Luận văn Khảo sát ca dao - Dân ca Bến Tre

Ngôn ngữgiàu chất xông xáo, phóng túng là ngôn ngữ đầy sức sống, tác động vào cách nhìn,

cách nghe của con người. Chất xông xáo, phóng túng biểu hiện ởcách dùng những hình ảnh có

sức gợi tảcao. Chúng rất rõ ràng, sinh động. Đểdiễn tảanh chàng quá vui khi được mẹcưới vợ,

CD-DC Bến Tre đã dùng hình ảnh tương quan:

- Chuồn chuồn bay bổng nhổng đuôi

Mẹkêu cưới vợanh vui nhổng đầu.

Nói vềcách sống ở đời thì CD-DC cụthểhóa bằng hình ảnh "mềm nhưchuối":

- Nhu thắng cương, nhược thắng cường

Em ởmềm nhưchuối mà thếthường còn chê.

Cũng nhắc vềhình ảnh "lửa" nhưng CD-DC xứQuảng chỉlà hình ảnh "lửa" chung chung.

CD-DC Bến Tre là lửa trong tâm thếcụthểnhư"lửa cận mái hiên", "lửa gần rơm", "lửa cháy

phừng". Ai đã từng ởnhà bằng tranh, tre, nứa, lá mới hiểu được sựnguy hiểm của hình ảnh "lửa

cận mái hiên". Thái độc bức xúc của chàng trai khi người yêu lấy chồng hàng xóm

pdf140 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2888 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát ca dao - Dân ca Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơ này bị phá vỡ tạo thành biến thể. Bùi Mạnh Nhị khảo sát 886 bài CD-DC thuộc chủ đề tình yêu lứa đôi từ vần A đến vần E trong cuốn Ca dao dân ca Nam bộ đưa ra số liệu sau: Thể thơ Số lượng Tỉ lệ Lục bát 365 >41% Lục bát biến thể, song thất lục bát và biến thể 216 >24% Tổng hợp 305 ?35% [25, tr. 71] Với con số khảo sát được, Bùi Mạnh Nhị rút ra kết luận: "… Ngoài việc sử dụng các thể thơ lục bát, song thất lục bát, ca dao - dân ca Nam bộ có xu hướng chiếm lĩnh thể thơ tổng hợp". Riêng ở CD-DC Bến Tre, chúng tôi lại thấy lục bát biến thể và song thất lục bát chiếm ưu thế hơn các thể còn lại. Thống kê 577 bài về chủ đề tình yêu lứa đôi, có tỉ lệ sau: Thể thơ Số lượng Tỉ lệ Lục bát chính thể 200 34,66% Song thất lục bát chính thể 3 0,52% Lục bát biến thể và song thất lục bát biến thể 235 40,73% Hỗn hợp 27 4,67% Thể khác 112 19,41% Điều này có thể lý giải từ cách ăn nói bộc trực, phóng khoáng của người xứ dừa mà nói rộng ra là người miền Nam (khi muốn diễn đạt điều gì thì phải diễn đạt rõ ràng, tường tận) và để đáp ứng cho thể thức diễn xướng (có thể thêm từ, bớt từ). Cho nên, dù có ý thức sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc nhưng do nhu cầu thể hiện, họ không theo quy tắc mà lại bớt từ, thêm từ, đặc biệt là thêm từ, cốt làm sao bộc bạch hết nỗi lòng.Vì vậy, các biến thể của lục bát và song thất lục bát xuất hiện và chiếm lĩnh nhiều ở CD-DC Bến Tre. Thay vì diễn đạt theo thể lục bát: - Xa mình trời nắng nói mưa Canh ba nói sáng trời trưa nói chiều. Người Bến Tre lại diễn đạt dài hơn bằng lục bát biến thể: - Tui xa mình trời nắng tui nói trời mưa (9 tiếng) Canh ba tui nói sáng, ông trời trưa tui nói chiều.