Luận văn Khảo sát hiện trạng truyền thông môi trường tại trường Đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông môi trường

- Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM (HUTECH) được thành lập ngày 26/04/1995 theo quyết định số 235/Ttg của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 2128/GD-ĐT ngày 24/06/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tọa lạc tại khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, các khu học xá thuộc sở hữu của trường được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Nhà trường đang áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001:2008 để đảm bảo chất lượng quản lý đào tạo tốt nhất.

- Với mô hình trường đại học đào tạo đa ngành, đa hệ, đa bậc học, HUTECH là địa chỉ tin cậy của các bạn học sinh- sinh viên, là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội- công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Với những bước đột phá lớn trong quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học, HUTECH đã từng bước vươn lên và khẳng định vị trí của mình trong nền giáo dục Việt Nam và từng bước hội nhập cùng nền giáo dục Thế giới.

 

docx66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3891 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát hiện trạng truyền thông môi trường tại trường Đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uang bụi rậm; tư vấn về y tế công đồng; hướng dẫn người dân cách lọc nước…Các hoạt động tình nguyện của sinh viên đã và đang có những chuyển biến tích cực, để lại hình ảnh đẹp trong xã hội, góp phần xây dựng bảo vệ môi trường lành mạnh và phát triển bền vững. Hình 2.1 Sinh viên Hutech tham gia ngày chủ nhật xanh- làm sạch đẹp mỹ quan TPHCM. - Xây dựng công tác giáo dục môi trường không chỉ tác động đến cuộc sống trước mắt của thế hệ hôm nay mà còn tác động lâu dài cho thế hệ mai sau. Vì vậy, làm tốt công tác giáo dục bảo vệ - truyền thông môi trường sẽ tạo nên những lớp người thấm nhuần ý thức bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. 2.2.2 Một số tổ chức truyền thông về môi trường 2.2.2.1 Hội bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam (VACNE) - Hội được thành lập ngày 23/11/1988 do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định. Hội hoạt động với các mục tiêu cụ thể như: Tư vấn và phản biện xã hội trong lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên và môi trường   Nghiên cứu khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường (BVMT) và phát triển bền vững (PTBV) và áp dụng vào thực tiễn  Xây dựng và phổ cập các mô hình BVMT & PTBV  Xuất bản các tạp chí, ấn phẩm về môi trường  Sản xuất phim, tổ chức sáng tác tranh về môi trường  Đào tạo, giáo dục, tập huấn về BVMT & PTBV  Tổ chức các cuộc thi, triển lãm về môi trường  Truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng  Xét và trao giải thưởng vì sự nghiệp BVMT hàng năm  Hợp tác quốc tế về BVMT  Các dịch vụ liên quan đến BVMT 2.2.2.2 Trung tâm truyền thông bảo vệ môi trường (Media Center Environment Protection) Trung tâm truyền thông bảo vệ môi trường hoạt động thông qua website www.yeumoitruong.com là nơi cung cấp thông tin, hoạt động môi trường, tài liệu chuyên ngành là nơi sinh viên quan tâm đến vấn đề môi trường cập nhật tin tức, trao đổi kinh nghiệm, giao lưu với nhau. Trung tâm bao gồm các câu lạc bộ : - Câu lạc bộ yêu môi trường - Câu lạc