MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ .II
TÓM LƯỢC . III
MỤC LỤC. IV
DANH SÁCH HÌNH . VI
DANH SÁCH BẢNG .VII
DANH SÁCH BẢNG .VII
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .1
1.1 Tổng quan .1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.2
2.1 Khái quát vềthịt.2
2.1.1 Mô cơ .2
2.1.2 Mô mỡ .6
2.1.3 Mô liên kết.7
2.1.4 Mô xương .7
2.1.5 Giá trịthực phẩm của thịt.8
2.2 Chảlụa .10
2.2.1 Qui trình chếbiến .10
2.2.2 Thuyết minh.10
2.2.3 Các phụgia thường dùng.11
2.3 Hàn the .14
2.3.1 Giới thiệu chung .14
2.3.2 Ứng dụng.15
2.3.3 Tác hại .15
2.4 Các kết quảnghiên cứu trước.16
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .17
3.1 Phương tiện thí nghiệm .17
3.1.1 Địa điểm, thời gian thí nghiệm .17
3.1.2 Dụng cụ, thiết bị.17
3.1.3 Hoá chất.18
3.1.4 Nguyên liệu .18
3.2 Phương pháp nghiên cứu .18
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu thành phần hoá học .18
3.2.2 Phương pháp bốtrí thí nghiệm .19
3.2.3 Phương pháp xửlý kết quả .20
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN .20
4.1 Kết quảkiểm tra định tính hàn the và phân tích các chỉtiêu chất lượng cơbản
của chảlụa trên địa bàn Trà Vinh .20
4.2 Mối tương quan giữa việc sửdụng hàn the trong chếbiến và chất lượng chả
lụa 24
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀNGHỊ .29
5.1 Kết luận.29
5.2 Đềnghị .29
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 30
PHỤLỤC 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH. VIII
1. Phương pháp xác định pH . viii
2. Xác định đạm tổng sốbằng phương pháp Kjeldalh . viii
3. Định lượng lipid bằng phương pháp Shoxlet . viii
4. Kiểm tra định tính hàn the.ix
40 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5731 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát hàn the và chất lượng thực tế của chả lụa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c liên kết yếu và nước tự do có thể được trao đổi, phụ thuộc vào protein
myofibrillar (điểm đẳng điện thấp nhất = 5,5).
(iiii) Các vitamin và chất khoáng
Các vitamin trong mô cơ phần lớn là các vitamin tan trong nước: B1, B2, B3, B6, B12,
B15, PP, biotin (vitamin H)...
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 6
Mô cơ được xem như là nguồn chứa vitamin nhóm B. Các vitamin nhóm này khi chế
biến nhiệt sẽ bị phân hủy theo các mức độ khác nhau. Chẳng hạn như:
- Vitamin B1 ở pH 7,0 đun đến 970C trong thời gian 1 giờ mất 80% hoạt tính.,
- Vitamin B2 ở pH 7, 2 đun đến 1200C trong thời gian 1 giờ mất 50% hoạt tính,
- Vitamin B6 bền với nhiệt nhưng bị phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng và chất oxy
hóa,
- Vitamin B12 trong môi trường trung tính không mất hoạt tính khi đun đến nhiệt độ
1210C, 15 phút.
Hàm lượng các chất khoáng trong mô cơ khoảng 1, 0 ÷1,5%. Trong thịt có mặt các
chất khoáng như K, Na, Mg, Ca, Fe, Zn, P, S, Cl. Nhiều cation liên kết với các chất
protein của mô cơ, một số ở dạng tự do xuất hiện sau khi giết mổ.
Bảng 2: Các thành phần khoáng trong thịt heo
Khoáng Hàm lượng mg(%)
Ca 12
Mg 24
Fe 25
K 300
Na 142
P 208
Cu 60
S 215
Nguồn: Lê Thị Bạch Tuyết, 1994
2.1.2 Mô mỡ
Khối lượng của mô mỡ và sự phân bố của nó xác định giá trị và chất lượng của thịt.
Chúng phụ thuộc vào loài, giống, giới tính, độ lớn, chế độ ăn uống, điều kiện nuôi
cũng như chăm sóc con vật.
