Luận văn Khảo sát khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh khối 10 và 12 trường THPT Long Xuyên

Nói một cách tổng quát, nguyên nhân khách quan của lỗi vềtừHán Việt

trong trong học sinh khối 10 và 12 chính là ởbản thân từHán Việt. Trong khi

học và sửdụng từHán Việt, học sinh thường mắc lỗi do tính phức tạp của từ

Hán Việt gây nên.

Mỗi đơn vịtừvựng nói chung và từHán Việt nói riêng đều có hai mặt: âm

và nghĩa. Khi sửdụng vào lời nói, nó gánh thêm những chức năng khácnhư

chức năng ngữpháp, chức năng tạo ra những nghĩa lớn hơn nó, chức năng tạo

ra ý - tình thái, chức năng tạo ra nghĩa tu từ, chức năng phù hợp với phong cách

trong câu, trong câu, trong bài, chức năng phối hợp với ngữhuống đểtạo ra ý

nghĩa đích thực khi giao tiếp và chức năng thểhiện hành vi nói năng sao cho

hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

pdf85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3847 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh khối 10 và 12 trường THPT Long Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười lớn; những người ruột thịt. Trong khi đó, nghĩa của yếu tố phụ (1) là: cha - phụ huynh: cha anh - phụ mẫu: cha mẹ - phụ tử: cha con - phụ hệ: chế độ con cái thuộc về cha, lấy họ cha Nhận xét 4: phần đông các em thường lầm lẫn nghĩa của yếu tố phụ (2) và yếu tố phụ (4). Tựu chung, các em hiểu rằng, nghĩa của cả hai yếu tố là chỉ cái không chính thức nhưng không thể phân biệt được chúng. Đây là hiện tượng một từ Hán Việt với các nghĩa gần nhau. Trong từ điển Hán Việt từ nguyên, phụ (2) có nghĩa là: dựa vào - phụ lưu: nhánh sông phụ thuộc, không phải con sông chính - phụ phẩm: hàng kèm theo 36 - phụ thuộc: không phải chính thức, chỉ phụ vào - phụ tùng: những thứ phụ thuộc theo máu móc - phụ giảng: không phải giảng chính thức, chỉ phụ cho người dạy chính Trong từ điển Hán Việt từ nguyên, phụ (4) có nghĩa là: thêm vào - phụ lục: chéo thêm vào cho đầy đủ - phụ họa: hưởng ứng, tán đồng ý kiến kẻ khác - phụ bản: bản phụ đính kèm theo - phụ cấp: số tiền lãnh thêm ngoài số tiền chính thức Nhận xét 5: Hơn phân nửa số học sinh hiểu sai nghĩa của yếu tố phụ (3). Đa phần các em chủ yếu dựa vào nghĩa của từ quả phụ để suy ra nghĩa của yếu tố phụ (3). Nhìn chung, các em đều hiểu phụ ở đây là chỉ người đàn bà, chỉ có mỗi trường hợp duy nhất cho rằng phụ (3) là chỉ ngưòi chồng, người đàn ông.(bài của Nguyễn Hoàng Thuỷ Tiên-12A14). Tuy nhiên, do không hiểu nghĩa của các yếu tố kết hợp với yếu tố phụ (3) nên dẫn đến hiện tượng hiểu sai nghĩa, cho rằng phụ (3) là những vấn đề của người phụ nữ (bài của Trần Thanh Rạng-10A12) và cái bỏ lại (bài của Lê Bá Cận-12A14), điều đó cho thấy khả năng hiểu nghĩa của từng yếu tố trong tổ hợp từ Hán Việt của các em còn yếu. Nhận xét chung: có đến 80,5% học sinh trả lời được yêu cầu đưa ra, đó là một con số khá cao cho thấy sự cố gắng của các em trong việc thể hiện khả năng hiểu biết của mình về từ Hán Việt. Tuy nhiên, số câu trả lời đúng chỉ chiếm khoảng 20,1%. Điều đó cho thấy rằng: phần lớn các em chưa nắm được nghĩa gốc của từng yếu tố Hán Việt, dễ bị nhầm lẫn, khó xác định nghĩa của các yếu tố đồng âm (phụ) và gần nghĩa … mặc dù các em đã cố gắng tạo ra sự phân định giữa chúng nhưng vẫn còn mơ hồ. 3. Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng Qua thống kê phiếu điều tra, cụ thể là câu 2 và câu 3 (xem phụ lục) chúng tôi đã phát hiện ra một số vấn đề sau: 3.1 Lỗi về cách dùng từ (chủ yếu là cách dùng từ chưa đúng với sắc thái ngữ cảm) Câu hỏi 2: - Yêu cầu: đặt 3 câu với 3 từ Hán Việt đã học. 37 - Trả lời của học sinh: Tổng số 225 bài x 3 câu = 705 câu - Số câu dùng đúng từ Hán Việt: 66,4% - Số câu dùng sai từ Hán Việt: 19,4% - Số câu không trả lời: 14,2% Trung bình mỗi học sinh đặt được hai câu đúng. Nhận xét: Hơn ½ số câu sử dụng đúng từ Hán Việt cho thấy các em đã biết dùng từ Hán Việt đúng với sắc thái ngữ cảm của từ. - Phân tích lỗi sai: Ví dụ 1: Phu nhân của thằng Thắng rất tốt (bài của Huỳnh Phùng Hoàng Hải-12A14) Nhận xét: phu nhân là từ để gọi vợ của người có địa vị cao trong xã hội như phu nhân tổng thống, ngài bộ trưởng và phu nhân. Trong khi đó, thằng là cách dùng để chỉ từng cá nhân người đàn ông con trai thuộc hàng dưới hoặc ngang hàng với ý thân mật không tôn trọng. Như vậy, phu nhân là từ gọi với sắc thái trang trọng, tôn kính còn thằng là từ gọi với sắc thái bình dân, không tôn trọng. Do đó, không thể kết hợp với nhau . Nên thay từ phu nhân bằng vợ thì sẽ hợp lí hơn. Ví dụ 2: Lan vừa thành thân được hai ngày (bài của Lê Bá Lộc- 12A14) Nhận xét: Thành thân là hai người bắt đầu sống với nhau thành vợ chồng ( như: Hai người họ vừa thành thân, …). Đồng âm với nó, thành thân cũng có nghĩa là nên người. Như vậy, nếu chủ ngữ chỉ có Lan thì không nên dùng thành thân mà nên dùng làm đám cưới hay xuất giá thì sẽ phù hợp hơn. Ví dụ 3: Anh ta đã quy tiên (bài của Cam Minh Tuấn-12A14) Nhận xét: Quy tiên nghĩa là chết (thường nói về người già, coi như về cõi tiên). Trong khi anh ta là cách gọi người ngang hàng. Do đó, không thể dùng quy tiên được mà phải dùng từ thuần Việt tương đương là chết. Ví dụ 4: Gia đình ông hai rất gia phong (bài của Nguyễn Thị Phương Dung-12A14) Nhận xét: Gia phong là một nề nếp riêng của một gia đình phong kiến, là danh từ (như: giữ gìn gia phong…). Không thể dùng gia phong mà nên thay vào 38 gia giáo (như: một gia đình gia giáo, con nhà gia giáo) hay nghiêm khắc sẽ phù hợp hơn. Ví dụ 5: Các thí sinh thường mong muốn mình thi đỗ trong các kì thi trạng nguyên. (bài của Ngô Thị Bích Diệu – 10A2) Nhận xét: Thí sinh là người dự thi để kiểm tra sức học (như: danh sách thí sinh thi tuyển vào đại học…) có nghĩa tương đương với sĩ tử nhưng sĩ tử là chỉ những người đi thi thời phong kiến; kì thi trạng nguyên cũng là một kì thi chỉ có trong thời phong kiến. Do vậy, ở đây không thể gọi là thí sinh được mà phải gọi là sĩ tử mới phù hợp. Ví dụ 6: Các chú công an đang khám xét tử thi (bài của Nguyễn Thị Thương Thương-10A2) Nhận xét: khám xét là khám để tìm tang chứng của hành động phạm pháp, (như: khám xét ngôi nhà này, khám xét tên trộm, …), cũng giống như xét trong xét đoán, xét xử, xét duyệt vậy. Vì vậy, không thể dùng khám xét tử thi mà phải là khám nghiệm tử thi, tức là xem xét thương tích .v.v… bằng những phương pháp khoa học khi có nghi vấn để tìm ra nguyên nhân cái chết chứ không phải tìm tang chứng cho hành động phạm pháp của nạn