MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ.ii
TÓM TẮT . iii
MỤC LỤC .iv
DANH SÁCH HÌNH .vi
DANH SÁCH BẢNG.vii
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ.1
1.1 Tổng quan.1
1.2. Nội nghiên cứu .1
CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.2
2.1 Nguyên liệu dùng trong sữa bắp tiệt trùng.2
2.1.1 Bắp hạt.2
2.1.2 Sữa tươi nguyên liệu .12
2.2 Giới thiệu cơsởkhoa học một sốquá trình cơbản trong sản xuất, chếbiến
các sản phẩm từsữa .21
2.2.1 Quá trình đun nóng .21
2.2.2 Quá trình đồng hóa.21
2.2.3 Quá trình tiệt trùng.22
CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .24
3.1. Phương tiện thí nghiệm .24
3.1.1. Thời gian địa điểm .24
3.1.2. Nguyên vật liệu.24
3.1.3. Thiết bị- dụng cụ .24
3.1.4. Hóa chất sửdụng .24
3.2. Nội dung nghiên cứu.27
3.2.1 Thí nghiệm 1.27
3.2.2 Thí nghiệm 2.29
3.2.3 Thí nghiệm 3.31
3.3 Phương pháp đo đạc, phân tích .32
3.4 Phương pháp phân tích sốliệu .32
CHƯƠNG IV KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN .33
4.1 Ảnh hưởng của chế độthủy phân tinh bột bắp đến chất lượng sản phẩm.33
4.1.1 Ảnh hưởng của chế độthủy phân tinh bột bắp đến lượng đường sinh ra
của dịch thủy phân .33
4.1.2 Ảnh hưởng của quá trình thủy phân tinh bột bắp đến đặc tính vật lý sản
phẩm.35
4.1.3 Ảnh hưởng của chế độthủy phân tinh bột bắp đến giá trịcảm quan sản
phẩm.39
4.2 Ảnh hưởng của tỷlệphối chếdịch bắp thủy phân và sữa đến chất lượng sản
phẩm.41
4.2.1 Ảnh hưởng của tỷlệphối chếdịch bắp thủy phân và sữa đến đặc tính vật
lý sản phẩm.42
4.2.2 Ảnh hưởng của tỷlệphối chếdịch bắp thủy phân và sữa đến giá trịcảm
quan.43
4.3 Ảnh hưởng của chế độtiệt trùng đến chất lượng và bảo quản sản phẩm.44
4.3.1 Ảnh hưởng của chế độtiệt trùng đến đặc tính vật lý sản phẩm .45
4.3.2 Ảnh hưởng của chế độtiệt trùng đến mật sốvi sinh vật và khảnăng bảo
quản.45
4.3.3 Ảnh hưởng của chế độtiệt trùng đến giá tri cảm quan sản phẩm .47
5.1 Kết luận .49
5.2 Đềnghị .51
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .52
PHỤLỤC
98 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4229 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa bắp tiệt trùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng 19 và bảng 20.
Bảng 19: Độ nhớt sản phẩm ảnh hưởng bởi nhiệt độ, thời gian thủy phân
Nhiệt độ (0C)
Thời gian (phút)
52-550C
(*)
62-650C
(*)
Trung bình
(*)
0
30
60
90
5,58
3,69
3,29
2,64
5,58
3,44
2,64
2,23
5,58a
3,56b
2,96c
2,43d
Trung bình 3,79A 3,48B
(*) Giá trị trung bình của 3 lần lặp lại
36
(Các giá trị trung bình có cùng ký hiệu biểu thị sự không khác biệt)
a, b,…thống kê theo cột.
A, B thống kê theo hàng.
Bảng 20: Độ nhớt sản phẩm ảnh hưởng bởi chế độ thủy phân
Chế độ thủy phân Độ nhớt (cP)
0
52-55/30
52-55/60
52-55/90
62-65/30
62-65/60
62-65/90
5,58a
3,69b
3,29c
2,64d
3,44c
2,64d
2,23e
(*) Giá trị trung bình của 3 lần lặp lại
(Các giá trị trung bình có cùng ký hiệu biểu thị sự không khác biệt)
a, b,…thống kê theo cột.
Từ số liệu phân tích có thể thấy rằng có sự khác biệt về độ nhớt sản phẩm khi sử
dụng dịch bắp thủy phân với thời gian và nhiệt độ thủy phân khác nhau. Sự thay đổi
độ nhớt sản phẩm theo thời gian và nhiệt độ thủy phân được minh họa ở hình 21.
