MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.1
I.Lý do chọn đề tài.1
II.Lịch sử vấn đề.2
III.Mục đích và đối tượng nghiên cứu.3
IV.Phạm vi nghiên cứu.4
V.Phương pháp nghiên cứu.4
VI. Những dự kiến đóng góp.5
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ TÍN HIỆU THẨM MĨ
1.1.Khái niệm về tín hiệu thẩm mĩ.6
1.1.1. Mối quan hệ của bộ ba: Tín hiệu-Tín hiệu ngôn ngữ- Tín hiệu thẩm Mĩ .6
1.1.1.1.Tín hiệu.7
1.1.1.2.Tín hiệu ngôn ngữ.10
1.1.1.3.Tín hiệu thẩm mĩ.13
1.2. Những đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ.17
1.2.1 Tính đẳng cấu. .17
1.2.2. Tính cấp độ.19
1.2.3. Đặc tính tác động.20
1.2.4.Tính biểu hiện.21
1.2.5. Tính biểu cảm.23
1.2.6. Tính biểu trưng.24
1.2.7. Tính truyền thống và cách tân.25
1.2.8. Tính hệ thống.26
1.2.9. Tính trừu tượng và cụ thể.28
1.3. Tín hiệu thẩm mĩ và ngôn ngữ văn học.30
1.4. Tín hiệu thẩm mĩ văn chương.32
1.5. Tiểu kết chương I.34
CHưƠNG 2: TÍN HIỆU THẨM MĨ “MÙA XUÂN” TRONG THƠ XUÂN DIỆU
2.1. Dẫn nhập.37
2.2.Kết quả khảo sát.39
2.3.Tín hiệu hằng thể “Xuân”.41
2.4.Các biến thể của tín hiệu hằng thể “Xuân”.48
2.4.1.Biến thể từ vựng của THHT “Xuân”.48
2.4.2.Biến thể kết hợp của tín hiệu hằng thể “Xuân”.51
2.4.3.Biến thể quan hệ của tín hiệu thẩm mĩ “Xuân”.57
2.4.3.1.Các tín hiệu BTQH là danh từ, cụm danh từ.57
2.4.3.2. Các tín hiệu BTQH là động từ /cụm động từ.70
2.5. Tiểu kết chương 2.72
CHưƠNG 3: TÍN HIỆU THẨM MĨ “TRÁI TIM” TRONG THƠ XUÂN DIỆU
3.1.Dẫn nhập.76
3.2.Kết quả khảo sát.80
3.3. THTM hằng thể “Tim/Trái tim”.80
3.4.Biến thể của tín hiệu hằng thể “Trái tim”.81
3.4.1.Biến thể từ vựng của THHT “Trái tim”.82
3.4.2. Biến thể kết hợp của tín hiệu hằng thể “Trái tim”.85
3.4.2.1. Ý nghĩa thẩm mĩ “tình yêu" của BTKH “trái tim”.86
3.4.2.2.Ý nghĩa thẩm mĩ “trái tim công dân”của BTKH“Trái tim”.89
3.4.3. Biến thể quan hệ của các tín hiệu thẩm mĩ chỉ trái tim.98
3.4.3.1.Những THBTQH là những động từ hoặc cụm động từ.99
3.4.3.2. Những tín hiệu biến thể quan hệ là những tính từ hoặc cụm tính từ.102
3.4.3.3.THBTQH là danh từ chỉ thời gian,không gian của THTM Trái tim trong
thơ Xuân Diệu.104
3.5.Tiểu kết chương 3.105
KẾT LUẬN . . .109
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 113
PHỤ LỤC . . 118
138 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2909 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ “mùa xuân” và “trái tim ” trong thơ Xuân Diệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay là mong muốn?) tơ lòng mình giăng
kết thành tấm võng để ôm trọn và ru giấc người yêu thì mới thoả :
Gió xa quá, trời xuân êm bát ngát
Biết lời gì nói hết được yêu em
Giữa lòng anh tơ giăng như mắc võng
Em nằm đi-anh ru giấc êm đềm
(Bóng đêm biếc)
Chính vì thế, khi dâng tặng tình yêu nhưng không được đền đáp thì thi nhân
cảm thấy mùa xuân vốn đẹp là thế mà bây giời thì nặng nề trống trải làm sao:
Ai có biết mùa xuân lên nặng lắm
Trên cánh hồng và trong những trái tim?
(Mời yêu)
Như vậy, có thể thấy mỗi khi đọc thơ Xuân Diệu ta lại cảm nhận được hình
ảnh mùa xuân trong thơ ông luôn hiện lên với rất nhiều cung bậc cảm xúc khác
nhau trong không gian và thời gian mỗi lần xuất hiện. Đó chính là nhờ Xuân Diệu
có tình yêu vô bờ đối với thiên nhiên với muôn vàn tạo vật đổi thay dù rất nhẹ
trong không gian và thời gian.
