MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iv
MỤC LỤC v
MỤC LỤC BẢNG BIỂU x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. xii
PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Phạm vi về nội dung 4
1.4.2 Phạm vi không gian 4
1.4.3 Phạm vi về thời gian 4
PHẦN THỨ HAI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5
2.1. Khái niệm về sản phẩm đặc sản bản địa 5
2.2 Tiêu chuẩn và phân loại sản phẩm đặc sản bản địa 7
2.2.1 Tiêu chuẩn sản phẩm đặc sản bản địa ở nông thôn 7
2.2.2 Phân loại sản phẩm đặc sản bản địa 7
2.3 Các đặc điểm của sản phẩm đặc sản bản địa 9
2.3.1 Sản phẩm đặc sản mang tính đặc hữu và mang tính địa phương sâu sắc 9
2.3.2 Sản phẩm đặc sản là sản phẩm của một tập quán sản xuất, khai thác, nét văn hóa cổ truyền có tính kế thừa qua một giai đoạn lịch sử lâu đời 10
2.3.3 Sản phẩm đặc sản thường có những đặc điểm, đặc trưng, có chất lượng cao được nhiều người ưa chuộng mà những sản phẩm khác không có được 11
2.3.4 Sản phẩm đặc sản thường có giá trị kinh tế cao 12
2.3.5 Sản phẩm đặc sản có vai trò quan trọng trong đời sống đại bộ phận cộng đồng dân cư nông thôn 12
2.4 Vai trò của sản phẩm đặc sản bản địa đối với cộng đồng dân cư nông thôn và quốc gia và đối với phát triển nông thôn 13
2.4.1 Vai trò kinh tế 13
2.4.2 Vai trò xã hội 15
2.4.3 Vai trò môi đối với trường nông thôn 18
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới khai thác sản xuất sản phẩm đặc sản bản địa 19
2.5.1 Điều kiện tự nhiên 19
2.5.2 Điều kiện kinh tế của cộng đồng 20
2.5.3 Điều kiện văn hóa, xã hội của cộng đồng 21
2.5.4 Các yếu tố khác 25
2.6 Tình hình sản xuất sản phẩm đặc sản ở một số nước trên thế giới 26
2.6.1 Tình hình sản xuất rượu Mao Đài – Trung Quốc 26
2.6.2 Kinh nghiệm sản xuất và phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển sản phẩm đặc sản nói riêng ở Thái Lan 28
2.6.3 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp nông thôn và sản phẩm đặc sản bản địa của Nhật Bản 29
2.6.4 Kinh nghiệm rút ra từ phong trào 32
2.7 Thực tiễn sản xuất sản phẩm đặc sản ở Việt Nam 33
2.7.1 Tình hình sản xuất vùng lúa đặc sản ở đồng bằng Bắc bộ 33
2.7.2 Thực trạng sản xuất bưởi Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 36
2.7.3 Tình hình sản xuất lúa Séng Cù đặc sản ở Lào Cai 37
2.7.4 Tình hình sản xuất sản phẩm đặc sản bản địa rượu làng Vân. 39
2.8 Những công trình nghiên cứu liên quan 42
PHẦN THỨ BA ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 46
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 46
3.1.2. Điều kiện kinh tế 48
3.1.3 Đặc điểm xã hội 51
3.1.4 Bản Lác – khu du lịch văn hoá nghỉ dưỡng, đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội của xã Chiềng Châu. 56
3.2 Phương pháp nghiên cứu 59
3.2.1 Phương pháp chọn địa bàn và đối tượng nghiên cứu 59
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 60
3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu 62
3.2.3 Phương pháp phân tích, số liệu 62
PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 64
4.1 Vài nét chung về sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần của đồng bào Thái ở xã Chiềng Châu 64
4.1.1 Giới thiệu về sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái 64
4.1.2 Quy trình truyền thống sản xuất sản phẩm đặc sản rượu cần 66
4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rượu cần 68
4.2.1 Khái quát sơ lược về tình hình sản xuất rượu cần tỉnh Hòa Bình. 68
4.2.2 Tình hình sản xuất sản phẩm xã Chiềng Châu 69
4.2.2.1 Khái quát tình hình chung 69
4.2.2.2 Quy mô sản xuất 70
4.2.2.3 Chi phí sản xuất rượu cần ở xã Chiềng Châu năm tháng 4 năm 2009 75
4.2.2.4 Giá trị sản xuất và lãi thuần từ sản xuất rượu cần tại xã Chiềng Châu 76
4.2.2.5 Tình hình tiêu thụ và thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần ở xã Chiềng Châu 81
4.3 Vai trò của việc sản xuất sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần đối với cộng đồng 85
4.3.1 Sản phẩm đặc sản rượu cần là sản phẩm có giá trị kinh tế cao 85
