Contents
PHẦN MỞ ĐẦU.3
1.Lí do chọn đề tài.3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. .5
4. Phương pháp nghiên cứu. .5
5. Tư liệu nghiên cứu.6
6. Đóng góp của đề tài.7
7. Cấu trúc luận văn.7
PHẦN NỘI DUNG .9
CHƯƠNG I : HOÀNG ĐẾ THIỆU TRỊ VÀ NGỰ ĐỀ ĐỒ HỘI THI TẬP.9
1.1.Hoàng đế Thiệu Trị. .9
1.1.1.Mấy nét về giai đoạn lịch sử. .9
1.1.2.Cuộc đời và sự nghiệp. .13
1.2. Vấn đề văn bản Ngự đề đồ hội thi tập. .18
1.2.1. Quá trình hình thành tác phẩm.18
1.2.2. Hiện trạng văn bản tác phẩm.21
1.2.3. Bố cục tác phẩm .24
1.2.4. Đặc điểm hình thức của tác phẩm .26
Tiểu kết chương .35
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG NGỰ ĐỀ ĐỒ HỘI THI TẬP .36
2.1. Quan niệm của Hoàng đế Thiệu Trị trong sáng tác văn chương. .36
2.2. Giá trị nội dung Ngự đề đồ hội thi tập.44
2.2.1." Thần kinh cảnh thắng" – Điểm tô nền thái bình thịnh trị .44
2.2.2."Dĩ cổ vi giám" – Cái học đế vương và tinh thần giáo huấn. .55
2.2.3. "Lục hợp đình trừ" - Di dưỡng tính tình và tinh thần gồm thu thiên hạ.68
2.3. Đặc điểm từ chương của tác phầm Ngự đề đồ hội thi tập .80
2.3.1.Về thể cách.80
2.3.2.Dẫn kinh dụng điển .84
2.3.3.Nghệ thuật ngôn từ .86
Tiểu kết.90
KẾT LUẬN.91
Danh mục tài liệu tham khảo .93
41 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo cứu tác phẩm ngự đề đồ hội thi tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên)... và các con cháu nhà Lê như Lê Duy Hoán. Để đối phó,
vua Gia Long đã ra sức đánh dẹp, thi hành nhiều chính sách vỗ an và cử nhiều
tướng tài như Lê Chất, Lê Văn Duyệt lưu đóng ở khu vực Bắc Thành nhiều năm
nhưng vẫn không sao hết được. Khu vực Nam Hà thì chủ yếu xuất hiện nạn cướp
bóc hay gây rối loạn mất an ninh; mãi đến khi Gia Long cử Lê Văn Duyệt vào làm
Tổng trấn cai quản vùng này thì tình hình mới ổn định.
11
Đến thời vua Minh Mệnh (1820 – 1841), là người được chọn kế vị từ sớm,
thường được dự nghe triều chính bởi vậy khi vua đăng cơ đã am tường chính sự;
Cộng thêm việc vốn có tư chất minh mẫn, năng động và quyết đoán, cho nên vua
Minh Mệnh đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao nhằm củng cố
thêm vương quyền. Những chính sách cải cách của vua Minh Mệnh được tiến
hành trên phạm vi toàn quốc và rất có hiệu quả. Ví dụ như trong việc dùng người
Minh Mạng chú trọng cả tài, đức và đặc biệt là học vấn, việc dùng người không
ngoài mục đích muốn yên dân, muốn yên dân thì quan phủ huyện không được
phiền nhiễu dân, tham nhũng. Vì vậy, nhà vua đã nghiêm trị nhiều viên quan tham
nhũng.Từ thời Minh Mạng được xác định rõ rệt giai chế phẩm trật từ cửu phẩm tới
nhất phẩm, mỗi phẩm chia làm chánh và tòng 2 bậc. Nhà vua cũng rất quan tâm
đến mặt quân sự, nhiều lần vua Minh Mệnh thân hành ra thao trường để chứng
kiến việc luyện tập của quân đội. Ông lấy phương Tây làm kiểu mẫu cho việc tổ
chức quân đội, hướng tới việc quân cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
Vua Minh Mệnh là người tinh thông Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, cho
nên ông rất quan tâm đến nền khoa cử, học vấn. Ngoài ra ông cũng khuyến khích
việc biên soạn sách, nhiều người soạn sách mới, dâng sách cũ đều được nhà vua
ban thưởng và khuyến khích. Các bộ sách quý như: Gia Định thành thông chí,
Lịch triều hiến chương loại chí, đều ra đời dưới thời này. Các con của ông, điển
hình như Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, Tuy Lý Vương Miên Trinh và Tương
An Quận Vương Miên Bửuđều là những nhà văn, nhà thơ xuất sắc, nổi tiếng
dưới các triều vua Thiệu Trị, Tự Đức sau này.
