MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ. - 1 -
1.1 TỔNG QUAN. - 1 -
1.2 MỤC TIÊU THÍ NGHIỆM . - 2 -
1.3 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM. - 2 -
CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU. - 3 -
2.1 TRÀ VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA TRÀ. - 3 -
2.1.1 Giới thiệu vềtrà . - 3 -
2.1.2 Thành phần chính của trà . - 4 -
2.1.3 Ứng dụng của trà vào một sốsản phẩm có mặt trên thịtrường . - 8 -
2.2 CATECHIN . - 9 -
2.2.1 Giới thiệu vềcatechin. - 9 -
2.2.2 Tính chất và vai trò của catechin . - 10 -
2.2.3 Biến đổi của catechin trong quá trình chếbiến trà . - 13 -
2.3 QUY TRÌNH TRÍCH LY CATECHIN . - 16 -
2.3.1 Quy trình tham khảo. - 16 -
2.3.2 Thuyết minh quy trình. - 16 -
2.4 MỘT SỐNGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN
NỘI DUNG ĐỀTÀI . - 17 -
2.4.1 Trong nước. - 17 -
2.4.2 Ngoài nước. - 17 -
CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM. - 18 -
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM. - 18 -
3.1.1 Thời gian, địa điểm . - 18 -
3.1.2. Nguyên vật liệu . - 18 -
3.1.3 Hóa chất sửdụng. - 18 -
3.1.4 Thiết bị, dụng cụ . - 18 -
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM. - 18 -
3.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian và chế độxửlý đến khảnăng vô hoạt
enzyme . - 18 -
3.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độvà thời gian trích ly đến khảnăng thu hồi
catechin. - 20 -
CHƯƠNG IV KẾT QUẢTHẢO LUẬN. - 22 -
4.1 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN VÀ CHẾ ĐỘXỬLÝ ĐẾN
KHẢNĂNG VÔ HOẠT ENZYME. - 22 -
4.1.1 Mẫu đối chứng (không vô hoạt) . - 22 -
4.1.2 Vô hoạt với chế độcông suất cao . - 23 -
4.1.3 Vô hoạt với chế độcông suất trung bình. - 25 -
II KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN VÀ NHIỆT ĐỘTRÍCH LY
ĐẾN KHẢNĂNG THU HỒI CATECHIN. - 27 -
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . - 29 -
5.1 KẾT LUẬN. - 29 -5.2 KIẾN NGHỊ . - 29 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO . - 30 -
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệthực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng
iv
PHỤLỤC . vi
PHỤLỤC 1 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG POLYPHENOL
BẰNG VANILIN - HCl. vi
PHỤLỤC 2 THỐNG KÊ . vi
I THÍ NGHIỆM VÔ HOẠT ENZYME. vi
II THÍ NGHIỆM TRÍCH LY .xxvii
60 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2082 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát khả năng trích ly Catechin từ trà bằng Methanol, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rà sau khi làm nhỏ và cho
vào bình cầu, methanol 60o được được cho vào nguyên liệu ngay sau đó và tiến hành
trích ly nguyên liệu trong methanol bằng phương pháp đun hồi lưu có khuấy trộn
nhằm hòa tan polyphenol từ nguyên liệu vào trong dung môi. Sau khi thí nghiệm kết
thúc thì ngừng quá trình trích ly, tiến hành phản ứng màu và đánh giá hàm lượng
catechin thu được trong dịch trích.
Nguyên liệu
Vô hoạt
Nghiền nhỏ
Methanol Trích ly
Đánh giá
Lọc Bã
Dịch trích
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng - 17 -
2.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
2.4.1 Trong nước
Bùi Thế Tường (2005) và các cộng sự có báo cáo về thành phần, tác dụng của trà và
các biến đổi trong quá trình chế biến với đề tài “ Tìm hiểu EGCG là gì trong thức
uống”.
Nguyễn Hải Hà (2006) đã nghiên cứu về trích ly polyphenol từ trà có hổ trợ vi sóng,
tinh chế sơ bộ polyphenol, đánh giá khả năng kháng oxi hóa và kháng khuẩn của trà
qua đề tài: “Nghiên cứu trích ly polyphenol từ trà”
2.4.2 Ngoài nước
Tiến sĩ L.Mitscher (1997) tại University of Kansas đã nghiên cứu các hợp chất chống
oxi hóa đối với một số loại thực vật và đưa ra kết luận trong trà xanh có một số hợp
chất gọi là chất chống oxi hóa cao nhất, hơn các lọai trà khác. Ông còn so sánh nếu so
với các chất chống oxi hóa khác, thì EGCG có hiêu quả gấp 100 lần vitamin C, và 25
lần vitamin E.