Thoi gian (phut)
Nhiet do (C)
D
o
n
ho
t (
cP
)
30 40 50 60 70 80 90 50
55
60
65
2.1
2.4
2.7
3
3.3
3.6
3.9
Hình 21: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ nhớt sản phẩm
theo chế độ thủy phân
Đồ thị trên cho thấy nhiệt độ thủy phân cao và thời gian dài sẽ cho sản phẩm có độ
nhớt càng thấp. Kết hợp với kết quả thống kê ở bảng 17 có thể giải thích rằng khi
thủy phân tinh bột với nhiệt độ 62 – 65oC thời gian dài hàm lượng đường sinh ra
nhiều làm giảm hàm lượng tinh bột đáng kể nên dẫn đến làm giảm độ nhớt của sản
phẩm.
5,56551+0,000478197*X-0,0243324*Y-0,00000699588*X2-0,0000151749*Y2-
0,000307826*X*Y, R2=97,2%
37
b. Ảnh hưởng của quá trình thủy phân tinh bột bắp trên giá trị màu L, a, b của sản
phẩm
Kết quả thống kê về màu sắc của sản phẩm theo nhiệt độ và thời gian thủy phân
được trình bày ở bảng 21, bảng 22, bảng 23, bảng 24, bảng 25, bảng 26.
Kết quả thống kê này cho biết sự khác biệt các giá trị L, a, b ở các tỷ lệ sử dụng
dịch bắp:sữa hay đó là sự chuyển màu của 3 giá trị L, a, b (hệ màu này thể hiện rõ ở
phụ lục 1).
Bảng 21: Kết quả thống kê giá trị L sản phẩm theo hai nhân tố nhiệt độ và thời gian
thủy phân
Nhiệt độ (0C)
Thời gian (phút)
52-550C
(*)
62-650C
(*)
Trung bình
(*)
0
30
60
90
78,76
78,75
78,61
78,60
78,76
78,73
78,48
78,46
78,76a
78,74a
78,54b
78,53b
Trung bình 78,73A 78,56B
(*) Giá trị trung bình của 3 lần lặp lại
(Các giá trị trung bình có cùng ký hiệu biểu thị sự không khác biệt)
a, b,…thống kê theo cột.
A, B thống kê theo hàng.
Bảng 22: Kết quả thống kê giá trị L của sản phẩm theo một nhân tố kết hợp nhiệt độ
và thời gian thủy phân
Chế độ thủy phân Giá trị L
0
52-55/30
52-55/60
52-55/90
62-65/30
62-65/60
62-65/90
78,76a
78,75ab
78,61 abc
78,60 abc
78,73abc
78,48bc
78,46c
(*) Giá trị trung bình của 3 lần lặp lại
(Các giá trị trung bình có cùng ký hiệu biểu thị sự không khác biệt)
a, b,…thống kê theo cột.
Kết quả thống kê cho thấy độ trắng (giá trị L) sản phẩm giảm dần khi sử dụng dịch
bắp thủy phân ở nhiệt độ cao và thời gian dài. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này là
do nhiệt độ cao kết hợp với thời gian dài sẽ làm cho phản ứng hóa nâu không
enzyme dễ xảy ra trong quá trình thủy phân bột bắp và kết quả là độ trắng của sản
phẩm cũng bị giảm. Tuy nhiên, đối với sản phẩm sữa bắp, tiêu chí về màu sắc là sản
38
phẩm có màu vàng của bắp nên đối với mẫu có giá trị L cao chưa hẳn là sản phẩm
có màu thích hợp.
Thoi gian (phut)
Nhiet do (C)
G
ia
tr
i m
au
L
30 40 50 60 70 80 90 50
55
60
65
75
80
85
Hình 22: Đồ thị biễu diễn L của sản pnẩm theo nhiệt độ và thời gian thủy phân
Bảng 23: Kết quả thống kê giá trị a của sản phẩm theo hai nhân tố nhiệt độ và thời
gian thủy phân
Nhiệt độ (0C)
Thời gian (phút)
52-550C
(*)
62-650C
(*)
Trung bình
(*)
0
30
60
90
-4,64
-4,59
-4,58
-4,54
-4,65
-4,61
-4,55
-4,46
-4,64a
-4,60ab
-4,56ab
-4,50b
Trung bình -4,6A -4,55B
(*) Giá trị trung bình của 3 lần lặp lại
(Các giá trị trung bình có cùng ký hiệu biểu thị sự không khác biệt)
a, b,…thống kê theo cột.
A, B thống kê theo hàng.
3.93004*10-5 * X2 - 0.00457557 * X + 7.08974 * 10-5 * X * Y + 0.00483276 * Y -
0.5346*10-5*Y2+79.0628, R2=95,8%
39
Bảng 24: Kết quả thống kê giá trị b của sản phẩm theo hai nhân tố nhiệt độ và thời
gian thủy phân
Nhiệt độ (0C)
Thời gian (phút)
52-550C
(*)
62-650C
(*)
Trung bình
(*)
0
30
60
90
14,55
14,54
14,52
14,45
14,54
14,53
14,44
14,34
14,54a
14,53a
14,48a
14,39a
Trung bình 14,52A 14,45A
(*) Giá trị trung bình của 3 lần lặp lại
(Các giá trị trung bình có cùng ký hiệu biểu thị sự không khác biệt)
a, b,…thống kê theo cột.
