MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN. i
TÓM LƯỢC . . . . ii
MỤC LỤC . iii
DANH SÁCH HÌNH. . . . vi
DANH SÁCH BẢNG. . . . vii
CHƯƠNG1 ĐẶT VẤN ĐỀ. . . 1
1.1 TỔNG QUAN. . . . 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. . . 2
CHƯƠNG2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . . . 3
2.1 NGUYÊN LIỆU . . . 3
2.1.1 Giới thiệu về cá tra. . . 3
2.1.2 Đặc điểm sinh học của cá . . . 3
2.1.3 Thành phần hóa học của cá Tra . . . 5
2.1.4 Giới thiệu vế vụn cá tra . 7
2.2 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM ĐỒ HỘP . . 8
2.2.1 Giới thiệu về đồ hộp cá nghiền . . . 8
2.2.2 Chất phụ gia trong chế biến đồ hộp cá nghiền . . 8
2.3 CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾNĐỒ HỘP CÁ NGHIỀN. . 14
2.3.1 Quy trình. . . 14
2.3.2 Thuyết minh quy trình. . . 14
2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN VÀ BẢO
QUẢN ĐỒ HỘP . . . . 17
2.4.1 Ảnh hưởng của nguyên liệu trong quá trình chế biến. . 17
2.4.2 Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ xay trong chế biến đồ hộp cà nghiền 17
2.4.3 Các biến đổi xảy ra trong quá trình hấp và tiệt trùng sản phẩm . 18
2.5 HỆ VI SINH VẬT TRONG ĐỒ HỘP . . 20
2.5.1 Vi khuẩn . . 20
2.5.2 Nấm mốc . . . 22
2.5.3 Nấm men . . . 22
2.6 QUAN HỆ GIỮA VI SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN THỰC
PHẨM . . . . 22
2.7 XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ XỬ LÝ NHIỆT . . 23
2.8 XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ THANH TRÙNG F. . 23
2.9 CÁC DẠNG HƯ HỎNG CỦA ĐỒ HỘP THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ
TRÌNH CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN . 26
2.9.1 Hư hỏng do vi sinh vật. . . 26
2.9.2 Đồ hộp bị hư do hiện tượng hóa học. 27
2.9.3 Đồ hộp bị hư do tác động cơ lý. . . 27
2.10 CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM ĐỒ HỘP. 27
2.10.1 Yêu cầu về nguyên liệu . . . 27
2.10.2 Chỉ tiêu vi sinh trong đồ hộp . . . 28
2.10.3 Yêu cầu về chất phụ gia . 28
2.10.4 Chỉ tiêu cảm quan . . . 28
2.10.5 Chỉ tiêu hóa lý . . . 28
2.10.6 Chỉ tiêu về bao bì sử dụng . . . 28
CHƯƠNG3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 30
3.1 PHƯƠNG TIỆN . . . 30
3.1.1 Thiết bị -dụng cụ . . . 30
3.1.2 Hóa chất . . . 30
3.1.3 Nguyên liệu và phụ gia . . . 30
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. . . 31
3.2.1 Quy trình tổng quát chế biến đồ hộp vụn cá tra nghiền được áp dụng trong
thí nghiệm . . . . 31
3.2.2 Nội dung bố trí thí nghiệm. 32
CHƯƠNG4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . . . 37
4.1 KẾT QUẢ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ HẤP SƠ BỘ ĐẾN CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM . . . 37
4.2 KẾT QUẢ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TIỆT TRÙNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG BẢO QUẢN CỦA SẢN PHẢM . . 40
4.3 XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN
PHẨM . . . . 50
CHƯƠNG5 KẾT LUẬN –ĐỀ NGHỊ . . . 52
5.1 KẾT LUẬN . . . . 52
5.2 ĐỀ NGHỊ. . . . 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . 53
90 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3297 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát ảnh hưởng của chế độ xử lý nhiệt đến chất lượng sản phẩm đồ hộp vụn cá Tra nghiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức, làm
hở các mối ghép, vi sinh vật nhiễm vào (nguồn nhiễm vi sinh vật chủ yếu vào đồ
Luận văn tốt nghiệp khóa 31 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 27
hộp bị hở là nước dùng để làm nguội đồ hộp sau khi thanh trùng) phát triển làm
hỏng đồ hộp.