Về cơ bản, giá trị thực phẩm của mô mỡ được tạo nên do chất béo, đó là nguồn năng
lượng. Cùng với chất béo, cũng có mặt các chất sinh học khác như acid béo không no,
phosphatit, vitamin hòa tan trong dầu, sterin. Để việc tiêu hóa các vitamin tan trong
dầu (đi vào bằng các đường khác nhau) bởi cơ thể, việc có mặt của chất béo trong
đường ruột là điều kiện tiên quyết.
Trong chất béo động vật có triglyceride, hàm lượng di- và mono-glyceride không
đáng kể. Hàm lượng acid béo không no có thể xem như chuẩn mực để đánh giá giá trị
sinh học của mô mỡ bởi vì các acid béo linoleic C17H31COOH và acid linolenic
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 7
C17H29COOH không tổng hợp được trong cơ thể con người, còn acid arachidonic
C19H31COOH chỉ được tổng hợp từ acid linoleic.
Màu sắc của mỡ là do các sắc tố tan trong đó quyết định như β-carotene, có tính
chống oxy hóa. Mỡ heo chứa khoảng 0,8 mg% vitamin A và 2,7 mg% vitamin E.
Bảng 3: Thành phần của chất béo trong các loại thịt
Hàm lượng g/100g (phần ăn được) Lipid
Bò Cừu Heo
Triglyceride
Phospholipid
Cholesterol
Các acid béo không no
Linoleic
Linolenic
Arachinoic
13,10
0,80
0,07
0,35
0,12
0,017
15,30
0,88
0,07
0,33
0,14
0,016
32,00
0,84
0,07
3,28
0,22
0,14
Nguồn: Nguyễn Văn Mười, 2006
2.1.3 Mô liên kết
Trong cơ thể mô liên kết được phân bố rộng rãi, có tác dụng liên kết các bộ phận lại
với nhau, tham gia vào quá trình trao đổi chất và thực hiện vai trò bảo vệ cơ thể.
Tất cả các dạng khác nhau của mô liên kết chiếm khoảng 50% khối lượng cơ thể con
vật. Mặc dù có vài khác biệt về hình thái nhưng tất cả các dạng mô liên kết đều có sự
hiện diện của cấu trúc dạng sợi bên ngoài tế bào - sợi collagen và elastin bao bọc các
chất nằm trong tế bào. Hàm lượng của nó chiếm khoảng 30% chất khô của mô liên
kết.
2.1.4 Mô xương
Bộ xương gồm có chất nền đặc tạo ra lớp bề mặt và chất xốp bên trong.
Chất nền của mô xương gồm có phần hữu cơ thấm muối khoáng, khoảng 20-25%
nước, 75-80% chất khô, trong đó 30% protein và 45% hợp chất vô cơ.
Tương ứng với thành phần của từng loại xương người ta sử dụng chúng để sản xuất
các bán thành phẩm, thịt đông, mỡ xương, gelatin, keo, thức ăn gia súc. Hiện nay
người ta chú ý việc dùng collagen của xương như là thành phần chính ở một vài sản
phẩm từ thịt.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 8
2.1.5 Giá trị thực phẩm của thịt
Giá trị thực phẩm của thịt phụ thuộc vào:
- Tỷ lệ giữa nước - protein – lipid,
- Hàm lượng acid amin không thay thế,
- Hàm lượng acid béo không no,
- Hàm lượng vitamin nhóm B,
- Các nguyên tố vi lượng,
- Giá trị cảm quan.
Tỷ lệ giữa triptophan (như là chỉ số đạm hoàn hão của mô cơ) và oxyproline (chỉ số
đạm không hoàn hão của mô liên kết) được dùng để xác định chất lượng thịt.
Chất lượng thịt cũng thể hiện qua tỷ lệ nước - protein, lipid - protein, nước - lipid.
Giữa hàm lượng nước và lipid tồn tại tương quan nghịch.
Chỉ tiêu cảm quan: màu, vị, mùi, độ đàn hồi, độ mềm dẻo,... cũng xác định giá trị của
thịt. Màu của thịt tùy thuộc vào nồng độ myoglobin trong mô cơ và trạng thái của
globin. Các sản phẩm sinh ra trong phản ứng tạo thành melanoidin khi chế biến nhiệt
có thể ảnh hưởng đến màu của thịt . Với sự hiện diện của sắc tố carotenoid, lipid trong
thịt có thể có màu vàng.
