Luận văn Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hội nhập vào chuyên ngành của sinh viên đại học bách khoa khi chuyển từ đại cương sang chuyên ngành

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Lý do hình thành đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 1

1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1

1.4 Phạm vi giới hạn của đề tài 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5.1. Chọn phương pháp

1.5.2 Nhu cầu thông tin và nguồn thông tin

1.5.3 Phương pháp thu thập thông tin

1.5.4 Thiết kế mẫu

1.5.5 Quy trình nghiên cứu:

1.6 Tóm tắt các đề tài trước: 7

1.6.1 Đề tài “Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hội nhập của tân sinh viên

trường Đại học Bách khoa TP HCM”

1.6.2 Tóm tắt đề tài “Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hướng nghiệp của sinh

viên năm cuối trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh”

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Lý thuyết về hội nhập (orientation) và xã hội hoá (socialization) 13

2.2 Sự liên hệ của tình cảm và ý chí với các hoạt động học tập 14

của sinh viên

2.2.1 Tình cảm, xúc cảm và vai trò của nó trong đờisống sinh viên

2.2.2 Ý chí và hành động ý chí

2.3 Lý luận về hướng nghiệp 17

2.4 Nhiệm vụ hướng nghiệp trong nhà trường 17

2.3 Mô hình nghiên cứu 19

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SINH VIÊN CÁC KHOA

CHUYÊN NGÀNH KHI SINH VIÊN CHUYỂN TỪ ĐẠI

CƯƠNG SANG CHUYÊN NGÀNH

3.1 Đặc điểm chương trình đào tạocủa trường Đại học Bách khoa 22

3.2 Sơ lược đặc điểm các khoa chuyên ngành củatrường Đại học 22

Bách khoa TP HCM

3.3 Những yếu tố khác biệt giữa việc học chuyên ngành so với

đại cương 28

3.4 Những chương trình, hoạt động của Trường Đại học Bách khoa

TP HCM liên quan đến việc hỗ trợ cho SV chuyên ngành 30

3.5 Qui định mới đối với sinh viên bằng 2 32

3.6 Những chương trình hướng dẫn hội nhập cho SV chuyên

ngành của một số trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước 32

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NHU CẦU HỘI NHẬP

4.1 Phương pháp thực hiện 34

4.2 Mô tả mẫu 41

4.2.1 Mẫu sinh viên năm 2

4.2.2 Mẫu sinh viên năm 3

4.2 Kết quả và phân tích 45

4.2.1 Những thống kê về sinh viên chuyên ngành Đại học bách khoa.

4.2.2 Những yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến việc học chuyên ngành của SV

4.2.3 Những yếu tố xung quanh môi trường đại học ảnh hưởng đến việc học

chuyên ngành của sinh viên

4.2.4 Những yếu tố khác ảnh hưởng đếnviệc học của sinh viên nhìn từ góc độ

của giảng viên

4.2.5 Những ảnh hưởng củacác hoạt động của phòng Công tácchính trị, Trung

tâm Hỗ trợ sinh viên & Quan hệ doanh nghiệp, Đoàn – Hội đến việc học chuyên

ngành của sinh viên

4.2.6 Kỳ vọng của sinh viên đối với ngành học

4.3 Bình luận về kết quả 59

4.4 Một số đề xuất đối với sinh viên, giảng viên và nhà trường. 60

4.4.1 Đề xuất với sinh viên:

4.4.2 Đề xuất với giảng viên:

4.4.3 Đề xuất với khoa, nhà trường (các tổ chức hỗ trợ sinh viên)

4.5 Chương trình hướng dẫn hội nhập và hướng nghiệp cho SV 63

khi bước vào môi trường học chuyên ngành.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Khái quát hóa 75