- Do nhiễm vi sinh vật gây hư hỏng trước khi thanh trùng
Hiện tượng này xảy ra khi thực hiện không đúng qui trình kỹ thuật và chế độ
vệ sinh thực phẩm, làm cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển ở thực phẩm trong
thời gian chế biến. Thời gian từ lúc vào hộp đến lúc ghép kín và mang đi thanh
trùng quá lâu. Ở nhiệt độ không cao lắm đó, là điều kiện thích hợp cho các vi sinh
vật phát triển làm hỏng đồ hộp trước khi thanh trùng.
2.9.2 Đồ hộp bị hư do hiện tượng hóa học
Hiện tượng ăn mòn lớp mạ của bao bì bằng sắt sinh ra khí hydro có thể làm
cho hộp bị phồng. Hiện tượng bị phồng này tuy không mãnh liệt như phồng do vi
sinh vật nhưng quan trọng ở chổ kim loại bị nhiễm khá nhiều vào sản phẩm. Sử
dụng sắt có chất lượng tốt, sơn verni, bài khí và bảo quản tốt sẽ hạn chế được hiện
tượng này.
2.9.3 Đồ hộp bị hư do tác động cơ lý
Trong các giai đoạn ghép mí, thanh trùng, bảo quản và vận chuyển, đồ hộp có
thể bị hư hỏng do phồng cơ lý, bẹp, méo và gỉ…
Đồ hộp có thể bị phồng do thực phẩm được xếp vào hộp quá đầy, do bài khí
không đầy đủ, do chuyên chở từ xứ lạnh sang xứ nóng, từ vùng thấp sang vùng cao.
Đồ hộp bị bẹp, méo và gỉ do thực hiện không đúng các thao tác kỹ thuật trong
quá trình chế biến, vận chuyển, bảo quản hay sử dụng nguyên vật liệu không hợp
quy cách (bao bì quá mỏng, vật liệu ẩm ướt…).
Đồ hộp bị hư hỏng do các tác động cơ lý chỉ mất giá trị về mặt thương phẩm
mà không mất giá trị về mặt dinh dưỡng, có thể chế biến lại hay dùng để chế biến
các sản phẩm khác.
2.10 CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM ĐỒ HỘP
2.10.1 Yêu cầu về nguyên liệu
Nguyên liệu vụn thịt đỏ cá tra trước khi chế biến cần phải lạnh đông ít nhất
24 giờ, mỡ thịt bổ sung vào sản phẩm phải có chất lượng tốt không bị ôi hóa,
không có mùi lạ.
Tỉ lệ thịt cá : mỡ thịt là 90 : 10 (%) thì sản phẩm có khả năng tạo cấu trúc
tốt, có giá trị cảm quan cao.
Luận văn tốt nghiệp khóa 31 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 28
Cần giữ lạnh khối paste trước khi xay ở nhiệt độ 0 ÷ 2 0C, tránh nhiệt độ khối
paste tăng quá 18 0C để sản phẩm không bị tách nước.
2.10.2 Chỉ tiêu vi sinh trong đồ hộp
Chỉ tiêu vi sinh (Giới hạn cho phép trong 1g hay 1 ml thực phẩm)
Vi sinh tổng số: ≤ 106 (FAO,1995)
E. coli : 0
Clostridium botulinum : 0
Staphylococcus aureus : 0
Salmonella : 0 (trong 25g thực phẩm.)
Tổng số bào tử nấm men, mốc : 0
(TCVN 7048 : 2002 Thịt hộp – quy định kỹ thuật)
2.10.3 Yêu cầu về chất phụ gia
Các chất phụ gia sử dụng phải trong danh mục các chất phụ gia được phép
sử dụng trong thực phẩm và liều lượng không vượt quá liều lượng cho phép của
Bộ Y Tế.
2.10.4 Chỉ tiêu cảm quan
- Bên ngoài hộp: sáng bóng, không rỉ, kín, không phồng (do nguyên
nhân hoá học hoặc vi sinh vật ).
- Bên trong hộp: lớp verni còn nguyên vẹn, không hoen ố, không có mùi vị
tanh kim loại, không có mùi hydrosulfua (H2S) hoặc amoniac (NH3) toát ra từ thực
phẩm, có mùi thơm ngon đặc biệt của từng loại thực phẩm đồ hộp.
2.10.5 Chỉ tiêu hóa lý
- Phản ứng thử chì acetat (xác định H2S): âm tính.
- Hàm lượng amoniac dưới 45 mg/100g đồ hộp.
- Phản ứng Kreiss (xác định độ hư hỏng, độ ôi khét của chất béo): âm tính.