(11 tiếng) Hay ở một bài khác có thể diễn đạt theo thể song thất lục bát: - Ngó lên trời thấy đám mây bạch Ngó xuống rạch cá chạch đỏ đuôi Nước xuôi cá buôi lội ngược Anh mảng thương nàng biết được hay chăng? Lại được diễn đạt bằng song thất lục bát biến thể: - Ngó lên trời thấy một đám mây bạch (8 tiếng) Ngó xuống lòng rạch con cá chạch đỏ đuôi (9 tiếng) Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược (8 tiếng) Anh mảng thương nàng biết được hay chăng? (8 tiếng) Biến thể của các thể thơ truyền thống có thể hiểu là so với thể chính thể của nó về mặt âm tiết có sự co giãn về số lượng, nghĩa là số tiếng ở từng dòng có ít thể hơn hoặc nhiều hơn số lượng tiếng quy định. Ở CD-DC Bến Tre, 100% các bài CD-DC theo các hình thức biến thể này đều là tăng âm tiết. Có những bài được làm theo các biến thể với số tiếng ở mỗi câu khá nhiều: - Trăng lên khỏi núi khuất bụi chuối con trăng mờ (10 tiếng) Giàu sang như anh mà bất nghĩa ai thèm chờ uổng công.(12 tiếng) - Thân em như nhạn một mình (6 tiếng) Ngày ngao du ngoài ruộng tối đậu mé hiên đình kêu sương.(12 tiếng) - …Ai biểu anh đến đây rồi lại đi ra (9 tiếng) Để em thương, em nhớ, em chờ, em đợi nước mắt sa vắn dài. (14 tiếng) Như vậy, với những sáng tạo đặc sắc trong hình thức thể hiện các dạng biến thể, người lao động Bến Tre mở rộng giới hạn của thơ lục bát, đem đến cho thể thơ này nét phóng túng, tự do. Đó cũng là cách hữu hiệu để người lao động bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình một cách đầy đủ, sâu sắc. 3.1.2. Thể hỗn hợp Thể hỗn hợp là sự kết hợp các thể khác nhau thể vãn, thể song thất, thể lục bát. Thể hỗn hợp ở CD-DC Bến Tre thường tỉ lệ thấp (khoảng 4,67%), nhiều nhất là sự kết hợp thể vãn (vãn bốn, vãn năm, vãn sáu) với thể lục bát. Cuộc sống con người vốn phong phú và phức tạp , tâm hồn, cảm xúc con người lắm cung bậc mà đôi khi một mô hình cấu trúc ổn định không thể diễn tả được hết. Bởi vậy, thể hỗn hợp ra đời là cần thiết vì nó giúp diễn đạt tất cả những ngỏ nghách cảm xúc của tâm hồn. Có khi là sự kết hợp thể 5 chữ và thể lục bát: - Lúc anh bước chân ra Má ở nhà có dặn Công sanh thành là nặng Điều tình ái là khinh Hãy đừng tham sắc đắm tình Lánh xa tửu điếm trà đình chớ vô. Bài ca bắt đầu bằng việc kể chuyện anh đi xa, lời nhắc nhở của má theo thể vãn 5 ngắn gọn, sau đó kết thúc bằng hai câu lục bát với âm điệu uyển chuyển. Bài ca vừa là lời răn vì nhắc đến lời dặn của má, vừa là lời nhắn gởi rất tha thiết, chân tình. Có được điều đó là do sự kết hợp hai thể vãn 5 và lục bát. Hoặc là sự kết hợp thể 6 chữ và thể lục bát: - Chẳng thà bậu rách bậu rưới Để cho cha mẹ bậu lành Chim kêu dưới suối trên nhành Bỏ công cha mẹ sinh thành bậu ra. Ngoài lục bát chính thể, lục bát biến thể cũng xuất hiện trong các kết hợp: - Chiếc xuồng giăng câu Dựa ngang cồn cát Đậu sát mé nhà Anh thấy em có một mẹ già (7 tiếng) Muốn vô phụng dưỡng biết là đặng không? (8 tiếng) - Ngó lên chữ ứ Ngó xuống chữ ư Anh có thương em thủng thẳng em ừ (8 tiếng) Anh đừng thương vội mẫu từ em la (8 tiếng). Bản thân các biến thể đã biểu hiện sự phóng túng, tự do. Các biến thể kết hợp với thể khác càng làm cho các bài ca có hiệu quả tối ưu hơn, đặc biệt trong bài hát trên về mặt hình thức hai câu lục bát biến thể làm cân bằng, mềm mại những câu 4 chữ ở trên. Tóm lại, cũng như các biến thể khác, thể hỗn hợp đã góp phần trong việc thể hiện nội dung đa dạng của hiện thực và những cảm xúc tinh tế của con người. 