5.1 Ý nghĩa 75

5.2 Hạn chế của đề tài 76

5.3 Kiến nghị về hướng phát triển của đề tài 76

pdf89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hội nhập vào chuyên ngành của sinh viên đại học bách khoa khi chuyển từ đại cương sang chuyên ngành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y Orientation), lý do là vì “Là những bậc phụ huynh của các sinh viên mới bước vào trường hoặc vào chuyên ngành, ngoài niềm vui, sự tự hào thì còn có những lo lắng… Chương trình hội nhập sẽ giúp quý vị phụ huynh có cơ hội trò chuyện với các giảng viên, lãnh đạo nhà trường để hiểu về chương trình học, chia xẻ, cảm thông và đồng đi với con em mình trong suốt quảng đường đại học” (Xem phụ lục 2, Parent & Family Orientation) Có thể kể đến trường đại học UCLA (University of California, Los Angeles, USA), có riêng một tổ chức chuyên về hội nhập và hướng nghiệp cho sinh viên gọi là UCLA Orientation Program với hơn 50 thành viên, bao gồm chủ yếu là những sinh viên của trường. Lý do số thành viên của tổ chức đông như vậy, là nhờ trong chương trình gặp mặt đầu tiên dành cho tân sinh viên và sinh viên chuyên ngành (do UCLA Orientation Program tổ chức), các sinh viên có cơ hội đăng ký tham gia làm thành viên nếu muốn. Số lượng thành viên của tổ chức là một trong những ưu thế để Orientation Program có đủ tiềm lực thực hiện nhiều chương trình hội nhập. Chương trình hướng dẫn hội nhập cho tân sinh viên được tổ chức trong khoảng 2 – 3 ngày với những chuyến dã ngoại. Còn chương trình cho sinh viên sắp bước vào chuyên ngành được tổ chức trong vòng 1 ngày (từ khoảng 8h30 sáng đến 9h tối) ngay tại trường với nhiều hoạt động bổ ích, thiết thực. Sinh viên sẽ được tham dự hội thảo, tranh luận, trình bày những vấn đề như: sinh viên trọng đợi gì ở giảng viên, giáo sư của họ; quản lý thời gian hiệu quả; kỹ năng học (study skills)… Thêm vào đó, sinh viên còn có cơ hội đứng ra vạch những kế hoạch, chiến lược nhằm điều chỉnh, thay đổi giúp trường mình ngày càng tốt hơn. (Nguồn: Tổng hợp từ trang web các trường: Đại học Mở TP HCM, Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Cần Thơ, Đại học giao thông vận tải, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, University of Los Angeles (USA), The Ohio state University (Columbus), Cornell University, The University of Tennessee…) Chương 4: Kết quả khảo sát nhu cầu hội nhập - 34 - CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NHU CẦU HỘI NHẬP 4.1 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Quá trình phỏng vấn SV Để phỏng vấn SV, đầu tiên người viết dựa vào mối quan hệ cá nhân với các SV năm 2, 3 và hẹn gặp họ để phỏng vấn. Nhờ sự quen biết trước, các SV này trả lời rất nhiệt tình, đưa ra những ý kiến, nhận xét, mong muốn rất thực tế và đáng quan tâm. Bên cạnh đó người viết phỏng vấn ngẫu nhiên các bạn ở các khoa khác để có được thông tin khách quan và toàn diện hơn. Khi được phỏng vấn ngẫu nhiên, đa số các SV này lúc đầu khá e dè, nhưng sau đó họ rất nhiệt tình, một số còn rất hào hứng trả lời. Trong quá trình phỏng vấn, người viết cũng đã chia xẻ với các SV này một số kinh nghiệm mà bản thân