2.10.6 Chỉ tiêu về bao bì sử dụng
Bao bì là phần bao phủ bên ngoài của sản phẩm hàng hoá, để bảo đảm chống
lai các dạng hư hỏng, giúp phân phối sản phẩm dễ dàng và cũng làm tăng giá trị
thương phẩm. Bao bì được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau nhưng phải đảm bảo
các yêu cầu:
Luận văn tốt nghiệp khóa 31 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 29
- Không độc và tương hợp với từng loại sản phẩm.
- Đảm bảo vệ sinh.
- Giữ ẩm và giữ béo.
- Giữ khí và mùi.
- Bền cơ học.
- Dễ mở, kích thước, hình dạng, trọng lượng, thẩm mĩ.
- Dễ in ấn và giới thiệu sản phẩm.
- Giá cả phải phù hợp.
Trong sản xuất đồ hộp thường sử dụng bao bì sắt tây. So với bao bì thuỷ tinh,
bao bì sắt tây có ưu điểm như nhẹ, bền, độ dẫn nhiệt cao và dễ ghép mí nhưng độ
bền hoá học thì kém hơn bao bì thuỷ tinh. Tuy nhiên trong sản xuất đồ hộp sử dụng
bao bì sắt tây là tiện lợi nhất, bảo đảm được chất lượng khi thanh trùng, đảm bảo
kín không cho vi sinh vật xâm nhập, chống sáng tốt, có thể chóng được ăn mòn và
không tương tác với sản phẩm (do có lớp sơn verni) và thời gian bảo quản khá lâu.
Luận văn tốt nghiệp khóa 31 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 30
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 PHƯƠNG TIỆN
Thực hiện nghiên cứu và thu nhập số liệu tại phòng thí nghiệm bộ môn Công
nghệ thực phẩm, khoa Nông Nghiệp và sinh học ứng dụng, trường Đại Học Cần
Thơ.
Thời gian: Các thí nghiệm được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày
2/2/2009 đến 3/5/2009.
3.1.1 Thiết bị - dụng cụ
- Máy xay, cắt thịt. - Máy đo cấu trúc.
- Cân điện tử. - Tủ cấp đông.
- Tủ sấy. - Bếp gas.
- Nhiệt kế, pH kế. - Nồi hấp.
- Tủ ủ - Máy ghép nắp
- Thiết bị thanh trùng
- Một số thiết bị dụng cụ khác dùng trong phân tích.
3.1.2 Hóa chất
- Môi trường Plate Count Agar (PCA)
- Môi trường Iron Sulphite Agar (ISA)
- Dung dịch ferric citrate 5%
- Dung dịch sodium sulphite 5%.
3.1.3 Nguyên liệu và phụ gia
3.1.3.1 Nguyên liệu
- Vụn thịt đỏ cá tra được thu mua cố định từ công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Cần Thơ (CASEAMEX).
- Mỡ heo (mỡ thịt).
3.1.3.2 Phụ gia, gia vị
- Gelatin
- Tinh bột (bột mì tinh)
- Polyphosphate.
Luận văn tốt nghiệp khóa 31 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 31
- Muối NaCl.
- Bột ngọt.
- Đường sucrose.
- Tiêu, hành, tỏi
- Carrageenan
- Nitrate
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với một hoặc hai nhân tố, các nhân tố còn
lại cố định trong suốt quá trình thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm trước dùng làm cơ
sở cho thí nghiệm sau.
3.2.1 Quy trình tổng quát chế biến đồ hộp vụn cá tra nghiền được áp dụng
trong thí nghiệm
Hình 3.1 : Quy trình công nghệ sản xuất đồ hộp vụn cá tra nghiền trong thí nghiệm
Thanh trùng
Ghép nắp
Làm nguội
Bảo ôn
Bảo quản
Dán nhản
Sản phẩm
Vụn thịt đỏ cá
tra đông lạnh
Vô hộp
Xay thô
Phối trộn
Xay mịn
Hấp sơ bộ
Tinh bột (4%), Nitrat
0,01%, carrageenan(2%)
Đường 2%, tiêu 0,5%
Hành 2%, tỏi 2%
Bột ngọt (0,2%)
Polyphosphate (0,4%)
Muối (1,3%),Gelatin 2% Mỡ thịt
lạnh đông
Luận văn tốt nghiệp khóa 31 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 32
3.2.2 Nội dung bố trí thí nghiệm.
Trên cơ sở quy trình chế biến tham khảo và thực hiện thử nghiệm, các thí
nghiệm được tiến hành với các thành phần phụ gia và gia vị được cố định trong suốt
quá trình nghiên cứu như sau: Tỏi: 2%, hành 2%, tiêu 0,5%, Bột ngọt: 0,2%,
Đường: 2%, Muối: 1,3%, Bột mì tinh: 4%, gelatin 2%, polyphotphat: 0,4%,
carrageenan 2%, nitrate 0,01% (Các giá trị tính trên thành phần khối lượng nguyên
liệu).
