MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu,các chữ viếr tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các đồ thị
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 3
1.1 Vai trò của đạm và tầm quan trọng của quá trình cố định đạm . 4
1.1.1 Đạm trong cây và vai trò của đạm đối với đờisống của cây trồng . 4
1.1.1.1 Tỷ lệ đạm và các dạng đạm trong cây. 4
1.1.1.2 Vai trò của đạm đối vớiđời sống cây trồng . 4
1.1.2 Tầm quan trọng của quá trình cố định đạm. 7
1.1.2.1 Cố định đạm hóa học . 7
1.1.2.2 Cố định đạm sinh học. 9
1.2 Vi sinh vật cố định đạm và cơ chế của quá trình cố định đạm sinh học . 10
1.2.1 Các loài vi sinh vật cố định đạm . 10
1.2.1.1 Vi khuẩn cố định nitơ sống tự do. 10
1.2.1.2 Vi khuẩn cố định nitơcộng sinh . 10
1.2.1.3 Vi khuẩn cố định nitơ sống trên rễ hay trong rễ một số loài cỏ nhiệt đới. 11
1.2.1.4 Đạm do vi sinh vật cố định được . 11
1.2.2 Cơ chế của quá trình cố định đạm . 11
1.3 Vi khuẩn Azospirillum. 14
1.3.1 Đặc tính hình thái . 14
1.3.2 Sự phân bố của Azospirillumtrong đất. 17
1.3.3 Ảnh hưởng của Azospirillumđến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật . 18
1.3.3.1 Ảnh hưởng nhiễm khuẩn đến sự phát triển bộ rễ . 18
1.3.3.2 Sự hình thành khuẩn lạc Azospirillumở rễ . 19
1.3.4 Các cơ chế hoạt động của Azospirillum giúp tăng trưởng thực vật . 21
1.3.4.1 Sự cố định nitơ không khí của Azospirillum. 21
1.3.4.2 Ảnh hưởng của hormon ngoại tiết Azospirillumlên
sinh trưởng và phát triển ởthực vật. 22
1.3.4.3 Azospirillumkích thích sự hấp thu các chất dinh dưỡng khoáng của thực vật . 23
1.3.4.4 Quan hệ giữa nitratreductase của cây chủ và vi khuẩn Azospirillum. 24
1.4 Phân vi sinh vật . 24
1.4.1 Định nghĩa . 24
1.4.2 Phân loại . 25
1.4.3 Mục tiêu của việc sử dụng phân vi sinhvật . 26
1.4.4 Quy trình chung để sản xuất phânvi sinh vật từ vi khuẩn . 26
1.4.5 Phân vi sinh từ Azospirillum. 30
Chương 2 - VẬT LIỆU-NỘI DUNG-PHƯƠNG PHÁP . 34
2.1 Vật liệu . 35
2.1.1 Thiết bị và dụng cụ. 35
2.1.2 Hóa chất và môi trường. 35
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm. 39
2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu . 40
2.2.1 Phân lập . 40
2.2.2 Tuyển chọn chủng Azospirillumcó khả năng cố định đạm và sinh IAA tốt . 41
2.2.3 Khảo sát các đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa của chủng được chọn . 43
2.2.4 Khảo sát ảnh hưởng của dịch nuôi cấy vi khuẩn . 46
2.2.4.1 Chuẩn bị . 46
2.2.4.2 Khảo sát ảnh hưởng của dịch nuôi cấy vi khuẩn trên
cây mạ trong ống nghiệm, cây lúa trong chậu và cây lúa ngoài ruộng. 47
2.2.5 Tạo chế phẩm “phân vi sinh” . 52
2.2.5.1 Chuẩn bị . 52
2.2.5.2 Khảo sát ảnh hưởng củachế phẩm “phân vi sinh” trên
cây lúa trong chậu và rau cải ngắn ngày. 54
Chương 3 – KẾT QUẢ-THẢO LUẬN . 57
3.1 Phân lập . 58
3.2 Tuyển chọn chủng Azospirillumcó khả năng cố định đạm và sinh IAA tốt . 61
3.2.1 Khả năng cố địnhđạm của 5 chủng A1, A2 , A3, A4và A5. 61
3.2.2 Khả năng sinh IAA của 5 chủng A1, A2 , A3, A4và A5. 62
3.3 Khảo sát các đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa của chủng A2và
A3. 65
3.3.1 Đặc điểm hình thái . 65
3.3.2 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa. 66
3.4 Khảo sát ảnh hưởng của dịch nuôi cấy vi khuẩn. 69
3.4.1 Thời gian thích hợp nhiễm dịch nuôi cấy vi khuẩn đạt hiệu quả . 69
3.4.2 Khảo sát ảnh hưởng của dịchnuôi cấy vi khuẩn trên cây mạ
trong ống nghiệm, cây lúa trong chậu và cây lúa ngoài ruộng. 71
3.4.2.1. Cây mạ trong ống nghiệm . 71
3.4.2.2. Cây lúa trong chậu . 76
3.4.2.3. Cây lúa ngoài ruộng . 78
3.5 Tạo chế phẩm “phân visinh”. 88
3.5.1 Chuẩn bị . 88
3.5.1.1. Dịch nuôi cấy vi khuẩn . 88
3.5.1.2. Chế phẩm “phân vi sinh” . 95
3.5.2 Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm “phân vi sinh” trên cây
lúa trong chậu và rau cải ngắn ngày . 97
3.5.2.1 Lúa trong chậu. 97
3.5.2.2 Cải thìa. 99
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
123 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5567 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát một số đặc tính azospirillum sp. và ảnh hưởng của chúng trên vài dạng cây trồng ngắn ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật
trồng trọt, điển hình là việc sử dụng nông dược có ảnh hưởng gì đến việc nhiễm
khuẩn Azospirillum vào cây trồng hay không.