A thống kê theo hàng.
Kết quả thống kê cho thấy giá trị a của sản phẩm có sự khác biệt giữa các mẫu xử
lý. Bắp được thủy phân ở nhiệt độ cao, thời gian dài giá trị a có khuynh hướng tăng
có ý nghĩa về phía trục dương, cũng có nghĩa là chuyển dịch sang vùng vàng sậm và
cam (xem giản đồ màu L, a, b ở phần phụ lục). Kết quả này cũng được giải thích
tương tự như phần kết quả của giá trị L, đó là khi thủy phân bắp ở nhiệt độ cao thời
gian dài các phản ứng hóa nâu không enzyme xảy ra càng nhiều càng làm cho sản
phẩm dịch chuyển về phía màu vàng sẫm, cam và nâu. Tuy nhiên, trong thực tế sự
chuyển màu này chỉ sang mức vàng hơi sậm, có nghĩa là tạo được màu đặc trưng
cho sữa bắp mà không phải chuyển hẳn sang vàng sậm, cam, v.v.
Giá trị b không khác biệt ý nghĩa giữa các mẫu xử lý vì khi nhìn trên giản đồ màu, b
là giá trị tiêu biểu cho sắc màu vàng và có khuynh hướng xoay cùng chiều với giá
trị a (tức giá trị a tăng thì giá trị b giảm), nhưng trong một giới hạn nhỏ a tăng
không nhiều b giảm không đáng kể.
4.1.3 Ảnh hưởng của chế độ thủy phân tinh bột bắp đến giá trị cảm quan sản phẩm
Kết quả thống kê trạng thái của sản phẩm được trình bày ở bảng 25, bảng 26.
Bảng 25: Điểm cảm quan trạng thái của sản phẩm theo nhiệt độ và thời gian thủy
phân tinh bột bắp
Nhiệt độ (0C)
Thời gian (phút)
52-550C
(*)
62-650C
(*)
Trung bình
(*)
0
30
60
90
0,55
1,6
3,16
4,06
0,55
3,1
4,13
4,96
0,55d
2,35c
3,65b
4,51a
Trung bình 2,33B 3,2A
(*) Giá trị trung bình của 3 lần lặp lại.
(Các giá trị trung bình có cùng ký hiệu biểu thị sự không khác biệt)
40
a, b,…thống kê theo cột.
A, B thống kê theo hàng.
Bảng 26: Điểm cảm quan trạng thái của sản phẩm theo một nhân tố kết hợp nhiệt độ
và thời gian thủy phân
Chế độ thủy phân Điểm cảm quan trạng thái sản phẩm
0
52-55/30
52-55/60
52-55/90
62-65/30
62-65/60
62-65/90
0,55e
1,6d
3,16c
4,06b
3,1c
4,13b
4,96a
(*) Giá trị trung bình của 3 lần lặp lại.
(Các giá trị trung bình có cùng ký hiệu biểu thị sự không khác biệt)
a, b,…thống kê theo cột.
Từ kết quả ở bảng 25 cho thấy khi thủy phân bắp ở nhiệt độ cao (62-650C) và thời
gian càng dài điểm cảm quan trạng thái sản phẩm tăng có ý nghĩa. Kết quả này có
thể được giải thích kết hợp với kết quả ở bảng 17, đó là khi thủy phân tinh bột ở
nhiệt độ cao, thời gian dài lượng tinh bột chuyển hóa thành đường càng nhiều. Tinh
bột chính là thành phần tạo trạng thái lợn cợn cho sản phẩm do không có khả năng
hòa tan trong nước. Như vậy các mẫu có hàm lượng tinh bột càng giảm thì trạng
thái càng được cải thiện.
Chế độ thủy phân 62-650C trong 90 phút được chọn là mẫu tốt nhất để tiếp tục là cơ
sở cho thí nghiệm thứ 2.
Dưới đây là phần hình ảnh minh họa khả năng thủy phân dịch bắp ảnh hưởng đến
trạng thái sản phẩm.
41
A B C D A B C D
A B C D A B C D
Thứ tự A, B, C, D của các chai thành phẩm trong hình 23 tương ứng với nhiệt độ
52-550C ở 4 thời gian thủy phân: 0 phút, 30 phút, 60 phút, 90 phút.
Hình 23: Sản phẩm với dịch bắp được thủy phân ở 52-550C
Hình 24: Sản phẩm với dịch bắp được thủy phân ở 62-650C
Thứ tự A, B, C, D của các chai thành phẩm trong hình 24 tương ứng với nhiệt độ
62-650C ở 4 thời gian thủy phân: 0 phút, 30 phút, 60 phút, 90 phút.