3.2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của chế độ hấp sơ bộ đến chất lượng
của sản phẩm
a. Mục đích
Giúp quá trình bài khí được tốt hơn, ổn định cấu trúc sản phẩm, tiêu diệt
một phần vi sinh vật. Từ đó ta xác định chế độ xử lý nhiệt thích hợp.
b. Bố trí thí nghiệm
- Số mẫu: 5
- Khối lượng mẫu: 200g
- Nhân tố: A (Thời gian xử lý nhiệt)
A0: 0 phút (mẫu đối chứng)
A1: 15 phút
A2: 20 phút
A3: 25 phút
A4: 30 phút
- Nhiệt độ xử lý được giữ cố định ở 100oC.
- Tổng số nghiệm thức: 5
- Tổng số đơn vị thí nghiệm: 5 x 3 = 15 đơn vị thí nghiệm.
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Luận văn tốt nghiệp khóa 31 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 33
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
c. Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm
- Vụn thịt đỏ cá tra đã cấp đông sẵn được vận chuyển từ công ty
CASEAMEX về phòng thí nghiệm đem cân khối lượng xác định theo bố trí thí
nghiệm và tiến hành xay thô.
- Phụ gia và gia vị sử dụng được cân sẵn với thành phần như trên. Các tỉ lệ
này được tính dựa trên khối lượng mẫu thí nghiệm.
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thành phần, thí nghiệm được tiến hành theo bố
trí thí nghiệm trên.
- Sau khi tiệt trùng xong ta tiến hành làm nguội nhanh cho đến khi nhiệt độ
sản phẩm còn khoảng 400C đem sản phẩm bảo ôn 1 ngày và tiến hành phân tích
mẫu. Đô độ chân không trước bằng thiết bị đo độ chân không, cấu trúc, màu sắc sản
phẩm.
d. Chỉ tiêu theo dõi
- Cấu trúc: đo bằng máy đo và cả đánh giá cảm quan.
Vụn thịt đỏ cá tra đông lạnh
Xay thô
………………
Hấp sơ bộ (100oC)
Thành phẩm
A0 A1 A2 A3 A4
……
Luận văn tốt nghiệp khóa 31 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 34
- Xác định độ chân không: đo bằng máy.
- Màu sắc: đo bằng máy đo.
e. Xử lý số liệu
Kết quả thí nghiệm được xử lý thống kê bằng phần mềm Statraphic 4.0 (phân
tích ANOVA).
3.2.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của chế độ tiệt trùng đến chất lượng
và khả năng bảo quản của sản phẩm
a. Mục đích:
Nhằm tìm ra chế độ xử lý nhiệt tối ưu để đảm bảo chất lượng của sản
phẩm và tiêu diệt được vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm cho con người, kéo dài thời
gian bảo quản sản phẩm.
b. Bố trí thí nghiệm:
- Khối lượng mẫu: 200g
- Nhân tố: thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 2 nhân tố:
+ Nhân tố B: thời gian tiệt trùng (thời gian giữ nhiệt).
B1: 40 phút
B2: 50 phút
B3: 60 phút
B4: 70 phút
+ Nhân tố C: nhiệt độ tiệt trùng
C1: 121oC
C2: 125oC
- Tổng số nghiệm thức : 4 x 2 = 8 nghiệm thức
- Tổng số đơn vị thí nghiệm : 8 x 3 = 24 đơn vị thí nghiệm
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Luận văn tốt nghiệp khóa 31 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 35
Hình 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2
Thành phẩm
Vụn thịt đỏ cá tra đông lạnh
Xay thô
……………….
Hấp sơ bộ
…………….
Tiệt trùng
Giá trị tối ưu TN1
C1: 121oC C2: 125oC
B1 (40 phút) B2 (50 phút) B3 (60 phút) B4 (70 phút)
…….
Luận văn tốt nghiệp khóa 31 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 36
c. Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm
- Từ kết quả khảo sát của thí nghiệm 1 trên chọn ra được thời gian hấp sơ
bộ thích hợp và tiến hành khảo sát các chế độ tiệt trùng sản phẩm.