từng trải qua (kể cả những kinh nghiệm của các giảng viên từ việc phỏng vấn) về cách học chuyên ngành, cách chọn môn học, cách học ngoại ngữ… Từ đó buổi phỏng vấn có sự trao đổi thông tin qua lại nên mang tính chất rất cởi mở. Do vậy thời gian phỏng vấn dự kiến khoảng 20 – 30 phút đã thường kéo dài đến 45 phút hoặc hơn nữa. Nội dung phỏng vấn là câu hỏi bán cấu trúc xoay quanh các nội dung chính: 1) Nguyên nhân bạn chọn ngành học này. 2) Nhận xét về chương trình học đại cương, những khác biệt với chuyên ngành? 3) Khi chuyển từ cách học các môn đại cương sang chuyên ngành, bạn gặp những khó khăn gì không? Nếu được giúp đỡ bạn cần sự giúp đỡ như thế nào, từ đối tượng nào? 4) Bạn có mong đợi gì về chương trình đào tạo, cách giảng dạy… 5) Sau khi tốt nghiệp, bạn kỳ vọng mình sẽ được trang bị những gì (về mặt chuyên môn, các kỹ năng mềm…) Quá trình phỏng vấn giảng viên Song song với việc phỏng vấn giảng viên, người viết cũng lên kế hoạch xin gặp hẹn phỏng vấn các giảng viên dạy đại cương và chuyên ngành. Vì thời gian kế hoạch phỏng vấn giảng viên được chuẩn bị từ sớm nên người viết có cơ hội gặp trực tiếp các giảng viên ở văn phòng bộ môn, ở lớp học để xin cuộc hẹn. Một số giảng viên đã hẹn gặp sau, một số dành thời gian trả lời phỏng vấn ngay tại thời điểm đó. Đa số các giảng viên khi được xin hẹn gặp phỏng vấn đều rất cởi mở và dành thời gian để trả lời phỏng vấn, dù thời gian này các Trưởng, phó khoa, giảng viên đều rất bận vì phải chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm thành lập 50 năm của trường, nhưng thật cảm ơn các thầy cô vì sự nhiệt tình của các thầy cô. Câu hỏi để phỏng vấn là câu hỏi bán cấu trúc, nội dung câu hỏi chia làm ba phần khác nhau, cho ba Chương 4: Kết quả khảo sát nhu cầu hội nhập - 35 - đối tượng: giảng viên giảng dạy môn đại cương; giảng viên trực tiếp giảng dạy môn chuyên ngành và Phó, Trưởng khoa. Đối với câu hỏi dành cho giảng viên trực tiếp giảng dạy môn đại cương, nội dung câu hỏi xoay quanh các vấn đề: 1) Theo thầy/ cô, các môn đại cương (hoặc những môn thầy/ cô dạy) có những đặc điểm chung gì? 2) Theo thầy/ cô, để học tốt các môn đại cương (hay cụ thể là những môn thầy/ cô dạy) thì SV cần những điều kiện nào (tố chất, kiến thức sẳn có, cách học, thời gian dành cho môn học…)? SV có cần sự năng động, sáng tạo không? 3) Đối với các môn của thầy/ cô, những yếu tố nào quan trọng trong việc giảng dạy? (CSVC, năng lực, sự tận tụy của giảng viên, tài liệu học…) 4) Nội dung giảng dạy hiện nay có hoàn toàn phù hợp với SV các khoa không? Nếu chưa thì theo thầy/ cô cần có sự cải tiến nào? 5) Ý kiến riêng của thầy, cô về việc khi SV chuyển qua chuyên ngành, SV phải cần thêm những cần có những sự thay đổi nào (điều kiện nào) để học tốt chuyên ngành. Đối với câu hỏi dành cho giảng viên dạy chuyên ngành, các câu hỏi xoay quanh những nội dung sau: 1) Để học tốt những môn thầy/ cô dạy, SV cần có những điều kiện nào (kiến thức về các môn học trước, cách học chủ động, thời gian đọc tài liệu trước…)? 2) Kiến thức về thực tế của SV, thời gian thực hành có ảnh hưởng như thế nào đến việc tiếp thu môn học? 3) Thầy/ cô có khuyến khích SV học nhóm khôngï? Việc học nhóm có những tác động nào đối với SV chuyên ngành? 