Luận văn Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn

Mục lục

Mục lục . 3

Mở đầu . 7

I. Lý do chọn đề tài . 7

II. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu .8

III. Lịch sử vấn đề .8

IV. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . .10

V. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu .11

VI. Cấu trúc luận văn .12

Chương 1: cơ sở lý thuyết liên quan đến địa danh và địa danh học .15

1.1. Khái niệm về địa danh. . 15

1.1.1. Định nghĩa địa danh .15

1.1.2. Địa danh hành chính .18

1.2. Phân loại địa danh. .19

1.3. Đặc điểm của địa danh . .20

1.4. Các phương diện nghiên cứu địa danh 21

1.5. Những nét chính về địa bàn liên quan đến địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn .22

1.5.1. Về địa lý .22

1.5.2. Về lịch sử .23

1.5.3. Về văn hoá .26

1.5.4. Về dân cư .27

1.5.5. Về ngôn ngữ 29

1.6. Tiểu kết .30

Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn .32

2.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn .32

2.2. Thành tố chung .33

2.2.1. Khái niệm 33

2.2.2. Vấn đề thành tố chung trong địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn 33

2.2.3. Các thành tố chung có khả năng chuyển hoá thành những yếu tố riêng

và đứng ở các vị trí khác nhau trong tên riêng . 33

2.3. Tên riêng 35

2.3.1. Giới thiệu chung .35

2.3.2. Về số lượng yếu tố trong tên riêng .36

2.3.2.1. Kết quả thống kê địa danh theo số lượng âm tiết trong tên riêng .36

2.3.2.2. Về số lượng các yếu tố trong địa danh .37

2.4. Các yếu tố và các địa danh có tần số xuất hiện cao .38

2.4.1. Các yếu tố có tần số xuất hiện cao .38

2.4.2. Một số địa danh có tần số xuất hiện cao 39

2.5. Đặc điểm cấu tạo địa danh .40

2.5.1. Đặc điểm cấu tạo nội dung .41

2.5.1.1. Phương thức cấu tạo mới .41

2.5.1.2. Phương thức chuyển hoá .45

2.5.1.3. Phương thức vay mượn .47

2.5.2. Đặc điểm cấu tạo hình thức . 48

2.5.2.1. Nhận xét khái quát về các kiểu cấu tạo địa danh .49

2.5.2.2. Đặc điểm của một số kiểu cấu tạo địa danh do phương thức định danh chi phối . .53