2.4 CÁC BIẾN THỂ CỦA TÍN HIỆU HẰNG THỂ “XUÂN”
2.4.1 Biến thể từ vựng của THHT “xuân”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50
Như đã nói, trong thơ Xuân Diệu, xuân còn có tên gọi đồng nghĩa gần như
hoàn toàn là mùa xuân. Mùa xuân trong thơ Xuân Diệu thường được nói tới trong
những ngữ cảnh khác nhau với những tình cảm, cảm xúc khác nhau. Bởi vậy, để
góp phần vào sự thể hiện những sắc thái, cung bậc tình cảm khác nhau này, mùa
xuân trong thơ Xuân Diệu cũng thường được biểu thị bằng những tín hiệu khác
nhau. Điều này có nghĩa là các THTM cùng chỉ mùa xuân trong mỗi lần xuất hiện
lại mang những hình thức ngôn ngữ biểu đạt một khác. Đây chính là các BTTV hay
là các tên gọi đồng nghĩa của “mùa xuân”. Mỗi tên gọi đồng nghĩa ấy, nói như
V.Hum-bôn, “biểu hiện quan điểm riêng của chúng ta về đối tượng”, tr(dẫn
theo[Nguyễn Đức Tồn, Từ đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb KHXH, H.,2006. 205]).
Điều đó chứng tỏ những từ ngữ biểu thị mùa xuân trong thơ Xuân Diệu rất phong
phú và đa dạng. Để làm được điều này, nhà thơ phải có tài năng vận dụng linh hoạt
và sáng tạo ngôn ngữ độc đáo. Chính điều ấy đã lý giải tại sao độc giả lại đã rất yêu
thơ xuân của Xuân Diệu, và đồng thời còn bởi mùa xuân trong thơ ông luôn hiện
lên sinh động, giàu cảm xúc, toát lên một tâm hồn thi sĩ yêu tha thiết mùa xuân,
luôn khát khao giao cảm với cuộc đời trần thế.
Như kết quả khảo sát đã cho thấy, các tín hiệu thẩm mĩ cùng chỉ mùa xuân
trong thơ Xuân Diệu có tần số xuất hiện và ý nghĩa thẩm mĩ khác nhau. Chúng tôi
sẽ tập trung nghiên cứu những tín hiệu có tần số xuất hiện cao và có giá trị lớn nhất
về mặt ý nghĩa thẩm mĩ.
Qua quá trình khảo sát, thống kê, chúng tôi thu được các BTTV trong thơ
Xuân Diệu là những đơn vị đồng nghĩa, gần nghĩa, cùng trường nghĩa hoặc đồng
sở chỉ chỉ mùa xuân như sau.
Trước hết là BTTV tết. Như có thể dễ dàng nhận thấy, BTTV này, cũng như
các BTTV khác được trình bày dưới đây, đều nằm trong quan hệ chỉnh thể - bộ
phận với THHT “ xuân”/ “mùa xuân”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51
Tết: là ngày lễ đầu tiên của mùa xuân và cũng là ngày lễ lớn nhất trong năm,
có vui chơi, hội hè theo truyền thống dân tộc. Tên gọi này vốn được biến âm từ từ
tiết mà ra. Tiết vốn có ý nghĩa gốc ban đầu hay ý nghĩa từ nguyên là “đốt tre”[Nhữ
Thành, Ngữ nghĩa từ Hán Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 1977]. Từ ý nghĩa gốc này
đã diễn ra sự chuyển nghĩa chỉ các khúc đoạn được phân cắt ra thực sự bằng hành
động vật lí hay chỉ bằng thao tác tư duy. Mỗi khúc đoạn ấy được gọi là một tiết. Do
đó có tiết học (45 phút), tiết trời (mỗi tiết là 15 ngày)… Tên gọi tiết trời đầu tiên
của một năm mới là tết.
Nước ta có nhiều tết khác nhau như: Tết Nguyên Đán, Tết Thượng Nguyên
(Rằm tháng Giêng), Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy), Tết Hạ Nguyên hay Tết
Cơm Mới (Rằm tháng Mười), Tết Trung thu, Tết Hàn thực(3/3 âm lịch), Tết Đoan
Ngọ(5/5 âm lịch)…
Trong thơ Xuân Diệu, TH Tết được dùng để nói về mùa xuân xuất hiện 7
lần. Chẳng hạn:
“Những Tết tươi lên vạn sắc màu
Em nhỉ, mấy xuân đằm thắm lạ
Không em Tết có vị gì đâu”
(Chầm chậm đừng quên)
Hay:
Lá cây duối chạm đầu đôi mái.
Hương áo em anh vẫn giữ gìn.