3.1.3. Thể ba dòng Một nét riêng về hình thức của CD- DC Bến Tre là hiện tượng những bài ca chỉ có 3 dòng lời. Khảo sát các bài cùng chủ đề tình yêu lứa đôi, chúng tôi có số liệu sau: Tên sách Tác giả - NXB Số lượng khảo sát Số lượng bài ca có 3 dòng lời Tỷ lệ (%) Người khảo sát Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 1 Vũ Ngọc Phan, Tạ Phong Châu… (NXB Văn học Hà Nội, 1977) 265 bài 0 0% Nguyễn Phương Thảo [87, tr.60] Ca dao dân ca Nam bộ Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát… (NXB TP.HCM, 1984) 863 bài chọn ngẫu nhiên từ vần A đến hết vần Đ 27 3,1% Người viết Ca dao Đồng Tháp Mười Đỗ Văn Tân (chủ biên) (Sở VH-TT Đồng Tháp xuất bản, 1984) 635 bài 45 7,1% Người viết Văn học dân gian Bạc Liêu Chu Xuân Diên (chủ biên) (NXB Văn nghệ TP.HCM, 2005) 462 bài 12 2,6% Người viết Văn học dân gian Bến Tre Nguyễn Phương Thảo, Hoàng Thị Bạch Liên (Sở VH-TT Bến Tre xuất bản, 1988) 577 bài 43 7,5% Người viết Đối chiếu tỉ lệ các bài ca có 3 dòng lời đã khảo sát, chúng tôi thấy CD-DC Bến Tre chiếm tỉ lệ nhỉnh hơn (7,5%) so với CD-DC các tỉnh Nam bộ như Bạc Liêu, Đồng Tháp và cả CD-DC chung của Nam bộ. Nguyễn Phương Thảo cũng đã đề cập đến vấn đề này và đặt ra câu hỏi nhưng chưa giải thích: "Phải chăng đó là nét riêng của ca dao Bến Tre, ca dao Nam bộ về mặt hình thức?" [87, tr.60]. Theo chúng tôi, đây là nét riêng của CD-DC Nam bộ và CD-DC Bến Tre. Điều này có thể lí giải từ sinh hoạt hò hát của nhân dân Nam bộ. Như đã nói trên, hò Nam bộ xuất phát từ môi trường lao động nhưng không nhằm huy động hợp lực để lao động mà chỉ để thư giãn tâm hồn. Theo nghiên cứu của Lư Nhất Vũ và Lê Giang, phần lớn các bài hò có cơ cấu gồm 3 mái. Mái có thể hiểu là lời bài hò, gồm 3 đoạn câu. Ba đoạn câu này có thể dài hoặc ngắn: Ví dụ 1: - Mái 1: Chết rồi đầu thai thành con hoành hoạch - Mái 2: Chung lòn tấm vách ngoặt đậu trước hồn mình - Mái 3: Kêu anh ba bốn tiếng sao cựa mình anh không hay. Ví dụ 2: - Mái 1: Nhạn lạc bầy khó gầy duyên oanh én, em ôi nghĩa vợ chồng thì núp lén yêu nhau - Mái 2: Em ôi, có gặp cảnh nghèo khó sớm cháo chiều rau thì em ôi hãy vui dạ - Mái 3: Chớ anh có biết liệu làm sao hỡi mình. Ngoài hò gồm 3 mái (gọi là hò đậu 3) còn có hò 2 mái (gọi là hò đậu 2). Các nghệ nhân thường chuộng lối "hò đậu 3". Lý do thì họ cho rằng "hò đậu 3" khó, đòi hỏi người hò phải giỏi, có khả năng sáng tác đến 3 đoạn câu có vần, có điệu khi diễn đạt điều muốn nói trong khi "hò đậu 2" chỉ cần 2 đoạn câu. Theo chúng tôi có hai lý do để giải thích sự hình thành những bài CD-DC 3 dòng: - Những bài CD-DC 3 dòng là sự ghi lại từ những bài hò (gồm 3 mái). 3 mái của bài hò tương ứng với 3 dòng lời khi viết. - Do thói quen diễn xướng hò (gồm 3 mái) mà khi sáng tác thơ ca dân gian, nhân dân lao động cho ra đời thêm một thể thơ mới là thể thơ chỉ có 3 dòng. Nam bộ có diễn xướng hò nên có một số bài CD-DC có 3 dòng lời. Và Bến Tre cũng là một trong những nơi có diễn xướng hò diễn ra khá phổ biến (như đã giới thiệu). Phải chăng vì vậy mà số lượng bài CD-DC Bến Tre chỉ có 3 dòng lời có tỷ lệ nhỉnh hơn ở các vùng khác như đã khảo sát ? Xét về nội dung, trong 43/577 bài CD-DC có 3 dòng lời chia thành 3 dạng: - Dạng 1: câu (1) là câu đề dẫn, bắt vần. Đôi khi nội dung không liên quan với hai câu sau. Câu (2) và (3) diễn đạt điều muốn nói. - Cây thia lia lá cũng thia lia Bậu không thương anh bậu nói tiếng nọ tiếng kia Bậu vu oan giá họa đặng lìa