Một trong các tính chất quan trọng nhất của thịt là tính đàn hồi, thể hiện qua độ mềm
mại và độ mọng nước. Tính chất này phụ thuộc vào:
- Khối lượng mô liên kết,
- Hàm lượng lipid trong mô cơ,
- Kích thước và đường kính sợi cơ,
- Trạng thái của protein - mức độ thủy phân,
- Sự kết hợp giữa actine và myosine.
Sự mềm mại của thịt chịu ảnh hưởng không những vào hàm lượng mô liên kết mà còn
tùy thuộc vào tỷ lệ giữa collagen và elastin, cũng như mức độ trùng hợp của chất bột
đường.
Mùi và vị của thịt phụ thuộc vào khối lượng và thành phần các chất hòa tan, sự có mặt
của các cấu tử dễ bay hơi hoặc bay hơi trong quá trình xử lý nhiệt.
Glutation, carnozin, ancerin, acid glutamic, treonin, các acid amin có chứa lưu huỳnh,
các sản phẩm phân ly của nucleotit, creatin, creatinin, hydrocarbon, lipid và các cấu tử
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 9
dễ bay hơi (các hợp chất chứa lưu huỳnh, chứa nitơ, chứa nhóm carbonyl,các acid béo,
cetoacid, các sản phẩm của phản ứng tạo melanoidin) có ảnh hưởng đến việc tạo thành
mùi vị của thịt.
Thành phần hóa học của thịt và đặc điểm cảm quan của nó phụ thuộc vào loài, giống,
giới tính, tháng tuổi, chế độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc con vật cũng như từng vùng trên
súc thịt.
Bảng 4: Thành phần acid amin không thay thế trong thịt heo
Acid amin Hàm lượng phần trăm (%)
Lyzin 7,8
Methyonin 2,5
Tryptophan 1,4
Phenylalanine 4,1
Treonin 5,1
Valine 5,0
Leucine 7,5
Isoleucine 4,9
Arginine 6,4
Histidin 3,2
Nguồn: Lê Thị Bạch Tuyết, 1994
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 10
2.2 Chả lụa
2.2.1 Qui trình chế biến
Nguyên liệu
↓
Xử lý
↓
Xay
↓
Phối trộn
↓
Vào khuôn
↓
Làm chín
↓
Bao gói
↓
Chả lụa
Hình 2: Quy trình chế biến chả lụa tổng quát
2.2.2 Thuyết minh
-Nguyên liệu
Nguyên liệu để làm chả lụa rất đa dạng, có thể sử thịt heo nóng, thịt heo cấp đông, cá,
tàu hũ ky,…nhưng được ưa chuộng nhất là chả được làm từ nguyên liệu thịt heo còn
nóng.
-Xử lý nguyên liệu
Nạc sử dụng tất cả các loại nạc của con vật, xén bỏ phần gân, mạch máu, màng cơ
trơn, vết bầm, mỡ sử dụng mỡ cứng không dùng mỡ sa.Theo như kinh nghiệm của
một số cơ sở sản xuất thì tỷ lệ nạc: mỡ là 8: 2 thì sản phẩm sẽ ngon đảm bảo được độ
dai, vị ngon mà không cần sử dụng hàn the.
-Xay
Thịt sau khi tinh lọc được đưa vào máy xay. Tùy theo yêu cầu sản phẩm mà điều
chỉnh chế độ xay cho thích hợp. Trong quá trình xay ta để nước đá xung quanh cối
xay để hạ nhiệt độ xay xuống. Xay thịt ở nhiệt độ lạnh nhằm hạn chế chảy mỡ, chảy
dịch thịt và đặc biệt khi trộn gia vị nước dễ bị ứ ra.Quá trình xay là quá trình phá vỡ
cấu trúc nguyên liệu để chuẩn bị cho quá trình chế biến tiếp theo. Sự phá vỡ cấu trúc
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 11
tạo thành những phân tử nhỏ, những phân tử này tác động qua lại chúng liên kết với
nhau nhờ liên kết hydro, các ion kị nước và lực Van der Waal.
-Phối trộn
Sau khi xay đủ mịn ta tiến hành cho gia vị (mắm, muối, bột ngọt, đường) và phụ gia
vào để phối trộn và xay cho đến độ mịn cần thiết.
-Vào khuôn
Thịt sau khi xay sẽ được nhồi vào một khuôn nhôm (bên trong có để sẵn lớp bao bì
PE) và đậy nắp khuôn cho kín.