Vừa sau Tết xóm thôn trăng giãi
Anh hãy còn nhớ mãi như in
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52
(Nhớ mãi như in –T10)
TH “giao thừa” được sử dụng 1 lần. Đây là khoảng thời gian chuyển giao từ
năm cũ sang năm mới. Theo âm lịch của Việt Nam thì đó là khoảnh khắc từ cuối
đêm 30 Tết sang đầu ngày mùng một Tết. Giao thừa là giây phút thiêng liêng để
đón chào mùa xuân về. Và bao giờ cũng vậy, cứ vào đêm giao thừa Đài phát thanh
Tiếng nói Việt Nam thường ngâm thơ Bác:
Hai tư năm, những trung thu, ngày Tết
Trăng sáng Bác nhớ nhi đồng
Những giao thừa, thơ Bác động ngàn phương.
( Muôn thủơ Bác Hồ- T9)
TH tháng giêng được xuất hiện 6 lần, là tháng đầu của mùa xuân. ở đây nhà
thơ muốn nói tới tháng đầu của năm âm lịch Việt Nam, vì năm âm lịch là thời điểm
của mùa xuân, của tết. Vào thời điểm xuân sang bầu trời trong xanh, hoa trái đua
nở:
Ngày trong lắm là êm, hoa đẹp quá
Nhan sắc ơi cây cỏ chói đầy sao
Tháng giêng cười không e lệ chút nào
Bằng trăm cánh của bướm chim rối rắm
(Mời yêu)
Trong thơ Xuân Diệu, Tháng Giêng còn mang một dấu mốc lịch sử lớn lao
mà nhân loại sẽ không thể nào quên được. Đó là ngày vị lãnh tụ kính yêu của nước
Nga, của giai cấp vô sản toàn thế giới đã qua đời:
Mạc Tư Khoa tháng giêng hai mươi bốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53
Những mái nhà nặng trĩu tuyết mùa đông
Trắng xóa cây.Bốn mươi độ dưới không
Rét cắt thịt- Lê Nin vừa mới mất
(Mạc Tư Khoa tháng giêng năm 1942 –T8)
2.4.2 Biến thể kết hợp của tín hiệu hằng thể “xuân”
Như đã nêu, nói đến Biến thể kết hợp là nói đến cùng một tín hiệu nhưng
có sự biến đổi ít nhiều về ý nghĩa thẩm mĩ do kết hợp với những tín hiệu khác nhau
ở trước và sau nó trong cùng một câu thơ, dòng thơ, hoặc cùng xuất hiện với nó
trong những câu thơ, khổ thơ đi trước và sau nó. Trong ngôn ngữ, đây là kết quả
của tính hình tuyến; khi trở thành THTM thì từ ngữ cũng biến đổi ít nhiều trong
quan hệ với từ ngữ đi trước và đi sau. Khi xuất hiện trong những tổ hợp khác nhau,
ý nghĩa của cùng một THTM đã ít nhiều biến đổi để tạo nên những tình cảm, cảm
xúc khác nhau. Đặc biệt, với tư cách là những BTKH, THTM xuân hay mùa xuân
trong thơ Xuân Diệu đã mang những ý nghĩa biểu trưng độc đáo phản ánh tài năng
xuất chúng của ông hoàng thơ ca.
Trong thơ Xuân Diệu, mùa xuân về đã mang lại sức sống cho tự nhiên, cho
tạo vật ở trạng thái dâng trào, tràn đầy hương sắc. Và đó cũng là lúc sự sống có
biểu hiện thắm tươi và hấp dẫn nhất. Xuân Diệu cảm thấy yêu cuộc sống cuồng
nhiệt, muốn thu vào mình tất cả tự nhiên bằng đủ mọi giác quan và hành động - từ
lời nói đến ánh mắt và nụ cười... Chính vì thế, nhà thơ càng thêm yêu mùa xuân
mãnh liệt, thấy mùa xuân có sức hấp dẫn mình ghê gớm như một tình nhân:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.
(Vội vàng)
Đặc biệt, mùa xuân với tư cách là biến thể kết hợp trong thơ Xuân Diệu
còn mang ý nghĩa chỉ tuổi trẻ, cái tuổi tươi đẹp và tràn trề sức sống.
Trước hết, có thể nhận thấy THTM xuân/mùa xuân được Xuân Diệu sử
dụng với tư cách BTKH để chỉ những con người trẻ trung nhờ biện pháp nhân cách
hoá. Chúng ta nhận ra được ý nghĩa này chính là dựa vào các BTQH có ý nghĩa chỉ
tuổi tác.Trong mối quan hệ giữa THHT và các TH BTQH này, mùa xuân luôn xuất
hiện với tư cách là biểu tượng của tuổi trẻ. Chúng tôi đã khảo sát và thu thập được
các BTQH cùng có ý nghĩa chỉ tuổi trẻ: tuổi xanh, một lứa trẻ, thiếu niên, trăng
tròn, thanh tân, má đào, vẻ tơ rằm...