4) Trong quá trình giảng dạy, thầy/ cô có quan tâm đến hướng nghiệp cho SV không? Xin vui lòng nêu cụ thể. 5) Theo thầy/ cô, những yếu tố nào quan trọng trong việc giảng dạy? 6) Nếu được, thầy/ cô có những đề xuất nào liên quan đến cơ sở vật chất, thời gian học ở lớp, thực hành, thí nghiệm… để SV học tốt hơn? Đối với câu hỏi dành cho các trưởng, phó khoa/ bộ môn, các câu hỏi xoay quanh những nội dung sau: 1) Để học tốt ngành học này, SV cần những kỹ năng gì? 2) Hiện nay, Khoa đã có những chương trình gì để giúp SV rèn luyện, nâng cao những kỹ năng đó? Chương 4: Kết quả khảo sát nhu cầu hội nhập - 36 - 3) Những điều nào Khoa muốn nhưng chưa thực hiện được do kinh phí hoặc nguồn lực chưa đủ? 4) GV có cần cập nhật những kiến thức mới để giảng dạy không? Làm thế nào để khoa khuyến khích điều này? 5) Về trách nhiệm của giáo viên cố vấn? Trách nhiệm hướng nghiệp? 6) Xin thầy/ cô cho biết về trình độ ngoại ngữ của SV hiện nay? Hướng cải thiện. 7) Sự cần thiết của các kỹ năng mềm (soft skill: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề…) đối với SV? Hướng quan tâm, rèn luyện các kỹ năng đó. Kết quả phỏng vấn * Kết quả phỏng vấn các giảng viên dạy đại cương: Các môn đại cương có đặc điểm là đòi hỏi độ chính xác cao, một số môn như Toán cao cấp, phương pháp tính, xác suất thống kê… là công cụ cho môn học chuyên ngành, một số môn như Vật lý, Hóa học, Cơ học… là các môn cơ sở cho chuyên ngành. SV muốn học tốt cần trí nhớ tốt, học thuộc, kỹ và phân biệt được: Định nghĩa, Định luật, Định lý. Ngoài ra, SV cần làm một ít bài tập để minh họa và hiểu rõ lý thuyết. Các giảng viên đều cho rằng SV không cần thiết phải năng động hay sáng tạo đối với đa số các môn đại cương. Yếu tố các giảng viên cho là quan trọng nhất trong việc giảng dạy chính là sự tận tụy, hết lòng của giảng viên. Chính điều này thôi thúc các giảng viên chịu khó tìm tòi cách dạy, kiên nhẫn dạy để SV hiểu bài. Về nội dung giảng dạy, vì các môn đại cương là do Bộ giáo dục chỉ định, do đó chắc chắn không tránh khỏi có những nội dung không phù hợp lắm với SV một số khoa. Hướng cải thiện trong tương lai là nên soạn chương trình đại cương riêng cho từng khoa, hoặc cho một số nhóm ngành nghề. Khi SV chuyển qua chuyên ngành, các giảng viên cho rằng SV rất cần thay đổi: sự yêu thích và chuyên sâu, năng động, linh hoạt hơn rất nhiều. Năng động để tự tìm cho mình phương pháp học phù hợp, tự tích lũy kinh nghiệm, mở rộng quan hệ và sự hiểu biết thực tế… Linh hoạt vì khi bước qua chuyên ngành, nghĩa là tiến gần với thực tế, SV cần sự linh động trong cách giải quyết các tình huống (một bài toán không phải lúc nào cũng chỉ có một cách giải), và mức độ chính xác của các số liệu chỉ là tương đối. Ngoài ra SV phải tập làm quen với việc học, làm bài tập nhóm. * Kết quả phỏng vấn giảng viên dạy chuyên ngành, trưởng, phó khoa/ bộ phận: Nhìn chung, để học tốt các môn học chuyên ngành, SV cần có kiến thức của một số môn học trước làm cơ sở. Các giảng viên cho biết vì khối lượng kiến thức Chương 4: Kết quả