Thái độ đánh giá ở đây là của người sửdụng câu TN đối với vấn đề được đềcập. Khi
có sựtương đồng giữa điều câu TN muốn nói với thực tếkhách quan nào đó, thì người ta sẽ
dùng câu TN đểthểhiện, nói lên ởdạng cô đọng, ngắn gọn. Đối với những câu TN đơn
nghĩa thì không có gì đáng bàn. Nhưng đối với những câu TN có nhiều nghĩa mà cùng thể
hiện một đối tượng, hàng động thì cần phải chú ý. Hiểu câu TN nhưthếnào là phụthuộc
vào thái độ, đánh giá của người nói đối với đối tượng được đềcập. Chúng tôi xin nêu một số
trường hợp:
159 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2702 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát một số câu tục ngữ có nhiều cách hiểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu xác định “Bút (thì) sa, gà (thì) chết thì
vô nghĩa.
3.1.1.4. Mô hình: Lành (Nên) làm A, vỡ (không nên, thủng, rách…) làm B. Thí
dụ: Lành làm thúng, vỡ làm mê; Nên làm cột mạ, không nên hạ cột con;... Ý nghĩa chung
của các câu này nói về nguyên vật liệu được tận dụng: tốt lành thì làm ra thứ cao cấp; xấu,
hỏng thì làm hàng thứ phẩm, không để uổng phí. Đối với con người cũng vậy: tùy theo năng
lực, điều kiện của từng người mà sử dụng vào các công việc thích hợp, làm việc lớn không
được thì làm việc nhỏ, làm công việc cao sang không được thì làm những việc bình thường,
đơn giản,... chứ không có chuyện không làm, không dùng. Có sức thì dùng vào việc nặng,
người yếu thì dùng vào việc nhẹ, thông minh thì cho chỉ huy, không thì sai vặt,... Chúng ta
cũng có câu tương tự như các câu trên nhưng hiểu khác nhau: Lành làm gáo, vỡ làm muôi,
lôi thôi làm thìa:
- Không có vật gì, người nào bỏ phí cả, tùy công dụng, khả năng mà dùng: gáo dừa
khô được tra cán vào dùng để múc nước, nếu gáo bị vỡ làm đôi thì gọt đẽo thành cái muôi
(giá) để xúc cơm, múc chè,… Nếu muôi bị vỡ nữa hoặc gáo bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ thì
dùng làm muỗng cũng được [2, 10, 46, tr.782, 396, 172].
- Thái độ bất cần, muốn sao thì sao [10, tr. 396].
Như vậy, chúng ta thấy rằng nghĩa thứ nhất hợp lí hơn. Thí dụ: “Tuy chị vẫn nghĩ và
nói trước mặt chồng “Lành làm gáo, vỡ làm muôi” nhưng lúc này chị không kịp nghĩ đến
câu ấy” [Nguyễn Khải – Xung đột, tr. 57].
Nghĩa thứ hai chỉ là nghĩa phụ, có chút tiêu cực vì không thể hiện thái độ coi trọng sự
vật, sự việc, con người,…
Tóm lại, mặc dù có những ngoại lệ, dị biệt như trên, nhưng chúng tôi cũng mạnh dạn
đề xuất cách hiểu ở một số câu TN theo hệ thống mô hình cấu trúc câu. Có thể có những bất
cập, nhưng trước mắt, qua khảo sát một số câu ở trên, chúng tôi thấy cách làm này là có sơ
sở, chấp nhận được, ít nhất là đối với những câu đã khảo sát.
3.1.2. Hệ thống dị bản, đồng nghĩa, gần nghĩa
TN luôn luôn được lưu truyền trong không gian và thời gian, qua từng thời kì, giai
đoạn, địa phương, từng cá nhân khác nhau. Quá trình lưu truyền như vậy, tất yếu dẫn đến sự
biến đổi của tác phẩm. Sự biến đổi có thể xảy ra hai khả năng sau:
- Sự biến đổi vượt quá độ, quá giới hạn, nội dung thay đổi thì trở thành một tác phẩm
khác. Thí dụ: Ăn muối còn hơn chuối chết (Ăn muối còn hơn chuối chát), Ăn chung, mủng
riêng (Ăn chung, mùng riêng),...