Tuy rằng việc chính trị thời kì này có nhiều chuyển biến, việc xây dựng bộ
máy nhà nước đã hoàn chỉnh hơn, đạt thành tựu trên nhiều mặt. Nhưng thời kì này
triều đình vẫn phải đối mặt với những khó khăn vất vả trong việc bình định các
cuộc nổi dậy. Từ năm 1822, năm Minh Mệnh thứ 2, tại Bắc Hà có tới 254 cuộc
nổi dậy của nhân dân diễn raTiêu biểu là các cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành ở
Nam Định, Lê Duy Lương ở Ninh Bình và Nông Văn Vân ở Tuyên Quang...khiên
cho quân triều đình phải vất vả lắm mới dẹp được. Theo Việt Nam sử lược2, năm
1826 ở Nam Định có Phan Bá Vành cùng với Võ Đức Cát và Nguyễn Hạnh khởi
2 Trần Trọng Kim, 2011. Việt Nam sử lược. Nxb Khoa Học Xã Hội, tr 400.
12
binh đánh phủ Trà Lý và Lân Hải, giết quan thủ ngự. Quan trấn thủ Nam Định là
Lê Mậu Cúc đem quân xuống đánh, nhưng cũng bại trận tử vong. Quan quân ở
các trấn phải về tiễu trừ, bắt được Võ Đức Cát. Còn Phan Bá Vành và quân của
mình thì chạy tan cả. Nhưng đến tháng chạp năm ấy, Phan Bá Vành và Nguyễn
Hạnh liên kết với giặc Khách đi cướp ở ngoài biển, rồi lại đem quân về đánh phá ở
huyện Tiên Minh và huyện Nghi Dương ở Hải Dương. Đến tháng giêng năm Đinh
Hợi (1827), quân triều đình vây đánh, bắt được Phan Bá Vành và 765 thủ hạ.
Tháng 3 năm Quý Tỵ (1833), ở Ninh Bình có Lê Duy Lương, một hậu duệ của
triều đại nhà Lê nổi lên, xưng làm Đại Lê Hoàng Tôn, cùng với các thổ ti Quách
Tất Công, Quách Tất Tế, Đinh Thế Đức, Đinh Công Trịnh đem quân đi đánh phá
các phủ huyện và chiếm giữ 3 châu huyện Lạc Thổ, Phụng Hóa và Yên Hóa. Sau
đó, Lê Duy Lương cho quân đánh thành Hưng Hóa. Triều đình cử quan Tổng đốc
Nghệ Tĩnh là Tạ Quang Cự cùng với Tổng đốc Thanh Hóa đem quân ra Ninh
Bình để đàn áp quân nổi loạn. Tại Nam Hà có cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (con
nuôi của Tả Quân Lê Văn Duyệt). Năm 1833, Lê Văn Khôi chiếm thành Phiên An
và toàn bộ 6 tỉnh miền Nam, giết tổng đốc Nguyễn Văn Quế và bố chính Bạch
Xuân Nguyên rồi xưng làm “Bình Nam Đại Nguyên Soái”. lấy danh nghĩa tôn phù
một người con của Hoàng tử Cảnh là An Hòa. Vua Minh Mệnh cử các tướng đem
thuỷ bộ binh tượng vào đánh quân nổi dậy. Tháng 8 năm 1833, quân triều đình bắt
đầu phản công và lấy lại các tỉnh Nam Bộ, quân nổi dậy thất thế, phải cầu cứu
Xiêm La. Năm 1834, quân triều đình đánh tan quân Xiêm, chiếm lại toàn bộ các
tỉnh miền Nam và vây quân nổi dậy tại thành Bát Quái. Lê Văn Khôi bị cô lập,
lâm bệnh rồi mất tại thành Phiên An.
Không chỉ vất vả với những cuộc nổi dậy trong nước mà dưới thời vua Minh
Mệnh còn phải đối phó với những thế lực lân bang như Xiêm La, Chân Lạp, vốn
là những nước trước đây vẫn thần phục. Thời Minh Mệnh, giữa Xiêm La với Đại
Nam thường xảy ra chiến tranh. Năm 1827, quân Xiêm xâm lược Vạn Tượng, vua
xứ này là A Nộ chống không nổi, phải cầu cứu triều đình Đại Nam. Nhà vua sai
thống chế Phan Văn Thúy mang viện quân sang giúp nhưng bị quân Xiêm đánh
bại. Quân Xiêm được đà đánh dấn vào các miền phụ cận Quảng Trị. Sau tuy có rút
quân nhưng Xiêm La vẫn ngấm ngầm giúp Chân Lạp nổi lên chống triều đình
Nguyễn hoặc lấn lướt Vạn Tượng và các xứ quy phục triều đình. Năm 1833, theo
13
lời kêu gọi của Lê Văn Khôi, Xiêm La mang quân vào nội địa Nam Hà và Chân
Lạp, nhưng bị quân nhà Nguyễn đánh bại năm 1834.