nhân. Ví dụ 7: Anh ấy làm việc rất năng lực (bài của Nguyễn Hồng Thu-10A2) Nhận xét: Năng lực (danh từ) chỉ khả năng, điều kiện chủ quan của hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện hành động hay chỉ phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoạt động có chất lượng cao. Như vậy, năng lực không phải là cách thức, tính chất của hành động anh ta làm. Do đó, câu này nên chữa thành : Anh ta làm việc có năng lực cao hay là Anh ta làm việc rất nỗ lực. Ví dụ 8: Nam học rất giỏi nhưng vẫn còn yếu điểm (bài của Nguyễn Minh Nhật-10A2). Nhận xét: Yếu điểm không phải là điểm yếu, nhược điểm mà có nghĩa là điểm trọng yếu nhất. Vì vậy cần thay yếu điểm bằng nhược điểm mới đúng với ý của câu: Nam học rất giỏi nhưng vẫn còn có nhược điểm. Nhận xét chung: Phần lớn các em đều đặt được câu, dùng từ Hán Việt tương đối đúng. Tuy nhiên, đối với những từ Hán Việt gần nghĩa, đồng nghĩa , phần đông cho thấy các em không phân biệt được sắc thái ngữ nghĩa khác nhau giữa chúng nên có trường hợp lầm lẫn, sử dụng sai. Ngoài ra, còn có hiện tượng sai về logic ngữ nghĩa và cả sai về từ loại. 3.2 Không hiểu nghĩa của từ Câu hỏi 3: 39 - Yêu cầu: Đặt 3 câu với mỗi từ sau đây: nồng hậu, trung thành, ngoan cường, khán giả, khẩn cấp. - Mục đích: đánh giá khả năng hiểu đúng hay sai nghĩa của các từ Hán Việt được nêu ra và khả năng sử dụng chúng trong câu cụ thể. - Theo “từ điển Hán Việt từ nguyên của Bửu Kế”, các từ được nêu ra có nghĩa như sau: - nồng hậu: nồng: đậm đà; hậu: dồi dào, dày Ö nồng hậu: đậm đà, đằm thắm, nồng nhiệt. - trung thành: trung: hết sức chân thực; thành: ngay thật Ö trung thành: hết sức ngay thẳng, thành thật, một lòng một dạ - ngoan cường: ngoan: cứng đầu, ương ngạnh; cường: mạnh Ö ngoan cường: kiên quyết, bền bỉ chiến đấu đến cùng. - khán giả: khán: xem; giả: đại từ thay thế cho người hoặc vật Ö khán giả: người xem - khẩn cấp: khẩn: gấp; cấp: gấp, khẩn cấp: gấp rút - Phân tích lỗi sai: Ví dụ 1: Con thú dữ rất ngoan cường (bài của Lê Thị Thuỳ Trang-12A13) Ví dụ 2: Hãy luôn ngoan cường đối đầu với khó khăn (bài của Nguyến Hứu Tài-12A13) Ví dụ 3: Bạn Lan học giỏi nên cô giáo khen thưởng rất nồng hậu. (bài của Lê Thị Mỹ Vui-10A12) Ví dụ 4: Một người phụ nữ đảm đang luôn có tính nồng hậu. (bài của Lương Bảo Trâm-10A12) Ví dụ 5: Các thương binh liệt sĩ rất ngoan cường ( Huỳnh Thanh Phúc- 10A2). Ví dụ 6: Một lũ ngoan cường không hối cải. (bài của Bùi Thị Thanh Vân- 10A2) Ví dụ 7: Vở kịch này kết thúc rất nồng hậu.(bài của Lê Hoàng Phương- 10A2) 40 Ví dụ 8: Phan Đình Giót chết rất ngoan cường.(bài của Nguyễn Minh Nhật-10A2) Ví dụ 9: Cô ấy tuy là một người con gái nhưng có tính cách rất ngoan cường. (bài của Trần Thị Kim Uyên-10A2) Ví dụ 10: Muốn có một trình độ tốt thì phải luôn ngoan cường rèn luyện (bài của Bùi Thị Thanh Vân-10A2). Ví dụ 11: Ngoan cường trong học tập là hành vi sai trái. (bài của Lê Phước Quí-10A2) Ví dụ 12: Nam ngoan cường không học bài sau hai lần không thuộc. (bài của Nguyễn Thanh Phong-1A14) Ví dụ 13: Tính ngoan cường là tính cứng đầu (bài của Lê Bá Lộc-12A14) Nhận xét: số cấu đúng và số câu sai là tương đương nhau (50,9% so với 49,1%) cho thấy ½ số học sinh hiểu sai nghĩa của từ Hán Việt