Theo trường liên tưởng như vậy, khi ca ngợi những người lính trẻ ở khắp
mọi miền của Tổ Quốc xung phong tình nguyện vào miền Nam tham gia quân giải
phóng, Xuân Diệu đã ví họ như “những cánh chim xuân”:
Những cánh chim xuân vỗ khắp nơi
Mùa xuân một lứa trẻ băng khôi.
(Anh lính trẻ mới vào quân giải phóng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55
Mừng đất nước xây dựng và phát triển được tròn 20 năm, Xuân Diệu rất vui
và tự hào cảm thấy đất nước ta như một thanh niên cường tráng tràn đầy sức xuân -
– sức của tuổi trẻ:
Hai mươi tuổi trẻ trên đà
Việt Nam dân chủ cộng hòa sức xuân
(Cây số 20-T8)
Trong cuộc đời của mỗi người, đẹp nhất là tuổi thanh xuân. Do vậy, Xuân
Diệu thích nhất và nói nhiều nhất đến tuổi 19, cái tuổi vừa bước vào thời kì xuân
sắc của tuổi trẻ:
19 tuổi mặt trời đang óng ả
Ánh sáng ca lanh lảnh tiếng đời ngân
Bông hạnh cười 19 tuổi thanh tân
Gánh nhẹ nhõm trên thân hình măng mọc
Hình ảnh “Mặt trời óng ả”, “19 tuổi thanh tân”, “thân hình măng mọc”
mang ý nghĩa ẩn dụ chỉ những phẩm chất đẹp nhất, viên mãn nhất của tuổi trẻ hiện
ra trên từng đường nét khỏe khoắn thanh tú của cơ thể. Chính vì thế, trong một bài
thơ của mình, Xuân Diệu đã sử dụng TH mùa xuân với tư cách là BTKH với ý
nghĩa theo lối thực vật hóa để biểu thị sự phát triển của sức trẻ đã đến độ viên mãn,
tràn đầy:
Mùa xuân chín ửng trên đôi má
Thiếu nữ làm duyên đứng mỉm cười
(Nụ cười xuân)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56
Cho nên cũng có thể nói rằng với Xuân Diệu mùa xuân chính là tuổi trẻ.
Thậm chí có lúc thi sĩ còn cực đoan khi cho rằng chỉ có tuổi trẻ mới có ngày xuân:
Cảm ơn tuổi trẻ bay về lại
Cho tôi lại thấy mặt ngày xuân
(Hiểu)
Cuộc đời mỗi con người đã ngắn ngủi, tuổi trẻ lại càng ngắn ngủi hơn. Xuân
Diệu là người hiểu thấu hơn ai hết cái vô giá cũng như giới hạn của tuổi trẻ. Những
khát vọng đẹp đẽ nhất của cuộc đời người chỉ có thể đạt được khi còn trẻ mà thôi.
Ông cho rằng: cuộc đời chỉ đáng quí, đáng yêu khi người ta còn trẻ. Một khi tuổi
trẻ đã qua, cuộc sống coi như chấm dứt. Ông mường tượng ra tuổi già:
Bệnh hoạn cắn xương như rắn rúc
Mắt sáng phai rồi má hóp không
Do đó ông luôn cảm thấy tiếc nuối cái sự sống căng tràn của tuổi xuân thì:
Ôi thanh niên người mang hết xuân thì
Hình ngực nở, nụ cười tươi màu tóc láng
Thanh niên hỡi lòng người thơm quá mất.
(Thanh niên)
Trong nhiều câu thơ khác của Xuân Diệu, BTKH của THTM “xuân”/”mùa
xuân” lại có ý nghĩa chỉ “năm”, để tính thời gian đã qua đi hay tuổi của con người.
Cách sử dụng TH xuân/mùa xuân ở ý nghĩa này có giá trị thẩm mĩ khác với khi
người ta dùng từ “tuổi” là ở chỗ thể hiện thái độ lạc quan yêu đời, thấy mình luôn
trẻ mãi không già! Chẳng hạn: xuân 18, 79 mùa xuân…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57
Khi ca ngợi tinh thần dũng cảm của liệt sĩ trẻ tuổi Nguyễn Thị Non, dù bị tra
tấn đánh đập dã man, nhưng vẫn kiên cường bất khuất, không chịu khuất phục
trước kẻ thù, Xuân Diệu đã vô cùng xúc động:
Xuân 18, tuổi trẻ nguyện hi sinh
Cho trẻ muôn đời dòng nước biếc
Tuổi xuân em mới qúa trăng tròn
Tay chân gãy hết thù tra tấn
Chẳng chịu lời khai mắng địch đồn.