Rodney J. Green và cộng sự (2005) đã tiến hành trích ly catechin từ trà sữa bằng
phương pháp sắc ký với đề tài: “Analysis of catechin from milk – tea beverages by
enzyme assisted extraction followed by công suất cao performance liquid
chromatography”
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng - 18 -
CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1 Thời gian, địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm
khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng trường Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm được
thực hiện từ ngày 04/12/2007 đến ngày 20/02/2008.
3.1.2. Nguyên vật liệu
Nguyên liệu trà tươi sau khi mua về được lựa chọn, lấy phần lá bỏ cọng, bỏ phần dập
úng, rửa sạch và để ráo, sau đó được sử dụng cho các thí nghiệm.
3.1.3 Hóa chất sử dụng
Methanol 60o
HCl 9M trong methanol
Dung dịch Vanilin 1% trong methanol
3.1.4 Thiết bị, dụng cụ
Microwave oven
Máy so màu spectrophometer
Pipet
Máy đo màu colorimeter
Ống đong
Bình tam giác
Hệ thống ống sinh hàn
Water bath
Ống nghiệm
Đĩa petri
Cân
Máy nghiền nguyên liệu
Hộp nhựa
Tủ hút
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian và chế độ xử lý đến khả năng vô hoạt
enzyme
3.2.1.1 Mục tiêu thí nghiệm: tìm được thời gian và chế độ xử lý tối ưu cho quá trình
vô hoạt nguyên liệu để đảm bảo vô hoạt được enzyme, tránh làm giảm hàm lượng
polyphenol trong nguyên liệu khi tiến hành các khâu kế tiếp.
3.2.1.2 Phương pháp thực hiện: nguyên liệu trà sau khi mua về được lựa chọn kỹ,
lấy phần lá bỏ cọng, bỏ phần dập úng, rửa sạch và để ráo. Sau đó đem cân mẫu và cho
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng - 19 -
vào hộp, tiến hành vô hoạt enzyme với microwave oven trong các khoảng thời gian và
công suất thiết bị khác nhau. Sau khi vô hoạt, nguyên liệu được làm mát ở nhiệt độ
phòng và xay nhỏ chúng ngay sau khi làm mát. Quan sát mức độ biến đổi màu của trà
sau khi xay theo thời gian và tiến hành đo màu bằng thiết bị colorimeter để đánh giá
hiệu quả quá trình ức chế enzyme.
3.2.1.3 Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí với 2 nhân tố là thời gian vô hoạt
và công suất microwave oven, thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Nhân tố A: công suất microwave oven
A1: công suất cao
A2: công suất trung bình
Nhân tố B: thời gian vô hoạt
B1: 120 giây
B2: 90 giây
B3: 60 giây
B4: 30 giây
B5: 0 giây (mẫu không vô hoạt)
Tổng số mẫu cần tiến hành thí nghiệm: (4*2+1)*3 = 27 mẫu
3.2.1.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ như sau
Nguyên liệu
Vô hoạt
A1B3 A1B4 A2B1 A2B2 A2B3 A1B2
Làm mát
Nghiền nhỏ
A1B1 A2B4
Đo màu
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng - 20 -
Mẫu sau khi vô hoạt và xay nhỏ được tiến hành theo dõi sự biến màu theo các khoảng
thời gian khác nhau:
Mẫu C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9
Thời gian (phút) 0 30 60 90 120 270 300 360 420
3.2.1.5 Đánh giá kết quả: kết quả được đánh giá bằng cách đo màu với thiết bị
colorimeter.
3.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian trích ly đến khả năng thu hồi
catechin
3.2.2.1 Mục tiêu thí nghiệm: dựa vào kết quả vừa tìm được của thí nghiệm 1, xác
định được thời gian và nhiệt độ vô hoạt thích hợp, ta áp dụng vào thí nghiệm này
nhằm tìm thời gian và nhiệt độ trích ly tối ưu, tạo ra lượng sản phẩm cao nhất trong
điều kiện khảo sát.
