Luận văn Khảo sát dự định sử dụng của nhà đầu tư cá nhân đối với hình thức giao dịch chứng khoán trực tuyến

MỤC LỤC

 

Đề mục Trang

Nhiệm vụ luận văn

Lời cảm ơn i

Tóm tắt đề tài ii

Mục lục iv

Danh sách hình vẽ viii

Danh sách bảng biểu ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do hình thành đề tài. 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

1.4 Phạm vi đề tài 3

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU HÌNH THỨC GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRỰC TUYẾN 4

2.1 Mô tả các hình thức giao dịch chứng khoán hiện nay 4

2.1.1 Giao dịch trực tiếp tại sàn 4

2.1.2 Giao dịch qua điện thoại 4

2.1.3 Giao dịch trực tuyến 5

2.1.3.1 Giao dịch qua mạng Internet 5

2.1.3.2 Giao dịch bằng tin nhắn SMS 10

2.2 Mô tả dịch vụ GDCKTT sẽ được triển khai trong tương lai 10

2.2.1 Giới thiệu về Giao dịch không sàn 10

2.2.2 Giới thiệu về hình thức Giao dịch chứng khoán trực tuyến trong tương lai 12

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 14

3.1 Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM 14

3.1.1 Giới thiệu Mô hình chấp nhận công nghệ 14

3.1.1.1 Nhận thức sự hữu ích 16

3.1.1.2 Nhận thức tính dễ sử dụng 16

3.1.2 Lý do sử dụng mô hình 16

3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng GDCKTT 16

3.2 Lý thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT) 16

3.2.1 Giới thiệu Lý thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT 16

3.2.1.1 Triển vọng thực hiện 17

3.2.1.2 Triển vọng nỗ lực 19

3.2.1.3 Ảnh hưởng xã hội 20

3.2.1.4 Điều kiện thuận lợi 21

3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng GDCKTT 22

3.3 Nghiên cứu về phổ biến sự đổi mới (Diffusion of Innovations) 22

3.3.1 Giới thiệu nghiên cứu về phổ biến sự đổi mới 22

3.3.1.1 Sự đổi mới 23

3.3.1.2 Những kênh truyền thông 24

3.3.1.3 Thời gian 24

3.3.1.4 Hệ thống xã hội 26

3.3.2 Lý do sử dụng mô hình 26

3.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng GDCKTT 26

3.4 Mô hình chấp nhận sử dụng thương mại điện tử (e-CAM) 27

3.4.1 Giới thiệu Mô hình chấp nhận sử dụng thương mại điện tử e-CAM 27

3.4.1.1 Các rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ 27

3.4.1.2 Các rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến 28

3.4.2 Lý do sử dụng mô hình 29

3.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng GDCKTT 29

3.5 Thiết lập mô hình nghiên cứu 29

CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 31

4.1 Quy trình nghiên cứu 31

4.2 Phương pháp nghiên cứu 32

4.3 Nhu cầu thông tin và nguồn thông tin 33

4.4 Thiết kế nghiên cứu định tính 33

4.4.1 Xây dựng bộ thang đo 33

4.4.1.1 Xây dựng thang đo yếu tố Tính cách hướng tới sự đổi mới 33

4.4.1.2 Xây dựng thang đo Nhận thức tính hữu ích 34

4.4.1.3 Xây dựng thang đo Nhận thức tính dễ sử dụng 35

4.4.1.4 Xây dựng thang đo yếu tố Anh hưởng xã hội 36

4.4.1.5 Xây dựng thang đo yếu tố Nhận thức rủi ro liên quan giao dịch trực tuyến 37

4.4.1.6 Xây dựng thang đo Các yếu tố cá nhân 37

4.4.2 Điều chỉnh thang đo 38

4.5 Thiết kế nghiên cứu định lượng 45

4.5.1 Thiết kế bảng câu hỏi 45

4.5.2 Thang đo 46

4.5.3 Phương pháp thu thập dữ liệu định lượng 46

4.5.4 Thiết kế mẫu 46

4.5.4.1 Phương pháp chọn mẫu 46

4.5.4.2 Kích thước mẫu 47

4.6 Phương pháp phân tích dữ liệu 48

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49

5.1 Thông tin tổng quát về mẫu thu thập 49

5.1.1 Giới tính và độ tuổi 49

5.1.2 Trình độ học vấn 51

5.1.3 Điều kiện truy cập Internet 52

5.1.4 Khả năng sử dụng máy tính 52

5.2 Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng GDCKTT và dự định sử dụng của NĐT. 53