Đến thời vua Thiệu Trị việc giặc dã ở đất Nam kỳ và Chân Lạp từ đời trước
vẫn còn, các tướng vẫn phải đi tiễu trừ mãi nhưng đánh được chỗ này thì chỗ kia
nổi lên. Năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), trong triều ông Tạ Quang Cự tâu xin
bỏ đất Chân Lạp, rút quân về giữ An Giang, vua Thiệu Trị ưng thuận. Sau vua
Thiệu Trị phong tước Cao Miên quốc vương, từ đó Chân Lạp lại có vua, và việc
giặc giã ở phía Nam mới yên. Thời kỳ này vua Thiệu Trị vẫn noi theo mọi định
chế nhà nước như pháp luật, hành chính, học hiệu, điền địa và binh bị đã được
sắp đặt khá hoàn bị từ thời Minh Mệnh. Những bầy tôi đắc lực lúc bấy giờ vẫn là
cựu thần từ thời Minh Mệnh như : Trương Đăng Quế, Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, Võ
Văn Giải, Nguyễn Tri Phương và Lâm Duy Tiếp ra sức giúp rập. Bởi vậy việc
chính trị trong nước cũng như ngoại giao Thiệu Trị chỉ áp dụng noi theo các định
lệ của tiên đế, không có sự cải cách, thay đổi gì mới. Có thể nói tất cả những việc
làm và thành tựu của thời tiền nhiệm đã giúp tạo nên một thời kì ổn định và phát
triển. Thời gian trị vì của vua Thiệu Trị có thể nói là khoảng thời gian thái bình
thịnh trị nhất của vương triều Nguyễn. So với hai vị vua tiền nhiệm và cả với
những vua kế nhiệm sau này thì vua Thiệu Trị lên ngôi trong bối cảnh đất nước ổn
định, những khó khăn thời kiến bang lập nghiệp đã qua, vất vả vì ngoại xâm chưa
đến.
Nằm ở khoảng giữa một thời đại lịch sử đầy biến động, thời vua Thiệu Trị là
một giai đoạn thái bình thịnh không mấy dài lâu, nhưng tuy rằng ngắn ngủi như
vậy, thời đại ấy chính là điều kiện cũng như sự đánh dấu cho một thời kì phát triển
nở rộ về văn hóa nghệ thuật, kiến trúc... của vương triều Nguyễn.
1.2.Cuộc đời và sự nghiệp.
Vua Thiệu Trị tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là
Nguyễn Phúc Tuyền. Ông là con trưởng của vua Minh Mệnh và Tá Thiên Nhân
Hoàng Hậu Hồ Thị Hoa. Ông sinh ngày Nhâm Tý, 11 tháng 5 năm Đinh Mão, tức
ngày 16 tháng 6 năm 1807, ở ấp Xuân Lộc phía đông kinh thành Huế. Mười ba
14
ngày sau khi sinh hạ Miên Tông, thân mẫu ông qua đời, ông được bà nội là Thuận
Thiên Cao Hoàng hậu chăm sóc và nuôi dưỡng.
Vua cha Minh Mệnh có lẽ đã có ý định truyền ngôi cho Miên Tông nên từ
sớm đã có những sắp xếp như đưa ông ra ở Chỉ Thiện Đường để học tập, ban cho
ông Thường Mậu Viên để từ đó có thể nhìn thấy cảnh cấy cày của dân, biết nỗi
cực nhọc của dân. Trong Đại Nam thực lục3 có đoạn chép "Vua là người thông
minh nhân hiếu, được vua cha yêu quý đặc biệt. Mỗi khi nhân có việc tế Giao, đem
tên vua mật cáo với trời để xin trời trao mệnh lớn cho vua. Thế là việc quan trọng
của Xã Tắc đã được định trước rồi". Năm 1830, khi ngoài 20 tuổi ông được phong
tước Trường Khánh Công; năm 1837, ông được đứng đầu Tôn Nhân Phủ để trông
coi công việc trong Hoàng tộc. Khi vua Minh Mệnh băng hà, Miên Tông được di
chiếu nối ngôi và lấy niên hiệu là Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày Bính
Ngọ tháng giêng năm Tân Sửu (1841) tại điện Thái Hòa, đại xá, đổi niên hiệu ban
chiếu thư cho thiên hạ, lúc đó ông vừa tròn 34 tuổi.