3.2.2.2 Phương pháp thực hiện: nguyên liệu sau khi được làm nhỏ đến kích thước
yêu cầu, cân mẫu và tiến hành trích ly bằng dung môi methanol 60o có hồi lưu và khấy
trộn bằng hệ thống sinh hàn với các khoảng thời gian và nhiệt độ trích ly khác nhau.
Khi đạt yêu cầu về thời gian và nhiệt độ trích ly, tiến hành lọc trong tủ hút để thu được
dịch trích trong, loại bỏ bã. Cho phản ứng màu dịch trích sau khi lọc với vanilin - HCl
và tiến hành đo độ hấp thu của phức hợp catechin với vanilin – HCl bằng thiết bị
spectrophometer. Đánh giá hàm lượng catechin trong dịch trích thông qua sự thay đổi
độ hấp thu của phức hợp catechin với vanilin – HCl để chọn được điều kiện trích ly có
hiệu quả cao nhất.
Nhân tố cố định:
Loại dung môi: dung môi sử dụng là methanol 60o
Tỉ lệ nguyên liệu: dung môi = 1:20 (g/ml)
Nhân tố thay đổi:
Thời gian trích ly
Nhiệt độ trích ly
3.2.2.3 Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí với 2 nhân tố khảo sát là thời gian
trích ly và nhiệt độ trích ly, thí nghiệm được lặp lại 2 lần.
Nhân tố D: nhiệt độ trích ly
D1: 55oC
D2: 60 oC
D3: 65 oC
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng - 21 -
Nhân tố E: thời gian trích ly
E1: 30 phút
E2: 45 phút
E3: 60 phút
E4: 75 phút
E5: 90 phút
E6: 105 phút
Tổng số mẫu thí nghiệm: 3*6*2 = 36 mẫu.
3.2.2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ như sau:
3.2.2.5 Đánh giá kết quả: xác định hàm lượng catechin bằng phương pháp vanilin –
HCl (phụ lục 1).
Nguyên liệu
Vô hoạt
Nghiền nhỏ
Methanol Trích ly
D1E2
Bã Lọc
Đánh giá
D1E3 D1E1 D3E5 D3E6 D3E4
Dịch trích
..
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng - 22 -
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN VÀ CHẾ ĐỘ XỬ LÝ ĐẾN
KHẢ NĂNG VÔ HOẠT ENZYME
Thí nghiệm được tiến hành với 2 nhân tố là công suất của microwave oven và thời
gian vô hoạt
Nhân tố A: công suất microwave oven: gồm 2 mức công suất
A1: công suất cao; A2: công suất trung bình
Nhân tố B: thời gian vô hoạt: gồm 4 mức thời gian và 1 mẫu không được vô hoạt.
B1: 120 giây, B2: 90 giây, B3: 60 giây, B4: 30 giây, B5: 0 giây (không vô hoạt)
Các nghiệm thức được bố trí như sau:
Công suất Thời gian vô hoạt (giây)
microwave oven B1 =120 B2=90 B3=60 B4=30
Công suất cao (A1) A1B1 A1B2 A1B3 A1B4
Công suất trung bình (A2) A2B1 A2B2 A2B3 A2B4
Các mẫu sau khi vô hoạt và làm nhỏ được theo dõi sự biến đổi màu theo thời gian như
sau:
Mẫu C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9
Thời gian (phút) 0 30 60 90 120 270 300 360 420
Màu sắc của mẫu được đo bằng thiết bị đo màu Colorimeter (L-a-b)
4.1.1 Mẫu đối chứng (không vô hoạt)
Cũng giống như các loại thực phẩm khác, trà có chứa rất nhiều loại enzyme, chúng
cần được vô hoạt trước khi đưa vào chế biến nhằm hạn chế các biến đổi không mong
muốn xảy ra. Khả năng vô hoạt enzyme trong quá trình vô hoạt cao hay thấp phụ
thuộc rất lớn vào công suất thiết bị microwave oven và thời gian vô hoạt. Song song
với các thí nghiệm vô hoạt enzyme ở các công suất và thời gian khác nhau thì thí
nghiệm đối với mẫu không qua quá trình vô hoạt đươc tiến hành, nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc so sánh hiệu quả của từng thí nghiệm cụ thể. Kết quả của thí
nghiệm không qua quá trình vô hoạt được trình bài ở bảng 3:
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng - 23 -