khảo sát nhu cầu hội nhập - 37 - rất nhiều, trong khi thời gian dạy có hạn nên SV cần đọc tài liệu trước, điều này rất cần thiết nếu SV muốn hiểu bài trên lớp. Ngoài ra, SV trong quá trình học, nếu có những hiểu biết, kinh nghiệm thực tế liên quan đến ngành học thì tất nhiên sẽ dễ tiếp thu bài hơn. Kinh nghiệm làm việc khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng chính là điều các khoa cần ở những SV. Về việc này, Trưởng khoa QLCN cho biết, khoa luôn khuyến khích SV tích lũy kinh nghiệm, tiếp cận sớm với môi trường làm việc thực tế bằng cách ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho SV khi SV có những chương trình, ý tưởng phục vụ cho mục đích học tập. Thầy cũng nhận định rằng, với SV, những con người đã trưởng thành, điều cần thiết trong học tập là tính cam kết (commitment), cam kết trong việc tự học, trong việc có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng. Do đó khoa chủ trương SV tự do học tập, làm việc, có quyền lợi cũng như tự chịu trách nhiệm. Về vai trò của giáo viên cố vấn, ngoài một số ít giáo viên cố vấn có làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp cho SV, thì hiện nay giáo viên cố vấn chủ yếu đóng vai trò liên hệ giữa khoa với SV. Do dó khoa mong muốn đẩy mạnh hơn vai trò của giáo viên cố vấn trong các lĩnh vực: tư vấn, chia xẻ kinh nghiệm cho SV về các khía cạnh trong cuộc sống; hướng nghiệp cho SV. Theo nhận định của đa số giảng viên, trưởng, phó khoa, thì SV dù ở bất kỳ ngành nghề nào cũng rất cần có kỹ năng mềm. SV khi ra trường không chỉ giỏi về chuyên môn, mà cần sự năng động, sáng tạo để thích ứng với nhiều môi trường làm việc khác nhau. Các kỹ năng mềm giúp các kỹ sư/ cử nhân dễ dàng hòa nhập vào môi trường làm việc (kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm), và con đường thăng tiến trong công việc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi các kỹ sư được trang bị thêm những kỹ năng của một nhà quản lý. Qua những cuộc phỏng vấn với các giảng viên, các trưởng phó, khoa/ bộ môn; người viết đã nhận dạng được một số nguyên nhân SV cần được sự hướng dẫn hội nhập vào chuyên ngành. Đầu tiên, là do sự khác nhau giữa chương trình học đại cương và chuyên ngành, thứ hai là những kỹ năng cần thiết xung quanh việc học chuyên ngành khác rất nhiều so với đại cương, thứ ba là yếu tố giảng viên (về sự truyền đạt kiến thức, vai trò hướng nghiệp). Bên cạnh đó, khi SV bước vào chuyên ngành, nghĩa là được đào tạo về chuyên môn, nghề nghiệp thì nhà trường phải giảm tỉ lệ SV/ giáo viên mới đảm bảo chất lượng SV. Tuy nhiên, nhà trường không thể làm được điều này do nguồn lực có hạn, cả về tài chính lẫn con người, đây chính là sự thiệt thòi của đa số SV không chỉ ở trường Bách khoa mà còn là thực trạng ở đa số các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Theo kinh nghiệm của các nước, tỉ lệ SV/ giáo viên thường từ 12/1 – 20/1 tùy theo tính chất trường và lĩnh vực ngành nghề, còn ở nước ta tỉ lệ này là 30/1 và có trường còn lên đến 100/1, tính riêng đại học quốc gia con số này là 48/1 (GS Phạm Phụ, Về khuôn mặt mới của Giáo dục Đại học Việt Nam, 2005). Do