Sử sách và Nguyễn Phúc tộc thế phả đều viết Thiệu Trị là một vị vua hiền
hòa, siêng năng cần mẫn, nhưng không hay bày việc và không có tính hoạt động
mạnh mẽ như vua cha. Trong thời gian trị vì, Thiệu Trị chỉ duy nhất một lần ra
Bắc để nhận sắc phong của triều Thanh, ngoài ra vua không đi đâu xa, chỉ thỉnh
thoảng ngao du lãm cảnh đất kinh thành.
Từ khi vua Thiệu Thị lên ngôi thì việc cấm đạo Thiên Chúa bớt đi hơn trơcs,
nhưng triều đình vẫn không có cảm tình với Thiên Chúa giáo, và những giáo sĩ
ngoại quốc vẫn còn bị giam ở Huế. Có người báo tin đó cho trung tá Pháp là Favin
Lévêque coi tàu Héroïne. Trung tá Favin Lévêque đem tàu vào Đà Nẵng xin cho
năm người giáo sĩ được tha. Năm Thiệu Trị thứ 5 – Ất Tỵ 1845, có người Giám
mục tên Lefèbvre phải án xử tử. Thiếu tướng nước Pháp là Cécile biết, sai quân
đem tàu Alcmène vào Đà Nẵng đón Giám mục ra. Năm Đinh Mùi 1847, khi người
Pháp biết rằng ở Huế không còn giáo sĩ bị giam nữa, mới sai đại tá De Lapierre và
trung tá Rigault de Genouilly đem hai chiếc chiến thuyền vào Đà Nẵng, xin bỏ
những chỉ dụ cấm đạo và để cho người trong nước được tự do theo đạo mới. Khi
3 Quốc sử quán triều Nguyễn – Viện khoa học xã hội Việt Nam – Viện sử học, 2007. Đại Nam
Thực Lục, tập 6 . Nxb Giáo Dục
15
hai bên còn đang thương nghị về việc này thì quan nước Pháp thấy thuyền của Đại
Nam đóng gần tàu của Pháp và ở trên bờ lại thấy có quân đắp đồn lũy, nghĩ rằng
có âm mưu bèn phát súng bắn đắm cả những thuyền ấy, rồi nhổ chạy ra biển. Vua
Thiệu Trị thấy vậy tức giận, có dụ ra cấm người ngoại quốc vào giảng đạo và trị
tội những người trong nước đi theo đạo. Những sự kiện này mở đầu "đường lối
ngoại giao pháo hạm" của thực dân Pháp, báo hiệu trước những hành động xâm
lược về sau này.
Một vài tháng sau Thiệu Trị lâm bệnh nặng. Theo sử chép, con trai trưởng
của ông là Nguyễn Phúc Hồng Bảo, một người ham chơi, mê cờ bạc, không chịu
học hành. Vì vậy khi gọi các quan Trương Đăng Quế, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri
Phương và Lâm Duy Hiệp vào trăng trối, vua Thiệu Trị để di chiếu truyền ngôi
cho con thứ là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Hồng Bảo được tin đem binh vào,
nhưng bị quan Phạm Thế Lịch giữ lại. Một mình Hồng Bảo vào lạy lục vua cha
Thiệu Trị, nhưng ông quay mặt đi không trả lời. Hồng Bảo bị Phạm Thế Lịch và
Vũ Văn Giải đưa vào hậu cung và giữ ở đó.
Vua Thiệu Trị băng ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi (1847), hưởng thọ 41
tuổi. Ông được an táng tại Xương Lăng, miếu hiệu là Hiến Tổ, thụy hiệu là Thiệu
Thiên Long Vận Chí Thiện Thuần Hiếu Khoan Minh Duệ Đoán Văn Trị Vũ Công
Thánh Triết Chương Hoàng Đế.
Trong Đại Nam thực lục có đoạn chép lời vua Tự Đức đúc kết cuộc đời vua
cha như sau : " Kính nghĩ Hoàng khảo Hiến tổ Chương hoàng đế ta, tư chất bẩm
sinh là bậc thượng thánh, nối giữ cơ nghiệp thịnh trị, về công việc trị nước thì
kính trời, noi theo pháp độ của tổ tiên, hiếu thảo với đấng thân, hoà mục với họ
hàng, dùng người hiền tài, tìm lời nói thẳng, thương dân, trọng nghề gốc, sửa việc
văn, rèn việc võ, ưa chuộng sự kiệm ước, nén bỏ sự xa xỉ, biết bao chính sự hay,
sử sách không sao chép hết được. Cho nên lúc bấy giờ, chính sự bình hoà, giáo
hoá thấm khắp, thời tiết hoà thuận, năm thường được mùa, số hộ khẩu ngày một
tăng thêm, việc hình phạt ngày bớt đi nhiều, việc võ không dùng đến, nơi biên
cảnh yên tĩnh. Trong khoảng 7 năm, ơn trạch thấm nhuần, các sĩ phu và dân
chúng đều ca ngợi thái bình, đến ngày nay cũng vẫn như ngày xưa. Đạo đức và
công liệt của Hoàng khảo ta làm cho công đức của hai Thánh tổ tỏ rạng thêm".