- Nâng nhiệt độ dần lên đến nhiệt độ khảo sát (dùng đồng hồ bấm giây xác
định nhiệt độ sau mỗi phút) và giữ ổn định nhiệt độ cố định theo thời gian bố trí
thí nghiệm, sau khi đủ thời gian ta hạ nhiệt độ ngay lập tức đến nhiệt 40oC. Kết
thúc quá trình tiệt trùng. Ta tiến hành theo dõi các chỉ tiêu cần thiết cho sản
phẩm theo thời gian bảo quản ở: 0 ngày, 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày và 20 ngày
(thời gian bảo ôn sản phẩm).
d. Chỉ tiêu theo dõi
Sau khi xử lý nhiệt sản phẩm được làm nguội sau đó bảo ôn ở nhiệt độ
phòng. Sản phẩm được đánh giá chất lượng với các chỉ tiêu sau:
- Trạng thái bao bì hộp: bên trong và bên ngoài hộp.
- Đánh giá các chỉ tiêu của sản phẩm như: cấu trúc (bằng máy đo và cảm
quan theo thang điểm mô tả), màu sắc (bằng máy đo và cảm quan), hương vị (cảm
quan).
- Kiểm tra vi sinh: Tổng vi khuẩn hiếu khí (TPC) và Clostridium
botulinum theo thời gian bảo quản.
e. Xử lý số liệu:
Kết quả thí nghiệm được xử lý thống kê bằng phần mềm Statraphic 4.0
(phân tích ANOVA).
Luận văn tốt nghiệp khóa 31 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 37
y = 1.1198x - 1.0566
R2 = 0.9814
-5
0
5
10
15
20
25
30
35
40
0 10 20 30 40
Thời gian hấp (phút)
Đ
ộ
c
h
ân
k
h
ô
n
g
(
cm
H
g
)
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thí nghiệm được tiến hành lần lượt như bố trí thí nghiệm ở chương 3, kết
quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng được thể hiện như sau:
4.1 KẾT QUẢ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ HẤP SƠ BỘ ĐẾN CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM
Đồ hộp cá tra nghiền được xem là một dạng sản phẩm mới, chính vì thế mà
việc nghiên cứu để hoàn thiện sản phẩm là một vấn đề hết sức cần thiết. Trong sản
xuất đồ hộp thì ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt đến chất lượng của sản phẩm là
vô cùng quan trọng. Trong đó có thời gian hấp sản phẩm, đây là vấn đề cần được
quan tâm đặc biệt, bởi vì thời gian hấp có ảnh hưởng trực tiếp đến độ chân không
trong đồ hộp, cấu trúc, độ ẩm của sản phẩm,….Đặc biệt nhất là độ chân không trong
hộp. Nếu chế độ hấp không đủ thì khả năng bài khí không tốt, khi ghép nắp lượng
khí trong hộp còn lại sẽ cản trở quá trình tiệt trùng đồ hộp, làm cho vi sinh vật hiếu
khí phát triển có thể gây ra phồng hộp cơ lý và kể cả phồng hộp do vi sinh vật. Nếu
thời gian hấp kéo dài sẽ làm cho nhà sản xuất hao tốn nhiều nhiên liệu, hiệu quả
kinh tế không cao, ảnh hưởng đến màu sắc và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.
Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa độ chân không và thời gian hấp
Qua đồ thị trên cho thấy: với 2 chế độ hấp 25, và 30 phút thì độ chân không đạt
kết quả tốt nhất bởi vì theo tiêu chuẩn về độ chân không trong đồ hộp thì: độ chân
không thông thường trong đồ hộp là: 3,22 – 5,98.104 N/m2 (25 – 45 cmHg) (theo Lê
Mỹ Hồng. 2005). Tuy nhiên do tính kinh tế nên ta có thể chọn thời gian tối ưu nhất
cho thí nghiệm là 25 phút (độ chân không trung bình là 25cmHg). Nguyên nhân tạo
nên độ chân không là do sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài trong
quá trình hấp, thời gian càng dài thì quá trình đuổi khí càng tốt tuy nhiên đến một
giai đoạn nào đó thì độ chân không không tăng lên nữa.
Luận văn tốt nghiệp khóa 31 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 38
Bảng 4.1: Điểm đánh giá cảm quan cấu trúc sản phẩm
Thời gian hấp (phút) Điểm cấu trúc
0 2,93ab
15 3,43ab
20 2,86ab
25 3,64a
30 2,79c
Các chữ số a,b,c chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa 0,05)
Qua bảng điểm đánh giá cảm quan cấu trúc sản phẩm cho thấy rằng: Mẫu không
xử lý nhiệt và các mẩu xử lý ở 15, 20, 25 phút đều cho kết quả khác biệt không ý
nghĩa thống kê, tuy nhiên mẫu hấp ở 25 phút cho kết quả tối ưu nhất (3,64).