31
Sau khi xác định được tổ hợp “vi khuẩn – thực vật” có triển vọng nhất thì
việc ứng dụng trong sản xuất có thu được kết quả dương tính hay không cần phải
làm sáng tỏ ngay một số khía cạnh : vi khuẩn có tiếp cận được với rễ hay không
khi hệ rễ quá lớn chiếm một không gian đáng kể trong đất ; thời điểm chính xác
mà cây cần được nhiễm vi khuẩn, kỹ thuật nhiễm vi khuẩn phải thực dụng, kinh
tế và dễ thực hiện, sản phẩm sử dụng phải có mật độ giống đủ để cạnh tranh
trong tự nhiên và có sức sống lâu bền [17].
Các chế phẩm được tạo ra phải đáp ứng các yêu cầu : khô, đa dạng, đơn
giản sử dụng, đồng nhất, bị phân giải sinh học do các vi sinh vật đất, không gây
độc, vi khuẩn phải không tạp nhiễm, giải phóng chậm, tồn tại được trong một thời
gian dài và có thể tiến hành sản xuất ở quy mô lớn [17].
à Chế phẩm Rizolu [1]
Quy trình sản xuất chế phẩm do Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Ngọc
Dũng, Hà Thị Hồng Thanh đề xuất 1995. Cấy dịch nuôi vi khuẩn Azospirillum
vào môi trường xốp than bùn với tỷ lệ 1 : 80 (ml/g). Sau 7 ngày nuôi ủ, chế phẩm
đạt 109tế bào/gram, có thể bảo quản 6 tháng ở nhiệt độ phòng. Phương pháp sử
dụng chế phẩm : sử dụng 45g/sào mạ cấy. Xử lý qua 2 bước : trộn vào mầm lúa
ngay trước khi gieo và hồ vào rễ mạ trước khi cấy.
à Chế phẩm Azogin [7]
Để sản xuất chế phẩm này người ta sử dụng môi trường Dobereiner cải
tiến. Môi trường được phân vào bình nón có dung tích từ 250 - 500 ml ở mức 1/3
thể tích bình. Thanh trùng bằng hơi nước ở áp suất 1 atm/30 phút. Lượng giống
cấy vào chiếm 1 - 5% thể tích môi trường. Sau 48 - 72giờ nuôi cấy trên máy lắc
có tần số 120 - 200vòng/phút hoặc trong các thùng lên men được cấp 1 - 2lít
không khí cho mỗi lít môi trường, nhiệt độ nuôi cấy 30 - 47oC, mật độ vi khuẩn có
thể đạt 109 - 1010tế bào/ml. các chủng vi khuẩn khác nhau được nuôi cấy riêng lẻ
32
rồi chuyển một cách vô trùng vào chung một bồn chứa. Từ đây chúng tiêm vào
các chất mang đã được thanh trùng trước để tạo sản phẩm. Mỗi hecta gieo trồng
sử dụng 500 - 800gram sản phẩm. Chất mang được sử dụng trong quy trình này là
than bùn trộn với chất hữu cơ theo tỷ lệ 1 : 1, nghiền mịn qua rây 0,1mm, các túi
chất mang được thanh trùng tia γ với liều chiếu xạ – 45 KGY.