đó, hướng dẫn SV có sự chủ động để tận dụng hết những gì mình có, như kiến thức đại cương, các môn cơ sở, mối quan hệ Chương 4: Kết quả khảo sát nhu cầu hội nhập - 38 - với bạn bè, anh chị khóa trên, chủ động tìm đến giảng viên… để SV sớm hội nhập với môi trường học chuyên ngành là rất quan trọng và cần thiết. Quá trình phỏng vấn cán bộ các phòng Công tác chính trị, Trung tâm Hỗ trợ SV & Quan hệ doanh nghiệp, Đoàn – hội SV Trong thời gian phỏng vấn các giảng viên, SV, người viết cũng đã liên hệ được với những người có trách nhiệm ở các phòng CTCT, HTSV &QHDN, Đoàn – Hội để xin được phỏng vấn. Nội dung cuộc phỏng vấn xoay quanh những vấn đề: 1) Những hoạt động hiện nay của tổ chức để giúp SV hội nhập chuyên ngành và hướng nghiệp cho SV. 2) Nhận xét về mức độ ảnh hưởng, lợi ích của những hoạt động đó đối với SV? 3) Sự hưởng ứng của SV đối với những hoạt động đó? Ngoài ra, tùy đặc điểm riêng của từng Phòng (tổ chức) mà có những câu hỏi cụ thể, phù hợp hơn. Ví dụ như đối với phòng CTCT – SV, là phòng có hoạt động rất đều đặn, qui mô tương đối chặt chẽ với những công việc liên quan tới công tác chính trị, học bổng, các hoạt động hướng nghiệp… thì các cán bộ của phòng nắm thông tin về đặc điểm SV các năm khá rõ, về chỉ tiêu phân ngành, về lý do tại sao mỗi SV ở mỗi học kỳ đều được phát sổ tay SV… Trong khi đó, Đoàn – Hội, TTHTSV& QHDN chủ yếu tổ chức các hoạt động ngoại khóa, khuyến khích nghiên cứu khoa học, giới thiệu việc làm cho SV… thì các câu hỏi được tập trung về mảng này nhiều hơn. Nghiên cứu định tính Phỏng vấn SV học đại cương Phỏng vấn SV chuyên ngành Phỏng vấn giảng viên Phỏng vấn cán bộ các phòng CTCT, HTSV & QHDN… Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc hội nhập của SV (Xem hình 2.1) Hình 4.1: Quá trình nghiên cứu định tính Chương 4: Kết quả khảo sát nhu cầu hội nhập - 39 - + Phỏng vấn SV học đại cương: được tiến hành để lấy thông tin về sự hiểu biết của các em về ngành học của mình; SV biết được các thông tin này từ những nguồn nào? Người viết cũng thu thập những ý kiến, trăn trở, mong muốn, kỳ vọng của các em về ngành học của mình. + Phỏng vấn SV học chuyên ngành: lấy ý kiến về đặc điểm của các môn chuyên ngành; những thuận lợi, khó khăn của SV khi bước vào chuyên ngành; SV chuyên ngành cần những hỗ trợ nào từ trường, Đoàn hội, các tổ chức hỗ trợ SV… + Phỏng vấn các giảng viên: nhằm làm rõ đặc điểm các môn học chuyên ngành, những kỹ năng cần có của SV để học tốt chuyên ngành… + Phỏng vấn cán bộ các phòng Công tác chính trị, Trung tâm hỗ trợ SV & Quan hệ doanh nghiệp, Đoàn – hội SV: tìm hiểu thông tin về những chương trình đã tổ chức về việc hội nhập, hướng nghiệp cho SV chuyên ngành. Việc phỏng vấn các cán bộ của những tổ chức này đã đem lại cho người viết những thông tin rõ nét hơn về mục đích, quá trình tổ chức các hoạt động này. Tất cả các thông tin phỏng vấn góp phần lớn vào việc hình thành mô hình nghiên cứu (xem hình 2.1) Chương 4: Kết quả khảo sát nhu cầu hội nhập - 40 - Nghiên cứu định lượng Yes No Xác định mẫu Phát BCH thử Phỏng vấn thử BCH Thiết kế sơ bộ BCH Chỉnh sửa BCH Phát BCH chính thức Về nhu cầu