Bảng 4.2: Kết quả ảnh hưởng của thời gian hấp đến cấu trúc sản phẩm
Thời gian hấp (phút) Cấu trúc (g/mm2)
0 11,439b
15 11,498b
20 11,544b
25 13,238a
30 12,251b
Các chữ số a, b, chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa 0,05)
Qua bảng kết quả 4.2 cho thấy rằng: Mẫu 25 phút là mẫu tối ưu nhất, các mẫu
còn lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ là: trong quá trình
xử lý nhiệt (hấp ở 100oC và tiệt trùng ở 121oC) thì thời gian xử lý nhiệt thích hợp
cấu trúc của sản phẩm càng tốt, tuy nhiên nếu thời gian xử lý nhiệt quá dài sẽ phá
hủy cấu trúc của sản phẩm và gay ra biến đổi chất lượng của sản phẩm.
Bảng 4.3: Kết quả ảnh hưởng của thời gian hấp đến màu sắc sản phẩm (∆E)
Thời gian hấp (phút) Màu sắc (∆E)
0 41,339c
15 41,486c
20 41,704bc
25 42,521b
30 44,483a
Các chữ số a, b, c chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa 0,05)
Luận văn tốt nghiệp khóa 31 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 39
Do thành phần của nguyên liệu thịt đỏ của vụn cá tra có nhiều myoglobin (có
màu đỏ). Khi găp oxy trong không khí biến thành dạng oxymyoglobin có màu đỏ
sáng và khi vào hộp ghép nắp dưới tác dụng của nhiệt độ cao (hấp 1000C, thanh
trùng 121oC) và thời gian xử lý nhiệt khác nhau thì sẽ có sự biến đổi về màu sắc khi
hấp cũng như trong quá trình thanh trùng đồ hộp do xảy ra các phản ứng caramel và
maillards làm cho sản phẩm có màu nâu xám (thịt đã nấu chín). Quá trình này xảy
ra theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: tác động đến globin trong phân tử myoglobin do sự đông tụ
xảy ra.
Giai đoạn 2: tác động lên liên kết giữa hem – globin.
Giai đoạn 3: sự đông tụ hem xảy ra.
Chính vì thế mà thời gian gia nhiệt càng dài màu sắc của sản phẩm càng sậm.
Theo bảng 4.3 cho thấy rằng: mẫu hấp ở thời gian 25 phút cho kết quả tối ưu
nhất so với các mẩu còn lại.
Bảng 4.4: Kết quả trung bình ảnh hưởng của thời gian hấp đến độ ẩm của sản phẩm
Thời gian hấp (phút) Độ ẩm (%)
0 63,43a
15 64,92a
20 64,20a
25 63,25a
30 61,89a
Sự thay đổi khả năng giữ nước của thịt có thể thấy trước tiên, nguyên nhân là do
sự thay đổi cấu trúc của sản phẩm trong quá trình hấp. Sự giảm khả năng giữ nước
của thịt bắt đầu xảy ra ở 40oC. Nhiệt độ càng tăng, khả năng giữ nước càng giảm. Ở
nhiệt độ khoảng 50oC – 60oC, khả năng giữ nước của thịt giảm 10%. Tuy nhiên
chúng ta cố định nhiệt độ hấp sản phẩm (100oC) chỉ thay đổi thời gian hấp vì thế mà
độ ẩm của sản phẩm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p <0,05).
Qua toàn bộ kết quả: Đồ thị hình 4.1, các bảng: 4.1, 4.2, 4.3, 4.4 nhận thấy rằng:
trong cùng điều kiện nhiệt độ hấp (100oC) và cùng chế độ tiệt trùng (121oC, 40
phút) thì thời gian càng dài khả năng bài khí càng tốt tuy nhiên khi xử lý nhiệt thời
gian dài sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và cấu trúc của sản phẩm. Do vậy để sản phẩm
có độ chân không thích hợp, cấu trúc và màu sắc của sản phẩm ít bị biến đổi thì thời
gian hấp sơ bộ sản phẩm đồ hộp vụn cá tra nghiền là 25 phút thích hợp nhất.