4.3.2 Sản xuất sản phẩm dặc sản rượu cần dóng góp vào thu nhập của hộ 85
4.3.3 Sản xuất rượu cần góp phần tạo công ăn việc làm và là một lợi thế cho xoá đói, giảm nghèo 87
4.3.4 Việc sản xuất và sử dụng rượu cần góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, giữ gìn những giá trị văn hoá thuần phong mỹ tục trong cộng đồng 88
4.3.5 Việc sản phẩm dặc sản bản địa rượu cần với vấn đề về giới và bình đẳng giới trong sản xuất và sinh hoạt văn hoá cộng đồng 90
4.4 Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - văn hoá, xã hội của cộng đồng đối với việc phát triển sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần tại xã Chiềng Châu 91
4.4.1 Điều kiện kinh tế của cộng đồng với sản phẩm đặc sản rượu cần 91
4.4.2 Điều kiện văn hóa – xã hội, tập quán của cộng đồng với sản phẩm đặc sản rượu cần 93
4.5 Những tồn tại và nguyên nhân chính kìm hãm việc phát triển sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần tại xã Chiềng Châu 97
4.5.1 Những tồn tại trong việc phát triển rượu cần tại xã Chiềng Châu 97
4.5.1.1 Chưa sản xuất theo hướng hàng hóa 97
4.5.1.2 Quy mô nhỏ, giá trị sản xuất thấp 97
4.5.1.3 Giá trị sản xuất và tỷ lệ đóng góp từ rượu cần trong cơ tổng thu của hộ thấp 98
4.5.1.4 Số lượng các hộ sản xuất trong xã đang có xu hướng giảm 99
4.5.1.5 Chất lượng sản phẩm có nguy cơ suy giảm 100
4.6.2 Những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần tại xã Chiềng Châu 100
4.6.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội của xã đang có những tác động tiêu cực đến phát triển sản phẩm rượu cần tại xã 100
4.6.2.2 Tập quán sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp có nhiều thay đổi 101
4.6.2.3 Thị trường tiêu thụ khó khăn và có nguy cơ thu hẹp 102
4.6.2.4 Quan niệm của thanh niên và người dân địa phương hiện nay về văn hoá rượu cần đã thay đổi 107
4.6.2.5 Bản thân sản phẩm khó có thể cạnh tranh được với các loại rượu truyền thống khác nếu không có cách phát triển phù hợp 108
4.6.2.6 Sự cạnh tranh của các loại sản phẩm truyền thống khác đặc biệt là thổ cẩm 110
4.6.2.7 Khả năng của xã đối với việc phát triển sản phẩm này còn hạn chế và chính sách của cấp trên chưa cụ thể rõ ràng 111
4.6 Định hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển sản phẩm rượu cần tại xã Chiềng Châu 111
4.6.1 Định hướng. 111
4.6.2 Một số giải pháp chủ yếu 113
PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN 116
5.1 Kết luận 116
5.2 Kiến nghị 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 120
PHỤ LỤC 122
PHIẾU ĐIỀU TRA 123
145 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2141 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát sản phẩm đặc sản bản địa các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc: Trường hợp nghiên cứu sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái tại xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p - xây dựng
4189,36
22,24
4384,45
22,49
4827,80
23,00
104,66
110,11
107,35
Thương mại - dịch vụ
3776,37
20,05
3801,60
19,50
3988,19
19,00
100,67
104,91
102,77
Sản lượng lương thực
Tấn
1400,00
1345,00
1336,00
96,07
99,33
97,69
Lương thực BQ
Kg/người
400,00
403.00
410,00
100,75
101,74
101,24
Tốc độ tăng trưởng KT
%
11,80
12,00
10,88
TNBQ
Tr đ/người
5,75
5,95
6,78
103,37
114,06
108,58
Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội xã Chiềng Châu các năm 2006 - 2008
liên tục trong đó ngành công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất với bình quân 7,35% /năm từ 4189.36 trđ năm 2006 lên 4827,80 trđ năm 2008. Tiếp đó các ngành Nông – Lâm nghiệp và thương mại dịch vụ cũng tăng khá đều tăng trưởng trên 5% /năm. Các chỉ tiêu khác như thu nhập bình quân đầu người tăng 8.58% từ 5.75 trđ/người/năm năm 2006 lên 6.78 trđ/người/năm năm 2007. Mặc dù sản lượng lương thực qua 3 năm có xu hướng giảm bình quân chỉ đạt 97.69%/năm nhưng bình quân lương thực lại tăng khá bình quân 400 kg/người/năm năm 2006 lên 410 kg/người/năm năm 2008.
Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội xã Chiềng Châu các năm 2006 - 2008
Đồ thị 3.1 Cơ cấu kinh tế của xã các năm 2006 - 2008
Về cơ cấu kinh tế, nhìn chung qua 3 năm không có sự thay đổi nhiều, trong đó Ngành Nông – Lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn cả về số tuyệt đối và số tương đối; năm 2006 ngành này đạt giá trị sản xuất là 10867,83 trđ chiếm 57.70% tổng giá trị sản xuất của xã thì đến năm 2008 con số tương ứng tăng lên 12174,38 trđ chiếm 58,00%, ngành Công nghiệp và xây dựng xếp thứ hai với giá trị đạt 4189,36 trđ chiếm 22,24 % tổng giá trị sản xuất của xã năm 2006 thì năm 2008 mặc dù tăng lên 4827,80 trđ nhưng cũng chỉ tăng lên chiếm có 23,00% tổng giá trị sản xuất của xã, ngành thương mại dịch vụ vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu kinh tế của xã cả về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối; năm 2006 tổng giá trị sản xuất của ngành này mới chỉ đạt 3776,37 trđ chiếm 20,05%, đến năm 2008 con số này tăng lên 3988,19 trđ và chỉ chiếm 19,00% trong cơ cấu kinh tế của xã.
3.1.3 Đặc điểm xã hội
3.1.3.1 Đặc điểm đất đai và tình hình sử dụng đất đai.
Bảng 3.2 Tình hình đất xã năm 2005
Diễn giải
Số lượng (ha)
Cơ cấu (%)
* Tổng
1711,00
100,00
1 Đất Nông nghiệp
198,59
11,61
* Cây hàng năm
170,49
85,85
+ Đất lúa
119,59
70,14
+ Đất cây hàng năm khác
51,25
30,06
* Cây lâu năm
28,10
14,15
2 Đất Lâm nghiệp
950,42
55,55
* Đất rừng sản xuất
485,83
51,12
* Đất rừng phòng hộ
464,59
48,88
3 Đất phi nông nghiệp
95,06
5,56
* Đất ở
31,40
33,03
* Đất chuyên dùng
63,66
66,97
4 Đất chưa sử dụng
466,83
27,28
* Đất bằng chưa sử dụng
10,00
2,14
* Đất đồi núi
243,83
52,23
* Đất đá không có rừng cây
213,00
45,63
Nguồn: Báo cáo thuyết minh kiểm tra đất đai năm 2005 – UBND xã Chiềng Châu
Qua bảng và đồ thị 3.2 ta thấy: Nhìn chung diện tích của xã là rất lớn 1711ha nhưng trong đó đất Lâm nghiệp lại chiếm tỷ lệ lớn gần như là chiếm hơn ½ diện tích tự nhiên của xã (55,55%) mà toàn bộ diện tích này đều là những vùng đất đồi núi đá có địa hình phức tạp chia cắt, tiếp đó là đất chưa sử dụng chiếm 27,28% tương ứng với 466,83 ha nhưng trong đó đất có thể sử dụng được vào sản xuất chỉ có 10 ha chiếm 2,14% tổmg đất chưa sử dụng, còn lại là đất khó có thể đưa vào sử dụng sản xuất đặc biệt là cho sản xuất Nông nghiệp. Diện tích đất Nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá nhỏ chỉ có 198,59 ha bằng 11,61% trong đó đất trồng lúa chiếm tỷ lệ lớn 119,59 ha bằng 70,14% tổng diện tích đất Nông nghiệp. Như vậy ta thấy xã Chiềng Châu có lợi thế cho phát triển Lâm nghiệp nhưng lại ít có tiềm năng cho sản xuất Nông nghiệp.
Nguồn: Báo cáo thuyết minh kiểm tra đất đai năm 2005 – UBND xã Chiềng Châu
Đồ thị 3.2 Cơ cấu một số loại đất chính của xã năm 2005
3.1.3.2 Đặc điểm và tình hình dân số, dân tộc, lao động
Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động của xã năm 2008
Diễn giải
Số lượng (người)
Cơ cấu (%)
* Tổng dân số
3338,00
100,00
+ Người Thái
2838,00
85,02
+ Các dân tộc khác (Hoa, Dao, Kinh, Mường,…)
500,00
14,98
* Tổng lao động
1500,00
100,00
+ Lao động Nông - Lâm Nghiệp
1350,00
90,00
+ Lao động phi Nông nghiệp
150,00
10,00
Nguồn: Ban thống kê xã Chiềng Châu, năm 2009
Cũng giống như các xã vùng cao khác, xã Chiềng Châu có diện tich tự nhiên tương đối lớn 1711 ha, dân số của xã có 3338 người. Trong đó chủ yếu là người Thái chiếm khoảng trên 85% bằng 2838 người, còn lại là các dân tộc khác như: Kinh, Dao, Hoa, Mường, ... Chiếm gần 15% với tổng số 500 người. Do đó, đây là một lợi thế cho xã trong việc quản lý xã hội bởi dân số trong xã có tính đồng nhất cao, tránh được những hiện tượng mâu thuẫn giữa các dân tộc như nhiều xã khác có nhiều thành phần dân tộc có mức độ về quy mô tương đương nhau. Hơn thế nữa, dân tộc Thái có rất nhiều những bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp cùng với cảnh quan thiên nhiên, khí hậu thời tiết khá ưu đãi thì sẽ tạo nên cơ hội rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển các ngành nghề nói riêng trong địa bàn xã trong đó có sản phẩm rượu cần.