2.6. Tiểu kết .57

Chương 3: Đặc điểm về ý nghĩa của địa danh hành chính tỉnh Bắc kạn .59

3.1. Mối quan hệ giữa ý nghĩa địa danh và hiện thực được phản ánh .59

3.2. Tính rõ ràng về nghĩa của các yếu tố trong địa danh thể hiện qua nguồn

gốc ngôn ngữ . .61

3.2.1. Hiện tượng các yếu tố rõ ràng về nghĩa 61

3.2.2. Hiện tượng các yếu tố chưa rõ ràng về nghĩa

3.3. Các yếu tố trong địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn phản ánh tính đa

dạng các loại hình đối tượng địa lý và mang tính cảnh quan rõ nét.62

3.3.1. Sự phản ánh tính đa dạng của các loại hình đối tượng địa lý. . 63

3.3.2. Sự phản ánh bức tranh địa hình mang tính cảnh quan rõ nét 63

3.4. Cách phân loại nghĩa của các yếu tố trong địa danh 65

3.5. Các nhóm từ và tên gọi theo trường nghĩa .66

3.5.1. Nhóm ý nghĩa thứ nhất .66

3.5.2. Nhóm ý nghĩa thứ hai 73

3.6. Một số địa danh gắn với lịch sử, văn hoá, xã hội . 76

3.6.1. Địa danh tỉnh Bắc Kạn . .76

3.6.2. Địa danh huyện Ba Bể .79

3.6.3. Địa danh thôn Nà Tu .82

3.7. Tiểu kết .83

Kết luận 85

Những bài báo của tác giả có liên quan đến luận văn đã được công bố.88

Tài liệu tham khảo .89

Phụ lục . .92

pdf115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 đơn vị. Việc chuyển hoá thường được diễn ra theo cách dùng địa danh địa hính tự nhiên (sơn danh, thuỷ danh) để gọi tên đơn vị hành chình. Điều đáng chú ý là hầu hết những địa danh hành chình này được chuyển hoá từ toàn bộ phức thể địa danh địa hính tự nhiên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Theo thống kê của chúng tôi, có 410 địa danh chỉ địa hính tự nhiên mang yếu tố “Nà” (ruộng) được chuyển hoá sang địa danh hành chình. Vì dụ: Nà Lẹng (ruộng cạn) -> thôn Nà Lẹng. Nà Cà (ruộng cỏ tranh) -> thôn Nà Cà. Nà Bẻ (ruộng dê) -> thôn Nà Bẻ. Có 31 địa danh chỉ địa hính tự nhiên mang yếu tố “Khau” (núi), 11 địa danh mang yếu tố “Phja” (núi đá), vốn là các sơn danh, đã chuyển hoá sang địa danh hành chình. Vì dụ: Khau Luông (núi to) -> thôn Khau Luông. Khau Mạ (núi ngựa) -> thôn Khau Mạ. Phja Khao (núi đá trắng) -> thôn Phja Khao. Có 237 địa danh mang yếu tố “Khuổi” (suối), 24 địa danh có yếu tố “Thôm” (ao), 19 địa danh có yếu tố “Nặm” (sông - dòng chảy), 10 địa danh có yếu tố “Bó” (nguồn nước) …thuộc địa danh địa hính tự nhiên (thuỷ danh) chuyển hoá sang địa danh hành chình. Vì dụ: Khuổi Căng (suối vượn mặt đỏ) -> thôn Khuổi Căng. Khuổi Khún (suối chàm) -> thôn Khuổi Khún. Thôm Bó (ao nguồn) -> thôn Thôm Bó. Nặm Dài (sông cát) -> thôn Nặm Dài. Bó Bủn (giếng phun) -> thôn Bó Bủn. Như vậy, có thể nói phương thức chuyển hoá là phương thức định danh chủ yếu trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn. 2.5.1.3. Phương thức vay mượn. So với các phương thức cấu tạo địa danh nêu trên, phương thức vay mượn ìt được sử dụng để cấu tạo các địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn. Về lịch sử, dân cư lâu đời nhất của Bắc Kạn chình là người Tày cổ. Ví vậy, các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 địa danh chủ yếu là thuộc ngôn ngữ Tày. Tiếng Tày được sử dụng trong mọi lĩnh vực của cộng đồng dân cư Tày. Bên cạnh tiếng Tày được sử dụng phổ biến ở Bắc Kạn là ngôn ngữ tiếng Việt. Người Kinh sinh sống ở Bắc Kạn cũng khá đông. Do đó, tiếng Kinh cũng được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp chung của cộng đồng dân cư. Sự tiếp xúc hai cộng đồng dân cư Tày và Kinh đã tạo nguồn cho sự tiếp xúc ngôn ngữ Tày và Việt. Kết quả là trong các địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, có nhiều địa danh có nguồn gốc Tày nhưng lại được ghi bằng tiếng Việt. Chẳng hạn, theo “Đại Nam nhất thống chí”, thị trấn Chợ Rã là địa danh gốc Tày Nùng. Chợ Rã là biến âm của từ Tày Nùng “Chẻ Giả” (trong tiếng Tày Nùng