16
Đoạn văn trên tuy là lời văn mô phạm thường thấy nhưng cũng phần nào nói lên
những thành quả trong sự nghiệp trị vì ngắn ngủi của hoàng đế Thiệu Trị.
Trong Đại Nam thực lục có chép lời vua nói với triều thần rằng “Phải nên
xem xét lợi hại, kính giữ phép thường. Nếu muốn đặt lạ khoe cao, chực làm công
việc phi thường vượt qua đời trước, sức không đủ mà gượng làm, mong cho được
việc thì khó lắm”4. Chính vì quan niệm đó mà trong thời gian trị vì, về nội trị hay
ngoại giao, vua Thiệu Trị đều noi theo đường lối chính sách của vua cha là Minh
Mệnh, vua Thiệu Trị cố gắng giữ gìn mọi định chế đã được gây dựng, kiến tạo từ
triều trước, quốc gia tương đối ổn định và cường thịnh, nên vua chỉ tuân theo
"thành pháp" - đúng như tiên hiệu của ông là "Thiệu Trị" (nối tiếp nền thịnh trị).
Vua Thiệu Trị có khí tượng của một vị "Thái bình thiên tử", về chính trị thì
gần như không có cải cách gì, ông chỉ khắc phục và hoàn thành một số vấn đề còn
lại từ thời Minh Mệnh như việc đắp đê ở Bắc bộ, để khắc phục hậu quả của
phương pháp "đào sông thay đê", và giải quyết vấn đề Chân Lạp. Hoặc cũng có
thể do bản tính hiền hòa nên Thiệu Trị không mạnh dạn trong cải cách mà chỉ giữ
nếp cũ từ thời vua cha. Dưới thời vua Thiệu Trị, đất Nam kì có nhiều giặc giã, dân
Chân Lạp nổi dậy và quân Xiêm La sang đánh phá, nhà vua phải cho quân đánh
dẹp đến năm Thiệu Trị thứ bảy (1847) mới yên. Về cơ bản, có thể nói vua Thiệu
Trị là tiêu biểu cho một vị Hoàng đế "thủ thành" (giữ cơ nghiệp đã sẵn có trọn
vẹn).
Tuy không có nhiều dấu ấn chính trị, nhưng dường như mọi sức mạnh của
triều đại được vua Thiệu Trị thể hiện trong sự phát triển văn hóa nghệ thuật và
kiến trúc. Nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn đạt đến đỉnh cao dưới thời Thiệu Trị.
Thời kì này, vua Thiệu Trị cho xây dựng hàng loạt những công trình kiến trúc có
quy mô như vườn Cơ Hạ, điện Khâm Văn, Thanh Hạ Thư Lâu (1844), điện Minh
Thận (1845) ở phía đông điện Càn Thành, để làm chỗ phê duyệt sớ tấu. Trong
những công trình xây dựng thời Thiệu Trị phải kể đến cung Bảo Định – một quần
thể kiến trúc độc đáo nằm ở phía nam vườn Thường Mậu; Cung có chính điện gọi
là điện Long An; đằng sau điện làm thêm các Minh Trưng, phía trước các làm đài
4 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục, bản dịch của Viện Sử Học, Nxb KHXH, Hà
Nội.
17
Trừng Phương, phía sau làm các hiên nhỏ gọi là hiên Đạo Tâm, phía tả các gọi là
viện Chiêm ân, phía hữu gọi là viện Nhuận đức, đằng trước điện có đông vu, tây
vu, phía nam điện gọi là cửa cung Bảo Định, phía bắc gọi là cửa Mỹ Thành., các
tường, cửa viện vũ bên tả bên hữu đều đặt bằng chữ hay. Vua Thiệu Trị cũng là
một vị vua trọng đạo Phật, vì vậy ngoài việc xây dựng những công trình cung điện
thì nhà vua còn cho trùng tu và xây dựng nhiều ngôi chùa lớn, có thể kể đến như
việc xây chùa Diệu Đế (1844) vốn là nơi tiềm để của vua, xây tháp Phước Duyên
7 tầng ở chùa Thiên Mụ, gọi là tháp Từ Nhân, đằng trước dựng đình Hương
Nguyện...