Nguồn: Ban thống kê xã Chiềng Châu, năm 2009
Đồ thị 3.3 Cơ cấu dân số và lao động xã năm 2008
Về lao động, toàn xã có 1500 lao động trong đó lao động trong Nông – Lâm nghiệp lớn chiếm 90% với 1350 người còn lại lao động phi nông nghiệp chỉ chiếm 10%. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp của xã chỉ có gần 200 ha chiếm có trên 10% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Đây là một vấn đề rất khó khăn cho việc sản xuất, phát triển kinh tế, đời sống cho nhân dân. Tuy vậy đây lại là lợi thế cho xã trong việc phát triển các ngành nghề truyền thống để giải quyết công ăn việc làm cho lao động khi nông nhàn.
3.1.3.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng
Qua thống kê cơ sở hạ tầng của xã Chiềng Châu ta thấy: nhìn chung thì cơ sở hạ tầng của xã khá tốt, khá khang trang thể hiện như là: Mặc dù là xã vùng cao nhưng 100% số hộ trong xã đã có điện, 80% số hộ đã có nước sạch, hệ thống đường giao thông thuận lợi và phần lớn đã được cứng hóa, bê tông hóa. Trạm y tế có đầy đủ bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, ...đủ khả năng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong xã, hệ thống thủy lợi tuy còn chưa được bê tông hóa cao nhưng cũng đủ khả năng tưới tiêu cho toàn bộ diện tích gieo trồng trong xã,... Trường học đã có trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trường Mầm non và THCS cũng đang được quan tâm xây dựng để trở thành trường chuẩn trong nay mai. Như vậy, đây là một lợi thế rất lớn của xã so với nhiều xã vùng cao khác trong huyện và trong cả nước về khả năng phát triển kinh tế của địa phương.
Bảng 3.4 Tình hình cơ sở hạ tầng xã Chiềng Châu.
Diễn giải
Đvt
Tổng số lượng
Số lượng đạt tiêu chuẩn
* Hệ thống điện
% hộ sử dụng
100
100
* Hệ thống đường giao thông
Km
19
16
* Đường quốc lộ 15A
Km
5
5
+ Đường liên thôn
Km
14
11
* Hệ thống trường học
Cái
3
1
+ Trường mấm non
Cái
1
0
+ Trường Tiểu học
Cái
1
1
+ Trường THCS
Cái
1
0
* Nước sạch
% hộ sử dụng
-
80
*Thủy lợi
Km
28,617
5,087
* Trạm Y tế
Cái
1
0
+ Bác sỹ
Người
1
-
+ Y sỹ
Người
1
-
+ Y tá
Người
2
-
+ Hộ sinh
Người
1
-
+ Điều dưỡng
Người
1
-
Nguồn: UBND xã Chiềng Châu cung cấp, năm 2009
3.1.4 Bản Lác – khu du lịch văn hoá nghỉ dưỡng, đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội của xã Chiềng Châu.
Bản Lác là một trong 6 bản của xã và là khu du lịch nghỉ dưỡng khá phát triển của xã Chiềng Châu nằm trên trục đường 15A cách trung tâm xã khoảng 1km với 112 hộ dân, tổng cộng 367 khẩu chủ yếu là dân tộc Thái, 293 lao động và chủ yếu là lao động Nông nghiệp chỉ có 43 lao động của 23 hộ làm dịch vụ nhà nghỉ. Thu nhập bình quân /người/năm năm 2008 của bản đạt gần 6300000đ, toàn bản chỉ còn 6 hộ nghèo.
Hoạt động dịch vụ du lịch văn hóa nghỉ dưỡng của bản theo như nhiều người cao tuổi của bản thì đã có từ những năm 1963 khi mà các chuyên gia Liên Xô về giúp đỡ Việt Nam xây dựng cơ sở vật chất cho miền Bắc thì họ đã biết đến và thường xuyên lên bản Lác để nghỉ vào cuối tuần. Hồi đó chưa có hộ nào làm dịch vụ nhà nghỉ mà các khách du lịch đó ở tại nhà dân và sinh hoạt cùng các thành viên trong gia đình. Thời gian trôi qua, ngày càng có nhiều khách nghỉ tới bản. Do ngày càng nhiều khách du lịch tới nghỉ tại bản trong khi xã hồi đó còn khó khăn nên chưa quan tâm phát triển được nên một số hộ đã tự bỏ vốn xây dựng cơ sở vật chất và nhà nghỉ và chuyển sang làm dịch vụ nhà nghỉ tại bản.