5.2.1 Nhóm yếu tố Tính cách hướng tới sự đổi mới 53

5.2.2 Nhóm yếu tố Nhận thức tính hữu ích 54

5.2.3 Nhóm yếu tố Nhận thức tính dễ sử dụng 54

5.2.4 Nhóm yếu tố Ảnh hưởng xã hội 55

5.2.5 Nhóm yếu tố Nhận thức rủi ro liên quan đến GDTT 55

5.2.6 Nhóm yếu tố Dự định sử dụng 55

5.3 Kiểm định bộ thang đo 56

5.3.1 Phân tích nhân tố 56

5.3.2 Kiểm tra độ tin cậy thang đo 59

5.3.3 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu 60

5.4 Kiểm định sự khác biệt 61

5.4.1 Kiểm định sự khác biệt của “dự định sử dụng” trong từng nhóm “tuổi” 61

5.4.2 Kiểm định sự khác biệt của “dự định sử dụng” trong từng nhóm “trình độ học vấn” 62

5.4.3 Kiểm định sự khác biệt của “dự định sử dụng” trong từng nhóm “điều kiện truy cập internet” 63

5.4.4 Kiểm định sự khác biệt của “dự định sử dụng” trong từng nhóm “khả năng sử dụng máy tính” 63

5.4.5 Kiểm định sự khác biệt của các nhân tố ảnh hưởng đến “Dự định sử dụng” trong từng nhóm “tuổi” 64

5.4.6 Kiểm định sự khác biệt của các nhân tố ảnh hưởng đến “Dự định sử dụng” trong từng nhóm “trình độ học vấn” 65

5.4.7 Kiểm định sự khác biệt của các nhân tố ảnh hưởng đến “Dự định sử dụng” trong từng nhóm “điều kiện truy cập internet” 66

5.4.8 Kiểm định sự khác biệt của các nhân tố ảnh hưởng đến “Dự định sử dụng” trong từng nhóm “khả năng sử dụng máy tính” 67

5.5 Phân tích hồi quy 68

5.5.1 Những nhân tố không ảnh hưởng đến Dự định sử dụng của NĐT đối với GDCKTT 69

5.5.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến Dự định sử dụng của NĐT đối với GDCKTT 72