nhau ra. Dạng này chiếm số lượng nhiều nhất, có 18/43 câu, chiếm tỷ lệ 41,8%. - Dạng 2: Hai câu đầu miêu tả sự việc để đề dẫn, bắt vần. Câu (3) diễn đạt ý cần nói. - Dế kêu sầu gốc bưởi Chim uốn lưỡi nhành chanh Em có chồng rồi an phận cảm thương anh một mình. Dạng này có 10/43 câu, chiếm tỷ lệ 23,2%. - Dạng 3: Cả 3 câu đều nêu, kể lại sự việc, hành động, qua đó bộc lộ nỗi niềm tâm sự. - Bước lên bàn án vỗ ván sầu riêng Thấy anh lớn chức cao quyền Em đây bần tiện không dám kết nguyền với anh. Dạng này có 15/43 câu, chiếm tỷ lệ 35%. Xét về vần, những bài CD-DC 3 dòng cũng chia 3 dạng: - Dạng 1: tiếng cuối câu (1) vần với tiếng cuối câu (2) và tiếng giữa (có thể tiếng thứ 3 trở đi) của câu cuối: - Sông Bến Tre xáng múc, tàu "xà lúp" chạy cũng thường Giang tay đưa bạn lên đường Hột châu nhỏ xuống đoạn trường anh thấy không. - Dạng 2: câu (1) không gieo vần mà gieo vần ở tiếng cuối câu (2). Tiếng cuối câu (2) hiệp vần với tiếng cuối câu (3): - Kìa vườn dừa cây cao cây thấp Gió quặt quà cành lá xác xơ Thương anh em vẫn đợi chờ. - Dạng 3: tiếng cuối câu (1) vần tiếng giữa câu (2), đồng thời tiếng cuối câu (2) vần tiếng giữa câu cuối: - Phụ mẫu đánh tui cây roi quằn quại Tui té đại xuống vườn huỳnh Rủi mà tui có thác tui hỏi mình có để tang không? Những bài CD-DC 3 dòng đã làm phong phú thêm hình thức thể loại của CD-DC và thể hiện tài năng của người bình dân. Để tạo được những bài hát dân gian 3 dòng, người bình dân phải có khả năng miêu tả, vận dụng vần sao cho phù hợp. Ở thể 3 dòng, các câu đề dẫn, bắt vần thường miêu tả những phong cảnh đặc trưng cho quê hương Nam bộ nói chung và quê hương Bến Tre nói riêng (15/43 bài). Khi là miêu tả vườn dừa "Kìa vườn dừa cây cao cây thấp / Gió quặt quà cành lá xác xơ…", khi là sông nước "Sông Bến Tre xáng múc, tàu "xà lúp" chạy cũng thường…", "Nước chảy liu riu / Lục bình trôi líu ríu…", khi là vật dụng liên quan đến nghề nghiệp trên sông "Đèn treo cột đáy, nước chảy lồng đèn xoay…"…. Những hình ảnh xuất hiện ở thể 3 dòng là hình ảnh cụ thể có mối quan hệ với nhau được thể hiện trong một câu như "Cây lia thia" (vế 1) "lá cũng lia thia" (vế 2) (quan hệ cây- lá), "Ăn cơm cũng nghẹn" (vế 1) "uống nước cũng nghẹn" (vế 2) (quan hệ ăn- uống) hoặc trong hai câu "Nước chảy xuôi" (câu 1)/ "Con cá buôi lội ngược" (câu 2) (quan hệ nước- cá)…. Cách miêu tả cụ thể giúp người đọc cảm nhận một cách đầy đủ trọn vẹn hình ảnh mà tác giả bài hát đề cập (nếu sự miêu tả chỉ mang tính chất đề dẫn, bắt vần) hoặc có tác dụng gây ấn tượng, nhấn mạnh dòng cảm xúc, ý tứ, nội dung mà bài CD-DC diễn tả. Ví như để bày tỏ quan điểm tình yêu, gắn với lao động, chàng trai hát: - Một trăm con gái thủ Một lũ con gái chợ anh không màng Cảm thương con gái ruộng cơ hàn nắng mưa. Hai câu đầu là hai hình ảnh cụ thể "một trăm con gái thủ" / "một lũ con gái chợ" có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng về đối tượng được đề cập là các cô gái giàu sang, quyền quý. Thế nhưng, trong tương quan so sánh các cô gái này (con gái thủ / con gái chợ) với các cô gái vất vả mưa nắng (con gái ruộng) thì tình cảm chàng trai lại nghiêng về con gái ruộng. Việc nêu cùng một lúc hai hình ảnh đã làm nổi bật quan điểm nhất quán của chàng trai