được hướng dẫn hội nhập Về nhu cầu được hướng dẫn hướng nghiệp Thu lại BCH Chọn lọc, xử lý dữ liệu Xây dựng thang đo Kiểm tra Hình 4.2: Quá trình nghiên cứu định lượng Chương 4: Kết quả khảo sát nhu cầu hội nhập - 41 - Sau khi nghiên cứu định tính để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu, người viết tiến hành xác định cỡ mẫu (Phần 1.5.4 – chương 1), xây dựng thang đo và thiết kế sơ bộ BCH cho phần nghiên cứu định lượng. + Phỏng vấn thử BCH: BCH sơ bộ được phát cho một số SV năm 2, 3 để phỏng vấn thử. Trong quá trình phỏng vấn BCH thử, người viết sẽ tham khảo ý kiến của người trả lời để hiệu chỉnh BCH. + Phát BCH thử: BCH đã được hiệu chỉnh sẽ đem phát cho một số SV năm 2, 3 làm thử một lần nữa, và lấy ý kiến về mức độ hợp lý của các câu hỏi. + Chỉnh sửa BCH: sau khi lấy ý kiến về BCH, BCH thử sẽ được chỉnh sửa lại một lần nữa cho phù hợp và đem test lại (tiếp tục copy ra một số bảng cho SV làm). Nếu vẫn chưa đạt BCH sẽ tiếp tục được thiết kế, chỉnh sửa lại theo qui trình trên. + Phát BCH chính thức: nếu BCH đạt nghĩa là người trả lời thấy dễ dàng trả lời, các câu hỏi logic, hợp lý sẽ tiến hành phát BCH chính thức. + Thu lại BCH, chọn lọc xử lý dữ liệu: Sau khi thu lại BCH chính thức đã phát, người viết tiến hành làm sạch, mã hóa, nhập và xử lý dữ liệu. Dữ liệu sẽ cung cấp về nhu cầu hướng dẫn hội nhập, nhu cầu hướng nghiệp của SV chuyên ngành. 4.2 MÔ TẢ MẪU 4.2.1 Mẫu SV năm 2 Mẫu cho SV năm 2 phát ra là 140 mẫu, mẫu chính thức được chọn là 127 mẫu. Về giới tính: có 90 nam (chiếm 70.87%), và 37 nữ (chiếm 29.13%). Tỉ lệ này cũng phù hợp với thực tế trường đại học Bách khoa với tỉ lệ SV nam chiếm đa phần hơn học sinh nữ. (Xem hình 4.1) Về tỉ lệ các ngành học: khoa QLCN là 35 mẫu (chiếm 27.56%), khoa Kỹ thuật xây dựng là 23 mẫu (chiếm 18,11%), khoa Cơ khí là 19 mẫu (chiếm 14.96%), khoa Công nghệ thông tin là 14 mẫu (chiếm 11.02%), khoa Địa chất dầu khí là 12 mẫu (chiếm 9.45%), còn lại 19% là những khoa khác (xem bảng 4.1) Tỉ lệ SV ở thành phố HCM là 27 mẫu (chiếm 21.26%) và các tỉnh: 100 (chiếm 78.74%). (Xem hình 4.2) Số SV ở nhà trọ, ký túc xá là 83 (chiếm 65.35%); ở với gia đình là 32 (chiếm 25.20%); ở nhà người thân, bạn bè là 12 (chiếm 9.45%). Chương 4: Kết quả khảo sát nhu cầu hội nhập - 42 - Bảng 4.1: Thông tin phân bố mẫu các biến phân loại SV năm 2 Giới tính Tần suất % Nam 90 70.87 Nữ 37 29.13 Số lượng các SV các khoa Tần suất % Quản lý công nghiệp 35 27.56 Kỹ thuật xây dựng 23 18.11 Cơ khí 19 14.96 Công nghệ thông tin 14 11.03 Địa chất dầu khí 12 9.45 Công nghệ vật liệu 3 2.36 Điện – điện tử 8 6.30 Công nghệ hóa học 4 3.15 Môi trường 7 5.51 Khoa kỹ thuật giao thông 2 1.57 Quê quán Tần suất % SV ở TP HCM 27 21.26 SV ở các tỉnh khác 100 78.74 Nơi ở hiện nay của SV Tần suất % Ở nhà trọ, ký túc xá 83 65.35 Ở với gia đình 32 25.20 Ở nhà người thân, bạn bè 12 9.45 Tổng cộng 127 100 Chương 4: Kết quả khảo sát nhu cầu hội nhập - 43 - Hình 4.3: Phân bố tỉ lệ nam nữ SV năm 2 Nam Nữ Hình 4.4: Phân bố tỉ lệ quê quán SV năm 2 Ở TP HCM Ở tỉnh 4.2.2 Mẫu SV năm 3 Mẫu cho SV năm 3 phát ra là 260 mẫu, mẫu chính thức được chọn là 230. Về