4.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ phối chế dịch bắp thủy phân và sữa đến chất lượng
sản phẩm
Từ kết quả thí nghiệm 1, dịch bắp thủy phân ở 62-650C, trong thời gian 90 phút là
mẫu tốt nhất được chọn để tiến hành thí nghiệm 2. Ở thí nghiệm này, sử dụng các
tỷ lệ phối chế khác nhau để tìm ra tỷ lệ dịch bắp thủy phân và sữa thích hợp cho sản
phẩm. Các tỷ lệ dịch bắp thủy phân:sữa khảo sát là: 0:10, 1:9, 2:8, 3:7.
Từ các tỷ lệ phối chế, xác định chỉ tiêu vật lý và chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm.
Kết quả được trình bày ở bảng 27 và bảng 28.
42
4.2.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ phối chế dịch bắp thủy phân và sữa đến đặc tính vật lý
sản phẩm
Kết quả thống kê về đặc tính vật lý của sản phẩm được trình bày ở bảng 27.
Bảng 27: Đặc tính vật lý của sản phẩm ảnh hưởng bởi các tỷ lệ phối chế
Tỷ lệ
dịch bắp:sữa
Độ nhớt
(*)
L
(*)
a
(*)
b
(*)
0:10
1:9
2:8
3:7
1,80a
2,12b
2,32c
2,68d
85,01a
80,45b
78,42c
75,02d
-2,53d
-3,56c
-4,54b
-5,65a
2,77d
10,55c
14,4b
16,63a
(*) Giá trị trung bình của 3 lần lặp lại.
(Các giá trị trung bình có cùng ký hiệu biểu thị sự không khác biệt)
a, b,…thống kê theo cột.
Từ kết quả phân tích ở bảng 27 có thể thấy sự khác biệt về độ nhớt sản phẩm. Khi
phần trăm dịch bắp thủy phân càng nhiều đồng thời phần trăm sữa tươi càng giảm,
làm cho độ nhớt sản phẩm càng tăng. Kết hợp với kết quả thống kê ở bảng 17 và
bảng 19 điều này có thể giải thích rằng: mặc dù lượng đường tăng lên, hàm lượng
tinh bột giảm đáng kể nhưng vẫn còn, do 62-650C, 90 phút không là chế độ thủy
phân tinh bột hoàn toàn và chính lượng tinh bột còn lại ảnh hưởng đến độ nhớt sản
phẩm. Vì vậy độ nhớt sản phẩm sẽ tăng khi sử dụng dịch bắp thủy phân tăng, nhưng
không có nghĩa là độ nhớt càng thấp thì càng thích hợp cho sản phẩm.
Kết quả thống kê cho thấy độ trắng (giá trị L) sản phẩm giảm dần khi dịch bắp thủy
phân tăng dần. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do dịch bắp có màu vàng tự
nhiên thuộc nhóm màu carotenoid, độ trắng sẽ giảm khi lượng màu tăng hay lượng
dịch bắp thủy phân tăng.
Kết quả thống kê cho thấy giá trị a của sản phẩm có sự khác biệt giữa các tỷ lệ dịch
bắp:sữa. Dịch bắp thủy phân sử dụng càng nhiều giá trị a có khuynh hướng giảm có
ý nghĩa về phía trục trục âm, cũng có nghĩa là chuyển dịch sang vùng vàng sáng và
xanh lá (xem giản đồ màu L, a, b ở phần phụ lục 1). Kết quả này là do tăng dịch bắp
thủy phân khi phối trộn với sữa, nhóm màu carotenoid sẽ nhiều làm cho sản phẩm
càng có màu đặc trưng cho sữa bắp. Tuy nhiên, không hẳn dịch bắp thủy phân càng
nhiều thì sản phẩm càng đặc trưng.
Giá trị b khác biệt ý nghĩa giữa các tỷ lệ dịch bắp sử dụng, b là giá trị tiêu biểu cho
sắc màu vàng và có khuynh hướng xoay cùng chiều với giá trị a (tức giá trị a tăng
thì giá trị b giảm), ở đây giá trị a giảm nhiều và khác biệt giữa các tỷ lệ lớn, khi này
b tăng đáng kể.
Sự thay đổi độ nhớt, độ sáng (giá trị L) của sản phẩm theo các tỷ lệ dịch bắp thủy
phân và sữa được minh họa ở hình 25.
43
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
1 2 3 4
Tỷ lệ
Đ
ộ
n
hớ
t (c
P)
74
76
78
80
82
84
86
Độ nhớt
L
Hình 25: Đồ thị biểu biễn sự thay đổi độ nhớt, giá trị L của sản phẩm
ở các tỷ lệ dịch bắp:sữa
4.2.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ phối chế dịch bắp thủy phân và sữa đến giá trị cảm quan
Kết quả thống kê về giá trị cảm quan của sản phẩm với tỷ lệ dịch bắp:sữa được
trình bày trong bảng 28.