trong việc lựa chọn bạn: tình yêu phải gắn với lao động. Tóm lại, những bài CD-DC có 3 dòng lời là một nét riêng về mặt hình thức của CD-DC Nam bộ nói chung và CD-DC Bến Tre nói riêng. Chính nhu cầu giãi bày, bộc lộ tình cảm trong môi trường diễn xướng khiến cho khuôn hình cố định của các thể thơ bị phá vỡ, biến thành một hình thức mới phóng túng hơn. Thể thơ 3 dòng là một sáng tạo mới của người lao động. 3.2. Ngôn ngữ Ngôn ngữ ở CD-DC Nam bộ khác ngôn ngữ CD-DC Bắc bộ ở cái chất trau chuốt, gọt giũa. Xuân Diệu đã nhận xét ngôn ngữ của CD-DC Bắc bộ như "hòn đá lăn vạn năm, được trau chuốt" và do đó: "hơi thơ thoải mái ngọt ngào, như không còn khập khiễng chỗ nào nữa. Tuy nhiên trong cái trau chuốt, nhiều khi xảy ra cái khuôn sáo… cái chất sáng tạo và phát hiện của nghệ thuật dường như mòn dần, và đó là nhược điểm của nhiều bài ca dao Bắc bộ" [dẫn theo 25, tr.87]. Ngôn ngữ CD-DC Nam bộ, cụ thể như CD-DC Bến Tre cũng có những câu chải chuốt, óng ả: - Thương em tình gởi trong mơ Nhớ em rạo rực như bờ sóng xa. - Anh đi trên đường Ba Vát Anh đạp cát cát nhỏ Anh đạp cỏ cỏ mòn Yêu nhau từ độ trăng tròn Bây giờ trăng khuyết vẫn còn yêu nhau. Nhưng mức độ và liều lượng của chúng không nhiều như CD-DC Bắc bộ. Ngôn ngữ CD-DC Nam bộ nói chung, CD-DC Bến Tre nói riêng là ngôn ngữ đời thường, đậm nét phương ngữ Nam bộ và giàu chất xông xáo, phóng túng. 3.2.1. Ngôn ngữ đời thường Ngôn ngữ đời thường là ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, không cầu kì, hoa mỹ. Đặc biệt đây lại là ngôn ngữ của người Nam bộ, vốn bộc trực, thẳng thắn. CD-DC Bến Tre phần lớn là nói thẳng, rất cụ thể, rõ ràng bằng ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày: - Em có chồng chưa phải thưa cho thiệt Để anh lầm tội nghiệp cho anh. - Em có thương anh thì nói thiệt tình Để anh lên xuống một mình bơ vơ. Chúng tôi gặp rất nhiều bài CD-DC Bến Tre có lời thơ là câu nói hằng ngày của người Nam bộ. Có khi là lời nói, lời hỏi của người con trai đối với cô gái: - Ai đi ngoài lộ giống bộ cô Mười… - … Nghe người ta biểu em chưa chồng phải hôn ? - … Thôi về mai mốt ngày gần anh qua. - … Bởi em ở bạc ông trời nào đành để em. - … Em có chồng rồi thương sao được mà thương. Hoặc là câu trả lời của cô gái khuyên lơn, dứt khoát, từ chối kể cả mong đều không may đến với người mình thương khi anh ta bội bạc: - Anh có thương em thì đừng có ngại, có ngại tình thì đừng thương… - … Hổng phải căn duyên nhà ngói đôi ba tòa hổng ham. - Tui hổng thương anh đừng đi xuống đi lên… - … Vái anh đi nói vợ cho sóng thần nhận ghe. Có khi là lời người mẹ trách, mắng con : - … Má kêu anh dạ " mới chừng này mà mày mê tâm". - … Vợ đâu mà cưới ban đêm cho mày. Những câu trên là kiểu câu giao tiếp, đối đáp của người lao động miền Tây Nam bộ. Chúng đã trở thành lời thơ dân gian một cách tự nhiên, ít thấy sự sửa sang, trau chuốt. Hoặc nhiều từ, cụm từ là khẩu ngữ của người Nam bộ như "hết hơi", "thương tới giờ", "cũng không ham", "bứt đi cho rảnh", "mất tiêu", "ở không đâu", "huống gì", "sá gì", "uổng công", "phải dè"… Ở văn nói, người Bến Tre nói riêng thường có kiểu nói tách từ mà mục đích là để nhấn mạnh ý cần nói. Trong CD-DC, cách nói đó cũng xuất hiện: - Chẳng thà bậu rách bậu