Về mặt sáng tác thơ văn thì có thể nói vua Thiệu Trị là một trong những vị
vua có số lượng sáng tác nhiều nhất trong lịch sử nước ta nói chung và triều
Nguyễn nói riêng. Tuy rằng thời gian tại vị ngắn ngủi chỉ vẻn vẹn có 7 năm, nhưng
vua Thiệu Trị để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Có lẽ bởi là một vị vua thời
thái bình, thừa hưởng nền móng chính trị và văn hóa ổn định của đời trước, cộng
thêm với tinh thần thi sĩ của mình. Vua Thiệu Trị không chỉ lấy việc sáng tác thơ
văn làm thú vui mà còn phát huy giá trị văn chương dùng nó để tô điểm thêm cho
thời thịnh thế và coi đó như một công cụ của sự giáo hóa. Vua Tự Đức trong
"Xương Lăng Thánh Đức Thần Công bi" có nhắc đến những trước tác của vua
Thiệu Trị một cách súc tích rằng : "(vua cha) khi rỗi việc để ý văn nghệ, nói ra làm
khuôn mẫu mà bảo cho người sau. Ngự chế ra hai tập văn, bốn tập thơ, lại có
những tập Ngự Đề đồ hội, Sử luận, Hoàng huấn, Bắc tuần vũ công, Cổ kim thể
cách, Tài thành phụ tướng, Lịch đại đế vương, không đầy sáu bảy năm, mà làm
xong mười bốn bộ sách. Lại tập Chỉ Thiện đường thi văn hội, làm ra từ khi ở nơi
tiềm để, có mười sáu quyển nữa".
Thông qua khảo sát có thể thống kê lại một cách chi tiết hơn những trước tác
của vua Thiệu Trị như sau : Về văn có hai tác phẩm là : Ngự chế lịch đại sử tổng
luận và Ngự chế văn tập.
Về thơ gồm có:
- Ngự chế Tài Thành Phụ Tướng thi tập là tập thơ ngự chế dùng để làm quẻ
bói cát hung nhằm giáo hóa phong tục, tập thơ gồm 200 bài thơ chia làm 2 quyển
gọi là Tiên Thiên và Hậu Thiên.
18
- Ngự chế Cổ Kim Thể Cách Thi Pháp gồm 157 bài thơ ngự chế với hơn 70
thể, mỗi bài thơ có thể đọc xuôi, đọc ngược..
- Minh Lương Hỷ Khởi tập là tập hợp những bài thơ ngự chế và các bài ứng
chế của các quan.
- Ngự chế Vũ Công thi tập gồm 10 quyển với 148 bài thơ và 12 chương
minh, nội dung liên quan đến phương lược bình định Xiêm La, Chân Lạp; và việc
dẹp bình giặc dã các nơi.
- Ngự đề đồ hội thi tập gồm 14 quyển và 2 quyển mục lục với tổng số hơn
200 bài thơ với các chủ đề vịnh cảnh, vịnh cổ tích và vịnh nhân vật.
- Hoàng huấn cửu thiên gồm có chín thiên do vua ngự chế phỏng theo cổ
thể kinh Thi.
- Ngự chế Bắc tuần thi tập gồm 173 bài thơ ngự chế được viết nhân chuyến
ngự giá ra Hà Nội để thụ phong.
- Ngự chế thi tập có 6 quyển với hơn 3000 bài gồm thơ của vua ngự chế và
quần thần ứng chế.
- Chỉ Thiện Đường thi văn hội tập gộp chung cả thơ và văn do vua Thiệu
Trị viết khi còn tiềm để, gồm 16 quyển.
Ngoài những tác phẩm văn thơ kể trên thì còn một số tác phẩm khác thuộc về
nửa văn chương nửa hành chính dưới thời vua Thiệu Trị như : Thiệu Trị văn quy
tự vựng hội tập, Thiệu Trị chiếu dụ..