- Sự biến đổi chưa vượt quá độ, chưa quá giới hạn, nó vẫn là nó, vẫn nội dung đó
nhưng có thêm sắc thái mới. Đây là hai bản khác nhau của cùng một tác phẩm, chúng là dị
bản. Thí dụ: Đắm đò nhân thể giặt mẹt (Đắm đò nhân thể rửa trôn), Đứa dại để trôn, người
khôn xấu hổ (Đứa dại cởi truồng, người khôn xấu mặt),...
Chúng tôi dùng hệ thống dị bản, những câu đồng nghĩa, gần nghĩa để hỗ trợ việc lựa
chọn cách hiểu. Bởi lẽ giữa các dị bản với câu đang xét có mối quan hệ gần gũi với nhau.
Thứ nhất, chỉ mức độ, sắc thái nghĩa có thay đổi chút ít nhưng nói chung chúng có cùng sợi
dây ngữ nghĩa. Thứ hai, các dị bản phần lớn đều có chức năng tường giải, làm rõ nghĩa cho
nhau. Thứ ba, chúng tôi chọn “nghĩa này” vì thực tế “số đông” (các dị bản) đã có nghĩa như
vậy. Sau đây là một vài câu TN:
1. Bán gà ngày gió, bán chó ngày mưa. Cây này được các sách hiểu khác nhau như sau:
- Một kinh nghiệm mua bán gà: hàng hóa (gà , chó,...) mà đem bán không đúng lúc
(ngày gió, ngày mưa,...) thì mất giá. Bởi vì vào ngày gió thì lông gà xù lên, xơ xác, không
mượt, mồng tái mét,… ngày mưa thì lông chó bết vào, thân thể còm rọm, run lên, trông kém
mã [2, 10, 19, tr. 116, 52, 171].
- Người ta tin rằng gà hay toi về mùa có gió, còn khi trời mưa thì người ta thích ăn
thịt chó. Bán thế có lợi [46, tr. 28].
Với câu TN trên, chúng tôi tìm được một số dị bản sau: Bán gà kiêng ngày gió, bán
chó kiêng ngày mưa [10, tr. 52], Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa [7, tr. 161].
Qua hai dị bản trên, rõ ràng đây là một lời khuyên không nên bán gà vào ngày có gió
mạnh, bán chó vào ngày mưa nhiều. Hai dị bản này đã góp phần làm rõ nghĩa hơn, chi tiết
hơn, cụ thể hơn nghĩa của câu TN trên (cũng tức là câu TN trên cô đọng hơn, hàm súc hơn
hai dị bản). Và dĩ nhiên, cách hiểu thứ nhất đối với câu TN, theo chúng tôi là hợp lí, có cơ
sở. Còn cách hiểu thứ hai thì chưa thuyết phục, chưa bao quát vấn đề. Theo như lời giải
thích của tác giả thì phải bán gà vào mùa có gió và bán chó khi trời mưa. Nhưng chúng tôi
không tìm thấy câu TN hay dị bản nào nói về việc bán chó ngày mưa hay trời mưa thì người
ta thích ăn thịt chó. Lại nữa, nếu trời mưa người ta thích ăn thịt chó thì đây cũng không phải
là hiện tượng phổ biến. Như vậy, cho “trời mưa thì người ta thích ăn thịt chó” là một sự suy
diễn thiếu cơ sở đích đáng. Nguyên nhân có lẽ do tính cô đúc của câu TN so với hai dị bản.
Ta còn có một dị bản nữa còn ngắn hơn các câu trên là: “Gà ngày gió, chó ngày mưa” [10,
tr. 295]. Câu này, về hình thức thì không còn cho ta biết là “bán” hay “không bán” nữa. Nếu
ai có đầu óc nặng về suy diễn thì có thể hiểu khác nhau: có thể “bán” hay “không bán”, có
thể: “ăn” hay “không ăn”, “nuôi” hay “không nuôi”,... Và như vậy thêm một lần nữa khẳng
định rằng, cấu trúc cô đọng, hàm súc của TN có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau,
trong đó không loại trừ những cách hiểu áp đặt, tùy tiện,... Và cũng cho ta thấy rằng “quá
trình hình thành dị bản của tục ngữ nhiều khi là quá trình diễn ra sự rút gọn các ngôn từ vốn
đã cô đọng” [58, tr. 258].
2. Ai ăn trầu người ấy đỏ môi. Câu này được hiểu:
- Ai giỏi ai hay mặc họ hay tỏ thái độ bàng quan đối với thắng lợi của người khác
[10, 46, tr. 14, 07].