-Làm chín
Thịt sau khi vào khuôn sẽ được làm chín bằng cách luộc hoặc hấp.
-Bao gói
Sau khi được làm chín, sản phẩm được để nguội và được gói lại bằng lá chuối.
2.2.3 Các phụ gia thường dùng
(i) Monosodium glutamat (MSG)
Trong quá trình chế biến, mùi vị của chả lụa được nâng cao và được ưa thích hơn nếu
trong sản phẩm có sự góp mặt của MSG. Người ta sử dụng MSG nhằm:
- Cải thiện mùi vị.
- Bảo vệ được mùi vị trong suốt quá trình chế biến.
- Ngăn chặn sự mất mùi và ngăn chặn sự phát sinh mùi không mong muốn.
(ii) Muối(NaCl)
- Tạo vị, lượng sử dụng khoảng 14 - 20g /1kg sản phẩm.
- Tác dụng bảo quản, muối có thể kiềm hãm sự phát triển của vi sinh vật trong thịt
và sản phẩm thịt.
- Gia tăng khả năng giữ nước. Muối khi thêm vào thịt còn tươi sẽ duy trì khả năng
giữ nước của thịt cao.
- Giảm sự oxy hoá mỡ.
- Giảm độ bền của thịt.
- Có tác dụng làm thay đổi màu trên bề mặt thịt.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 12
(iii)Tinh bột
Trong chế biến các sản phẩm từ, thịt tinh bột thường dùng là tinh bột bắp. Tinh bột tạo
ra độ đặc, độ dẻo, độ dai, độ dính, độ xốp, độ trong…Trong chế biến, tinh bột sẽ liên
kết với gel protein làm cho sản phẩm có độ đàn hồi đặc trưng.
(iv) Đường, tiêu, nước mắm
Đường có tác dụng tạo vị ngọt cho sản phẩm, làm dịu vị muối, làm mềm thịt.Bột tiêu
được sử dụng trong chế biến chả lụa để tạo vi cay nồng, mùi thơm làm tăng tính cảm
quan. Nước mắm tạo vị thơm ngon cho sản phẩm.
(v)Polyphosphate
Hiện nay trong chế biến các sản phẩm thịt, sữa, đậu nành các polyphosphate thường
được sử dụng với mục đích tạo cấu trúc và tăng khả năng giữ nước cho sản phẩm. Các
loại muối phosphate thường được dùng trong chế biến thịt cá bao gồm: monosodium
và disodium orthophosphate, tetrasodium pyrophosphate, sodium tripolyphosphate,
sodium tetrapolyphosphate và sodium hexametaphosphate.
Vai trò cơ bản của muối polyphosphate là chất đệm điều chỉnh pH sản phẩm như một
anion nhiều hóa trị và cô lập các ion kim loại. Orthophosphate là chất đệm pH tốt
nhất, polyphosphate là chất đệm tốt trong khoảng pH = 5,5 ÷ 7,5. Khả năng đệm của
phosphate tăng khi chiều dài chuỗi polyphosphate tăng. Những polyphosphate mạch
dài tách riêng các ion kim loại nhẹ như Ca, Mg và khi pH tăng thì khả năng giữ nước
cũng tăng .Những ion kim loại nặng như Fe và Cu thường được tách riêng tốt bởi
polyphosphate mạch ngắn, và khả năng liên kết giảm khi pH tăng.
Khả năng đặc biệt của polyphosphate trong thịt cá là chúng có khả năng liên kết một
đầu với các nhóm mang điện dương, trong khi đầu còn lại liên kết với nước, làm tăng
khả năng giữ nước tăng khả năng liên kết và tăng hiệu suất sản xuất. Hàm lượng tối
đa cho phép của phosphate trong sản phẩm thịt cá đã chế biến là 0,5%.