Mãi đến năm 1993 khi số lượt khách du lịch đến với bản quá nhiều nên các hộ trong bản đã tự động làm đề án quy hoạch và được sự giúp đỡ của xã đã đăng ký kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ theo hướng chuyên nghiệp. Hiện nay, khi khách du lịch đến với bản hàng năm tăng nhanh thì đã có 23 hộ đăng ký kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ giải quyết việc làm thường xuyên cho 43 lao động trong bản, thu hút hàng năm hơn chục nghìn lượt khách du lịch với doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm cụ thể như năm 2005 số lượt khác đến với bản Lác là 16304 lượt với tổng doanh thu đạt hơn 680 trđ, năm 2006 con số này tương ứng là 19911 lượt khách và doanh thu gần 900 trđ, năm 2007 là 14717 lượt khách và thu hơn 500trđ. (Hà Công Tím, trưởng bản bản Lác).
Kéo theo đó là giải quyết và là trung tâm, thị trường tiêu thụ hàng nông sản, hàng thủ công, các mặt hàng khác trong bản Lác nói riêng và các bản khác trong xã nói chung, làm bộ mặt và đời sống các hộ dân trong bản Lác rất khang trang và sung túc. Bên cạnh đó, do đây là một khu du lịch văn hóa nghỉ dưỡng nên các thanh niên nam nữ trong xã đã tổ chức thành cá đội văn nghệ chuyên biểu diễn các tiết mục văn nghệ truyền thống cho khách du lịch xem và đây cũng là một hoạt động vừa mang tính văn hóa vừa mang lại thu nhập đáng kể cho một bộ phận thanh niên trong bản....
Như vậy, rõ ràng là bản Lác là một bản vốn đã sẵn có những cơ hội, tiềm năng cho phát triển kinh tế xã hội của bản nói riêng nhưng nếu quy hoạch và có chiến lược phát triển tốt thì đây sẽ là một trung tâm, mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế xã hội của bản từ đó kéo toàn bộ kinh tế xã hội của xã Chiềng Châu phát triển.
* Nhận định lợi thế và hạn chế cho phát triển kinh tế xã hội của xã nói chung và của riêng rượu cần nói riêng.
+ Thuận lợi:
Xã có vị trí thuận lợi; có quốc lộ 15A chạy qua nối trung tâm huyện lỵ Mai Châu với tỉnh Thanh Hoá, lại nằm gần TT Mai Châu nên thuận lợi cho giao lưu, giao thông lưu thông buôn bán, tiêu thụ hàng hoá.
Đất đai thuận lợi cho sản xuất Nông nghiệp, dân cư tập trung quanh đường chính nên thuận lợi cho việc sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Khí hậu thời tiết thuận hoà phù hợp cho nhiều loại cây trồng.
Tài nguyên rừng phong phú vừa tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp lại vừa mang lại nguồn lực cho phát triển kinh tế rừng.
Nguồn lao động và nhân lực dồi dào đủ khả năng đáp ứng nguồn lao động cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Cơ sở hạ tầng của xã ngày càng được quan tâm và phát triển tạo điều kiện cho phát triển mọi mặt kinh tế xã hội của người dân trong xã.
Có cảnh quan thiên nhiên đẹp với nhiều khu có thể xây dựng khu du lịch sinh thái, cùng với bản sắc riêng của nhiều dân tộc với nhiều sản phẩm đặc sản có thế mạnh đang được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng tạo nên thế mạnh cho phát triển du lịch văn hoá, nghỉ dưỡng ví dụ như khu du lịch văn hoá, nghỉ dưỡng bản Lác.
Kinh tế của xã không ngừng tăng trưởng cao trong những năm gần đây đang tạo ra thế và lực mới đủ khả năng xây dựng những chương trình dự án phát triển.
Môi trường thiên nhiên còn khá trong lành, ít ô nhiễm. Đây là một lợi thế cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong giai đoạn hiện nay.
+ Khó khăn, hạn chế.
Địa hình đồi núi phức tạp, và bị chia cắt mạnh nên khó khăn cho việc sản xuất cũng như đi lại, lưu thông hàng hoá trong địa bàn xã.
Dân trí thấp, trình độ quản lý của cán bộ thấp cộng thêm địa bàn rộng, phức tạp nên hiệu quả quản lý thấp.
Tài nguyên rừng có nhiều nhưng đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Nhìn chung kinh tế xã so với các vùng khác trong tỉnh còn kém nên khả năng đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, chăm lo cho đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Cơ sở hạ tầng mặc dù đã được quan tâm chú ý nhưng chất lượng còn hạn chế, đã và đang xuống cấp và không đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã.
Cảnh quan thiên nhiên đẹp nhưng chưa có kế hoạch quy hoạch xây dựng rõ ràng.