thẻ Giả có nghĩa là núi sâu). Tương tự như vậy, huyện Ngân Sơn biến âm từ “Nà Ngần” (ruộng bạc). Thôn Đèo Gió có nguồn gốc từ Kéo Lồm (đèo gió). Như vậy, Chợ Rã là địa danh vay mượn theo lối biến âm, còn Ngân Sơn và Đèo gió là vay mượn theo lối dịch nghĩa. - Mang tên làng cũ đến nơi ở mới. Trong quá trính di dân, người miền xuôi lên Bắc Kạn rất đông và mang theo tên đất, tên làng cũ của mính đến nơi ở mới và dùng chúng để đặt ten cho vùng đất mà họ định cư. ở Bắc Kạn hiện nay có một địa danh là Thái Bính. Có lẽ, đây là địa danh được những người quê gốc Thái Bính lên định cư ở nơi ở mới mang theo. Thời Pháp thuộc dân phu mỏ từ miền xuôi lên Bắc Kạn rất nhiều (chủ yếu là người Thái Bính) và phần lớn là họ ở lại sinh cơ lập nghiệp. Sau cách mạng tháng Tám, người dân miền xuôi lên Bắc Kạn xây dựng kinh tế mới làm cho số người Kinh ở Bắc Kạn tăng lên đáng kể. Cẩm Giàng là một tên huyện thuộc tỉnh Hải Dương. Địa danh này có lẽ cũng là kết quả của các đợt di dân từ miền xuôi lên miền ngược. Theo “Bản sắc và truyền thống các dân tộc Bắc Kạn” thí những người Kinh ở Bắc Kạn hầu hết mới từ miền xuôi lên Bắc Kạn dưới mười đời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Ngoài ra, trong những năm kháng chiến chống Pháp, tỉnh Bắc Kạn kết nghĩa với tỉnh Kon Tum. Thôn Công Tum ra đời trên cơ sở sự kết nghĩa này. Như vậy, giống như các địa danh khác trên cả nước, địa danh hành chìmh tỉnh Bắc Kạn cũng được tạo nên bằng các phương thức định danh phổ biến. Đó là phương thức cấu tạo mới, phương thức chuyển hoá và phương thức vay mượn. Điều đặc biệt, các địa danh Bắc Kạn không vay mượn từ ngôn ngữ ấn Âu như các vùng khác mà thường là dùng tiếng Việt để ghi âm hay dịch nghĩa các địa danh có nguồn gốc Tày Nùng và ngược lại. Đây chình là sự giao thoa về ngôn ngữ. 2.5.2. Đặc điểm cấu tạo hình thức Cũng như các địa danh ở những nơi khác, địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn có hai dạng cấu tạo: Cấu tạo đơn và cấu tạo phức. Trong cấu tạo đơn, có địa danh thuần Việt, địa danh Hán Việt và địa danh dân tộc thiểu số. Trong cấu tạo phức, có địa danh thuần Việt, địa danh Hán Việt, địa danh dân tộc thiểu số và địa danh ghép giữa yếu tố ngôn ngữ của dân tộc này với yếu tố ngôn ngữ của dân tộc khác. Cũng trong cấu tạo phức có cả ba quan hệ: Quan hệ đẳng lập, quan hệ chình phụ và quan hệ chủ vị. Căn cứ vào số lượng các yếu tố và quan hệ giữa các yếu tố trong địa danh, có thể thống kê địa danh theo kiểu cấu tạo theo bảng 2.6. Bảng 2.6: Bảng thống kê địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn theo kiểu cấu tạo Cấu tạo Cấu tạo đơn Cấu tạo phức Đẳng lập Chình phụ Chủ vị Số lượng 294 47 1172 8 Tỷ lệ 19,32 3,1% 77,06 0,52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 2.5.1.1. Nhận xét khái quát về các kiểu cấu tạo địa danh a. Địa danh có cấu tạo đơn. Địa danh có cấu tạo đơn là địa danh do một âm tiết có nghĩa hoặc do nhiều âm tiết vô nghĩa tạo thành. Tuy nhiên, trên thực tế, địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn hầu như không có các đơn vị do các âm tiết vô nghĩa tạo thành. Các địa danh loại này gồm 294 đơn vị, chiếm 19,32%. - Loại địa danh có cấu tạo đơn bằng cách dùng độc lập một yếu tố thuần Việt Loại địa danh này chiếm tỉ lệ không nhiều trong tổng số địa danh cấu tạo đơn, gồm có 10 đơn vị, chiếm 3,41% . Về mặt từ loại, chủ yếu các địa danh này là tình từ. Vì dụ: Bản Mới, bản Lạnh… - Loại địa danh có cấu tạo bằng cách dùng một yếu tố Hán Việt Địa danh Hán Việt cũng chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số địa danh cấu tạo đơn, gồm có 8 đơn vị, chiếm 2,72 %. Về mặt từ loại, các địa danh này chủ yếu là danh từ. Vì dụ: Bản Giang, bản Đồn… - Loại địa danh có cấu tạo bằng cách dùng một yếu tố tiếng dân