Polyphosphate còn có khả năng ngăn cản sự mất màu thịt, tăng cấu trúc sản phẩm và
ngăn ngừa sự ôi hóa làm mất mùi thịt .Khi dùng polyphosphate sẽ tăng độ bền màu
của thịt ướp và thịt tươi, giảm mất nước trong quá trình nấu, làm bề mặt sản phẩm khô
hơn, sản phẩm chế biến có độ mềm và độ ướt tốt, giảm chảy dịch trong quá trình bảo
quản lạnh, tăng khả năng trích ly protein, làm bền hương vị sản phẩm, giảm sự chảy
dịch khi rã đông. Muối phosphate cũng có tác dụng kháng khuẩn nhẹ đối với vi khuẩn
gram (+), nhưng không có tác dụng với vi khuẩn gram (-) ngay khi tăng hàm lượng
phosphate lên 10%. Mặt hạn chế của phosphate trên sản phẩm thịt cá là làm cho sản
phẩm có cấu trúc cao su, vị tanh kim loại, gắt, vị xà phòng, ngứa lưỡi và có thể gây
ảnh hưởng đến sức khỏe như đau bụng, tiêu chảy.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 13
(vi)PDP (Chitofood)
PDP là một polysaccarit gốc tự nhiên, được tách chiết và biến tính từ vỏ các loài giáp
xác (tôm, cua, ghẹ, hến, trai, sò, mai mực, đỉa biển...), màng tế bào nấm họ
Zygemyêts, các sinh khối nấm mốc, một số loài tảo…
Cấu trúc hoá học của PDP rất giống của xenlulo, chỉ khác một nhóm chức ở vị trí C2
của mỗi đơn vị D- glucoza, nhưng tính chất của chúng lại khác nhau
m
O
OH
H N H C O C H
3
H
H
O
H
H
CH 2OH
O
OH
H NH 2
H
H
O
H
H
CH 2OH
n
PDP là chất rắn, xốp, nhẹ, màu trắng ngà, không mùi, không vị, hoà tan dễ dàng trong
các dung dịch axit loãng. Loại PDP có trọng lượng phân tử trung bình từ 200.000 đến
400.000 hay được dùng nhiều nhất trong y tế và thực phẩm.
Vật liệu PDP không độc, dùng an toàn cho người, chúng có tính hòa hợp sinh học cao
với cơ thể, có khả năng tự phân huỷ sinh học, ngoài ra PDP còn có tác dụng làm giảm
cholesterol và lipid máu, làm to vi động mạch và hạ huyết áp, điều trị thận mãn tính
chống rối loạn nội tiết .Với khả năng thúc đẩy hoạt động của các peptide- insulin, kích
thích việc tiết ra insulin ở tuyến tuỵ nên PDP đã dùng để điều trị bệnh tiểu đường.
Nhiều công trình đã công bố khả năng kháng đột biến, kích thích làm tăng cường hệ
thống miễn dịch cơ thể, khôi phục bạch cầu, hạn chế sự phát triển các tế bào u, ung
thư, HIV/ AIDS , chống tia tử ngoại, chống ngứa …của PDP.
Từ lâu đã được các nhà khoa học thế giới đưa vào sử dụng như là một loại phụ gia
thực phẩm có khả năng thay thế hàn the, là chất phụ gia dạng bột, PDP hoà tan trong
nước, kháng nấm, nên có thể bảo quản thực phẩm khỏi bị chua, thiu thối, tăng cường
độ dai, giòn cho thực phẩm. Qua khảo sát tại các cơ sở chế biến thực phẩm như Công
ty Vissan, làng giò chả Uy Nỗ (Đông Anh), làng bánh cuốn Thanh Trì, cơ sở chế biến
nước ép quả Đồng Nai… cho kết quả tốt, bảo đảm độ dai, giòn, bảo quản thực phẩm
dài ngày hơn cả hàn the. Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm Việt Nam đã cho phép sản
xuất và lưu hành PDP trên toàn quốc theo hồ sơ công bố số 4377-2003/CBTCYT ngày
2/12/2003.
Một ưu điểm nữa của PDP là giá thành, mặc dù tương đương polyphosphate nhập
ngoại, nhưng liều dùng lại ít hơn, chẳng hạn 1 kg thịt trong chế biến giò lụa phải mất 6
÷8 g polyphotphate, trong khi dùng PDP chỉ mất 2 g. Do đó chi phí cho chế biến thực
phẩm sẽ rẻ hơn
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 14
Nguồn: Đào Tố Quyên và cộng sự, 2003;
Bảng 5: Đánh giá cảm quan khi sử dụng PDP trong sản phẩm chả lụa
TT Nồng độ PDP Trạng thái cảm quan Không
đạt
Đạt Khá trở
lên
1 0 g/kg Màu trắng, hơi khô bở, mùi
thơm giò
3/20 13/20 4/20
2 1,25g/kg Màu trắng giò, ít mịn bở như
không có hàn the, khô và bã
5/20 9/20 6/20
3 2,5g/kg Màu trắng hồng, mịn, mùi
thơm, giòn dai, không khô,
ngon
0/20 11/20 9/20
4 36 g dd/kg Màu tráng xám, khô cứng,
thơm mùi giò, vị cứng khô xác.