bộ C4E - Câu lạc bộ Gogreen 2.2.3 Một số tổ chức phi chính phủ về truyền thông môi trường 2.2.3.1 Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) - Là 1 tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận. C&E hoạt động nhằm thúc đẩy sự tham gia cũng như tăng cường năng lực cho các tổ chức/nhóm cộng đồng để giải quyết tốt hơn các vấn đề môi trường liên quan đến cuộc sống của chính họ và cộng đồng, góp phần phát triển xã hội dân sự và phát triển bền vững môi trường ở Việt Nam. - Trung tâm được hình thành trên nền tảng kế thừa nhân sự và kinh nghiệm của Quỹ Môi trường Sida (SEF). Sáng lập viên Trung tâm là các thành viên Nhóm Cố vấn của Quỹ SEF là những người đã và  đang hoạt động thực tiễn liên quan đến môi trường và phát triển bền vững. Quỹ SEF do Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Hà nội thành lập nhằm khuyến khích và hỗ trợ các sáng kiến của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Với 12 năm hoạt động (1997-2008) Quỹ SEF đã hỗ trợ 300 dự án nhỏ trong cả nước, tăng cường năng lực cho các tổ chức cộng đồng, nâng cao nhận thức môi trường cho công chúng và thúc đẩy mạng lưới xã hội dân sự về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên. 2.2.3.2 Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) - Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) là một tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuận của Việt Nam. SRD cam kết làm việc với các cộng đồng chịu thiệt thòi ở miền núi, hỗ trợ họ cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao khả năng quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách bền vững   - SRD là một phần của tổ chức CIDSE Việt Nam cũ – ‘Coopération Internationale pour le Développement et la Solidarité’ (Tổ chức Hợp tác Quốc tế về Phát triển và Đoàn kết). CIDSE Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ quốc tế triển khai nhiều dự án phát triển trên toàn quốc từ những năm 1978 đến cuối năm 2005. Với sự hình thành của SRD, CIDSE đã hiện thực hóa được mục tiêu cuối cùng của mình là quốc gia hóa các hoạt động phát triển địa phương.   - SRD đã được Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam cho phép thành lập theo quyết định số 281/QD-LHH vào ngày 21 tháng 3 năm 2006 và giấy phép hoạt động của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (MOSTE) ngày 30 tháng 3 năm 2006. 2.2.3.3 Tổ chức hành động vì môi trường - Tổ chức hành động vì Môi trường (Actions for environment Organization – AFEO) là tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, được thành lập nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, truyền thông, nghiên cứu về môi trường và phát triển bền vững. Một phần quan trọng khác đó là thực hiện các nhiệm vụ xã hội, thúc đẩy các hoạt động nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của xã hội, trong đó chú ý tới dự phát triển của mỗi cá nhân. 2.3 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐH TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM - Nhân ngày thành lập Đoàn, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã ghép 80 bản gỗ nhỏ, diện tích khoảng 51m2 vể chủ đề môi trường và được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là “Bức tranh ghép gỗ về chủ đề môi trường lớn nhất”. Hình 2.2 Bức tranh ghép gỗ về chủ đề môi trường lớn nhất. - Năm 2010 với cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo trẻ” – chủ đề Bảo