- Người nào cũng phải trực tiếp đón nhận kết quả của hành vi mình đã gây ra. Làm
đẹp sẽ được đẹp, làm xấu sẽ bị cười chê, làm chuyện tàn ác sẽ bị lên án [2, tr.09].
Chúng ta có một số câu đồng nghĩa, gần nghĩa sau: Ai ăn mặn người ấy khát nước;
Ai đắp nấm người ấy ấm mồ; Ai cởi truồng người ấy xấu; Ai đi chùa người ấy được phước;
Ai chửa nấy đẻ; Ai làm người ấy chịu; Ai đội mũ lệch người ấy xấu;...
Các câu này, tuy sắc thái nghĩa từng câu khác nhau nhưng có điểm chung là quan hệ
giữa các vế trong câu giống nhau: nguyên nhân (điều kiện) – kết quả. Có nguyên nhân này
thì có kết quả tương ứng, người nào làm việc gì thì chính người ấy phải nhận lấy kết quả từ
việc làm đó. Chẳng hạn, người nào cởi truồng thì chính người ấy phải xấu hổ (trừ trường
hợp bệnh tật, vô cảm), người nào đội mũ lệch thì chính người ấy phải chịu xấu hổ (theo
quan niệm xưa),... Trường hợp “Ai ăn trầu người ấy đỏ môi ” cũng tương tự: người nào ăn
trầu (trầu màu đỏ) thì chính người ấy phải nhận lấy kết quả là “đỏ môi” theo cả nghĩa đen
lẫn nghĩa bóng. Như vậy, cách hiểu thứ hai ở trên đối với câu này là hợp lí, chấp nhận được.
Còn cách hiểu thứ nhất, theo chúng tôi, chỉ là phụ, nghĩa mở rộng mà thôi, vì “ai làm người
ấy chịu” cho nên mình mới “bàng quan”, không quan tâm tới. Có chăng cách hiểu thứ nhất
sẽ phù hợp hơn đối với các câu như: Ai biết phận nấy; Voi biết voi, ngựa biết ngựa; Ai có
thân người ấy lo, ai có bò người ấy giữ; Ai lo giữ phên tráp nấy; Ai có mát mặt người ấy;...
3. Một kín, chín hở. Câu này được hiểu khác nhau như sau:
- Chuyện bí mật chỉ một người biết thì còn giấu được, chứ người thứ hai biết thì khó
lòng giữ được bí mật [2, tr. 94].
- Đối với một việc nào đó cần phải giữ kín, vậy mà chỉ có một phần là có thể giữ kín
được thôi, còn chín phần kia đều là hở. Ý nói: muốn giữ kín nhưng giữ không được [19, tr.
26].
Chúng ta có một số dị bản với các cách hiểu tương ứng:
- Một miệng kín, chín mười miệng hở (Một kín, mười hở): chê người nào không giữ
kín được một điều bí mật [46, tr. 203].
- Một người thì kín, hai người thì hở : một điều bí mật đã nói với người thứ hai thì
không giữ được kín nữa [46, tr. 205].
- Một miệng kín, chín miệng hở : bất cứ chuyện gì đã đến người thứ hai biết thì khó
giữ được bí mật [10, tr. 443].
Qua các dị bản và cách hiểu, chúng tôi có một số nhận xét:
-“Chín” trong các câu TN trên chỉ là con số tượng trưng, ước lệ để chỉ “số nhiều” chứ
không phải là con số cụ thể, xác định. Người ta chọn “chín” chỉ là vấn đề vần vè (vần liền:
kín – chín). Bằng chứng là ta có câu “Một người thì kín, hai người thì hở’ mà mức độ, nội
dung ý nghĩa vẫn giống như câu “Một kín, chín hở”. Do vậy, dị bản “Một kín, mười hở” là
chưa thật sự hợp lí lắm, trước hết là về vần điệu. Kế đến là ở lời giải thích đối với câu TN:
Chê người nào không giữ kín được một điều bí mật. Sự thật thì câu TN chỉ là một lời
khuyên răn, một kinh nghiệm nói chung: một người biết thì còn giữ bí mật, chứ nhiều người
biết thì không còn bí mật nữa, chứ không phê phán ai, phê phán cái gì. Lời giải thích này chỉ
phù hợp trong trường hợp một người nào đó vì sơ xuất hay vì lí do nào đó mà làm lộ bí mật
để người khác biết thì người ta dùng câu này để nhắc nhở, chế giễu,...