tộc thiểu số Địa danh dân tộc thiểu số chiếm đa số trong tổng số địa danh có cấu tạo đơn§, gồm có 163 đơn vị, chiếm 55,44 %. Về mặt từ loại, các địa danh này có thể là danh từ, động từ, tình từ. Vì dụ: Danh từ: Bản Cạu (con cú), bản Ca (quạ), bản Hán (ngỗng). Tình từ: Bản Cáu (cũ), bản Cải (to), bản Kén (cứng). Động từ: Bản Cháng (xoạc), bản Chén (tiện gỗ). - Loại địa danh có cấu tạo bằng cách dùng độc lập một chữ số (ARập, La Mã) Loại địa danh này chiếm tỉ lệ lớn trong địa danh có cấu tạo đơn, gồm có 113 đơn vị, chiếm 38,43%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 b. Địa danh có cấu tạo phức Địa danh có cấu tạo phức là địa danh có từ hai âm tiết có nghĩa trở lên tạo thành. Loại địa danh này chiếm đa số: 1227/ 1521 (80,68 %). Trong các địa danh có cấu tạo phức, giữa các yếu tố có ba quan hệ chủ yếu là quan hệ chình phụ, quan hệ đẳng lập và quan hệ chủ vị. b.1. Địa danh được cấu tạo theo quan hệ chính phụb Cũng như nhiều địa phương khác trong toàn quốc, địa danh hành chình tỉnh Bắc kạn chủ yếu được cấu tạo theo quan hệ chình phụ. Chúng gồm 1172 đơn vị, chiếm 77,06 %. * Địa danh thuần Việt Địa danh thuần Việt chiếm tỉ lệ thấp (25 đơn vị, chiếm 2,13%). Trong các địa danh này, yếu tố chình thường đứng trước yếu tố phụ theo đúng trật tự cú pháp tiếng Việt. Cả yếu tố chình và yếu tố phụ thường là các danh từ, nhưng có khi là danh từ - tình từ. Vì dụ: Thôn Đèo Gió, Làng Sen, Cây Thị, Con Kiến, Lũng Mìt; Chợ Mới, Chợ Cũ… * Địa danh Hán Việt Địa danh Hán Việt chủ yếu xuất hiện trong địa danh xã, chúng chiếm tỉ lệ không nhiều, bao gồm 137 đơn vị (11,69%). Trong các địa danh này, yếu tố chình thường đứng sau, còn yếu tố phụ đứng trước theo đúng cấu trúc cú pháp tiếng Hán. Vì dụ: Huyện Ngân Sơn, xã Lam Sơn, Liêm Thuỷ, Yên Cư, Yên Đĩnh…Một số ìt trường hợp có sự đảo vị trì của yếu tố chình và yếu tố phụ: Xã Địa Linh, Hà Vị, thôn Địa Cát… Xét về mặt từ loại, ta thấy chúng chủ yếu được cấu tạo bởi tình từ – danh từ. Vì dụ: Xã Hương Nê, Quảng Khê, Thanh Mai… * Địa danh ghép Địa danh ghép là địa danh được tạo thành do sự kết hợp giữa các yếu tố ngôn ngữ có nguồn gốc khác nhau. Các yếu tố đó có thể là Hán – Việt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 (thôn Đồn Đèn, Bắc Sen…); có thể là Việt – Hán (huyện Chợ Đồn, thôn Làng Điền…); dân tộc thiểu số – Việt và ngược lại (Thôn Đèo Vai (cong), Đồng Luông (to), Khuổi Chanh (suối chanh), Nà Mơ (ruộng mơ), Nà Mới (ruộng mới), Nà Vịt (ruộng vịt)…); có thể là yếu tố có nguồn gốc dân tộc thiểu số – Hán và ngược lại (thôn Đồn Tắm (thấp), Khuổi Mỹ (suối đẹp), Mỏ Khang (gang)…). Điều đặc biệt là, các địa danh danh ghép được cấu tạo hoàn toàn theo quan hệ chình phụ, không có các địa danh ghép được tạo thành theo quan hệ đẳng lập hay chủ vị. Số lượng địa danh thuộc loại này không nhiều chỉ có 76 đơn vị, chiếm 6,49 %. Về mặt từ loại, chúng chủ yếu được cấu tạo bởi danh từ – danh từ, danh từ – tình từ. Vì dụ: Nà Cọ, Nà Chè, Pò Đồn; Nà Mới, Khuổi Lặng… * Địa danh dân tộc thiểu số Các địa danh dân tộc thiểu số được cấu tạo theo quan hệ chình phụ chiếm số lượng lớn (có 934 đơn vịc, chiếm 79,69%). Trong thành phần cấu tạo có một yếu tố chỉ loại, mang ý nghĩa khái quát kết hợp với một yếu tố chỉ đặc điểm, loại biệt. Vì dụ: Thôn Nà ỏi, Nà Lẹng, Khuổi Căng, Đon Bây, Pá Danh… Về mặt từ loại, các yếu tố tạo nên địa danh chủ yếu là danh từ: Nà Phung (ruộng mơ), Nà Cà (ruộng cỏ tranh), Đon Mạ (bãi ngựa); một số địa danh có cấu tạo danh từ – tình từ: Nà Lẹng (ruộng hạn), Khau Luông (núi to), Khuổi Coóng (suối cong vồng)… Trong kiểu cấu tạo ghép chình phụ, xuất hiện nhiều địa danh gồm một yếu tố chình chỉ loại hính địa danh một yếu tố phụ có tình chất khu biệt dùng để chỉ đặc điểm, loại biệt. Mô hính kết cấu phổ biến