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

6.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 73

6.2 Kiến nghị 74

6.3 Hạn chế của nghiên cứu 74

6.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo 75

Tài liệu tham khảo 76

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát dự định sử dụng của nhà đầu tư cá nhân đối với hình thức giao dịch chứng khoán trực tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của NĐT đối với GDCKTT có thay đổi khi họ phải giao dịch 1 số lượng chứng khoán có giá trị lớn hay không. Nghề nghiệp Thang đo khoảng Biến này sẽ được thay bằng biến Mức độ tiếp xúc với internet để xem xét sự khác biệt của Dự định sử dụng trong từng nhóm Điều kiện tiếp xúc với Internet Khả năng sử dụng máy tính Thang đo khoảng Biến này được sử dụng để xem xét ảnh hưởng của Khả năng sử dụng máy tính đối với Dự định sử dụng GDCKTT. Điều chỉnh thang đo Trên đây là phần xây dựng thang đo cho các yếu tố sau khi tìm hiểu các mô hình lý thuyết và đặc điểm của GDCKTT. Công việc tiếp theo của nghiên cứu định tính là thực hiện điều chỉnh các biến và các yếu tố cho phù hợp hơn. Những biến và yếu tố không thích hợp cần được loại bỏ khỏi mô hình nghiên cứu để từ đó có thể xây dựng một bản câu hỏi chính xác cho nghiên cứu định lượng. Công việc này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu. Đối tượng phỏng vấn sâu của sinh viên là những NĐT cá nhân đang giao dịch trực tiếp tại các sàn của các CTCK ở TP.HCM. Họ có thể là người đã từng sử dụng Giao dịch chứng khoán qua mạng Internet hoặc chưa từng sử dụng dịch vụ này vì mục tiêu thực sự của nghiên cứu này là khảo sát dự định sử dụng đối với hình thức GDCKTT trên cơ sở triển khai giao dịch không sàn của HOSE trong tương lai chứ không phải đối với hình thức giao dịch chứng khoán qua mạng Internet hiện nay. Dự kiến sinh viên sẽ phỏng vấn khoảng 10 NĐT cá nhân tại 2 sàn giao dịch tại 2 công ty chứng khoán bất kỳ tại TP.HCM. Đối tượng phỏng vấn sẽ được đọc bản Mô tả dịch vụ GDCKTT dựa trên cơ sở triển khai giao dịch không sàn của HOSE và được giải đáp thắc mắc trước khi trả lời các câu hỏi. Bản mô tả dịch vụ Giao dịch Chứng khoán Trực tuyến (Online) được xây dựng dựa trên việc tham khảo hình thức đăng ký và sử dụng dịch vụ giao dịch chứng khoán qua Internet của một số CTCK hiện nay như CTCK Ngân hàng Ngoại thương (VCBS), CTCK Gia Quyền (EPS), CTCK Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) bởi vì một số các nhân viên tại những công ty này khi được hỏi về việc liệu có sự khác biệt nhiều trong cách thức đăng ký và sử dụng dịch vụ GDCKTT trong tương lai (khi HOSE đã triển khai việc giao dịch không sàn) so với hiện tại thì họ đều cho biết: Mấu chốt sự khác nhau giữa GDCKTT hiện nay và trong tương lai nằm ở khâu chuyển lệnh của NĐT vào hệ thống, vấn đề đó thuộc về hạ tầng kỹ thuật trong việc kết nối giữa các CTCK với HOSE nên quy trình đặt lệnh của NĐT đối với GDCKTT sẽ không khác biệt nhiều so với hình thức giao dịch qua mạng Internet hiện nay. Bên cạnh đó việc đăng ký sử dụng dịch vụ và quy trình đặt lệnh đối với GDCKTT của các công ty luôn hướng đến việc làm sao cho NĐT cảm thấy dễ dàng, đơn giản khi sử dụng. Bản mô tả dịch vụ được đính kèm trong phần phụ lục. Bảng 4.7 sau đây trình bày nội dung của bản câu hỏi được sử dụng trong khảo sát định tính, bản câu hỏi này bao gồm 2 phần: Phần 1: Các câu hỏi mở để tìm biến và yếu tố bổ sung cho mô hình nghiên cứu Phần 2: Kiểm tra lại một số biến dự kiến sẽ khảo sát (không bao gồm biến thuộc yếu tố Tính cách hướng đến sự đổi mới). Bảng 4.7: Bản câu hỏi và kết quả khảo sát định tính PHẦN 1: CÂU HỎI MỞ Câu hỏi Trả lời % số người trả lời 1) Theo Anh/Chị những lợi ích mà GDCKTT có thể mang lại cho mình là gì? Vì sao? Thuận tiện về không gian, hạn chế việc đi