Luận văn tốt nghiệp khóa 31 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 40
4.2 KẾT QUẢ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TIỆT TRÙNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG BẢO QUẢN CỦA SẢN PHẢM
Nhiệt độ và thời gian tiệt trùng là 2 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất
lượng của đồ hộp, nó là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng trong lĩnh vực chế biến đồ
hộp nói chung và “đồ hộp vụn cá tra nghiền” nói riêng. Chính vì thế mà xác định
chế độ tiệt trùng đồ hộp thích hợp là một mục tiêu cần phải đạt được của nền công
nghiệp đóng hộp. Nhiệt độ và thời gian tiệt trùng đồ hộp có ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng của sản phẩm như: cấu trúc, màu sắc, hàm lượng dinh dưỡng (vitamin),
…., ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật.
Mỗi một sản phẩm đồ hộp đều đặc trưng bởi một chế độ tiệt trùng riêng, vì
chúng phụ thuộc rất nhiều vào thành phầm hóa học, thành phần dinh dưỡng, cũng
như mật số vi sinh vật ban đầu. Chế độ tiệt trùng đồ hộp cũng theo một quy luật
chung là: nhiệt độ tiệt trùng càng cao thì thời gian tiệt trùng càng ngắn và ngược lại.
Sau đây là kết quả của quá trình khảo sát chế độ tiệt trùng của sản phẩm “đồ hộp
vụn cá tra nghiền”.
Bảng 4.5: Kết quả tương tác ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ tiệt trùng đến cấu trúc của
sản phẩm
Nhiệt độ tiệt trùng
(oC)
Thời gian tiệt trùng
(phút)
Cấu trúc sản phẩm
(g lực)
40 92,81c
50 111,69a
60 107,54a
121 70 91,49c
40 106,88ab
50 104,51ab
60 94,84c
125 70 99,13bc
Các chữ số a, b, c chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa 0,05)
Qua bảng kết quả trên cho thấy rằng: Nhiệt độ tiệt trùng sản phẩm cao và thời
gian dài thì cấu trúc của sản phẩm càng tăng. Tuy nhiên cũng trong giới hạn nào đó,
nếu nhiệt độ cao và thời gian kéo dài sẽ làm thay đổi cấu trúc của sản phẩm (cấu
trúc giảm). Xử lý nhiệt ở 121oC trong 50 và 60 phút cấu trúc đạt tối ưu nhất và xử lý
nhiệt ở 125oC trong 40, 50 phút thì sản phẩm có cấu trúc tốt nhất.
Luận văn tốt nghiệp khóa 31 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 41
100.88
101.34
100.6
100.7
100.8
100.9
101.0
101.1
101.2
101.3
101.4
121 125
Nhiệt độ tiệt trùng (oC)
C
ấu
t
rú
c
(g
lự
c)
Hình 4.2: Đồ thị trung bình ảnh hưởng của nhiệt độ tiệt trùng đến cấu trúc sản phẩm
Bảng 4.6: Kết quả trung bình ảnh hưởng của thời gian tiệt trùng đến cấu trúc của sản phẩm
Thời gian tiệt trùng (phút) Cấu trúc (g lực)
40 99,849b
50 108,100a
60 101,188b
70 95,310c
Các chữ số a, b, c chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa 0,05)
Bảng 4.7: Kết quả trung bình ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến cấu trúc của sản phẩm
Thời gian bảo quản (ngày) Cấu trúc (g lực)
0 94,702c
10 98,903bc
15 109,988a
20 100,854b
Các chữ số a, b, c chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa 0,05)
Từ hình 4.2, và các bảng 4.6, 4.7 cho ta nhận định rằng: khi xử lý nhiệt độ thích
hợp thì cấu trúc của sản phẩm tăng nhưng đến một nhiệt độ nào đó sẽ làm giảm cấu
trúc của sản phẩm, và trong quá trình xử lý nhiệt thì thời gian xử lý nhiệt cũng ảnh
hưởng đến cấu trúc của thực phẩm. Thời gian thích hợp cấu trúc tăng lên nhưng đến
một giới hạn nào đó cấu trúc thực phẩm không tăng nữa mà cấu trúc được ổn định,
và trong thời gian bảo quản thì cấu trúc của sản phẩm ổn định hơn (quá trình bảo ôn
sản phẩm) và sau đó nếu thời gian bảo quản kéo dài thì cấu trúc sản phẩm kém dần.