Bảng 3: Sự thay đổi màu sắc của trà không qua quá trình vô hoạt theo thời gian khảo
sát
Thời gian theo dõi (phút) L a b
0 43,93 a -5,80 a 9,62 a
30 41,61 b -2,58 b 8,54 b
60 41,02 c -0,47 c 7,84 c
90 40,58 cd -0,29 cd 7,41 cd
120 40,27 de -0,14 d 7,20 de
270 39,58 ef 0,45 e 6,87 ef
300 39,44 f 0,51 ef 6,75 ef
360 39,22 f 0,60 ef 6,67 f
420 39,06 f 0,68 f 6,54 f
Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%
Bảng số liệu thống kê cho thấy với mức độ tin cậy là 95%, có sự khác biệt có ý nghĩa
về màu sắc các mẫu theo thời gian, điều đó có nghĩa là sự hóa nâu sẽ diễn ra rất nhanh
chóng sau khi mẫu được xay nhỏ mà không được vô hoạt, đặc biệt là khoảng thời gian
30 phút đầu tiên. Trong 30 phút này, lượng polyphenol đã bị oxi hóa gần một nửa (giá
trị L từ 43,93 hạ xuống 41,61). Mẫu trở nên tối màu hơn theo thời gian khảo sát.
Kết quả thống kê cho thấy lượng enzyme trong nguyên liệu là rất nhiều, khi lá bị tổn
thương do xay nhỏ, lượng enzyme này được giải phóng, chúng xúc tác các phản ứng
oxi hóa làm cho nguyên liệu bị hóa nâu. Từ đó cho thấy được tính cần thiết của việc
vô hoạt enzyme trong nguyên liệu bằng quá trình vô hoạt .
4.1.2 Vô hoạt với chế độ công suất cao
Màu sắc của trà sau khi xay sẽ thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào hiệu quả quá trình
vô hoạt enzyme. Hiệu quả quá trình vô hoạt enzyme càng tốt thì lượng polyphenol
trong trà ít bị oxi hóa, điều đó cũng có nghĩa là màu sắc của trà ít bị biến đổi theo thời
gian. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình lại phụ thuộc rất lớn vào công suất thiết bị và
thời gian xử lý. Bảng 4 là kết quả phân tích sự thay đổi màu sắc của trà sau khi vô
hoạt với chế độ công suất cao theo thời gian khảo sát.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng - 24 -
Bảng 4: Sự thay đổi màu sắc của trà sau khi vô hoạt với chế độ công suất cao theo thời
gian khảo sát
Thời gian Thời gian vô hoạt (giây)
theo dõi 120 90
(phút) L a b L a b
0 50,24 a -7,59 a 19,47 a 50,60 a -8,54 a 20,03 a
30 50,16 ab -7,55 ab 19,42 ab 50,56 ab -8,45 a 19,89 a
60 50,07 ab -7,45 abc 19,36 abc 50,52 ab -8,38 ab 19,76 a
90 49,99 abc -7,41 abc 19,34 abc 50,49 abc -8,26 abc 19,60 ab
120 49,94 abc -7,35 abc 19,29 abc 50,46 abc -8,21 abc 19,51 ab
270 49,88 abc -7,20 abc 19,13 abc 50,40 abc -7,97 bc 19,20 bc
300 49,81 abc -7,19 abc 19,08 bc 50,39 bc -7,93 c 19,09 bc
360 49,70 bc -7,10 bc 19,06 bc 50,35 bc -7,88 c 18,94 c
420 49,52 c -7,07 c 19,03 c 50,30 c -7,84 c 18,88 c
Thời gian Thời gian vô hoạt (giây)
theo dõi 60 30
(phút) L a b L a b
0 52,86 a -7,26 a 19,83 a 52,44 a -6,56 a 19,54 a
30 52,79 a -7,04 ab 19,73 a 52,35 a -6,35 ab 19,43 ab
60 52,65 a -6,88 abc 19,66 ab 52,20 ab -6,20 ab 19,26 ab
90 52,55 ab -6,76 bc 19,53 ab 51,90 bc -5,89 bc 19,00 bc
120 52,30 b -6,56 c 19,32 b 51,66 c -5,65 c 18,76 c
270 51,69 c -6,13 d 18,74 c 51,00 d -4,66 d 18,20 d
300 51,50 cd -5,90 de 18,56 cd 50,81 de -4,35 de 18,01 de
360 51,35 d -5,70 e 18,35 d 50,63 de -4,12 e 17,84 de
420 51,23 d -5,65 e 18,28 d 50,44 e -4,00 e 17,67 e
Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng - 25 -
Kết quả thống kê ở bảng 4 cho thấy đối với mẫu có thời gian vô hoạt là 120 giây, hầu
như không có sự khác biệt có ý nghĩa về màu sắc của mẫu ở độ tin cậy 95% theo thời
gian khảo sát. Sự khác biệt chỉ có ý nghĩa sau 300 phút sau khi mẫu được làm nhỏ.