lại 100% Tiết kiệm thời gian 100% Tiết kiệm chi phí đi lại 10% Biết được trạng thái của lệnh 10% 2) Theo Anh/Chị dịch vụ GDCKTT có dễ sử dụng không? Vì sao? Dễ, vì đã từng sử dụng dịch vụ hiện tại. 30% Không dễ lắm, phải nhớ và nhập mật khẩu nhiều lần 10% Chưa biết, vì chưa từng sử dụng giao dịch qua Internet 60% 3) Theo Anh/Chị một website như thế nào thì dễ sử dụng Mọi thông tin cần thiết được thể hiện ở trang chủ 10% Giao diện rõ ràng, không có quá nhiều mục 40% Thao tác qua ít bước 50% 4) Sau khi đọc hướng dẫn sử dụng dịch vụ, Anh/Chị nghĩ mình có thể biết cách sử dụng dịch vụ này sau bao lâu? Sẽ sử dụng được sau 1-2 giờ 50% Không biết 50% 5) Theo Anh/Chị những rủi ro có thể gặp phải khi GDCKTT là gì ? Lộ thông tin Lộ mật khẩu 90% Mạng Internet chập chờn, không đặt lệnh được 50% Không thể hủy lệnh kịp so với giao dịch tại công ty vì việc liên hệ khó khăn 10% 6) Anh/Chị có dự định sử dụng dịch vụ GDCKTT không? Vì sao? Co,ù vì thuận tiện về thời gian và không gian 40% Chờ đến sau khi triển khai giao dịch không sàn, sẽ sử dụng nếu nó thật sự hoạt động tốt theo như báo chí đã thông tin. 60% Không, thích đến sàn giao dịch của CTCK để nắm bắt và trao đổi thông tin với các nhà đầu tư khác. 30% 7) Anh/Chị cho biết mức giá trị trung bình của 1 lệnh giao dịch mà Anh/Chị thường đặt: 15-20 triệu/1 lần 20% 40-50 triệu/1 lần 10% Rất dao động, không biết chắc chắn 70% 8) Anh/Chị sử dụng Internet bao nhiêu lần/tuần? Không sử dụng 20% Từ 1-2 lần 20% Từ 3-5 lần 40% Trên 5 lần 20% Ghi chú: Các tỉ lệ phần trăm là phần trăm số người được khảo sát đồng ý với ý kiến đó PHẦN 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH SỬ DỤNG STT Nhận thức tính hữu ích Rất khôngđồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý 9 Theo Anh/Chị sử dụng GDCKTT có thể giúp Anh/Chị thuận tiện về không gian. 40% 60% 10 Theo Anh/Chị sử dụng GDCKTT có thể giúp Anh/Chị tiết kiệm được thời gian. 10% 70% 20% 11 Theo Anh/Chị sử dụng GDCKTT có thể giúp Anh/Chị tiết kiệm được chi phí. 90% 10% 12 Theo Anh/Chị sử dụng GDCKTT có thể giúp Anh/Chị thuận lợi trong việc quản lý danh mục đầu tư. 40% 60% 13 Theo Anh/Chị sử dụng GDCKTT có thể giúp Anh/Chị trở nên độc lập trong việc ra quyết định đầu tư. 70% 30% 14 Theo Anh/Chị sử dụng GDCKTT có thể làm cho cơ hội đặt lệnh của nhà đầu tư (NĐT) là như nhau vì: NĐT không phải chờ đến phiên lệnh mình được nhân viên môi giới nhập vào hệ thống. 100% Việc các CTCK gạt lệnh của NĐT hay ưu tiên cho những lệnh có giá trị lớn cũng không thể xảy ra. 40% 60% 15 Theo Anh/Chị sử dụng GDCKTT có thể giúp Anh/Chị thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin về cổ phiếu so với giao dịch trên sàn. 40% 20% 40% 16 Theo Anh/Chị sử dụng GDCKTT có thể giúp Anh/Chị theo dõi trạng thái của lệnh được đặt. 100% Nhận thức tính dễ sử dụng 17 Việc đăng kí sử dụng dịch vụ GDCKTT dễ dàng cho Anh/Chị. 100% 18 Phần hướng dẫn sử dụng dịch vụ dễ hiểu. 30% 70% 19 Anh/Chị mất rất ít thời gian để học cách sử dụng dịch vụ GDCKTT. 20% 60% 20% 20 Dịch vụ GDCKTT nói chung là dễ sử dụng. 20% 60% 20% Ảnh hưởng xã hội 21 Tôi sử dụng GDCKTT vì người thân hay đồng nghiệp của tôi cũng sử dụng. 100% 22 Tôi sử dụng GDCKTT vì đây là một phương thức giao dịch hiện đại. 70% 30% Rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến 23 Mất mật khẩu trong quá trình sử dụng dịch vụ. 10% 90% 24 Lộ thông tin cá nhân trong quá trình sử dụng dịch vụ. 10% 10% 80% 25 Tình trạng nghẽn mạch có thể xảy ra khi khối lượng lệnh giao dịch qua mạng lớn. 70% 30% 26 Hệ thống mạng Internet hiện nay không ổn định. 80% 20% Kết quả phỏng vấn phần câu hỏi mở cho thấy: Ở câu hỏi số 5, có một yếu tố mới trong nhận thức rủi ro liên quan đến GDTT theo trả lời của người được phỏng vấn là: “Không thể hủy lệnh kịp so với giao dịch tại công ty vì việc liên hệ khó khăn”. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, quy định về việc hủy lệnh đối với GDCKTT hiện nay giữa các công ty có sự khác nhau, chưa đi đến một chuẩn mực thống nhất và theo một CTCK cho biết do bản chất khác nhau của 2 hình thức giao dịch trực tuyến ở hiện tại và tương lai nên việc hủy lệnh có thể sẽ có khác biệt, và chỉ có thể biết chắc chắn cho đến khi giao dịch không sàn được chính thức triển khai. Vì lý do đó, yếu tố mới này sẽ không được đưa vào mô hình nghiên cứu. Ở câu hỏi số 7: Đa số người được phỏng vấn đều không thể cho biết chính xác mức giá trị một lần đặt lệnh là bao nhiêu vì nó rất dao động tùy theo tình hình thị trường cụ thể. Vì vậy, biến này được loại bỏ khỏi mô hình nghiên cứu. Kết quả khảo sát định tính các yếu tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng cho thấy: Câu hỏi số 11: Đa số người được phỏng vấn đều không đồng ý với ý kiến cho rằng GDCKTT sẽ giúp NĐT tiết kiệm được chi phí vì theo họ nếu có thì đó chỉ là chi phí đi lại, không đáng kể để họ quan tâm nên yếu tố này không được xem là một lợi ích trong GDCKTT và được loại bỏ. Câu hỏi số 21: 100% người được phỏng vấn đều không đồng ý với ý kiến cho rằng họ sử dụng GDCKTT vì người thân hay đồng nghiệp của họ cũng sử dụng. Vì vậy biến này cũng sẽ được loại bỏ vì nó không được cho là yếu tố ảnh hưởng đến Dự định sử dụng. Những biến còn lại vẫn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nên được giữ lại. Dựa vào thang đo dự kiến, luận văn xác định các biến và thang đo đưa vào khảo sát định lượng. Danh sách các biến và thang đo được trình bày trong bảng 4.8 sau đây. Bảng 4.8: Các biến và thang đo đưa vào khảo sát định lượng STT Biến khảo sát Thang đo Gạn lọc 1 Có (hoặc dự định) sử dụng Internet Thang đo Định danh Tính cách hướng tới sự đổi mới 2 Thích thử sản phẩm mới Thang đo Likert 5 điểm 3 Thích khám phá những công nghệ mới Thang đo Likert 5 điểm 4 Thích theo kịp công nghệ mới Thang đo Likert 5 điểm 5 Thích biết về những ý tưởng mới Thang đo Likert 5 điểm 6 Sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thử một điều mới lạ Thang đo Likert 5 điểm Nhận thức tính hữu ích 7 Thuận tiện về không gian Thang đo Likert 5 điểm 8 Tiết kiệm được thời gian Thang đo Likert 5 điểm 9 Thuận lợi trong việc quản lý danh mục đầu tư Thang đo Likert 5 điểm 10 Độc lập trong việc ra quyết định đầu tư Thang đo Likert 5 điểm 11 Đảm bảo sự công bằng cho mọi NĐT Thang đo Likert 5 điểm 12 Thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin về cổ phiếu so với giao dịch trên sàn Thang đo Likert 5 điểm 13 Theo dõi trạng thái của lệnh được đặt Thang đo Likert 5 điểm Nhận thức tính dễ sử dụng 14 Việc đăng kí sử dụng dịch vụ Thang đo Likert 5 điểm 15 Hướng dẫn sử dụng dịch vụ Thang đo Likert 5 điểm 16 Thời gian để học cách sử dụng dịch vụ Thang đo Likert 5 điểm 17 Cách thức sử dụng dịch vụ Thang đo Likert 5 điểm Ảnh hưởng xã hội 18 Hình ảnh bản thân Thang đo Likert 5 điểm Rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến 19 Mất mật khẩu Thang đo Likert 5 điểm 20 Lộ thông tin cá nhân Thang đo Likert 5 điểm 21 Tình trạng nghẽn mạch khi khối lượng lệnh giao dịch qua mạng lớn Thang đo Likert 5 điểm 22 Hệ thống mạng Internet không ổn định Thang đo Likert 5 điểm Dự định sử dụng 23 Dự định sử dụng dựa trên nhận thức về GDCKTT so với các hình thức khác Thang đo Likert 5 điểm 24 Dự định sử dụng sau khi cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro có thể xảy ra Thang đo Likert 5 điểm Nhân khẩu 25 Tuổi Thang đo khoảng 26 Giới tính Thang đo định danh 27 Trình độ học vấn Thang đo khoảng 28 Điều kiện tiếp xúc với Internet Thang đo khoảng 29 Khả năng sử dụng máy vi tính Thang đo khoảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG Thông tin cần thu thập trong phần