(Nguyễn Thị Non,liệt sĩ-T9)
Hay:
Hây hây 19 xuân hồng
Ước ao hạnh phúc mơ mòng lứa đôi
(Đánh lên đầu giặc Mĩ-T7)
Với Bác Hồ cũng như vậy. Người bao giờ cũng luôn lạc quan yêu đời, thậm
chí ngay cả lúc sắp đi vào cõi vĩnh hằng. Khi ca ngợi Bác Hồ trong ngày Người
“vào cuộc trường sinh”, Xuân Diệu đã tránh nỗi đau khi Bác mất, không nói đến
tuổi thọ của Người một cách trực tiếp mà dùng từ “mùa xuân” :
Tất cả Bác Hồ từ khi tuổi trẻ đến 79 mùa xuân
Bác rất thanh tao, Bác rất nhẹ nhàng
Bao giờ cũng ung dung và quắc thước
(Xem triển lãm “Nhân dân thế giới thương tiếc Bác Hồ”- T10).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58
Với Xuân Diệu, mùa xuân luôn mang ý nghĩa biểu trưng cho cái đẹp, biểu
trưng cho sức mạnh tuổi trẻ. Mùa xuân của đất trời, mùa xuân của con người . Mùa
xuân luôn được ví với tuổi trẻ . Sinh thời Bác Hồ cũng đã từng dùng cặp song hành
này: “ Một năm khởi đầu từ mùa xuân, đời người khởi đầu từ tuổi trẻ . Tuổi trẻ là
mùa xuân của xã hội”Trong nhiều bài thơ, Xuân Diệu đã thể hiện điều đó:
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời quá chật
Không cho dài thời trẻ cuả nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
(Vội vàng).
Đặc biệt hơn, và đây là sáng tạo độc đáo về từ ngữ của Xuân Diệu, khi nhà
thơ sử dụng BTKH mùa xuân để chỉ mùa thu thành công của Cách mạng tháng
Tám. Bởi vì Cách mạng tháng Tám đã mang lại những sự thay đổi mới mẻ cho tất
cả mọi lĩnh vực đời sống của nhân dân Việt Nam, cũng giống như mùa xuân mang
lại sức sống mới cho mọi cảnh vật sau sự tàn phá của mùa đông ảm đạm và khắc
nghiệt. Do đó, mùa thu cách mạng thành công đó cũng chính là mùa xuân của dân
tộc, là thời điểm bắt đầu của một cuộc sống mới ấm no, tự do và hạnh phúc:
Mùa thu tháng tám năm bốn mươi Nhăm
Khởi nghĩa đi lên dân chúng rầm rầm
Màu đường phố gầm gầm, nghe nong nóng
Và từ ấy - trên thời gian to rộng
Thu Việt Nam có nghĩa một mùa xuân
(Nhớ mùa tháng tám-T4)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59
Xuân Diệu mãi mãi là mùa xuân trong thơ ca Việt Nam, trong lòng độc giả
và nhân dân Việt Nam. Đặc biệt dù năm tháng đã trôi qua, thời gian sẽ có thể làm
biến đổi nhiều thứ, nhưng có thể tin rằng dù thế nào thì thơ Xuân Diệu vẫn sống
mãi với thời gian:
Cây đời mãi mãi xanh tươi
Tình yêu mãi mãi cần lời thiết tha
Thơ anh mãi mãi là hoa
Cho đôi lứa hái làm quà tặng nhau
(Thơ anh mãi mãi là hoa- Vương Trọng)
2.4.3 Biến thể quan hệ của THTM “xuân”
Như đã trình bày, BTKH là những biến thể nảy sinh trong quá trình sử dụng
một THTM. Nó có ý nghĩa được cụ thể hóa thêm bởi một số yếu tố phụ trợ cùng
xuất hiện trực tiếp ở trước và sau THTM “mùa xuân” trong mỗi khổ thơ, đoạn thơ
để tìm ra những liên hệ, hàm nghĩa bổ sung của nó. Các TH phụ trợ cùng xuất hiện
với các BTKH này chính là các BTQH. Có khi chúng ta cần phải đặt các đơn vị
ngôn ngữ cùng xuất hiện ấy với TH mùa xuân trong những trường liên tưởng khác
nhau để có thể cảm thụ hết các sắc thái ý nghĩa của tín hiệu mùa xuân trên mọi
khía cạnh.
Xuất phát từ cơ sở lí luận như vậy, chúng tôi tiến hành tập hợp các tín hiệu
cùng xuất hiện trên trục tuyến tính với tín hiệu “mùa xuân” (tức các BTQH) và
phân loại chúng như sau: Các tín hiệu là những danh từ hoặc cụm danh từ, các tín
hiệu là những động từ hay cụm động từ, để cụ thể hóa, làm rõ nghĩa cho các THTM
chỉ “mùa xuân” (bao gồm THHT và THBTTV).