- Mặc dù có các dị bản khác nhau, các lời giải thích có sắc thái khác nhau hay đôi
chỗ chưa hợp nhưng ý nghĩa chung vẫn thống nhất như đã nói ở trên.
Hai nhận xét trên chính là cơ sở để chúng tôi chọn cách hiểu thứ nhất đối với câu TN
“Một kín, chín hở”. Thí dụ: “Chẳng dè, cái mưu thì kín nhẹm, còn chuyện kia thì thúng khó
úp voi, một miệng kín chín mười miệng hở. Từ ngày Xuân Lan trò chuyện với Lê Xuân
Kỳ tại quán Tư Quăng, thiên hạ đồn rùm, thấu tới tai bà phủ” [Nguyễn Chánh Sắt – Lòng
người nham hiểm]. Cách hiểu thứ hai thì được nhìn nhận ở góc độ khác và chưa hợp lí,
thiếu tính thuyết phục. Theo lời giải thích của tác giả thì tỉ lệ 1 / 9 không phải là 1 người biết
/ 9 người biết mà ở bản thân sự việc: 1 phần giữ kín / 9 phần bị hở (không giữ kín được).
Cách hiểu như vậy chỉ đúng đối với một số sự việc, không có tính phổ biến, quy luật vì thực
tế có nhiều sự việc vẫn còn là bí mật hoặc mãi mãi là bí mật.
Ngoài ra, cũng còn một vài câu khác như: Một lần thì kín, chín lần thì hở [10, tr.
442], Một nghề thì kín, chín nghề thì hở (Một nghề cho chín, hơn chín nghề) [10, tr. 144],
Một lần không chín, chín lần chẳng nên [2, tr. 96],... Các câu này là những trường hợp cụ
thể, mở rộng, là những khả năng có thể có từ câu TN quá cô đọng là “Một kín, chín hở” mà
thôi. Bởi vì nó không còn là “người” nữa mà chuyển sang “nghề”, “lần”,... Cụ thể là chúng
đã được hiểu như sau:
- Một lần thì kín, chín lần thì hở: 1. Làm việc mà khéo léo, cẩn thận thì chỉ một lần
cũng xong xuôi, chu đáo; nếu vụng về, cẩu thả thì làm đi làm lại vẫn không ra gì. 2. Việc
làm vụng trộm nhiều lần sẽ bị phát hiện, không thể giấu giếm được [10, tr. 442].
- Một nghề thì kín, chín nghề thì hở: nên chuyên về một nghề cho thành thạo tinh
thông, tức chuyên môn hóa nghề nghiệp [10, tr. 444].
4. Có xôi nói xôi, có thịt nói thịt. Câu này được hiểu khác nhau như sau:
- Không kén chọn đối tượng giao tiếp với mình, nói chuyện với người nào cũng được
[46, tr. 76].
- Thấy đâu có ăn thì nói hùa theo đó, nịnh bợ theo đó [19, tr. 396].
Tương ứng với hai cách hiểu trên, chúng ta có một số câu gần nghĩa, một số dị bản
tương ứng sau:
- Cách hiểu thứ nhất: Có xôi nói với xôi, có thịt nói với thịt; Có cháo ăn cháo, có rau
ăn rau; Có thịt đòi xôi, có cháo đòi chè... [46, tr. 75].
- Cách hiểu thứ hai: Có thịt khen thịt nạt, có lạc khen lạc bùi; Có xôi nói xôi dẻo, có
thịt nói thịt bùi... [10, tr. 170].
Như vậy, hai cách hiểu trên là có cơ sở, hợp lí. Vấn đề là ở chỗ người ta hiểu “có
xôi” là như thế nào. “Có xôi” có thể hiểu là xác nhận sự tồn tại của xôi và số lượng thì chỉ
có một loại (chỉ có xôi chứ không có các thứ khác). Cách hiểu này ứng với nghĩa thứ nhất.
“Có xôi” cũng có thể hiểu là “được có xôi” (do được biếu, tặng, cho, ban,... hay van xin mà
có được) thì mình nịnh bợ, nói theo người cho mình xôi. Cách hiểu này tương ứng với nghĩa
thứ hai.
5. Nóc nhà xa hơn kẻ chợ. Câu này được hiểu:
- Tuy ở gần nhau, thậm chí ở cùng một nhà, mà không có cảm tình với nhau, thì
không thể thân thiết nhau bằng người ở xa [46, tr. 238].