vệ môi trường TPHCM, sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng đã đạt giải Nhất nhờ vào sản phẩm “Cải tiến công cụ hỗ trợ phân loại rác- thùng rác xoay 3 ngăn theo hệ thống 3R-W” ; sinh viên ĐH Kiến Trúc về Nhì với đề tài “Tái sử dụng rác thải trong học đường- Ý tưởng chương trình xanh”. Hình 2.3 – Thùng rác xoay 3 ngăn theo hệ thống 3R-W. - Với thông điệp “hành động nhỏ có thể tạo nên thay đổi lớn” hơn 1000 sinh viên các trường ĐH trên địa bàn TPHCM đã hưởng ứng “ngày Trái Đất- 22/4” tại trường ĐH RMIT với nhiểu chương trình, hoạt động nhằm kêu gọi bảo vệ môi trường. Các gian hàng trò chơi được trưng bày với nhiều tên gọi thú vị như : phân loại rác, thực tập tắt đèn, động vật hoang dã quý hiếm đã thu hút đông đảo các bạn sinh viên tham gia. Với những phần quà thưởng làm từ sản phẩm tái chế, việc này cũng góp phần vào việc truyền thông môi trường… Điểm nhấn trong ngày hội là cuộc thi tìm hiểu kiến thức về môi trường mang chủ đề “Thế hệ xanh” với sự tham gia của sinh viên đến từ ĐH Sư Phạm, ĐH Kinh tế, ĐH RMIT TPHCM… Cuộc thi mang lại những cảm giác mới mẻ qua phần thi trình diễn thời trang giấy và những kiến thức, những cách nhìn khác nhau qua phần thi hùng biện tiếng Anh về bức tranh môi trường do Ban tổ chức đưa ra…Ngày hội đã đem lại những sân chơi ý nghĩa, bổ ích và góp phần vào việc truyền thông môi trường trong cộng đồng sinh viên. Hình 2.4 Các bạn trẻ tham gia trò chơi phân loại rác. Hình 2.5 – Những “người mẫu” chuẩn bị cho phần thi thời trang tái chế. - Tuy đến từ nhiều trường, ngành học và các vùng miền khác nhau trên cả nước nhưng các bạn sinh viên đang có một mối trăn trở chung về môi trường hiện nay. Không chỉ góp tiếng nói, các bạn sinh viên đại diện cho giới trẻ Việt Nam với những hành động cụ thể. Bạn Bùi Hoàng Mỹ Linh với “Mô hình chương trình nâng cao ý thức tiết kiệm giấy thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh tiểu học” nhằm “môi trường” cho các em nhỏ từ các thói quen rất giản đơn như tiết kiệm giấy và tái sử dụng giấy. Trong khi đó, bạn Châu Chí Thành đến với học sinh phổ thông qua dự án “Green share” nhằm “tỉ tê” với các bạn về tương lai ảm đạm của trái đất nếu những người trẻ hôm nay không thật sự lo nghĩ và hành động để cải thiện. Trong khi đó, cải tiến và chuyển hướng mục đích sử dụng những vật dụng hằng ngày cũng là một nhu cầu thiết thực. Bạn Trần Thị Hồng (sinh viên trường đại học Ngoại thương cơ sở 2, TP.HCM) đã triển khai đề tài “Tách riêng sỉ than tổ ong khỏi rác sinh hoạt”. Hồng kêu gọi mọi người không vứt xỉ than bừa bãi, giới thiệu và khuyến khích mọi người sử dụng than tổ ong sạch thân thiện môi trường, thúc đẩy việc gia tăng tái chế xỉ than, tìm thêm nhiều tác dụng, giá trị khác từ xỉ than. - Cuộc thi “Môi trường & Con người” là một sân chơi quen thuộc của sinh viên quan tâm đến vấn đề môi trường do BCH Đoàn Hội Khoa MT&CNSH - Câu lạc bộ Greetech trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM tổ chức hằng năm thu hút đông đảo các bạn sinh viên các trường ĐH trên địa bàn TPHCM. Cuộc thi không chỉ ghi nhận những ước mơ của các bạn trẻ về một thành phố xanh sạch đẹp, với mục tiêu cùng với HUTECH hành động bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất, phát triển bền vững…, mà còn là một kỷ niệm không quên trong lòng các bạn sinh viên yêu thích và say mê nghiên cứu môi trường của các trường Đại Học trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Hình 2.6 – Đội thi Greentech đang thể hiện phần thi của mình trong vòng thi chung kết. Hình 2.7 Một trong những sản phẩm của phần thi D4S- Cuộc thi MT&CN. - Bên cạnh đó khoa Môi trường trường ĐH Bách khoa TPHCM cũng tổ chức cuộc thi “Môi trường xanh” tạo một sân chơi lớn cho các bạn sinh viên quan tâm đến môi trường. Năm 2011 với chủ đề “Kỷ nguyên Noah”, các bạn trẻ đã truyền đi thông điệp “Hãy chấm dứt thời đại của sự chần chừ, sự chậm trễ để mở ra thời của sự sẵn lòng hành động vì tương lai, vì sự sinh tồn”… Hình 2.8 Linh vật cuộc thi Môi trường xanh CHƯƠNG III CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH 3.1 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM 3.1.1 Lịch sử hình thành Hình 3.1 logo trường ĐH KTCN. - Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM (HUTECH) được thành lập ngày 26/04/1995 theo quyết định số 235/Ttg của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 2128/GD-ĐT ngày 24/06/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Tọa lạc tại khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, các khu học xá thuộc sở hữu của trường được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Nhà trường đang áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001:2008 để đảm bảo chất lượng quản lý đào tạo tốt nhất. - Với mô hình trường đại học đào tạo đa ngành, đa hệ, đa bậc học, HUTECH là địa chỉ tin cậy của các bạn học sinh- sinh viên, là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội- công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Với những bước đột phá lớn trong quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học, HUTECH đã từng bước vươn lên và khẳng định vị trí của mình trong nền giáo dục Việt Nam và từng bước hội nhập cùng nền giáo dục Thế giới. 3.1.2 Tầm nhìn - Xây dựng ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM trở thành trung tâm Trí thức- Văn hóa, là nơi đào tạo đa ngành, đa hệ, đa cấp đạt chất lượng Quốc tế vào năm 2015 gắn liền với tôn chỉ Tri thức- Đạo đức- Sáng tạo. - HUTECH sẽ là Trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh và chuyển giao công nghệ đem lại hiễu quả kinh tế cho trường và các tổ chức, cá nhân trong xã hội. - Khẳng định thương hiệu HUTECH là trường ĐH chất lượng hàng đầu trong hệ thống giáo dục Việt Nam. 3.1.3 Các ngành đào tạo - Kỹ thuật điện tử- truyền thông. - Kỹ thuật điện, điện tử (chuyên ngành điện công nghiệp). - Kỹ thuật cơ- điện tử. - Kỹ thuật cơ khí (chuyên ngành cơ khí tự động). - Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. - Công nghệ thông tin. - Kỹ thuật công trình xây dựng. - Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông. - Công nghệ thực phẩm. - Kỹ thuật môi trường. - Công nghệ sinh học. - Thiết kế nội thất. - Thiết kế thời trang. - Quản trị kinh doanh. - Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. - Quản trị khách sạn. - Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. - Kế toán - Tài chính- ngân hàng. - Tiếng anh. 3.2 CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM 3.2.1 Chương trình giáo dục môi trường ở trường ĐH KTCN 3.2.1.1 Các ngành được học về Môi trường và GDMT STT NGÀNH HỌC MÔN HỌC MÔI TRƯỜNG 1. Quản trị kinh doanh Con người môi trường 2. Kế toán- tài chính- ngân hàng Con người môi trường 3. Cơ- điện- điện tử Con người môi trường 4. Xây dựng Môi trường trong xây dựng 5. Công nghệ thực