2.4.3.1 Các tín hiệu BTQH là danh từ, cụm danh từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60
Đó là những TH chỉ sự vật, hiện tượng liên quan đến mùa xuân như ngày
xuân, gió xuân, lúa xuân, mầm xuân, mùa xuân dân tộc, mùa xuân xã hội, sáng
xuân, buổi chiều mùa xuân, cỏ xuân, trời xuân...
Như vậy, các BTQH là danh tư/danh ngữ này có ý nghĩa đen và cùng thuộc
nhóm chỉ các sự vật, hiện tượng thường xuất hiện vào mùa xuân ở nước ta. Điều
đó cũng có nghĩa trong thơ Xuân Diệu, mùa xuân thường được ông miêu tả cùng
với cỏ cây hoa lá trong không gian và thời gian khác nhau.
Ngoài ra, theo tư liệu thống kê, chúng tôi thấy trong thơ Xuân Diệu còn xuất
hiện nhóm BTQH gồm các TH mang nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng, đó là những
TH đã có sự chuyển nghĩa.
Xuân Diệu gửi gắm vào mùa xuân biết bao tình cảm, nỗi niềm. Hơi thở mùa
xuân trong thơ ông vừa đẹp đẽ nồng nàn, vừa đắm say tha thiết. Ông luôn đón chào
mùa xuân bằng tất cả tấm lòng rạo rực, si mê.
Như chúng ta biết, Tố Hữu là nhà thơ - chiến sĩ cách mạng, mùa xuân trong
thơ ông thường gắn liền với khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tấn công và là lời kêu
gọi, cổ vũ hào hùng toàn quân và dân ta trong cuộc chiến đấu ở cả hai miền Nam -
Bắc:
“Anh chị em ơi!
Hãy giương súng lên cao chào xuân 68
Xuân Việt Nam-Xuân của lòng dũng cảm”
(Bài ca Xuân 68)
Xuân Diệu vốn là thi sĩ lãng mạn, nên mùa xuân được hiện nên trong thơ ông
chủ yếu là tính chất nên thơ, nên mộng của sắc xuân với các cung bậc của ánh sáng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61
của trăm hoa đua nở. Đó chính là thiên đường của nhân gian mà con người không
phải mất công đi tìm kiếm ở nơi cực lạc nào.
Người đọc đã từng say mê thơ Xuân Diệu bởi hương sắc tuyệt vời của không
gian mùa xuân với bản hợp xướng của đàn ong tìm mật, sự dịu dàng của gió xuân
và sự giao thoa giữa ong và hoa, của hoa mận nở..., tất cả như ùa vào thơ ông, đã
làm nên rung động trái tim của những người yêu thơ thi sĩ này:
“Sáng xuân mở cửa ong vào
Hút hoa mận nở như hoa chíu cành.
Gió xuân động khẽ trên cành
Ngỡ ong say chạm vào bên hoa cười”
(Cành hoa mận-Chùm thơ cây)
Từ xưa đến nay, ở Việt Nam, mùa xuân luôn được coi là mùa đẹp nhất trong
năm, là mùa của sự hồi sinh, cây cối đâm chồi nảy lộc, nhất là ở một nước có nền
văn hoá nông nghiệp lúa nước như Việt Nam. Bởi vậy, qua các BTQH của THTM
“xuân”/“mùa xuân” trong thơ ông, chúng ta có thể nhận thấy Xuân Diệu đã say
sưa viết rất nhiều về cỏ cây hoa lá mùa xuân. Đó là mầm, là cỏ mùa xuân, là hoa
xuân và đặc biệt là lúa xuân. Trong thơ Xuân Diệu tất cả đều đã trở thành những
THTM báo xuân về. Chúng ta có thể tìm hiểu và phân tích một số TH BTQH ấy.