Bảng 28: Điểm cảm quan về màu, mùi, vị của sản phẩm theo tỷ lệ phối chế
Tỷ lệ
dịch bắp:sữa
Màu
(*)
Mùi
(*)
Vị
(*)
0:10
1:9
2:8
3:7
2,0c
3,06b
4,86a
4,8a
2,06c
3,06b
4,86a
2,06c
2,0c
3,3b
4,8a
3,33b
(*) Giá trị trung bình của 3 lần lặp lại
(Các giá trị trung bình có cùng ký hiệu biểu thị sự không khác biệt)
a, b,…thống kê theo cột.
Từ kết quả ở bảng 28 cho thấy khi thay đổi tỷ lệ sử dụng giữa dịch bắp và sữa điểm
cảm quan màu sản phẩm tăng có ý nghĩa. Kết quả này có thể được giải thích kết hợp
với kết quả ở bảng 27, đó là khi sử dụng dịch thủy phân nhiều thì màu vàng của sản
phẩm tăng lên nhưng không có sự khác biệt điểm cảm quan ở tỷ lệ dịch bắp:sữa =
(2:8) và (3:7), (dựa trên bảng điểm mô tả màu, mùi, vị của sản phẩm ở phần phụ lục
1). Như vậy các mẫu có tỷ lệ dịch bắp càng cao thì có thể cho màu vàng càng nhiều.
Mùi có sự khác biệt rõ giữa các tỷ lệ dịch bắp:sữa là = 0:10, 1:9, 2:8 và không có sự
khác biệt giữa các tỷ lệ dịch bắp:sữa = 0:10 và 3:7. Điều này có thể giải thích rằng:
không bổ sung dịch bắp thủy phân, bổ sung quá ít, hoặc dịch bắp thủy phân bổ sung
quá nhiều thì chưa tạo được mùi đặc trưng cho sản phẩm nên ở tỷ lệ phối chế đó
(0:10, 1:9, 3:7) có điểm cảm quan chưa cao. Với tỷ lệ dịch bắp:sữa = 2:8 cho điểm
44
A B C D
cảm quan mùi cao nhất, do tạo được mùi hài hòa, đặc trưng cho sản phẩm sữa bắp
thông qua bảng điểm mô tả mùi ở phụ lục 1.
Vị có sự khác biệt rõ giữa các tỷ lệ sử dụng dịch bắp:sữa ở các mẫu: 0:10, 1:9, 2:8
và không có sự khác biệt giữa các tỷ lệ dịch bắp:sữa = 1:9 và 3:7. Điều này có thể
giải thích rằng dịch bắp thủy phân không bổ sung hoặc bổ sung quá ít thì chưa tạo
được vị đặc trưng cho sản phẩm nên ở tỷ lệ phối chế đó (0:10, 1:9) có điểm cảm
quan chưa cao, dịch bắp thủy phân bổ sung quá nhiều sẽ làm cho sản phẩm có vị
bắp quá đậm đặc cũng không tạo vị thích hợp cho sản phẩm nên ở tỷ lệ phối chế đó
(3:7) cũng có điểm cảm quan chưa cao. Nhưng với tỷ lệ dịch bắp:sữa = 2:8 cho
điểm cảm quan vị cao nhất, do tạo được vị hòa hợp cho sản phẩm sữa bắp thông qua
bảng điểm mô tả vị ở phụ lục 1.
Kết hợp kết quả thống kê từ bảng 20, bảng 27 và bảng 28 thì tỷ lệ dịch bắp: sữa =
2:8 là tỷ lệ thích hợp cho ra sản phẩm tốt nhất và là tỷ lệ được chọn làm cơ sở cho
thí nghiệm thứ 3.
Dưới đây là phần hình ảnh minh họa sự thay đổi tỷ lệ dịch bắp:sữa ảnh hưởng đến
các chỉ tiêu phân tích.
Hình 26: Sản phẩm ở các tỷ lệ dịch bắp:sữa
Thứ tự A, B, C, D của các chai thành phẩm trong hình 26 tương ứng với các tỷ lệ
phối chế dịch bắp và sữa là: 0;10, 1:9, 2:8, 3:7.
4.3 Ảnh hưởng của chế độ tiệt trùng đến chất lượng và bảo quản sản phẩm
Chế độ tiệt trùng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và khả năng bảo quản sản phẩm.
Với kết quả tốt nhất từ thí nghiệm 2 (sử dụng tỷ lệ dịch bắp thủy phân:sữa = 2:8)
tiến hành khảo sát 4 chế độ tiệt trùng là: 1210C trong15 phút, 1210C trong 20 phút,
1250C trong 5 phút, 1250C trong 10 phút.