à Giải pháp hữu ích HI0131 [7]
Đây là một quy trình sản xuất chế phẩm đạm sinh học từ Azospirillum
lipoferum. Quy trình này được gọi là giải pháp hữu ích, vì nó ít tiêu tốn điện
năng, không đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, thích hợp để sản xuất phân vi sinh với quy
mô gia đình, ở các vùng sâu, vùng xa, vùng núi. Ở quy trình này, các chủng vi
khuẩn thuộc Azospirillum lipoferum được bảo quản trong những lọ thủy tinh đặc
biệt để có thể bảo quản được trong điều kiện bình thường một thời gian dài
(khoảng 12 tháng). Môi trường nhân sinh khối được phân vào các chai thủy tinh
dân dụng như chai bia, chai nước ngọt... Lượng môi trường chiếm khoảng 2/3 thể
tích mỗi chai. Thanh trùng những chai này bằng nồi áp suất dân dụng trong
khoảng thời gian 60phút kể từ lúc sôi. Sau khi thanh trùng, để nguội, cấy giống vi
khuẩn Azospirillum và để vào nơi thoáng mát trong nhà. Sau 24giờ lấy ra lắc
mạnh để trộn đều môi trường nuôi cấy. Tiếp tục để vào chỗ cũ 24 - 48giờ sau ta
thu được dịch sinh khối vi khuẩn có mật độ 108 - 109tế bào/ml. Dịch này có thể
bảo quản được trong điều kiện bình thường được 20 - 30ngày sau. Có thể dùng
dịch sinh khối vi khuẩn trên để trộn vào mầm mạ trước khi gieo, hồ rễ mạ trước
khi cấy hoặc trộn với hỗn hợp đất bột - phân chuồng hoai (tỷ lệ 1 : 1) hoặc hỗn
hợp than bùn-phân hữu cơ (tỷ lệ 1 : 1) để tạo ra chế phẩm phân vi sinh vật cố
định đạm tương tự như Azogin.
Chế phẩm Rizolu đã được thử nghiệm lần đầu vào vụ mùa 1991 tại cánh
đồng thí nghiệm của Viện Khoa học kỹ thuật VN - An Khánh (Hoài Đức, Hà
33
Tây) và một số vùng khác ở ngoại thành Hà Nội đã thu được những kết quả bước
đầu rất khả quan : mạ được xử lý Rizolu có chiều cao hơn đối chứng khoảng 0,5 -
1,5cm, màu xanh đậm hơn, cứng cây hơn, lá to bản hơn, bộ rễ phát triển tốt hơn...
Vụ mùa 1992 có một số nơi đã sử dụng đại trà chế phẩm Rizolu đều có
cùng nhận xét như các nơi thí nghiệm vụ mùa 1991.
Kết quả ảnh hưởng của Rizolu lên lúa ở thời kỳ bắt đầu làm đòng thu được
ở vụ mùa 1992 cho thấy lúa được nhiễm Rizolu đẻ nhánh tăng hơn khoảng 9 -
20% so với đối chứng. Đồng thời chiều cao cây cũng tăng khoảng 8%. Vụ mùa
xuân 1993 các tỷ lệ này tăng kém hơn so với vụ mùa, do nhiệt độ không khí trong
thời gian này thấp (15 - 20oC) thấp hơn nhiều so với nhiệt độ vụ mùa (25 -32oC)
nên tác dụng Azospirillum không biểu hiện mạnh như ở vụ mùa 1992.
Những kết quả về nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Rizolu lên lúa giai
đoạn thu hoạch cũng đã thu được như sau : số lượng bông trên mỗi khóm của mẫu
thí nghiệm và đối chứng chênh lệch nhau không đáng kể, có những mẫu bằng
nhau. Tổng số hạt lép giảm đi ở những cây có nhiễm Rizolu so với những cây
không nhiễm là những yếu tố đóng góp đáng kể tạo nên sự tăng năng suất hạt.
Hạt của những cây được nhiễm chế phẩm thường sáng màu hơn, mảy hơn. Nhiễm
Azospirillum làm kích thích sự nảy mầm sớm, tăng đẻ nhánh và tăng độ chắc của
hạt cùng với năng suất hạt tăng, trọng lượng khô của cây và rễ cũng tăng.
Những nơi sử dụng chế phẩm trên diện rộng hơn cũng cho nhận xét tốt về
hình thái mạ và năng suất lúa tăng từ 5 - 25%. Tùy theo giống lúa khác nhau,
đồng đất khác nhau mà năng suất tăng theo tỷ lệ khác nhau khi nhiễm chế phẩm
Rizolu.
34
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU-NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP
35
2.1. VẬT LIỆU
2.1.1. Thiết bị và dụng cụ
Ngoài các thiết bị và dụng cụ cần thiết của Phòng Thí nghiệm Vi sinh còn
cần các thiết bị và dụng cụ chuyên dụng sau :
- Máy ly tâm (Hettich Zentrifugen – Mikro22R).