của chúng là: A + X. + Có trên 400 địa danh thôn được cấu trúc theo mô hính Nà + X. ở mô hính này thí “Nà” là yếu tố chình chỉ loại hính địa danh địa hính tự nhiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 đã được chuyển hoá vào địa danh hành chình. Còn “X” là yếu tố phụ chỉ động, thực vật, các đặc điểm, tình chất…có chức năng loại biệt với yếu tố đứng trước nó. Vì dụ: Nà Pài, Nà Pùng, Nà Kham, Nà Nghịu… + Có trên 200 địa danh được cấu trúc theo mô hính Khuổi + X. Mô hính này xuất hiện ở địa danh thôn. Cũng như mô hính Nà + X, mô hính này cũng gồm một yếu tố chình đi trước và đi sau là yếu tố phụ chỉ đặc điểm, loại biệt. Vì Dụ: Khuổi Cưởm, Khuổi Dủm, Khuổi Kheo… + Tương tự các mô hính trên, có hàng chục địa danh được cấu trúc theo mô hính Khau + X, Phiêng + X, Nặm + X…Vì dụ: Khau Cút, Khau chủ, Phiêng Luông, Phiêng My, Nặm Nộc, Nặm Bó… Trong các địa danh dân tộc thiểu số, chúng tôi thấy chủ yếu là địa danh Tày Nùng, chỉ có hai địa danh: Lủng Mính, Lủng Muổg là địa danh ghép giữa ngôn ngữ Tày và Dao. Lủng tiếng Tày là lũng, còn Mính tiếng Dao là đi, Muổg tiếng Dao là về. Lý do mà ngôn ngữ Tày Nùng chiếm ưu thế trong địa danh: Thứ nhất, người Tày Nùng là dân cư lâu đời nhất, họ đến trước và đặt tên cho cho các sự vật và hiện tượng mà họ thấy. Thứ hai, ở Bắc Kạn tiếng Tày Nùng là ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong mọi lĩnh vực của đời sống của cư dân trong tỉnh. Tiếng Tày – Nùng trở thành ngôn ngữ vùng, là phương tiện giao tiếp chung của cư dân sinh sống trong vùng, vốn chủ yếu là dân tộc Tày. Người Kinh tuy đến sau nhưng tiếng Việt được sử dụng trong trường học, trong các văn bản hành chình nên đây cũng là ngôn ngữ mạnh thứ hai sau ngôn ngữ Tày Nùng, ví vậy địa danh tiếng Kinh xuất hiện nhiều thứ hai. Các dân tộc khác thuộc ngôn ngữ yếu, họ đến sau lại có thói quen du canh, du cư nên ngôn ngữ của họ không được lưu lại trong địa danh. b2. Địa danh được cấu tạo theo quan hệ đẳng lậpb Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Số lượng các địa danh được cấu tạo theo quan hệ đẳng lập không lớn chỉ với 47 đơn vị, chiếm 3,1%. Chủ yếu xuất hiện trong địa danh xã, hầu hết là địa danh Hán Việt. Các yếu tố trong các địa danh này có vai trò bính đẳng với nhau về nghĩa cũng như tham gia vào các vị trì trong trong địa danh. Mô hính cấu trúc của chúng là X + Y hay Y + X. Vì dụ: Yên Hân, Thanh Bính, Yên Mỹ, Cao Tân, Mỹ Thanh… b.3. Địa danh được cấu tạo theo quan hệ chủ vị Địa danh được cấu tạo theo quan hệ chủ vị có số lượng rất hạn chế, chỉ có 8 trường hợp, chiếm 0,52 %. Có một số địa danh khó xác định quan hệ giữa các yếu tố (là quan hệ chủ - vị hay chình phụ). Vì dụ: Khuổi Lội (suối nghiêng), Khuổi Coóng (suối cong), Khuổi Dủm (suối ướt), Nà Kèng (ruộng nghiêng), Hát Lài (thác bẩn) …Các địa danh có cấu trúc chủ vị là những địa danh mà trong đó thành phần vị ngữ là động từ trả lời cho câu hỏi “chủ ngữ làm g í?”. Còn những địa danh có vị ngữ là tình từ, biểu thị thuộc tình, tình chất trả lời cho câu hỏi “chủ ngữ như thế nào?” (theo cách hiểu vị ngữ thông thường) được coi là những địa danh có cấu tạo theo quan hệ chình phụ. Xét về mặt cấu tạo, các yếu tố trong những địa danh này thiên về quan hệ chình phụ nhiều hơn là chủ vị. Vì dụ, trong địa danh Nà Kèng (ruộng nghiêng) thí yếu tố Kèng (nghiêng) có tác dụng xác định rõ tình chất cho yếu tố Nà (ruộng) . Theo chúng tôi, các địa danh trên nghiêng về quan hệ chình phụ hơn mặc dù các yếu tố “cong”, “nghiêng”, “bẩn”, “ướt” có thể được xem là những từ đơn có khả năng đứng độc lập. Các địa danh có quan hệ chủ vị bao gồm: Thôn Nà Mẩy (ruộng cháy), Đán Mẩy (núi đá cháy), Ma Nòn (chó ngủ), Nặm Tốc (nước rơi), Nặm Dất (nước nhỏ giọt), Bó Bả (nguồn nước giãy giụa), Bó Nòn (nguồn ngủ), Nà Oóc (ruộng đẻ). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Như vậy, địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn có đầy đủ các đặc điểm với các cách cấu tạo đơn và cấu tạo phức. Trong cấu tạo phức có các quan hệ chình phụ, chủ vị, đẳng lập. Chúng được định danh bởi các yếu tố thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau. 2.5.1.2. Đặc điểm của một số kiểu cấu tạo địa danh do phương thức định danh chi phối Phương thức định danh cấu tạo mới và chuyển hoá đã đem lại những đặc điểm về cấu tạo cho địa danh. Sau đây là các kiểu cấu tạo địa danh do các phương thức định danh đem lại. a. Đặc điểm của những địa danh do phương thức cấu tạo mới quy định a.1. Địa danh có cấu tạo đơn Loại địa danh có cấu tạo đơn là kết quả của phương thức định danh cấu tạo mới bằng cách dùng các chữ số chỉ số thứ tự và các từ thuần Việt, Hán Việt, dân tộc thiểu số để tạo địa danh. Địa danh có cấu tạo đơn bằng cách dùng độc lập một chữ số gồm 113 trường hợp, tập trung ở các địa danh tổ dân phố và tiểu khu. Trong đó có 5 địa danh được ghi bằng chữ số La Mã. Vì dụ: Tiểu khu I, tiểu khu II…và 108 địa danh được ghi bằng số ả rập. Vì dụ: Tổ dân phố 1, tiểu khu 2… Địa danh có cấu tạo bằng cách dùng độc lập một yếu tố thuần Việt, Hán Việt và dân tộc thiểu số gồm 181 trường hợp (trong đó, địa danh thuần Việt có 10 trường hợp, địa danh Hán Việt có 8 trường hợp, địa danh dân tộc thiểu số 163 trường hợp), được phân bố ở các địa danh thôn, bản. Vì dụ: bản Bung, bản Đồn, bản Lạ, bản Mới… Những địa danh trên chỉ có một yếu tố độc lập, không phản ánh một cấu trúc nào cả. Ví vậy, nó không biểu hiện quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố như các địa danh có cấu tạo phức. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 a.2. Địa danh có cấu tạo phức * Đặc điểm của địa danh được cấu tạo theo quan hệ chình phụ + Địa danh có kiểu cấu tạo chình phụ được tạo nên bằng cách ghép một yếu tố Hán Việt này với một yếu tố Hán Việt khác thường có cấu tạo song tiết. Những địa danh có cấu tao theo kiểu chình phụ này thường xuất hiện trong địa danh xã. Vì dụ: xã Yên Cư, Yên Trạch… + Địa danh có kiểu cấu tạo chình phụ được tạo nên bởi cách thức ghép các yếu tố Hán Việt hoặc ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong địa danh gốc đi trước với một chữ số chỉ số thứ tự đi sau chủ yếu tập trung ở địa danh thôn. ở loại địa danh có kiểu cấu tạo này, các chữ số đi sau là yếu tố phụ có chức năng phân biệt, hạn định các yếu tố đi trước nó. Thành phần chình của kiểu cấu tạo này thường là hai yếu tố. Vì dụ: Thạch Ngoã 1, Pác Nghè 2… + Địa danh có kiểu cấu tạo chình phụ được tạo nên bằng cách thức ghép một yếu tố Hán Việt chỉ vị trì vào sau địa danh gốc xuất hiện chủ yếu ở địa danh xã. Trong địa danh này, yếu tố chình đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. Vì dụ: xã Lương Thượng, Lương Hạ, Nông Thượng, Nông Hạ… + Địa danh có kiểu cấu tạo chình phụ được tạo nên bởi cách thức ghép một yếu tố Hán Việt chỉ phương hướng với một yếu tố khác (yếu tố này có thể là thuần Việt, Hán Việt hoặc ngôn ngữ dân tộc thiểu số) xuất hiện chủ yếu ở địa danh thôn, xã, tỉnh. ở các địa danh này, yếu tố Hán Việt chỉ phương hướng là yếu phụ đứng trước, yếu tố chình đứng sau. Vì dụ: Đông Viên, Nam Mẫu, Bắc Kạn, Bắc sen, Bắc Lanh chang… + Địa danh có kiểu cấu tạo chình phụ được tạo nên bởi cách thức ghép hai yếu tố thuần Việt có cấu trúc tuân theo ngữ pháp tiếng Việt. Vì dụ: thôn Cây Thị, Con Kiến… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 + Địa danh có kiểu cấu tạo chình phụ được tạo nên bởi cách thức ghép hai yếu tố ngôn ngữ dân tộc thiểu số hoặc ghép một yếu tố dân tộc thiểu số với một yếu tố thuộc ngôn ngữ khác có cấu trúc giống như ngữ pháp