Từ các chế độ tiệt trùng, xác định chỉ tiêu vật lý, mật số vi sinh vật, khả năng bảo
quản và chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm.
Kết quả được trình bày ở bảng 29, bảng 30 và bảng 31.
45
4.3.1 Ảnh hưởng của chế độ tiệt trùng đến đặc tính vật lý sản phẩm
Bảng 29: Đặc tính vật lý của sản phẩm ảnh hưởng bởi một nhân tố kết hợp nhiệt độ
và thời gian tiệt trùng
Chế độ tiệt trùng
(0C/phút)
L
(*)
a
(*)
b
(*)
Độ nhớt (cp)
121/15
121/20
125/5
125/10
78,78a
73,07c
78,43a
76,67b
-4,31a
-7,04c
-4,36a
-5,71b
14,48a
18,8c
14,49a
16,46b
2,24a
2,25a
2,28a
2,29a
(*) Giá trị trung bình của 3 lần lặp lại
(Các giá trị trung bình có cùng ký hiệu biểu thị sự không khác biệt)
a, b,…thống kê theo cột.
Từ kết quả thống kê ở bảng 29 có thể thấy ở các chế độ tiêt trùng không có sự khác
biệt về độ nhớt sản phẩm. Điều này có thể lý giải rằng khi sử dụng cùng một tỷ lệ
dịch bắp thủy phân:sữa = 2:8 độ nhớt ở các chế độ tiệt trùng gần tương đương nhau,
do đây không phải là giai đoạn thủy phân tinh bột bắp, enzyme amylase bị vô hoạt
cưỡng bức sau khi quá trình thủy phân kết thúc. Vì vậy độ nhớt sản phẩm thay đổi
không ý nghĩa ở các chế độ tiệt trùng đã khảo sát.
Thông qua kết quả từ bảng 29, cho thấy màu L, a, b khác biệt có ý nghĩa ở các chế
độ tiệt trùng: 1210C trong15 phút, 1210C trong 20 phút, 1250C trong 10 phút và
không có sự khác biệt ở 1210C trong 15 phút, 1250C trong 5 phút. Nguyên nhân dẫn
đến sự thay đổi màu sắc là do nhiệt độ cao kết hợp với thời gian dài sẽ làm cho phản
ứng hóa nâu không enzyme dễ xảy ra, sự biến màu của một số hợp chất không chịu
không được nhiệt độ cao xảy trong quá trình tiệt trùng (Maillard, Caramel).
Độ trắng (giá trị L) sản phẩm giảm dần ở nhiệt độ cao và thời gian dài, giá trị a có
khuynh hướng giảm xuống có ý nghĩa về phía trục trục âm và giá trị b có giá trị
tăng lên về hướng trục dương vì b có khuynh hướng xoay cùng chiều với giá trị a
(tức giá trị a giảm thì giá trị b tăng), cũng có nghĩa là a chuyển dịch sang vùng vàng
sáng và xanh lá (xem giản đồ màu L, a, b ở phần phụ lục 1), màu vàng của b càng
tăng. Nhưng không phải lúc nào màu tăng do 1 số biến đổi trong thành phần hóa
học sản phẩm là có lợi.
4.3.2 Ảnh hưởng của chế độ tiệt trùng đến mật số vi sinh vật và khả năng bảo quản
Kết quả thống kê mật số vi sinh vật và thời gian bảo quản sản phẩm trong giới hạn
tiến hành thí nghiệm ở các chế độ tiệt trùng được trình bày ở bảng 30.
46
Bảng 30: Mật số vi sinh vật và khả năng bảo quản sản phẩm ở các chế độ tiệt trùng
Chế độ tiệt trùng
(0C/phút)
Mật số vi sinh vật
(khuẩn lạc)
Thời gian bảo quản
(ngày, trong phạm
vi thí nghiệm)
Ghi chú
121/15
121/20
125/5
125/10
0
0
0
0
28
28
28
28
Trạng thái sản phẩm
không thay đổi, giá
trị cảm quan biến
đổi không đáng kể.
(*) Giá trị trung bình của 3 lần lặp lại
Không có sự khác biệt về mật số vi sinh vật trong các chế độ tiệt trùng đã thể hiện
trong bảng 30, sản phẩm được bảo quản trong 28 ngày không có dấu hiệu hư hỏng
về mặt cảm quan. Vì các chế độ tiệt trùng: 1210C trong15 phút, 1210C trong 20
phút, 1250C trong 5 phút, 1250C trong 10 phút là nhiệt độ và thời gian thích hợp có
thể tiêu diệt vi sinh vật trong sản phẩm, giúp cho sản phẩm có thể giữ được lâu hơn
so với sản phẩm không tiệt trùng.