phẩm Kỹ thuật môi trường Kỹ thuật cấp thoát nước 6. Mỹ thuật công nghiệp Con người môi trường 7. Công nghệ thông tin Con người môi trường 8. Công nghệ sinh học Môi trường học cơ bản Cơ sở công nghệ môi trường Công nghệ sinh học môi trường 9. Kỹ thuật môi trường Các môn học công nghệ và quản lý môi trường 3.2.1.2 Kiến thức giáo dục môi trường được cung cấp a. Các ngành không chuyên môi trường - Sinh viên được cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản về môi trường cơ bản như hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên… - Biết được nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng ô nhiễm môi trường, cách thức bảo vệ môi trường để môi trường phát triển bền vững. b. Các ngành gần với môi trường - Đối với những ngành như xây dựng, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học thì các môn giáo dục môi trường ngoài việc cung cấp các kiến thức cơ bản về môi trường còn cung cấp kiến thức về xử lý các ô nhiễm môi trường từ các hoạt động xây dựng, sản xuất, báo cáo đánh giá tác động môi trường, giám sát môi trường trong hoạt động và hướng tới việc ứng dụng những công nghệ khoa học tiên tiến vào việc xây dựng, sản xuất nhưng kèm theo phát triển bền vững - Đối với ngành kỹ thuật môi trường kiến thức môi trường được cung cấp một cách đầy đủ, chuyên sâu về cả 2 lĩnh vực quản lý và kỹ thuật công nghệ. 3.2.2 Các hoạt động truyền thông môi trường tại trường ĐH KTCN 3.2.2.1 Vài nét về khoa Môi trường &CNSH - Khoa MT&CNSH được thành lập năm 1999. Lúc đầu Khoa mang tên Môi trường và chỉ dạy chuyên ngành duy nhất là Môi trường và đến năm 2005 mới xác nhập thêm ngành Công nghệ sinh học và Khoa đổi tên thành Khoa MT&CNSH. - Từ năm 1999 đến nay Khoa MT&CNSH không chỉ đào tạo các kỹ sư môi trường, cử nhân sinh học tương lai mà còn là Khoa luôn đi đầu về phong trào hoạt động, nhất là các hoạt động mang chủ đề môi trường thu hút đông đảo các bạn sinh viên trong trường tham gia hăng say. - Câu lạc bộ Greentech là câu lạc bộ học thuật của Khoa (trực thuộc Hội sinh viên trường ĐH KTCN TPHCM) luôn kết hợp với BCN Khoa đưa ra những chương trình hoạt động môi trường theo chủ đề từng tháng để công tác truyền thông môi trường cho sinh viên trong và ngoài khoa hoạt động thiết thực và hiệu quả. 3.2.2.2 Các hoạt động truyền thông môi trường tại trường ĐH KTCN Hoạt động tuyên truyền giáo dục nhận thức môi trường thông qua hình thức giảng dạy và các hoạt động ngoại khóa diễn ra thường xuyên tại trường ĐH KTCN. Trong đó, hoạt động ngoại khóa của Đoàn Hội Khoa Môi trường & Công nghệ sinh học tổ chức luôn thu hút đông đảo lực lượng sinh viên trong trường và nhiều trường ĐH trong địa bàn TPHCM tham gia một cách tích cực. - BCN Khoa cùng với BCH Đoàn Hội Khoa, CLB Greetech thường xuyên tổ chức những chương trình thường niên có các chủ đề rõ ràng về môi trường như : Cuộc thi sáng tác phim và phóng sự môi trường . Kỷ niệm ngày môi trường thế giới 5/6. Kỷ niệm ngày bảo tồn đa dạng sinh học 22/5. Tổ chức ngày lễ trồng cây - chủ nhật xanh. Tổ chức giao lưu doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành môi trường với sinh viên. Tham gia chiến dịch mùa hè xanh xây dựng các công trình nước sạch, truyền thông môi trường với người dân. Clean up the world Giờ trái đất. Cuộc thi “Chuông vàng sinh học”. Ngày hội tái chế. Đạp xe vì môi trường (phối hợp với các doanh nghiệp truyền thông bảo vệ môi trường). Du