tiếng Việt: yếu tố chình thường đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. Vì dụ: Thôn Bjoóc Ve (hoa mướp), Cốc Tém (gốc sung đất), Nà Hồng (ruộng hồng), Đồn Tắm (đồn thấp)… + Địa danh có cấu tạo chình phụ được tạo nên bởi cách thứcghép một yếu tố Hán Việt hoặc một yếu tố thuộc ngôn ngữ dân tộc thiểu số đứng trước với một chữ số đứng sau xuất hiện không nhiều. Trong các địa danh này, yếu tố chình đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. Vì dụ: Bản Đồn 1, bản Luông 2, bản Mún 2… + Địa danh có kiểu cấu tạo chình phụ được tạo nên bằng cách ghép một chữ số đứng trước với một chữ cái viết hoa đứng sau xuất hiện ở tên các tổ dân phố. Vì dụ: tổ dân phố 11A, tổ dân phố 10 B, tổ dân phố 1A… * Đặc điểm của địa danh được cấu tạo theo quan hệ đẳng lập Trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, địa danh có kiểu cấu tạo đẳng lập được tạo nên hoàn toàn bằng yếu tố Hán Việt và thường là tên gọi của các xã. Các yếu tố trong địa này có vai trò ngang nhau về cấu trúc cũng như ngữ nghĩa. Vì dụ: xã Thanh Bính, Yên Hân, Khang Ninh… * Đặc điểm của địa danh được cấu tạo theo quan hệ chủ - vị Những địa danh được cấu tạo theo quan hệ chủ vị lại được tạo nên bằng cách ghép các yếu tố thuộc ngôn ngữ dân tộc thiểu số với nhau. Chúng thường là tên gọi các thôn, bản. Xét về cấu tạo, chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau. Vì dụ: thôn Ma Nòn (chó ngủ), Nặm Tốc (nước rơi)… Nhín chung, trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, phương thức cấu tạo mới đã đem lại ba kiểu cấu tạo phức. Đó là kiểu cấu tạo theo quan hệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 chình phụ, quan hệ đẳng lập và quan hệ chủ - vị. Trong đó, kiểu cấu tạo chình phụ là phổ biến nhất. b. Đặc điểm của những địa danh do phương thức chuyển hoá chi phối Phương thức chuyển hoá trong địa danh là lấy tên của đối tượng địa lý này để gọi tên đối tượng địa lý khác. Các địa danh được cấu tạo theo phương thức này chiếm tỉ lệ lớn trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn. Việc chuyển hoá các địa danh này thường thể hiện trong hai trường hợp. Thứ nhất là trong nội bộ địa danh hành chình, một số các địa danh thị trấn, thị xã được chuyển hoá từ địa danh tỉnh, huyện. Vì dụ: Huyện Ngân Sơn -> thị trấn Ngân Sơn, huyện Chợ Mới -> thị trấn Chợ Mới, Tỉnh Bắc Kạn -> thị xã Bắc Kạn… Trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn có 4 địa danh được tạo ra do phương thức chuyển hoá này. Các địa danh này đều được cấu tạo theo quan hệ chình phụ. Đó là các địa danh Chợ Mới, Bắc Kạn, Ngân Sơn, Bạch Thông. Loại chuyển hoá thứ hai là cách thức chuyển hoá thành tố chung. Trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn các địa danh được cấu tạo theo phương thức này chiếm tỉ lệ lớnL, bao gồm 989 đơn vị. Tất cả những địa danh này đều được cấu tạo theo quan hệ chình phụ. Thành tố chung có thể đứng trước hoặc đứng sau. Các địa danh có thành tố chung đứng trước có mô hính cấu tạo là C + X (trong đó A là thành tố chung, giữ vai trò là yếu tố chình đứng trước; X là yếu tố phụ đứng sau). Vì dụ: thôn Nà Cháo (ruộng chảo), Khau Luông (núi to) … Có 897 địa danh được tạo nên theo mô hính này. Thành tố chung đứng ở vị trì sau giữ vai trò là thành tố phụ, bởi trước nó cũng là một thành tố chung giữ vai trò làm thành tố chình. Mô hính của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 chúng là A + a (trong đó A là thành tố chung đứng trước giữ vai trò chỉ loại, làm yếu tố chình, còn a đứng sau giữ vai trò loại biệt là yếu tố phụ). Vì dụ: Nà Đon (ruộng bãi), Nà Kéo (ruộng đèo), Chợ Chùa… Nhín chung, các địa danh cấu tạo phức theo quan hệ chình phụ được tạo nên bởi phương thức chuyển hoá thường tồn tại dưới dạng một từ ghép chình