47
4.3.3 Ảnh hưởng của chế độ tiệt trùng đến giá tri cảm quan sản phẩm
Bảng 31: Điểm cảm quan về màu, mùi, vị của sản phẩm theo một nhân tố kết hợp
nhiệt độ và thời gian tiệt trùng
Chế độ tiệt trùng
(0C/phút)
Màu Mùi Vị
121/15
121/20
125/5
125/10
4,7a
1,4c
4,83a
2,2b
3,8b
2,2c
4,86a
1,5d
4,2b
1,43c
4,8a
1,26c
(*) Giá trị trung bình của 3 lần lặp lại
(Các giá trị trung bình có cùng ký hiệu biểu thị sự không khác biệt)
a, b,…thống kê theo cột.
Từ kết quả ở bảng 31 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa về màu sản phẩm cảm quan ở
các chế độ tiệt trùng: 1210C trong15 phút, 1210C trong 20 phút 1250C, trong 10 phút
và không có sự khác biệt ở 1210C trong15 phút, 1250C trong 5 phút. Kết quả này có
thể giải thích kết hợp với bảng 29, đó là tiệt trùng ở 1210C, 15 phút và 1250C, 5
phút không làm thay đổi có ý nghĩa về màu hay không ảnh hưởng đến giá trị cảm
quan về màu của sản phẩm (từ kết quả bảng 28, với tỷ lệ dịch bắp:sữa = 2:8, chế độ
tiệt trùng 1250C, 5 phút) nhưng ở 1250C, 10 phút màu bị sậm đi và mẫu 1210C,
20 phút màu biến đổi rất nhiều, đã chuyển sang vàng sậm, hơi đen là do một số
thành phần sản phẩm biến đổi, sinh ra những hợp chất có màu sậm nên làm sản
phẩm bị biến màu.
Kết quả ở bảng 31 đã thể hiện mùi có sự khác biệt rõ ở 4 chế độ tiệt trùng: 1210C
trong 15 phút, 1210C trong 20 phút, 1250C trong 5 phút và 1250C trong 10 phút, và
trong đó với 1250C, 5 phút là chế độ có điểm cảm quan cao nhất. Kết quả này có thể
kết hợp với bảng 29 giải thích cho sự biến mùi, nguyên nhân chính là do nhiệt độ
cao kết hợp với thời gian dài gây sự biến đổi các thành phần trong sản phẩm sinh ra
một số hợp không mong muốn, tạo mùi không thích hợp cho sản phẩm, làm cho
điểm cảm quan mùi sản phẩm thấp thông qua bảng điểm mô tả mùi ở phụ lục 1.
1250C, 5 phút là nhiệt độ và thời gian chưa đủ để làm biến đổi đáng kể thành phần
hóa học sản phẩm nên giữ được giá trị cảm quan cho sản phẩm. Vì vậy khi áp dụng
chế độ tiệt trùng không thích hợp, chẳng những không làm giảm bớt mùi xấu hiện
diện trong hỗn hợp dịch bắp và sữa mà còn tạo thêm mùi, vị không mong muốn cho
sản phẩm từ các phản ứng hóa học (Maillard, Carmel)
Với 3 chế độ tiệt trùng 1210C trong 15 phút, 1210C trong 20 phút, 1250C trong 5
phút có sự khác biệt về vị sản phẩm và không có sự khác biệt vị sản phẩm ở 2 chế
độ tiệt trùng 1210C trong 20 phút và 1250C trong 10 phút. Khi nhiệt độ tiệt trùng là
1250C trong thời gian 5 phút cho vị sản phẩm cao nhất, kết quả trình bày trong bảng
31. Nguyên nhân hoàn toàn tương tự như sự biến đổi mùi của sản phẩm,
Kết hợp kết quả thống kê từ bảng 29, bảng 30 và bảng 31 thì chế độ tiệt trùng thích
hợp nhất trong các chế độ tiệt trùng đã thực hiện là 1250C trong 5 phút, chế độ này
48
A B C D
đáp ứng được chỉ tiêu vi sinh mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm biến đổi không
ý nghĩa.
Dưới đây là phần hình ảnh minh họa các chế độ tiệt trùng ảnh hưởng đến các chỉ
tiêu phân tích.
Hình 27: Sản phẩm ở các chế độ tiệt trùng
Thứ tự A, B, C, D của các chai thành phẩm trong hình 27 tương ứng với các chế độ
tiệt trùng: 1210C trong 15 phút, 1210C trong 20 phút, 1250C trong 5 phút, 1250C
trong 10 phút.
49
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Kết quả thu nhận ở các thí nghiệm cho thấy:
Bắp được thủy phân ở nhiệt độ 62-650C trong thời gian 90 phút là thời gian và nhiệt
độ cho sản phẩm có độ nhớt, trạng thái, màu, mùi, vị, ưu thích cao nhất.