khảo xanh. Cuộc thi “Môi trường & con người” Cuộc thi truyền thông môi trường Hutech- Tầm nhìn xanh. Những hoạt động trên đều thu hút đông đảo các bạn sinh viên trong và ngoài khoa tham gia. Với lượng sinh viên tham gia ổn định là sinh viên khoa MT&CNSH và thành viên CLB Greetech. Qua truyền thông bằng các phương tiện như website trường, bản tin, bandrole… sẽ thu hút lượng sinh viên trong trường biết đến và tham gia. Sau mỗi chương trình các bạn sinh viên được hỗ trợ thêm nhiều kiến thức thực tiễn, có một sân chơi, một chương trình ngoại khóa bổ ích, lý thú. Sự thành công của chương trình trước sẽ đem lại sự thích thú, lôi cuốn sinh viên tham gia tiếp những chương trình sau. - Ngoài việc tham gia tích cực các hoạt động do khoa MT&CNSH tổ chức đều đặn hằng năm, các khoa khác trong trường cũng xây dựng những chương trình tuyên truyền bảo vệ môi trường như : Cuộc thi tiết kiệm năng lượng (khoa Cơ- Điện- Điện tử); Các chuyên đề về kiến trúc – nhà ở- đô thị sinh thái (khoa Xây dựng); Các chuyên đề về vật liệu, phụ gia thân thiện với môi trường (khoa Xây dựng); Cuộc thi hùng biện tiếng Anh về chủ đề bảo vệ môi trường- Greentalk (khoa Ngoại Ngữ); Thiết kế các tour du lịch sinh thái (khoa Quản trị kinh doanh); Cuộc thi thiết kế thời trang Hutech Desingner (Khoa thiết kế nội thất) 3.3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU NHỮNG HOẠT ĐỘNG 3.3.1 Những thành công đạt được sau những hoạt động - Nhìn chung, tất cả chương trình hoạt động truyền thông môi trường diễn ra đều được sự hỗ trợ hết sức nhiệt tình từ phía Ban lãnh đạo nhà trường, BCH Đoàn- Hội trường, Ban chủ nhiệm Khoa….Nhờ vậy tất cả các hoạt động đều mang tính truyền thông rộng rãi, quy mô chương trình lớn, có ý nghĩa thiết thực. - Các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường có nội dung và hình thức phong phú, đa dạng và mang đậm dấu ấn của sinh viên ngành Môi Trường. Điều đó được thể hiện bằng các hoạt động cả trong học thuật lẫn phong trào. - Ngoài ra, những nội dung tuyên truyền đầy hào hứng, mới mẻ và phù hợp với nhiều đối tượng cụ thể khác nhau từ cơ bản đến chuyên sâu. - Từ năm 2008, với hình thức học tín chỉ, sinh viên được tự chọn môn học phù hợp với thời gian của mình. Thời gian học trên lớp giảm, thời gian tự học ở nhà tăng. Vì vậy, các chương trình, hoạt động truyền thông môi trường đều diễn ra đều đặn, xuyên suốt tạo nhiều cơ hội cho các bạn có nhiệt huyết, yêu môi trường tham gia. 3.3.2 Những mặt còn hạn chế - Vì đặc thù là truyền thông bảo vệ môi trường mà các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường mới chỉ thu hút được phần đông sự tham gia của sinh viên trong khoa Môi trường và Công nghệ sinh học. Các bạn sinh viên khoa khác tham gia với số lượng không đáng kể. - Các sự kiện đã tổ chức chỉ mới dừng lại ở việc tạo được sự chú ý mà chưa thực sự đủ sâu sắc để thay đổi cả hành vi và suy nghĩ về việc bảo vệ môi trường. - Các hoạt động tổ chức còn chú trọng nhiều ở hình thức mà chưa đánh mạnh vào nội dung, mang tính học thuật hơn so với truyền thông vì vậy không tạo được hiệu quả lâu dài và tính thiết thực cho các hoạt động. - Đối tượng tham gia hầu như chỉ bó hẹp trong phạm vi là sinh viên, học sinh trong trường. - Các chương trình về tuyên truyền bảo vệ môi trường hiên thời thu hút một lượng sinh viên tham gia nhưng không ổn định. CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG ĐH KTCN TPHCM 