- Máy quang phổ (Thermo - Biomate3).
- Bộ chưng cất đạm của hãng Gerhardt gồm ba bộ phận.
+ Công phá mẫu (Kjeldatherm).
+ Chưng cất (Vapodest).
+ Bộ hút (Turbosog).
- Lux kế (Tes 1330).
- Máy đo độ ẩm (Denver instrument - IR200).
2.1.2. Hóa chất và môi trường
Hóa chất
Thuốc nhuộm tiên mao : thuốc nhuộm Nishizawa Kaghen [2].
Các hóa chất sử dụng trong phương pháp Kjeldahl [13].
Thuốc thử sự hiện diện nitrite trong môi trường : thuốc thử tinh bột – iode.
Thuốc thử khả năng sinh tổng hợp IAA : thuốc thử Salkowski [26].
Môi trường
- Môi trường phân lập và làm thuần
∗ Môi trường vô đạm NFb (nitrogen - fixing broth) (MT1) [21]
Thành phần môi trường (g/l)
D,L malic acid 5,0
K2HPO4 0,5
MgSO4.7H2O 0,2
CaCl2 0,02
36
NaCl 0,1
Bromothymol blue (0.5%) trong KOH 0.2M 2ml
Dung dịch vitamin(1) 1ml
Dung dịch khoáng vi lượng(2) 2ml
1,64% dung dịch FeEDTA 4ml
KOH 4,5
Agar 0,0175 - 0,5%
pH 6,5
(1)Trong 100ml, dung dịch vitamin chứa :
Biotin 10mg
Pyridoxol-HCl 20mg
Hoà tan trong chậu nước 100oC
(2) Trong 1lít, dung dịch khoáng vi lượng chứa :
CuSO4.5H2O 40mg
ZnSO4.7H2O 0,12g
H3BO3 1,4g
Na2MoO4 1,0g
MnSO4.H2O 1,175g
∗ Môi trường NFb rắn có bổ sung congo đỏ (MT2)
Môi trường này có thành phần cơ bản là môi trường đặc (15g agar/l) NFb
có bổ sung 15ml dung dịch đỏ congo 0,25% và cao nấm men 50mg/lít môi trường.
- Môi trường nuôi cấy
Môi trường Dobereiner và cộng sự (1976) (g/l) (MT3) [7]
Acid malic 5,0
KH2PO4 0,4
MgSO4.7H2O 0,2
37
NaCl 0,1
CaCl2 .7H2O 0,02
FeCl3.6H2O 0,01
Na2MoO4 0,002
Bromothymol blue (0,5%) 2ml
KOH 4,0
Agar 1,75
pH 6,8
- Môi trường vô đạm thử khả năng sử dụng nguồn carbon [23]
Môi trường bán lỏng NFb thay acid malic bằng các hợp chất làm nguồn
carbon : glucose, galactose, saccharose, maltose, lactose, dextrin.
- Môi trường dịch thể thử khả năng sử dụng nguồn carbon
Môi trường Andrade (MT4) [2]
Dung dịch chỉ thị màu : hòa 0,5g fuchsin acid vào 100ml nước cất, thêm
16,4ml NaOH 1N, khử trùng 5phút ở 110oC.
Môi trường cơ bản (g/l)
Pepton 10
NaCl 5
Đường 5
pH 7,6
Dung dịch đường, môi trường cơ bản và dung dịch chỉ thị màu được khử
trùng riêng biệt. Mỗi bình đựng 100ml môi trường cơ bản, sau khi khử trùng bổ
sung thêm 1ml dung dịch chỉ thị màu và 0,5g nguồn đường. Phân phối môi trường
vào các ống nghiệm vô trùng, mỗi ống 3 - 5ml (trong có chứa ống Durham). Môi
trường trước khi cấy có màu vàng cỏ sáng (gần như trong suốt). Nếu có màu hồng
nhạt thì phải điều chỉnh lại bằng NaOH vô trùng.