Tất cả nhũng thuận lợi và khó khăn hiện tại của xã nêu trên đều gây ảnh hưởng thuận lợi cũng như khó khăn nhất định đến việc phát triển kinh tế xã hội nói chung của xã cũng như gìn giữ và phát triển sản phẩm rượu cần nói riêng - một sản phẩm đặc trưng của các dân tộc trong xã.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn địa bàn và đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi quyết định tiến hành thực hiện đề tài tại xã Chiềng Châu bởi vì đây là xã có nhiều đồng bào Thái sinh sống là chủ yếu, có nghề làm rượu cần lâu đời. Thêm vào đó, trong xã có khu du lịch văn hóa nghỉ dưỡng Bản Lác đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến từ rất lâu trong lịch sử và hiện nay ngày càng có nhiều du khách đến thăm quan nghỉ dưỡng khám phá nét độc đáo trong văn hóa truyền thống của đồng bào nơi đây. Do đó xã có rất nhiều cơ hội và tiềm năng cho việc phát triển kinh tế dựa vào sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái. Bởi lẽ rượu cần nói chung và rượu cần của người Thái nói riêng mang trong mình rất nhiều giá trị văn hóa đặc sắc mà nhiều du khách ưa chuộng và quan tâm.
Để so sánh thấy rõ mức độ phát triển việc sản xuất sản phẩm rượu cần của xã Chiềng Châu, chúng tôi tiến hành điều tra chọn thêm một xã có những cơ hội tương tự để tiến hành so sánh. Do đó, chúng tôi quyết định chọn xã Lâm Sơn –huyện Lương Sơn để so sánh.
Xã Lâm Sơn cũng là xã có truyền thống sản xuất rượu cần lâu đời, cũng có nhiều điều kiện, tiềm năng cho phát triển kinh tế trong đó có việc phát triển sản phẩm rượu cần. Xã nằm dọc theo quốc lộ số 6 từ Hà Nội đi lên các tỉnh Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, lại gần hai thành phố là thành phố Hà Nội và thành phố Hòa Bình. Mấy năm gần đây lại có một sân gold xây dựng ở trên địa bàn xã. Vì Vậy xã cũng đang có rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế. Đồng thời tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đặc sản rượu cần ở đây mấy năm gần đây cũng khá khả quan.
b, Chọn mẫu điều tra.
Để tiện cho việc nghiên cứu chúng tôi chọn mẫu như sau
Xã
Hộ RCNN
Hộ RCKD
Hộ RC TD
Tổng
Chiềng Châu
6
1
30
37
Lâm Sơn
-
9
30
39
Tổng
6
10
60
76
Trong đó: + Hộ RCNN: là hộ kinh doanh nhà nghỉ và làm rượu cần
+ Hộ RCKD: Là hộ kinh sản xuất kinh doanh rượu cần không có nhà nghỉ
+ Hộ RCTD: Là hộ sản xuất rượu cần để sử dụng trong gia đình.
Để hiểu rõ về các thành phần trong kênh tiêu thụ, quan hệ giữa các thành phần trong kênh tiêu thụ, chúng tôi, dự định tiến hành phỏng vấn ở 5 tác nhân, người thu mua xã Chiềng Châu và 5 tác nhân thu mua sản phẩm rượu cần ở xã Lâm Sơn.
Để so sánh những đặc điểm khác nhau giữa sản phẩm rượu cần của người Mường ở xã Lâm Sơn và sản phẩm người Thái ở xã Chiềng Châu chúng tôi tiến hành phỏng vấn những người sử dụng rượu cần ở hai khu vực này lâu năm và qua nhận xét về nhận xét của khách hàng về hai sản phẩm này thông qua các tác nhân thu mua ở hai xã.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
3.2.2.1 Thông tin thứ cấp
Các thông tin thứ cấp về cơ sở lý luận, thực tiễn được thu thập qua sách, báo, các luận văn, luận án có liên quan, qua mạng internet. Các thông tin chung về tình hình sản xuất bao gồm các thông tin về tình hình sản xuất, sử dụng và tiêu dùng, các thông tin về kết quả sản xuất và giá trị sản xuất được chúng tôi thu thập tại các cơ quan thống kê tại địa phương.
3.2.1.2 Thông tin sơ cấp
Do hạn chế về thời gian và nguồn lực lại phải di chuyển nhiều do hai xã ở cách xa nhau nên chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp hộ nông dân thông qua bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn (nội dung bảng hỏi ở phần phụ lục). Các hộ được chọn điều tra thì: riêng nhóm hộ TD chúng tôi tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên vì đây là cách chọn mẫu nhanh, dễ làm mà tính đại diện cũng khá cao. Các nhóm hộ còn lại do ở mỗi xã chỉ có số lượng có hạn nên chúng tôi tiến hành điều tra mẫu toàn bộ.
Đối với việc điều tra các tác nhân thương mại chúng tôi tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 5 tác nhân hoạt động tại xã tại thời điểm nghiên cứu ở địa bàn. Nội dung phỏng vấn xoay quanh các vấn đề: Quy mô, khối lượng thu mua hàng năm của mỗi tác nhân, các thành phần trong kênh tiêu thụ, mối quan hệ của mỗi tác nhân trong kênh tiêu thụ, doanh thu, chi phí, lợi nhuận thu được của mỗi tác nhân, yêu cầu của tác nhân đối với sản phẩm, nhận xét của các khách hàng, các thành phần khác trong kênh tiêu thụ về sản phẩm, những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ của mỗi tác nhân trong quá trình thu mua sản phẩm rượu cần,....