Luận văn tốt nghiệp khóa 31 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 42
Nguyên nhân của các hiện tượng này là do: protein cơ có thể phân thành 2 nhóm
là collagen – có khả năng hòa tan và protein sợi cơ (myofibrillar) và đốt cơ
(sarcoplasmic) – không hòa tan. Trong quá trình xử lý nhiệt sự hòa tan collagen
tăng theo sự biến đổi của thời gian và nhiệt độ. Sự đông tụ collagen bởi nhiệt trở
nên dễ dàng hơn, sợi collagen trương phòng do sự hấp thụ nước, mức độ trương
phòng này tùy thuộc vào lượng nước có trong thực phẩm. Nếu quá trình xử lý nhiệt
kéo dài, gelatin sẽ được hình thành. Đồng thời sự hòa tan của myofibrillar giảm
mạnh trong khoảng nhiệt độ từ 55oC – 60oC, trong khi đó sự hòa tan của
sarcoplasmic bắt đầu giảm ở 40oC, tuy nhiên nó vẫn được duy trì, ngay cả ở nhiệt
độ 100oC. Điều này có nghĩa là, khi tăng nhiệt độ lên giá trị cao hơn, vẫn còn một
lượng nhất định sarcoplasmic có khả năng hòa tan. Thêm vào đó khi nhiệt độ tăng
làm cho nhóm –SH trong các acid amin chứa S cũng giảm khi nhiệt độ tăng, độ
cứng của thịt giảm. Mặt khác sự thay đổi khả năng giữ nước của thịt có thể thấy
trước tiên, nguyên nhân là do sự thay đổi cấu trúc của sản phẩm trong quá trình gia
nhiệt. Sự giảm khả năng giữ nước của thịt bắt đầu xảy ra ở 40oC. Nhiệt độ càng
tăng, khả năng giữ nước càng giảm. Ở nhiệt độ khoảng 50oC – 60oC, khả năng giữ
nước của thịt giảm 10%. Theo nghiên cứu trên thì khối past đạt cấu trúc cao nhất là
ở thời gian tiệt trùng 50 phút và 60 phút sau đó cấu trúc giảm ở 70 phút. Theo thời
gian bảo quản ta có thể nhận định rằng: trong quá trình xử lý nhiệt thì các tác nhân
tạo gel đang ở dạng sol, và các protein đông tụ rời rạc nên ở 0 ngày và 10 ngày cấu
trúc chưa cao và tới ngày 15 cấu trúc cao nhất. Các protein đông tụ rời rạc thành
Polymer (PD)n và đến ngày 20 thì cấu trúc bắt đầu giảm nhẹ nhưng không đáng kể.
Bảng 4.8: Kết quả tương tác ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ tiệt trùng đến màu sắc của
sản phẩm
Nhiệt độ tiệt trùng (oC) Thời gian tiệt trùng (phút) Màu sắc sản phẩm (giá trị a)
121
40
50
60
70
9,978bc
9,668cd
10,227b
10,263b
125
40
50
60
70
9,428d
10,225b
11,148a
10,236b
Các chữ số a, b, c,d chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa 0,05)
Qua kết quả bảng 4.8 cho nhận định rằng: Nhiệt độ càng cao thì màu sắc của sản
phẩm càng sậm và trong cùng một chế độ xử lý nhiệt thì thời gian xử lý nhiệt càng
dài thì màu sắc của sản phẩm càng sậm. Theo kết quả thực nghiệm thì khi xử lý ở
Luận văn tốt nghiệp khóa 31 - 2009 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 43
121oC thì mẫu có thời gian tiệt trùng là 60, 70 phút là tối ưu nhất (màu sắc đặc
trưng cho sản phẩm đồ hộp vụn cá tra nghiền) còn ở chế độ xử lý nhiệt 125oC thì
giá trị tối ưu nhất là mẫu có thời gian tiệt trùng là 50, 60 và 70 phút.
(a)
10.068
10.164
10.00
10.05
10.10
10.15
10.20
121 125
Nhiệt độ (oC)
M
àu
s
ắc
Hình 4.3: Đồ thị trung bình ảnh hưởng của nhiệt độ tiệt trùng đến màu sắc (giá trị a) sản
phẩm
Bảng 4.9: Kết quả trung bình ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến màu sắc của sản phẩm
Thời gian bảo quản (ngày) Giá trị a
0 10,30a
5 10,242a
10 10,111a
15 9,949a
20 9,979a
Bảng 4.10: Kết quả trung bình ảnh hưởng của thời gian tiệt trùng đến màu sắc của sản phẩm
Thời gian tiệt trùng (phút) Giá trị a
40 10,022ab
50 9,810b
60 10,296a
70 10,337a
Các chữ số a, b, c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khảo sát ảnh hưởng của chế độ xử lý nhiệt đến chất lượng sản phẩm đồ hộp vụn cá tra nghiền.pdf