38
- Môi trường nuôi cấy thử khả năng khử nitrate (MT5)
Sử dụng môi trường cao thịt – pepton bổ sung 0,2% KNO3 [5]
Môi trường cao thịt – pepton (g/l)
Cao thịt 3
Pepton 10
NaCl 5
pH 6,0
- Môi trường nuôi cấy khảo sát ảnh hưởng của pH và nhiệt độ đến sự
sinh trưởng của Azospirillum : Môi trường Dobereiner
- Môi trường trồng lúa trong ống nghiệm
Môi trường MS (Murashige & Skoog) (MT6) [14]
Khoáng đa lượng Hàm lượng sau cùng (mg/l)
NH4NO3 1650
KNO3 1900
CaCl2 440
MgSO4.7H2O 370
KH2PO4 170
Khoáng vi lượng Hàm lượng sau cùng (mg/l)
H3BO3 6,2
MnSO4.4H2O 22,3
ZnSO4.4H2O 8,6
KI 0,83
NaMoO4.2H2O 0,25
CuSO4.5H2O 0,025
CoCl2.6H2O 0,025
Fe-EDTA Hàm lượng sau cùng (mg/l)
39
FeSO4.7H2O 27,8
Na2EDTA 37,3
Vitamin MS Hàm lượng sau cùng (mg/l)
Glysin 2
Thiamin HCl 0,1
Acid nicotinic 0,5
Pyrodoxin 0,5
Agar 7 - 8g/l
pH 5,8
2.1.3. Vật liệu thí nghiệm
Giống
Giống vi khuẩn Azospirillum được phân lập từ đất trồng lúa ở An Giang.
Giống lúa sử dụng trong các thí nghiệm là giống OM4495.
Giống cải thìa do công ty TNHH-TMSX-Hạt giống Hưng Nông-Số 49-Bình
Tây-P1-Q6-TPHCM cung cấp.
Đất
Lúa trong chậu và ngoài ruộng được trồng trên đất đê bao thuộc huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Đất trồng rau thuộc loại đất xám bạc màu, thành phần cơ giới nhẹ, cát
nhiều thuộc quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh.
Than bùn
Than bùn dùng trong nghiên cứu được khai thác ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phân lập
Môi trường sử dụng để phân lập là môi trường NFb bán lỏng (MT1). Tất
cả các loài của vi khuẩn Azospirillum đều có thể phát triển trên môi trường MT1
40
và khi phát triển chúng hình thành một lớp váng mỏng phía dưới bề mặt môi
trường. Môi trường NFb rắn (MT2) dùng để nhận diện khuẩn lạc của Azospirillum
trên đĩa petri : Azospirillum sẽ tạo khuẩn lạc đỏ tươi hoặc đỏ đậm do chúng có
khả năng hấp thu congo đỏ, trong khi đó các vi sinh vật đất khác không có khả
năng hấp thu congo đỏ nên khuẩn lạc không có màu đỏ.
Tiến trình phân lập [21] :
Nghiền đất vùng rễ, hòa với nước cất vô trùng.
Ống nghiệm nhỏ (khoảng 10ml) chứa 5ml NFb bán lỏng vô đạm cho
nhiễm với huyền phù đất vùng rễ.
Sau khi ủ 30oC 3 ngày, có sự hình thành váng mỏng. Sử dụng lớp váng này
để phân lập bằng cách trải dịch vi khuẩn trên môi trường NFb rắn (MT2). Ủ 3
ngày nhận thấy trên môi trường xuất hiện 2 dạng khuẩn lạc có màu sắc khác
nhau : trắng và đỏ. Những khuẩn lạc màu đỏ có thể là khuẩn lạc của vi khuẩn
Azospirillum.
Thuần khiết giống
Các dạng khuẩn lạc màu đỏ vừa phân lập sẽ tiếp tục được làm thuần :
Huyền phù tế bào vi khuẩn trong nước muối sinh lý vô trùng và trải dịch
pha loãng lên đĩa petri môi trường, ủ ở 30oC trong 3 ngày.
Sau khi ủ, chọn các khuẩn lạc đỏ đặc trưng và tiếp tục cấy ria trên môi
trường đến khi biểu hiện một dạng khuẩn lạc đồng nhất. Để xác định giống thuần
khiết khi tiến hành quan sát dưới kính hiển vi qua hình dạng của vi khuẩn và
nhuộm Gram.
Chọn khuẩn lạc từ giống thuần khiết, cấy ria trên ống thạch nghiêng chứa
môi trường Dobereiner, ủ ở 30oC. Sau 3 ngày khi khuẩn lạc phát triển đầy ống
thạch, đem cất giữ trong tủ lạnh 10oC để sử dụng cho những thí nghiệm tiếp theo.
Đồng thời tiến hành giữ giống bằng cách cấy truyền giống trong thạch nghiêng
41
định kỳ mỗi tháng một lần hoặc bảo quản giống trong dung dịch glycerine 40%
(phương pháp lạnh đông).
2.2.2. Tuyển chọn chủng Azospirillum có khả năng cố định đạm và sinh
IAA tốt
Khả năng cố định đạm vi khuẩn
Xác định khả năng cố định đạm của các chủng vi khuẩn bằng phương pháp
định lượng đạm tổng số - Kjeldahl.