- Việc thiết thân lại không được chú ý bằng việc viễn vong xa xôi [10, tr. 476].
- Bà con ruột thịt với mình đôi khi vì một lí do nào đó mình không thể thăm viếng,
lại năng lui tới thăm hỏi người dưng. Tức là cố tình xa lánh bà con họ hàng, mà lại kết thân,
giúp đỡ người dưng nước lã [2, tr. 291].
- Ở gần nhau mà không có việc liên quan thì cũng ít tiếp xúc với nhau, còn ở xa nhau
nhưng có nhiều việc liên quan thì lại phải tiếp xúc luôn [19, tr. 331].
Theo tác giả Triều Nguyên, bên cạnh câu TN đang bàn, còn có câu “Nóc nhà xa hơn
chợ, vợ gần hơn mả cha”. Đây là câu TN gồm hai vế đẳng lập, chúng bổ sung cho nhau theo
lối so sánh. Đối với vế đầu: nóc nhà tuy ở gần nhưng một khi nó an lành thì không phải bận
tâm, còn chợ ở xa thì lại được chú ý, quan tâm. Vậy vế 1 có nghĩa: cái gần hay xa đối với
con người không phải thuộc về cự li mà thuộc về tâm lí, sự quan tâm. Còn vế sau: mả cha
được hiểu là sự gần gũi về mặt cốt nhục, huyết thống, nhưng khi đã yên ổn (chôn cất đàng
hoàng) thì ít thăm viếng, chăm nom,... trong khi vợ chẳng quan hệ máu mủ gì thì lại quyến
luyến, quan tâm. Vậy vế thứ 2 có nghĩa: cái gần hay xa đối với con người, không phải về
huyết thống mà thuộc về tâm lí, sự quan tâm. Tổng hợp hai vế về mặt ngữ nghĩa ta có: cái
gần hay xa trong quan hệ giữa người với người, người với sự vật hiện tượng nói chung,
không phải về cự li, huyết thống mà thuộc về tâm lí, sự quan tâm. Tâm lí, sự quan tâm ở đây
là những nhu cầu về cái ăn, cái mặc, về quan hệ nam nữ,... Và có thể nói chung là sự ham
thích. Như vậy, nhờ vào “vợ gần hơn mả cha” mà câu TN “Nóc nhà xa hơn chợ, vợ gần hơn
mả cha” đã trở nên sáng rõ hơn về nghĩa (so với 4 cách hiểu trên) và cũng không có sự hiểu
khác nhau như trên.
6. Ma quàn, cưới chịu. Câu này có người hiểu như sau:
Những nỗi lo, tai họa đối với cuộc đời con người thời xưa. TK: xưa, cha mẹ chết con
cái phải mổ lợn, mổ trâu làm cỗ mời làng trả nợ miệng, dân làng đến ăn cỗ rồi mới khiêng
người chết đi chôn. Nhà nghèo không có tiền làm cỗ đành phải chịu tai tiếng và nhờ vài
người thân khiêng xác đi chôn. Như vậy coi là ma quàn. Xưa, trai gái lấy nhau cũng phải
làm cỗ mời làng, lo tiền nộp cheo thì mọi người mới công nhận. Người không có tiền lo mọi
thủ tục đó, đành phải mang tiếng là theo không. Như vậy gọi là cưới chịu [10, tr. 423].
Lời giải thích và cách hiểu như trên chưa thật sự thuyết phục vì hiểu chưa chính xác
từ ngữ. “Ma quàn” không có nghĩa như lời giải thích mà là thây ma cho vào áo quan để đó
coi giữ rồi sẽ đưa chôn sau. “Cưới chịu” nói về việc người con gái sắp lấy chồng mà nhà có
người thân chết thì người ta chưa phát tang vội, mà làm lễ cưới nhưng chỉ là hình thức (chưa
có nhiều lễ vật, cô dâu chưa về nhà chồng). Sau khi làm ma chôn cất người chết xong thì
người ta lựa lúc thuận tiện mới làm lễ cưới chính thức,... Câu này còn có một dị bản: Ma
quàn, cưới chịu, lính nằm canh.“ Lính nằm canh” là lính phải nằm trực sẵn ở điếm canh, chờ
đến phiên mình đứng canh gác,... Vậy với vế “lính nằm canh” thì không phải là “những nỗi
lo, những tai họa đối với cuộc đời con người”. Kết hợp nghĩa của ba vế lại với nhau, ta có:
cảnh chờ đợi sốt ruột (chờ đem chôn người chết, chờ ngày cưới chính thức và chờ đến phiên
canh gác).