2. Vấn đề văn bản Ngự đề đồ hội thi tập.
2.1. Quá trình hình thành tác phẩm.
Sự hình thành các tác phẩm thơ văn ngự để, ngự chế của vua Thiệu Trị không
chỉ ở tài thơ của ông mà mang trong đó sự kế thừa, có mạch nguồn từ đời vua cha
Minh Mệnh. Vua Thiệu Trị chịu ảnh hưởng rất nhiều ở sự giáo dục của vua cha,
như chúng ta biết vua Minh Mệnh sáng tác văn thơ không ít, dùng thơ để giáo
huấn ca vịnh cũng nhiều, ngay cả việc thi ngâm cũng thường được nhắc nhở, như
việc vua nói về đại nghĩa của việc làm thơ rằng "dẫu trong khi ngâm vịnh cũng có
19
ngụ ý làm chủ nước, yêu nuôi dân" không những vậy mà vua Minh Mệnh còn
thường ban thơ cho các hoàng tử để tỏ rõ ý giáo huấn. Có lẽ từ những việc đó cũng
đã tạo cho vua Thiệu Trị một mạch nguồn tư tưởng trong việc sáng tác. Sự kế thừa
tư tưởng vua cha của vua Thiệu Trị cũng có thể phần nào thấy được khi ông cho
khắc in tập thơ Thiên cơ dự triệu là một tập thơ ngự chế dùng để dự đoán cát hung
của vua Minh Mệnh, đồng thời lại sáng tác tập Ngự chế Tài Thành Phụ Tướng
thi tập, cũng là tập thơ bói cát hung để nối ngầm ý của vua cha.
Nằm trong hệ thống thơ văn ngự chế của vua Thiệu Trị, tác phẩm Ngự đề đồ
hội thi tập là một tập thơ đồ sộ và công phu, đồng thời cũng là sản phẩm chứa
đựng sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật ngôn từ và mỹ thuật. Có thể vì lí do đó
cho nên quá trình hình thành tác phẩm từ khi cho khắc in cho đến lúc hoàn thành
được đề cập tương đối kĩ hơn các tác phẩm ngự chế khác, điều này được thể hiện
rõ qua những ghi chép trong bộ sách Đại Nam thực lục .
Trong Đại Nam thực lục đệ tam kỷ5 có chép việc tất cả những bài thơ do vua
ngự chế và làm khi còn ở tiềm để có liên quan đến cảnh vật chốn kinh đô đều được
các quan Nội các sưu tầm, sắp xếp phân loại biên tập lại thành sách. Mỗi cảnh đẹp
thì lấy một bài ngự chế làm chủ rồi đưa những bài thơ có cùng chủ đề vào thành
một chùm liên thuộc, rồi cảnh nào có thể miêu tả thành bản vẽ thì cho vẽ hình vào
sau. Đến tháng 5 năm 1844, tập thơ Ngự chế có vẽ đồ họa đã được các quan Nội
các biên tập, sắp xếp phân loại theo chủ đề đã xong. Quan nội các là nhóm Phạm
Thế Hiển dâng sớ xin được khắc in, sớ đại lược nói :
“Bọn thần : Bí các được hầu, khuê văn trông ngóng, kính xét tập đầu, tập thứ
hai, các bài thơ ngự chế ; tùy từng việc mà hạ bút, gặp sự vật mà nên lời. Gồm
muôn loại thu vào, suốt ba tài đều đủ. Đã chiểu theo hằng năm biên tập ra, rồi
khắc bản in, như viên ngọc rực rỡ, đôi vừng sáng soi đức sáng ngửa trông, nơi
nào cũng thấy sự rõ rệt ; văn thần mầu nhiệm, khôn lường mà hiểu được căn
nguyên. Huống chi, tượng hiện ra vật, nói hiện ra thơ, nói không tượng thì không
rõ ; hình cao là đạo, hình thấp là vật, đạo không vật thì không minh. Cho nên thơ
phải : biên ra từng loại thì đầu mối mới phân minh ; vẽ ra từng đồ thì văn thái
5 Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục, bản dịch của Viện Sử Học, Nxb Giáo
Dục,tập 6.
20
càng rõ rệt. Đó là chỗ lòng bọn thần mong muốn. Vậy nên quên cả mình kiến thức
nông hẹp, xin đem các bài thơ trong tập cung đề những nơi danh thắng cổ tích,
thời tiết nhân vật, chia ra từng loại để biên soạn, đều vẽ đồ phụ vào ; rồi lại chiếu
bài vịnh trong các loại, tuỳ loại biên chép, tuân theo bút pháp ngự viết ra, cẩn
thận đằng tả. Nay sách đã xong, cộng được 14 quyển và 2 quyển mục lục, đề nhan
sách là Ngự đề đồ hội thi tập, Kính dâng ngự làm, đợi lệnh cho khắc thành bản in,
để nêu tỏ sự mầu nhiệm của trời đất, để thiên hạ được thấy nghe chung, càng tỏ rõ
cái hay của công hóa thánh thần của nước Đại Nam ta và kính vâng đức nghiệp
của hoàng thượng ta thịnh lớn ngày một thêm mới, văn chương thánh minh theo cũ
làm mới, sáng tỏ về sau mãi mãi không cùng”.