Đối với mẫu có thời gian vô hoạt 90 giây, không có sự khác biệt có ý nghĩa về màu
sắc của mẫu trong thời gian 120 phút sau khi mẫu được làm nhỏ. Tương tự như trên,
mẫu có thời gian vô hoạt là 60 giây thì sự khác biệt có ý nghĩa về màu sắc của trà chỉ
xuất hiện sau 90 phút sau khi mẫu được làm nhỏ. Mẫu có thời gian vô hoạt là 30 giây,
sự khác biệt về màu sắc của mẫu chỉ thật sự có ý nghĩa sau khi mẫu được làm nhỏ 60
phút.
Từ những thông số trên dẫn đến các kết luận như sau. Đối với mẫu vô hoạt 120 giây
hoặc 90 giây, đây là điều kiện thích hợp cho các thí nghiệm đòi hỏi có thời gian chờ
dài. Đối với mẫu có thời gian vô hoạt là 60 giây, đây là điều kiện vô hoạt thích hợp
cho các thí nghiệm đòi hỏi có thời gian chờ ít hơn (tối đa là 90 phút). Mẫu có thời gian
vô hoạt 30 giây là mẫu thích hợp cho các thí nghiệm có thời gian chờ khoảng 60 phút.
4.1.3 Vô hoạt với chế độ công suất trung bình
Công suất thiết bị cũng tác dụng lên các enzyme trong nguyên liệu trong điều kiện vô
hoạt với chế độ công suất trung bình. Tuy nhiên, do công suất thấp hơn công suất
dùng ở thí nghiệm trên nên hiệu quả vô hoạt enzyme lên các mẫu có thời gian vô hoạt
khác nhau cũng khác nhau một cách rõ nét. Điều này được thể hiện trong bảng 5.
Bảng 5: Sự thay đổi màu sắc của trà sau khi vô hoạt với chế độ công suất trung bình
theo thời gian khảo sát
Thời gian Thời gian vô hoạt (giây)
theo dõi 120 90
(phút) L a b L a b
0 52,43 a -8,84 a 20,21 a 52,77 a -7,94 a 19,12 a
30 52,40 ab -8,78 ab 20,15 ab 52,68 ab -7,85 ab 18,97 ab
60 52,35 abc -8,75 ab 20,08 abc 52,61 abc -7,77 ab 18,82 abc
90 52,30 abc -8,61 abc 20,05 abc 52,45 bc -7,65 b 18,65 bc
120 52,23 abc -8,58 abc 19,94 abc 52,36 c -7,60 bc 18,50 c
270 51,99 abc -8,47 abc 19,80 bc 51,98 d -7,35 cd 17,91 d
300 51,94 bc -8,41 abc 19,77 bc 51,86 de -7,10 de 17,76 de
360 51,92 c -8,38 bc 19,75 bc 51,74 de -7,04 e 17,61 de
420 51,88 c -8,29 c 19,73 c 51,62 e -7,01 e 17,47 e
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng - 26 -
Thời gian Thời gian vô hoạt (giây)
theo dõi 60 30
(phút) L a b L a b
0 52,34 a -7,48 a 17,58 a 52,96 a -8,14 a 16,34 a
30 52,27 a -7,40 ab 17,44 ab 52,80 ab -7,90 ab 16,20 ab
60 51,95 b -7,17 bc 17,20 bc 52,56 bc -7,76 bc 15,91 bc
90 51,85 bc -7,04 cd 17,05 cd 52,39 cd -7,54 cd 15,75 cd
120 51,70 c -6,80 d 16,81 d 52,21 d -7,24 d 15,48 d
270 51,25 d -6,20 e 16,04 e 51,69 e -6,45 e 14,83 e
300 51,15 de -6,01 ef 15,73 ef 51,54 ef -6,25 ef 14,64 ef
360 50,92 ef -5,87 f 15,51 f 51,40 f -6,10 ef 14,45 ef
420 50,77 f -5,75 f 15,37 f 51,30 f -5,93 f 14,25 f
Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%
Kết quả từ bảng số liệu thống kê cho thấy sự thay đổi màu sắc của mẫu trong quá trình
vô hoạt với mức độ tin cậy là 95%. Đối với mẫu có thời gian vô hoạt là 120 giây,