Từ những tìm hiểu, phân tích, đề xuất trên, đối với hệ thống dị bản, những câu đồng
nghĩa, gần nghĩa, chúng tôi đề xuất:
- Chúng ta phải đối xử công bằng với các dị bản nếu nó là sản phẩm mang đậm chất
địa phương, vùng miền,... Nhưng mặt khác chúng ta cũng nên chọn và phổ biến những bản
thật sự có giá trị, có tính quy luật.
- Trong các cuốn từ điển hay các sách chuyên ngành nên cung cấp các dị bản của câu
TN hoặc chú thích rõ ràng để người đọc hiểu được văn bản dễ dàng hơn, đặc biệt là từ
nguyên.
- Đối với những câu TN có nhiều vế mà có khả năng đã bị “rơi rụng” đi bộ phận nào
đó thì nên phục chế, hiệu đính để có cơ sở hiểu nghĩa.
3.2.Chú ý đến yếu tố kết cấu, sự tương hợp giữa các đối tượng
Có thể khẳng định rằng, nắm được kết cấu, quan hệ giữa các đối tượng trong cấu tạo
của TN là rất cần thiết và quan trọng. Việc này giúp cho người nghiên cứu, tìm hiểu nghĩa
của TN được thuận lợi hoặc tránh những sai lầm, ngộ nhận đáng tiếc về nghĩa. Sau đây,
chúng tôi đề xuất cách hiểu dựa vào kết cấu của câu, sự tương hợp giữa các đối tượng.
3.2.1. Kết cấu so sánh
Theo cách hiểu thông thường thì so sánh là công khai hay không công khai) đối chiếu
hai hay nhiều đối tượng khác loại có cùng nét nghĩa giống nhau nào đó về nội dung cũng
như hình thức nhằm nhấn mạnh đặc điểm, tính chất của đối tượng.
Về hình thức cấu tạo, biện pháp so sánh có thể quy vào ba kiểu sau:
- A như (tựa, dường như, chừng như, tưởng...) B. Thí dụ: Con có cha như nhà có
nóc.
- A bao nhiêu B bấy nhiêu. Thí dụ:
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
- A là B. Thí dụ: Nghĩa tử là nghĩa tận.
Trên đây là ba kiểu câu có từ so sánh và không khó lắm để nhận dạng và hiểu nghĩa.
Còn có loại câu so sánh mà từ so sánh vắng mặt. Loại câu này rất khó khăn trong việc xác
định nghĩa, đặc biệt là trong TN.
Người ta thường nói sự đối lập, sự va chạm làm nảy sinh vấn đề, nảy sinh chân lí.
Điều quan trọng này cũng giống như trong so sánh. Một sự vật, hiện tượng nào đó nói
chung mà nghiên cứu, tìm hiểu nó một cách độc lập, riêng lẻ thì rất khó xác định được bản
chất của nó, có khi còn mang tính võ đoán. Nhưng khi đặt nó trong sự so sánh với cái khác
thì sẽ thấy được sự khác nhau, giống nhau, hơn kém giữa hai đối tượng. Nghĩa là bản chất
của nó sẽ dần lộ ra. So sánh có tầm quan trọng như vậy nên có người nói rằng thế giới này
tồn tại trong sự đối sánh. Trong lĩnh vực ngôn từ, có thể nói so sánh là thủ pháp quan trọng
nhất. Thậm chí có người nói các biện pháp tu từ khác như: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, thậm
xưng, nói giảm,... cũng là một dạng của so sánh mà thôi.
Trong TN, so sánh được sử dụng phổ biến và triệt để nhằm diễn đạt những khái niệm
trừu tượng một cách cụ thể, hình ảnh. Chẳng hạn: Lời nói, gói vàng; Một lời nói, một đọi
máu; Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời;... Đó là lí do vì sao chúng tôi xem kết cấu so
sánh là quan trọng trong TN và chi phối các cách hiểu. Sau đây là một số thí dụ:
1. Chồng như đó, vợ như hom. Câu này được hiểu như sau:
- Chồng làm ra của, vợ giữ gìn [2, 10, 19, 46, tr. 306, 145, 146, 65].
- Hai vợ chồng rất hợp nhau [46, tr. 65].