4.1. CƠ SỞ THIẾT LẬP PHIẾU ĐIỀU TRA Khái niệm về đánh giá - Đánh giá là quá trình thu thập và phân tích thông tin, hiện trạng, so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu để nhận định kết quả công việc, từ đó đề xuất những quy định thích hợp để cải thiện, điều chỉnh thực trạng. - Đánh giá còn được xem là quá trình xem xét, bình phẩm về các đặc trưng, thuộc tính hay giá trị của 1 sự vật hiện tượng nào đó theo các chính sách, tiêu chí nhất định. - Đánh giá có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Yêu cầu của đánh giá - Đánh giá phải được khách quan, chính xác - Phải toàn diện hệ thống. - Phải công khai, kịp thời. -Phải vừa sức, bám sát yêu cầu của người đánh giá và người được đánh giá. Công cụ đánh giá - Quan sát. - Câu hỏi kiểm tra. - Tự đánh giá. - Bài tập. - Trắc nghiệm. Lưu ý khi lập phiếu đánh giá - Câu hỏi đánh giá phải đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn. Trong 1 câu hỏi chỉ thông báo 1 ý, không nhiều ý, không để cho câu hỏi này trở thành đáp án hoặc gợi ý câu trả lời cho câu hỏi khác. - Các câu hỏi khẳng định và phủ định nên sắp xếp xen kẽ để tăng tính khách quan. 4.2. ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐƯỢC 4.2.1 Phiếu đánh giá - Với các khái niệm cơ bản về cách thành lập một bản đánh giá trắc nghiệm ở trên. Phiếu khảo sát đước thành lập như sau: 4.2.1.1 Phiếu đánh giá cho sinh viên học chuyên ngành môi trường 1. Theo bạn, các thông tin về bảo vệ môi trường cung cấp theo các kênh thông tin đã đủ chưa? a. Đầy đủ, khoa học, rất thu hút b. Đầy đủ nhưng vẫn chưa được thu hút c. Thông tin không được cập nhật liên tục. d. Ý kiến khác…………………. 2. Theo bạn, trách nhiệm bảo vệ môi trường là thuộc về ai? Rất đồng ý Đồng ý Sao cũng được Rất không đồng ý Cô lao công Cán bộ giảng viên Sinh viên Lãnh đạo nhà trường 3. Để bảo vệ môi trường, ta cần gì? a. Tiền b. Kiến thức c. Nhận thức d. Hành động. e. Ý kiến khác……………………....………………. 4. Đã bao giờ bạn đọc thông tin liên quan đến môi trường trên mạng chưa? a. Luôn cập nhật thông tin mới về môi trường. b. Thấy thì xem, không để ý. c. Không quan tâm đến vấn đề môi trường d. Ý kiến khác……………………………. Bạn cập nhật tin tức về môi trường bao lâu 1 lần? 1, 2 lần / tuần. b. Hằng ngày c. Thỉnh thoảng d. Không để ý e. Ý kiến khác…………………………………… Cảm giác lúc đó của bạn như thế nào?....................................................................... Sự kiện môi trường bạn đọc gần đây nhất là………………………….…………………. 5. Bạn đã bao giờ đọc thông tin môi trường trên website của Trường chưa? a. Chỉ 1, 2 lần b. Đôi khi, thỉnh thoảng c. Thường xuyên d. Không bao giờ Thông tin bạn đọc là gì?.............................................................................................. 6. Bạn có biết Trái Đất hiện nay như thế nào không? a. Có biết nhưng không quan tâm đến vấn đề này b. Không quan tâm đến vấn đề này c. Có biết vấn đề này d. Có biết và rất quan tâm đến vấn đề này 7. Bạn biết gì về các vấn đề môi trường nóng bỏng hiện nay? a. Nóng dần lên, băng tan, nước biển dâng cao b. Môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm c. Các lòai thực vật, động vật trên Trái đất dần bị tuyệt chủng. d. Tất cả ý trên. 8. Bạn cảm thấy môn “Con người môi trường” như thế nào? a. Nên học, rất bổ ích. b. Học cũng được không học cũng được. c. Không nên học. d. Không quan tâm. 9. Ý thức bảo vệ môi trường của bạn là do? a. Môi trường ngày càng trở nên tồi tệ b. Do tuyên truyền từ người này qua người khác c. Do gia đình,trường học tác động d. Nguồn khác……………………………………………………………. 