được nêu ra nên sử dụng không đúng ngữ cảnh, không hợp logic ngữ nghĩa..Trong các từ được nêu ra, phần lớn các em mắc lỗi sai ở từ ngoan cường, nồng hậu và trung thành. Nguyên do bởi vì các từ này ít gặp trong thói quen ngôn ngữ hàng ngày hơn so với khán giả và khẩn cấp. Ngoan cường thường bị các em nhầm lẫn với từ ngoan cố nên suy ra nghĩa sai là cứng đầu, ngang bướng (như ví dụ 1, 6, 11, 12, 13). Một số học sinh lại đồng nhất nghĩa ngoan cường với nghĩa mạnh mẽ, anh dũng (như ví dụ 2, 5, 8) và cũng có em hiểu với nghĩa cố gắng, kiên trì (như ví dụ 10). Sở dĩ có sự nhầm lẫn như vậy là do các em chỉ xem xét nghĩa của từng yếu tố ngoan hoặc cường và vội vàng suy ra nghĩa của từ ghép từ nghĩa của một yếu tố cấu thành. Ở ví dụ 5, sử dụng các thương binh liệt sĩ chiến đấu rất ngoan cường là sai mà phải là các chiến sĩ chiến đấu rất ngoan cường. Bởi thương binh liệt sĩ là chỉ những người đã bị thương hoặc đã hy sinh trong chiến đấu còn ngoan cường thì chỉ tính chất kiên quyết của hành động chiến đấu của họ. Như vậy là không phù hợp. Phần lớn học sinh đặt câu với từ nồng hậu theo công thức: Người + đối xử với + người + rất nồng hậu. Đó là do thói quen ngôn ngữ vô tình đã giới hạn khả năng sử dụng từ của các em. Ở ví dụ 3, 4, 7 các em nhầm lẫn giữa nồng hậu với hậu hĩ, nồng hậu với trung hậu và nồng hậu với có hậu. Do các em chưa hiểu nghĩa của từ nên dẫn đến dùng từ chưa chính xác. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có đến 85% học sinh hiểu trung thành với nghĩa là thái độ của kẻ dưới đối với người trên (như trung thành với chủ) hoặc 41 của người nào đó đối với Đảng, đối với vua, với nước. Đó là do thói quen ngôn ngữ ảnh hưởng đến cách hiểu nghĩa của từ. Đối với hai từ khán giả và khẩn cấp, 95% số học sinh sử dụng đúng chứng tỏ các em hiểu đúng nghĩa của từ. Bởi lẽ, những từ này có phạm vi ngữ nghĩa hẹp, lại trường hợp gần nghĩa nên ít khi có sự nhầm lẫn và sử dụng sai. Nhìn chung, hiện tượng hiểu sai nghĩa từ Hán Việt xuất phát từ việc các em chỉ dựa vào thói quen ngôn ngữ để suy ra nghĩa của từ. Đối với những từ có tần số xuất hiện thấp trong lời ăn tiếng nói hàng ngày đa phần các em ít hiểu được. 3.3 Lỗi âm tiết Các lỗi âm tiết thường gặp gồm: lỗi sai phụ âm đầu; sai âm đệm, âm chính, âm cuối; sai thanh điệu… Các lỗi này được tổng hợp từ hai câu hỏi số 2 và số 3 của phiếu điều tra. 3.3.1 Sai phụ âm đầu Ví dụ 1: Tri thức là một đại lượng vô tận (bài của Nguyễn Thị Thuỳ Dương-10A2) Nhận xét: đại lượng là cái đo được bằng cách nào đó. Ở đây không thể dùng đại lượng mà phải dùng đại dương vì đại lượng thì không thể vô tận được. Ví dụ 2: Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ kiệt suất. (bài của Phùng Anh Tuấn-12A14) Nhận xét: Suất ở đây dễ làm liên tưởng đến năng suất, tỉ suất v.v…không thể kết hợp với kiệt được vì như thế sẽ không có nghĩa. Do vậy ở đây phải là xuất, khi đó kiệt xuất với nghĩa là đặc sắc, nổi bật hẳn lên về giá trị, tài năng so với bình thưòng. Ví dụ 3: Con chó rất chung thành với chủ (bài của Thái Phương-12A14) Nhận xét: chung thành, do hiểu lệch về từ chung thuỷ nên suy ra chung thành là một lòng một dạ không thay đổi. Tuy nhiên, ở đây phải là trung thành tức là thái độ hết