phụ hoặc một cụm từ chình phụ. 2.6. Tiểu kết Qua kết quả thống kê, phân loại và miêu tả địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn về mặt cấu tạo, chúng tôi rút ra một số nhận xét cơ bản như sau: 2.6.1. Mô hính cấu trúc phức thể địa danh Bắc Kạn cũng giống mô hính cấu trúc chung của địa danh ở nhiều nơi khác. Mỗi địa danh bao giờ cũng nằm trong một phức thể. Phức thể địa danh gồm hai bộ phận là thành tố chung và tên riêng. Thành tố chung cho biết thông tin về loại hính đối tượng và tên riêng cho biết thông tin cụ thể, cá biệt về đối tượng. 2.6.2. ở địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, thành tố chung chỉ loại địa danh được chuyển hoá thành các yếu tố ở các vị trì khác nhau (từ vị trì 1 đến vị trì 3) trong tên riêng. Có trường hợp thành tố chung đồng thời đứng độc lập để tạo thành tên riêng. Cách chuyển hoá này đã góp phần gợi ra những đặc điểm có tình chất đặc biệt về cấu trúc địa danh cũng như phản ánh phần nào màu sắc văn hoá riêng của địa danh thuộc địa bàn Bắc Kạn. Sự chuyển hoá này tạo nên tình tầng bậc cho địa danh về ý nghĩa lẫn cấu tạo. Có thể nói sự chuyển hoá của các thành tố chung chỉ loại hính vào địa danh đã biểu thị khả năng chuyển hoá của các danh từ chung thành các danh từ riêng trong ngôn ngữ nói chung. 2.6.3. Trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn có sự tồn tại của các kiểu cấu tạo và quan hệ. Đó là kiểu cấu tạo đơn và cấu tạo phức. Trong kiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 cấu tạo phức có các phương thức cấu tạo với các mối quan hệ chình phụ, đẳng lập và chủ vị. Trong các địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, các địa danh được tạo thành bởi quan hệ chình phụ chiếm vai trò chình và có số lượng lớn nhất. Tất cả các địa danh dân tộc thiểu số đều được cấu tạo theo quan hệ này. Các địa danh được cấu tạo bằng hai âm tiết chiếm tỉ lệ khá lớn. Điều này cho thấy xu hướng song tiết hoá trong địa danh Bắc Kạn đồng thời đó là cơ sở để khẳng định địa danh mang những đặc điểm của cấu tạo từ tiếng Việt và địa danh là một bộ phận trong từ vựng của một ngôn ngữ. 2.6.4. Khác với địa danh nhiều nơi khác, địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn có nguồn gốc từ nhiều ngôn ngữ khác nhau. Phần lớn các địa danh này thuộc ngôn ngữ dân tộc thiểu số, chủ yếu là ngôn ngữ Tày Nùng. Số địa danh được tạo thành bằng cách ghép giữa yếu tố thuộc ngôn ngữ này với yếu tố ngôn ngữ thuộc dân tộc khác cũng xuất hiện nhiều, điều này thể hiện sự giao thoa về ngôn ngữ của cộng đồng các dân tộc trên cùng một địa bàn cư trú. 2.6.5. Xét về phương thức cấu tạo, địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn cũng có nét chung so với địa danh của nhiều địa phương khác. Đó là định danh theo phương thức cấu tạo mới, phương thức chuyển hoá và phương thức vay mượn. Tuy nhiên, phương thức chuyển hoá chiếm vai trò chủ yếu. Hầu hết các địa danh này được chuyển hoá từ địa danh chỉ địa hính tự nhiên sang địa danh hành chình. Phương thức này tạo nên một số lượng lớn các từ ghép chình phụ và cụm từ chình phụ. Như vậy, địa danh Bắc Kạn được tạo nên bởi các phương thức định danh vừa có tình chất phổ quát vừa có tình chất riêng của vùng núi phìa Bắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Chương 3 Đặc điểm về ý nghĩa của địa danh hành chính tỉnh bắc kạn 3.1. Mối quan hệ giữa ý nghĩa địa danh và hiện thực được phản ánh Địa danh được coi là vật hoá thạch, là tấm bia bằng ngôn ngữ về thời đại mà nó chào đời. Ngoài chức năng định danh sự vật, cá thể hoá đối tượng, địa danh còn có chức năng phản ánh, chức năng bảo tồn. “Tập hợp những ý nghĩa có trong hệ thống địa danh ở một quốc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_08_SP_VH_HTH.pdf
Tài liệu liên quan