Chủng vi khuẩn được nuôi cấy trong các bình có chứa 100ml môi trường
vô đạm - Dobereiner. Sau 7 ngày lấy dịch nuôi cấy vô cơ hóa và xác định đạm
tổng số. Lượng đạm xác định được chính là lượng đạm do vi khuẩn cố định được
sau 7 ngày nuôi cấy.
Khả năng sinh IAA của vi khuẩn
IAA hay còn gọi là β-indole acetic acid hay indole-3-acetic acid thuộc
nhóm auxin.
Tryptophan là một amino acid có thể bị oxy hóa bởi một số vi sinh vật có
hệ enzyme tryptophanase tạo nên sản phẩm chứa gốc indole. Sản phẩm trung
gian chính của phản ứng oxy hóa tryptophan là indole pyruvic acid - IPA. Phân tử
này sau đó bị biến đổi theo hướng loại bỏ nhóm amin thành indole hoặc theo
hướng loại nhóm carboxyl thành skatol. Tryptophanase xúc tác phản ứng loại
nhóm amin thành indole.
Dựa vào đặc điểm tryptophan là tiền chất để tổng hợp nên IAA, người ta
đã đưa ra nhiều phương pháp nhằm xác định sự hiện diện cũng như hàm lượng
IAA được tổng hợp. Chúng tôi chọn phương pháp hóa học để phát hiện IAA
thông qua thuốc thử Salkowski (IAA cho màu hồng nhạt với FeCl3).
y Định tính
42
Vi khuẩn được cấy trên môi trường Dobereiner rắn có bổ sung 0,01%
tryptophan. Đặt giấy lọc vô trùng lên trên vết cấy. Ủ ở 30oC. Sau 3 ngày, lấy
giấy lọc ra đặt lên giấy lọc khác đã bão hòa trong thuốc thử Salkowski.
Thành phần thuốc thử Salkowski :
FeCl3 0,5M 15ml
H2SO4 98% 300ml
Nước cất 500ml
Thuốc thử sau khi pha xong cần bảo quản trong bình màu tối.
Xem kết quả sau 30phút. Vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp IAA sẽ hiện
màu hồng với thuốc thử. Đối chứng 1 : giấy lọc đặt trên đĩa môi trường không có
vi khuẩn, đối chứng 2 : IAA chuẩn nồng độ 1000ppm.
y Định lượng
- Dựng đồ thị chuẩn
Cân chính xác 25000μg IAA chuẩn hòa tan với 100ml nước cất được dung
dịch có nồng độ 250μg/l (dung dịch ban đầu). Lấy 1 - 13ml dịch ban đầu cho vào
bình định mức 100. Lần lượt các bình được bổ sung nước cất đến 100ml. Như vậy
các bình chứa dung dịch có nồng độ thay đổi từ 2,5μg/ml đến 32,5μg/ml. Ở mỗi
nồng độ lấy 2ml và thêm vào đó 8ml thuốc thử Salkowski (dịch đối chứng là 2ml
nước cất và 8 ml thuốc thử). So màu ở bước sóng 530nm. Đọc chỉ số OD và dựng
đường chuẩn.
- Định lượng IAA trong dịch nuôi cấy vi khuẩn
Cấy vi sinh vật trên môi trường Dobereiner có bổ sung 0,01% tryptophan,
lắc liên tục 120vòng/phút ở 30oC. Qua mỗi ngày đem dịch ly tâm 3500vòng/phút
trong 20phút để thu lấy dịch trong. Lấy 2ml dịch trong cho vào 8ml thuốc thử
Salkowski (dịch đối chứng là 2ml nước cất và 8ml thuốc thử Salkowski), so màu
trên máy quang phổ ở bước sóng 530nm (IAA cho màu hồng nhạt với FeCl3). Đối
43
chiếu vào đồ thị chuẩn để xác định lượng IAA sinh ra trong quá trình nuôi cấy.
Hàm lượng IAA tính theo đơn vị μgIAA/ml.
2.2.3. Khảo sát các đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa của chủng được
chọn
Đặc điểm hình thái:
y Quan sát đại thể
Chuẩn bị các đĩa petri chứa môi trường Dobereiner có độ dày 5mm. Sau
khi làm khô bề mặt thạch cấy vi khuẩn. Nuôi cấy ở 30oC. Quan sát khuẩn lạc sau
5 ngày.
y Quan sát vi thể
à Hình dạng :
Cấy vi khuẩn từ môi trường thạch nghiêng (môi trường Dobereiner) vào
ống nghiệm chứa 5ml môi trường Dobereiner bán lỏng. Nuôi cấy trên máy lắc
với tốc độ 130vòng/phút ở nhiệt độ 30oC. Quan sát hình dạng và đo kích thước tế
bào vi khuẩn sau 24giờ nuôi cấy dưới kính hiển vi thông qua tiêu bản nhuộm đơn.