lượng enzyme gần như bị vô hoạt hoàn toàn, sự thay đổi về màu sắc của các mẫu chỉ
có ý nghĩa sau 270 phút sau khi mẫu được làm nhỏ. Tuy nhiên, các mẫu còn lại thì có
thời gian ổn định màu khá ngắn. Mẫu có thời gian vô hoạt 90 giây đã có sự hóa nâu
xảy ra chỉ sau thời gian 60 phút sau khi mẫu được làm nhỏ. Tương tự như thế, mẫu có
thời gian vô hoạt là 60 giây, sự hóa nâu diễn ra sau thời gian khoảng 45 phút. Mẫu có
thời gian vô hoạt 30 giây lại chỉ có sự ổn đinh màu trong khoảng 30 phút sau khi được
làm nhỏ. Các kết quả trên cho ta biết được thời gian hóa nâu của mẫu trong các điều
kiện vô hoạt là khác nhau. Khi mẫu được xử lý với thời gian 120 giây, có thể giữ mẫu
trong thời gian dài mà không sợ chúng bị hóa nâu, trong điều kiện khác, nếu ta chọn
thời gian vô hoạt là 90 giây thì ta cần tiến hành thí nghiệm trong thời gian 60 phút.
Tương tự như vậy, nếu ta chọn thời gian vô hoạt mẫu là 60 giây, ta cần tiến hành thí
nghiệm trước 45 phút sau khi làm nhỏ. Và đối với mẫu có thời gian vô hoạt 30 giây
thì khoảng thời gian này là 30 phút.
Từ các số liệu trên cho thấy ở 3 điều kiện vô hoạt là công suất cao với thời gian vô
hoạt 120 giây hoặc công suất cao với thời gian vô hoạt 90 giây hoặc công suất trung
bình 120 giây đều làm thỏa mãn mục tiêu thí nghiệm. Tuy nhiên, để thuận tiện cho các
thí nghiệm tiếp theo thì mẫu có điều kiện vô hoạt là công suất cao và thời gian vô hoạt
90 giây được chọn để áp dụng.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng - 27 -
II KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN VÀ NHIỆT ĐỘ TRÍCH LY
ĐẾN KHẢ NĂNG THU HỒI CATECHIN
Thí nghiệm trích ly được tiến hành với 2 nhân tố là thời gian trích ly và nhiệt độ trích
ly. Thí nghiệm được lặp lại 2 lần.
Nhân tố D: nhiệt độ trích ly
D1: 55oC
D2: 60oC
D3: 65oC
Nhân tố E: thời gian trích ly
E1: 30 phút
E2: 45 phút
E3: 60 phút
E4: 75 phút
E5: 90 phút
E6: 105 phút
Trà sau khi được vô hoạt enzyme ở điều kiện tối ưu được làm nhỏ và cân định lượng,
sau đó cho vào bình cầu và tiến hành trích ly với dung môi methanol 60o bằng phương
pháp đun hồi lưu có khuấy trộn với các khoảng thời gian và nhiệt độ khác nhau. Sau
khi quá trình trích ly kết thúc, ta lọc dịch trích trong tủ hút nhằm loại bỏ bã. Dịch trích
thu được sau khi lọc được cho phản ứng màu với vanilin - HCl. Hiệu quả quá trình
trích ly được đánh giá bằng phương pháp vanilin-HCl thông qua độ hấp thu của phức
hợp catechin trong trà với vanilin - HCl (được đo bằng thiết bị spectrophometer). Hàm
lượng catechin thu được trong dịch trích tăng theo thời gian trích ly, đạt đến giá trị cực
đại rồi giảm dần. Tuy nhiên, lượng catechin thu được trong quá trình trích ly phụ
thuộc vào cả hai yếu tố là thời gian trích ly và nhiệt độ trích ly. Điều này được thể
hiện ở bảng 6.