lòng của con chó đối với chủ. Ví dụ 4: Chúng ta phải luôn oan cường trong cuộc sống. (bài của Nguyễn Thị Kim Ngân-12A13) Nhận xét: Oan là trái với lẽ công bình, không hợp nghĩa không thể kết hợp với cường, do vậy phải là ngoan cường với nghĩa là kiên trì, chiến đấu bền bỉ. 42 Ví dụ 5: Các thi hành gia ở ngoài không gian chụp ảnh về vũ trụ. (bài của Hà Thị Hồng Tươi -12A13) Nhận xét: Thi hành gia là người làm nhiệm vụ khác với phi hành gia là người bay ra vũ trụ. Do vậy ở đây phải là phi hành gia mới chính xác. Nhận xét chung: phần lớn, các lỗi sai về phụ âm đầu là do thói quen ngôn ngữ nói sai dẫn đến viết sai hoặc do sự cẩu thả trong viết chữ dẫn đến hiểu sai nghĩa của từ và của cả câu. 3.3.2 Sai âm đệm, âm chính và âm cuối Ví dụ 1: Nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tự trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (bài của Lê Thị Kim Thoa-10A2). Nhận xét: Thành tự khiến hiểu lầm là thành quách và chùa chiền. Ở đây phải là thành tựu với nghĩa: cái đạt được có ý nghĩa lớn sau một quá trình hoạt động thành công mới phù hợp. Ví dụ 2: Vạn lí Trường Thành là một trong những kì quang của thế giới. (bài của Trần Thị Thuỷ Tiên-12A14) Nhận xét: kì quang dễ gây hiểu lầm là ánh sáng kì lạ. Ở đây phải là kì quan với nghĩa là công trình kiến trúc đến mức kì lạ. Ví dụ 3: Bấy giờ, gian san đã phồn thịnh. (bài của Trần Văn Nhu-10A2) Nhận xét: gian có nghĩa là khó nhọc, là căn nhà, kết hợp với yếu tố san dễ gây hiểu lầm là một gian núi như cách người ta vẫn thường gọi gian nhà vậy. Ở đây phải là giang san với nghĩa là sông núi, đất nước mới phù hợp. Ví dụ 4: Nó tỏ ra bàng quang trước mọi chuyện. (bài của Lê Thị Kim Thanh-10A2) Nhận xét: bàng quang (danh từ) là tên gọi nhã của “cái bọng đái” không thể phù hợp với cấu trên. Bàng quan (động từ) có nghĩa là đứng ngoài mà nhìn, coi như không dính dáng gì đến mình. Nhận xét chung: Sai âm đệm, âm chính và âm cuối là những trường hợp thường gặp do thói quen đọc sai, viết cẩu thả, không hiểu nghĩa của từ dẫn đến viết từ sai nghĩa và sai cả câu. 3.3.3 Lỗi về thanh điệu Ví dụ 1: Hà lưu sông Hằng mọi người sinh sống rất nhộn nhịp. (bài của Phạm Thị Dương-10A2) 43 Nhận xét: hà lưu dễ gây hiểu lầm là dòng nước, nước sông, không phù hợp với câu này. Ở đây nên dùng hạ lưu với nghĩa đoạn sông ở dưới khác với thượng lưu là đoạn sông gần nguồn, như vậy mới phù hợp. Tuy nhiên câu này vẫn chưa hoàn toàn đúng. Trong câu này, hạ lưu sông Hằng là một trạng ngữ thiếu, thay vì nói ở vùng hạ lưu sông Hằng hay Hạ lưu sông Hằng, mọi người sinh sống rất nhộn nhịp thì lại chỉ nói hạ lưu sông Hằng, như vậy vô tình trạng ngữ của câu đã bị xử lý như chủ ngữ. Ví dụ 2: Anh ấy là người rất có bản lỉnh. ( Huỳnh Thị Kim Thuý-10A12) Nhận xét: Lỉnh với nghĩa là bỏ đi nơi khác một cách kín đáo (như trốn việc lỉnh đi chơi) không thể kết hợp với bản. Bản lĩnh với nghĩa là đức tính tự quyết định một cách độc lập thái độ, hoạt động của mình không vì áp lực bên ngoài mà thay đổi quan điểm. Như vậy, bản lĩnh ở đây với tư cách là danh từ (đứng sau “có), và cụm từ “có bản lĩnh” là cụm động từ. “Rất” là bổ ngữ bổ nghĩa cho cụm động từ “có bản lĩnh”. Câu này cũng có thể chữa thành “Anh ấy là một người rất bản