giới tính: nam là 162 mẫu (chiếm 70.43%), nữ là 68 mẫu (chiếm 29.57%) (Xem bảng 4.2 và hình 4.5) SV ở thành phố HCM là 47 mẫu (chiếm 20.43%) và các tỉnh là 183 mẫu (chiếm 79.57%). (Xem bảng 4.2 và hình 4.6 Về tỉ lệ SV các khoa, xem bảng 4.2 Hình 4.5: Phân bố tỉ lệ nam nữ SV năm 3 Nam Nữ Hình 4.6: Phân bố tỉ lệ quê quán SV năm 3 Ở TP HCM Ở tỉnh Chương 4: Kết quả khảo sát nhu cầu hội nhập - 44 - Bảng 4.2: Thông tin phân bố mẫu các biến phân loại SV năm 3 Giới tính Tần suất % Nam 162 70.43 Nữ 68 29.57 Số lượng các SV các khoa Tần suất % Quản lý công nghiệp 40 17.39 Kỹ thuật xây dựng 32 13.92 Cơ khí 22 9.57 Công nghệ thông tin 25 10.87 Địa chất dầu khí 9 3.91 Công nghệ vật liệu 43 18.69 Điện – điện tử 25 10.87 Công nghệ hóa học 7 3.04 Môi trường 11 4.78 Khoa kỹ thuật giao thông 7 3.05 Khoa khoa học ứng dụng 9 3.91 Quê quán Tần suất % SV ở TP HCM 47 20.44 SV ở các tỉnh khác 183 79.56 Nơi ở hiện nay của SV Tần suất % Ở nhà trọ, ký túc xá 129 56.09 Ở với gia đình 58 25.22 Ở nhà người thân, bạn bè 43 18.69 Tổng cộng 230 100 Chương 4: Kết quả khảo sát nhu cầu hội nhập - 45 - 4.2 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH 4.2.1 Những thống kê về SV chuyên ngành Đại học bách khoa. Thống kê về lý do chọn ngành của SV và mức độ yêu thích ngành học. Bảng 4.3 Lý do chọn ngành SV năm 2 SV năm 3 Lý do chọn ngành Tần suất % Tần suất % Bản thân tự quyết 90 70.86% 146 63.48% Aûnh hưởng từ gia đình 37 29.13% 41 17.83% Xu hướng xã hội 31 24.4% 52 22.6% Khác 12 9.45% 16 6.96% Như vậy lý do chọn ngành của SV đa số là do “Bản thân tự quyết” (SV năm 2 là 70.86% và SV năm 3 là 63.48%). Đây hoàn toàn là điều hợp lý ở xã hội ngày nay, khi mà con người ngày càng độc lập và tự quyết, tự chịu trách nhiệm về mọi quyết định, lựa chọn của mình. Kết quả cho thấy ở SV năm 2 có nhiều yếu tố tác động đến trong việc chọn ngành hơn năm 3. Mặc dù vẫn do “Bản thân tự quyết” nhưng khi chọn ngành SV vẫn chịu những tác động từ gia đình, xã hội. Phải chăng càng ngày việc học sinh chọn thi vào một ngành học nào đó không chỉ là niềm yêu thích của bản thân, nhưng ngành học phải thực tế và phù hợp với hoàn cảnh gia đình, với xu hướng xã hội? 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% bản thân tự chọn ảnh hưởng gia đình Xu hướng xã hội Khác Hình 4.7 Lý do chọn ngành của SV năm 2 Chương 4: Kết quả khảo sát nhu cầu hội nhập - 46 - 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Bản thân tự chọn Aûnh hưởng gia đình Xu hướng xã hội Khác Hình 4.8 Lý do chọn ngành của SV năm 3 Bảng 4.4 Thống kê về mức độ yêu thích ngành học của SV SV năm 2 SV năm 3 Mức độ yêu thích ngành học Tần suất % Tần suất % Rất thích 18 14.17 31 13.48 Thích 72 56.69 111 48.26 Bình thường 35 27.56 69 30 không thích 2 1.58 16 6.96 Rất không thích 0 0 3 1.3 Tổng cộng 127 100% 230 100% Thống kê số lượng SV biết về nghề nghiệp của mình sau khi tốt nghiệp. Bảng 4.5 Thống kê về sự hiểu biết nghề nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTN.pdf
  • pdfBIA.pdf
  • pdfmucluctungchuong.pdf
  • pdfNhiemvuluanvan.pdf
  • pdfPhuluc1.pdf
  • pdfphuluc2.pdf
  • pdfPhuluc3.pdf
Tài liệu liên quan