Như vậy qua lời tấu lên của các quan trong Nội các thì tập thơ được phân loại
thành từng chủ đề danh thắng, cổ tích, thời tiết nhân vật rồi biên tập thành sách cho
vẽ phụ đồ, tổng cộng được 14 quyển và 2 quyển mục lục, đặt tên là Ngự đề đồ hội
thi tập. Bản tấu và sách được dâng lên trình vua Thiệu Trị ngự xem, nhà vua phê
chuẩn và có viết bài tựa rồi cho phép đi in ấn. Bài tựa đại thể nói :
“...Ta kính vâng ngôi báu, nối nghiệp lớn dài lâu, nghĩ đến công khai sáng
khó nhọc, lại càng sợ việc thủ thành không phải dễ. Phàm những nơi đi chơi xem
xét, trông thấy cảnh đẹp của non sông, càng để lòng làm tỏ công liệt, đức sáng.
Mỗi khi nhân nhớ đến cảnh thắng nào đó thì chép ra thành thiên. Huống chi, khi
nhàn hạ mở sách ra xem thì nắm được trị công ở sách cổ. Nghiệm thời tiết, khuyên
dân chăm việc thì cảm xúc sự vật mà ngâm thơ. Ngày tháng tiến lên, biên chép
thành tập. Nay các viên trong Nội các là bọn Phạm Thế Hiển, trích đem các bài
trong tập thơ, bài nào có thể miêu tả thành bản vẽ thì, xét theo muôn loại, biên vào
thành sách, đều làm bức vẽ phụ thêm vào, dâng lên trình lãm.... Vậy chuẩn y lời
tâu xin làm Ngự đề đồ hội thi tập. Khắc in để mãi lâu dài, gia ơn cho đám sĩ phu,
cũng là để xem cho rộng, chép thành việc, viết vào đầu tập thư này. Vậy làm bài
tựa”
Đó là nói chung về cả tập Ngự đề đồ hội thi tập, nhưng riêng có phần Ngự
đề cổ tích đồ hội thi tập là một trong ba phần của tập Ngự đề, gồm những bài thơ
vịnh tích cũ thời Nghiêu Thuấn và người hiền thời cổ, cũng được Đại Nam thực
lục ghi chép về sự hình thành rằng :
21
" Vua xem tập Đế giám đồ thuyết, làm 49 bài thơ (chép rõ ở Thánh chế thi,
sơ tập) đưa cho quần thần coi và bảo rằng : “Tập Đồ thuyết này là của bọn bề tôi
nhà Minh, Trương Cư Chính và Lã Điều Dương làm ra, trên từ Nghiêu, Thuấn,
dưới đến các đời, chọn nhặt những điều thiện đáng làm phép được 81 việc, chia
làm phần “Thánh triết phương quy”, điều ác đáng để răn, được 36 việc, chia làm
phần “Cuồng ngu Phước triệt”. ..Bữa nọ, trẫm nhân lúc rỗi việc, phóng bút viết
luôn thành thơ, tình cờ được những bài này, treo bên chỗ ngồi để gắng theo mà tu
tỉnh, thật muốn bắt chước vua Đường Thái Tông lấy việc cổ làm gương, chứ
không phải dám sánh với bút pháp của kinh Xuân Thu."
Như vậy qua đây, ít nhất ta có thể biết được phần thơ về cổ tích là những bài
thơ được lấy ra từ bộ Thánh chế thi, sau đó được sắp xếp biên tập vào thành một
phần tác phẩm Ngự đề đồ hội thi tập. Qua những ghi chép trong Đại Nam thực
lục cho thấy, tác phẩm Ngự đề đồ hội thi tập vốn không phải là một tác phẩm do
vua ngự chế và đặt tên ngay từ đầu mà là một tập thơ do các quan trong Nội các
sưu tầm trong các bản Ngự chế thi sau đó phân loại, biên tập thành sách, cho vẽ
tranh minh họa ở mỗi cảnh và đặt tên bộ sách rồi trình vua ngự xem và được phê
chuẩn cho khắc in.
Công việc khắc in tập sách này kéo dài hơn 1 năm, từ tháng 5 năm 1844 cho
đến tháng 6 năm 1845 thì mới hoàn thành. Đến khi sách xong,vua thưởng cho ấn
quan ở Nội các, người biên chép và người viết tinh tả.
2.2. Hiện trạng văn bản tác phẩm.
Văn bản tác phẩm Ngự đề đồ hội thi tập hiện được lưu giữ tại Viện nghiên
cứu Hán Nôm với tên gọi Ngự đề danh thắng đồ hội thi tập gồm có duy nhất một
bản khắc in mang kí hiệu A. 1412/1-4 được chia làm bốn tập. Qua quá trình khảo
sát bốn tập của văn bản tác phẩm cho thấy tác phẩm gồm 3 phần với 14 quyển
(quyển 1 đến quyển 14), tuy nhiên phần văn bản tác phẩm còn lưu giữ được bị
thiếu m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004306_1_8656_2002770.pdf