à Nhuộm Gram
Dựa vào khả năng bắt màu với các thuốc nhuộm tím kết tinh và iode, tất
cả các vi khuẩn được chia thành 2 nhóm lớn. Nhóm giữ được phức chất tạo thành
giữa tím kết tinh và iode khi xử lý bằng alcool là những vi khuẩn Gram dương,
nhóm không có khả năng giữ được phức chất này và bị mất màu khi xử lý bằng
alcool là những vi khuẩn Gram âm.
Dùng que cấy lấy một ít nước cất vô trùng đặt lên phiến kính. Từ môi
trường đặc dùng que cấy khử trùng để nguội, lấy vi khuẩn Gram dương -
Staphylococcus, làm huyền trọc vi trùng vào giọt nước trên phiến kính, bắt đầu ở
bìa giọt nước để có huyền trọc vừa đủ đậm đặc. Dùng que cấy lấy vi khuẩn đang
44
khảo sát hòa trộn vào vi khuẩn trong giọt nước trên phiến kính. Dàn mỏng thành
vết bôi. Cố định nhẹ trên ngọn lửa. Tiến hành nhuộm tiêu bản.
à Khả năng di động
Vi khuẩn được nuôi cấy trên môi trường dịch thể 18giờ. Hòa dịch vi khuẩn
vào ống nước muối sinh lý vô trùng. Sau 30phút làm tiêu bản giọt treo để xem
khả năng di động của vi khuẩn. Tiến hành nhuộm tiên mao theo phương pháp
Nishizawa Kaghen [2] để xác định vi khuẩn đơn mao hay đa mao.
Đặc điểm sinh lý, sinh hóa
y Quan hệ với oxy :
Chuẩn bị các ống nghiệm chứa 10ml môi trường Dobereiner thạch đứng.
Dùng que cấy thẳng cấy thẳng từ trên mặt thạch vào ống môi trường ngập đến 2/3
ống. Ủ 30oC. Sau 72giờ đọc kết quả : vi khuẩn hiếu khí bắt buộc chỉ phát triển
trên bề mặt, vi khuẩn kỵ khí bắt buộc chỉ phát triển dọc theo đường cấy, vi khuẩn
hiếu khí tùy ý thì phát triển trên bề mặt lẫn dọc theo đường cấy.
y Khả năng sử dụng một số nguồn carbon
Khả năng đồng hóa và lên men các nguồn thức ăn carbon ở các loại vi
khuẩn khác nhau là không giống nhau. Người ta coi đó là một trong những đặc
tính quan trọng được sử dụng khi định danh vi khuẩn. Cơ sở của quá trình này là
nuôi cấy vi khuẩn trên các môi trường chứa nguồn carbon khác nhau, xác định sự
phát triển của vi khuẩn qua sự đổi màu của môi trường với sự hiện diện của chất
chỉ thị màu.
à Khả năng sử dụng nguồn carbon trên môi trường vô đạm
Cấy vi khuẩn vào môi trường dịch thể vô đạm - NFb với D,L- malat được
thay bằng glucose, galactose, saccharose, maltose, lactose, dextrin. Sau 48giờ
nuôi cấy quan sát sự đổi màu của chỉ thị pH - Bromothymol blue trong môi trường
và tiến hành đo trị số mật độ quang. Vi khuẩn phát triển làm acid hóa môi trường
45
(pH<6), môi trường sẽ chuyển từ màu xanh lá cây sang vàng. Ngược lại, vi khuẩn
phát triển làm kiềm hóa môi trường (pH>7,6), môi trường sẽ chuyển từ màu xanh
lá cây sang màu xanh dương.
à Khả năng sử dụng nguồn carbon trên môi trường dịch thể
Andrade
Cấy vi khuẩn vào môi trường dịch thể Andrade với các loại đường được
thay đổi là glucose, galactose, saccharose, maltose, lactose, dextrin. Quan sát sự
đổi màu của chỉ thị fuchsin acid bổ sung vào môi trường sau 48giờ nuôi cấy. Nếu
vi khuẩn có khả năng phát triển trên môi trường này sẽ làm môi trường chuyển từ
màu vàng sang màu hồng do có sự acid hóa môi trường làm đổi màu của chất chỉ
thị.
y Khả năng khử nitrate
Việc khử nitrate thành nitrite xảy ra ở các vi sinh vật sản sinh enzyme
nitratereductase và sử dụng nitrate để làm nguồn thức ăn nitơ. Đôi khi có trường
hợp khử nitrate đến nitrogen phân tử.