16/20 4/20 0
5 72 g dd/kg Màu tráng xám, khô cứng,
thơm mùi giò, vị cứng khô xác.
14/20 6/20 0
6 5g hàn the/kg Màu trắng hồng, mịn, bóng
giòn dai
0/20 13/20 7/20
Nguồn: Đào Tố Quyên và cộng sự, 2003
2.3 Hàn the
2.3.1 Giới thiệu chung
Hàn the có tên gọi quốc tế là Borax, công thức Na2B4O7 , cũng được gọi là borat natri
ngậm 10 phân tử nước hay têtraborat natri ngậm 10 phân tử nước. Borax là một loại
bột trắng dễ hòa tan trong nước. Khi tiếp xúc với nước ngoài tính hòa tan, chất nầy
còn hút nước hay gọi là ngậm nước để được bão hòa với 12 phân tử nước. Chính vì
tính chất sau cùng này mà hóa chất trên được ứng dụng nhiều trong kỹ nghệ thực
phẩm.
Khi để ra ngoài không khí khô, borax bị mất nước dần và trở thành khoáng chất
tincalconit màu trắng như phấn (Na2B4O7.5 H2O). Borax thương phẩm được bán ra thị
trường thông thường bị mất nước một phần.
Công thức hóa học của hàn the:
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 15
2.3.2 Ứng dụng
Borax được sử dụng rộng rãi trong các loại chất tẩy rửa, chất làm mềm nước, xà
phòng, chất khử trùng và thuốc trừ sâu. Một trong các ứng dụng được quảng cáo nhiều
nhất là sử dụng làm nước rửa tay cho công nhân trong công nghiệp. Nó cũng được sử
dụng làm men thủy tinh men gốm, thủy tinh và làm cứng đồ gốm sứ. Nó cũng rất dễ
dàng chuyển thành axít boric hay các borat khác, và chúng có nhiều ứng dụng.
Một lượng lớn borax pentahiđrat được sử dụng trong sản xuất sợi thủy tinh và
xelulôza cách nhiệt như là chất làm chậm cháy và hợp chất chống nấm. Một lượng lớn
sử dụng trong sản xuất peborat natri monohiđrat để sử dụng trong bột giặt. Hỗn hợp
của borac và clorua amôni (NH4Cl) được sử dụng như là chất trợ chảy khi hàn các hợp
kim chứa sắt như thép, nó hạ thấp điểm nóng chảy của các ôxít sắt không mong muốn,
cho phép nó chảy ra. Borax cũng được trộn với nước làm chất trợ chảy khi hàn các
kim loại quý như vàng hay bạc, nó cho phép que hàn nóng chảy tràn lên các mối nối
cần thiết.
Borac cũng là một phụ gia thực phẩm tại một số quốc gia (nó bị cấm sử dụng tại Hoa
Kỳ, Việt Nam), với mã số là E285.Từ năm 1920 đến 1953 các nước công nghiệp đã
cho phép sử dụng borax và acid boric làm chất bảo quản trong thực phẩm (sữa, thịt,...)
với nồng độ 0,2-0,5%. Nó sử dụng tương tự như muối ăn, và nó có trong món trứng cá
muối của Pháp và Iran. Khi cho hàn the vào các loại tinh bột như bún, miến, bánh
tráng, phở, bánh... hàn the sẽ làm cho tinh bột có độ đặc cao, tăng tính dai, giòn của
các loại sản phẩm.Ngoài ra, trong thực phẩm có nhiều protein như thịt, cá... lượng
nước tồn tại khá lớn (65-80%) ở dạng tự do hay liên kết. Vì vậy khi sử dụng hàn the
thì sự liên kết này càng bền chặt, cấu trúc protein càng vững chắc, tức là thịt có độ dai,
giòn, độ đàn hồi cao hơn và có thể giữ nước ở mức tối đa nên cân nặng hơn. Điều này
giải thích tại sao một số trường hợp không thể đo được vì nồng độ của hàn the vượt xa
các chỉ số lớn nhất của dụng cụ đo.