Bảng 6: Sự thay đổi hàm lượng catechin trong dịch trích theo điều kiện thí nghiệm
(Thể hiện bằng sự thay đổi độ hấp thu của phức hợp catechin trong trà với vanilin - HCl)
Mẫu Độ hấp thu Mẫu Độ hấp thu Mẫu Độ hấp thu
D1E1 4,09 a D2E1 4,60 d D3E1 4,49 c
D1E2 4,29 b D2E2 4,73 e D3E2 4,29 b
D1E3 4,35 b D2E3 4,94 fg D3E3 4,62 d
D1E4 4,53 cd D2E4 5,16 k D3E4 4,88 f
D1E5 4,91 f D2E5 5,05 h D3E5 4,56 cd
D1E6 4,57 cd D2E6 5,03 gh D3E6 4,47 c
Các chữ cái khác nhau trong bảng biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng - 28 -
Đồ thị response surface và contour của thời gian, nhiệt độ đến độ hấp thu của phức
hợp catechin với vanilin – HCl.
Phương trình biểu thị mối tương quan giữa thời gian, nhiệt độ trích ly với độ hấp thu
DO HAP THU = -58,9904 + 2,04498*NHIET DO - 0,0165889*NHIET DO*NHIET DO -
0,000662222*NHIET DO*THOI GIAN + 0,0645799*THOI GIAN - 0,00014321*THOI
GIAN*THOI GIAN
Bảng số liệu thống kê cho thấy, đối với mẫu được trích ly ở nhiệt độ 55oC, hàm lượng
catechin thu được ngày càng tăng cao theo thời gian và giá trị đạt cực đại sau 90 phút
trích ly. Đối với mẫu trích ly ở nhiệt độ 60 và 65oC thì lượng catechin đạt giá trị cực
đại sau 75 phút trích ly rồi sau đó giảm dần. Trong thí nghiệm trích ly ở 55oC, thời
gian để lượng catechin đạt cực đại dài hơn so với 2 thí nghiệm còn lại là do nhiệt độ
áp dụng trong thí nghiệm là không cao, hiệu quả trích ly thấp. Do đó, để có lượng
catechin thu được cao thì cần có thời gian dài hơn. Mẫu được trích ly ở 65oC có hàm
lượng catechin thu được thấp hơn so với mẫu được trích ly ở 60oC là do khi trích ly ở
nhiệt độ cao, hàm lượng catechin đã bị oxi hóa một phần, làm giảm đi lượng catechin
thu được.
Từ bảng số liệu thống kê và đồ thị cho thấy được, khi so sánh hàm lượng catechin thu
được trong quá trình trích ly ở các khoảng thời gian và nhiệt độ khác nhau thì mẫu
được trích ly ở nhiệt độ là 60oC trong thời gian 75 phút là mẫu có hàm lượng catechin
thu được là cao nhất. Do đó, điều kiện trích ly mẫu ở 60oC trong thời gian 75 phút là
điều kiện thích hợp cho quá trình trích ly catechin từ trà bằng dung môi methanol 60o.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng - 29 -
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Hiệu quả quá trình trích ly catechin từ trà tươi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện
vô hoạt enzyme, thời gian và nhiệt độ trích ly, tỉ lệ giữa dung môi và nguyên liệu, loại
dung môi sử dụng trong quá trình trích ly,
Với những điều kiện thí nghiệm, có thể kết luận như sau:
- Nguyên liệu được vô hoạt với những điều kiện khác nhau thì mức độ vô hoạt
enzyme rất khác nhau. Tương ứng với các điều kiện thí nghiệm, có 3 điều kiện vô hoạt
đáp ứng được mục tiêu thí nghiệm là: công suất cao trong thời gian 120 giây, công
suất công suất cao trong thời gian 90 giây và công suất công suất trung bình trong thời
gian 120 giây. Tuy nhiên, để thuận tiện cho thí nghiệm tiếp theo, điều kiện vô hoạt
nguyên liệu với công suất thiết bị là công suất cao trong thời gian 90 giây được chọn
để tiến hành.