Khả năng khử nitrate được thấy rõ trong môi trường cao thịt – pepton bổ
sung 0,2% KNO3 (MT5). Trong môi trường cao thịt - pepton với 0,2% KNO3, nếu
vi khuẩn có khả năng khử nitrate thành nitrite thì chúng sẽ làm đục môi trường.
Nitrite sẽ được phát hiện bằng phản ứng tinh bột - iode với nitrite (phản ứng tạo
màu xanh lam). Nếu vi khuẩn có khả năng khử nitrate tới nitơ phân tử thì sẽ làm
đục môi trường và có bọt khí trong ống Durham.
Phân bố môi trường MT5 vào các ống nghiệm có chứa các ống Durham,
hấp khử trùng 1atm/15 phút. Cấy vi khuẩn nghiên cứu vào môi trường. Nuôi cấy
4 ngày. Quan sát khả năng khử nitrate thành nitrite. Nếu phản ứng với tinh bột -
iode, tiếp tục theo dõi đến 8 ngày xem vi khuẩn có khử nitrite đến nitrogen phân
tử.
46
2.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của dịch nuôi cấy vi khuẩn
2.2.4.1. Chuẩn bị
y Khử trùng và ủ hạt lúa
Chọn hạt lúa đều nhau, chắc, không vết mốc. Ngâm hạt trong nước máy
24giờ. Rửa bằng nước máy nhiều lần. Rửa bằng xà phòng loãng. Rửa lại bằng
nước máy nhiều lần. Lau hạt bằng bông gòn thấm nước. Rửa lại bằng nước máy.
Sau đó thực hiện trong điều kiện vô trùng : rửa sạch bằng nước cất vô trùng 2 lần.
Khử mẫu bằng alcool 70o, lắc 3 - 5phút, loại bỏ cồn. Khử mẫu tiếp bằng Javel
pha loãng với nước cất vô trùng theo tỷ lệ (1 : 1), thêm 2 - 3 giọt Tween 80, lắc
liên tục trong 30phút. Rửa lại bằng nước cất vô trùng cho đến khi sạch mẫu. Cho
hạt vào phòng ẩm (đĩa petri chứa giấy thấm vô trùng được tẩm ướt bằng nước cất
vô trùng). Ủ ở 30oC đến khi hạt nảy mầm khoảng 1cm (khoảng 3 ngày).
y Chuẩn bị dịch nuôi cấy vi khuẩn
Cấy dịch vi khuẩn đã được hoạt hóa 24giờ vào môi trường Dobereiner, ủ
30oC. 48giờ thu dịch sinh khối. Đồng thời xác định mật độ tế bào trong dịch nuôi
cấy bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên môi trường Dobereiner thạch đĩa theo
công thức :
Mi (CFU/ml) = Ai * Di / V
Ghi chú : Mi : mật độ tế bào trong 1 ml dịch nuôi cấy
Ai : số khuẩn lạc trung bình trên đĩa
Di : độ pha loãng
V : dung tích huyền phù tế bào cho vào mỗi đĩa (ml)
y Khảo sát thời gian thích hợp nhiễm dịch nuôi cấy vi khuẩn đạt hiệu quả
47
Dùng 10ml dịch nuôi cấy vi khuẩn ủ cho 30 hạt lúa nảy mầm. Đối chứng
là hạt được ngâm trong môi trường MT3. Tại các thời điểm 0, 3, 6, 9, 12giờ cấy
các hạt lúa được ủ vào môi trường MS và nuôi với điều kiện ánh sáng 2000lux,
nhiệt độ 25oC.
Sau 7 ngày tiến hành đo chiều cao cây mạ ở các lô thí nghiệm.
2.2.4.2. Khảo sát ảnh hưởng của dịch nuôi cấy vi khuẩn trên cây mạ trong
ống nghiệm, cây lúa trong chậu và cây lúa ngoài ruộng :
y Cây mạ trong ống nghiệm
Mục đích của thí nghiệm trong ống nghiệm nhằm khảo sát ảnh hưởng của
vi khuẩn trên cây mạ.
Cấy vi khuẩn vào môi trường MT3, ủ 30oC. Đồng thời khử trùng và ủ hạt
lúa. Sau 2 ngày, khi có rễ và thân mầm, vi khuẩn được 48giờ, tiến hành đếm số
lượng tế bào trước khi cho hạt mầm nhiễm dịch vi khuẩn. Sau khi ngâm được
3giờ (thời gian thích hợp để nhiễm dịch vi khuẩn đạt hiệu quả), cấy hạt mầm vào
ống nghiệm chứa môi trường MS.
Kích thước ống nghiệm : φ25
Lượng môi trư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVSHVSV018.PDF