lĩnh”. Khi đó, bản lĩnh sẽ đóng vai trò là một tính từ . Ví dụ 3: Ở đời, con người cần phải có sỉ diện. (bài của Bùi Thanh quang- 10A11) Nhận xét: Sỉ nghĩa là xấu hổ như sỉ nhục, sỉ vả. Sỉ diện dễ khiến người ta nghĩ là gương mặt xấu hổ, nhục nhã. Sĩ diện với nghĩa là thể diện cá nhân mới phù hợp. Hàng ngày, chúng ta vẫn thường sử dụng 2 động từ liên tiếp “cần phải”, tuy nhiên “cần” và “phải” có nghĩa khác nhau. “Cần” và “nên” có nghĩa tương đương nhận thấy cần thiết nên có sỉ diện, khác “phải” có nghĩa bắt buộc, không có sỉ diện không được. Đây là một hiện tượng trùng ngữ trong ngữ vị từ rất phổ biến trong phát ngôn của chúng ta. Tuy nhiên đã là thói quen ngôn ngữ nên phần đông chúng ta đã cảm thấy không còn chói tai. Nhận xét chung: Một thực trạng chung thấy được là phần lớn các em không biết khi nào dùng thanh hỏi, khi nào dùng thanh ngã dẫn đến viết sai chính tả từ Hán Việt gây hiểu sai nghĩa của từ. 3.4 Lạm dụng từ Hán Việt Đây là hiện tượng phổ biến trong phát ngôn thường ngày. Chúng ta thường cố ý đưa từ Hán Việt vào trong phát ngôn của mình với mục đích là muốn tạo cho lời phát ngôn giá trị thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, việc lạm dụng từ Hán Việt như thế nhiều lúc lại trở nên thừa thải, không cần thiết. Có thể do sắc thái ngữ nghĩa của câu không phù hợp để đưa một từ Hán Việt vào hoặc do câu văn đã có sẵn từ thuần Việt lại đưa thêm từ Hán Việt đồng nghĩa tiếp sau từ thuần Việt, như vậy lại hoá ra thừa và nhiều khi việc lạm dụng từ Hán Việt, sử dụng không hợp logic ngữ nghĩa cũng làm biến đổi nghĩa của lời phát ngôn. - Phân tích lỗi sai: 44 Ví dụ 1: Sau khi bị xe đụng phải, con chó đã bị bán thân. (bài của Nguyễn Thị Bé Nhi-10A11) Nhận xét: Bán thân là nửa người. Thông thường, người ta dùng bán thân bất toại với nghĩa: nửa người không cử động được. Ở đây cho rằng bán thân là đã bao hàm nghĩa không cử động được là không đúng. Do vậy, nên dùng bán thân bất toại nếu muốn sử dụng từ Hán Việt. Tuy nhiên cách dùng thuần Việt Sau khi bị xe đụng, con chó đã bị liệt nửa người, không còn cử động được nửa như vậy sẽ phù hợp với sắc thái ngữ nghĩa của câu hơn. Ví dụ 2: Nguyệt ơi! Nguyệt đẹp làm sao? (Từ Hán Việt nguyệt :trăng) (bài của Ôn Ngọc Kim Mai-10A12) Nhận xét: nguyệt là trăng. Xưa nay trong tiếng Việt không hề có hiện tượng dùng nguyệt là từ để xưng hô với mặt trăng. Do vậy dùng từ Hán Việt ở đây là không phù hợp, bởi yếu tố Hán Việt không thể đứng riêng lẻ được. Do vậy, dùng trăng mới phù hợp. Mặt trăng là cái của tự nhiên, là thứ vô tri vô giác ở cách xa chúng ta không thể nào có sự trò chuyện giữa người và mặt trăng được, vì vậy ở đây không thể là dấu chấm hỏi (?) (biểu thị ý hỏi về vẻ đẹp của mặt trăng) mà phải là dấu chấm cảm (!) (biểu lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của mặt trăng). Như vậy câu này nên chữa thành “Trăng ơi, trăng đẹp làm sao!” Ví dụ 3: Trước lúc lâm chung, ông ấy đã khuyên con cháu phải sống sao cho tốt. (bài của Nguyễn Hữu tài-12A13) Nhận xét: Lâm chung là gần chết. Nếu đã trước lúc thì không thể có lâm chung được mà phải là trước lúc chết. Như vậy, đưa lâm chung vào câu này hoá ra là sẽ làm thừa yếu tố lâm. Ví dụ 4: Nghịch lỗ sẽ bị nhân dân ta