- Kết quả quá trình trích ly catechin từ trà tươi cho thấy hàm lượng catechin thu được
trong từng thời gian và nhiệt độ thí nghiệm là rất khác nhau. Trong điều kiện trích ly
hợp chất catechin bằng dung môi methanol 60o bằng phương pháp đun hồi lưu có
khuấy trộn, ở các khoảng nhiệt độ và thời gian khảo sát cho thấy khi sử dụng nhiệt độ
60oC trong thời gian 75 phút cho hiệu quả trích ly cao nhất.
5.2 KIẾN NGHỊ
- Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu :dung môi trong quá trình trích ly.
- Sử dụng các dung môi khác để tiến hành trích ly nhằm tìm được dung môi có khả
năng trích ly cao nhất.
- Sử dụng các phương pháp khác để trích ly nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi sản
phẩm.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng - 30 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Fereidoon Shahidi and Marian Naczk (2004), Phenolics in food and
nutraceuticals, CRC Press, Boca Raton London NewYork Wasington, D.C.
Ishikawa T Suzukawa et al, Effect of tea flavonoid supplementation on the
susceptibility of low- density lipoprotein to oxidative modification, Am J Clin Nutr
(1997 Aug) 66(2):261-6
Lê Ngọc Tú (2003), Hóa học Thực phẩm, NXB Khoa học kỹ thuật.
Maurice R. Marshall, Jeongmok Kim and Cheng-I Wei (2000), Enzymatic
Browning in Fruits, Vegetables and Seafoods, Food Science and Human Nutrition
Department University of Florida.
Nguyễn Hải Hà (2006), Nghiên cứu trích ly polyphenol từ trà (Camellia
sinensis L.), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Bách khoa Tp.HCM.
Tiếng Anh
Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông (2005), Sổ tay Quá trình và thiết bị công
nghệ hóa chất (tập 1), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Valcic et al, Inhibitory effect of six green tea catechins and caffeine on the
growth of four selected human tumor cell lines, Anticancer Drugs (1996 Jun)
7(4):461-8
Vũ Thỵ Thư và Đoàn Hùng Tiến (2001), Các hợp chất hóa học có trong trà và
một số phương pháp phân tích thông dụng trong sản xuất trà ở Việt Nam, NXB Nông
Nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng vi
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG
POLYPHENOL BẰNG VANILIN - HCl
Vanilin có khả năng bị proton hóa trong môi trường acid, tạo thành ion mang điện
dương ái điện tử yếu, sau đó phản ứng với các chất catechin tại vị trí 6 hoặc 8, tách
nước tạo thành hợp chất có màu đỏ.
Hóa chất: dung dịch vanilin 1% trong methanol (pha mới trước khi sử dụng). Dung
dịch HCl 9M trong methanol, methanol.
Chất chuẩn: dung dịch (+)-catechin.
Phương pháp thực hiện: lấy 1 ml dung dịch (dung dịch chuẩn hoặc dịch trích trà đã
pha loãng phù hợp – mẫu trắng thay bằng 1 ml methanol) cho vào ống nghiệm, cho
tiếp 2,5 ml dung dịch vanilin, lắc đều, sau đó cho thêm vào 2,5 ml dung dịch HCl. Lắc
đều và để yên dung dịch trong thời gian 30 phút, sau đó đem đo độ hấp thụ tại bước
sóng λ = 500 nm.
PHỤ LỤC 2 THỐNG KÊ
I THÍ NGHIỆM VÔ HOẠT ENZYME
1.1 Mẫu không vô hoạt
Số liệu đo được như sau:
MAU L a b
B5C1 43,97 -5,81 9,44
43,58 -6,03 9,89
44,23 -5,57 9,53
B5C2 42,20 -2,74 8,59
41,97 -2,70 8,71
41,56 -2,29 8,31
B5C3 40,80 -0,52 7,84
41,03 -0,40 7,52
41,23 -0,48 8,16
B5C4 40,82 -0,37 7,00
40,86 -0,24 7,48
40,06 -0,27 7,76
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng vii
B5C5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0253.pdf