này là thông tin ở dạng định lượng, cho phép chúng ta đo lường chúng bằng số lượng. Dựa vào các thông tin đã thu thập trong nghiên cứu định tính, sinh viên tiến hành thiết lập bản câu hỏi định lượng. Do trong bản câu hỏi nghiên cứu định tính có phần B dùng để kiểm tra lại các biến dự kiến sẽ khảo sát nên phần nào cũng đã có thể kiểm tra khả năng đọc hiểu và khả năng trả lời của NĐT. Nên công việc cần thực hiện là chỉnh sửa từ ngữ, câu chữ và hình thức cho phù hợp hơn, tạo thuận lợi cho người trả lời khi tiến hành thu thập thông tin chính thức. Thiết kế bản câu hỏi Bản câu hỏi được chia làm 4 phần: Mô tả dịch vụ Phần gạn lọc Phần Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng của NĐT cá nhân đối với GDCKTT Phần Các yếu tố cá nhân. Nội dung chính của mỗi phần trong bản câu hỏi là: Mô tả dịch vụ Phần này sẽ mô tả để NĐT được phỏng vấn có cái nhìn tổng quát về GDCKTT và giúp họ nhận thấy sự khác biệt giữa hình thức GDCKTT hiện nay với GDCKTT được triển khai dựa trên cơ sở Giao dịch không sàn của HOSE. Phần gạn lọc Mục tiêu phần này là nhằm chọn đúng đối tượng nghiên cứu. Phần Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng của NĐT cá nhân đối với GDCKTT Phần này gồm các câu hỏi về Tính cách hướng tới sự đổi mới, Nhận thức Tính hữu ích, Nhận thức Tính dễ sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức Rủi ro liên quan đến GDTT, Dự định sử dụng. Phần Các yếu tố cá nhân Mục tiêu của phần này là tìm hiểu thông tin cá nhân của đối tượng phỏng vấn là người đại diện cho đối tượng nghiên cứu. Từ đó tìm ra mối liên hệ nhân quả của các yếu tố này với dự định sử dụng GDCKTT. Và để đảm bảo rằng những nội dung trong bản câu hỏi đã được hiệu chỉnh rõ ràng, dễ hiểu và không gây khó khăn cũng như hiểu lầm cho người trả lời, trong quá trình thiết kế bản câu hỏi sinh viên đã tiến hành phát thử bản câu hỏi cho 10 nhà đầu tư. Thang đo Những biến và thang đo sẽ đưa vào khảo sát định lượng đã được trình bày trong bảng 4.8 ở cuối phần 4.4 Thiết kế nghiên cứu định tính. Phương pháp thu thập dữ liệu định lượng Trong nghiên cứu này, phương pháp phỏng vấn trực tiếp được lựa chọn với những thuận lợi sau đây: Nhờ bản thân có mặt nên người phỏng vấn có thể thuyết phục đối phương trả lời Nếu người trả lời gặp rắc rối, khó hiểu, người phỏng vấn có thể giải thích cho họ hiểu. Tuy nhiên một số khó khăn cũng phát sinh từ đó: Khuynh hướng không muốn tiếp xúc với người lạ, không muốn bị làm phiền của NĐT. Sự có mặt, thái độ, tính cách của người phỏng vấn có thể dẫn đến việc NĐT không trả lời, né tránh câu trả lời hay trả lời lệch lạc. Vì đây là nghiên cứu về ý kiến và thái độ của NĐT nên việc xác định đối tượng nghiên cứu là rất quan trọng. Mức ý nghĩa của nghiên cứu này phụ thuộc rất nhiều vào sự chính xác trong công tác thiết kế mẫu. Thiết kế mẫu Tổng thể: NĐT chứng khoán cá nhân tại TP.HCM Khung chọn mẫu: Những NĐT đến giao dịch trực tiếp tại sàn giao dịch của các CTCK. Phương pháp chọn mẫu Có 2 phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu xác suất và phi xác suất. Trong mỗi phương pháp có những cách lấy mẫu khác nhau được trình bày trong bảng 4.9 sau đây. Bảng 4.9: Các phương pháp chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu xác suất Phương pháp chọn mẫu phi xác suất - Ngẫu nhiên đơn giản - Thuận tiện - Hệ thống - Phán đoán - Phân tầng - Phát triển mầm - Theo nhóm - Quota Phương pháp chọn mẫu xác suất là phương pháp chọn mẫu mà nhà nghiên cứu biết trước được xác suất tham gia vào mẫu của phần tử. Lấy mẫu theo phương pháp xác suất phải gắn chặt với hệ thống danh sách chính xác, không cho phép lựa chọn tùy tiện và tuân theo qui luật toán. Tuy nhiên trong thực tế khó có danh sách đầy đủ và khó thực hiện khi tổng thể lớn. Khi lấy mẫu xác suất thì các thông số của nó có thể dùng để ước lượng hoặc kiểm nghiệm thông số tổng thể. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất là phương pháp chọn các phần tử tham gia vào mẫu không theo qui luật ngẫu nhiên. Khi lấy mẫu theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất, nhà nghiên cứu chọn mẫu theo danh sách chủ quan của mình như theo sự thuận tiện, phán đoán. Thuận lợi chủ yếu của phương pháp chọn mẫu phi xác suất là tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhược điểm của phương pháp này là kết quả thu được không thể phóng lên tổng thể. Vì vậy khi tiến hành lấy mẫu phi xác suất thì việc diễn dịch phải cẩn thận hơn. Vì vậy dựa trên sự thuận tiện, dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin, cũng như do giới hạn về thời gian và chi phí nên mẫu được chọn theo phương pháp phi xác suất, lấy mẫu thuận tiện. Kích thước mẫu Trong quá trình thiết kế nghiên cứu, việc xác định kích thước mẫu rất quan trọng. Nhà nghiên cứu luôn cân nhắc các yếu tố về thời gian, chi phí, nhân lực với độ chính xác của thông tin thu được. Độ chính xác này phụ thuộc vào kích thước mẫu và các sai số do không lấy mẫu lỗi từ thông tin phản hồi, lỗi do thu thập dữ liệu,… Thông thường mẫu càng nhỏ thì độ chính xác của thông tin thu được giảm nhưng thuận tiện về thời gian và chi phí. Ngược lại khi mẫu lớn thì tính đại diện của mẫu cho tổng thể cao, hiệu quả về thống kê cao nhưng hiệu quả về kinh tế thấp. Trong một số trường hợp mẫu có độ chính xác về mặt thống kê cao hơn tổng do những sai sót không do lấy mẫu. Do đó cần cân nhắc giữa các yếu tố thống kê và yếu tố kinh tế khi chọn mẫu. Có nhiều quan điểm khác nhau khi chọn kích thước mẫu. Theo Hatcher (1994), kích thước mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu phải gấp 5 lần tổng số biến quan sát (hoặc tối thiểu là 100). Theo Gorsuch (1983) kích thước mẫu tối thiểu là 200. Với đề tài này, tổng số mẫu dự định thu thập là n = 200. Kích thước mẫu này phù hợp với khả năng tài chính và thời gian của người thực hiện nghiên cứu. Thời gian cho việc thu thập thông tin này là 2 tuần (sau khi đã kiểm tra lại tính chính xác và phù hợp của bản câu hỏi). Địa điểm phát bản câu hỏi phỏng vấn sẽ linh động tùy theo hoàn cảnh cụ thể tại sàn giao dịch của CTCK: Tại một số sàn lớn thì thuận tiện về chỗ ngồi cho NĐT, việc phát bản câu hỏi ngay tại sàn sẽ dễ dàng hơn so với tại các sàn có diện tích nhỏ, NĐT phải đứng chen chúc thì việc phát bản câu hỏi sẽ không thể thực hiện tại sàn giao dịch mà việc này nên được thực hiện tại những địa điểm gần CTCK, tập trung nhiều NĐT như các quán cà phê gần các khu vực có nhiều CTCK v.v… Sự linh động trong địa điểm phỏng vấn tạo một số thuận lợi cho thời điểm phỏng vấn vì sinh viên cũng có thể phát bản câu hỏi cho NĐT sau khi các phiên giao dịch chứng khoán kết thúc vào buổi sáng Bên cạnh đó tâm lý NĐT trong từng giai đoạn của thị trường chứng khoán cũng ảnh hưởng nhiều đến sự nhiệt tình trả lời bản câu hỏi nên đòi hỏi sinh viên cần thận trọng quan sát. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được nhập vào phần mềm SPSS version 11.5 để tiến hành chạy chương trình phân tích trên máy tính, bao gồm: Thống kê mô tả dữ liệu Kiểm định độ đúng đắn - Phân tích nhân tố (factor). Kiểm định độ tin cậy. Phân tích sự khác biệt của Dự định sử dụng trong từng nhóm Tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, điều kiện tiếp xúc với Internet, kinh nghiệm sử dụng máy tính. Phân tích hồi qui đa biến để xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức rủi ro liên quan đến GDTT đến Dự định sử dụng của NĐT. CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 5 bao gồm các nội dung chính: Thông tin tổng quát về mẫu thu thập Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng GDCKTT của NĐT Kiểm định bộ thang đo