Đó có thể là lá bàng :
Lá bàng non ngon lành như ăn được
Trời tạnh mà lá mới ướt như mưa
Nhựa bàng đỏ thắm đầu lá biếc
Gió rào rào tốc áo lá còn thưa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62
(Xuân- T4 )
Các hình ảnh “lá bàng non” và “lá biếc” là những THTM thật điển hình và
tiêu biểu cho mùa xuân miền Bắc. Bởi vì, mùa đông lá bàng vốn có màu đỏ, và
nhiều khi cây bàng rụng hết lá, chỉ con trơ lại thân cây với những cành khô khẳng
khiu. Mùa xuân đến, nhờ những giọt mưa xuân, cây bàng được hồi sinh. Từ sau lớp
vỏ thân cây sù sì giờ như bật tung ra những chồi non nhọn hoắt. Bởi vậy “những
chồi nhọn” và “lá xanh rờn” đã trở thành những TH báo xuân sang:
Những chồi nhọn vui tươi châm khoảng thắm
Cánh lao xao chuyển ánh lá xanh rờn
(Xuân-T4 )
Các TH BTQH ấy có thể là những hàng ổi trên bờ đê bên Hồ Tây bật chồi
biếc cứ mỗi độ xuân về:
Hây hây những bóng xanh cây ổi
Cong một bờ đê đã bật chồi
(Xuân bên Hồ Tây- T10 )
Hay đó chỉ là những chiếc lá đầu tiên vừa nhú, trong thơ Xuân Diệu cũng là
TH của mùa xuân:
Cây trồng-ta chẳng trồng nêu tết
Những lá đầu tiên vừa nhú biếc
(Những thơ tình mùa xuân- T6)
Các BTQH ấy còn có thể là danh từ biểu thị những chùm hoa xoan với màu
tím trắng li ti cạnh bờ sông:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63
Đường đi theo dọc Hồng Hà
Mưa sau cơn hạn mượt mà cỏ xuân
Lại còn tím trắng hoa xoan
Đến lùm gai cũng chen vàng sắc hoa
(Mùa Xuân-T7)
Hay biểu thị bầu trời xanh, hàng cây xanh, khu vườn non mướt lá xanh,
đường đi ngập cỏ non xanh...Tất cả những sự vật ấy khi vào thơ Xuân Diệu cũng
đều đã trở thành những THTM có ý nghĩa tượng trưng báo hiệu mùa xuân đã đến:
Trời xanh thế! Hàng cây thơ biết mấy!
Vườn non sao! Đường cỏ mộng bao nhiêu.
Khi Phạm Thái gặp Quỳnh Như thuở ấy
Khi chàng Kim vừa được thấy nàng Kiều.
(Xuân đầu- T1)
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ không hề thông báo trực tiếp mùa xuân đã về,
thế nhưng người đọc vẫn nhận được thông điệp “mùa xuân đến” chính là nhờ qua
khung cảnh thiên nhiên và qua điển tích văn học: Mối tình Phạm Thái - Quỳnh Như
và mối tình Kiều-Kim đều được bắt đầu trong buổi gặp gỡ vào mùa xuân.
ở miền Bắc trước đây, người nông dân luôn cấy lúa xong trước khi ăn tết.
Bởi vậy, BTQH biểu thị hình ảnh “ruộng xanh” trong thơ Xuân Diệu cũng là một
TH TM rất đặc trưng cho mùa xuân nơi đây:
Ánh xuân mỗi sớm hồng tươi mướt
Những ống khôi cao bèn nhận trước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64
Ruộng xanh đã cấy đến chân trời
Long lanh mạ soi mình xuống nước.
(Thơ tình mùa xuân-T6)
Chúng tôi đã thống kê và thấy rằng từ “lúa” được nhà thơ nhắc tới 14 lần
nhằm ca ngợi vai trò của cây lúa đối với sự đổi thay và phát triển của đất nước:
-Vũ Thắng trăm phần cấy lúa xuân
-Lúa xuân mang hẳn mùa xuân lại
Hạnh phúc ta trồng vụt nở hoa
-Trăm phần trăm ấy lúa xuân reo
(Tặng hợp tác xã Vũ Thắng-T10)
Lúa xuân khi mới về
Đã ai quen mà biết.
-Ô!cái lúa xuân này
Đẻ trên tay dưới nách.
-Lúa xuân là chị lúa xanh
Đến khi lúa chín là anh lúa vàng.
(Lúa xuân xã Nam Bình-T10)
Các BTQH của THTM mùa xuân trong thơ Xuân Diệu là danh từ còn có thể
là tên gọi của các loài chim di cư tránh rét, nay trở về khi xuân sang. Hình ảnh đàn
chim trong thơ Xuân Diệu cũng là THTM báo hiệu xuân về:
Cớ sao chim tụ về đây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65
Lao xao ríu rít bạn bầy đùa kêu.
(Mùa Xuân-T7)
Hay từng đàn bướm chấp chới đi tìm phấn hương cũng là lúc đất nước vào
xuân. Thậm chí, với Xuân Diệu, chính đàn bướm kia đã tạo nên mùa xuân:
Bươm bướm trắng nở mùa xuân đất nước
Bướm hoan hỉ trên cành không hẹn trước
(Hội nghị non sông)
Qua cái rét cắt da, cắt thịt của Mùa Đông, Mùa Xuân đến mang lại bầu trời
trong xanh quang đãng, tiết trời ấm áp, đặc biệt với những cơn gió xuân “nhẹ như
hơi thở”, thật nồng nàn, dễ chịu. Vì vậy, trong các thi phẩm của mình, nhà thơ
Xuân Diệu đã nói rất nhiều đến gió và BTQH “gió” đã xuất hiện tới hơn 200 lần.