Chúng ta thấy câu này có kết cấu so sánh - so sánh sự giống nhau giữa hai đối tượng:
chồng – đó, vợ – hom. “Đó” là đồ đan bằng tre, hình ống, để đón bắt cá tôm. Nghĩa là làm
ra của. Còn “hom” là vật để đậy miệng lờ, miệng đó, đan hình nón thủng ở chóp để tôm cá
mỗi khi đã vào lờ, vào đó thì không ra được. Nghĩa là giữ của do “đó” làm ra. Như vậy
cách hiểu thứ nhất là chính xác, là đúng. Hơn nữa, chúng ta còn có một số câu mà nghĩa
cũng tương tự như cách hiểu thứ nhất: Đàn ông như giỏ, đàn bà như hom; Đàn ông là nhà,
đàn bà là cửa; Chồng như giỏ, vợ như hom; Của chồng, công vợ;… Cách hiểu thứ hai không
hẳn là sai nhưng chưa bám sát kết cấu so sánh của câu. Có lẽ đây là một cách hiểu được suy
ra từ nghĩa thứ nhất. Vì “chồng làm ra của cải, vợ giữ gìn” là thể hiện sự chung sức, gắn bó
khăng khít, biết lo toan nên mới dẫn đến là “hai vợ chồng rất hợp nhau”.
2. Nước khe đè nước suối. Câu này được hiểu:
- Nước trong khe trong lành hơn nước suối vì nước suối đã cuốn theo những chiếc lá
rụng, những cành mục làm cho nước bị ô nhiễm [46, tr. 246].
- Nghĩa bóng: kẻ tiểu nhân đắt thế lên mặt hiếp đáp người quân tử sa cơ [2, tr. 341].
- Người trên đè người dưới [19, tr. 413].
Cùng hình thức kết cấu như câu trên, chúng ta còn có: Cá mè đè cá chép (1); Chữ
phú đè chữ quý (2) và được hiểu:
(1): Nghĩa đen là một kinh nghiệm chăn nuôi: cá mè ăn nổi, sống ở tầng trên, cá chép
sống ở tầng giữa. Nghĩa bóng: người nọ chèn ép người kia [10, 19, 46, tr. 92, 294, 43].
(2): Người giàu vẫn hơn người sang mà không tiền [19, tr. 162].
Theo từ điển thì “đè” có nghĩa là cho phải chịu đựng sức nặng, sức mạnh của một vật
đặt lên bên trên [65, tr. 294]. Như vậy, cách hiểu từ “đè” ở (1) theo nghĩa của từ điển và
hoàn toàn đúng theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ở (2) thì từ “ đè” không được hiểu theo
nghĩa của từ điển mà theo nghĩa so sánh là “ hơn”. Nếu quán đổi cách hiểu từ “đè” giữa hai
câu này thì sẽ như thế nào? Tức là hiểu “ đè” là “ hơn” ở (1) và “đè” theo nghĩa từ điển đối
với (2). Hoàn toàn không hợp. Vì cá mè không có giá trị bằng cá chép, chữ phú không viết
trên chữ quý (chữ tượng hình).
Từ hai câu trên, chúng ta hiểu từ “đè” trong câu “Nước khe đè nước suối như thế
nào”? Cả ba cách hiểu về từ “đè” đều phù hợp, có cơ sở: nước từ trong các khe đá đầu
nguồn chảy hợp lại thành suối, nhiều suối thành sông; nước trong khe bao giờ cũng tinh
khiết, trong lành hơn nước suối. Cách hiểu thứ nhất có lẽ xác thực hơn và phù hợp với kết
so sánh. Hai cách hiểu còn lại là nghĩa mở rộng từ hiện tượng, vị trí của “nước khe” và
“nước suối” nhưng lại có điều cần chú ý là cả hai (nước khe và nước suối) bắt đầu từ một
nguồn, có chung một nguồn. Do đó, phải thận trọng khi sử dụng ý “kẻ tiểu nhân đắt thế lên
mặt hiếp đáp người quân tử sa cơ”.
3. Lời nói, gói bạc. Câu này có hệ thống giả thiết được hiểu như sau:
làm ra
quý hơn
Lời nói quý như gói bạc.
phải kèm
đi sau
Câu này được từ điển giải thích: Lời nói đúng, lời nói phải là vô cùng quý giá [10, tr.