2.3.3 Tác hại
Tuy nhiên, sau những năm 1960 các nhà khoa học của Anh, Pháp, Đức, Hà Lan... phát
hiện thấy Bo tích lũy nhiều trong cơ thể và đã có nhiều công trình nghiên cứu công bố
độc tính của Bo. Sau năm 1990 rất nhiều nước đã cấm tuyệt đối sử dụng hàn the trong
chế biến thực phẩm như EU, Canada, Mỹ, Nhật, Anh, Việt Nam...
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 16
Hàn the có thể gây nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng: buồn nôn, nôn, tiêu chảy,
vật vã, cơn động kinh, hôn mê, dấu hiệu kích thích màng não, các dấu hiệu suy thận...
Với liều 15 - 30 gram hàn the, nạn nhân có thể chết sau 36 giờ. Việc điều trị chỉ là
chữa triệu chứng và tăng cường đào thải chất độc ra khỏi cơ thể bằng truyền tĩnh mạch
dung dịch Ringer.
Hàn the là một hóa chất thuộc nhóm độc trung bình. Nó ít có tính độc trực tiếp và tức
khắc như các chất khác nhưng lại có tính tích lũy từ từ, lâu dài trong cơ thể, đặc biệt
trong mô mỡ, mô thần kinh, gây ảnh hưởng độc tới tiêu hóa, hấp thu, các quá trình
chuyển hóa và chức phận của các cơ quan như vậy nếu sử dụng thực phẩm có chứa
hàn the trong nhiều ngày thì cơ thể sẽ tích lũy một lượng hàn the nguy hiểm như sử
dụng thực phẩm có chứa nhiều hàn the một lần, acid Boric còn có tác dụng ức chế
thực bào nên làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Chính do đặc tính gắn kết với thực
phẩm của hàn the mà nó làm cho thực phẩm khó được tiêu hóa hơn bình thường rất
nhiều. Trẻ em dùng hàn the lâu ngày dẫn đến sự phát triển chậm trong tuổi trưởng
thành. Phụ nữ bị nhiễm độc mãn tính do hàn the thì vết Bo có thể được thải trừ qua
rau thai và sữa, gây nhiễm độc tới thai nhi và trẻ nhỏ. Khi tích lũy trong cơ thể, hàn
the còn có khả năng gây tổn thương gan và thoái hóa cơ quan sinh dục (teo tinh hoàn).
Cụ thể, các nghiên cứu về y học cho thấy nếu sử dụng nhiều hàn the sẽ có một số tác
hại sau: Ở mức độ thấp: sử dụng 3 ÷ 5g/ngày: kém ăn, khó chịu toàn thân. Ở mức độ
cao: trên 5g/ngày: gây chậm lớn, tổn thương gan, teo tinh hoàn, giảm cân. Ngoài ra,
hàn the khi sử dụng chỉ được đào thải phần lớn qua nước tiểu (80%), qua tuyến mồ
hôi (3%), qua phân (1%), còn lại tích lũy trong cơ thể. Chính vì những lý do đó, Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) và Nông lương thế giới (FAO) đã lên án gay gắt hành vi
dùng hàn the trong chế biến thực phẩm
(Nguồn: Phạm Công Thành, Lương Hồng Nga, 2001;
www.khoahocphattrien.com.vn/news/danhchonguoitieudung/?art_id=3773 - 45k)
2.4 Các kết quả nghiên cứu trước
Dù đã có hướng dẫn sử dụng các chất thay thế hàn the bằng phosphate, chitosan…
nhưng việc chấp hành quy định này mới chỉ được thực hiện ở những cơ sở sản xuất,
kinh doanh lớn. Đại đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ vẫn thờ ơ với việc sử
dụng các chất phụ gia hợp pháp để thay thế hàn the. Qua điều tra cho thấy, khoảng
70% người sản xuất kinh doanh và 91,3% người tiêu dùng biết hàn the là chất độc và
là chất phụ gia nằm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.