Trong số đó“Gió xuân” là tín hiệu được nhắc đến trong thơ Xuân Diệu tới 25 lần:
Nhẹ nhàng gió thổi tháng ba
Trong hơi thanh mát có hòa nồng say
Xuân còn hè đã thoảng bay
Một niềm xa vợi ngất ngây khí trời.
(Chớm sang vị hè-T10)
Hay:
Bên cạnh Hồ Tây gió thổi xuân
Gió đưa xuân sắc cảnh thanh tân.
(Xuân bên Hồ Tây-T10)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66
Gió xuân động khẽ cành trên
Ngỡ ong say chạm vào bên hoa cười.
(Cành hoa mận-Chùm thơ cây)
Gió xuân về mang lại không khí trong lành, cây cối như xanh tươi hơn, sinh
động hơn:
Hôm nay nắng đẹp trời ưa
Sang xuân hoa cải gió đưa rập rờn
(Một mảnh đất-T10)
Những làn gió xuân thổi về làm lá lúa dập dờn như reo múa khiến nhà thơ
thấy như những ngón tay uốn lượn mềm mại của con người:
Gió xuân-lá lúa như reo múa
Như ngón tay dài của đất thanh
(Lá lúa xuân-T10)
Là người luôn muốn gắn bó với cuộc sống, với mùa xuân, với tuổi trẻ và tình
yêu, nhưng trước Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu vẫn thấy mình cô độc giữa
cuộc đời lạnh giá, không hòa hợp được với xã hội, nên tình yêu, tuổi trẻ cũng như
mùa xuân với nhà thơ thật mong manh. Nhưng từ khi được ánh sáng của cách
mạng, lí tưởng của Đảng soi rọi vào tâm hồn, ông đã thấy mình như đang sống giữa
lòng nhân dân, trong mùa xuân huy hoàng của dân tộc và của nhân loại. Trái tim
của nhà thơ đã gắn bó máu thịt với Tổ quốc, với nhân dân, với cách mạng và hòa
chung với nhịp đập của trái tim đất nước.
Chính vì thế, khi miền Bắc bắt tay vào sản xuất và dựng xây cuộc sống mới
ấm no, hạnh phúc, miền Nam “đi trước về sau” vẫn còn phải trên tuyến đầu chống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67
Mĩ. Lòng nhân dân miền Bắc triệu người như một vẫn luôn “hướng về Nam”, quyết
tâm ủng hộ và chi viện cùng đồng bào miền Nam đấu tranh thống nhất đất nước.
Xuân Diệu đã cảm nhận được và như thấy cơn gió xuân miền Bắc đã thổi mang tới
đồng bào miền Nam tất cả những tình cảm ruột thịt, thiêng liêng ấy của đồng bào
miền Bắc với một ý chí thống nhất nước nhà:
Khúc hát đồng ca muôn triệu chí
Gió xuân thổi tới tận Miền Nam.
(Lá lúa xuân T10)
Kết quả thống kê của chúng tôi cho thấy các BTQH của THTM mùa xuân
trong thơ Xuân Diệu là danh từ/danh ngữ còn có thể là các TH chỉ không gian và
thời gian.
Đối với nhóm thời gian có thể chia thành hai phạm trù khác nhau:
Thứ nhất: quan niệm về thời gian như một bộ phận quan trọng cấu thành hệ
thống quan điểm về vũ trụ, nhân sinh của nhà thơ, như Hoàng Trung Thông cho
rằng: “Tuổi trẻ, tình yêu, thời gian” là một đề tài có sức hấp dẫn lớn trong thơ Xuân
Diệu.
Thứ hai: phạm trù thời gian được sử dụng như một yếu tố hình thức để kiến
tạo nên từng tác phẩm cụ thể.
Trong phạm trú thứ nhất, Xuân Diệu luôn luôn nhìn thấy sự đối lập nghiệt
ngã giữa thời gian vô tận của vũ trụ và thời gian ngắn ngủi của một kiếp người. Bởi
vậy, mỗi ngày tháng qua đi, ông nuối tiếc nên cảm thấy thời gian trôi đi nhanh quá:
Thong thả chiều vàng thong thả lại
Rồi đi...Đêm xám tới dần dần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68
Cứ thế mà bay cho đến hết
Những ngày, những tháng, những mùa xuân.
(Giờ tàn)
Vì thế, ông luôn sợ mùa xuân đi mất và cuộc đời mình cũng sẽ chẳng còn gì:
Xuân đang tới, cũng là xuân đang qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân đã già
Và xuân hết cũng là tôi cũng mất.
(Vội vàng)
Trong phạm trù thứ hai: với bản chất của một hình tượng nghệ thuật, thời
gian trong tác phẩm nghệ thuật được chia thành 2 nhóm: thời gian cụ thể và thời
gian trừu tượng.
Xuân Diệu đã khai thác hình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_SP_VH_DNT.pdf