rưới … - Khó than khó thở lại khó phân trần… - Anh thương em đừng dỗ đừng dành… - Anh thương em dù tiếng thị lời phi… - …Anh đừng giao đừng hẹn đừng thề uổng công - …Ham nhân ham nghĩa không ham bạc tiền. - …Lại đây bỏ thảm bỏ sầu cho anh. - …Biểu anh một đợi hai chờ cũng không. Ngôn ngữ đời thường còn biểu hiện qua việc sử dụng phương ngữ Nam bộ. Phương ngữ Nam bộ được biểu hiện trước hết qua những từ ngữ chỉ sinh hoạt hằng ngày như mần (làm), biểu (bảo), rầy (la mắng), đặng (được), hổng (không), gạt (lừa dối), vìa (về), chuộng (thích), để (bỏ), sình (bùn) … - …Tôi mần thơ trái ấu tôi gởi thấu Ngọc hoàng… - Anh tình em nghĩa biểu thôi sao đành… - Tối về anh ngủ anh mớ má anh rầy… - Gạt em em đợi em chờ… - Cơm ăn hổng đặng, áo gài hở bâu… - Mấy lời anh dặn em vìa đừng quên… - Trắng như bông lòng anh không chuộng… - …Năm nay chồng để như chưa có chồng - Đường đi khúc sụp, năm bảy khúc sình… Những từ địa phương được tạo thành do cách phát âm không chuẩn của người Nam bộ như chưn (chân), gá dơn (gá duyên), nhơn nghĩa (nhân nghĩa), linh đinh (lênh đênh), minh mông (mênh mông), nhưn (nhân), tầm (tìm), bịnh (bệnh) …được tìm thấy rất nhiều trong CD-DC Bến Tre: - Chèo ghe sợ sấu cắn chưn… - Em gá dơn với anh gá đỡ không lẽ gá đời… - Minh mông một dãy giang hà… - Bỏ em ở lại linh đinh một mình… - …Nhưn tôm, nhưn thịt, nhưn dừa ngọt ngon. - …Lên non tầm ngọc, bốn cửa sâu tui tầm mình. - Ghe lui khỏi vịnh em thọ bịnh đau liền… Có khi là cách nói rút gọn: ngoải (ngoài ấy), trển (trên ấy), ổng (ông ấy), bả (bà ấy), cổ (cô ấy) … - …Anh muốn theo em về ngoải để cất nhà gần kế bên. - …Thôi anh về ở trển mà em ở trên này lạnh vách lạnh phên kêu trời. - Quất ông tơ cái chót, ổng nhảy tót bụi trâm bầu… Phương ngữ Nam bộ biểu thị qua cách xưng hô. Cách xưng hô của người miền Nam và người Bến Tre nói riêng thường gần gũi, thân mật, tự nhiên "cha mẹ" được thay thế bằng "ba má": - Đi ngang nhà má, tay tui sá chân tui quỳ Tui thương con má sá gì tấm thân. - Cửa song lam, trên ba khóa, dưới má gài Em ở trong rơi lệ, anh ở ngoài cũng lệ rơi. Người ta thường gọi nhau theo thứ bậc mà không gọi tên: - Ai đi ngoài lộ giống bộ cô Mười… - Em có chồng rồi phải nhớ nghĩa anh Ba… - Làm thế tội lắm bé Ba… Trong quan hệ tình cảm lứa đôi, cách xưng hô người Nam bộ ảnh hưởng từ vùng Nam Trung Bộ, họ thường xưng mình là "qua", gọi đối tượng của mình là "bậu": - Bậu nói với qua bậu không hái lựu bẻ đào Chớ đào đâu bậu bọc lựu nào bậu cầm tay. - Con đò bậu chớ nghi ngờ Bậu đưa khách bậu, qua chờ khách qua. Riêng ở Bến Tre, ngoài cách xưng hô trên còn có cách xưng hô đặc trưng khác "tui - mình". "Tui" đồng nghĩa với "tôi", "ta". Thực tế, người Nam bộ các tỉnh thường hay xưng "tui" khi nói chuyện với nhau nhưng trong CD-DC các tỉnh lại ít thấy. Thống kê các bài CD-DC cùng chủ đề tình yêu lứa đôi ở các địa phương Nam bộ, chúng tôi có số liệu: Tên sách Tác giả - NXB Số lượng khảo sát Số lượng bài nhắc đến từ "tui" Tỷ lệ (%) VHDG Tiền Giang Sở VH-TT Tiền Giang xuất bản (1985) 549 bài 0 0% VHDG Bạc Liêu Chu Xuân Diên (chủ biên) (NXB Văn nghệ TP.HCM, 2005) 354 bài 0 0% CD Đồng Tháp Đỗ Văn Tân (chủ biên) (Sở VH và TT Đồng Tháp , 1984) 635 bài 2 0,3% VHDG Bến Tre Nguyễn Phương Thảo - Hoàng Thị Bạch Liên (Sở VH-TT Bến Tre xuất bản, 1988) 577 bài 27 4,7% Số lượng thống kê cho thấy ở CD-DC Bến Tre, chủ thể trữ tình xưng "tui" khá nhiều. Trong 27 bài này thì từ "tui" được nhắc đến tổng cộng 53 lần. Việc xuất hiện nhiều từ "tui" trong CD-DC Bến Tre cho thấy mối quan hệ mật thiết ngôn ngữ CD-DC với ngôn ngữ đời thường. Từ "tui" mang sắc thái trung tính, dễ sử dụng. Nó có thể diễn tả quan hệ chưa đủ độ chín để thân mật hoặc quan hệ gần gũi, thân thiết. Chủ thể trữ tình có thể xưng "tui" khi nói chuyện làm quen, ngỏ lời: - Hỡi người quay mặt anh nhìn Tui coi có phải chung tình tui thương. Hay có thể xưng "tui" khi mức độ tình cảm gắn bó, thân thiết hơn: - Tui xa mình trời nắng tui nói mưa Canh ba tui nói sáng ông trời trưa tui nói chiều. Khi hai người là mối quan hệ phu- thê vẫn sử dụng đại từ "tui": - Một chàng hai thiếp chắc chàng xử hiếp tui rồi Tối phòng ai nấy ngủ gạo hai nồi nấu riêng. Không chỉ là từ xưng hô cho hai người ở quan hệ lứa đôi, đại từ "tui" còn dành cho các mối quan hệ khác: mẹ chồng -nàng dâu, mẹ vợ- con rể… - Đi ngang nhà má, tay tui sá chân tui quì Tui thương con má sá gì tấm thân. - Con mèo trèo lên cây táo Mẹ chồng khôn khéo đánh đuổi nàng dâu Bà ơi tui hổng sợ bà đâu Bà cưới tui về có rượu có trà Có đưa có rước tui mới về tới đây… Cách xưng hô này thân mật, đậm nét thô mộc, dân dã của vùng quê sông nước. Cách xưng hô cho thấy lời ăn tiếng nói của người bình dân thường đi vào câu hát dân gian mà không có sự sửa sang. CD-DC Bến Tre có nhiều cặp từ xưng hô sử dụng đại từ "tui" như "tui - mình","tui - bậu", "tui - anh", "tui - bạn", "tui - đó"… - … Phải chi tui đặng hóa con chim huỳnh Bay vô phòng bậu tỏ hết sự tình cho bậu nghe. - Nhức đầu tui vặt lá tiền xanh Tội trời tui chịu tui thương anh hơn chồng. Không chỉ xưng hô với những từ ngữ riêng như thế, người bình dân miền Tây còn dùng từ "mèo" để chỉ người yêu. Tự điển "Từ ngữ Nam bộ" của Huỳnh Công Tín giải thích "mèo" là "tình nhân gái, từ dùng có ý nói đùa hoặc không trân trọng" [84, tr.818]. Trong CD-DC Bến Tre, từ "mèo" là cách nói dí dỏm chỉ người yêu, không phải là thái độ "không trân trọng": - Cá rô, cá lóc, cá kèo Cô nào kẹp tóc là mèo của tôi. - Trời mưa khổ qua đắng, trời nắng khổ qua đèo Thương em anh kí giao kèo Thò tay điểm chỉ em mới thiệt con mèo của anh. So với văn học viết, VHDG là nơi mà lời ăn tiếng nói hằng ngày dễ xuất hiện nhất. CD-DC là loại hình gắn với diễn xướng nên ngôn ngữ đời thường càng được thể hiện rõ nét. Sự phong phú đa dạng trong ngôn ngữ đời thường của CD-DC Bến Tre thể hiện qua việc sử dụng các kiểu câu giao tiếp hằng ngày, phương ngữ Nam bộ và đại từ xưng hô. Ngôn ngữ đời thường làm cho tác phẩm VHDG trở nên gần gũi với mọi người nhưng cũng có những khó khăn nhất định nếu như người đọc không hiểu nhiều về phương ngữ vùng miền. 3.2.2. Ngôn ngữ giàu chất xông xáo, phóng túng Ngôn ngữ giàu chất xông xáo, phóng túng là ngôn ngữ đầy sức sống, tác động vào cách nhìn, cách nghe của con người. Chất xông xáo, phóng túng biểu hiện ở cách dùng những hình ảnh có sức gợi tả cao. Chúng rất rõ ràng, sinh động. Để diễn tả anh chàng quá vui khi được mẹ cưới vợ, CD-DC Bến Tre đã dùng hình ảnh tương quan: - Chuồn chuồn