà Mạc vì chữ Dung đồng âm với tên vua, nên đổi làm cửa Tư Khách (2 8 b .1 .T ) H L C H B Đ 49 Dặm (Thanh/ Trung Quốc) ~ 576 m [tương đương 1/3 mile (dặm Anh: 1.609m)] [55, tr.31] 3 C ử a S a K ỳ 沙淇门外有一 山,山上多産 油木名油場。 有巡 Sa Kỳ hải môn ngoại hữu nhất sơn, sơn thượng đa sản mộc, danh Du Trường, hữu tuần Ngoài cửa biển Sa Kỳ có một hòn núi, trên núi mọc nhiều cây dầu, nên gọi Du Trường, có tuần ti (1 3 a.2 .T ) T N T C L Đ T 沙淇门,门外 海中有二山, 山上有油木名 油場。 Sa kỳ môn, môn ngoại hải trung hữu nhị sơn, sơn thượng hữu du mộc danh viết Du Trường Ngoài cửa biển Sa Kỳ có hai hành núi, trên núi mọc nhiều cây dầu, nên gọi Du Trường (3 1 b .1 .T ) H L C H B Đ 4 C ử a T ắ c C ú 塞句門,海外 有山名乳娘, 山有海好物名 乳娘,磨之如 釧状,其美如 玉婦人穿手以 為容飭。有廵 Tắc Cú môn hải ngoại hữu sơn, danh Nhũ Nương, hữu hải hảo vật danh Nhũ Nương, ma chi như xuyến trạng, kỳ mỹ như ngọc, phụ nữ xuyên thủ, dĩ vi dung sức, hữu tuần. Ở ngoài cửa biển Tắc Cú, có núi gọi là núi Nhũ Nương, có một sản vật biển rất tốt, gọi là Nhũ Nương, [vỏ] mài như hình chiếc xuyến, đẹp như ngọc, phụ nữ đeo ở tay làm vật trang sức. Trên núi có tuần ty (1 5 a.1 .T ) T N T C L Đ T 塞句门,海外 有一山名乳娘 山, 有海好物名 乳娘,磨之如 釵釧状元,美 如玉妇人穿手 以飭。有廵 Tắc Cú môn, hải ngoại hữu nhất sơn danh Nhũ Nương sơn, hữu hải hảo vật danh Nhũ Nương chi như thỏa xuyến trạng nguyên mỹ như ngọc phụ nhân xuyên thủ dĩ sức hữu tuần. Ở ngoài cửa biển Tắc Cú, có núi gọi là núi Nhũ Nương, có một sản vật biển rất tốt, gọi là Nhũ Nương, [vỏ] mài như nguyên hình chiếc xuyến chiếc châm, đẹp như ngọc, phụ nữ đeo ở tay làm vật trang sức. Trên núi có tuần ty (3 6 .b .1 .T ) H L C H B Đ 5 B ến S ứ m ô n 𣷷使门有一枝 山,山中多産物 龍藤花好勁。 有巡。其地左 边有巡屯守, 右边有粟庫 Bến Sứ môn hữu nhất chi sơn, sơn trung đa sản Long Đằng hoa hảo kính, hữu tuần. Kỳ địa tả biên hữu tuần, đồn thủ, hữu biên hữu túc khố Cửa Bến Sứ có một nhánh núi, trong núi có sản Long Đằng rất tốt, có đặt tuần ty. Bên trái nơi này cũng có tuần ty, đồn quân, bên phải thì có kho thóc (1 5 a.6 .T ) T N T C L Đ T 𣷷使门上有一 枝山山中産物 龍藤華好勁。 有巡 Bến Sứ môn, thượng hữu chi sơn sơn trung sản vật Long Đằng hoa hảo kính, hữu tuần Cửa Bến Sứ có một nhánh núi, trong núi sản vật Long Đằng rất tốt, có đặt tuần ty (3 7 a. 1 .T ) H L C H B Đ Nhìn từ bảng so sánh trên, có thể chia làm hai cặp thông tin, một là những cặp thông tin “Diên”: Cửa Gió, Tắc Cú và Biển Sứ; hai là cặp có sự “cách” thông tin: Sa Kỳ, Tư Dung. Những cặp “diên” có thể cho phép đi đến nhận định cách chú giải của hai văn bản này có lẽ cùng một nguồn, cặp “cách” cho phép nhận định đã có sự bổ chính văn bản. Đầu tiên là những cặp thông tin “diên”: Eo Gió – Eo Gió, Tắc Cú – Tắc Cú, Biển Sứ – Biển Sứ. Phần lớn nội dung chú thích địa danh cửa biển giữa hai văn bản khá giống với nhau, cũng có sự thay đổi về mặt hành văn, nhưng không ảnh hướng nhiều tới nội dung văn bản. Thậm chí những chú thích HLCHBĐ có tính chất rõ ràng hơn TNTCLĐT, đơn cử chú thích thêm Xưởng thuyền bên cửa Eo Gió. Điều này nói lên một điều sự trùng khớp về mặt nội dung, sự trùng khớp này có lẽ do được tham khảo từ. Tuy nhiên HLCHBĐ đôi lúc có chỉnh sửa, nhưng không ảnh hưởng nhiều tới nội dung, thậm chí cung cấp thêm thông tin so với bản được tham khảo. Nhóm thứ hai là nhóm “cách” thông tin, gồm: cửa Sa Kỳ và Tư Khách. Nội dung cước chú về địa danh cửa Sa Kỳ giữa hai văn bản về cơ bản là giống nhau, chỉ khác nhau số lượng nhánh núi phía ngoài cửa Sa Kỳ. Theo như thông tin mô tả, khả năng nhánh núi mà cả hai văn bản nhắc đến là Cù Lao Ré, tức là đảo Lý Sơn ngày nay. Chúng tôi có tham khảo hình họa và chú giải ngọn núi nằm phía ngoài cửa biển Sa Kỳ trong QTĐST thì cả hình họa và chú thích đều tương khớp với ngọn núi được mô tả: “Ngoài cửa này có núi Cù Lao Ré trên đảo có dân cư, gọi là xã Yên Lãng, sản xuất nhiều dầu phượng” [74, tr. 23]. Cùng nhận định này, Trần Viết Ngạc cũng cho rằng ngọn núi nằm bên ngoài cửa biển Sa Kỳ là Cù Lao Ré [81, tr. 41]. Từ hai nguồn thông tin trên, xác định được ngọn núi nằm phía ngoài cửa biển Sa Kỳ này chỉ có một nhánh núi và nhánh núi đó mang danh xưng là Cù Lao Ré, thì giả thiết được đặt ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_khao_cuu_hoang_le_canh_hung_ban_do_tu_goc_nhin_van.pdf
Tài liệu liên quan