Đối với việc phỏng vấn người tiêu dùng chúng tôi phỏng vấn một số người tiêu dùng thường xuyên có sử dụng rượu cần ở hai xã Chiềng Châu và xã Lâm Sơn với nội dung nhận xét của họ về chất lượng, đặc điểm của sản phẩm rượu cần, ....
3.2.1.3 Phương pháp phỏng vấn (KIP)
Phương pháp KIP là phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin ở những người nắm thông tin chủ chốt, thông tin chung, thông tin quan trọng mang tính chung nhất của vấn thực trạng vấn đề, những thuận lợi, khoa khăn cũng như là những gợi ý chung nhất về những định hướng và giải pháp chủ yếu về vấn đề nghiên cứu.
Trong việc nghiên cứu vấn đề tại xã, chúng tôi dự tính thu thập các thông tin chung liên quan đến những vấn đề về tập quán sản xuất, văn hóa uống rượu cần, tập quán sản xuất, thực trạng chung, các chính sách về bảo tồn cũng như phát triển sản phẩm rượu cần của địa phương, những thuận lợi, khó khăn và một số gợi ý về định hướng giải pháp nhằm phát triển sản phẩm... được chúng tôi thu thập qua người nắm giữ thông tin chung chủ chốt như những cán bộ chuyên trách, già làng, trưởng bản, người cao tuổi, nghệ nhân, người làm nghề lâu năm trong xã.
3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
Các thông tin sau khi thu thập về được chúng tôi tiến hành tổng hợp, xử lý trên chương trình Excel trong Microsoft - Office.
3.2.3 Phương pháp phân tích, số liệu
3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.
Để phân tíc các thông tin có được chúng tôi dự kiến sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên việc phân tích việc sản xuất sản phẩm rượu cần tại xã Chiêng Châu theo các bản, theo các hộ khác nhau để khái quát một các sâu sắc nhất thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đặc sản rượu cần tại xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
3.2.3.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra được các định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi so sánh phải xác định số gốc để tiến hành do vậy có nhiều dạng so sánh khác nhau:
- So sánh số liệu của đơn vị này với số liệu của đơn vị khác tương đương giúp ta biết được mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị này với đơn vị kia.
- So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước giúp ta thấy được nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.
Để thấy rõ mức độ phát triển của thực trạng sản xuất cũng như tiêu thụ tại sản phẩm đặc sản rượu cần tại xã Chiềng Châu, chúng tôi tiến hành so sánh quy mô sản xuất, giá trị sản xuất, cơ cấu thu nhập của hộ, ... giữa các bản trong xã, giữa các nhóm hộ trong một xã với nhau.
So sánh quy mô, giá trị sản xuất, kênh tiêu thụ, mối quan hệ giữa các tác nhân trong các kênh tiêu thụ, cơ cấu thu nhập của hộ giữa hai xã Chiềng Châu và Lâm Sơn và giữa các bản, các nhóm hộ trong xã Chiềng Châu với nhau để rút ra những điểm giống và khác nhau về tình hình sản xuất và tiêu thụ cũng như có cơ sở để đánh giá tình hình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm đặc sản cuả xã Chiềng Châu. Rút ra những nguyên nhân, tồn tại , hạn chế, khó khăn của tình hình sản xuất ấy để có được những định hướng và giải phâp phù hợp nhằm nâng cao, phát triển sản xuất sản phẩm đặc sản rượu cần trên địa bàn xã nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số cùng cao.
PHẦN THỨ TƯ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Vài nét chung về sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần của đồng bào Thái ở xã Chiềng Châu
4.1.1 Giới thiệu về sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái
Rượu cần tiếng Thái gọi là “ Láu Xá” tiếng Việt là “Rượu cần” là cách gọi của người Việt đối với loại rượu đặc sản được một số dân tộc thiểu số Việt Nam ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè (sau đây gọi chung là ché, bình), không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ để hút rượu.
Ruợu cần là sản phẩm độc đáo của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tuy nhiên, thơm ngon hơn cả là rượu cần của người Mường, người Thái ở tỉnh Hòa Bình. Đây là một loại đồ uống truyền thống của đồng bào dân tộc Mường, Thái được sản xuất theo kinh nghiệm bí truyền và là sản phẩm đặc sắc trong kho tàng văn hóa ẩm thực.
Ảnh 4.1 Bình rượu cần
Rượu cần là thứ đồ uống truyền thống của nhiều dân tộc thiểu số vùng cao nước ta. Không ai nhớ rõ sản phẩm này có từ bao giờ và có nguồn gốc từ nơi nào mà theo các cụ cao tuổi ở trong xã cho rằng nó đã xuất hiện và tồn tại ở trong cộng đồng trong xã Chiềng Châu từ lâu lắm rồi: Bác Lê Quang Mỹ - Phó chủ tịch UBND xã Chiềng Châu cũng cho biết: “Sản phẩm có ở trong cộng đồng các dân tộc trong xã từ lâu lắm rồi và cũng không biết là đồng bào tự sáng tạo ra hay là học được từ đâu”.
Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ được dùng trong những dịp lễ hội, ngày Tết cổ truyền, hoặc đám hiếu hỷ có đông người tham dự ở các bản làng của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao hoặc để đãi khách.
Uống rượu cần thể hiện sự đoàn kết, thương yêu không có chuyện chén chú, chén anh, chén ông, chén bác... Mọi người cùng uống với nhau chung cần, trẻ, già, trai, gái cùng ngồi uống với nhau.
Làm rượu cần rất đơn giản. Chỉ cần bỏ men vào cơm ủ trong ché độ bốn năm hôm là thành rượu. Lúc nào uống thì đổ thêm nước lã vào chứ không cất như rượu đế. Rượu để lâu ngày càng ngon. Có người đem chôn rượu ở dưới đất hàng năm cho rượu hả hơi mới đem lên uống.
Rượu cần có nhiều loại. Rượu thóc là lúa mới xay, rửa cho sạch, ngâm nước rồi trộn men để bỏ vào ché. Lấy lá chuối bịt chặt miệng ché độ bốn, năm hôm sau là dùng được nhưng để cho rượu ngon và thơm thì phải để sau 15 đến 20 hôm. Rượu cơm là rượu làm bằng gạo nấu thành cơm ủ với men; hoặc là trộn đều bỏ vào ché; hay bỏ một lớp cơm, một lớp men cũng được. Cơm rượu chỉ độ vài ba hôm là nở tràn ché. Còn rượu kê, bo bo, bắp, mì, v.v... thì cũng làm theo cách trên.
Đến lúc uống mới đem cần cắm vào ché. Cần uống thường làm bằng cây trúc hay cây triêng. Cuống cây triêng thường dài cả mét, chặt đem về phơi khô, rút lõi bỏ đi, dùng làm cần rượu.
Khác với rượu đế được chưng cất thường chỉ có mùi nồng của men rượu và một chút mùi của nguyên liệu, rượu cần do không phải trải qua công đoạn chưng cất rượu nên vẫn giữ được nhiều hương vị đặc trưng; đó là hương vị của các nguyên liệu, của men lá làm nên rượu, mùi vị đó rất thơm lại rất tự nhiên. Do không phải chưng cất nên độ rượu của rượu cần không mạnh như những loại rượu đế khác, nhưng vị lại rất đặc trưng; vừa ngọt vừa cay nồng nhưng không quá nặng nên ai cũng có thể uống được kể cả phụ nữ, người già và cả trẻ em cũng có thể uống rượu cần mà không lo bị say. Tuy vậy vẫn tạo cho người ta cảm giác lâng lâng, thoải mái sau khi uống. Đặc biệt sau khi uống hương vị của rượu vẫn lưu lại thoang thoảng bên mình.
4.1.2 Quy trình truyền thống sản xuất sản phẩm đặc sản rượu cần
* Quá trình làm rượu được chia làm các bước sau
+ Chuẩn bị ché…: Ché có nhiều loại, mang rửa sạch để ráo nước tốt nhất là để khô.
+ Men rượu: Men rượu được các dân tộc làm rất công phu từ các loại lá rừng có tinh dầu, gừng, riềng, trầu không, các loại lá rừng, bột gạo nếp để tạo kết dính, v.v. những thứ này được giã đều cho thật nhuyễn với gạo nếp tấm, sau đó nắm thành từng miếng tròn dẹt như bánh rán, đem ủ với rơm, xếp từng lớp đều nhau. Khi đã ủ kỹ từ 15 đến 20 ngày có mùi men bốc lên họ đem phơi lên gác bếp cho khô. Khi cần dùng đem giã nhỏ rắc vào cái rượu.
+ Cái rượu được làm bằng vỏ sắn củ khô hoặc nếu có điều kiện thì làm bằng các loại ngũ cốc ngon như gạo nếp nương, ngô nếp thì rượu càng ngon. Đối với sắn khô thì gọt ra đem ngâm ở suối ba ngày ba đêm cho hết mùi bồ hóng và độc tố của sắn sau đó vớt lên phơi khô trộn với trấu lẫn tấm đưa lên "hông" (dụng cụ hấp, đồ) đồ cho chín, sau đó trộn với men rượu.
+ Các cần tre, trúc dài cỡ một mét, được lấy ở trên rừng rồi về hơ lửa vuốt thẳng ra và đục thông ruột sau đó lại được uốn cong.
+ Trấu: Có thể dùng bất kỳ loại trấu nào vì đây chỉ là phần gần như “giá thể” cho bình rượu. Yêu cầu phải được rửa sạch và để ráo nước.
+ Các thành phần khác ba
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khảo sát sản phẩm đặc sản bản địa các tỉnh trung duvà miền núi phía bắc trường hợp nghiên cứu sản phẩm rượu cần của đồng bào thái tại xã chiềng châu,.doc