bay bổng nhổng đuôi Mẹ kêu cưới vợ anh vui nhổng đầu. Nói về cách sống ở đời thì CD-DC cụ thể hóa bằng hình ảnh "mềm như chuối": - Nhu thắng cương, nhược thắng cường Em ở mềm như chuối mà thế thường còn chê. Cũng nhắc về hình ảnh "lửa" nhưng CD-DC xứ Quảng chỉ là hình ảnh "lửa" chung chung. CD-DC Bến Tre là lửa trong tâm thế cụ thể như "lửa cận mái hiên", "lửa gần rơm", "lửa cháy phừng". Ai đã từng ở nhà bằng tranh, tre, nứa, lá mới hiểu được sự nguy hiểm của hình ảnh "lửa cận mái hiên". Thái độc bức xúc của chàng trai khi người yêu lấy chồng hàng xóm: - Phải chi em có chồng xa anh đà không giận Bởi em lấy chồng gần như lửa cận mái hiên. Hay lời trách của người trong cuộc: - Lửa gần rơm không thổi nó cũng lừng Dẫu có xa nhau nữa cũng đừng tiếng chi. Hay lời hẹn sẽ trở về của chàng trai được CD-DC diễn tả: - Anh ra đi phát một lời thề Quần tận lai, áo tận sống anh cũng vìa thăm em. Thực tế, quần có "lai", áo có "sống", nhưng không bao giờ có chuyện quần chỉ còn cái "lai", áo chỉ còn cái "sống". Nói như thế để thấy rằng chàng trai nhất định sẽ trở về thăm người yêu dù có bất cứ chuyện gì xảy ra. Chàng trai sẽ không bỏ đi biệt tăm, mà đó vốn là nỗi lo sợ của những cô gái trong tình yêu. Như vậy, để biểu đạt ý tưởng, CD-DC Bến Tre đã cụ thể hóa bằng hình ảnh hết sức gần gũi, chân tình. Chất xông xáo, phóng túng còn biểu hiện qua cách sử dụng tính từ (còn gọi tính ngữ). Tính từ trong CD-DC Bến Tre rất phong phú và đa dạng. Mỗi một tính từ đều nói lên một mức độ cụ thể và chính xác về sự vật, hiện tượng như "đỏ" thì có "đỏ thẫm", "đỏ lắm lói": - … Sông Ba Lai bên bồi bên hẩm Đất Ba Lai đỏ thẫm phù sa… - Em ơi đừng ham nhà ngói đỏ lắm lói chớ vỏ có ruột không Ưng anh đây xứng vợ lại xứng chồng Trời nực anh quạt, ngọn gió lồng anh che. Hay "nhỏ" thì là "nhỏ xíu", "nhỏ thó", "nhỏ nhít": - Thấy em nhỏ thó lại có duyên ngầm Anh phải lòng thầm hơn mấy năm nay. - Má ơi chuột chạy đám gừng Thân con nhỏ nhít má đừng đánh con. Hoặc "rộng" thì có "rộng rình", "rộng thình thình": - Sáng trăng trải chiếu rộng rình Lăn qua lộn lại không biết bạn chung tình tôi ở đâu. - Nhà hai căn hai chái nó rộng thình thình Ghế cẩm lai, giường chân tiện, em hỏi mình em ngủ đâu ? Còn rất nhiều tính từ tác động mạnh vào nhận thức của con người như "ướt đầm", "mỏng dính", "buồn cha chả là buồn", "chua lét", "cao nghệu", "non nhớt", "tèm lem", "chòm nhom", "lững đững lờ đờ", "hườm hườm", "chàng ràng"… - Cấy rồi mùa qua sông làm mướn Ông trời ổng thổi ngọn gió chướng buồn cha chả là buồn… - Buồn riêng rồi lại tủi thầm Hai tay áo chẹt ướt đầm cả hai. Với cách sử dụng tính từ như thế, lời bài thơ dân gian trở nên rõ ràng, cụ thể, góp phần bộc lộ tâm trạng trữ tình, biểu lộ tư tưởng thẫm mỹ một cách ưu việt. Người đọc có thể cảm nhận dễ dàng nỗi buồn của chủ thể trữ tình, buồn đến nỗi phải khóc và phải khóc nhiều lắm mới là ướt đầm cả hai tay áo chẹt vì nước mắt không chỉ thấm ướt áo mà nó còn bết dính vào cả da thịt. Tính cách, tâm lý của con người trên cù lao này rõ ràng tác động mạnh đến ngôn ngữ CD-DC Bến Tre. Chất xông xáo, phóng túng góp phần làm CD-DC Bến Tre sinh động, hấp dẫn hơn. Nó thể hiện sự năng động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN034.pdf