Tỷ lệ dịch bắp:sữa = 2:8 cho sản phẩm có màu, mùi, vị đặc trưng, độ nhớt và giá trị
cảm quan tốt nhất
Chế độ tiệt trùng 1250C trong 5 phút là chế độ tiệt trùng thích hợp nhất trong các
chế độ thực hiện, cho sản phẩm có màu, mùi, vị, ưu thích cao nhất.
Bảng 32: Thành phần hóa học chính của sản phẩm
Đạm (%, tính trên
căn bảng ướt)
Béo (%, tính
trên căn bảng
ướt)
Đường (%,
tính trên căn
bảng ướt)
Chất khô (%,
tính trên căn
bảng ướt)
4,2 3,15 10,7 17
Hình 28: Sản phẩm sữa bắp tiệt trùng
(Sản phẩm trên 2 dạng bao bì: thủy tinh (A) và kim loại (B))
Từ những kết luận trên, quy trình chế biến sản phẩm sữa bắp tiệt trùng được đề nghị
như sau:
A B A
50
Tiêu chuẩn hóa
Dịch bắp:sữa=2:8
Đường: 2,68%
pH: 6,5-6,6
Nhận sữa
Đánh giá chất
lượng
Làm sạch
Nâng nhiệt
60-650C
Đồng hóa
5 phút/mẻ
Nâng nhiệt
(75-800C)
Rót chai,
Đóng nắp
Tiệt trùng
1250C, 5phút
Kiểm tra chất
lượng
Bảo quản
Thủy phân (62-650C,
90 phút, pH = 4,1-4,2)
Nước sôi
1Bắp:0,6Nước
Dịch trích
Lọc
Kiểm tra
Nghiền
Bắp hạt
tươi
Hình 29: Quy trình chế biến sản phẩm sữa bắp tiệt trùng đề nghị
51
5.2 Đề nghị
Do thời gian hạn chế, phần nghiên cứu không thể khảo sát hết tất cả các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, để hoàn thiện qui trình sản xuất, cần tiếp
tục nghiên cứu các nội dung sau:
Khảo sát chế độ tiệt trùng UHT.
Khảo sát ảnh hưởng của bao bì đến chất lượng sản phẩm.
Khảo sát sự biến đổi chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo quản.
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Hữu Thuận, Dương Thị Phượng Liên, Bùi Thị Quỳnh Hoa, (2004), Sinh hóa thực phẩm,
giáo trình môn học
2. Dương Minh, Hoa màu, giáo trình môn học.
3. Dương Thị Phương Liên, (2006), Kỹ Thuật Chế Biến Sữa Và Các Sản Phẩm Sữa, giáo trình
môn học
4. Lê Doãn Diên, Sử dụng kỹ thuật của công nghệ sinh học để bảo quản, chế biến nông sản sau thu
hoạch
5. Lương Đức Phẩm, Hồ Sương, Ngô bảo quản và chế biến, Tòa soạn báo lương thực thực phẩm
vi sinh tổng hợp.
6. Lê Thị Liên Thanh và Lê Văn Hoàng, (2005), Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm sữa,
NXB Khoa học và kỹ thuật.
7. Lê Văn Việt Mẫn, (2004), Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa, NXB Đại Học Quốc Gia
TP Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Minh Thủy, (2003), Dinh Dưỡng Người, giáo trình môn học
9. Nguyễn Thanh Long, (1992), Kỹ thuật sản xuất đường tinh bột từ bột bắp.
10. Trần Minh Tâm, (2002), Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch, Nhà xuất bản Nông
Nghiệp Hà Nội.
11. (1997), Cây ngô - nguồn gốc, đa dạng, di truyền và quá trình phát triển, Nhà xuất bản Nông
Nghiệp Hà Nội.
12. Stanley A, Watson and Paul.Eramstad, Corn: chemistry and technology
viii
PHỤ LỤC 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
1.1 Xác định độ ẩm
1.1.1 Xác định độ ẩm của mẫu rắn
Nguyên lý: dùng nhiệt làm bay hơi hết lượng nước trong thực phẩm. Cân trọng
lượng thực phẩm trước và sau khi sấy khô, từ đó tính ra phân trăm nước trong thực
phẩm
Cân 10 g nguyên liệu (bắp) đã được nghiền nhỏ trong cốc nhôm đã được sấy khô,
biết trước khối lượng). Cho tất cả vào tủ sấy ở nhiệt đọ 1050C, sấy đến trọng lượng
không đổi, thời gian tối thiểu là 6 giờ. Trong suốt thơi gian sấy, cứ sau 1 giờ lại
dùng đũa thủy tinh nghiền nhỏ các phần vón cục, sau đó lại dàn đều và tiếp tục sấy.
Sấy xong đem làm nguội ở bình hút ẩm 25-30 phút và đem cân bằng cân phân tích.
Cho lại vào tủ sấy 1050C trong thời gian 30 phút
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa bắp tiệt trùng.PDF