413]. Tương tự câu này ta còn có câu “Tấc đất, tấc vàng” mà mối quan hệ giữa hai vế là
quan hệ tường giải, so sánh: Tấc đất (là, bằng, như,...) tất vàng. Do đó, xuất phát từ việc
ông cha ta rất coi trọng lời nói (Lời nói có thể là quan tiền tấm lụa, có thể là đọi máu, là gói
tội,...) và hiểu câu ở kết cấu so sánh, theo chúng tôi, cách hiểu Lời nói quý như / quý hơn
gói bạc là đúng đắn nhất : lời nói đúng, nói phải là vô cùng quý giá. Các cách hiểu còn lại
chỉ là phái sinh, mở rộng sau này đối với một số trường hợp nào đó.
4. Mài mực ru con, mài son đánh giặc. Câu này được hiểu:
- Nói các ông đồ ngày xưa ngày thường ngồi dạy học, đồng thời giúp vợ làm việc vặt
trong nhà, nhưng khi có giặc thì tham gia phục vụ quân sự [46, tr. 188].
- Một kinh nghiệm mài son và mài mực: mài mực thì nhẹ tay (như ru con), mài son
thì mạnh tay (như người đánh giặc) [10, tr. 425].
- Làm hai việc gần giống nhau nhưng mỗi việc phải làm theo một cách riêng, cái thì
làm nặng, cái thì làm nhẹ [19, tr. 190].
Tương tự như các câu trên, hiểu câu TN ở kết cấu so sánh thì chúng ta thấy cách hiểu
thứ hai, thứ ba là hợp lí: so sánh việc mài mực và mài son (mực: là thỏi mực màu đen, mềm,
mài phải nhẹ tay và rất dễ mài; son: là hòn đá đỏ, cứng, mài phải mạnh tay và khó mài). Còn
cách hiểu thứ nhất có phần chưa hợp lí: mài mực, ru con không phải là việc vặt của ông đồ
và việc đánh giặc (tham gia phục vụ quân sự) lại càng không phải.
3.2.2. Kết cấu phủ định
Theo cách hiểu thông thường thì câu phủ định là câu có chứa từ ngữ phủ định
(không, chưa, chẳng, mà, ai, nào đâu,...). Có hai dạng phủ định: câu dùng để xác định sự
vắng mặt của sự việc (phủ định miêu tả ) và câu dùng để bác bỏ một ý nào đó (phủ định bác
bỏ).
Trong văn học nghệ thuật, đặc biệt là trong thơ ca thì câu có ý phủ định đã tạo nên sự
đa nghĩa, đa mã trong tiếp nhận. Chẳng hạn:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãng chợ chiều. ( Huy Cận – Tràng giang )
Từ “đâu” trong câu thơ có thể hiểu theo hai ý khác nhau. Thứ nhất là ở đâu đo âm
thanh chợ chiều văng vẳng lại. Thứ hai là “đâu” có (không có) cả âm thanh của buổi chợ
chiều. Cách hiểu thứ hai càng làm tăng thêm vẻ hiu quạnh, buồn tẻ (cũng là chủ đề bài thơ).
Vậy “đâu” là một từ phủ định.
Hay câu: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà. ( Hàn Mặc Tử – Đây thôn Vĩ Dạ )
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau ở hai đại từ “ai” nhưng “ai biết” ở đây là
“không ai biết” hay chính xác hơn là sự nghi ngờ tình đời, tình người – tức sự phủ định.
Câu trong TN thường có kết cấu so sánh, khẳng định, còn câu phủ định ít được dùng,
không phổ biến vì TN chủ yếu là kinh nghiệm, lời khuyên răn, những bài học gần như là
chân lí nên phải dùng câu khẳng định. Dù vậy qua khảo sát những câu phủ định, chúng tôi
thấy có một số câu có những cách hiểu khác nhau về nghĩa. Thí dụ:
1. Ai đội đá mà sống ở đời
- Chẳng ai chịu cực khổ suốt đời, chẳng qua vì hoàn cảnh [19, tr. 19].
- Lời khuyên nên tự lực cánh sinh, đừng ỷ lại [46, tr. 08].
2. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời
- Không có gì là nhất định một mực, một mặt [10, 19, tr. 15, 19].
- Lời tự an ủi hoặc an ủi những người túng thiếu [46, tr. 08].
Cùng cấu trúc, có từ phủ định với hai câu trên, chúng ta còn có một số câu nữa nhưng
chỉ hiểu có một nghĩa. Thí dụ : Ai vác dùi đục đi hỏi vợ (trong các thủ tục cướ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN012.pdf