đánh tan tành. (bài của Lê Ngọc Duy- 12A14) Nhận xét: Đây là sự vận dụng có sáng tạo của em học sinh này (lấy từ nghịch lỗ trong Nam Quốc Sơn Hà của Lí Thường Kiệt ). Cách dùng nghịch lỗ ở đây cho thấy sự lạm dụng từ Hán Việt do không hiểu nghĩa của từ, cũng là do không hợp với logic ngữ nghĩa của câu. Mặt khác, nghịch lỗ trong tiếng Hán cổ vốn dĩ được sử dụng như một động từ, có nghĩa là “xâm phạm” , nhưng ở đây việc lạm dụng từ Hán Việt nhưng không nắm được từ loại của chúng đã vô tình khiến cho câu văn trở nên thiếu chủ ngữ, sai về câu (ai nghịch lỗ?). Nhận xét chung: Phần lớn các em thường sa vào lạm dụng từ Hán Việt, đó là thói quen ngôn ngữ. Việc lạm dụng từ Hán Việt thường dẫn đến sai nghĩa của từ, câu do các em không hiểu được sắc thái ngữ nghĩa, phạm vi sử dụng của từ Hán Việt và cũng do các em không nhận diện được từ Hán Việt. Yêu cầu đặt câu với từ Hán Việt có vẻ là một yêu cầu khó đối với đại bộ phận các em. Nhìn chung, các em đều cố tìm những từ Hán Việt trong những tác phẩm văn học cổ mà quên rằng những từ mà các em dùng thường ngày đa phần là từ Hán 45 Việt. Từ Hán Việt đứng trong câu trở thành một bộ phận riêng lẻ, đơn lập vì đã đựơc các em cố tình thêm vào sau khi đã đặt được câu. 4. Khả năng mở rộng từ Hán Việt Câu hỏi cuối cùng của phiếu điều tra được đưa ra nhằm đánh giá khả năng phát triển từ Hán Việt của học sinh khối 10 và khối 12. - Yêu cầu: Hãy cấu tạo nên những từ Hán Việt từ những yếu tố Hán Việt: quốc, nhân, bán, hoàng, thiện. - Trả lời của học sinh: 90% các em có thể cấu tạo được những từ Hán Việt từ những yếu tố được nêu ra. Tuy nhiên, số từ cấu thành không nhiều (trung bình mỗi học sinh ghép được 3 từ). Đây là một con số quá ít so với kiến thức từ Hán Việt mà các em đã được học. Các từ ngữ Hán Việt có tần số xuất hiện cao nhất trong các phiếu trả lời của các em là: quốc gia, quốc kì, quốc ca, quốc tế, nhân hậu, nhân ái, nhân nghĩa, nhân dân, hoàng hậu, hoàng tử, hoàng cung, hoàng thượng, bán thân bất toại, bán tín bán nghi, thiện xạ, lương thiện. Nguyên nhân là do các em không hiểu nghĩa gốc của các yếu tố Hán Việt. Các yếu tố Hán Việt được nêu ra có nhiều trường hợp đồng âm, đa nghĩa. Như vậy có nghĩa là: mỗi yếu tố được đưa ra có nhiều nghĩa khác nhau. Theo từ điển Hán Việt từ nguyên của Bửu Kế: + Quốc: có nghĩa là nước có thể kết hợp với nhiều yếu tố khác đứng sau tạo ra hơn 110 từ ngữ Hán Việt. đó là chưa kể đến khi kết hợp theo chiều ngược lại, số từ Hán Việt tạo ra nhiều vô kể như quốc gia, quốc dân, quốc nội, quốc sách, quốc kì, quốc kế, quốc doanh, quốc nạn, cường quốc, vương quốc, … + Nhân: có các nghĩa sau . người . lòng thương người, có đức hạnh . nguyên do, dựa vào . chỉ họ hàng bên thông gia Như vậy ta có các từ ghép Hán Việt sau: nhân dân, nhân nghĩa, nhân hậu, nhân quả, nguyên nhân, nhân duyên,… + Bán: có nghĩa là một nửa 46 Ta có các từ ghép sau: bán thân, bán tín bán nghi, bán cầu, bán nguyệt,… + Hoàng: có các nghĩa sau . sợ hãi . lớn, vua, tiếng gọi kính trọng người đời trước, gọi thần phật, loài chim quí. . sâu keo . màu vàng Ta có các từ ghép sau: kinh hoàng, hoàng thượng, hoàng gia, hoàng cung, ngọc hoàng, hoàng thân, huy hoàng, trang hoàng, hoàng hoa, thành