10. Theo bạn, để nâng cao nhận thức về môi trường, sinh viên chúng ta cần làm gì? a. Tuyên truyền phổ biến ngày càng sâu rộng b. Để từ từ rồi ai cũng biết. c. Đưa môn giáo dục môi trường vào trường học d. Không cần làm gì cả 11. Các chương trình ngoại khóa về môi trường có thu hút bạn hay không? a. Rất hấp dẫn, lôi cuốn b. Tạm được c. Không thích nên không tham gia d. Ý kiến khác………….………… 12. Nếu phát động các buổi tham gia bảo vệ môi trường, bạn có tham gia hay không? a. Tham gia hăng say b. Không tham gia c. Tham gia để đối phó d. Đó là việc của người khác, không phải của mình 13. Bạn có tham gia các hoạt động tuyên truyền môi trường do khoa MT&CNSH hay trường tổ chức hay không? a. Tham gia hăng say b. Không tham gia c. Tham gia để đối phó d. Đó là việc của người khác, không phải của mình 14. Các hoạt động về môi trường dưới đây bạn tham gia? a. Giờ trái đất b. Cuộc thi học thuật Môi trường & Con người c. Clean up the world d. Ngày chủ nhật xanh e. Đạp xe vì môi trường f. Tiết kiệm điện, giữ gìn vệ sinh trường lớp g. Ngày hội tái chế 15. Bạn đã từng tham gia một hoạt động nào về môi trường của trường/ khoa tổ chức chưa? a. Chỉ 1, 2 lần b. Đôi khi, thỉnh thoảng c. Thường xuyên d. Không bao giờ Đó là hoạt động…………………………….……………………………… Cảm xúc lúc đó của bạn?............................................................................... 16. Bạn đã từng làm những việc này chưa? Chỉ 1, 2 lần Đôi khi, thỉnh thoảng Thường xuyên Không bao giờ Tiết kiệm điện nước Nhét rác vào hộc bàn Đi xe bus thay cho xe gắn máy Tắt máy xe khi gặp đèn đỏ Vừa đánh răng vừa xả nước Sử dụng sản phẩm làm từ động vật hoang dã Cảm xúc của bạn khi làm những việc trên như thế nào?........................................... 17.Bạn làm những việc trên vì điều gì? a. Do bị ép buộc, nhắc nhở b. Do thói quen c. Do nhận thức được đó là hành động đúng d. Để tạo hình ảnh đẹp trước người khác. 18. Bạn đã từng tham gia những hoạt động này chưa? a. Hutech designer b. Làm túi giấy b. Chủ nhật xanh d. Tiết kiệm điện, nước Hoạt động môi trường khác…………………………………………………………….. 19. Bạn biết được những hoạt động trên thông qua kênh thông tin nào? a. Bandrole b. Tờ rơi c. Nội san trường d.Bản tin e. Internet f. Do bạn bè nói. g. Kênh thông tin khác…………………………………………………………….. 20. Bạn cảm thấy những hoạt động trên như thế nào? a. Nhàm chán b. Thú vị c. Bình thường d. Không quan tâm e. Ý kiến khác 21. Bạn có thích tham gia những hoạt động trên không? a. Vô bổ, nhảm nhí b. Hay nhưng tôi nghĩ nên dành thời gian cho việc học b.Tôi sẽ tham gia khi tôi rảnh d. Không thích nhưng phải tham gia vì bắt buộc 22. Bạn nghĩ truyền thông trên kênh thông tin nào là hiệu quả nhất? Kênh thông tin Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Bandrole Tờ rơi Bản tin Internet Điện thoại Nội san Báo chí 23.Bạn nghĩ hoạt động truyền thông môi trường cần làm thêm những gì? a. Tăng thêm nhiều chương trình, hoạt động b. Cung cấp thêm nhiều thông tin về môi trường c. Mở rộng đối tượng tham gia d. Cộng điểm khi tham gia e. Ý kiến khác………………………………………………………………. 24. Theo bạn thói quen bảo vệ môi trường do đâu? a. Do môi trường ngày càng trở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai in.docx
  • pptx9.Phượng.107108063.pptx
Tài liệu liên quan