Kiểm định sự khác biệt Phân tích hồi quy THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MẪU THU THẬP Sau 2 tuần tiến hành thu thập dữ liệu, số lượng bản câu hỏi thực tế phát ra là 184 bản. Trong đó số lượng bản hồi đáp nhận được là 173 bản, chiếm tỷ lệ 94.02%. Đây là một tỷ lệ hồi đáp cao, do phương pháp tiến hành là sử dụng phỏng vấn viên tiếp xúc trực tiếp với NĐT. Các bản câu hỏi bị loại bỏ là do NĐT không có đủ thời gian để trả lời hết cả 3 phần trong bản câu hỏi, cụ thể là các phần: Nhận thức về rủi ro liên quan đến GDTT, Dự định sử dụng và các yếu tố cá nhân. Trong 173 bản hồi đáp nhận được có 6 bản không hợp lệ, do đó số bản câu hỏi chính thức được nhập vào xử lý là 167 bản. Sau đây là thông tin chung thu thập được: Giới tính và độ tuổi Trong 167 bản hồi đáp nhận được, thông tin về giới tính và độ tuổi được thống kê như sau: Về giới tính, có 72 NĐT nam trả lời (chiếm tỷ lệ 43.1%) còn lại 95 người là NĐT nữ (chiếm tỷ lệ 56.9%). Hình 5.1: Biểu đồ cơ cấu Giới tính của mẫu Về độ tuổi, có 31 NĐT (18.6%) trong độ tuổi dưới 25; có 67 NĐT (40.1%) từ 26 đến 35 tuổi, có 49 NĐT (29.3%) từ 36 đến 45 tuổi; còn lại là 20 NĐT (12%) nằm trong độ tuổi từ 46 đến 55 tuổi. Như vậy trong mẫu thu thập được không có người nào nằm trong độ tuổi trên 55 tuổi, đây là một hạn chế của mẫu vì trong quá trình thu thập dữ liệu, sinh viên đã gặp khó khăn trong việc thuyết phục đối tượng NĐT lớn tuổi tham gia trả lời bản câu hỏi. Bên cạnh đó, ta có thể thấy NĐT tham gia mua bán chứng khoán tại sàn giao dịch của các CTCK đa phần có độ tuổi nằm trong khoảng từ 26 đến 35 tuổi. Hình 5.2: Biểu đồ cơ cấu Độ tuổi của mẫu Cơ cấu Giới tính và độ tuổi của mẫu được trình bày trong bảng 5.1 sau đây. Bảng 5.1: Cơ cấu Giới tính và Độ tuổi của mẫu Độ tuổi Tổng Dưới 25 tuổi 26-35 tuổi 36-45 tuổi 46-55 tuổi Giới tính Nam Tần suất 9 37 16 10 72 % theo cột 12.5% 51.4% 22.2% 13.9% 100.0% % theo hàng 29.0% 55.2% 32.7% 50.0% 43.1% Nữ Tần suất 22 30 33 10 95 % theo cột 23.2% 31.6% 34.7% 10.5% 100.0% % theo hàng 71.0% 44.8% 67.3% 50.0% 56.9% Tổng Tần suất 31 67 49 20 167 % theo cột 18.6% 40.1% 29.3% 12.0% 100.0% % theo hàng 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 16.8% 83.2% Trình độ học vấn Về trình độ học vấn của NĐT trong mẫu thu thập được thì số người có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 69.5% cũng là nhóm trình độ học vấn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong mẫu, số người có trình độ trên đại học chiếm 7.2%, trình độ trung học chiếm 17.4% và phổ thông là 6%. 83.2% Hình 5.3: Biểu đồ cơ cấu Trình độ học vấn của mẫu Điều kiện truy cập Internet Số liệu thống kê cho thấy, có đến 62.9% NĐT được phỏng vấn có điều kiện truy cập Internet trên 5 lần/tuần, điều này có thể hiểu được vì có tới 76.7% số NĐT được khảo sát có trình độ học vấn từ đại học, cao đẳng trở lên, đối với nhóm NĐT này thì Internet thường đóng vai trò quan trọng trong công việc hằng ngày của họ. Nhóm NĐT có điều kiện truy cập Internet 3-5 lần/tuần chiếm 12.6%, những NĐT có điều kiện truy cập Internet 1-2 lần/tuần chiếm 8.4%. Còn lại 16.2% NĐT được khảo sát có điều kiện truy cập Internet dưới 1 lần/tuần, họ là những người chưa từng sử dụng Internet. 83.2% Hình 5.4: Biểu đồ cơ cấu Điều kiện truy cập Internet của mẫu Khả năng sử dụng máy tính Kết quả thống kê cho thấy có 19.2% NĐT được khảo sát tự nhận xét mình có khả năng sử dụng máy tính rất tốt, 34.7% có khả năng sử dụng máy tính tốt, 34.1% có khả năng sử dụng máy tính bình thường và chỉ có 12% NĐT nhận xét mình có khả năng sử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi dung luan van tot nghiep.doc
  • docBia luan van tot nghiep.doc
  • savFile du lieu SPSS.sav
  • pdfNoi dung luan van tot nghiep.pdf
  • docNhiem vu luan van.doc
Tài liệu liên quan