hoàng, phượng hoàng,… + Thiện: có các nghĩa . tốt lành, thân cận, giỏi, khá. . tự chuyên . nhường ngôi Ta có các từ ghép sau: thiện xạ, thiện nam tín nữ, thiên nhân, lương thiện, thiện sát, thiện chiếu, thiện nhượng,… Tuy nhiên, trong khi đó các em lại chỉ hiểu một nghĩa nên khả năng mở rộng từ Hán Việt không cao, chủ yếu là do thói quen ngôn ngữ mà cấu thành. Tổng kết: 7 câu hỏi được nêu ra thu được kết quả số phiếu trả lời được với tỉ lệ như sau: - Câu 1: 69.2% - Câu 2: 66.4% - Câu 3: 50.9% - Câu 4: 51% - Câu 5: 24.1% - Câu 6: 20.1% 47 - Câu 7: ≈ 50% Trung bình, học sinh trả lời đúng khoảng 47.4% yêu cầu phiếu hỏi. Con số 47.4% phản ánh thực trạng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh khốI 10 và 12 hiện nay còn chưa cao (chưa đạt ½ yêu cầu). Con số được tổng hợp từ những câu trả lời của học sinh. Bài trả lời của học sinh còn nhiêu phần bỏ trống, với nhiều lỗi sai khác nhau chủ yếu là không nhận biết được từ Hán Việt, hiểu sai nghĩa của từ Hán Việt và khả năng sử dụng từ Hán Việt còn yếu. Do các em ít đặt câu phức tạp mà chỉ đặt những câu đơn (kết cấu: C+V) nên ít xảy ra trường hợp đặt câu sai. Trong số 7 câu hỏi được nêu ra, câu hỏi số 1 có tỉ lệ học sinh trả lời đúng nhiều nhất (69.2%), các câu còn lại có tỉ lệ trả lời đúng chỉ đạt ở mức trung bình trở xuống. Kết quả điều tra cho thấy một thực trạng là phần lớn học sinh chỉ dừng lại ở mức biết được những từ Hán Việt quen thuộc, hiểu và sử dụng chúng trong những trường hợp quen thuộc mà không có học sinh nào có những hiểu biết tương đối sâu, rộng về từ Hán Việt. Trong đó, tỉ lệ trả lời đúng giữa học sinh nam và học sinh nữ cũng khác nhau. Từ xưa nay, trong chúng ta không ít người vẫn thường nhận định rằng nữ sinh giỏi văn hơn nam sinh. Tuy nhiên, ở đây, một thực tế nổi lên là phần lớn các lỗi sai lại tập trung ở bài làm của các em học sinh nữ. Điều này cho thấy đây là cách nhận định sai lệch. Như vậy, khả năng học Văn, tiếng Việt không phụ thuộc vào giới tính, học sinh nam hay nữ đều có thể giỏi Văn nếu chăm chỉ học tốt. Giỏi Văn ở đây bao gồm cả kỹ năng viết Văn, cảm thụ văn học và kỹ năng về tiếng Việt… Các em gái thường có năng lực cảm thụ văn, song nếu một khi yếu kém về tiếng Việt thì khả năng hành Văn của các em cũng sẽ bị giới hạn rất nhiều và năng lực cảm thụ Văn học cũng bị hạn chế. Vì vậy, cần phải giáo dục toàn diện các em về tất cả các kỹ năng học Văn, đặc biệt chú trọng vấn đề học tiếng Việt, trong đó vấn đề nâng cao khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt được đặt lên hàng đầu. 5. So sánh khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh khối 10 và 12 Qua khảo sát khả năng và so sánh hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh hai khối 10 và 12 (chọn 2 lớp 10 (10A2 và 12A11) và 2 lớp 12 (12A13 và 12A14) (trừ lớp 12A14 để đảm bảo tỉ lệ cân bằng), chúng tôi đã thu được kết quả với tỉ lệ trả lời đúng như sau: 48 Câu/khối Khối 10 Khối 12 1 42.8% 27.2% 2 30.4% 41.5% 3 18.4% 34.3% 4 20.1% 28.3% 5 51.7% 20.9% 6 11.4% 10.2% 7 16.1% 17.2% Tổng cộng 190.9% 179.6% Như v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14222kh7843o samp225t kh7843 n259ng hi7875u vamp224 s7917 d7909ng t7915 hamp.pdf
Tài liệu liên quan