Khảo sát của Viện Vệ sinh y tế công cộng thực hiện trong ba năm (2003-2005) tại
TP.HCM trên chả lụa, bò viên, cá viên chiên, mì sợi tươi, bánh su sê, bánh da lợn ở
các chợ, quầy bán lẻ, bán rong cho thấy đến 135/200 mẫu có sử dụng hàn the, chiếm tỉ
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 17
lệ 67,5%. Các mẫu chả lụa và mì sợi tươi có tỉ lệ sử dụng hàn the cao nhất. Trong đó,
100% mẫu giò chả kiểm tra năm 2004 có hàn the. 100% mẫu mì sợi tươi kiểm tra năm
2005 có hàn the. Riêng tỉ lệ có sử dụng hàn the trong bánh da lợn, bánh su sê từ 43,33-
70%. Đáng lưu ý là hàm lượng hàn the được cho thêm vào thực phẩm ngày càng cao.
Năm 2003 và 2004 lượng hàn the cho vào thực phẩm là 1.000-3.000 mg/kg thì năm
2005 là hơn 3.000 mg/kg.
Bảng 6: Khảo sát tình hình sử dụng hàn the ở một số địa phương trong cả nước.
Địa phương
/Năm khảo sát
Tỷ lệ hàn the trong các mẫu Điểm đặc biệt
trong khảo sát
TP Thái Nguyên (2002) Giò chả: 96,67%. Giò bò, chả
quế: 100%. Thịt lợn, trâu, bò:
40%...
Tỷ lệ người được khảo sát
biết độc tính và việc cấm sử
dụng của hàn the: Trên 90%.
Tỉnh Ninh Bình (2002)
Bánh đúc, bánh lá tẻ: 100%.
Chả: 88,8%. Mộc, giò nạc:
90%. Bánh phở: 53%. Sản phẩm
giò nạc: 93,5%...
Hơn phân nửa các chợ được
khảo sát đều có sử dụng
100% hàn the ở giò, chả,
mộc.
Tỉnh Bạc Liêu (2001) Mì sợi: 69,8%. Chả: 67,1%. Nhiều thực phẩm không rõ
nguồn gốc sản xuất.
TP Hải Phòng (2001) Giò chả: 83,6%. Bánh đúc, bánh
phở: 100%. Nem chua: 42,8%
100% số mẫu có hàn the của
bánh phở đều có hàm lượng
trên 1mg%.
Nguồn:www. vietnamnet.net
Theo khảo sát gần đây của Viện Vệ sinh an toàn thực phẩm do Sở Y tế Hà Nội chủ trì
lại phát hiện thấy giò chả có sử dụng hàn the cho thấy, có đến 2/3 cửa hàng có bày bán
giò chả chứa hàn the ( đăng
ngày 27/4/2008).
Chính vì thế, việc tìm hiểu thực trạng đánh giá hàn the luôn là vấn đề không mới
nhưng mang tính chất thời sự và cấp thiết cao.
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện thí nghiệm
3.1.1 Địa điểm, thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Bộ môn CNTP, khoa NN & SHƯD,
trường Đại học Cần Thơ.
3.1.2 Dụng cụ, thiết bị
- Bình hút ẩm
- Tủ sấy
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 18
- Bình tam giác
- Ống đong
- Buret
- Cân
- Cốc thuỷ tinh 100ml
- Bình định mức
3.1.3 Hoá chất
- H2SO4 đậm đặc
- Dung dịch NaOH 30%
- Dung dịch acid boric 20g/l
- Dung dịch H2SO4 0,1N
- Eter dầu hoả
3.1.4 Nguyên liệu
Nguyên liệu chả lụa được mua tại thị trường Trà Vinh
Yêu cầu cho nguyên liệu: sờ chắc tay, mặt ngoài khô, không có mùi khó chịu.Vết cắt
khô, màu sáng, tươi.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu thành phần hoá học
Các chỉ tiêu hóa lý cơ bản của sản phẩm được phân tích theo phương pháp được trình
bày ở bảng 7. Chi tiết cách thức tiến hành được tổng hợp ở phần phụ lục.
Bảng 7: Các phuơng pháp phân tích các thành phần cơ bản
Chỉ tiêu Phương pháp
Độ ẩm Phương pháp sấy đến trọng lượng không đổi ở nhiệt độ 1050C
bằng thiết bị sấy hồng ngoại AND 50 MX.
Màu sắc Xác định bằng máy đo màu Colorimeter (Minolta Colorimeter
CR-200).
Cấu trúc Đo bằng máy đo cấu trúc Rheotex.
Protein Phương pháp Kjeldalh: vô cơ hoá thực phẩm bằng H2SO4 đđ
và chất xúc t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HAN THE TREN CHA LUA tra vinh.PDF